Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

HỰC TRẠNG THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VỀ CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI Ở BỆNH NHÂN CÓ DẪN LƯU MÀNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.43 KB, 59 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
THỰC TRẠNG THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
VỀ CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI Ở BỆNH NHÂN
CÓ DẪN LƯU MÀNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH
NĂM 2023

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bá Thị Hiền Lương

Vinh, 2023


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
THỰC TRẠNG THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
VỀ CHĂM SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI Ở BỆNH NHÂN
CÓ DẪN LƯU MÀNG PHỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH
NĂM 2023

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bá Thị Hiền Lương
Cộng sự:

Nguyễn Thị Vinh
Lê Thị Thu Hương


Vinh, 2023


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

ĐDV

Điều dưỡng viên

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

NVYT

Nhân viên y tế

NB

Người bệnh

DLMP

Dẫn lưu màng phổi

TNGT


Tai nạn giao thông


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1. Định nghĩa: .................................................................................................... 3
2. Nguyên nhân gì gây ra tràn khí màng phổi ................................................... 3
3. Triệu chứng thường gặp khi bị tràn khí màng phổi ...................................... 4
4. Chăm sóc dẫn lưu màng phổi ........................................................................ 4
5. Quy trình kỹ thuật thay băng dẫn lưu màng phổi ......................................... 6
6. Thực hành phịng ngừa nhiễm chăm sóc bệnh nhân dẫn lưu màng phổi...... 8
6.1 Vệ sinh tay thường quy. .............................................................................. 8
6.2 Vệ sinh tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. ............................................. 9
7. Chăm sóc bệnh nhân có dẫn lưu màng phổi ................................................. 9
7.1. Nhận định………………………………………………………………..9
7.2.Chẩn đoán điều dưỡng…………………………………………………..10
7.3. Thực hiện kế hoạch chăm só……………………………………………10
8. Dẫn lưu khoang màng phổi ......................................................................... 13
8.1. Định nghĩa ................................................................................................ 13
8.2. Chỉ định .................................................................................................... 13
8.3. Chống chỉ định ......................................................................................... 14
8.4. Cấu tạo khoang màng phổi…………………………………………….15

9. Những điểm cần lưu ý ................................................................................. 14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP......................................... 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
2.3 Các biến số nghiên cứu ............................................................................. 17

2.4. Xử lý và phân tích số liệu. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá. ................. 21
2.5. Sai số và cách khắc phục sai số................................................................ 22
2.6 Đạo đức nghiên cứu: ................................................................................. 23


Chương 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 24
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ............................................ 24
3.2. Thực hành chăm sóc ống dẫn lưu của điều dưỡng viên. .......................... 27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về chăm sóc DLMP của điều
dưỡng viên…………………………………………………………………..32
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 36
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ............................................ 36
4.2. Thực trạng thực hành về chăm sóc ống DLMP của điều dưỡng viên. .... 38
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc ống DLMP của điều
dưỡng viên. ...................................................................................................... 40
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu ................................................................ 41
KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
1. Thực trạng thực hành chăm sóc ống dẫn lưu của điều dưỡng viên tại Bệnh
viện đa khoa thành phố Vinh .......................................................................... 43
2.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành chăm sóc ống dẫn lưu
màng phổi. ....................................................................................................... 43
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1. Đặc tính mẫu nghiên cứu ....................................................................24
Bảng 3. 2. Thông tin hỗ trợ của đồng nghiệp ......................................................26
Bảng 3. 3. Sự hỗ trợ của bệnh viện trong cơng tác chăm sóc bệnh nhân DLMP
26


Bảng 3.4: Phân loại thực hành thực hiện chăm sóc BN DLMP của điều dưỡng
viên ...........................................................................................................................27
Bảng 3.5. Tỷ lệ thực hành thực hiện rửa tay thường quy...................................28
Bảng 3.6: Tỷ lệ thực hành thực hiện sát khuẩn tay nhanh .................................29
Bảng 3.7. Tỷ lệ thực hành thực hiện chuẩn bị người bệnh, người điều dưỡng
viên, dụng cụ trước khi tiến hành chăm sóc BN DLMP ....................................30
Bảng 3.8. Tỷ lệ thực hành thực hiện quy trình chăm sóc BN DLMP ..............30
Bảng 3.9. Tỷ lệ thực hiện thu dọn dụng cụ, quản lý chất thải và vệ sinh tay sau
khi chăm sóc BN DLMP cho người bệnh ............................................................32
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đặc tính nhóm nghiên cứu và thực hành quy
trình chăm sóc DLMP ............................................................................................32
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trình độ chun mơn và điểm thực hành trung
bình của điều dưỡng viên về chăm sóc DLMP ...................................................33
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa đặc điểm tính chất cơng việc của điều dưỡng
viên và thực hành chăm sóc DLMP ......................................................................34
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đào tạo, tập huấn, yếu tố kiểm tra, giám sát với
thưc hành chăm sóc ống DL .................................................................................34


