Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề Số 3.Xuân Thị Thu Anh.715611007.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.32 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
******

BÀI TẬP HỌC PHẦN
MƠN: NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGỒI

Đề tài 3: Xây dựng một đề thi phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh lớp 10
có đáp án, thang điểm gồm hai phần Đọc và Viết sử dụng ngữ liệu là truyện
“Thi đánh trống” của Yamamoto Shuugoro.

Họ và tên: Xuân Thị Thu Anh
Mã sinh viên: 715611007
Lớp học phần : PHIL 409N-K70 SP Văn.05.LT
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Mai Liên

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LỚP 10 THPT
HÀ NỘI
BÀI THI: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 04 trang)
Họ, tên thí sinh:………………………..…..
Sơ báo danh:………………………….........

Mã đề thi: 123


I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
1.1 Đọc văn bản (1) và trả lời các câu hỏi 1 – 5 :
THI ĐÁNH TRỐNG
[ …] Mười năm về trước, có hai tay nhạc cơng tuồng Nơ là Kanze Ichi no Jô và
Rokurobe. So về tài đánh trống nhỏ kotsutsumi thì phải nói họ là một cặp đơi long tranh hổ
đấu. Tính nết hai người đều rất ương ngạnh, cả hai khơng chịu thua ai bao giờ. Thường thì
khi thi đấu, hai ông đều muốn hạ nhục đối thủ.... Thế rồi vào dịp Tết Nguyên đán một năm
nọ, trước mặt lãnh chúa Maeda họ đã so tài đánh trống. Đối với hai bên, hơm đó là cơ hội
để tranh đua ngôi vị tay trống quán quân của một thời. Đặc biệt Ichi no Jơ là người ý khí
rất dũng mãnh, khi khúc vừa đến nửa chừng thì ơng đã dốc toàn lực ra vỗ lên mặt trống,
rốt cục đã lấn át và phá vỡ được tang trống của Rokurobê.
Chỉ bằng với khí phách của mình, khi đánh trống, người thi tài có thể làm rách toạc
lớp da gắn trên mặt trống của đối thủ. Tất cả người dự khán đã kinh hoàng và tấm tắc
trước cái kĩ thuật thần diệu ấy. Từ đó nó được lưu truyền như một thành ngữ là “nhịp
trống phá vỡ tang trống bạn”.
Ông lão lại kể tiếp:
Già là người sinh trưởng ở Fukui nhưng những chuyện thiên hạ hồi đó đồn ầm như thế
cũng đã đến tai. Danh tiếng của Ichi no Jơ từ đó nổi lên như cồn... Thế nhưng một người
tên tuổi lẫy lừng như Ichi no Jô không biết tại sao mà chẳng bao lâu sau lại biến đi biệt
tăm. Chẳng có một ai biết ông lưu lạc về đâu nữa.
- Chuyện đó thì ta cũng biết. Ta có nghe người ta đồn rằng ơng ta vì q chun chú vào
nghệ thuật nên đã mai danh ẩn tích ở đâu đó rồi.
- Cũng có thể. Biết đâu sự thực chẳng là như vậy!
Ơng lão ngừng lại lấy hơi rồi nói tiếp:
- Vào một đêm kia, Ichi no Jô đã tự bẻ treo cánh tay ông ta dùng để vác trống, thề rằng từ
đây cho đến cuối đời không bao giờ chơi trống nữa và khơng cho ai biết mình sẽ đi đâu...
Khi được người ta kể cho nghe chuyện đó, già đã nghĩ như sau: Phàm nghệ thuật là thứ để
đem nguồn vui đến cho tâm hồn, nó có nhiệm vụ làm cho con người có được một cuộc sống
thanh cao hơn. Vì lẽ đó, nghệ thuật khơng bao giờ được dùng như cơng cụ để đánh bại ai
hay bắt người đó phải khuất phục nhằm thỏa mãn cho dục vọng của một mình mình. Đánh

trống hay vẽ tranh cũng vậy, nếu khơng có tấm lịng thanh tĩnh, ấm áp, khoan hịa thì nghệ
thuật đó sẽ khơng có một chút giá trị nào... Thưa cô nương, già này biết cô là một tay trống
tuyệt vời, cho dù cô không lên trên thành dự cuộc thi đánh trống thì kĩ năng hiện có vẫn
không ai sánh kịp. Xin cô đừng dự thi và


đừng tranh đua hơn thua với thiên hạ làm chi. Âm nhạc vẫn là một món đồ cịn đẹp hơn thế
nữa, và chính là vật đẹp hơn cả trên cõi đời này […]
(Truyện ngắn “Thi đánh trống” của Yamamoto Shuugorô – do Nguyễn Nam Trân
dịch)

Câu 1: Truyện ngắn “Thi đánh trống” được kể theo ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Không sử dụng ngơi kể
Câu 2: Tình huống truyện trong truyện ngắn “Thi đánh trống” là gì ?
A. O-Rin là một thiên tài chơi trống; có tính cách lạnh lùng; hiếu thắng đã nhận ra được
bản chất của nghệ thuật “chơi trống” sau lời khuyên răn dạy của ông lão vô danh
B. O-Rin là một thiên tài chơi trống, chăm chỉ luyện tập và dành được chiến thắng tại
cuộc thi đánh trống trong thành Kanazawa
C. O-Rin nhận ông lão vô danh làm thầy và được ông lão uốn nắn tay nghề, không lâu
sau đó ơng lão qua đời vì bệnh nặng
D. O-Rin nhận ông lão vô danh làm thầy, nhưng tính cách lạnh lùng; hiếu thắng khiến
cô thua cuộc trong trận chiến với O-Uta
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Phàm nghệ thuật là thứ để đem
nguồn vui đến cho tâm hồn, nó có nhiệm vụ làm cho con người có được một cuộc sống
thanh cao hơn”
A. Nhân hoá
C. Ẩn dụ

B. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 4: Tại sao ông lão lại khuyên O-Rui không nên dự thi ?
A. Bởi ông lão cho rằng dù không dự thi O-Rui vẫn chiến thắng được tất cả mọi người
B. Bởi ông lão thấy khả năng đánh trống của O-Rui còn kém so với các đối thủ khác
C. Bởi ông lão cho rằng nghệ thuật là để thưởng thức, chứ không phải công cụ đánh bại
người khác
D. Bởi ông lão cho rằng cuộc thi này không xứng với tài năng của O-Rui
Câu 5: Ý nghĩa nào sau đây đúng nhất nói về chủ đề, tư tưởng truyện ngắn “Thi đánh
trống”?
A. Tình cảm tốt đẹp giữa những con người yêu nghệ thuật; yêu cái đẹp
B. Nghệ thuật giúp gắn kết và chữa trị “tâm hồn” giữa người với người
C. Tài năng và phẩm chất; đức hạnh đáng quý của O-Rui và ông lão
D. Sự sẻ chia; thấu cảm; lòng trắc ẩn của O-Rui và ông lão dành cho nhau
1.2 Đọc văn bản (2) và trả lời các câu hỏi từ 6 – 10
THI ĐÁNH TRỐNG
[…] O-Rui được mời vào căn phòng ở phía sau nhà. Ơng lão đã được đặt nằm đầu quay
về hướng Bắc chỉ có một bức bình phong thấp quây quanh đầu nằm, từ một bát hương
nghèo nàn, vài làn khói mỏng đang tỏa nhẹ.
O-Rui thử gỡ tấm vải liệm che trên mặt để nhìn thử. Khn mặt của người chết nom
thật tiều tụy, bao nhiêu là nét nhăm nhúm, từng cái một hằn lên trên đó, chứng tỏ ông đã
sống một cuộc đời quá nhiều cay đắng. Tuy nhiên giờ đây mọi sự đã chấm dứt, ông sẽ
không cịn có gì để bị dằn vặt nữa. Cuộc hành trình khốn khổ nay đã cáo chung, ơng lão đã
có thể nằm đó an nhiên và khơng bao giờ phải thức giấc nữa.
- Ông ơi! Ông đã được thỏa nguyện, phải không ông?


Nhìn khn mặt của người chết, O-Rui mỉm cười và như muốn nói: “Ơng ơi! Ơng đã cho
cháu nghe được đường trống tuyệt chiêu của ơng rồi đấy”
Bởi vì những lời dạy dỗ của ông đã làm cho cháu sáng mắt ra.

O-Rui nói như thì thầm cho ơng nghe:
- Nhờ ông, cháu đã hiểu rõ thêm biết bao nhiêu điều. Chẳng hạn như cho đến hơm nay,
cháu chỉ có một tấm lòng nhơ bẩn. Cháu chỉ là một đứa con gái kênh kiệu, thiếu trình độ
thưởng thức nghệ thuật. Mãi đến bây giờ, cháu mới nhận ra điều đó. Do đó, cháu đã vội
trở về ngay để được gặp mặt ông và nghe ông khen thưởng về sự giác ngộ ấy.
Trên đơi má mình, O-Rui bỗng cảm thấy có những giọt nước âm ấm. Rồi sau đó, cơ đã
đưa ống tay áo lên che mặt và cố nén đi tiếng nấc.
O-Rui bèn chùi nước mắt và tháo vuông khăn lụa gói cái trống con ra và thì thầm:
Hơm nay cháu muốn ông nghe tiếng trống của cháu! Không giống như những lần trước,
cháu sẽ chơi điệu nhạc này với tâm tình mới của một con người vừa được tái sinh. Hỡi
người thầy của cháu, xin ơng vui lịng nghe nhé!
Lúc ấy thì dù ơng lão nằm kia có phải là Kanze Ichi no Jơ hay khơng, đó là điều chẳng
cần gì phải xác minh nữa. Tuy nhiên trong lịng O-Rui, cô vẫn tin chắc phải là như thế.
Cho dù điều đó khơng đúng đi nữa thì đối với cơ, ơng lão kia vẫn là một người thầy thực sự
[….]
(Truyện ngắn “Thi đánh trống” của Yamamoto Shuugorô – do Nguyễn Nam Trân
dịch)

Câu 6: “Tuyệt chiêu đường trống” của ông lão mà O-Rui nghe được là gì ?
A. Đường trống phá cách do ông lão chỉ dạy O-Rui
B. Đường trống của Kanze Ichi no Jô đã thất truyền
C. Bài học về giá trị nghệ thuật của con người chơi “nghệ thuật”
D. Bài học về đạo đức làm người của con người chơi “nghệ thuật”
Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không giống như những lần
trước, cháu sẽ chơi điệu nhạc này với tâm tình mới của một con người vừa được tái sinh” ?
A. Nhân hoá
C. Ẩn dụ
B. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 8: Tại sao O-Rui lại nhận ơng lão làm người thầy của mình ?

A. Vì ơng lão đã dạy O-Rui cách đánh trống trong nhiều năm
B. Vì ơng lão giúp O-Rui dành được chiến thắng trong cuộc thi
C. Vì ơng lão giúp O-Rui đánh giá bản chất của người chơi “nghệ thuật”
D. Vì ơng lão giúp O-Rui hiểu được đạo đức làm người chơi “nghệ thuật”
Câu 9: Thông qua văn bản (1); (2) hãy nhận xét về con người của O-Rui?
A. O-Rui là người có tính cách ích kỷ; hiếu thắng và thờ ơ với mọi người xung quanh
B. O-Rui là người có tính cách hiền lành; tốt bụng; thích giúp đỡ người khác
C. O-Rui là người có tính cách lạnh lùng nhưng tốt bụng; rất nhạy cảm; yêu nghệ thuật
D. O-Rui là người chăm chỉ, thích sáng tạo, nỗ lực với đam mê của bản thân
Câu 10: Truyện ngắn “Thi đánh trống” không thể hiện nội dung nào sau đây ?
A. Bài học về giá trị làm nghệ thuật của người nghệ thuật
B. Bài học về sự dũng cảm, nhìn nhận khiếm khuyết của bản thân
C. Bài học về thấu cảm; chia sẻ; sẵn sàng giúp đỡ người khác
D. Bài học về sự nỗ lực, vươn lên trong nghịch cảnh cuộc sống


