ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với nền kinh tế ngày càng phát triển sau khi hội nhập WTO. Nhiều
ngành công nghiệp đã có những bước phát triển nhanh chóng. Điển hình là ngành
sản xuất, mua bán ô tô.
Hiện nay ở Việt Nam có một số nhãn hiệu ô tô như Toyota, Mishibishi,
Deawo… là những nhãn hiệu nổi tiếng, được người dân ưa chuộng với nhiều mẫu
mã khác nhau. Qua đó góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, tạo môi
trường làm việc và vui chơi thoải mái hơn. Cùng với sự phát triển đó thì các hoạt
động sửa chữa, rửa ô tô ra đời, tạo ra một nguồn nước thải khá lớn gây ô nhiễm
môi trường.
Và Công ty Toyota Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí
Minh không là ngoại lệ. Với hoạt động mua bán, bảo trì, sửa chữa và cả rửa xe
hàng ngày Công ty thải ra gần 20m
3
nước thải.
Nước thải của Công ty phát sinh từ hai nguồn là nước thải sửa, rửa xe và
nước thải sinh hoạt của nhân viên. Vì vậy thành phần của nước thải là cặn,
amoni, COD và đặc biệt là dầu khoáng. Để đảm bảo nguồn nước thải thải ra
không gây ảnh hưởng đến môi trường, Công ty đã thiết kế hệ thống xử lý nước
thải với công nghệ tách dầu khoáng là tuyển nổi bằng khí hoà tan dưới áp lực khí
- nước hay còn gọi là DAF. Để hệ thống xử lý với hiệu quả cao cần tìm ra được
nồng độ tốt nhất của chất keo tụ PAC/m
3
và điều chỉnh áp lực khí - nước phù hợp
nhất để tạo ra những bọt khí nhỏ mà dầu khoáng cũng như các chất rắn lơ lửng có
thể bám vào tạo hiệu quả lắng tốt nhất. Đây cúng là lý do thực hiện đề tài
“Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ DAF xử lý COD, SS và dầu khoáng cho hệ
thống xử lý nước thải Công ty Toyota Lý Thường Kiệt”
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU
1.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
Ứng dụng công nghệ tuyển nổi bằng khí hoà tan để xử lý cặn, các hợp chất
hữu cơ và dầu khoáng cho Công ty Toyota Lý Thường Kiệt, Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
- Xác đònh nồng độ PAC tối ưu để xử lý 1m
3
nước thải.
- Điều chỉnh áp suất tối ưu.
- Từ đó đưa ra các thông số cho vận hành hệ thống tại Công ty và cho
tính toán thiết kế các hệ thống tương tự sau này.
1.2 ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Đề tài được thực hiện tại Công ty Toyota, Lý Thường Kiệt, Quận Tân
Bình, Tp. Hồ Chí Minh và tại phòng Công nghệ biến đổi sinh học - Viện Sinh
Học Nhiệt Đới.
1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI.
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích
một số thông số và chỉ tiêu liên quan đến đề tài:
Thay đổi nồng độ PAC tối ưu bơm vào nước thải để keo tụ các chất ô
nhiễm và điều chỉnh áp suất tối ưu tạo ra áp lực khí nước phù hợp để hiệu
quả lắng là cao nhất.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả xử lý COD, SS, và đặc biệt là
dầu khoáng trong nước thải sản xuất và sinh hoạt của Công ty Toyota Lý
Thường Kiệt bằng công nghệ tuyển nổi bằng khí hoà tan.
Do thời gian có giới hạn nên mỗi sự thay đổi và điều chỉnh chỉ vận hành
trên hệ thống trong 3 ngày và chủ yếu quan tâm đến mẫu đầu vào (bể điều
hoà) và mẫu đầu ra (lắng 1) còn các bể khác một tuần phân tích một lần để
hiểu rõ về thành phần, tính chất cũng như hiệu quả của hệ thống xử lý.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Để đạt được mục tiêu trên các nội dung của đồ án tốt nghiệp là:
Tìm hiểu thành phần và tính chất của nguồn nước thải.
Thu thập và tổng hợp các tài liệu về công nghệ tuyển nổi bằng khí hoà tan.
Tìm hiểu các thiết bò của hệ thống xử lý và quy trình vận hành hệ thống.
Vận hành hệ thống thực nghiệm với các thông số thay đổi khác nhau. Mỗi
thông số thay đổi vận hành trong 3 ngày.
Phân tích các chỉ tiêu môi trường liên quan sau mỗi ngày vận hành. Từ đó
tìm ra hiệu suất xử lý tốt nhất.
Sau khi tìm ra được nồng độ và áp suất tối ưu, đưa ra chế độ vận hành hệ
thống hiệu quả nhất.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Để đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu trên đồ án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
1.5.1 Phương pháp luận.
Xuất phát từ nguồn nước của thành phố ngày càng ô nhiễm gây nhiều tác
động xấu đến môi trường. Vì vậy nghiên cứu công nghệ để xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn xả thải ra môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các
Công ty sản xuất ở Việt Nam nói chung và Công ty Toyota Lý Thường Kiệt nói
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
riêng để góp phần bảo vệ môi trường và tiến đến tiêu chuẩn ISO 14001
(International Standard Oganization).
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Phương pháp tổng hợp tài liệu.
• Thu thập, tổng hợp số liệu và tài liệu liên quan đến những hoạt động
của Công ty Toyota Lý Thường Kiệt, các nguồn phát sinh và thành
phần của nước thải.