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1 Quy trình rửa tay thường quy .................................................................9
Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ cập nhât kiến thức và biết về QĐ 3916/QĐ-BYT của điều
dưỡng viên liên quan đến chăm bệnh nhân dẫn lưu màng phổi ........................25
Biểu đồ 3.2.Các hình thức cập nhật kiến thức trong thời gian công tác ..........25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý phức tạp và ngày càng phổ biến trong cộng
đồng. Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra tình trạng khoang phổi
có nhiều dịch tiết bất thường, gây ra phản ứng ban đầu như ho, khó thở. Bệnh
diễn tiến nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, có thể gây suy hơ hấp
thậm chí gây tử vong. Đây là một cấp cứu ngoại khoa nặng và thường gặp. Theo
các báo cáo Tổng kết tại Hoa Kỳ năm 2007 cho thấy trong số tử vong do tràn
khí màng phổi chiếm 25% . Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế, số bệnh nhân chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao
động và sinh hoạt có xu hướng ngày càng tăng , trong đú có CTNK với tỷ lệ
chiếm hơn 70% chấn thương ngực chung . Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ CTNK
do tai nạn giao thông ngày càng tăng theo thời gian, từ 17,4% (1991 - 1994) lên
tới 51,1% (2004 - 2006).Đối với đại đa số các thể thường gặp của CTNK, thì
tổn thương hầu hết chỉ nằm ở một bên ngực; và trong các thể tràn khí màng
phổi (TKMP)thì gặp nhiều nhất là thể tràn máu - tràn khí khoang màng phổi
(TM-TKMP), chiếm tới 80,8% . Các nghiên cứu cũng như tài liệu kinh điển
đều cho rằng chẩn đoán các thể bệnh này khụng khú, dựa vào dấu hiệu cơ năng
(đau ngực, khó thở), triệu chứng tại lồng ngực (hội chứng TM-TKMP ...), và X
quang ngực thông thường . Biện pháp điều trị chủ yếu là dẫn lưu màng phổi tối
thiểu (DLMP), theo nghiên cứu gần đây của bệnh viện đa khoa thành phố vinh
, DLMP đơn thuần chiếm 95,8%, chỉ có 4,2% là cần phải mở ngực. Việc biết
về thời gian lưu màng phổi cũng rất quan trọng. Vì thời gian phẫu thuật tỷ lệ
thuận với tỷ lệ nhiễm khuẩn trên người bệnh. Ngay cả khi việc chăm sóc ống
ống DL đảm bảo thao tác vô trùng, cơ hội cho sự phát triển vi khuẩn tăng đáng
kể từ 3 đến 10% mỗi ngày
Từ những lý do trên cùng với mong muốn có một nghiên cứu với mục đích cung
cấp dữ liệu cho lãnh đạo bệnh viện về thực trạng thực hành của điều dưỡng viên.
Qua đó, xác định các vấn đề cịn tồn tại trong kiến thức góp phần xây dựng kế
hoạch hành động phù hợp cho hoạt động kiểm sốt nhiễm khuẩn bệnh viện nói
chung và nâng cao chất lượng điều trị và tăng sự an toàn, hài lịng của người bệnh.
Chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng thực hành của điều dưỡng



2

viên về chăm sóc dẫn lưu màng phổi ở bệnh nhân có dẫn lưu màng phổi tại bệnh
viện đa khoa thành phố vinh năm 2023” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng thực hành chăm sóc dẫn lưu màng phổi của điều dưỡng
viên tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2023.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành chăm sóc dẫn lưu màng
phổi của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh năm 2023


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Định nghĩa:
Tràn khí màng phổi là một tình trạng nguy hiểm nếu như khơng được phát
hiện kịp thời và có phương pháp xử lý đúng cách. Tình trạng tràn khí màng
phổi được hiểu là hiện tượng một lượng khơng khí bị tích tụ trong khoang màng
phổi (khoảng không gian giữa phổi và thành ngực). Lượng khơng khí này có
thể bắt nguồn từ bên trong cơ thể (phổi) hoặc đến từ bên ngoài cơ thể và thường
do một số tác nhân do bệnh lý gây ra.
Tràn khí màng phổi có tỉ lệ tái phát bệnh khá cao. Hơn thế, trường hợp tái
phát tràn khí màng phổi sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng và nguy hiểm hơn so
với tình trạng phát bệnh lần đầu. Chính vì vậy, các chun gia y tế ln khuyến
cáo thực hiện điều trị dự phịng tái phát tràn khí màng phổi để tránh hậu quả
xấu xảy ra.

