Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) đến hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường Châu Âu (EU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.19 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU – VIỆT NAM
(EVFTA) ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DA GIÀY
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
(EU)

Ngành: Kinh tế quốc tế

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ANH

Hà Nội - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU – VIỆT NAM
(EVFTA) ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DA GIÀY
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
(EU)

Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106


Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phương Anh
Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Phương Mai

Hà Nội - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài luận văn “Đánh giá tác động của Hiệp định
thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) đến hoạt động
xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường Châu Âu (EU)” là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, và chưa từng được công bố ở bất cứ đâu
trước đây.
Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng. Những giải pháp và kiến nghị của luận văn đều xuất phát từ tình
hình thực tiễn và kiến thức của bản thân tôi trong q trình học tập, làm việc và tích
lũy kinh nghiệm.
Các thơng tin được trích dẫn trong bài nghiên cứu này đã được trích nguồn từ
danh mục tham khảo và tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sự hỗ trợ đã nhận được trong q
trình hồn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Anh


LỜI CẢM ƠN


Đề tài luận văn “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Liên
minh Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) đến hoạt động xuất khẩu da giày của Việt
Nam sang thị trường Châu Âu (EU)” là sản phẩm của q trình nghiên cứu của
bản thân tơi dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của giảng viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Thị Phương Mai vì đã luôn hỗ trợ và hướng
dẫn tận tâm cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu, để tơi có thể hồn thành luận
văn này.
Tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình và đồng nghiệp đã tạo điều kiện và
hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn, cũng như đã động viên và
ủng hộ tơi trong q trình nghiên cứu này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ..........................................................................................vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.........................................viii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP
ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO TỚI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT
NAM....................................................................................................................... 12
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu............................................................12
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu..........................................................................12
1.1.2. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu................................................................13
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu..........................................................................13
1.2. Tổng quan về mặt hàng da giày.................................................................15
1.2.1. Khái niệm mặt hàng da giày...................................................................15

1.2.2. Đặc điểm của mặt hàng da giày..............................................................15
1.3. Tổng quan về Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt
Nam (EVFTA)....................................................................................................17
1.3.1. Giới thiệu chung về Hiệp định EVFTA..................................................17
1.3.2. Mục tiêu của Việt Nam khi tham gia ký kết Hiệp định EVFTA.............19
1.3.3. Một số nội dung chính của Hiệp định.....................................................20
1.3.4. Những quy định có liên quan đến xuất khẩu da giày của Việt Nam sang
thị trường EU.....................................................................................................25
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA TỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU DA GIÀY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU............29
2.1. Thực trạng về hoạt động xuất khẩu da giày Việt Nam và thị trường EU. .29
2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu da giày tại Việt Nam...........................29


2.1.2. Thị trường da giày tại EU.......................................................................35
2.2. Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu da
giày Việt Nam theo tiến trình đàm phán Hiệp định.............................................40
2.2.1. Đánh giá hoạt động xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn đàm phán Hiệp định EVFTA (2010 – 2015).................................................40
2.2.2. Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu da giày
Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn ký kết Hiệp định (2016 – 2019).........44
2.2.3. Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu da giày
Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn Hiệp định có hiệu lực (2020 – 2022)
.48
2.2.4. Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu da giày
Việt Nam sang thị trường EU qua ba giai đoạn....................................................52
2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam
sang thị trường EU...............................................................................................56
2.3.1. Cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường
EU


56

2.3.2. Thách thức đối với hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị
trường EU..........................................................................................................61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
DA GIÀY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH
THỰC THI HIỆP ĐỊNH EVFTA...........................................................................66
3.1. Chiến lược phát triển ngành da giày của Việt Nam giai đoạn 2025 – 2035 66
3.2. Triển vọng xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU...........69
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam
sang thị trường EU..............................................................................................72
3.3.1. Đối với Nhà nước...................................................................................72
3.3.2. Đối với các Hiệp hội và doanh nghiệp....................................................76
KẾT LUẬN............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................88


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ hoàn chỉnh

Ý nghĩa

EU – Viet Nam Free Trade

Hiệp định thương mại tự do Việt


Agreement

Nam – Liên minh châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Sanitary and Phitosanitary

Biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

Measure

và kiểm dịch động thực vật

EVFTA

SPS

TBT


ILO

Technical Barriers to Trade
International Labour
Organization

Hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại
Tổ chức lao động quốc tế

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy tắc cụ thể mặt hàng áp dụng với mặt hàng giày dép trong EVFTA
.27 Bảng 2.1. Các phân khúc thị trường của sản phẩm giầy dép tại EU..................37
Bảng 2.2. Tổng nhập khẩu da giầy từ Việt Nam của các nước thành viên EU, năm
2021-2022...............................................................................................................39
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam giai đoạn 20152022......................................................................................................................... 34

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam 11 tháng năm 2022 tại một số
khu vực.................................................................................................................... 35
Biểu đồ 2.3: Biến động thị phần xuất khẩu từ Việt Nam vào EU so với tổng xuất
khẩu mặt hàng da giày giai đoạn 2010 – 2015 (%)..................................................41
Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu mặt hàng da giày từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2010 –
2015......................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng xuất của mặt hàng Da giày từ Việt Nam sang EU trong
giai đoạn 2010 – 2015 (%)......................................................................................43
Biểu đồ 2.6: Biến động thị phần nhập khẩu hàng da giày của EU từ Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2015 (%).............................................................................................44
Biểu đồ 2.7: Biến động thị phần xuất khẩu từ Việt Nam vào EU so với tổng xuất
khẩu mặt hàng da giày giai đoạn 2016 – 2019 (%)..................................................45
Biểu đồ 2.8: Xuất khẩu mặt hàng da giày từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2016 –
2019......................................................................................................................... 46
Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng xuất của mặt hàng Da giày từ Việt Nam sang EU trong
giai đoạn 2016 – 2019 (%)......................................................................................47
Biểu đồ 2.10: Biến động thị phần nhập khẩu hàng da giày của EU từ Việt Nam giai
đoạn 2016 – 2019 (%).............................................................................................48
Biểu đồ 2.11: Biến động thị phần xuất khẩu từ Việt Nam vào EU so với tổng xuất
khẩu mặt hàng da giày giai đoạn 2020 – 2022 (%)..................................................49


Biểu đồ 2.12 : Xuất khẩu mặt hàng da giày từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2020 –
2022......................................................................................................................... 50
Biểu đồ 2.13: Tăng trưởng xuất của mặt hàng Da giày từ Việt Nam sang EU trong
giai đoạn 2020 – 2022 (%)......................................................................................51
Biểu đồ 2.14: Tăng trưởng nhập của mặt hàng Da giày từ Việt Nam sang EU trong
giai đoạn 2020 – 2022 (%)......................................................................................52
Biểu đồ 2.15: Kim ngạch xuất khẩu da giày trung bình từ Việt Nam sang EU trong
giai đoạn 2010 – 2022.............................................................................................53

Biểu đồ 2.16: Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu da giày trung bình từ Việt Nam
sang EU trong giai đoạn 2010 – 2022 (%)...............................................................54
Biểu đồ 2.17: Thị phần xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam tại EU trong giai
đoạn 2010 – 2022 (%).............................................................................................55
Biểu đồ 2.18: Quy mô xuất khẩu mặt hàng da giày từ Việt Nam sang EU so với thế
giới trong giai đoạn 2010 – 2022 (%)......................................................................56


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đề tài: “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Liên minh
Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) đến hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam
sang thị trường Châu Âu (EU)”
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Anh
Người hướng dẫn: TS Vũ Thị Phương Mai
Lý do chọn đề tài: Da giày là được đánh giá là mặt hàng có vai trị quan trọng
trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Hiệp định EVFTA được
ký kết và có hiệu lực, các doanh nghiệp da giày cần nghiên cứu, đánh giá để nắm
bắt được những cơ hội một cách kịp thời để thúc đẩy xuất khẩu da giày sang khu
vực các quốc gia EU, cũng như nhìn nhận được các khó khăn và thách thức để có
những kịch bản ứng phó nhằm duy trì sự phát triển của thị trường.
Mục đích nghiên cứu: Tác giả tìm hiểu, đánh giá các nội dung cam kết giữa
Việt Nam và EU khi Hiệp định EVFTA được ký kết và có hiệu lực, đưa ra những
phân tích về tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam theo tiến trình đàm phán
Hiệp định. Từ đó có những đánh giá về tác động của Hiệp định tới hoạt động xuất
khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU và đưa ra những đề xuất, giải pháp
cho cả Nhà nước và các Hiệp hội, doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu da giày sang
thị trường EU.
Nội dung chính:
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 4 chương:
Chương 1 nêu ra những lý thuyết chung về xuất khẩu: khái niệm, đặc điểm,