• Các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến cơ sở lý thuyết cũng
như các thông số, thiết bò cần thiết để vận hành hệ thống tuyển nổi
bằng khí hoà tan hoạt động tốt.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
• Điều tra và khảo sát lưu lượng, thành phần nước thải ra hàng ngày
của Công ty Toyota Lý Thường Kiệt.
• Những nguồn chủ yếu phát sinh ra nước thải.
• Quy trình vận hành của hệ thống hiện tại.
• Nồng độ PAC bơm vào hệ thống xử lý và áp suất cảu bình điều áp.
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải.
• Phương pháp phân tích chỉ tiêu COD.
• Phương pháp phân tích chỉ tiêu SS.
• Phương pháp phân tích hàm lượng dầu khoáng.
Phương pháp vận hành trên hệ thống thực nghiệm.
• Phương pháp thay đổi nồng độ PAC tối ưu.
• Phương pháp điều chỉnh áp suất tối ưu.
Phương pháp xử lý số liệu
• Sử dụng phần mềm Excel.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
• Phương pháp thống kê.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TOYOTA LÝ
THƯỜNG KIỆT
2.1 GIỚI THIỆU.
Toyota Lý Thường Kiệt là đại lý có 100% vốn đầu tư của Nhật Bản. Từ khi
đi vào hoạt động (tháng 2/2003) công ty đã nhanh chóng trở thành đòa chỉ đáng tin
cậy cho khách hàng có nhu cầu mua xe Toyota cũng như các dòch vụ bảo dưỡng
sửa chữa.
Toyota Lý Thường Kiệt là một trong số ít các đại lý Toyota tại Việt Nam
đã được Công ty Toyota Nhật Bản (TMC) chứng nhận hệ thống dòch vụ đạt tiêu
chuẩn TSM (Toyota Service Marketing) toàn cầu.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, Công ty sẵn sàng tư vấn
cho Quý khách để chọn được chiếc xe ưng ý nhất với điều kiện thanh toán phù
hợp.
2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC.
Hình 1: Cơ Cấu Tổ Chức Chung Của Một Đại Lý Thuộc Toyota Việt Nam :
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 6
Giám đốc
Nhân viên
môi trường
Phòng kinh
doanh
Phòng dòch
vụ
Phòng phụ
tùng
Phòng hành
chính
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Những người chòu trách nhiệm thực hiện về môi trường của các nhóm gồm
có: Nhân viên môi trường, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng dòch vụ, trưởng
phòng phụ tùng và trưởng phòng hành chính…Nhân viên môi trường có trách
nhiệm theo dõi hệ thống quản lý môi trường như rác thải, nước thải, tiếng ồn…
của công ty và báo cáo lại cho giám đốc. Và giám đốc công ty là người cuối cùng
chòu trách nhiệm cho hoạt động bảo vệ môi trường tại công ty.
2.3 SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ.
2.3.1 Sản phẩm.
• Camry.
• Corolla.
• Vios.
• Innova.
• Hiace.
• Land Cruirser.
2.3.2 Dòch vụ.
• Bảo dưỡng nhanh.
• Bảo dưỡng đònh kỳ.
• Sửa chữa chung.
• Sửa chữa đồng sơn.
• Chính sách bảo hành.
• Phụ tùng chính hãng.
• Hỗ trợ kỹ thuật.
2.4 NGUỒN GỐC VÀ THÀNH PHẦN CHẤT THẢI CÔNG TY.
2.4.1 Rác thải.
Rác thải của Công ty chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt và văn
phòng: giấy, bút, chai nhựa và dầu, giẻ lau, kính, lốp xe… từ hoạt động mua bán,
sửa xe. Hiện nay công ty hợp đồng với Công ty Môi trường và Đô thò để thu gom
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
và xử lý. Hàng ngày Công ty Môi trường và Đô thò cho xe vào thu gom và vận
chuyển đến các khu xử lý. Do hoạt động sửa xe nên thành phần rác thải của Công
ty có nhiều thành phần nguy hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân viên. Đặc biệt,
hoạt động sửa chữa, bảo trì, rửa xe của công ty tạo ra một lượng chất nguy hại
đáng kể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người nếu không có hoạt động xử
lý và thu gom tốt.
Một số chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sửa chữa:
• Dầu phanh chứa dietylen, poly – etylen glycol, mono – alkyn ete là những
chất độc hại cho môi trường
• Dầu xăng thải sau khi rửa phụ tùng là xăng dầu diesel, dầu hoả thải sau
khi rửa phụ tùng trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng xe ôtô.
• Dầu thải gồm dầu động cơ, dầu cầu, dầu số, dầu giảm xóc, dầu trợ lực.
• Túi khí có plastic, kim loại.
• Lọc dầu chứa thép, giấy, sợi và dầu.
• Giẻ lau vệ sinh có sợi, dầu, mỡ…
• Can, chai, hộp nhựa chứa dầu máy, dầu côn, dầu phanh…
• Ắc quy có vỏ cao su, nhựa cứng, đặc biệt là trong bình ắc quy chứa chì và
acid sulfuric.
• Nước làm mát (LLC) chứa acid photphoric, hydrazine, glycol và alcohols
rất độc hại cho môi trường.
• Phụ tùng có chứa chì và thuỷ ngân.
• Chất thải hữu cơ từ buồng sơn như chất tẩy rửa, dung môi pha sơn.
