Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Luận án tiến sĩ vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày bảo tàng (từ thực tiễn bảo tàng dân tộc học việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 249 trang )

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

LÝ THỊ NGỌC DUNG

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TRƯNG BÀY BẢO TÀNG
(Từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

HÀ NỘI - 2023


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

LÝ THỊ NGỌC DUNG

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TRƯNG BÀY BẢO TÀNG
(Từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam)
Chuyên ngành: Quản lý văn hoá
Mã số: 9229042


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tác
giả. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong Luận án là trung thực, chưa được bảo
vệ một học vị hay nghiên cứu nào. Việc tham khảo các tài liệu, kết quả nghiên cứu
trước đều được trích dẫn và ghi nguồn theo quy định.
Tác giả Luận án

Lý Thị Ngọc Dung


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ................................................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ.................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP
CẬN CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................................... 9

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 9
1.3. Khái quát về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.......................................................41

Tiểu kết Chương 1 ..........................................................................................................45

Chương 2: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY
THƯỜNG XUYÊN .................................................................................................................. 46

2.1. Xây dựng trưng bày từ thông tin cộng đồng chia sẻ..............................................46
2.2. Cộng đồng trực tiếp tư vấn và chỉnh lý nội dung trưng bày .................................58
2.3. Cộng đồng cùng thực hiện trưng bày “Vườn kiến trúc” .......................................59
2.4. Mơ hình hố vai trị của cộng đồng trong trưng bày thường xuyên tại bảo tàng.73
Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................................74

Chương 3: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY NHẤT
THỜI ......................................................................................................................................... 75

3.1. Quan điểm thực hiện trưng bày nhất thời tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam .................................................................................................................................75
3.2. Quá trình phát triển các dự án trưng bày nhất thời ................................................82
3.3. Cộng đồng giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể tại bảo tàng ...............................88
3.4. Bảo tàng hỗ trợ cộng đồng chủ động thực hiện các dự án trưng bày ...................94
3.5. Mơ hình hố vai trị của cộng đồng trong trưng bày nhất thời .............................98
Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................................98

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT
ĐỘNG TRƯNG BÀY BẢO TÀNG .....................................................................................100

4.1. Đánh giá vai trị của cộng đồng trong hoạt đơng trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam ................................................................................................................100
4.2. Một số kinh nghiệm Quốc tế.................................................................................117
4.3. Nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng tại một số Bảo tàng ở Việt Nam ...........125
4.4. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng

bày ..................................................................................................................................133
Tiểu kết Chương 4 ........................................................................................................147

KẾT LUẬN .............................................................................................................................149
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..........................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................152
PHỤ LỤC ................................................................................................................................160


2
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng số 01: So sánh cách thể hiện thông tin giữa trưng bày truyền thống và trưng bày
có sự tham gia của cộng đồng .......................................................................................... 8
Bảng số 1.1: Chức năng quản lý của bảo tàng ............................................................... 32
Bảng số 1.2: Các mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động trưng bày.............. 37
Bảng số 3.1: Các hoạt động trình diễn văn nghệ dân gian và nghề thủ công truyền thống
tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ................................................................................ 90
Bảng số 4.1. Tổng số phiếu phát ra và thu về trong các sự kiện lựa chọn nghiên cứu
đánh giá cảm nhận khách tham quan ............................................................................ 109
Bảng số 4.2. Tổng số phiếu phát ra và thu về trong các sự kiện lựa chọn nghiên cứu
đánh giá cảm nhận cộng đồng/chủ thể văn hoá. ........................................................... 112
Bảng số 4.3. So sánh nội dung quản lý chung, hoạt động trưng bày và sự tham gia của
cộng đồng tại các bảo tàng ........................................................................................... 125
Sơ đồ 1.1: Mơ hình bảo tàng học truyền thống và bảo tàng học mới ............................ 29
Sơ đồ 1.1: Mơ hình hố các giai đoạn trao quyền cho cộng đồng ................................. 38
Sơ đồ 1.2. Mơ hình thể hiện sự chuyển dịch vai trò, nhiệm vụ của cán bộ cán bộ bảo
tàng trong hoạt động trưng bày có cộng đồng tham gia ................................................. 39
Sơ đồ 1.3: Mơ hình khung phân tích luận án ................................................................. 40
Sơ đồ 2.1: Thứ bậc của chú thích (bài viết) trong trưng bày.......................................... 54

Sơ đồ 4.1: Các giai đoạn đánh giá trưng bày................................................................ 107
Sơ đồ 4.1. Mơ hình trưng bày dựa vào cộng đồng ....................................................... 122
Sơ đồ 4.2. Các vấn đề chính của bảo tàng khi phát triển các dự án có sự tham gia của
cộng đồng ..................................................................................................................... 136


3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BQL

Ban Quản lý

DTHVN

Dân tộc học Việt Nam

DSVH

Di sản văn hoá

ICOM

Hội đồng Quốc tế Bảo tàng

GS


Giáo sư

KHXHVN

Khoa học xã hội Việt Nam

NCS

Nghiên cứu sinh

PGS

Phó Giáo sư

PVT

Phi vật thể

P/v

Phỏng vấn

Tr.