II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Ông lão nói với O-Rui rằng: “Phàm nghệ thuật là thứ để đem nguồn vui đến cho tâm
hồn, nó có nhiệm vụ làm cho con người có được một cuộc sống thanh cao hơn. Vì lẽ đó,
nghệ thuật
khơng bao giờ được dùng như công cụ để đánh bại ai hay bắt người đó phải khuất phục
nhằm thỏa mãn cho dục vọng của một mình mình. Đánh trống hay vẽ tranh cũng vậy, nếu
khơng có tấm lịng thanh tĩnh, ấm áp, khoan hịa thì nghệ thuật đó sẽ khơng có một chút giá
trị nào...”.
Qua câu nói trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (từ 10 – 15 câu) theo lối tổng phân hợp để
thấy được: “Thanh âm nghệ thuật chữa lành tâm hồn của mỗi con người trong cuộc
sống”
Câu 2 (5,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng

chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên thông qua hình tượng
nhân vật O-Rui và nhân vật ơng lão trong truyện ngắn “Thi đánh trống” của Yamamoto
Shuugorô
----------------HẾT-------------(Đề thi không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích thêm)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI
ĐỀ CHÍNH THỨC
----------------------------------(Đáp án – thang điểm)

KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LỚP 10 THPT
BÀI THI: NGỮ VĂN
(Đáp án – thang điểm gồm 10 trang)

Mã đề thi: 123
I.PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Đọc văn bản (1) và trả lời các câu hỏi 1 – 5
Đọc văn bản (2) và trả lời các câu hỏi 6 – 10
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5

Đáp án
C
A

B
C
B

Câu hỏi
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Đáp án
C
C
D
C
D

Mỗi câu trả lời trắc nghiệm đúng được 0,3 điểm
II.PHẦN LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
CÂU

Nội dung
LÀM VĂN

Điểm

Ơng lão nói với O-Rui rằng: “Phàm nghệ thuật là thứ để đem nguồn vui đến cho
tâm hồn, nó có nhiệm vụ làm cho con người có được một cuộc sống thanh cao
Câu 1 hơn. Vì lẽ đó, nghệ thuật không bao giờ được dùng như công cụ để đánh bại ai

hay bắt người đó phải khuất phục nhằm thỏa mãn cho dục vọng của một mình 2,0
mình. Đánh trống hay vẽ tranh cũng vậy, nếu khơng có tấm lịng thanh tĩnh, ấm điểm
áp, khoan hịa thì nghệ thuật đó sẽ khơng có một chút giá trị nào...”.
Qua câu nói trên, anh/chị hãy viết đoạn văn (từ 10 – 15 câu) theo lối tổng phân
hợp để thấy được: “Thanh âm nghệ thuật chữa lành tâm hồn của mỗi con
người trong cuộc sống”
Yêu cầu chung
a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận được viết theo lối tổng phân hợp: Có đủ
các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
0,25
- Mở đoạn nêu được vấn đề
điểm
- Thân đoạn triển khai được vấn đề


- Kết đoạn kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Thanh âm nghệ thuật chữa lành tâm
hồn của mỗi con người trong cuộc sống”
c. Triển khai các vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt thao tác lập
luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành
động
u cầu cụ thể
(Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách viết, nhưng phải có lí lẽ căn cứ xác đáng,
bày tỏ quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật)
Có thể triển khai theo hướng như sau:
* Giải thích:
- “Thanh âm nghệ thuật”: là những âm thanh được tạo ra bởi người chơi dụng cụ
nghệ thuật; là những âm vang trong trẻo của tiếng trống, tiếng đàn; những màu
sắc rực rỡ của bức tranh nhiệm màu, là những lời an ủi; lời, động viên, sự quan
tâm giữa người với người…

- “Thanh âm nghệ thuật chữa lành tâm hồn” là những âm thanh đưa chúng ta đến
hành trình trải nghiệm đặc sắc; giúp xoa dịu; thư giãn chữa lành và khơi dậy năng
lượng tích cực trong mỗi chúng ta
⇨ Trong cuộc sống của mỗi người, đều có cho mình một thanh âm riêng, thanh
âm đó đơn giản chỉ là tiếng đàn; tiếng hát; lời động viên, an ủi.. sẽ xoa dịu
tâm hồn chúng ta; tiếp thêm động lực để chúng ta phấn đấu mỗi ngày.

0,25
điểm

0,25
điểm

* Biểu hiện của “thanh âm nghệ thuật chữa lành tâm hồn”
+ Phép màu nhiệm kì của những âm thanh mn màu, mn vẻ có trong khắp nơi
cuộc sống
+ Âm thanh không chỉ để nghe; cảm nhận mà còn chữa lành vết thương trong tâm
hồn mỗi con người
+ Nghệ thuật vốn dĩ không xa rời cuộc sống thực tế, không chỉ dành riêng cho 0,25
những người biết thưởng thức. Mà nghệ thuật của thanh âm cũng như chính tiếng điểm
lịng của mỗi con người. Là sự thanh tĩnh, ấm áp, khoan hoà
+ Mỗi người đều mang trong mình một “thanh âm nghệ thuật”, thanh âm ấy
khơng chỉ cứu rỗi mọi người xung quanh, mà cịn giúp họ xích lại gần nhau, khiến
cho xã hội mỗi ngày trở nên tốt đẹp hơn
*Bàn luận
Thí sinh bày tỏ quan điểm cá nhân, nhưng cần hợp lý thuyết phục. Dưới đây là
một số gợi ý như sau:
- Học sinh nêu cảm nhận, suy nghĩ về câu nói của ơng lão dành cho O-Rui
(đó là tình thương, âm thanh ấm áp từ những người xa lạ dành cho nhau; đó
là sự chữa lành tâm hồn cho một thiếu nữ lạnh lùng, hiếu thắng, không hiểu

rõ bản chất của nghệ thuật..)
0,5
- Rút ra ý nghĩa của việc “thanh âm nghệ thuật chữa lành tâm hồn”
điểm