Tràn khí màng phổi có tỉ lệ tái phát bệnh khá cao
2. Nguyên nhân gì gây ra tràn khí màng phổi

– Tràn khí màng phổi có một số nguyên nhân như chấn thương, thủ
thuật… trong đó có những ngun nhân của tràn khí màng phổi tự phát như:
• Trẻ tuổi, khoảng từ 20 đến 40 tuổi.


4

• Người có thể trạng cao, gầy.
• Người có tiền sử hút thuốc lá.
• Bị vỡ bóng khí xung quanh tiểu thùy của phổi.
– Đối với tràn khí màng phổi thứ phát, có những ngun nhân như:
• Người lớn tuổi, từ 40 đến 75 tuổi.
• Bệnh lý viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
• Lao phổi.
• Hen phế quản.
• Ung thư phổi nguyên phát hoặc ung thư phổi di căn.
• Xơ phổi.
• Nang kén khí.
• Vỡ khí.
• Xơ phổi kẽ lan tỏa.
• Bệnh bụi phổi.
3. Triệu chứng thường gặp khi bị tràn khí màng phổi
– Đau ngực: Đột ngột, dữ dội như dao đâm ở vùng ngực bên có tràn khí.
Vị trí đau có thể ở vùng dưới vai hoặc ở mỏm xương bả vai, đôi lúc điểm đau
không rõ. Mức độ đau dữ dội khi khởi phát và có xu hướng giảm dần.
– Khó thở: Nhịp thở nhanh nơng, xuất hiện đột ngột, đi liền với đau.
– Ho: Ho khan, ho thành từng cơn ngắn, xuất hiện khi bệnh nhân cử động,
làm cơn đau và khó thở tăng lên.
– Tồn thân có thể da tím tái, tốt mồ hơi, tụt huyết áp, rối loạn ý thức.
– Nhìn: Lồng ngực bên tràn khí phồng hơn, ít di động hơn.

– X quang phổi: Hình ảnh tăng sáng, mất nhu mơ phổi…
4. Chăm sóc dẫn lưu màng phổi
Người điều dưỡng cần lưu ý giữ ống dẫn lưu màng phổi thẳng, không
căng, không gập góc, khơng để người bệnh nằm đè lên vì như thế có nguy cơ
dịch khơng thốt được qua dẫn lưu sẽ ứ dịch ở màng phổi gây chèn ép, khó thở


5

cho người bệnh. Để đảm bảo hệ thống kín khí và đảm bảo vô khuẩn, điều dưỡng
cần chú ý luôn giữ điểm nối kín giữa dẫn lưu – dây câu – bình chứa, giữ mực
nước trong bình kín và ống dài luôn ngập trong nước 2 – 3cm, lưu ý nước có
thể bốc hơi. Để ghi nhớ ngày giờ thay băng và số lượng dịch đổ vào bình, điều
dưỡng đặt 1 miếng băng bên ngoài chai dẫn lưu và ghi chú mức dịch đổ vào,
ngày giờ thay bình, tên điều dưỡng thực hiện. Khi chăm sóc và theo dõi hệ
thống dẫn lưu màng phổi, nếu thấy bất kỳ sự thay đổi nào về tính chất, chất
lượng, số lượng cần báo ngay cho bác sĩ. Điều dưỡng cần ghi và báo cáo số
lượng dịch ra 30 phút/lần trong 2 giờ đầu ngay sau khi đặt dẫn lưu màng phổi,
1giờ/1 lần trong 24 giờ sau, 2 giờ/1 lần sau đó và 8 giờ/1 lần khi ổn định. Nếu
có máy hút thì gắn vào ống ngắn. Người lớn hút áp lực 20 – 25cmH2O, trẻ em
hút áp lực 10 – 20cmH2O.
Quan sát bọt khí trong bình và mực nước lên xuống trong ống thủy tinh
hay dẫn lưu màng phổi. Nếu không thấy mực nước lên xuống ở ống thủy tinh
thì điều dưỡng cần quan sát: Nếu thấy người bệnh khó thở, tím tái thì xem lại
hệ thống dẫn lưu có bị tắc khơng. Nhưng nếu người bệnh vẫn thở tốt thì phổi
giãn nở tốt. Thực hiện kiểm tra X quang phổi. Bình thường nước trong bình sẽ
dao động lên xuống trong ống dài hay dẫn lưu theo nhịp thở của người bệnh,
đôi khi sự sủi bọt trong bình chỉ ngắt quãng theo nhịp thở, thường xảy ra trong
trường hợp dẫn lưu khí. Nhưng khi sự sủi bọt liên tục trong bình và khơng dứt
thì điều dưỡng xác định lại xem bình cịn kín không, đồng thời nên kẹp ống lại

cho đến khi ngừng sủi bọt. Sau đó tìm điểm rị khí để băng lại và băng các điểm
nối, hay có thể thay hệ thống mới ngăn ngừa rị khí.
Khơng được nâng cao hệ thống bình nước ngang ngực người bệnh. Để
chai hứng ở nơi an tồn, bảo đảm chai hứng khơng vỡ, khơng lật đổ và chai
không cạn nước. Nếu chai lật nhào hay đổ nước thì kẹp ống ngay lại và thay
chai khác ngay. Khi di chuyển hay thay hệ thống nên kẹp ống lại. Ln ln có