Trang

TS

Tiến sĩ


Th.S

Thạc sĩ

TK

Thế kỉ

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hoá Liên hợp quốc

VT

Vật thể

VHTT

Văn hố thơng tin


4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo tồn và phát triển dựa vào cộng đồng đang là xu thế thế giới và chính là giải
pháp khai thác bền vững giá trị di sản. Mời cộng đồng đến bảo tàng để thực hiện trưng bày
di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) là cách bảo tàng đã đại diện cho nguyện vọng của
người dân, không chỉ trong việc bảo tồn những hiện vật có ý nghĩa đặc biệt với cộng đồng,
mà còn trong việc bảo vệ và trưng bày những yếu tố mang giá trị bản sắc mà cho tới nay

vẫn bị bỏ qua hoặc giới thiệu chưa đầy đủ, thậm chí có nguy cơ biến mất. Một xu thế của
Bảo tàng học trên Thế giới đã và đang được chuyển đổi lấy cộng đồng làm đối tác trong
các chương trình và hoạt động của họ bởi bảo tàng vì con người và do chính con người tạo
ra. Tuy nhiên, sự tham gia phụ thuộc vào quan điểm của bảo tàng, điều này đòi hỏi thời
gian và nguồn lực để phát triển các dự án hợp tác: phát triển đồng thuận giữa các bên liên
quan; đảm bảo quy định và khuyến khích phù hợp cho sự tham gia của cộng đồng và xây
dựng năng lực tổ chức tại chính địa phương nơi cộng đồng sinh sống.
Vào năm 1972, cuộc họp “Hội nghị bàn tròn Santiago tại Chile” (The Round
Table of Santiago de Chile) đã quy tụ các nhà Bảo tàng học từ Trung và Nam Mỹ, đại
diện của UNESCO và ICOM, sau đó kết quả được UNESCO cơng bố năm 1973, đưa ra
khuyến nghị rằng các bảo tàng có trách nhiệm giải quyết các nhu cầu của cộng đồng họ
phản ánh. Phải có sự thay đổi mơ hình từ một bảo tàng tập trung vào các giá trị truyền
thống về quyền sở hữu, bảo tồn và giải thích, đến một nơi mà nhu cầu của cộng đồng
được đặt ở cốt lõi. Các cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, cán bộ bảo tàng và tình
nguyện viên đang trăn trở để tìm ra giải pháp để các bảo tàng có thể phản ứng với “cơn
lốc thay đổi trong xã hội và trách nhiệm của bảo tàng để thu hút công chúng vào những
vấn đề đương đại”. Nhận thấy rằng, cộng đồng có giá trị quý báu đối với danh tiếng của
một bảo tàng, là nguồn cung cấp đề tài vô tận cho các hoạt động trưng bày của bảo tàng
- vì cộng đồng đóng vai trị là những người nắm giữ lịch sử và nắm giữ ký ức. Để tiếp
tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa một cách bền vững, chúng ta
cần tăng cường hợp tác với cộng đồng vì khi xốy vào hiểu biết của mỗi cá nhân tức là
bảo tàng đã trung hoà được những hiểu biết khác nhau giữa các nền văn hoá, lịch sử hay
bản sắc dân tộc và khuyến khích đối thoại giữa các dân tộc trên Thế giới.
Tại Bảo tàng DTHVN, từ khi có ý tưởng xây dựng bảo tàng đã xác định sứ mệnh và
xu hướng hoạt động đó là “Bảo tàng vì cộng đồng”; bảo tàng dành sự lựa chọn hiện vật và
giới thiệu các những câu chuyện đằng sau hiện vật cho chủ thể văn hố. Vì vậy, song song
với hoạt động trưng bày thường xun, bảo tàng cịn khuyến khích và tạo điều kiện cho
chủ thể văn hoá trực tiếp thực hành và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể đến với cơng
chúng ngay chính tại khơng gian bảo tàng. Đó là dành khơng gian cho cộng đồng tự mình