+ Là cơ sở, tiền đề, tạo động lực tinh thần giúp con người vượt qua những khó
khăn
+ Giúp con người nhận ra được những thanh âm có giá trị tốt đẹp trong cuộc
sống, thanh âm có khắp mn nơi, ngay trong chính tâm hồn chúng ta
+ Thanh âm chữa lành cho mọi người, thanh âm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa người với người, góp phần tạo nên những giá trị trong cuộc sống
- Bàn bạc mở rộng
(1) Phê phán + dẫn chứng:
+ Phê phán những con người thực dụng, chỉ xoay quanh những lợi ích cá nhân,
dục vọng chiến thắng, vô cảm với mọi thứ… mà quên rằng những giá trị tinh
thần, những thanh âm trong trẻo luôn hiện hữu xung quanh khiến cuộc sống của ta
bớt căng thẳng; bớt áp lực; và trở nên tốt đẹp hơn
+ Đưa những dẫn chứng xác đáng, thuyết phục, đủ độ tin cậy
(2) Liên hệ cá nhân + dẫn chứng:
+ Hãy như ông lão, như O-Rui cảm nhận thanh âm từ chính trái tim mình, cảm
nhận và trao đi bằng tất cả tình yêu thương; thì thanh âm nghệ thuật đó mới có ý
nghĩa và giá trị đến nhường nào
+ Mỗi con người cần phải bồi đắp thanh âm riêng của mỗi người. Bởi chính thanh
âm đó là thanh âm nghệ thuật. Một người tạo nên một thanh âm tốt, cả cộng đồng
tạo nên một thanh âm tốt thì chắc chắn rằng trên cuộc sống nhiều khó khăn kia sẽ
khơng thể làm trùng bước chân các bạn
+ Đưa những dẫn chứng xác đáng, thuyết phục, đủ độ tin cậy
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, nêu được dẫn
chứng làm sáng tỏ về vấn nghị luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo sử dụng đúng quy tắc chính tả, dùng từ,
đặt câu
*Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp: Kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,75 – 2,0 điểm)
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, có dẫn chứng nhưng
dẫn chứng chưa tiêu biểu ( 1,0 – 1,25 điểm)
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, chưa thuyết phục: lí lẽ chưa thật xác đáng, chưa liên
quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, có dẫn chứng nhưng chưa phù hợp (0,75 –
1,0 điểm)
- Lập luận khơng chặt chẽ, lí lẽ chưa xác đáng, chưa liên quan mật thiết đến vấn
đề nghị luận, có dẫn chứng nhưng dẫn chứng không phù hợp (0,5 – 0,75 điểm )
- Lập luận chung chung: lí lẽ khơng xác đáng, khơng liên quan đến vấn đề nghị
luận, khơng có dẫn chứng (0,25 – 0,5 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn

0,25
điểm
0,25
điểm


Câu 2

nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên thơng qua hình
tượng nhân vật O-Rui và nhân vật ông lão trong truyện ngắn “Thi đánh trống”

5,0
điểm


của Yamamoto Shuugorô

Yêu cầu chung
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài nêu được vấn đề
- Thân bài triển khai được vấn đề
- Kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định được vấn đề cần nghị luận:
- Ý kiến về: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ
thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
- Phân tích: “hình tượng nhân vật O-Rui và nhân vật ông lão trong truyện ngắn

0,25
điểm

0,25
điểm

“Thi đánh trống” của Yamamoto Shuugorô” để làm rõ được ý kiến, nhận định trên

c. Triển khai những vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng
Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai theo những cách khác nhau miễn là hợp lí và
đảm bảo được những ý cơ bản.
Yêu cầu cụ thể:
(Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách viết, nhưng phải có lí lẽ căn cứ xác đáng,
bày tỏ quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật)
1.Giải thích ý kiến, nhận định “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí
của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”

*Cắt nghĩa:
- Nhân vật văn học là khái niệm chung để chỉ hình tượng các cá thể con người
trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng
các phương tiện riêng của nghệ thuật ngơn từ
- “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn”: nhà văn là người lao
tâm khổ trí dung sự sáng tạo của mình để nào nhặn ra hình tượng nhân vật bằng
chất liệu ngơn ngữ.
- “Chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”: người đọc là người biến hình
tượng nhân vật ở dạng ngôn ngữ thành sinh thể tồn đọng trong tâm trí của mình.
Hình tượng trên trang văn có thể bị mai một, lãng qn nếu ta khơng đọc nó
nhưng khi nhân vật đó sống bằng tâm trí người đọc thì có thể trường tồn theo năm
tháng
⇨ Câu nói khẳng định vài trò quan trọng của cả hai đối tượng là nhà văn và
người đọc trong quá trình sáng tạo – tiếp nhận văn học, đây là một mối quan
hệ biện chứng khơng thể tách rời, nếu khơng có sự sáng tạo của nhà văn thì
sẽ khơng có những tác phẩm để đời cho người đọc. Nếu tác phẩm không để
lại được dấu ấn cho người đọc thì sáng tạo trên trang giấy của nhà văn đã
thất bại

1,0
điểm
0,5
điểm


*Lý giải:
0,5
- “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự điểm
sống bằng tâm trí của người đọc” là một quan điểm, triết lí đúng đắn. Hình tượng
nhân vật là một bức vẽ đầy đủ cảm xúc của người nghệ sĩ về đời sống con người.

