Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ MINH TÂM

Ngành: Quản trị kinh doanh

LÊ THỊ MINH PHƯƠNG

Hà Nội, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ MINH TÂM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Lê Thị Minh Phương
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hoa Hồng

Hà Nội, 2023



i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu luận văn, đến nay tơi đã hồn thành để bảo vệ tốt
nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Ngoại Thương.
Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy
Cô giáo trường Đại học Ngoại thương, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho tơi trong khóa học vừa qua. Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS.
Nguyễn Thị Hoa Hồng đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tơi hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban, các
anh chị nhân viên và các khách hàng của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong khi nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành được luận văn
tốt nghiệp này.
Tác giả luận văn

Lê Thị Minh Phương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Hoa Hồng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong luận văn là trung
thực do cá nhân tôi tổng kết, khảo sát và thu thập từ Công ty TNHH Thiết bị Minh
Tâm nơi tôi công tác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên


Lê Thị Minh Phương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP..................................................................................................10
1.1. Một số khái niệm.........................................................................................10
1.1.1. Khái niệm và phân loại về cạnh tranh.................................................10
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh.......................................................12
1.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh......................................................14
1.2.1. Năng lực tài chính................................................................................14
1.2.2. Năng lực quản lý và điều hành.............................................................16
1.2.3. Năng lực marketing..............................................................................17
1.2.4. Năng lực uy tín, thương hiệu...............................................................18
1.2.5. Năng lực hợp tác và phát triển trong nước và quốc tế.........................19
1.2.6. Nguồn nhân lực....................................................................................19
1.3. Một số mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..........19
1.3.1. Mơ hình của Thompson – Strickland...................................................19
1.3.2. Mơ hình ma trận SWOT.......................................................................21
1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh...............................................................23
1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh................................24
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh...............................25
1.5.1. Các yếu tố từ môi trường vi mô............................................................25


1.5.2. Các yếu tố từ môi trường vĩ mô............................................................28

1.6. Kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh của một số công ty và bài học cho
Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm....................................................................30
1.6.1. Kinh nghiệm của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phân phối Tốp A. .30
1.6.2. Kinh nghiệm của Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Xây dựng
Huy

Hoàng
31

1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm............31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ MINH TÂM...............................................................................33
2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm.........................33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty..................................33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty...................................35
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty........................................................38
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm
...............................................................................................................................38
2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty đối với các đối thủ
cạnh

tranh
38

2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty qua ma trận
hình

ảnh
61


2.2.3. Đánh giá một số thuận lợi và khó khăn về năng lực cạnh tranh của
Cơng

ty
62

thơng

qua

phân

tích

các

yếu

tố

tác

động


2.3. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thiết bị Minh
Tâm67
2.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................67
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................68
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ MINH TÂM.............................................................70
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty.................................70
3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành thiết bị y tế tại Việt Nam...................70
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Thiết bị
Minh

Tâm
72

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.............................73
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính................................................73
3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và điều hành............................77
3.2.3. Giải pháp nâng cao uy tín và thương hiệu...........................................81
3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực marketing..............................................82
3.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................85
3.2.6. Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác và phát triển trong nước và
quốc

tế
89

3.3. Một số kiến nghị..........................................................................................90
3.3.1. Đối với ngành y tế.................................................................................90
3.3.2. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng......................................90
KẾT LUẬN............................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................93


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

ERP

Enterprise Resource Planning

Hệ thống giúp hoạch định
nguồn lực của doanh nghiệp

FDA

Food and Drug Administration

Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm

IVD

In vitro diagnostics

Chẩn đoán ngoại vi

ISO

International Organization for
Standardization


Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế

MTTQ
OECD

SWOT

Mặt trận tổ quốc
Organization for Economic
Cooperation and
Development

Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế

Strengths – Weaknesses - Thế mạnh - Điểm yếu - Cơ
Opportunities - Threats
hội - Thách thức