5
nói về văn hố của chính mình; mời chủ thể văn hoá đến bảo tàng và bằng những kinh
nghiệm dân gian dựng nên ngơi nhà mang đặc trưng văn hố của họ; cơng chúng được
thưởng thức chương trình nghệ thuật hay trải nghiệm các kỹ thuật thủ công truyền thống tại
bảo tàng qua sự thể hiện và hướng dẫn của chính chủ thể văn hố. Theo quan niệm của Bảo
tàng học hiện đại, các hoạt động trình diễn di sản văn hoá tại bảo tàng, truyền tri thức dân
gian tại bảo tàng hay trải nghiệm văn hoá gắn với cộng đồng tại bảo tàng thì đều là những
dạng thức của “trưng bày đặc biệt – trưng bày di sản văn hố phi vật thể” [42,Tr.459]. Nhu
cầu thưởng thức, tìm hiểu và trải nghiệm văn hố của cơng chúng ngày càng phát triển; chủ
thể văn hố muốn thể hiện mình với những giá trị đích thực cịn khách tham quan muốn
tìm hiểu di sản văn hoá một cách khách quan theo cảm nhận của riêng họ.
Với những nhìn nhận trên đây, luận án nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng trong
hoạt động trưng bày bảo tàng - từ thực tiễn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” lựa chọn
nghiên cứu trường hợp và tập trung vào một khía cạnh cụ thể là làm thế nào các bảo tàng
có thể hỗ trợ tích cực việc trao truyền và tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo
tàng nói chung và trưng bày nói riêng. Chọn hướng tiếp cận mới là đề cao lực lượng sáng
tạo, sở hữu và kế thừa di sản trong môi trường bảo tàng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án xem xét vai trò của cộng đồng tham gia trong hoạt động trưng bày tại
bảo tàng, nghiên cứu sự khác biệt giữa các cấp độ tham gia của cộng đồng trong các dự
án trưng bày bảo tàng.
Phân tích thuận lợi và khó khăn trong hoạt động trưng bày có sự tham gia của
cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN, từ đó khẳng định tính ưu việt của hình thức này. Đề
nhận thức, đánh giá một trong các quan niệm và cách thức hoạt động bảo tàng cịn chưa
phổ biến ở nước ta. Thơng qua đó, nêu các kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi hơn về
phương thức hoạt động này ở các bảo tàng có chức năng tương ứng.
Từ thực tiễn tại Bảo tàng lựa chọn làm trường hợp để phân tích, mục tiêu chính của
luận án là làm rõ các vấn đề hợp tác cộng đồng tăng lên nhưng khơng hồn tồn ở một mức

độ; mà có các mức độ sự tham gia khác nhau. Và khẳng định rằng không áp dụng máy móc
cho mọi dự án của bảo tàng, mà có thể là truyền cảm hứng cho sự tương tác, trao quyền và
sáng tạo ngồi bảo tàng, tại chính nơi cộng đồng sinh sống.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Trình bày những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận chung từ đó nhận thức sâu sắc vai
trị của bảo tàng trong việc bảo tồn di sản văn hố; vai trị, vị trí của cơng tác trưng bày
trong bảo tàng và mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng.


6
Nghiên cứu xu hướng phổ biến của Bảo tàng học thế giới, tuy nhiên chưa phổ
biến ở Việt Nam đó là hợp tác với cộng đồng để bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi
vật thể; Phát triển các sưu tập của bảo tàng, hình thành nên các trưng bày thường xuyên,
trưng bày nhất thời gắn với cộng đồng trong điều kiện thách thức đòi hỏi bảo tàng phải
nỗ lực và sáng tạo hơn nữa.
Luận án xem xét mối tương quan lý thuyết, nguyên tắc của sự tham gia và phương
pháp mà Bảo tàng DTHVN sử dụng để nghiên cứu, hợp tác với cộng đồng nhằm bảo tồn,
lưu giữ di sản văn hố của chính cộng đồng.
Khảo sát, phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN,
từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động trưng bày có sự tham gia của cộng đồng trong việc
bảo tồn di sản văn hố (thơng qua phản hồi của khách tham quan, cộng đồng chủ thể,
nhà quản lý bảo tàng).
Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt
động trưng bày bảo tàng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trị của cộng đồng- chủ thể văn
hố trong hoạt động trưng bày của Bảo tàng. Quan điểm, quá trình tổ chức thực hiện
trưng bày có sự tham gia của cộng đồng tại Bảo tàng DTHVN.

Tuy lựa chọn nghiên cứu trường hợp, nhưng luận án nghiên cứu nhiều trường
hợp cộng đồng với các hình thức trưng bày khác nhau (bao gồm các loại hình trưng
bày thường xuyên, nhất thời, dự án photovoice,…) với các mức độ tham gia khác
nhau (chia sẻ thông tin, tư vấn, cùng thực hiện, cùng quyết định, quyết định hồn
tồn) nhằm đưa ra cái nhìn đối sánh và hiệu quả nhất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Quan niệm, cách thức hoạt động và thực tiễn hợp
tác với cộng đồng tại bảo tàng DTHVN trong tất cả hình thức trưng bày thường xuyên,
trưng bày nhất thời, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể,... từ những ngày
đầu thành lập cho tới nay (2022).
Phạm vi không gian: Luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu vai trò của cộng đồng
trong hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN. Trong một chừng mực nhất định, luận án
cũng quan tâm tới một số cộng đồng gắn với trưng bày ở ngoài Bảo tàng DTHVN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó, những
phương pháp sau đây đóng vai trị cơ bản:
Xử lý, kế thừa tài liệu thứ cấp: Bảo tàng DTHVN là một trong số ít những bảo tàng
ở Việt Nam có thư viện, lưu giữ tồn bộ tài liệu về q trình nghiên cứu hình thành và phát