• Gas của máy điều hoà chia làm hai loại: R – 12 (một loại CFC), là khí thải
độc hại làm thủng tầng ozone và Gas – 134a (một loại HFC), là loại khí có
hại cho môi trường, gây hiệu ứng nhà kính.
• Lọc buồng sơn sấy chứa than hoạt tính, bụi sơn, sơn chết là những chất có
hại cho môi trường.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
• Má phanh, đóa côn có aminăng được tráng lên bề mặt của má phanh, đóa
côn dạng bụi hoặc sợi (là chất có hại cho môi trường).
Các chất thải nguy hại này tuỳ theo từng loại mà có những biện pháp thu
gom, vận chuyển và xử lý khác nhau. Đa số là được thu gom vào thùng chứa có
bên ngoài có ghi nhãn và được Công ty Môi trường và đô thò đến thu gom.
2.4.2 Nước thải.
Thành phần chủ yếu trong nước thải của Công ty là dầu mỡ khoáng, nước,
hoá chất, cặn và chất tẩy rửa. Vì vậy để đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn Công ty
cần có thiết bò tách nước và dầu; thiết bò này được kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng
đònh kỳ. Phần hỗn hợp nhũ tương thu được từ quá trình vệ sinh, bảo dưỡng hệ
thống này được chuyển sang một thùng chứa lớn để lưu trữ; đặt bình chứa trong
khu khu vực tránh nước mưa; bình đặt được đắp ụ xung quanh; dán nhãn bên
ngoài “bình chứa cặn nước thải”.
Lưu lượng nước thải và tính chất nước thải là một trong hai thông số quan
trọng để lựa chọn công nghệ xử lý. Hiện nay lưu lượng nước thải của Công ty dao
động từ 15 - 20m
3
/ngày đêm được thu gom từ ba nguồn chính: nước thải từ hoạt
động sửa xe, nước thải từ hoạt động rửa xe và nước thải sinh hoạt từ các nhân
viên của Công ty.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Hình 2: Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Tại Công Ty
2.4.3 Không khí.
Khí thải gây ô nhiễm môi trường tại Công ty phát sinh từ hoạt động sơn xe,
sửa xe và bụi từ hoạt động chạy xe bên ngoài. Khí thải trong quá trình sơn là rất
độc hại cho sức khoẻ của nhân viên sơn vì vậy cần có đồ bảo hộ trong quá trình
sơn như khẩu trang, kính…
Nói chung trong quá trình hoạt động hiện tại thì công ty đã đáp ứng được
TCVN cho chất lượng không khí. Kết quả phân tích được viện nghiên cứu KHKT
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 10
Nước thải sản xuất Nước thải sinh hoạt
Bể tách dầu và lắng Bể tự hoạiHố
Bể lắng
nén bùn
Bể điều
hoà
Bể chứa
dầu
DD PAC 5%
Bộ tuyển nổi
khí nước – tách dầu cặn
Bể keo tụ lắng 1
Bể vi sinh hiếu khí
Bể lắng 2
Máy thổi khí
Nguồn tiếp nhận
DD Clo 0,3%
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
– BHLĐ thực hiện trong quá trình xác đònh và đánh giá tác động môi trường tại
công ty.
Bảng 1 : Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Không Khí Khu Vực Xung Quanh
Vò trí lấy mẫu
Bụi
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)
SO
2
(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
Khu vực cổng ra vào 0.28 0.04 0.14 2.5
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung
quanh (TCVN5937:2005 và 5938:2005)
0.3 0.2 0.35 30
Bảng 2: Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Không Khí Khu Vực Sản Xuất
Vò trí lấy mẫu
Bụi
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)
SO
2
(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
THC
(mg/m
3
)
Giữa xưởng sửa chữa chung. 0.45 0.05 0.25 3.5 7.2
Giữa xưởng đồng sơn. 0.50 0.06 0.30 5.5 8.5
Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp
(Quyết đònh 3733/2002/QĐ-BYT-
10/10/2002)
6 5 5 30 300
Bảng 3: Kết Quả Đo Nồng Độ Khí Thải Tại Nguồn Thải
Chỉ tiêu
Nguồn thải
Bụi
(mg/m
3
)
Toluen
(mg/m
3
)
Xylen
(mg/m
3
)
n-Hexan
(mg/m
3
)
Butyl
acetate
(mg/m
3
)
Lấy mẫu trên đường thoát khí
thải của ống thải khí từ phòng
sơn sấy 2
8.4 2.2 255 0.3 460
Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất
vô cơ (TCVN 5939:2005)
400 - - - -
Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với các chất hữu
- 750 870 450 950
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
cơ
(TCVN 5940:2005)
(Nguồn Viện Nghiên cứu KHKT – BHLĐ, phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 16/7/2007)
2.4.4 Tiếng ồn.
Nguồn chính phát sinh tiếng ồn ở Công ty gồm:
• Tiếng xe cộ chạy ngoài đường.
• Ồn trong quá trình sửa xe.
Tuy nhiên theo kết quả phân tích của Viện nghiên cứu KHKT – BHLĐ thì
tiếng ồn của Công ty đảm bảo không vượt quá tiêu chuẩn, không ảnh hưởng
đến khả năng làm việc cũng như sức khoẻ của nhân viên công ty.