các hình thức xuất khẩu. Tiếp đó, tác giả chỉ ra vai trò của hoạt động xuất khẩu đối
với quốc gia và doanh nghiệp. Đây chính là những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho
những phân tích sau. Cuối cùng, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu, gồm các yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô.
Tại chương 2, tác giả chỉ ra những nội dung khái quát về mặt hàng da giày:
khái niệm và những đặc điểm của mặt hàng da giày. Thứ hai, tác giả đưa ra tổng


quan về hoạt động da giày của Việt Nam với những phân tích về tình hình sản xuất
và tiêu thụ trong nước cũng như tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam. Cuối
cùng, tác giả chỉ ra quy mô, đặc điểm và những yêu cầu về da giày của thị trường da
giày tại EU cũng như cơ cấu xuất nhập khẩu của thị trường này.
Từ những cơ sở lý thuyết tại chương 1 và chương 2, tác giả tiến hành phân tích
về tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam theo tiến tình đàm phán Hiệp định
trong chương 3 với các nội dung chính như sau: Thứ nhất, phân tích tình hình xuất
khẩu da giày của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2010 – 2015, đây là giai đoạn
đàm phán Hiệp định. Thứ hai, phân tích tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam
sang EU trong giai đoạn 2016 – 2019, đây là giai đoạn xem xét và ký kết Hiệp định.
Thứ ba, phân tích tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam sang EU trong giai
đoạn 2020 – 2022, đây là giai đoạn sau khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực.
Dựa trên những phân tích về thực trạng thị trường xuất khẩu da giày kết hợp với
những cơ sở lý thuyết đã nêu, tác giả đưa ra những đánh giá về tác động của Hiệp
định EVFTA đến hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU.
Từ đó, nhìn nhận được những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu da
giày sang EU. Các cơ hội có thể là tiếp cận thị trường tiềm năng, khoa học hiện đại
hay thu hút vốn đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh thì các thách thức đến từ
việc cạnh tranh gay gắt tại thị trường EU, những quy định, thủ tục của thị trường
khó tính này hay những khó khăn như đại dịch Covid-19 và biến động kinh tế.
Sau khi đánh giá những cơ hội và thách thức ở chương 3, tác giả đã đề xuất
những kiến nghị, giải pháp giúp thúc đẩy xuất khẩu da giày Việt Nam sang thị

trường EU. Thứ nhất, tác giả đưa ra Chiến lược phát triển ngành da giày của Việt
Nam trong giai đoạn 2025 – 2035. Thứ hai, tác giả đưa ra những dự báo, triển vọng
về tình hình xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.
Cuối cùng, dựa trên các phân tích, nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các đề xuất, kiến
nghị đối với cả phía Nhà nước và phía các Hiệp hội, doanh nghiệp để giúp nâng cao
giá trị xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường EU.


Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện phân tích và đánh giá về xuất khẩu da giày của Việt Nam
trong tiến trình Hiệp định EVFTA, nghiên cứu đã chỉ ra được những tác động tích
cực và ảnh hưởng tiêu cực của Hiệp định này đến hoạt động xuất khẩu da giày của
Việt Nam sang khu vực các quốc gia EU. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề
xuất, kiến nghị cho ngành xuất khẩu chủ lực này của Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu khơng nhiều và cịn tồn lại những hạn chế về kiến
thức, thông tin, số liệu cũng chưa đầy đủ và cập nhật kịp thời nên luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những góp ý, đánh
giá và nhận xét khách quan từ Hội đồng để luận văn được hoàn thiện hơn.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên tồn cầu nhờ vào sự đóng góp
to lớn của thương mại quốc tế. Bắt kịp xu thế chung này, Việt Nam cũng ngày càng
tích cực chủ động tham gia sâu rộng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của mình
trong chuỗi liên kết kinh tế tồn cầu. Nhờ đó, vài năm trở lại đây, Việt Nam đã ghi
nhận nền kinh tế với nhiều kết quả tích cực và đầy ấn tượng trong hoạt động xuất
khẩu khi đạt được những bước tiến mạnh mẽ về quy mô cũng như tốc độ. Trong