7
triển của bảo tàng. Tác giả coi đây như một kho tàng ký ức, là một sự thuận lợi đối với tác
giả trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án.
Phương pháp điền dã dân tộc học: để tham dự, quan sát, ghi chép, điều tra, ghi âm
kết hợp ghi hình các cộng đồng khi tiến hành nghiên cứu sưu tầm thực hiện trưng bày;
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: với mục đích thu thập được nhiều nguồn thơng
tin khác nhau nhằm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. Tác giả áp dụng các phương pháp
nghiên cứu định tính (quan sát, phỏng vấn, ...); nghiên cứu định lượng (thu thập và hệ thống
hoá số liệu qua việc nghiên cứu bảng hỏi đối với cộng đồng nghiên cứu và công chúng tham
quan trưng bày); xây dựng nội dung phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc đối

với cán bộ quản lý, cộng đồng và các nhà nghiên cứu;
Phương pháp hệ thống: xem xét vai trò của cộng đồng trong từng giai đoạn phát
triển của bảo tàng DTHVN. Mặt khác phương pháp này giúp nhận diện những yếu tố
riêng biệt, độc đáo trong từng giai đoạn và từng hình thức trưng bày của bảo tàng.
Phương pháp so sánh đối chiếu: cần thiết để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt,
sự nổi trội và hạn chế trong quá trình hợp tác với cộng đồng của một số bảo tàng trong
và ngoài nước. Thường xuyên hơn, phương pháp này được tác giả sử dụng khi so sánh
vai trò của cộng đồng trong từng mức độ tham gia trong hoạt động trưng bày tại Bảo
tàng DTHVN.
Phương pháp chuyên gia: luận án khơng chỉ nghiên cứu vai trị của cộng đồng
trong giai đoạn hiện tại mà còn nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong các trưng bày đã
được thực hiện trong quá khứ. Do đó phỏng vấn những chuyên gia trực tiếp nghiên cứu,
thực hiện trưng bày tại Bảo tàng DTHVN, chuyên gia đầu ngành trong hoạt động
nghiên cứu cộng đồng, bảo tàng học là vô cùng cần thiết.
Phương pháp đánh giá theo phân tích SWOT để đánh giá ưu điểm, hạn
chế, cơ hội và thách thức trong hoạt động trưng b ày dựa trên cơ sở cộng đồng
tại Bảo tàng.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của cộng đồng đối với hoạt động bảo tàng?
- Quan điểm và các hình thức bảo tàng trao quyền cho cộng đồng trong hoạt
động trưng bày?
- Các mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động trưng bày?
- Tính hiệu quả của việc hợp tác với cộng đồng trong hoạt động trưng bày?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Đề xuất rằng, hợp tác với cộng đồng trong hoạt động trưng bày và giới thiệu di
sản văn hoá như là yếu tố quyết định sự phát triển của bảo tàng.


8
Sự tham gia của cộng đồng chủ thể văn hoá trong hoạt động bảo tàng có vai

trị quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá của chính cộng đồng.
Xem xét kỹ một số quan điểm để thấy được sự khác biệt giữa cách thể hiện
thông tin truyền thống và quan điểm thực hiện trưng bày:
Bảng số 01: So sánh cách thể hiện thông tin giữa trưng bày truyền thống và trưng
bày có sự tham gia của cộng đồng
Trưng bày truyền thống
Trưng bày có sự tham gia cộng đồng
Nội dung Toàn bộ nền tảng kiến thức khoa Tập trung vào chủ đề, câu chuyện và
truyền tải học.
kinh nghiệm.
Hướng dẫn Hướng dẫn trong phương pháp Hướng dẫn biến thành một cuộc trò
và học tập của cán bộ bảo tàng đã được định chuyện nhiều cấp độ: giữa khách tham
sẵn.
quan và cán bộ bảo tàng; giữa khách
tham quan và cộng đồng; giữa các
thành viên trong cộng đồng.
Tính
Chỉ có một hoặc một vài câu trả Khơng nhằm mục đích đưa ra một câu
khách quan – lời cho các câu hỏi liên quan đến trả lời thẳng thắng mà mục đích là mở
chủ quan nguồn gốc và lịch sử, khách tham ra những khả năng và quan điểm khác,
quan chấp nhận câu trả lời đó.
là những suy nghĩ về chủ đề và vấn đề.
Chủ quan
Khách quan
7. Đóng góp của luận án
Hệ thống lại quan niệm và cách thức trưng bày bảo tàng qua thực tiễn Bảo tàng
DTHVN từ đó khơi dậy lên một phương thức hoạt động bảo tàng gắn với sự tham gia của
cộng đồng chủ thể văn hoá;
Nêu một số kinh nghiệm về phương diện hoạt động của hình thức trưng bày có
sự tham gia của cộng đồng theo các mức độ khác nhau, từ đó có thể áp dụng cho một số

loại hình bảo tàng ở Việt Nam;
Luận án đưa ra một nhận định mới đó là việc truyền dạy, bảo tồn di sản văn hố
khơng chỉ diễn ra tại nơi cộng đồng sinh sống mà được thực hiện ngay tại chính bảo tàng;
Đề xuất các giải pháp nhằm tiếp cận một cách sâu sắc cộng đồng mà trưng bày
hướng tới.
8. Cấu trúc của Luận án
Đề tài nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày Bảo tàng
- từ thực tiễn bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, quan điểm và cách tiếp cận của
luận án.
Chương 2: Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày thường xuyên
Chương 3: Vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày nhất thời
Chương 4: Giải pháp nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng
bày Bảo tàng.