6

2 kẹp to để trên giường người bệnh. Khi bị tụt ống điều dưỡng dùng tay hay
gạc vaselin kẹp kín mí da lại ngay tránh khí tràn vào khoang màng phổi…
Với người bệnh có đặt dẫn lưu màng phổi, điều dưỡng nên đặt monitor
theo dõi dấu hiệu sống của người bệnh thường xuyên, nghe phổi, quan sát lồng
ngực người bệnh để phát hiện bất thường sự di động lồng ngực. Khuyến khích
người bệnh ho, hít thở sâu, tập thở 5 – 6 lần/2 giờ giúp giãn nở lồng ngực để
phổi giãn nở hoàn toàn tránh nguy cơ xẹp phổi. Cung cấp dụng cụ thở và hướng
dẫn người bệnh tập thở, tránh biến chứng dày dính màng phổi.
Cho người bệnh nằm ở tư thế semi Fowler, nếu khơng có chống chỉ định
nên xoay trở người bệnh 2 giờ/1 lần nghiêng về dẫn lưu, tập dang tay mỗi ngày
3 lần. Theo dõi tình trạng phù nề hay tràn khí dưới da của người bệnh.
5. Quy trình kỹ thuật thay băng dẫn lưu màng phổi
Mang dụng cụ đến giường, báo và giải thích với người bệnh.
Cho người bệnh nằm ở tư thế thuận tiện, tốt nhất là tư thế ngồi hay tư thế
Fowler, tay người bệnh đưa lên phía đầu để điều dưỡng dễ chăm sóc.
Vén áo người bệnh, phơi bày chân da nơi dẫn lưu.
Trải tấm lót phía dưới vết thương dẫn lưu.
Đặt bồn hạt đậu sạch dưới chân dẫn lưu dùng để hứng dịch khi thay băng.
Đặt 2 kìm kẹp ống lên tấm lót.
Điều dưỡng kiểm tra lại bình chứa đã ghi đầy đủ chưa, đặt bình vào nơi

an tồn (lấy bình cũ ra khỏi hộp gỗ và đặt bình mới vào), đặt đầu dây câu nối
vào nơi an toàn, cố định dây câu nối trên giường.
Tháo băng keo chung quanh miếng băng.
Điều dưỡng rửa tay nhanh và mang găng sạch.
Dùng tay mang găng sạch tháo băng bẩn bỏ vào túi rác y tế.
Tháo găng bẩn và mang găng sạch mới.
Mở mâm vơ trùng đúng cách.
Lấy kìm vơ khuẩn an tồn.


7

Sắp xếp lại dụng cụ trong mâm: cắt gạc che chân dẫn lưu, cắt giữa miếng
gạc đến 1/2 thì ngưng, đặt gạc vào 1 bên mâm. Xếp miếng gạc khác lên trên,
đặt bơng sạch gần chén chung về phía người bệnh.
Rửa da chung quanh chân dẫn lưu bằng dung dịch nước muối 0,9%, rửa
da sát chân ống rộng ra 5cm.
Rửa dọc thân dẫn lưu từ chân ống lên 5 – 7cm.
Dùng bông khô để lau khô da chung quanh, thân ống dẫn lưu.
Sát trùng da chung quanh chân dẫn lưu và thân ống dẫn lưu bằng dung
dịch sát trùng.
Lấy gạc đã cắt đặt lên chân dẫn lưu.
Dùng băng keo bản rộng để băng kín chân dẫn lưu, băng tồn bộ gạc cho
kín vết thương, nếu khơng có băng keo bản rộng thì dùng băng keo có chiều
rộng 5cm để băng 4 góc, băng cho kín hồn tồn.
Mở bồn hạt đậu vơ trùng đặt lên tấm lót dưới chân dẫn lưu.
Gắp 2 miếng gạc đặt lên ống dẫn lưu và dùng kìm lớn kẹp ống dẫn lưu lại
(nên kẹp kìm chéo nhau).
Tháo băng keo chỗ nối.
Gắp 2 miếng gạc cầm tay tháo rời đầu dưới dẫn lưu và dây câu nối. Cho