giai đoạn 2002-2021, trong vòng 20 năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của
nước ta đã cán mốc 5.146 tỷ USD, trong đó riêng từ năm 2012 đến năm 2021, tổng
giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 4.110 tỷ USD cao gấp 4 lần của 10 năm trước
cộng lại. Năm 2022, đi liền với sự mở rộng một cách đáng kể về mặt quy mô xuất
khẩu, thặng dư cán cân thương mại tăng cao, đạt 11,2 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa năm 2022 về đích với con số kỷ lục 732,5 tỷ USD, trong đó
xuất khẩu là 371,85 tỷ USD tăng 10,6% so với năm 2021 (Tổng cục thống kê,
2022). Đây là một trong những tín hiệu tích cực khi Việt Nam đồng loạt tham gia
các Hiệp định thương mại quốc tế và đang trong thời gian đi vào thực thi. Một số
các mặt hàng xuất khẩu vào các thị trường quốc tế lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ,… có
thể kể để như linh kiện điện tử, nông sản, các mặt hàng thủ cơng, da giày. Những
thành tựu và khó khăn cũng như cơ hội còn được mở rộng dành cho Việt Nam sang
những thị trường quốc gia trên thế giới càng lớn, đặc biệt là bối cảnh tham gia các
Hiệp định thương mại tự do song phương cũng như đa phương được ký kết, nổi bật
những năm gần đây là EVFTA được ký kết vào năm 2019 và chính thức có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 08 năm 2020.
Hoạt động xuất khẩu da giày đang đóng góp vai trị to lớn trong nền kinh tế
của Việt Nam, mang về một số lượng lớn tiền ngoại tệ hàng năm, hỗ trợ cho sự phát
triển kinh tế và xã hội của quốc gia này. Theo báo cáo tổng kết năm 2022 của Hiệp
hội Da giày – túi xách Việt Nam, sản xuất da giày tăng 15,6% so với năm 2021. Về
xuất khẩu, tính đến hết tháng 11 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này
của nước ta đạt 25,76 tỷ USD, tăng tới 39,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó,


khu vực ghi nhận sức tăng trưởng mạnh nhất là Nam Mỹ với 50,5%, tiếp đó là thị
trường Bắc Mỹ với tốc độ tăng trưởng đạt 39,1%. Đặc biệt, tại thị trường Châu Âu
dưới ảnh hưởng của bối cảnh hiệp định thương mại EVFTA ghi nhận mức tăng
trưởng xuất khẩu đạt 47,5%, tăng trưởng ấn tượng tại thị trường Bỉ đạt 51% tương
đương với mức 1.613 triệu USD. Nhìn chung tăng trưởng tại thị trường khu vực
tăng trưởng mạnh đạt 50,7% tận dụng được tới 90% lợi ích đến từ EVFTA.