9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, QUAN ĐIỂM
VÀ CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về trưng bày bảo tàng
- Các nghiên cứu về lý luận trưng bày nói chung
Do sự phát triển của xã hội hiện đại, sự thay đổi liên tục của môi trường xã hội
mà bảo tàng tồn tại, năm 2001 học giả Vương Hoằng Quân – dưới nhãn quan của Bảo
tàng học Trung Quốc nhận định bảo tàng phải “lấy con người làm gốc” là tôn chỉ hoạt
động, lấy việc “giúp cho sự phát triển và thoả mãn nhu cầu giải trí của con người” làm
nhiệm vụ trọng yếu, tham dự vào xã hội và phục vụ xã hội [43,tr.29]. Đây là xu hướng
phát triển quan trọng của Bảo tàng và Bảo tàng học trong thế kỷ XXI.

Hiểu trưng bày bảo tàng là hệ thống đối tượng – khơng gian tổng thể trong đó hiện
vật bảo tàng và những tài liệu trưng bày khác được kết hợp lại bởi ý tưởng khái niệm (khoa
học và nghệ thuật) [25], Kaulen M.E – học giả Bảo tàng Nga cho rằng nếu coi kho bảo
tàng là “từ điển” thì trưng bày là “bài viết” được viết nhờ sự hỗ trợ của nguyên tắc “ngữ
pháp trưng bày”. Kết cấu trưng bày theo lịch sử hệ thống là một cách làm phổ biến giúp
nhà bảo tàng học “đọc” một cách dễ dàng còn khách tham quan “đọc” khó khăn hơn đơi
chút. Cũng trong cơng trình nghiên cứu này các nhà bảo tàng học nhận thấy cách tiếp cận
trên không công nhận giá trị tự thân của hiện vật bảo tàng mà ưu thế dựa vào các hoạ sĩ,
các hoạ sĩ thì “lộng hành” đối với loại hình tác phẩm như một nhóm những hiện vật bảo
tàng, cơ cấu khoa học của trưng bày… [25, tr.313] Đã đến lúc bảo tàng cần thay đổi, quan
trọng nhất là thay đổi trong tư duy con người vì khơng ai ngồi nhân viên bảo tàng hiểu rõ
bảo tàng mình, bộ sưu tập của mình và khách tham quan của mình.
Barry Lord – chuyên gia bảo tàng Canada nhận định sự thay đổi về trưng bày
bảo tàng bởi trưng bày bây giờ có thể là ảo, khơng gian di cư và phương tiện truyền
thông đã tạo cơ hội tuyệt vời cho sự tham gia, và chuyển quyền lực từ chuyên gia sang
công chúng [59]. Khi khách tham quan bị hạn chế về thời gian trong xã hội hiện đại, đòi
hỏi nhà quản lý bảo tàng phải sáng tạo, năng động, tương tác và đa dạng các hoạt động
hơn. Ông nhận định, mục đích của trưng bày bảo tàng nhằm biến đổi một số điểm trong
sở thích, sự quan tâm hoặc thái độ của khách tham quan một cách xúc động, thông qua
sự khám phá một mức độ nào đó ở nội dung trưng bày và được khơi dậy bởi tính xác
thực của hiện vật trưng bày [59, tr.12]. Các bảo tàng cũng nhận thấy, khi chia sẻ quyền
phát triển ý tưởng trưng bày hay diễn giải về bộ sưu tập cho cộng đồng hoặc đối tượng
công chúng mục tiêu mà đợt trưng bày bảo tàng hướng tới sẽ thành cơng hơn với tầm
nhìn dài hạn, tuy nhiên khơng được coi nhẹ sự nguyên vẹn của sưu tập và công tác
nghiên cứu trưng bày.


10
Ở Việt Nam, từ những năm 1967, cơng trình nghiên cứu đầu tiên về Khoa học
Bảo tàng của tác giả Đào Duy Kỳ đã kế thừa một số kinh nghiệm của Bảo tàng học