đầu dẫn lưu vào bồn hạt đậu vô trùng. Cầm thẳng dây câu nối cho dịch chảy
hết vào bình chứa, dùng gạc che đầu ống nối, gập ống lại, cố định gạc, quấn
gọn dây vào bình.
Dùng gạc vơ trùng mới cầm ống dẫn lưu cách đầu dưới hơn 5cm.
Dùng dung dịch nước muối 0,9% rửa đuôi ống, rửa từ đuôi ống lên thân
ống 5cm.
Sau khi rửa xong thì lau khơ và sát khuẩn lại đuôi ống.
Lấy dây câu mới nối vào dẫn lưu.
Dùng băng keo dán từ ống dẫn lưu qua ống nối đến dây câu nối, nên dán
lên mặt vát nhọn của ống dẫn lưu. Băng kín theo vịng tròn các điểm nối của


8

ống, nên nhớ phải xếp nếp băng keo ở mối dừng để dễ tìm mối băng keo cho
kỳ thay băng sau.
Tháo nhẹ nhàng kìm kẹp ống ra.
Kiểm tra hoạt động của hệ thống dẫn lưu, hướng dẫn người bệnh hít sâu
hay ho để quan sát mực nước lên xuống, khi hít vào mực nước dâng lên và hạ
xuống khi thở ra chứng tỏ hệ thống thơng.
Quan sát bình cũ và ghi nhớ số lượng dịch thoát ra, thu dọn dây và ống
vào túi rác.
Tháo găng tay.
Cho người bệnh ngồi dậy hít thở sâu, thuận tiện cho người bệnh.
Nếu có y lệnh hút thì gắn máy hút vào ống ngắn của bình.
Ghi hồ sơ: ngày giờ thay băng, số lượng dịch, màu sắc, tình trạng người
bệnh.
6. Thực hành phịng ngừa nhiễm chăm sóc bệnh nhân dẫn lưu màng phổi
6.1 Vệ sinh tay thường quy.
Bàn tay của nhân viên y tế là phương tiện phổ biến nhất để truyền mầm

bệnh liên quan đến chăm sóc sức khỏe từ NB sang NB và trong mơi trường
chăm sóc sức khỏe.Vệ sinh bàn tay là biện pháp hàng đầu để ngăn ngừa sự lây
lan của kháng kháng sinh và giảm nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức
khỏe 16.
Nghiên cứu tại nhiều nước chỉ ra rằng việc phịng chống nhiễm trùng
vết mổ cần phải có vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc DLMP 1.
Vệ sinh tay sẽ không loại bỏ được vi khuẩn nếu khơng thực hiện đúng
quy trình. Vệ sinh tay đúng quy trình giúp hóa chất được dàn đều lên tồn bộ
bề mặt của tay sẽ có hiệu quả loại bỏ vi sinh vật ở tay.
Mục đích: Loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trên bàn tay;
Phịng ngừa sự lan truyền mầm bệnh người bệnh có thể mắc phải khi nằm
viện.


9

Hình 1. 1 Quy trình rửa tay thường quy (Nguồn: công văn số 7517/BYTDTr ngày 12 tháng 10 năm 2007)

6.2 Vệ sinh tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn.
Các bước giống 6 bước rửa tay thường quy nhưng chà sát tay từ 20 – 30
giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn như tiêu chuẩn vàng để vệ sinh
tay trong chăm sóc sức khỏe là một trong những giải pháp quan trọng nhất để
tăng số lần rửa tay của nhân viên y tế 16. Vì vậy, các khoa cần trang bị các lọ
dung dịch chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để nhân viên y tế sử dụng. Tối
thiểu ở các vị trí như đầu giường bệnh các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực,
trên xe tiêm, xe dụng cụ làm thủ thuật, bàn khám bệnh, cạnh cửa chính ra vào
mỗi khoa…
7. Chăm sóc bệnh nhân có dẫn lưu màng phổi
7.1. Nhận định:

- Quan sát hơ hấp, tuần hồn, dấu hiệu khó thở, sắc mặt, da niêm.


10

- Người bệnh đang có máy hút và áp lực hút bao nhiêu?
Quan sát vết thương chân dẫn lưu, vết mổ?
- Tình trạng đau vết mổ?
- Bình chứa dịch, số lượng dịch, màu sắc dịch?
- Hệ thống dẫn lưu kín, thơng, một chiều và vơ trùng?
7.2. Chẩn đốn điều dưỡng
- Người bệnh hạn chế hô hấp liên quan đau vết mổ.
- Người bệnh có dẫn lưu màng phổi liên quan tràn dịch, tràn khí màng
phổi.
- Nguy cơ dày dính màng phổi, xẹp phổi liên quan sự trao đổi khí.
7.3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc
* Người bệnh có dẫn lưu màng phổi
- Người bệnh hạn chế hô hấp liên quan đau vết mổ.
- Mục tiêu: Người bệnh giảm đau vết mổ và thở có hiệu quả.
- Can thiệp điều dưỡng:
+ Giải thích cho NB hiểu thở hiệu quả.
+ Tiêm thuốc giảm đau cho người bệnh.
+ Chăm sóc vết mổ.
+ Theo dõi tính chất vết mổ
* Người bệnh có dẫn lưu màng phổi liên quan tràn dịch, tràn khí màng
phổi.
- Mục tiêu: Hệ thống dẫn lưu an toàn và hiệu quả.
- Can thiệp điều dưỡng:
+ Giữ ống dẫn lưu màng phổi thẳng, khơng căng, khơng gập góc, khơng
để người bệnh nằm đè lên.