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USD

United States dollar

Đô la Mỹ


WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Ma trận SWOT........................................................................................22
Bảng 2.1: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn cơng ty năm 2019-2021.............43
Bảng 2.2: Trình độ của ban quản lý và điều hành của Cơng ty................................44
Bảng 2.3: Chi phí quảng cáo của Minh Tâm qua các năm.......................................52
Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực của Cơng ty năm 2020-2022.........................................59
Bảng 2.5: Bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh...........................................................61
Bảng 2.6: Đánh giá đối thủ cạnh tranh của Minh Tâm............................................64
Bảng 2.7: Danh mục nhà cung ứng của Minh Tâm.................................................66


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.....................14
Hình 1.2: Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter................................26
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm.........................35
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty...................................................39
Biểu đồ 2.2: So sánh doanh thu của Công ty và các đối thủ....................................40
Biểu đồ 2.3: So sánh tổng vốn của Công ty và các đối thủ......................................42
Biểu đồ 2.4: So sánh số lượng các mặt hàng của Công ty và đối thủ.......................45
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty và các
đối thủ cạnh tranh....................................................................................................46
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của khách hàng về chính sách giá bán sản phẩm của Công ty

và các đối thủ cạnh tranh.........................................................................................47
Biểu đồ 2.7: Đánh giá của khách hàng về chính sách chăm sóc khách hàng của
Cơng ty và các đối thủ cạnh tranh............................................................................53
Biểu đồ 2.8: Thị phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết bị xét nghiệm và
giải pháp cho các phòng xét nghiệm năm 2022.......................................................54
Biểu đồ 2.9: Đánh giá của khách hàng về uy tín thương hiệu của Cơng ty..............55
và các đối thủ cạnh tranh.........................................................................................55
Biểu đồ 2.10: So sánh cơ cấu nhân lực trình độ đại học và trên đại học của Công ty
và các đối thủ năm 2022..........................................................................................60


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development - OECD): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có
hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế”. Năng lực cạnh tranh là kim chỉ nam để doanh nghiệp tạo ra động lực tốt
nhất thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và có thể hiểu là yếu tố quan trọng khẳng
định hiệu quả công việc và năng suất lao động trong nền kinh tế. Kết quả của quá
trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tồn tại và tiếp tục phát triển, doanh
nghiệp nào phá sản, giải thể hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác. Như vậy,
năng lực cạnh tranh có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi doanh
nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường,
đạt được những mục tiêu đã đề ra và tiến xa hơn. Do đó, nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng tất yếu mà doanh nghiệp nào cũng phải
quan tâm, tính tốn một cách cụ thể, chắc chắn.
Thiết bị y tế là một ngành đặc biệt giống như lĩnh vực Dược phẩm đều liên

quan đến cơng tác chăm sóc sức khỏe con người. Thị trường trang thiết bị y tế của
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh
mẽ, được đánh giá là thị trường lớn thứ tám thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương với quy mô lên đến 1677,4 triệu USD, chiếm 0.4% thị phần toàn thế giới
theo thống kê của WHO. Tuy nhiên, sản xuất thiết bị y tế trong nước chỉ giới hạn ở
các mặt hàng cơ bản, các sản phẩm nhập khẩu chiếm khoảng 90% thị trường (Vũ
Anh, 2019). Do vậy, hầu hết các mặt hàng sẽ được phân phối thông qua các doanh
nghiệp nội địa để đến được tay người tiêu dùng. Với tốc độ phát triển của thị trường
thiết bị y tế như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty phân phối trong nước
trong lĩnh vực này cũng rất khốc liệt, muốn tồn tại và phát triển cần phát huy tối đa
lợi thế của mình, xây dựng lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh một vị thế, chỗ đứng
vững chắc trên thị trường.
Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm là một công ty chuyên phân phối và kinh