Liên Xô vào điều kiện thực hành bảo tàng ở Việt Nam, đúc kết kinh nghiệm của
Viện Bảo tàng Cách Mạng Việt Nam và nhiều bảo tàng khác để mạnh dạn đưa lên
một số nhận thức về nhiều vấn đề được giới cán bộ bảo tàng bàn luận, đặc biệt về
hoạt động trưng bày. Phương châm giai đoạn thập kỷ 60 cho rằng, cán bộ bảo tàng
phải thấm nhuần đề cương trưng bày, lựa chọn hiện vật quý giá và thích hợp để đưa
ra trưng bày [26, tr.152]. Phương pháp trưng bày tốt nhất là phương pháp đảm bảo
được sự lựa chọn hiện vật trưng bày theo đúng đề cương khoa học, đảm bảo có phong
cách độc đáo. [26, tr.156]
Trả lời câu hỏi Tại sao phải đổi mới trưng bày? Nguyễn Hải Ninh [33, tr.82-88]
cho rằng nó xuất phát từ các nhu cầu: nhu cầu bảo quản, kết quả các nghiên cứu liên
quan, mong muốn tìm hiểu của khách tham quan, cần phối hợp với cộng đồng, sự phát
triển của công nghệ thông tin. Tác giả cũng nhận định nếu coi đổi mới trưng bày là
thay đổi các sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu trưng bày thì nhiệm vụ khơng chỉ là in lại
ảnh, sơn lại tường, làm lại vách cũ mà đổi mới cần phải bắt nguồn từ những phương
pháp tiếp cận mới, những cách nhìn mới về lịch sử cũng như con người. Trong một
nghiên cứu khác, Nguyễn Hải Ninh [32, tr.103-107] nhận định, đánh giá trưng bày là
một hoạt động rất quan trọng tuy chưa phổ biến trong các bảo tàng ở Việt Nam nói
chung hay hệ thống quản lý tại các bảo tàng nói riêng. Đánh giá trưng bày giúp các
nhà quản lý bảo tàng nhận biết được khả năng phản ứng với các trường hợp rủi ro có
thể xảy ra với trưng bày, hiện vật và khách tham quan. Kết quả đánh giá sẽ giúp bảo
tàng phân định được nhóm khách tham quan thường xuyên, từ đó xây dựng được các
trưng bày phù hợp và hấp dẫn.
Tiếp cận trưng bày nghiên cứu dưới góc độ nhân học qua một số phương pháp và
thực hành, tác giả Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh đến việc trưng bày có sự tham gia
của cộng đồng nhằm xây dựng nên các sản phẩm nghiên cứu, phim cộng đồng, triển
lãm kể chuyện bằng hình ảnh gắn với di sản cộng đồng thực hành/lăng kính cộng đồng
nhìn nhận,… tác giả cho rằng đó là sự tiến bộ của xã hội [54, tr.18].
Bàn về lý thuyết trưng bày, các cơng trình nghiên cứu cho thấy có 2 xu hướng:
(1) Quan tâm đến yếu tố chính trị, hàn lâm, hướng tới mục đích khoa học; trưng bày
tuân thủ theo đề cương nghiên cứu, kiến thức truyền tải đến khách tham quan khoa học

theo chuẩn mực định sẵn; thiết kế trưng bày phụ thuộc vào xu hướng thẩm mỹ của “hoạ
sĩ”. (2) Xu hướng gần đây hơn cho rằng, trưng bày hướng tới yếu tố tương tác, nội dung
trưng bày được kể qua câu chuyện hiện vật, kiến thức được truyền tải thơng qua cách
thực hành di sản văn hố của chủ thể. Nhận thức của công chúng sau tham quan về đối
tượng trưng bày dựa trên câu chuyện hiện vật kết hợp với tri thức cá nhân của mỗi
người nên cũng có thể một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau; thiết kế trưng bày đơn
giản nhằm tôn vinh giá trị hiện vật.


11
- Các nghiên cứu bàn về thực tiễn hoạt động trưng bày
Tác giả Vid Goding và Wayne Modest [98] - học giả nghiên cứu tại Bảo tàng
của Leicester, Vương quốc Anh tổng hợp các nghiên cứu điển hình đa dạng, liên quan
tới các cộng đồng khác nhau qua hành động thực hành bảo tàng (1) phản ánh thực hành
giám tuyển liên quan đến cộng đồng người Mỹ gốc Ấn Độ và người Mỹ gốc Nhật, đưa
lịch sử cộng đồng người Mỹ gốc Phi vào bảo tàng và thực hành nghệ thuật cộng đồng
của Tyree Guyton (Golding) ở Washington và Los Angeles, Gable ở Virginia và Taylor
ở Detroit); cộng đồng bản xứ được xem xét (ở Đài Loan bởi Varutti và Đông nam
Alberta, Canada bởi Onciul), cũng như là các cộng đồng tuổi vị thành niên (ở London
bởi Modest); (2) thảo luận về yếu tố chính trị trong trưng bày với cộng đồng Romani
(Brekke ở Na Uy), cộng đồng di cư (Iervolino ở Ý và Hutchinson ở Úc), cộng đồng
chuyên gia và không chuyên về kiến thức Ai Cập cổ đại (Exell in Manchester), và trưng
bày lại nghệ thuật ở phía đông bắc nước Anh (Mason, Whitehead, và Graham ở
Newcastle). Đúc kết lại từ các trường hợp các nghiên cứu thực tiễn, tác giả chủ biên cho
rằng: “Các viện bảo tàng nên cộng tác với cộng đồng – theo những cách khơng mang
tính thơng thái; tơn trọng cộng đồng để bảo vệ các giá trị di sản và đảm bảo yếu tố
nhân quyền quốc tế” [98, Tr. 3]. Nội dung nghiên cứu hướng tới mơ hình mới để làm
việc thành cơng với cộng đồng, giải quyết các vấn đề chính trị liên quan đến quyền lực
giữa bảo tàng và các cộng đồng khác nhau của họ, đó là một trong những khía cạnh
chính của bảo tàng đương đại.