Bảng 4: Kết Quả Đo Vi Khí Hậu, Độ Ồn Khu Vực Xung Quanh
Điểm đo
Nhiệt độ
o
C
Độ ẩm
%
Tốc độ gió
m/s
Ồn
dBA
Khu vực cổng bảo vệ. 30.2 54-56 0.4-1.8 58-60
Giới hạn tối đa mức ồn cho phép
đối với khu vực công cộng và dân
cư (TCVN 5949:1998)
- - - ≤60
Bảng 5: Kết Quả Đo Vi Khí Hậu, Độ Ồn Khu Vực Sản Xuất
Điểm đo
Nhiệt độ
0
C
Độ ẩm
%
Tốc độ gió
m/s
Ồn
dBA
nh sáng
Lux
Giữa xưởng sửa chữa chung. 32 63-64 0.2-0.8 65-70 250-310
Giữa xưởng đồng sơn. 31.5 62-63 0.3-0.5 74-78 210-280
Tiêu chuẩn vệ sinh công
nghiệp.
(Quyết đònh 3733/2002/QĐ-
BYT-10/10/2002)
≤ 32 ≤ 75 0,5-1,5 ≤ 85
≥ 200
(Nguồn Viện Nghiên cứu KHKT – BHLĐ, phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh,
ngày 16/7/2007)
2.5 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.
2.5.1 Phát thải vào nước.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Hoạt động sửa chữa xe thải trực tiếp xăng dầu (các hydrocarbon) từ các
hoạt động tiếp theo khâu tách dầu vào hệ thống tiếp nhận nước thải thông qua
nước súc rửa, và nước đi ra từ khu rửa xe.
Ở những nơi thường xuyên phát thải các hydrocarbon xăng dầu vào hệ
thống tiếp nhận, trong nước thải thường có các tiểu phân phân tán xác đònh. Điều
này dẫn đến sự lắng cặn benthic. Hơn nữa, chính từ các cấu trúc benthic này mà
người ta đã quan sát được những thay đổi lớn và lâu dài của môi trường thuỷ sinh.
Các nghiên cứu cho thấy hệ thống thuỷ sinh có thể trải qua những thay đổi
sâu sắc và thể hiện nhiều hiệu ứng như hậu quả của nồng độ nhỏ các
hydrocarbon xăng dầu. Các nghiên cứu ảnh hưởng của các tiểu phân hydrocarbon
xăng dầu đã kết luận rằng những ảnh hưởng có hại nhất chủ yếu do hydrocarbon
mạch vòng thơm gây ra.
Nước thải chứa dầu có thể gây ra những khó khăn ngay tức thời cho việc
xử lý. Thêm vào đó, dầu còn chứa các chất phụ gia dưới dạng các chất hoá học
chậm phân huỷ, ảnh hưởng đến cả hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý.
Tính chất của nước thải phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm hoá chất
được sử dụng trong hoạt động sửa chữa, bảo trì và rửa xe.
Các kim loại cũng được tìm thấy trong nước thải đi từ bộ phận tách dầu.
Chúng gồm có chì, kẽm, cadimi. Cadimi được tìm thấy trong sơn xe. Bộ tản nhiệt
của xe được làm bằng hợp kim đồng, cadimi. Nước súc rửa chứa cặn dầu và nhiên
liệu tràn, có thể gây ô nhiễm ở nơi tiếp nhận nước thải và hệ thống xử lý. Tuy
nhiên trong thành phần nước thải của Công ty thì hàm lượng các kim loại này
không đáng kể nên ảnh hưởng không lớn đến quá trình hoạt động của hệ thống.
2.5.2 Phát thải vào không khí.
Việc chuyển giao nhiên liệu làm phát sinh khí thải hydrocarbon làm ảnh
hưởng đến quá trình hô hấp. Ảnh hưởng lớn nhất là từ hoạt động phun sơn.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Hoạt động phun sơn dẫn đến phát thải vào không khí các dung môi sơn và
các dung môi dùng để làm sạch thiết bò phun. Trong sơn thường chứa dung môi
thơm ngoài ra còn chứa ancol, eteglycol, este, aldehyd và ceton. Có thể có cả
hydrocarbon chlorinat.
Các sản phẩm bụi matrix sơn bay từ buồn sấy làm khô sơn. Trong buồn
phun sơn từ các dung môi sơn isocyanat polyme hoá và isocyanat tự do bay hơi
khỏi sơn.
Sự phát thải dung môi và các sản phẩm bụi matrix có mùi khó chòu có thể
gây khó chòu cho nhân viên hoạt động tại xưởng. Tuy nhiên tác động này không
gây ra vấn đề lớn về sức khoẻ nếu thiết bò xử lý hoạt động hiệu quả.
Các khí phát sinh từ các hoạt động trên dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người và có những tác động đến môi trường như hiệu ứng nhà kính.
2.5.3 Tiếng ồn.
Tiếng ồn có thể phát sinh từ máy nén, quạt, từ hoạt động của xưởng sửa
chữa, bảo trì và hoạt động di chuyển của các xe ra vào.
Tiếng ồn gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của công nhân viên công
ty, gây cảm giác khó chòu, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì vậy cần có các
thiết bò cách âm tốt để bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân
viên trong công ty.
2.6 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.