+ Bình chứa dịch phải đặt thấp hơn vị trí dẫn lưu 60cm


11

+ Hệ thống phải kín giữa dẫn lưu – dây câu – bình chứa, giữ mực nước
trong bình kín và ống dài luôn ngập trong nước 2 – 3cm, lưu ý nước có thể bốc
hơi.
+ Ghi ngày giờ thay băng và số lượng dịch đổ vào bình, tên điều dương
thực hiện.
- Điều dưỡng cần ghi và báo cáo số lượng dịch ra mỗi 30 phút/2 giờ đầu
ngay sau khi đặt dẫn lưu màng phổi, mỗi giờ/1 lần trong 24 giờ sau, mỗi 2 giờ
sau đó và mỗi 8 giờ khi ổn định. Nếu có máy hút thì gắn vào ống ngắn. Người
lớn hút áp lực 15 – 20cm H2O Bác sĩ ghi trực tiếp vào hồ sơ bệnh án, trẻ em
hút 10 – 15cm H2O. Thời gian đặt áp lực hút 6-8h
- Bình thường nước trong bình sẽ dao động lên xuống trong ống dài theo
nhịp thở của người bệnh, nếu khơng sủi bọt điều dưỡng cần quan sát tình trạng
người bệnh, kiểm tra lại hệ thống (gắn máy hút thì khơng thấy sủi bọt).
- Đơi khi sự sủi bọt trong bình chỉ ngắt quãng theo nhịp thở thường xảy ra
trong trường hợp dẫn lưu khí. Nhưng khi sự sủi bọt liên tục trong bình và khơng
dứt thì điều dưỡng xác định lại xem bình cịn kín khơng, đồng thời nên kẹp ống
lại cho đến khi ngừng sủi bọt. Cần thay hệ thống mới ngăn ngừa dó khí.
- Khơng bao giờ nâng cao hệ thống bình nước ngang ngực người bệnh. Để
chai hứng ở nơi an toàn, đảm bảo chai hứng không bể, không lật đổ và chai
không cạn nước. Nếu chai lật nhào hay đổ nước thì kẹp ống ngay lại và thay
chai khác ngay.
- Khi di chuyển hay thay hệ thống nên kep ống lại. Ln ln có 2 kềm to
để trên giường người bệnh.
- Đặt monitor theo dấu hiệu sống của người bệnh thường xuyên, nghe
phổi, quan sát lồng ngực để phát hiện bất thường sự di động lồng ngực.

- Khuyến khích người bệnh ho, hít thở sâu, tập thở 5 – 6 lần/2 giờ giúp
phổi giãn nở tránh nguy cơ xẹp phổi.


12

- Người bệnh nằm tư thế Fowler, xoay trở người bệnh mỗi 2 giờ nghiêng
về dẫn lưu, tập dang tay mỗi ngày 3 lần.
- Theo dõi tình trạng phù nề hay tràn khí dưới da của người bệnh.
Rút dẫn lưu:
Chỉ định: Rút dẫn lưu khi phổi giãn nở tốt và dịch < 50 – 100ml trong
mỗi 8 giờ, thời gian thường không quá 24 giờ. Kiểm tra X - Quang thấy phổi
giãn nở tốt.
Rút dẫn lưu: Trước khi rút dẫn lưu màng phổi điều dưỡng cần khuyến
khích người bệnh ngồi dậy hít thở sâu hay thổi vào bình có viên bi giúp phổi
giãn nở tối đa. Công tác tư tưởng cho người bệnh, hướng dẫn người bệnh hít
sâu khi điều dưỡng rút dẫn lưu. Điều dưỡng ép kín vết thương, thắt mối chỉ chờ
(nếu có) và băng chặc gạc lại. Theo dõi sát hô hấp vài giờ sau rút, cho người
bệnh ngồi dậy, tập thở đều.
* Nguy cơ dày dính màng phổi, xẹp phổi liên quan đến trao dổi khí
Mục tiêu:Đề phòng các biến chứng.
- Viêm phổi: Hướng dẫn người bệnh cách thở, vận động, giữ ấm, vệ sinh
răng miệng.
- Xẹp phổi: Hướng dẫn người bệnh cách tập thở sâu 5 – 6 lần trong 2 giờ
ngay sau khi đặt cho đến khi xuất viện. Hướng dẫn người bệnh tập thổi bong
bóng.
- Lượng giá nghe phổi người bệnh.
* Bệnh nhân có dẫn lưu màng phổi
-Nhiễm trùng vết mổ: Ln thay vết mổ vơ trùng trước.
- Khó thở do dày dính màng phổi: hướng dẫn người bệnh hít thở sâu 5 – 6