Năm 2005, cuốn Hướng dẫn trưng bày bảo tàng (The Manual of Museum
Exhibitions) của tác giả Barry Lord (xuất bản năm 2002) được Cục Di sản văn hoá và
Bảo tàng DTHVN lựa chọn làm nội dung lớp tập tuấn “Hướng dẫn trưng bày bảo tàng”.
Năm 2014, tác giả Barry Lord và Maria Piacente tái bản sách lần hai [59], do định
nghĩa về một trưng bày theo quan điểm bảo tàng học mới đã thay đổi nên việc tái bản là
là cần thiết bởi không gian trưng bày có thể là “ảo”, yếu tố “tham gia” xuất hiện, và có
sự “di chuyển quyền lực” từ các chuyên gia sang cộng đồng và công chúng. Bên cạnh
nội dung khái quát các giai đoạn thực hiện một trưng bày trên thực tế, từ nghiên cứu và
bảo tồn đến trưng bày và giáo dục. Cuốn sách được tái bản lần thứ hai khám phá quá
trình phát triển trưng bày một cách chi tiết hơn, cung cấp các phương pháp kỹ thuật và
thực tiễn mà các chuyên gia bảo tàng cần có. Đặc biệt trong lần tái bản này, tác giả có
bổ sung một số bài viết đề cập đến các chương trình mới về quản lý dự án, lập kế hoạch
tài chính và đa phương tiện tương tác trong khi vẫn giữ các nội dung thiết yếu liên quan
đến việc hình thành trưng bày theo các bước truyền thống.
Ở Việt Nam, đề cập về việc diễn giải tại bảo tàng hay nói cách khác là cách thức
trưng bày tại các bảo tàng, tại “Khoá học mùa hè, nghiên cứu và thực hành bảo tàng” do
Bảo tàng DTHVN và Trung tâm A&C hỗ trợ thực hiện đã đưa ra định nghĩa, cấu trúc
cũng như mục đích trưng bày bảo tàng hướng tới, nhận định về cách tiếp cận/quan điểm
làm trưng bày mới: bảo tàng cũng có thể kể câu chuyện của những người bình thường


12
nhất, qua đó thể hiện được chính cuộc sống đương đại [4, tr45-48]. Tác giả Nguyễn Văn
Huy cho rằng đó là việc làm khó nhưng khơng phải khơng làm được [21, tr.28-35],
quan niệm cũ về trưng bày bảo tàng đó là việc đi tìm cái đặc trưng, tiêu biểu mang tính
tộc người đã được thay thế bằng việc đi tìm những nét văn hoá đặc trưng trong cuộc
sống thường nhật. Từ chỗ theo đuổi đi tìm những “sự tiêu biểu”, “bản chất”, “điển
hình” và mang tính đại diện cao của văn hoá, những cán bộ bảo tàng đã làm quen và
thực hành quan niệm “đời thường chính là văn hố” [53, tr.28] các bảo tàng phải vượt
lên sự cố hữu và lạc hậu của mình để cả hệ thống bảo tàng Việt Nam có sự khởi sắc.

Đúc kết lại, Anne Carine Schmidt và Bùi Kim Đĩnh [2, tr.53-58] cho rằng để bắt đầu
với một diễn giải, tác giả nên bắt đầu với một “ý tưởng lớn” bởi “ý tưởng lớn là một câu
chuyện, một tuyên ngôn về nội dung mà một triển lãm định trưng bày”.
Từ thực tiễn hoạt động trưng bày của Bảo tàng Việt Nam, đúc kết và phản ánh một
“căn bệnh” trong hệ thống bảo tàng nước ta những năm gần đây là cứ xây dựng toà nhà
trước, khánh thành trước rồi vài năm sau mới chuẩn bị trưng bày [29, tr.26-30]. Việc tách
rời công việc chuyên môn của bảo tàng, những người làm bảo tàng với toà nhà bảo tàng,
tách nội dung được sử dụng (cho trưng bày và bảo quản hiện vật) với công năng xây dựng
để lại nhiều khó khăn trong q trình thực hành chuyên môn bảo tàng như không gian
trưng bày manh mún, đứt đoạn, khơng có sự chuyển tiếp hướng tham quan,…
Nhận thấy tầm quan trọng trong công tác trưng bày tại bảo tàng, nhiều toạ đàm,
hội thảo trong nước đã bàn về các bài học từ thực tiễn, cập nhật xu hướng Quốc tế để
ứng dụng trong hoạt động trưng bày tại Việt Nam. Cục Di sản văn hoá và Bảo tàng
DTHVN tổ chức “Hội thảo khoa học – thực tiễn: Phương pháp trưng bày và giới thiệu
hiện vật bảo tàng” [14] trong đó đưa ra nhận thức về trưng bày trong hệ thống bảo tàng
hiện nay; chia sẻ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn từ đó đưa ra quan điểm, cách
nhìn nhận của những cán bộ, học giả nghiên cứu trong hoạt động trưng bày gắn với đặc
thù của từng bảo tàng.
Bàn trực tiếp đến Nghệ thuật trưng bày – linh hồn trong hoạt động Bảo tàng, trên
cương vị Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Di sản các nhà Khoa học Việt Nam,
PGS.TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ quan điểm cá nhân về thực trạng các bảo tàng hiện
nay, phân tích những yếu tố cần để tạo dựng trưng bày hấp dẫn tới với công chúng. Theo
Ông, để trưng bày thực sự trở thành linh hồn của bảo tàng đúng nghĩa phải quan tâm đến
các yếu tố (1) trưng bày phải có nội dung rõ ràng thể hiện tính khoa học, (2) tính nghệ thuật
làm sao để thoả mãn được tất cả các giác quan khi đến thăm bảo tàng (3) và thành tố kỹ
thuật – công nghệ là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bảo tàng hiện đại, chính
cơng nghệ đã làm thay đổi diện mạo và đời sống của bảo tàng [22].
Nhằm hệ thống một cách cụ thể và rõ ràng, mang tính khoa học qua góc nhìn
nghệ thuật và mỹ thuật tạo hình khơng gian trong Nghệ thuật trưng bày bảo tàng, Luận
án của Nguyễn Hoàng Hưng [24] với đề tài “Nghệ thuật trưng bày bảo tàng Việt Nam”