2.6.1 Chính sách môi trường.
Công ty Toyota Lý Thường Kiệt tuyên bố rằng “Bảo tồn tài nguyên và bảo
vệ môi trường” là trách nhiệm hàng đầu của chúng tôi bằng các cam kết sau đây:
• Giảm bớt các tác động có hại đến môi trường bằng cách tuân thủ chặt chẽ
những quy đònh hiện hành về môi trường theo luật môi trường hiện hành và
các quy đònh môi trường của thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tiếp tục
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
tìm các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường qua việc sử
dụng các năng lượng và tài nguyên tiết kiệm.
• Duy trì một chính sách mở: sẵn sàng hợp tác chặt chẽ và tăng cường chia
sẻ thông tin môi trường với các cơ quan, tổ chức trong lónh vực môi trường.
• Giảm gánh nặng ô nhiễm môi trường thông qua việc kiểm soát ô nhiễm
môi trường tại công ty gồm: giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn thải, thu
gom, lưu giữ theo quy đònh của đòa phương và chỉ chuyển giao chất thải cho
các công ty, đơn vò thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải có chức
năng được luật pháp cho phép.
• Củng cố và hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty trong các
hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời đào tạo và phổ biến kiến thức môi
trường cho tất cả nhân viên trong công ty.
• Đònh kỳ xem xét thường xuyên các mục tiêu môi trường cụ thể đã đặt ra
đồng thời đặt ra các mục tiêu môi trường khác cao hơn để tiếp tục cải
thiện.
2.6.2 Cam kết môi trường.
Toyota Lý Thường Kiệt hoạt động với phương châm “ Bảo tồn tài nguyên
và Bảo vệ môi trường là trách nhiệm hàng đầu của chúng ta”.
Chúng tôi cam kết:
1. Luôn tuân thủ chặt chẽ các Quy đònh bảo vệ môi trường theo Luật môi
trường hiện hành.
2. Kiểm soát các chất thải hàng ngày: Phân loại và lưu giữ chất thải ngay từ
nguồn thải. Ký hợp đồng chuyển giao, xử lý rác thải với các đơn vò hoạt
động đúng chức năng được pháp luật cho phép.
3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách tiết kiệm nhất nguồn nguyên
vật liệu, lắp đặt các trang thiết bò thu gom, lọc hút nguồn khí thải độc hại.
Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các trang thiết bò này.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
4. Phổ biến và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ mỗi cán bộ công nhân
viên trong Công ty.
5. Sẵn sàng hợp tác và trao đổi với các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lónh
vực môi trường.
6. Đònh kỳ xem xét các mục tiêu môi trường cụ thể đã đặt ra, đồng thời phấn
đấu đạt tới những mục tiêu cao hơn.
CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG
TY TOYOTA, LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ
NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU
3.1 NGUỒN GỐC.
Các chất thải vào gồm có dầu, dung môi hữu cơ, phức chất, chất hữu cơ và
kim loại nặng. Hàm lượng của chúng dao động tuỳ thuộc vào hoá chất, dung môi
được sử dụng trong quá trình sửa chữa, bảo trì. Ngoài ra còn có nước thải sinh
hoạt, nước mưa chảy tràn và nước thải từ bãi rửa xe.
Nước thải của Công ty Toyota Lý Thường Kiệt được chia thành bốn nhóm
chính:
• Nước thải sinh hoạt: từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
trong công ty như tắm rửa, vệ sinh…
• Nước thải sửa xe: có nguồn gốc từ hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa xe
• Nước thải rửa xe.
• Nước mưa chảy tràn.
3.2 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT.
Lưu lượng nước thải của công ty dao động từ 15 – 20 m
3
/ngày đêm.
3.2.1 Thành phần nước thải:
Bảng 6: Thành Phần Nước Thải Của Công Ty
STT Chỉ tiêu Đơn vò Giá trò TCVN 5945 – 2005 (B)
01 Độ pH ở 25
0
C - 6.6 5.5 – 9
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
02 Nhu cầu oxy sinh hoá
(BOD)
mgO
2
/l 116 ≤ 50
03 Nhu cầu oxy hoá học
(COD)
mgO
2
/l 248 ≤ 80
04 Hàm lượng cặn không tan
( SS)
mg/l 280 ≤ 100
05 Hàm lượng dầu mỡ mg/l 18.23 ≤ 5
06 Hàm lượng nitơ tổng mg/l 56.8 ≤ 30
07 Hàm lượng photpho tổng mg/l 8.8 ≤ 6
Tóm lại các chỉ tiêu đầu vượt quá tiêu chuẩn trong đó COD gấp 3 lần, SS
gấp 2 lần và dầu khoáng gấp gần 4 lần. Ngoài ra các chỉ tiêu khác cũng vượt quá
tiêu chuẩn như BOD, tổng hàm lượng nitơ, tổng hàm lượng photpho. Vì vậy trước
khi thải ra cống chung thành phố nước thải này cần được qua một hệ thống xử lý
để làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm tránh làm ô nhiễm nguồn nước của
thành phố.
3.2.2 Tính chất.
a. Nước thải sinh hoạt.
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt của nhân
viên trong công ty: tắm rửa, vệ sinh… từ các khu nhà làm việc, các khu nhà vệ
sinh, … Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong công ty bao gồm:
- Có chứa các chất cặn bã các chất hữu cơ hoà tan ( thông số các chỉ tiêu
BOD, COD).
- Các chất dinh dưỡng ( N,P) và vi trùng.
Chất thải sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn quy đònh hiện hành và có khả
năng gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxy hoà tan vốn rất quan trọng đối
với đời sống thuỷ sinh vật tại nguồn tiếp nhận.
b. Nước thải sản xuất.