- Nhà văn thực sự cần phải biết cách xây dựng và mài giũa những hình tượng
nhân vật bằng tình cảm, cảm xúc, bằng sự từng trải, say mê và quyến luyến của
mình. Họ phải thổi hồn, thổi tim gan, thổi nước mắt của mình vào từng nhân vật.
- Hình tượng nhân vật trong tác phẩm bao giờ cũng mang dấu ấn mạnh mẽ của
chủ quan nhà văn, bộc lộ tiếng nói riêng, phong cách độc đáo của người nghệ sĩ.
Thế nhưng dù là hình tượng nhân vật hay chính bản thân tác giả cũng chỉ được
quyền sinh ra mà lại chẳng thể định đoạt sự sống cho các nhân vật ấy. Bởi những
hình tượng nhân vật ấy chỉ thực sự sống khi được người đọc đón nhận, tiếp thu và
vận dụng
- Những nhân vật phải được ni dưỡng bằng niềm say mê, u thích của chính
độc giả và đó là cốt lõi, là quy luật vận hành của văn học từ ngàn đời. Người đọc
chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống văn chương và chất keo gắn
kết người đọc và người viết chính là những hình tượng nhân vật.
- Hình tượng nhân vật sinh ra từ tâm trí nhà văn nhưng chỉ thực sự sống trong tim
người đọc là một vấn đề vô cùng chuẩn xác, khẳng định tính hai chiều của nhà
văn và bạn đọc mà trung gian là hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn chương
⇨ Văn học xuất phát từ hình tượng con người, từ hiện thực đời sống rồi lại thu
được là hình tượng nhân vật mang tính khái quát và cá tính cao. Mối quan hệ
giữa nhà văn và người đọc đã được thể hiện trọn vẹn ngay tại đó với tâm
điểm và cầu nối chính là những hình tượng nhân vật. Và hơn hết, vịng tuần
hồn ấy đã được hoàn thiện và bổ xung dựa trên quan điểm hồn tồn đúng
đắn: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ
thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
2. Phân tích: “hình tượng nhân vật O-Rui và nhân vật ơng lão trong truyện
ngắn “Thi đánh trống” của Yamamoto Shuugorô” để làm rõ được ý kiến, nhận định

3,0
điểm

trên


2.1 Giới thiệu về tác giả Yamamoto Shuugorô và tác phẩm truyện ngắn Thi 0,25
đánh trống
điểm
- Về tác giả Yamamoto Shuugorô
- Về tác phẩm truyện ngắn Thi đánh trống
2.2 Phân tích hình tượng nhân vật O-Rui và hình tượng nhân vật ơng lão
*Hình tượng nhân vật O-Rui
0,25
- Hình tượng O-Rui với nét lạnh lùng; hiếu thắng
điểm
+ Ngay từ đầu câu chuyện, O-Rui đã được miêu tả là một cô gái xinh xắn, thế
nhưng vẻ đẹp của cô là một vẻ đẹp lùng giống như cái lạnh lẽo của chiếc bình
bằng kim cương, một vẻ đẹp diễn tả thái độ ngạo mạn và tính hiếu thắng của cô
tiểu thư


+ Khi đang chơi bản nhạc Jo no mai, ánh mắt của cơ tốt lên một tia nhìn sắc
cạnh hơn ngày thường, cặp mơi đỏ như tơ son mím lại với tư thế tập trung chơi
trống. Cái cách cô tiểu thư tập trung chơi nghệ thuật khiến ta có cảm giác “sợ”
chứ khơng phải là một vẻ đẹp được tốt lên.
+ Cái cách xưng hô giữa O-Rui và ông lão qua cặp đại từ “ngươi – ta”, cũng thể
hiện được phần nào tính cách ngỗ ngược, thêm chút bướng bỉnh của cơ tiểu thư.
Cũng chính trong cuộc trị chuyện giữa cơ và ơng lão, con mắt nhìn người của ORui cho rằng, một ơng lão nghèo hèn, gầy guộc, có cái gì đó ti tiện… thì làm sao
hiểu hết được bản chất của nghệ thuật, của việc chơi trống, việc thưởng thức cơ
đánh trống, mà cịn pha vào đó là chút hồi nghi về thân phận của ơng lão
+ Sự háo thắng của O-Rui được thể hiện qua các chi tiết như sợ bị thua; thất bại
khi trình diễn trước mặt lãnh chúa, nên cô đã từ chối mấy lần tham dự cuộc thi
đánh trống trong thành Kanazawa
+ O-Rui quyết định tham gia cuộc thi đánh trống, trên sân khấu của nhạc điện,

từng cặp đôi một ra tranh tài, nhưng chẳng có một ai khiến cơ phải lo lắng cả,
ngay như đối thủ O-Uta trong mắt cô cũng vậy. Cái phần thưởng cao quý nhất sẽ
thuộc về cô, nghĩ đến vậy cơ thể O-Rui run lên vì niềm tự hào, hạnh phúc.
- Hình tượng O-Rui chân thành; tinh tế, tình cảm
+ Bên cạnh một O-Rui luôn tỏ ra lạnh lùng khó gần, thì trong thâm tâm cơ là một
trái tim ấm áp, chưa chứa tình yêu thương, một con người nhạy cảm và vô cùng
tinh tế. Mặc dù thân phận giữa cơ và ơng lão có sự tương phản, khác biệt nhưng
cô vẫn niềm nở, hân hoan để ông lão được nghe những giai điệu đánh trống của
mình
+ O-Rui đã khơng cịn tỏ vẻ nghi ngờ ơng lão nữa, mà coi ơng như một người bạn
của mình. Khi đi học ở rạp Kanze trong thành Kanazawa trở về, cô bỗng nhiên
nhớ đến người bạn của mình – là ơng lão. Sự thiếu vắng của ông lão khi nghe cô
luyện tập, đã khiến cơ có chút hụt hẫng, bâng quơ, đặt ra những câu hỏi không
biết giờ ông lão ấy đang như thế nào, liệu đã về quê hương Fuki hay chưa ?
+ Sự tốt bụng, tinh tế của O-Rui còn hiện ra rõ nét, khi cô biết tin ông lão đang
ốm nặng nhưng vẫn ngóng trơng được nghe tiếng trống của cô. Điều này khiến
cho cô tiểu thư 14 tuổi thấy rất cảm động, chân q tình cảm ơng lão dành cho
mình.
+ Tác giả đặt ra sự tương phản giữa O-Rui và ơng lão, một người khơng thân
thích ruột rà, một ông lão gầy guộc; bần hàn ở trong khu trạm dịch bám đầy bồ
hóng nhơ bẩn, với một cơ tiểu thư cao quý, gia cảnh giàu có. Nhưng vượt lên trên
sự tương phản đó, là tình cảm của những con người xa lạ giành cho nhau. O-Rui
đã đánh tiếng trống an ủi tâm hồn của ông lão, giúp ông xua tan cơn đau đến bệnh
tật về thể xác
⇨ Chính sự chân thành, giản dị của ông lão đã biến O-Rui từ một cơ gái ln
lạnh lùng, ngạo mạn tìm được con người bên trong của bản thân – một con
người tốt bụng; giàu lịng trắc ẩn u thương.
- Hình tượng O-Rui tìm được bản ngã chính mình