lần mỗi 2 giờ.
-Rị khí qua hệ thống: Bảo đảm hệ thống kín hồn tồn.
- Bể bình: Kẹp ống ngay và thay bình mới.


13

-Rút ống dẫn lưu: Hướng dẫn người bệnh cách ngồi dậy, giữ an toàn cho
người bệnh tránh sút ống. Trong trường hợp sút ống dẫn lưu, điều dưỡng dùng
gạc ép chặt và băng kín lại vết thương tránh để khí vào màng phổi, báo bác sĩ
xử trí tiếp.
* Giáo dục sức khỏe
- Giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh, tầm quan trọng của việc tập
thở sâu, tập làm giãn nở phổi (hướng dẫn bệnh nhân thực hiện).
- Xây dựng một chương trình về luyện tập hơ hấp để phục hồi và tăng
cường chức năng hô hấp.
- Xây dựng chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách phòng ngừa để không bị mắc lại bệnh.
- Bệnh nhân nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường về hơ hấp.
8. Dẫn lưu khoang màng phổi
8.1. Định nghĩa
Dẫn lưu khoang màng phổi là một can thiệp ngoại khoa tối thiểu, đặt một ống
dẫn lưu vào khoang màng phổi nhằm:
- Dần lưu sạch máu, dịch và khí trong khoang màng phổi
- Giúp phổi nở tốt
- Tái tạo áp lực âm trong khoang màng phổi
8.2. Chỉ định
- Các trường hợp tràn khí màng phổi :
+ Có van (xupap)
+ ở Người bệnh đang dùng máy thở + Có áp lực sau khi chọc kim ban đầu để

giảm áp + Dai dẳng hoặc tái phát sau khi đã chọc hút đơn thuần + Thứ phát ở
Người bệnh trên 50 tuổi
+ Trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, tụ cầu phổi, lao phổi ...
- Tràn máu màng phổi


14

- Tràn mủ màng phổi
- Tràn máu hoặc tràn dịch màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính)
8.3. Chống chỉ định
- Phổi đơng đặc dính vào thành ngực khắp một nửa phổi
- Tràn dịch màng phổi do suy tim, suy thận, nếu khó thở chỉ chọc hút, khơng
dẫn lưu.
- Rối loạn đông máu nặng
8.4. Cấu tạo khoang màng phổi
- Màng phổi: Màng phổi là lớp màng mỏng bao phủ bên ngồi của phổi. Nó
có chức năng bảo vệ và duy trì cấu trúc của phổi. Màng phổi gồm hai lớp
màng: màng phổi nội vi và màng phổi ngoại vi.
- Khoang màng: Khoang màng là không gian giữa hai lớp màng phổi nội vi và
màng phổi ngoại vi. Nó chứa một lượng nhỏ chất lỏng, giúp giảm ma sát và
tạo sự trượt mềm mượt cho phổi trong q trình hít thở.
- Màng phổi nội vi: Màng phổi nội vi là lớp màng tiếp xúc trực tiếp với các
thùy phổi và các mơ xung quanh. Nó giúp bảo vệ phổi khỏi các vi khuẩn,
virus và các chất gây viêm nhiễm.
- Màng phổi ngoại vi: Màng phổi ngoại vi là lớp màng tiếp xúc với màng
phổi. Nó có chức năng giữ và bảo vệ cấu trúc của phổi, đồng thời giữ cho
khoang màng phổi ln có chất lỏng đủ để tạo sự trượt mềm mượt mà.

9. Những điểm cần lưu ý

Cần quan sát bình hứng dịch về màu sắc, số lượng và ghi vào hồ sơ chính
xác thời gian. Làm cơng tác tư tưởng cho người bệnh an tâm trong lúc thực
hiện.
Hướng dẫn người bệnh cách dang tay, cách hít thở, tập thở. Người bệnh
nằm ở tư thế Fowler khi thay băng.