doanh các thiết bị y tế và vật tư tiêu hao trong lĩnh vực xét nghiệm IVD. Sản phẩm
của các hãng xét nghiệm nổi tiếng trên thế giới đã được Công ty phân phối trên
khắp bệnh viện công lập, bệnh viện tư nhân và phịng khám trên tồn quốc. Trong
bối cảnh hiện nay, công ty đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt của các
công ty phân phối thiết bị y tế khác trên thị trường. Doanh thu của Minh Tâm đang
thấp hơn đối thủ và tốc độ tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân
từ năm 2019 đến năm 2022 là 3%/năm. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận của Cơng ty
chưa được như kỳ vọng. Một số nguyên nhân là do chi phí quản lý kinh doanh và
chi phí tài chính lớn. Năm 2022, tỷ suất lợi nhuận tăng mạnh lên đến 5,68% so với
thời điểm dịch Covid diễn ra. Để có được kết quả này một phần là do giá nhập sản
phẩm của Cơng ty giảm mạnh nhờ các chính sách kích cầu kinh doanh từ các hãng
thiết bị , song Công ty vẫn giữ nguyên giá bán nên tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng mạnh từ
24% năm 2021 lên 38% năm 2022. Nếu đem so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu của Minh Tâm với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của ngành thiết bị
y tế là 5% thì năm 2022 hiệu quả kinh doanh của Công ty rất tốt nhưng các năm

khác lại chưa cao, chưa thể cạnh tranh tốt với các đối thủ khác trong ngành.
Để tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững, Công ty Minh Tâm cần đánh giá
lại năng lực của mình và tìm ra các giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển
của mỗi doanh nghiệp. Trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp là khác nhau thì các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và tiêu chí
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại khác nhau. Vì vậy, có rất nhiều
tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh như:
Nghiên cứu về lý thuyết năng lực cạnh tranh có các tài liệu như sau:
Michael Porter, The Competitive Advantage of Nation, The Free Press, 1990.
Mơ hình năm áp lực cạnh tranh đã chỉ ra mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong


một ngành chịu tác động của các lực lượng cạnh tranh bao gồm: Nhà cung ứng; Sản
phẩm thay thế; Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh hiện tại; Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Nghiên cứu này có thể áp dụng trong mọi doanh nghiệp cũng như mọi lĩnh vực từ
sản xuất đến dịch vụ. Tuy nhiên, lý thuyết của Michael Porter mang tính lý thuyết
cao và tổng qt, địi hỏi những phương pháp linh hoạt, thì mới có thể áp dụng vào
tình hình thực tế ở Việt Nam hoặc các đơn vị kinh doanh cụ thể.
Ambastha và Momaya, Competitiveness of firms: Review of theory,
frameworks and models, 2004. Nghiên cứu “Lý thuyết, khung phân tích và mơ
hình” đã đưa ra lý thuyết về năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các
yếu tố: Nguồn lực; Quy trình; Hiệu suất.
Shirumisha Kwayu, Banita Lal & Mumin Abubakre (2018), Enhancing
Organisational Competitiveness Via Social Media - a Strategy as Practice
Perspective. Khả năng chi trả, mức độ phổ biến và việc sử dụng rộng rãi các nền

tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram đã khiến những nền
tảng này trở nên hấp dẫn đối với các tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và
tạo ra giá trị kinh doanh. Bất chấp tầm quan trọng to lớn của truyền thông xã hội đối
với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp vẫn phải vật lộn với việc phát triển chiến
lược truyền thông xã hội cũng như hiểu được ý nghĩa của truyền thông xã hội đối
với thực tiễn trong tổ chức của họ. Bài viết đã khám phá cách truyền thông xã hội
đã trở thành một công cụ để cạnh tranh và ảnh hưởng của truyền thông đối với chiến
lược và thực tiễn của tổ chức. Sử dụng lăng kính 'chiến lược như thực tiễn' và được
hướng dẫn bởi triết lý diễn giải, bài viết này sử dụng trường hợp thực nghiệm của
một tổ chức viễn thông ở Tanzania. Các phát hiện cho thấy phương tiện truyền
thông xã hội đang ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thông qua việc bắt chước và
phát triển sản phẩm. Ngoài ra, các phát hiện này cịn chỉ ra phương tiện truyền
thơng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến thực tiễn trong một tổ chức. Do đó làm cho
chiến lược truyền thơng xã hội trở thành một hiện tượng mới nổi.
Iryna Kryvtsun & Stepanyuk Tayisa (2020), Improving the enterprise’s
competitiveness. Bài báo mô tả cạnh tranh trên thị trường địi hỏi các cơng ty phải
nỗ