Gồm có hai nguồn chính là nước thải rửa xe (chứa chất tẩy rửa) và nước
thải từ hoạt động sửa chữa và bảo trì xe (chứa dầu khoáng).
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Nước thải chứa dầu tồn tại ở ba trạng thái: dạng dầu hoà tan, dạng nhũ
tương và dầu không hoà tan. Trong đó dầu dạng nhũ tương và hoà tan là khó xử
lý hơn cả. Vì vậy cần có biện pháp xử lý phù hợp để không gây ảnh hưởng đến
môi trường.
c. Nước mưa chảy tràn.
Nước mưa chảy tràn kéo theo cặn, cát, đất thậm chí cả dầu bò rơi vãi ra
ngoài. Vì vậy tính chất ô nhiễm của nó cũng rất cao, cần có hệ thống thu gom để
xử lý.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
3.3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY.
3.3.1 Chu trình xử lý nước thải.
Bể thu gom (hố ga)
Bể này có nhiệm vụ thu gom tiếp nhận toàn bộ lượng nước thải từ các
nguồn thải từ trạm rửa xe về trạm xử lý, đồng thời tách phần lớn cặn có tỉ trọng
lớn như cát bùn đất, sau đó tiếp tục cho qua sọt lọc rác. Thể tích của bể này là
1m
3
.
Lưới lọc rác
Nước thải khu rửa xe sẽ theo hệ thống ống dẫn chảy về bể thu gom sẽ
được tiếp tục cho qua lưới lọc rác. Tại đây sọt lọc rác sẽ lọc các rác có kích thước
lớn hơn 5 mm lẫn trong dòng nước thải. Sau đó rác được thu hồi bằng phương
pháp thủ công và được Công ty Môi trường đô thò đến thu gom hàng ngày chung
với rác sinh hoạt.
Bể tách dầu và lắng cặn sơ cấp
Đối với dầu khoáng không hoà tan trong dòng nước thải và có tỉ trọng nhỏ
thì khi chảy vào bể chúng sẽ nổi lên trên mặt nước sau đó được thu hồi bằng
phương pháp thủ công. Mặt khác một phần lớn lượng cặn cũng được lắng tại các
bể này làm giảm hàm lượng cặn thuận lợi cho quá trình xử lý sau này. Thể tích
của bể là 5m
3
.
Bể điều hoà.
Nước thải rửa và sửa xe sau khi cho qua bể tách dầu và lắng cặn sơ cấp sẽ
được chảy vào cùng với nước thải sinh hoạt đến bể điều hoà. Tại đây nồng độ
cũng như lưu lượng nước thải được ổn đònh, giảm kích thước và tạo điều kiện làm
việc tốt nhất cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải. Thể tích của
bể là 3m
3
.
Bể tuyển nổi áp lực dầu khoáng.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Đối với dầu khoáng còn hoà tan trong nguồn nước thải vẫn còn tồn tại
trong nước thải sau khi đi qua các bể tách dầu và lắng cặn sơ cấp được đưa đến bể
tuyển nổi. Tai đây nước thải được bơm đònh lượng một lượng chất keo tụ PAC
(Poly amunium chloride) rồi được đưa qua một bình bơm áp lực. Nước thải và
không khí được hoà tan vào nhau, các chất bẩn sẽ bám vào các bọt khí và theo
dòng chảy nổi trên bề mặt. Các bọt này được thu gom bằng phương pháp thủ công
và đưa đến bể chứa bùn. Thể tích của bể là 2m
3
.
Bể lắng 1.
Sau một thời gian lưu ở bể phản ứng nước thải chảy qua bể lắng 1, tại bể
này các chất keo tụ có thời gian lắng và tách ra khỏi nước thải.
Bể lắng này có dạng hình trụ, đáy hình chóp, nước thải được đưa vào ống
trung tâm, phía cuối ống trung tâm có dạng hình loe, có thiết kế tấm chắn hình
nón cuối ống nhằm làm giảm dòng chảy tạo không gian lắng yên tónh, nước sạch
sẽ được đưa sang bể hiếu khí bằng ống dẫn ở phía trên bể. Thể tích của bể là
2m
3
.
Bể sinh học hiếu khí.
Sau khi qua bể lắng 1 nước thải được dẫn vào bể sinh học hiếu khí với bùn
hoạt tính tuần hoàn và có bổ sung một số chủng vi sinh vật đặc hiệu cho quá trình
phân huỷ hiếu khí. Không khí được đưa vào bằng máy nén khí có công suất lớn
qua các hệ thống đóa Airplex phân phối khí ở đáy bể, đảm bảo lượng oxy hoà tan
trong nước thải. Tại đây sẽ diễn ra quá trình phân huỷ hiếu khí triệt để, vi khuẩn
sẽ được cung cấp oxy để phân huỷ các chất bẩn có trong nước theo phản ứng:
CHO + O
2
= CO
2
+ H
2
O + Vi khuẩn mới.
Sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO
2
và sinh khối vi sinh vật, các
sản phẩm chứa nitơ và phốtpho sẽ được các vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng
khí nitơ bay lên và phốtpho được tích tụ thành sinh khối .Thể tích của bể là 5m
3
.
Bể lắng 2.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Sau giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến bể lắng 2,
chủ yếu nhằm loại bỏ lượng bùn sinh ra trong các giai đoạn xử lý sinh học. Sau đó
được châm một lượng dung dòch clo để khử trùng.