15

Trong thời gian thay băng nên theo dõi dấu hiệu khó thở. Nên thực hiện
cho thở oxy ngay cho người bệnh nếu thấy dấu hiệu khó thở.
Sau khi thay xong cho người bệnh hít sâu hay ho mạnh để quan sát mực
nước lên xuống trong ống theo nhịp thở để biết hệ thống ống đã thông.
Thực hiện gắn máy hút vào ống ngắn nếu có y lệnh.


16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các bệnh nhân CTNK có TKMP hai bên
đơn thuần, hoặc phối hợp với các thương tổn khác ở ngực hay ở cơ quan khác,
được điều trị tại bệnh viện Việt Đa Khoa Thành Phố Vinh , trong thời gian từ
1/1/2023 đến 1/10/2023.
* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
- Bệnh nhân bị CTNK đơn thuần hoặc đa chấn thương, đã được chẩn đốn
xác định có TKMP hai bên (bằng lâm sàng, X quang, siêu âm, chọc dò, và phẫu
thuật).
- Đã được điều trị TKMP hai bên bằng phẫu thuật (DLMP hoặc mổ nội
soi, mở ngực) tại BV Đa Khoa Thành Phố Vinh hoặc kíp mổ của BV Đa Khoa

Thành Phố Vinh tại y tế cơ sở
- Đã được sơ cứu - điều trị TKMP hai bên bằng DLMP tại y tế cơ sở, sau
đó chuyển đến BV Đa Khoa Thành Phố Vinh điều trị tiếp, được xác định đúng
chẩn đốn là có TM-TKMP hai bên tại BV Đa Khoa Thành Phố Vinh
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo tiêu chuẩn nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.
- TKMP không phải do CTNK.
-TKMP một bên ngực.
- Bệnh nhân đã được mở ngực điều trị CTNK tại y tế cơ sở.
- Không đủ tiêu chuẩn hồ sơ bệnh án, tư liệu phục vụ nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu.

* Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang.


17

* Quy trình nghiên cứu:
+ Tìm tất cả hồ sơ bệnh nhân bị CTNK trong thời gian nghiên cứu, sàng
lọc các trường hợp có TKMP hai bên từ 01/01/2023 đến 01/10/2023. Lấy các
tham số nghiên cứu vào từng thời điểm trước mổ, kỹ thuật mổ, và diễn biến sau
mổ theo một biểu mẫu thống nhất.
+ Tham gia chẩn đoán, điều trị cho một số bệnh nhân bị TKMP hai bên
do CTNK từ 01/ 2023
+ Tổng kết, xử lý số liệu, viết luận văn.
* Cỡ mẫu nghiên cứu:
Cách chọn mẫu không xác suất, gồm tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
nghiên cứu trong thời gian từ 1/1/2023 đến 1/10/2023
* Phương pháp chọn mẫu.

Chọn khoa: Chọn có chủ đích
Chọn khoa Ngoại Tổng hợp tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh.
2.3 Các biến số nghiên cứu
* Mục tiêu 1
Biến số thực hành việc chăm sóc bệnh nhân dẫn lưu màng phổi: Biến số
định tính, có hai giá trị: “đạt” và “khơng đạt". Bao gồm các nhóm biến sau:
(Khơng làm hoặc làm
Biến số định tính

(Hồn thành như u khơng đạt hay khơng
cầu)

tn thủ trình tự các
bước

Quy trình rửa tay thường Đạt
quy (phụ lục 2)

Không đạt


18

Quy trình sát khuẩn tay
nhanh với dung dịch có

Đạt

Khơng đạt


Đạt

Khơng đạt

chứa cồn(phụ lục 3)

Biến số về tuân thủ quy
trình chăm sóc ống DL
(phụ lục 4)

* Mục tiêu 2
2.3.2.1. Biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi: Biến định lượng khơng liên tục, tính bằng năm sau đó được
mã hóa thành biến số định tính, có 4 giá trị: <30 tuổi, từ 30 – 39 tuổi, từ 40 –
49 tuổi và ≥ 50 tuổi.
Giới tính: Biến số nhị phân, có 2 giá trị: nam, nữ
Thâm niên cơng tác: Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá
trị < 10 năm, 10 – 19 năm và ≥ 20 năm.
Trình độ học vấn: Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá
trị: Trung cấp, cao đẳng, đại học.
Nơi làm việc: Biến số định tính có giá trị tại khoa Ngoại Tổng hợp
2.3.2.2. Biến số về đặc điểm tính chất cơng việc
Số người bệnh chăm sóc/ngày: Biến số định lượng, xác định qua phát vấn.
Khối lượng công việc: Biến số định lượng, xác định qua phát vấn
2.3.2.3 Biến số về sự phối hợp, hỗ trợ đối với đồng nghiệp
Giúp đỡ ĐDV khác: Biến số định tính, xác định qua phỏng vấn, có 3 giá
trị: Thường xuyên, thỉnh thoảng, không giúp đỡ



×