lực đáng kể để phát triển, cải tiến hoạt động, xác định lợi thế cạnh tranh của riêng
mình và phân tích những đổi mới và thành tựu của họ. Ở bất kể ngành hay lĩnh vực
kinh tế nào, việc nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường đều tập trung vào nhu
cầu của người tiêu dùng, mở rộng chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng
hóa hoặc dịch vụ, nâng cao nhận diện thương hiệu và khả năng cạnh tranh nói
chung. Mục đích của việc nâng cao chất lượng công việc là phát triển các biện pháp
nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, doanh
nghiệp cần giải quyết một số khía cạnh như xem xét bản chất của khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp và dịch vụ của doanh nghiệp; nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng quyết định mức độ cạnh tranh; phân tích các phương pháp đánh giá năng lực
cạnh tranh. Từ đó mơ tả chính xác hoạt động của doanh nghiệp và lĩnh vực doanh

nghiệp đạng hoạt động, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp để xác định
mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần thực hiện phân tích SWOT về
hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thị phần của doanh nghiệp, xem xét chiến
lược cạnh tranh trong bối cảnh phát triển theo mục tiêu “ Phát triển bền vững” và
xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Phương
pháp nghiên cứu trong bài báo là phương pháp phân tích nguồn tài liệu về vấn đề
cạnh tranh để đánh giá và đề xuất giải pháp; phương pháp hệ thống hóa phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và phân tích lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp; phương pháp so sánh để đánh giá vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp; phương pháp tổng hợp - nghiên cứu tác động của các mục tiêu
“Phát triển Bền vững” đến việc hình thành chiến lược phát triển doanh nghiệp và
chiến lược cạnh tranh nói riêng. Như vậy hai yếu tố cấu thành lên năng lực cạnh
tranh là năng lực cạnh tranh thương hiệu của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh có tài liệu sau:
Thompson, Strickland & Gamble, Crafting and executing strategy, 2007.
Nghiên cứu này đã đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tổng thể
của một doanh nghiệp dựa trên 10 yếu tố: thứ nhất là hình ảnh, uy tín, thứ hai là
cơng nghệ, thứ ba là mạng lưới phân phối, thứ tư là khả năng phát triển và đổi mới
sản phẩm, thứ năm là chi phí sản xuất, thứ sáu là dịch vụ khách hàng, thứ bảy là
nguồn


nhân lực, thứ tám là tài chính, thứ chín là trình độ quảng cáo và cuối cùng là khả
năng quản lý thay đổi.
Nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong một số doanh nghiệp
cụ thể có tài liệu sau:
Nguyễn Văn Thụy và Đặng Ngọc Đại: “Ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh
đến kết quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP.Hồ
Chí Minh”, Tạp chí kinh tế - phát triển số 12/2014. Bài viết này tìm hiểu các yếu tố

cấu thành nên năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần và tác
động của chúng đến kết quả hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 5 yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại cổ phần. Các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là khả năng quản lý rủi
ro, khả năng tài chính và khả năng tiếp thị;
Đỗ Tiến Trung: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam” tạp chí Tài chính tháng 12/2018. Bài viết nghiên
cứu, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tổng hợp xu hướng cạnh tranh gần đây của các ngân
hàng thương mại, đồng thời đưa ra những quan điểm, đánh giá và một số giải pháp
giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp trong những năm
tới.
Bùi Thị Quyên, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, luận án Tiến sỹ, Viện Nghiên Cứu quản lý Trung
ương, Hà Nội năm 2020. Trong luận án, tác giả đã tổng hợp một cách tồn diện và
có hệ thống các lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước, đồng thời đề
cập đến những cơ hội và thách thức mà tồn cầu hóa mang lại cho doanh nghiệp.
Tác giả cũng đã phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp cũng như một số tiêu chí tác động đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau từ thấp đến cao, từ đó phân tích thực trạng
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam và nêu ra một loạt
đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam..
Nguyễn Duy Hùng “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng


khoán Việt Nam”, bài tiến sĩ của Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2016. Trong bài luận
án đã sử dụng các yếu tố từ mơ hình của Strickland & Thompson với 7 yếu tố tác
động đến năng lực cạnh tranh của các cơng ty chứng khốn Việt Nam. Từ kết quả
phân tích tác giả đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cơng ty
chứng khốn Việt Nam.