0,25

điểm

0,25
điểm


+ Chính sự xuất hiện của ơng lão đã thay đổi được con người của O-Rui, ông lão
giúp cô nhận ra được nhiều điều mà trước nay chưa từng một ai dạy cho cô.
+ Câu chuyện mà ông lão kể cho cô về hai nhạc công tuồng Nô là Kanze Ichi no
Jô và Rukorobê, với sự chiến thắng của Kanze Ichi no Jơ để lại sự tích “Nhịp
trống phá vỡ tang trống bạn” rồi Ichi no Jô đã bẻ trẻo cánh tay của mình thề
khơng bao giờ chơi trống nữa. Mượn câu chuyện đó, ơng lão đã khun nhủ ORui đừng nên đánh trống nhằm thoả mãn dục vọng chiến thắng của mình, mà hãy
chơi trống bằng tình tất cả tình u thương
+ Chính những lời khun của ơng lão đã khiến O-Rui tìm ra được bản ngã của
chính mình. Một cô tiểu thư trước kia chỉ quan tâm đến việc luyện tập đánh trống
để được giải nhất; được món quà vinh hạnh của lãnh chúa mà đã quên mất giá trị
đích thực của việc đánh trống – giá trị của người yêu nghệ thuật và chơi nghệ
thuật
+ O-Rui nhận ra dường như ơng lão chính là Kanze Ichi no Jô kia, ông lão đã
luôn che dấu cánh tay của mình sau lớp áo, hình ảnh của ơng lão cứ hiện dần
trước tâm trí cơ, một giọng nói nhẹ nhàng, khoan hồ thì thầm vào đơi tai cơ “Âm
nhạc là cái còn đẹp hơn thế nữa! Đừng nghĩ đến những chuyện tranh đua hơn
kém. Âm nhạc là cái đẹp nhất trần đời!”. Hình ảnh ơng lão hiện ra mỉm cười với
cơ, như hài lịng với quyết định cơ dừng đánh trống trong cuộc thi này.
+ Khi O-Rui quay về gặp ông lão, người ông kính yêu của cô đã ra đi mãi mãi. Cơ
thì thầm hỏi liệu ơng có hài lịng; thoả mãn với việc cơ đã làm. Trên đơi má,
những giọt nước mất ấm nóng của cơ đã rơi xuống, cô thừa nhận bản thân là cô
gái kênh kiệu, có tấm lịng nhơ bẩn, thiếu trình độ nghệ thuật. Đường trống của 0,25
ông đã thức tỉnh con người O-Rui. Và chính O-Rui sẽ đàn cho người thầy kính điểm
yêu của mình, một bản nhạc trống của một con người vừa tái sinh, một O-Rui đã

khơng cịn kênh kiệu, khơng còn vết nhơ bẩn trong lòng. Mà giờ đây chỉ cịn một
O-Rui u nghệ thuật, u âm nhạc chân chính.
*Hình tượng nhân vật ơng lão
- Hình tượng ơng lão nghèo tốt bụng, chân thành, yêu nghệ thuật
+ Song song với việc miêu tả hình ảnh nhân vật O-Rui, tác giả cịn chú trọng
miêu tả nhân vật ơng lão, một nhân vật ngay từ đầu tác phẩm đã được miêu tả qua
cái nhìn của O-Rui “ơng hết sức gầy guộc, tóc và mày đã điểm bạc, cách ăn mặc
có vẻ nghèo hèn, đặc biệt cái lưng còng và cánh tay lười lĩnh đặt trong ngực áo”
tất cả những miêu tả đó hiện lên trong mắt O-Rui, ông là một con người ti tiện,
đến độ cô sẽ không bao giờ quên được hình ảnh của ơng.
+ Tác giả xây dựng nhân vật ông lão với vẻ ngoài đáng thương, nghèo khổ nhưng
tấm lịng lại vơ cùng rộng lớn. Ơng lão rất đỗi yêu nghệ thuật, cái cách mà ông lão
nghe lén, chăm chú nghe O-Rui luyện tập chơi trống, đoán ra được những bản
nhạc trống mà cô đã chơi… càng minh chứng rằng ơng lão có một con mắt nghệ
thuật rất đời, một thân phận “đáng gờm” mà chưa được tác giả hé lộ
+ Một ơng lão già có tuổi, nhưng vẫn rất kính trọng tiểu thư O-Rui, cách xưng hơ
qua cặp từ “tiểu thư – già” cho thấy rằng ông rất quý mến, coi trọng O-Rui cũng


như tài năng chơi trống của cô.
0,25
+ Sự chân thành, ấm áp của ơng lão khiến O-Rui càng kính mến ông hơn, coi ông điểm
như một người bạn, một người ông kính yêu và một người thầy kính mến. Trong
những giây phút cuối của cuộc đời, cái con người yêu nghệ thuật ấy chỉ có một
ước muốn là nghe được tiếng trống, nghe được những âm vang trong trẻo của
nghệ thuật
- Hình tượng ơng lão trao đi bài học giá trị của “nghệ thuật”
+ Mượn câu chuyện về sự tích “Nhịp trống phá vỡ tang trống bạn”, ông lão đã
khuyên nhủ O-Rui một cách chân thành về những giá trị của nghệ thuật, đánh
trống hay vẽ tranh… nếu người nghệ thuật quan trọng thắng thua lên trên hàng