Bể lắng có dạng hình tròn, đáy hình chóp, nước thải được đưa vào ống
trung tâm có dạng hình loe, có thiết kế tấm chắn hình nón cuối ống chủ yếu nhằm
làm giảm dòng chảy tạo không gian lắng yên tónh, nước sạch theo đường ống
chảy ra nguồn tiếp nhận.Thể tích của bể là 5m
3
.
3.3.2 Mô tả thiết bò vận hành của hệ thống nước thải.
Tủ điện.
Điều khiển toàn bộ thiết bò của hệ thống và được ghi chú thích đầy đủ trên tủ.
Bơm nước thải từ hố ga về bể điều hoà.
Chức năng: Bơm nước thải về bể điều hoà.
Chế độ hoạt động: Hai phao điện luân phiên nhau hoạt động khi mức nước
bể nằm trong khoảng thấp nhất ở hố ga và cao nhất ở bể điều hoà. Có chế độ
hoạt động bằng contac và luân phiên vận hành tự động hoặc bằng tay.
Bơm nước thải từ bể điều hoà lên bể tuyển nổi.
Chức năng: Bơm nước thải từ bể điều hoà lên bể tuyển nổi áp lực phản
ứng.
Chế độ hoạt động: Hai phao điện luân phiên nhau hoạt động khi mức nước
bể nằm trong khoảng thấp nhất ở bể điều hoà và cao nhất ở bể hiếu khí. Có chế
độ hoạt động bằng contac và luân phiên vận hành tự động hoặc bằng tay.
Bơm bùn hoàn lưu về bể hiếu khí.
Chức năng: Bơm bùn từ bể chứa bùn về bể hiếu khí.
Chế độ hoạt động: bằng tay theo công tắc điều khiển trên tủ.
Máy nén khí.
Chức năng: Cung cấp khí cho bộ tuyển nổi khí - nước.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Chế độ hoạt động: theo chế độ tự động của máy bơm nước thải từ bể điều
hoà lên bể tuyển nổi.
Máy thổi khí.
Chức năng: Cung cấp khí cho bể vi sinh hiếu khí.
Chế độ hoạt động: Theo chế độ tự động cài đặt theo thời gian.
Bơm đònh lượng hoá chất PAC.
Chức năng: Cung cấp hoá chất PAC, bổ sung cho dòng nước thải đầu vào.
Chế độ hoạt động: Hoạt động tự động theo các tín hiệu từ bộ điều khiển
theo máy bơm từ bể điều hoà lên bể tuyển nổi hay vận hành bằng tay.
Thiết bò pha trộn hoá chất PAC.
Chức năng: Pha trộn hoá chất cần bổ sung vào hệ thống xử lý ở dạng lỏng,
cho nên chất keo tụ PAC ở dạng rắn phải pha với nước sạch thành dung dòch có
một nồng độ nhất đònh trước khi bổ sung vào dòng nước thải đầu vào.
Chế độ hoạt động: Vận hành bằng tay khi cho PAC vào rồi mở máy khuấy
và cho máy khuấy vận hành khoảng 15 – 20 phút thì PAC sẽ tan hoàn toàn.
Bơm đònh lượng hoá chất clo.
Chức năng: Cung cấp hoá chất clo, bổ sung cho dòng nước thải đầu ra.
Chế độ hoạt động: Hoạt động tự động theo các tín hiệu từ bộ điều khiển
theo máy bơm từ bể điều hoà lên bể tuyển nổi hay vận hành bằng tay.
Thiết bò pha trộn hoá chất clo.
Chức năng: Pha trộn hoá chất cần bổ sung vào hệ thống xử lý ở dạng lỏng,
cho nên chất khử trùng clo ở dạng hạt rắn phải pha với nước sạch thành dung dòch
có một nồng độ nhất đònh trước khi bổ sung vào dòng nước thải đầu vào.
Chế độ hoạt động: Vận hành bằng tay khi cho clo vào rồi mở máy khuấy
và cho máy khuấy vận hành khoảng 15 – 20 phút thì clo sẽ tan hoàn toàn.
3.4 TỔNG QUAN NƯỚC THẢI CHỨA DẦU.
3.4.1 Trạng thái của dầu trong nước thải.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Trong thực tế dầu hiện diện ở nhiều trạng thái khác nhau và khó mà xác
đònh chính xác các thành phần này bằng thí nghiệm. Nhưng nói chung thì dầu
trong nước thải chủ yếu tồn tại ở 4 dạng sau:
• Dạng tự do: ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu.
• Dạng nhũ tương cơ học: có hai dạng nhũ tương cơ học tuỳ theo
đường kính của giọt dầu:
− Vài chục µm : độ ổn đònh thấp.
− Loại nhỏ hơn: có độ ổn đònh cao, tương tự như dạng keo.
• Dạng nhũ tương hoá học: là dạng tạo thành do các tác nhân hoá học
( xà phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa)
• Dạng hoà tan: phân tử hoà tan ( như các chất thơm) hoặc bản chất
đặc biệt (axit naphten)
Ngoài ra dầu không hoà tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các
chất rắn lơ lửng cũng cần phải quan tâm khi xử lý. Chúng có thể ảnh hưởng đến
khả năng lắng hoặc nổi của các chất rắn lơ lửng khi tạo thành các chất kết hợp
không lắng được.