Chí Tâm Huỳnh & Quỳnh Huy Nguyễn (2022), “Giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của viễn thơng tỉnh Bình Dương”, đăng trên Tạp chí Khoa học &
Cơng nghệ - Trường Đại học Bình Dương, Tập. 5 Số. 2 (2022). Bài nghiên cứu
phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành Viễn thơng trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh
trong kinh doanh để từ đó các doanh nghiệp trong ngành viễn thơng sử dụng có hiệu
quả hơn các nguồn lực của mình để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, đồng thời có
những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam
hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Phân tích những thành tựu đạt
được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng năng lực cạnh tranh ngành
viễn thơng địa bàn tỉnh. Từ đó, bài viết đề xuất ra các giải pháp trọng tâm Viễn
Thông Bình Dương sẽ tập trung nhân lực, vật lực, nguồn lực để nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh
Nguyễn Thị Phượng (2023) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp bán lẻ nội địa”, đăng trên Tạp chí Cơng Thương - Các kết quả nghiên
cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 8 tháng 4 năm 2023. Những năm gần đây,
thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục thu hút sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ nước
ngoài. Các nhà đầu tư đã đầu tư góp vốn, mua bán và sáp nhập giữa các nhà bán lẻ
trong và ngoài nước diễn ra liên tục, làm thay đổi cấu trúc cũng như cục diện của
ngành Bán lẻ. Thực trạng này liệu có đe dọa đến thị phần của doanh nghiệp bán lẻ
nội địa. Bài viết đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp bán lẻ nội địa trước yêu cầu hồi phục sau dịch bệnh và giữ vững thị phần.
Nguyễn Bá Huy (2023), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong giai đoạn chuyển đổi số” đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 5/2023.
Qua hơn 35 năm đổi mới, cùng với sự phát triển chung của Đất nước, doanh nghiệp
Việt Nam đã có bước trưởng thành, phát triển nhanh chóng, khẳng định được vị trí,


vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong phạm vi bài viết, trên cơ sở khái

quát thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, bài viết chỉ ra
những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số và
đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Chuyển đổi số đang được các doanh
nghiệp của Việt Nam hướng tới như một chiến lược chính để cải tổ, tái định hình
hoạt động để phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Trong bối cảnh kinh tế Việt
Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh
những tác động tích cực, hoạt động chuyển đổi số cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách
thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu, nhận thức rõ khó khăn, thách thức
trong giai đoạn chuyển đổi số, từ đó có kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số là hoạt động
cần thiết hiện nay.
Nguyễn Thanh Nhàn và Lưu Thanh Đức Hải (2023), “Năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu tỉnh Kiên Giang”, đăng trên Tạp chí
Khoa học Đại học cần Thơ, 59(3), 236-246. Mục đích của bài viết nhằm xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm
tỉnh Kiên Giang. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định
lượng được sử dụng trong nghiên cứu này. Với phương pháp phỏng vấn chuyên gia,
thảo luận nhóm, luận án cũng xây dựng được thang đo cho mơ hình nghiên cứu để
tiến hành nghiên cứu định lượng. Kết quả mơ hình nghiên cứu bao gồm 11 yếu tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tỉnh Kiên
Giang. Thơng qua các kết quả kiểm định, phân tích như kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui. Kết quả
có 9 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu tôm
tỉnh Kiên Giang là
(1) Tầm nhìn chiến lược, (2) Nghiên cứu thị trường, (3) Quản lý nhân lực, (4) Đáp
ứng khách hàng, (5) Ứng dụng cơng nghệ, (6) Sản phẩm, (7) Năng lực tài chính, (8)
Năng lực sản xuất, (9) Xây dựng thương hiệu.
Khoảng trống nghiên cứu: Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hiện có nhiều
tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu, mỗi nghiên cứu được thực hiện ở những