Theo Hiệp định EVFTA, Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng thuận cam kết cắt
giảm mức thuế nhập khẩu đối với 37% mặt hàng trong ngành giày dép (bao gồm
những sản phẩm như giày chống thấm từ cao su hoặc nhựa, các loại dép như dép lê,
dép đi trong nhà và tất cả các nguyên phụ liệu phục vụ trong ngành này…) ngay khi
Hiệp định bắt đầu được thực thi. Đối với phần lớn những mặt hàng được Việt Nam
xuất khẩu mạnh trong ngành này, thuế nhập khẩu phải chịu sẽ theo lộ trình từ 3 đến
7 năm. Tuy vậy, nhìn rộng hơn, những lợi ích mang lợi từ các thỏa thuận thương
mại của ngành hàng da giày nói riêng giữa nước ta và khối EU sẽ không chỉ được
thể hiện qua việc tăng giá trị xuất khẩu, mà còn được nhìn nhận theo phương diện
về tính ổn định và bền vững dựa trên tiềm năng phát triển mạnh mẽ cũng như những
cơ hội giúp mở rộng thị phần tại các quốc gia thuộc khối EU trong tương lai. Hiệp
định EVFTA nhìn chung đem lại nhiều lợi ích cũng như mở thêm nhiều cơ hội cho
Việt Nam trong các hoạt động về xuất khẩu hàng hóa, trong đó có mặt hàng da giày.
Đây cũng chính là một chủ đề được nhiều nghiên cứu lưu tâm, đặc biệt là liên quan
đến Hiệp định EVFTA.
Các mơ hình nghiên cứu định lượng cũng như định tính được nhiều học giả áp
dụng trong việc phân tích và xác định những nhân tố có tác động tới kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng dưới bối cảnh của Hiệp định EVFTA. Các nghiên cứu đi trước
đã nhận định được sự ảnh hưởng của những yếu tố lên kim ngạch xuất khẩu các sản
phẩm hàng hóa như nông sản, linh kiện điện tử, lúa gạo, cà phê,… thơng qua mơ
hình trọng lực được đề xuất bởi Tinbergen (1962). Những bài nghiên cứu theo dạng
thực nghiệm đã cho thấy sự cố gắng trong việc lượng hóa những ảnh hưởng của
những tác nhân mới, mang tính cập nhật, thời sự. Ví dụ như Yanikkaya và các tác
giả (2013) chỉ ra sự tác động của tỷ giá và sự thay đổi tỷ giá hối đối đến kim ngạch
xuất khẩu nơng sản. Hay các chỉ số sẵn sàng công nghệ, hiệp định thương mại tự


do, chất lượng các cơ sở hạ tầng và tác động của những chính sách được ban hành
của cả nước xuất và nhập khẩu được chỉ ra trong nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa Nhã
(2018) ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Các nghiên cứu về hoạt động

xuất khẩu các sản phẩm da giày còn hạn chế do đặc thù của sản phẩm có những tiêu
chuẩn riêng ngồi các yếu tố thơng thường. Thay vì việc lượng hóa những tác nhân
có ảnh hưởng lên xuất khẩu da dày, nghiên cứu định hướng phân tích, đối chiếu một
cách chi tiết, sâu sắc sự ảnh hưởng của yếu tố hiệp định thương mại tự do EVFTA
tới biến đổi trong hoạt động xuất khẩu da giày tại Việt Nam. Trên cở sở đó làm nền
tảng để thấy được cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu sản
phẩm đặc thù này trong bối cảnh Hiệp định EVFTA thì các nghiên cứu đi trước cịn
hạn chế.
Trong tương lai, để có thể tiếp tục tận dụng và khai thác được nhiều ưu điểm
cũng như cơ hội trong hoạt động xuất khẩu da giày sang các quốc gia thuộc khối
EU sau khi thực hiện Hiệp định EVFTA, cần thực hiện một bài nghiên cứu tồn
diện, mang tính hệ thống, tổng thể các cơ sở lý thuyết, lý luận cũng như thực tiễn,
nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị khoa học với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt
động xuất khẩu mặt hàng này vào EU. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu về đề tài:
Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt
"
Nam (EVFTA) đến hoạt động xuất khẩu da giày của Việt Nam sang thị trường
Châu Âu (EU)"thực sự có ý nghĩa và cần thiết đối với nghiên cứu khoa học và
mang lại giá trị thực tiễn.
Từ kết quả thu được của bài luận văn này, những căn cứ khoa học mang lại sẽ
là cơ sở để ban hành những chính sách, biện pháp giúp tăng năng lực cạnh tranh tại
EU của mặt hàng da giày và các doanh nghiệp trong ngành, thông qua việc tận dụng
hiệu quả của những cơ hội cũng như tìm ra phương án đối mặt với những thách thức
trong quá trình thực hiện Hiệp định EVFTA.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, một số đề tài nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét, đánh giá về
tác động của Hiệp định EVFTA đối với thương mại Việt Nam nói chung và ngành
da giày của nước ta nói riêng.