đầu thì ắt hẳn nghệ thuật đó khơng có một chút giá trị nào.
+ Ông lão biết O-Rui là một thiên tài, một “tay cừ” đánh trống cho dù cơ khơng đi
thi thì tiếng trống của cô vẫn không ai sánh bằng, vẫn là một người chơi trống làm
nức lịng thiên hạ. Ơng lão biết O-Rui hiếu thắng của tuổi trẻ, đã đôi ba lần từ
chối khơng đi thi chỉ vì sợ thua cuộc. Nay O-Rui đã mạnh dạn thi đấu, chứng tỏ
rằng cơ vững tin vào tay nghề của mình, cũng như khao khát dành chiến thắng,
nhận được món quà vinh dự từ lãnh chúa.
+ Cái cách mà ông lão kể chuyện như chính kể ra nỗi lịng của bản thân. Người
đọc tự đặt ra câu hỏi rằng, liệu ơng lão có phải là Kanze Ichi no Jơ hay khơng.
Bởi chính cách ông truyền đạt những lời lẽ cho O-Rui như một Kanze Ichi no Jô
từng thi đấu năm xưa. Và cũng chính ơng lão hiểu được rằng bản chất của nghệ
thuật không dành cho những con người hiếu thắng, nên đã tự bẻ trẻo đi cánh tay
của mình.
+ Một ơng lão đã dành cả cuộc đời của mình cho nghệ thuật, yêu và hi sinh nghệ
thuật. Nên khi thấy O-Rui đang đi vào con đường lầm lỗi của Ichi no Jô khi xưa,
ơng lão đã dùng những tiếng nói cuối cùng, sự cố gắng vượt qua bão bệnh, cho dù
giọng nói đã khàn đi rất nhiều, cho dù nói được vài chữ đã tốn biết bao hơi sức,
khó nhọc với lão. Lão vẫn cố gắng khuyên nhủ O-Rui, khuyên nhủ cô tiểu thư mà
ông lão coi như đứa cháu gái ruột của mình.
⇨ Thơng qua hình tượng nhân vật O-Rui và ông lão già, ta có thể thấy được
mối quan hệ thắm thiết giữa con người yêu nghệ thuật, ông lão đã dùng sức
lực cuối cùng đã chữa lành tâm hồn ưa ngạnh, hiếu thắng của O-Rui. Còn ORui đã chữa lành cho ông lão phút giây cuối đời bằng giai điệu nghệ thuật
ấm áp. Một cuộc gặp gỡ tình cờ, đã gắn kết những con người yêu nghệ thuật
lại với nhau.
2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn “Thi đánh trống” của
Yamamoto Shuugorô”

- Thủ pháp tạo dựng không gian nghệ thuật
+ Không gian nghệ thuật được tác giả xây dựng trong một bối cảnh mùa đông
nhiều tuyết rơi, một không gian của cái lạnh bao trùm lên xung quanh. Nhưng

chính khơng gian lạnh lẽo đó lại toả ra tình cảm đượm nồng thắm thiết của nhân

0,25
điểm


vật ông lão và O-Rui
+ Tác giả xây dựng những khơng gian đối lập để khắc hoạ rõ nét tính cách nhân
vật, một không gian “gian nhà biệt lập trong khu vườn” đối lập với một không
gian “trạm dịch đơn sơ, bám đầy bồ hóng”. Một khơng gian giàu có của O-Rui,
trái ngược với một không gian nghèo khổ nơi ông lão.
⇨ Trong sự tương phản đối lập không gian của hai nhân vật, tác giả càng tô
đậm điểm nhấn ở đây là “tình cảm trao đi” giữa O-Rui và ông lão. Không
gian nghèo khổ không khiến O-Rui tiểu thư phải khiếp đảm, gớm ghiếp hay
không gian của khu vườn khơng khiến ơng lão phải sợ hãi vì q xa hoa.
Vượt lên trên những sự tương phản, đối nghịch về hoàn cảnh sống. Cả hai
nhân vật đã dành cho nhau những tình cảnh chân thành nhất, tình cảm thầy
trị xua đi cái lạnh giá của mùa đông lạnh lẽo
0,25
điểm
- Nghệ thuật xây dựng tình huống
+ Truyện ngắn “Thi đánh trống” khơng có tình huống cao trào, hay khơng có
xung đột được đẩy lên tới đỉnh điểm. Cách nhà văn xây dựng một tình huống giản
dị, một chuỗi sắp đặt các chi tiết sự kiện với nhau đã khiến kết cục câu chuyện
mang đầy tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.
+ Một sự tình cờ nghe tiếng trống của ơng lão, một sự phát hiện ra ơng lão, cùng
trị chuyện thân thiết, cùng trao cho nhau những bài học giá trị về nghệ thuật, về
cách làm người nghệ thuật… tất cả đều thấm đượm ý nghĩa nhân văn sâu sắc, im
đậm trong dấu ấn mỗi lịng độc giả.
+ Tình huống truyện được đặt lên tới cao trào chính là khi O-Rui từ bỏ chấp

nhiệm hiếu thắng, tìm được bản ngã của chính mình, hiểu được giá trị nghệ thuật
mà ơng lão truyền tải. Hơn hết suốt những năm qua, những bài học lớn lao đó
chưa một người thầy nào dạy cho cô. Và chỉ đến khi cô gặp ông lão - người thầy
vô danh duy nhất đã soi rọi tâm hồn cô, dạy cô thêm yêu nghệ thuật, thêm yêu âm
0,25
nhạc chân chính từ trong cốt tuỷ.
điểm
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật
+ Với cách khắc hoạ nhân vật đơn giản, làm nổi bật lên được thế giới nội tâm
nhân vật của O-Rui lẫn ông lão già đã cho ta thấy được tài năng, thiên chức của
người cầm bút. Nhà văn như thổi linh hồn vào mỗi nhân vật, khiến cho nhân vật
thật sống động, hiện hữu ngay trong mắt độc giả
+ Cách khắc hoạ nhân vật qua bút pháp tương phản, đối lập giữa nhân vật O-Rui
và ông lão càng thể hiện được nội tâm sâu sắc và tinh tế của mỗi nhân vật. Ông
lão, một con người già dặn với biết bao kinh nghiệm lặn lội trong xã hội đã khiến
cho O-Rui một tiểu thư cao ngạo, luôn hiếu thắng nhận ra được bản chất của nghệ
thuật, nhận ra được tấm lịng nhơ bẩn của con người khơng thấu hiểu nghệ thuật.
⇨ Nhân vật trong trang văn của Yamamoto Shuugorô không được miêu tả bằng từ
ngữ đao to, búa lớn mà hiện lên thật chân thực, thật giản dị, đa dạng. Sự giản dị này
được nhà văn tâm huyết đặt vào nhân vật ông lão, đặt vào nhân vật O-Rui… đặt
vào những con người khác trong cuộc sống. Sự độc đáo trong sáng tác của nhà văn 0,25
phù hợp với quan niệm nhân sinh của ông về cuộc đời và con người.