thời


gian khác nhau, bối cảnh khác nhau, cho kết quả khách nhau. Do đó, việc lược khảo
các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước làm cơ sở vững chắc cho việc kế thừa
từ kết quả nghiên cứu trước. Ngoài ra, tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh đối
với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đã được khẳng định qua các bài
nghiên cứu trên. Các nghiên cứu đó được đặt trong bối cảnh hiện nay sẽ không
tránh khỏi các hạn chế về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tính đến hiện tại chưa
có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống, tổng quát để đưa ra giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Cơng ty TNHH Thiết bị Minh Tâm. Vì vậy, luận văn của
tác giả là cơng trình đầu tiên nghiên cứu đầu tiên nhằm đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
các yếu tố và nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thiết bị Minh
Tâm với các đối thủ cạnh tranh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thiết bị
Minh Tâm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
Thiết bị Minh Tâm
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm.

Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2019- 2022, qua đó định hướng phát triển đến
năm 2030.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm.


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này sử dụng để phân tích,
giải thích các số liệu chỉ ra nguyên nhân từ thực tiễn.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này sử dụng số liệu theo chuỗi
thời gian và tại một thời điểm để so sánh dọc và so sánh chéo thực trạng năng lực
cạnh tranh tại công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm.
- Phương pháp khảo sát khách hàng: Tác giả thực hiện khảo sát 130 khách
hàng của công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm. Tác giả thực hiện chọn mẫu theo
phương pháp thuận tiện phi xác suất với hình thức khảo sát trực tiếp. Điểm hạn chế
của khảo sát là cỡ mẫu còn khá nhỏ.
Với những đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thiết bị Minh
Tâm được tác giả sử dụng thang đó Likert 5 bậc được sử dụng với các mức độ
đồng ý như sau:
1/ là:

2 là:

3 là:

4 là:

5 là:

Rất khơng hài

lịng

Khơng hài lịng

Bình thường

Hài lịng

Rất hài lịng

hoặc: Kém

hoặc: Trung bình

hoặc: Tốt

hoặc: Rất tốt

hoặc: Rất kém

(Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2011)
6. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu, nội dung và kết luận, đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh
của công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thiết bị Minh Tâm
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thiết bị
Minh Tâm.



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm và phân loại về cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh được xem là khái niệm và chủ đề đã được nhiều tác giả nghiên
cứu trong các lĩnh vực như kinh tế - xã hội. Lý thuyết về cạnh tranh cũng được đề
cập và nghiên cứu từ lâu bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng, một số lý thuyết điển
hình như: cổ điển, tân cổ điển, hiện đại.
Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh ngày càng được nhắc đến nhiều hơn và
được coi là con đường để doanh nghiệp có được chỗ đứng và phát triển. Tuy nhiên,
cho đến hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về cạnh tranh.
Theo Karl Marx (2004) cho rằng: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa chính là sự
đấu tranh, cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản với nhau nhằm giành sự thuận
lợi trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm hàng hóa để thu về lợi
nhuận”. Marx cũng đã đề cập đến cạnh tranh ở một khía cạnh hẹp trong chủ nghĩa
tư bản. Cạnh tranh được thể hiện ở sự chèn ép, lấn át lẫn nhau để tồn tại, và cạnh
tranh được khai thác ở khía cạnh tiêu cực.
Theo Michael Porter (1990): “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của
cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả của q trình cạnh tranh là sự bình qn hóa lợi
nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể
giảm đi”.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (1996) cho rằng: “Cạnh tranh là khả
năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia hay khu vực trong việc tạo ra công
ăn, việc làm, nâng cao thu nhập trong cạnh tranh quốc tế”. Theo tác giả thì đây
khái niệm phù hợp nhất vì nó được sử dụng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành,
quốc gia, phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranh của các doanh nghiệp với cạnh
tranh quốc




×