3.3.2 Các giai đoạn của một quá trình xử lý hoàn chỉnh.
Trước khi thiết kế một công trình xử lý nước thải nói chung và nước thải
nhiễm dầu nói riêng, người ta cần phải hiểu rõ được nguồn gốc và mức độ ô
nhiễm của các loại nước thải này. Thêm vào đó việc xử lý sơ bộ nước thải để
giảm nồng độ một số thành phần đến một mức nào đó nhằm đơn giản hoá, giảm
kích thước và giảm giá thành cho các công trình xử lý tiếp theo.
Đối với nước thải nhiễm dầu, cặn trong đó có nước thải nhiễm dầu từ các
xưởng sửa, rửa ô tô việc xử lý sơ bộ nhằm làm giảm hàm lượng dầu trong nước
xuống một mức độ nhất đònh nào đó là cần thiết. Trong thực tế các thiết bò xử lý
sơ bộ này thường là các bể tách dầu - lắng cặn hay các bể bẫy dầu.
Sau khi được xử lý sơ bộ nước thải sẽ được xử lý tiếp. Tuỳ theo bản chất
của các loại nước thải nhiễm dầu mà có thể áp dụng các công nghệ khác nhau.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Nhìn chung người ta thường sử dụng phương pháp xử lý dầu bằng hoá lý và sinh
học. Các nguồn nước thải không nhiễm dầu khác có thể được xử lý cùng nước
thải nhiễm dầu.
Tóm lại quá trình xử lý dầu hoàn chỉnh có thể chia làm bốn giai đoạn
chính:
• Giai đoạn xử lý tách dầu sơ bộ.
Tại giai đoạn xử lý này sẽ loại bỏ các chất lơ lửng:
• Dạng hạt rắn lơ lửng trong nước thải (cát, sét, sỏi nhỏ).
• Dầu dạng tự do.
• Giai đoạn xử lý tách dầu bằng phương pháp hoá lý.
Tại giai đoạn xử lý hoá lý này sẽ loại bỏ các chất ô nhiễm dạng keo:
• Chất rắn lơ lửng mòn (bùn).
• Dầu ở dạng nhũ tương.
Giai đoạn này gọi là giai đoạn hoá lý bởi vì nó kết hợp sử dụng các tác
nhân đông tụ và tách bằng trọng lực của các bông cặn chất rắn lơ lửng và bông
dầu.
• Giai đoạn xử lý sinh học.
Tại giai đoạn xử lý này sẽ loại bỏ các chất hoà tan có thể phân huỷ sinh học:
• Các hợp chất hữu cơ.
• Các hợp chất phốtpho, nitơ
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD : ThS. LÊ CÔNG NHẤT
PHƯƠNG
Bảng 7: Các Quá Trình Xử Lý Tách Dầu Trong Nước Thải
Phương pháp
xử lý
Mô tả Ưu điểm Nhược điểm
Tách trọng
lực
API, CPI,
TPS, PPI
Có khả năng xử lý được
chất rắn lơ lửng.
Loại bỏ hiệu quả dầu tự do
và dầu phân tán.
Đơn giản và rẻ tiền.
Hiệu quả thấp đối với dầu dạng
nhũ.
Không loại được dầu hoà tan.
Chỉ hiệu quả đối với hạt dầu có
kích thước trên 20µm.
Tuyển nổi DAF, IAF Có khả năng xử lý được
chất rắn lơ lửng.
Xử lý hiệu quả dầu phân
tán và nhũ tương khi sử
dụng hoá chất.
Hiệu quả cao khi nồng độ
dầu thay đổi lớn.
Phải xử lý bùn hoá chấtkhi sử dụng
hoá chất kết tụ.
Tạo bông
hoá chất
Sử dụng
giữa quá
trình tách
trọng lực và
tuyển nổi
Có khả năng xử lý tốt khi
hàm lượng chất rắn lơ lửng
cao.
Sinh ra bùn hoá chất.
Lọc Cát, antraxit,
đá graphit…
Loại bỏ hiệu quả chất rắn lơ
lửng.
Áp dụng để tách dầu ở dạng
tự do, phân tán hoặc nhũ
tương.
Cần phải rửa ngược lớp vật liệu và
sẽ dẫn đến các vấn đề xử lý khác.
Keo tụ Môi trường
tách dạng
sợi, PVC…
Hiệu quả đối với tất cả các
thành phần dầu ngoại trừ
dầu hoà tan.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao sẽ
gây ra thối rữa.
Cần phải xử lý sơ bộ tốt.
Cần phải có các công trình xử lý
phụ trợ
Màng thấm Bùn hoạt
tính, RBS
Tách được dầu hoà tan ở
qui mô phòng thí nghiệm.
Tốc độ dòng thấp.
Thối rữa màng lọc.
Quy mô nhỏ.
Cần xử lý sơ bộ tốt.
Xử lý sinh
học
Sử dụng
than hoạt
tính làm vật
liệu hấp phụ
Tách dầu hoà tan hiệu quả
cao.
Cần xử lý sơ bộ tốt để giảm nồng
độ dầu xuống dưới 40 ppm.
Than hoạt
tính
Tách hiệu quả tất cả các
dạng dầu trong nước thải.
Cần phải xử lý sơ bộ tốt.
Chi phí xử lý cao.
Than cần phải tái sinh hoặc thay
thế.
Xử lý quy mô nhỏ.
SVTH: HUỲNH TẤN KIỀU LINH Trang 25