điểm


- Điểm nhìn và giọng điệu nghệ thuật
+ Nhà văn sử dụng ngôi kể thứ ba - người trần thuật tồn tri, nhà văn đứng khuất
ở một chỗ nào đó, hướng điểm nhìn của mình để theo dõi và kể lại câu chuyện. Ở
đây Yamamoto Shuugorô không tham gia xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, cũng

không chứng kiến mọi khoảnh khắc của ông lão và O-Rui, nhưng diễn biến câu chuyện,
sự kiện dường như tự mình kể ra.

+ Tuy vậy, người kể chuyện toàn tri vẫn in dấu ấn vào tác phẩm bởi khơng thể có
lời kể chuyện mà khơng có người kể chuyện. Nhà văn đã đan xen vừa kể vừa tả
(trong kể có tả mà trong tả có kể) khiến cho câu chuyện trở nên chân thành hơn,
sinh động, lôi cuốn hơn với độc giả
+ Qua truyện ngắn “Thi đánh trống” của Yamamoto Shuugorô đã cho ta thấy được
giọng điệu trữ tình kết hợp với cảm hứng chủ đạo, nhân văn sâu sắc. Đây là một trong
những phương diện thể hiện thái độ, tình cảm trân quý của nhà văn về đối tượng được
phản ánh (O-Rui và ông lão). Từ đó chúng ta thấy thương xót cho số phận của ơng lão
và trân trọng tình cảm của ông lão dành cho O-Rui, cũng như tự hào về con người, tính
cách của O-Rui, một cơ bé lương thiện, giàu lòng nhân ái, biết thay đổi để hướng đến
những điều tốt đẹp hơn.

*Bàn luận mở rộng
- Nhận định: “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ
thực sự sống bằng tâm trí của người đọc” là một nhận định hoàn toàn đúng đắn và
sâu sắc.
+ Qua truyện ngắn “Thi đánh trống” chúng ta không chỉ khâm phục tài năng, sự
độc đáo trong văn chương của Yamamoto Shuugorô, khi nhà văn đã thổi hồn cốt, hơi
thở của mình vào trong hai nhân vật tưởng chừng có sự tương phản, đối lập nhưng rất
hồ hợp với nhau. Mà ta cịn thấy được sự thành cơng của nhà văn khi xây dựng hình
tượng nhân vật, nhờ có nét bút chấm phá, điêu luyện tài tình mà nhân vật O-Rui cũng
như ông lão hiện hữu chân thực, như sống dậy trong tâm trí người đọc

+ Một nhà văn tài ba là một nhà văn đưa nhân vật từ trong trang văn ra ngoài đời
thực, một người đọc thông thái là người hiểu được những giá trị mà nhà văn
muốn truyền đạt thông qua tác phẩm. Khẳng định mối quan hệ biện chứng sâu sắc 0,5
giữa nhà văn và độc giả, đây là mối quan hệ trường tồn, vĩnh cửu theo năm tháng điểm

+ Không chỉ Yamamoto Shuugorô nói riêng và những nhà văn khác trên thế giới đều có
dấu ấn riêng trên trang văn, cái tri thức họ tạo ra nhằm mong muốn bạn đọc hiểu và khai
phá được những ý nghĩa của mảnh đất màu mỡ đó.

+ O-Rui hay ơng lão hay bất kì nhân vật nào khác đều có thể sống dậy trong tâm
trí bạn đọc, nếu bạn đọc cảm nhận bằng tất cả trí tưởng tượng, bằng sự thấu hiểu,
bằng cả trái tim… thì ắt hẳn bạn đã hiểu được những giá trị nhân văn sâu sắc mà
tác giả muốn gửi gắm
⇨ Hiện nay, một bộ phận con người chỉ đọc văn chương một cách khuôn mẫu,
lưu giữ những thông tin sáo rỗng mà quên mất rằng, mỗi trang văn đều là bài
học đắt giả mà nhà văn truyền tải. Hãy là người đọc thông thái, lựa chọn thu
nạp những giá trị đắt giá nhất vào bộ não của chúng ta, giúp chúng ta tích luỹ
được nhiều bài học trong cuộc sống.


d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, nêu được dẫn
chứng làm sáng tỏ về vấn nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo sử dụng đúng quy tắc chính tả, dùng từ,
đặt câu
*Hướng dẫn chấm thi:
- Thí sinh vận dụng nhuần nguyễn kiến thức lí luận văn học, phân tích văn bản
sâu sắc, hướng đến làm rõ vấn đề nghị luận văn học, sáng tạo lập luận, phân tích
rõ dẫn chứng (4,5 – 5,0 điểm)
- Thí sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học, phân tích vấn đề chưa thật
nhuần nhuyễn, có sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng (3,5 – 4,5 điểm)
- Thí sinh tập trung phân tích văn bản, chưa tập trung làm rõ vấn đề lí luận văn
học, chưa có sáng tạo trong lập luận, phân tích dẫn chứng (2,0 – 3,0 điểm)
- Thí sinh phân tích văn bản chung chung, khơng gắn với vấn đề lí luận văn học
(1,5-2 điểm)
-Thí sinh diễn xuôi văn bản (0,25 - 1,5 điểm)


0,25
điểm
0,25
điểm

TỔNG ĐIỂM I+II

10,0

----------------HẾT--------------



×