Khi nghiên cứu về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các quốc gia, hầu hết các
nghiên cứu định lượng đều sử dụng mơ hình trọng lực của Tinbergen (1962) làm cơ
sở, sau đó phát triển thành các mơ hình nâng cao bổ sung các yếu tố phù hợp với
mục tiêu nghiên cứu và bối cảnh thị trường.
Nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do tới kim
ngạch
Tác động của các chính sách trong quản lý kiểm soát vấn đề xung quanh việc
nhập khẩu như thuế quan và hàng rào phi thuế quan đến các hoạt động xuất khẩu
những mặt hàng trọng điểm hiện được nhiều nghiên cứu thực hiện, ví dụ như mặt
hàng nơng sản của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trường EU trong những năm từ
1988 đến 2022 (Lehman và cộng sự, 2007). Bài nghiên cứu đã kết luận rằng hàng
rào thuế quan có tác động lớn đối với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Thổ Nhĩ Kỳ
sang thị trường EU. Cụ thể việc cắt giảm và xóa bỏ hồn tồn mức thuế quan cũng
như đưa ra những trợ cấp giúp các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ giảm thiểu được khá
nhiều các chi phí từ đó giúp giảm giá thành và tăng lợi nhuận.
Việc áp dụng mơ hình trọng lực với kỹ thuật ước lượng chuỗi thời gian đối với
số liệu chéo để nghiên cứu về ảnh hưởng “là thành viên của EU” và hàng rào thuế
quan của Atici và các tác giả (2011) đã chỉ ra có tác động của yếu tố là thành viên
của EU tới kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trường
EU. Việc tham gia các hiệp định thương mại có liên quan đến sự thay đổi các hàng
rào kỹ thuật nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn nhập khẩu.
Tiêu chuẩn SPS mới của thị trường EU được tìm thấy là có tác động đáng kể
tới kim ngạch xuất khẩu Chè từ Trung Quốc sang thị trường Châu Âu trong nghiên
cứu của Yue (2010). Tác động của SPS được đại diện bởi dư lượng thuốc trừ sâu
cao nhất được quy định và kết quả chỉ ra rằng Tiêu chuẩn SPS này có ảnh hưởng
mạnh và ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm, tức là các tiêu
chuẩn tăng thêm mức độ nghiêm ngặt hoặc thiết chặt các tiêu chuẩn xuất khẩu kim
ngạch xuất khẩu từ đất nước này sang đất nước khác. Đối với các mặt hàng gia công
sẽ liên quan đến khâu sản xuất, dư lượng chất hóa học độc hại có ảnh hưởng đến



sức khỏe con người. Các tiêu chuẩn sản xuất cũng được nghiên cứu trong bài viết
của Fricke S và cộng sự (2017) bao gồm những tiêu chuẩn áp dụng lên quy trình sản
xuất và xuất khẩu hàng hóa của những nước phát triển. Trong đó, nghiên cứu xem
xét hệ thống bao gồm 132 tiêu chuẩn quốc tế về ngành hàng nông nghiệp của EU.
Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng việc đáp ứng bất kỳ tiêu chuẩn nào của EU cũng sẽ
tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới kim ngạch xuất khẩu, việc những bên sản xuất
chấp hành đúng những tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo nên mối quan hệ tích cực giữa việc
đặt ra những tiêu chuẩn và khả năng đáp ứng những tiêu chuẩn đó. Điều này có
nghĩa là việc có khả năng tuân thủ cao những tiêu chuẩn này sẽ làm cắt giảm những
ảnh hưởng tiêu cực hoặc phát huy những tác động tích cực lên việc xuất khẩu của
các nước tới EU. Việc xóa bỏ rào cản thuế quan sẽ xúc tiến thương mại giữa Việt
Nam và thị trường EU được thể hiện dưới bối cạnh Hiệp định EVFTA trong nghiên
cứu của Vũ Thanh Hương (2017). Khi đó việc xuất khẩu từ Việt Nam sang các
nước thuộc khối EU có lộ trình xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng,
dự là tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang EU.
Nhóm các nghiên cứu ảnh hưởng của thể chế trong thương mại quốc tế
tới kim ngạch xuất khẩu.
Chất lượng thể chế có ảnh hưởng lớn lên các hoạt động xuất khẩu của những
nước đang phát triển, tuy nhiên chất lượng thể chế tại các quốc gia này còn nhiều
hạn chế, rõ nhất là vấn đề thị trường cạnh tranh tự do còn chưa phổ biến, hệ thống
các luật lệ chưa hoàn thiện. Đưa ra đánh giá về tác động mạnh của yếu tố thể chế
(Biến thể chế xem xét những ảnh hưởng từ việc xây dựng thể chế quốc tế thông qua
phương diện tự do hóa thương mại, quyền tài sản, thủ tục giấy tờ trong hoạt động
đầu tư, chất lượng và kiểm soát tham nhũng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa)
tới kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thông qua nghiên cứu nhấn mạnh tác động
của tác nhân thể chế tới việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của 47 nước tiểu
vùng Shara Châu Âu từ năm 2000 đến năm 2008 của Eyayu (2014). Bổ sung cho sự
ảnh hưởng của yếu tố thể chế là tác động mạnh mẽ trong kỳ vọng xuất khẩu hàng
hóa sang các nước thuộc khối EU từ Pakistan thông qua các yếu tố như thuế suất,

biên giới chung, văn hóa chung cũng như lịch sử thuộc địa của Muhammad và
cộng sự


(2017). Khoảng cách về văn hóa cũng có tác động tương đối lớn tới tiềm năng
thương mại quốc tế đặc biệt từ Việt Nam sang thị trường EU trong mô hình nghiên
cứu của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2017), đặc biệt là một số thị trường như
Đức.
Những khoảng cách về văn hóa, thể chế giữa Việt Nam và các quốc gia tại thị
trường Châu Âu sẽ dần được giảm đi khi hiệp định EVFTA được ký kết và đi vào
thực thi, mở ra cơ hội thị trường mới và mở rộng về bản sắc văn hóa, cơ chế thể chế
tích cực đối với thị trường các nước tham gia thương mại quốc tế.
Nhóm nghiên cứu cụ thể về xuất khẩu mặt hàng da giày từ Việt Nam sang
EU
Các biện pháp, chính sách nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu da giày được đề
xuất trong nhiều nghiên cứu trong bối cảnh các FTA khác nhau được diễn ra như
nghiên cứu của Dỗn Kế Bơn (2012) cụ thể đến các bộ ban ngành và chính phủ.
Bằng những phân tích định tính chi tiết và sâu sắc, các giải pháp tích cực được đưa
ra dựa trên việc phân tích cơ hội và thách thức trong bối cảnh Hiệp định thương mại
tự do EVFTA có hiệu lực (Nguyễn Thị Quỳnh Hương, 2022). Các giải pháp đưa ra
nhằm chú trọng đến chất lượng và chú trọng đến những hàng rào kỹ thuật, các tiêu
chuẩn xuất khẩu. Để đưa ra được giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp, nhiều
nghiên cứu đã đi từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến các rào cản thương
mại trực tiếp đối với các mặt hàng da giày trong hoạt động thương mại quốc tế đồng
thời đưa ra đánh giá về việc khả năng vượt qua các hàng rào này đối với việc xuất
khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam trên thị trường EU là mang tính khả thi và
đem đến nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các công ty và hiệp hội các ngành hàng.
Các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn
xuất khẩu cũng được đưa ra dựa trên những phân tích chi tiết và cụ thể trong nghiên
cứu của Đinh Cơng Hồng (2016).

Đánh giá tổng quan về thị trường da giày về cơ cấu, số lượng doanh nghiệp
cũng như nguồn nhân lực, quy mô, các công nghệ kỹ thuật và những đổi mới sáng
tạo được áp dụng vào việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng da giày của nước ta sang
thị trường quốc tế, cho thấy được Việt Nam có gần 1000 doanh nghiệp xuất khẩu


giày dép đến 136 quốc gia trên toàn cầu theo số liệu thống kê vào năm 2016 cho
thấy tiềm lực của Việt Nam trong việc xuất khẩu da giày được thể hiện trong nghiên
cứu của Vũ Thị Hạnh (2018). Bài viết thực hiện các phân tích chi tiết cho các hoạt
động xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam dưới tác động của sự cạnh tranh
mạnh mẽ từ các nước thuộc khối EU, đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia ảnh hưởng
lớn nhất tới sự chi phối số lượng mặt hàng này của toàn thế giới. Nghiên cứu định
tính chỉ rõ triển vọng phát triển của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu giày dép
đồng thời đề xuất các khuyến nghị tích cực về chính sách nhằm tăng trưởng ngành
công nghiệp phụ trợ cũng như nâng cao vai trò của hiệp hội doanh nghiệp trong việc
giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.
Chủ yếu các nghiên cứu về những mặt hàng ngành da giày tập trung tại Việt
Nam với những nghiên cứu định tính, tuy nhiên chưa cập nhật được bối cảnh hiệp
định EVFTA có hiệu lực.
Khoảng trống nghiên cứu.
Các nghiên cứu đi trước áp dụng đa dạng các phương pháp nhằm xem xét ảnh
hưởng của FTA nói chung và EVFTA tới hoạt động xuất khẩu trong thương mại
quốc tế. Để nghiên cứu về xuất khẩu mặt hàng da giày từ Việt Nam sang thị trường
EU thì cịn tương đối ít nghiên cứu đồng thời, trong bối cảnh EVFTA, có rất ít
nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu từ
Việt Nam sang EU theo tiến trình của Hiệp định. Các nghiên cứu đi trước đã xây
dựng tốt về cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu cũng như chỉ ra được các nhân tố
có tác động đến hoạt động xuất khẩu trong các xu hướng khác nhau của thị trường.
Đây là nền tảng tốt, là cơ sở lý luận chặt chẽ để nghiên cứu của tác giả có thể neo
đậu nhằm đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động xuất khẩu mặt

hàng da giày.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài mang mục tiêu là nghiên cứu và đánh giá những ảnh
hưởng của Hiệp định EVFTA đối với ngành xuất khẩu da giày của Việt Nam sang


thị trường EU. Từ đây, nêu lên các cơ hội nhận được cũng như thách thức phải đối
mặt, cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội và ứng phó với thách
thức đó để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của nước ta vào các nước thuộc
khối EU.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thiện được mục tiêu trên, bài luận văn sẽ tập trung triển khai một số
nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
- Tổng hợp một các có hệ thống cũng như làm rõ những khung lý thuyết về
Hiệp định Thương mại tự do, cụ thể: làm rõ khái niệm, phân loại các Hiệp định
Thương mại tự do cũng như nêu lên vai trò của nó trong xu thế của Thương mại
quốc tế; bên cạnh đó, làm rõ những nội dung và tiêu chuẩn đánh giá, xúc tiến xuất
khẩu các sản phẩm giày da, phân tích bối cảnh thị trường xuất khẩu da giày trên thế
giới, nhất là trong bối cảnh của tiến trình thực hiện EVFTA.
- Tổng quan những nội dung được nêu tại Hiệp định EVFTA, về các sản phẩm
hàng hóa thuộc ngành da giày của Việt Nam cũng như thị trường da giày của khối
EU. Phân tích thực trạng của các hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt
Nam sang các nước thuộc khối EU dựa trên những tiêu chí nội dung thuộc khung lý
thuyết đã nêu; xem xét những tác nhân ảnh hưởng lên ngành xuất khẩu da giày của
nước ta trong các năm từ 2010 đến 2022, từ đó đưa ra những đánh giá về những
thành tựu thu được, những điểm tồn đọng, hạn chế chưa được khắc phục, chỉ rõ
nguyên nhân của nó, đồng thời nêu bật những vấn đề thực tiễn tác động lên việc
thúc đẩy xuất khẩu loại hình sản phẩm này của đất nước. Trên cơ sở đó, đưa ra
những kiến nghị, giải pháp phù hợp.

- Nhận định, đánh giá về bối cảnh cũng như tiềm năng của việc các hoạt động
xuất khẩu da giày của Việt Nam đến năm 2030, dưới tác động của việc thực hiện
Hiệp định EVFTA.
- Đưa ra một số kiến nghị, biện pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản
phẩm ngành da giày của nước ta đến năm 2030, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA.



×