qua các trường hợp nghiên cứu là Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Bảo tàng lịch sử Quân sự


13
và Bảo tàng DTHVN làm rõ các hình thức biểu hiện nghệ thuật trưng bày ở các trường
hợp nghiên cứu trên thông qua các yếu tố cấu thành là cấu trúc mặt bằng, tạo hình nghệ
thuật, ánh sáng, hiện vật trưng bày và kỹ thuật công nghệ.
Cập nhật và nắm bắt xu thế diễn giải trưng bày Quốc tế để ứng dụng trong trưng
bày tại Việt Nam, nhiều Bảo tàng, BQL Di tích đã chủ động mời các chuyên gia trong
lĩnh vực thực hành bảo tàng Quốc tế chia sẻ xu hướng như là những gợi ý cho hoạt
động trưng bày trong thực tiễn: “Thiết kế bảo tàng: một nghề thực thụ” do diễn giả
Francois Confino thuyết trình tại Bảo tàng DTHVN (11/2017); “Hình dung lại diễn giải
di sản và bảo tàng” do diễn giả Russel Staiff thuyết trình tại Trung tâm Bảo tồn Di sản
Thăng Long – Hà Nội (11/2017)… các toạ đàm chủ yếu bàn về các giải pháp nhằm tăng
tính hấp dẫn của một trưng bày, đưa công chúng tới gần hơn với nội dung trưng bày
phản ánh… Có nhiều giải pháp khác nhau như ứng dụng Công nghệ hiện đại, nghiên
cứu phát triển các chủ đề trưng bày đáp ứng “thị hiếu” của công chúng… Nhưng một
điểm chung nổi bật và đều được đề cập đến trong các toạ đàm đó là việc triển khai
trưng bày nhấn mạnh vào vai trò của cộng đồng trong các thực hành của bảo tàng như
là phương thức hữu hiệu nhất nhằm phát huy giá trị di sản một cách bền vững.
Dễ dàng có thể nhận thấy, quan điểm về cách thức tiến hành trưng bày của hệ
thống Bảo tàng Việt Nam đang dần dần thay đổi: từ chỗ lấy hiện vật làm trung tâm, xây
dựng nội dung trưng bày sao cho giới thiệu được số lượng hiện vật lớn nhất có thể… tới
việc nhìn nhận thấy tầm quan trọng của các câu chuyện đằng sau hiện vật, các bảo tàng
đang dần chuyển mình, thay đổi từ thực tiễn sẵn có và học hỏi từ các xu hướng quốc tế.
Tuy nhiên, từ quan điểm đến thực hiện là nhiệm vụ chắc chắn khơng dễ dàng.
1.1.2 Nghiên cứu về vai trị của cộng đồng trong hoạt động bảo tàng
Các yếu tố của di sản, thông qua việc sưu tầm hiện vật được lưu giữ trong bảo
tàng, trở thành nguồn tư liệu và tài liệu trực quan, được bảo tồn để sử dụng cho khoa
học, giáo dục văn hoá. Khi đưa vào bảo tàng, những yếu tố đó khơng cịn là trách nhiệm

của người dân địa phương, mà tuân thủ theo các quy tắc của bảo tàng. Chúng khơng cịn
là một phần của cuộc sống hàng ngày của cộng đồng mà được sử dụng cho mục đích
cao hơn được quyết định bởi các cơ quan chính trị và hành chính. [75, tr.31]. Vào năm
1972, một cuộc họp được gọi là “Hội nghị bàn tròn Santiago tại Chile” (The Round
Table of Santiago de Chile) đã quy tụ các nhà Bảo tàng học từ Trung và Nam Mỹ, đại
diện của UNESCO và ICOM, tuyên bố kết quả được UNESCO công bố năm 1973, đưa
ra niềm tin rằng các bảo tàng có trách nhiệm giải quyết các nhu cầu của cộng đồng phản
ánh. Tại Hội nghị cho rằng, phải có sự thay đổi mơ hình từ một bảo tàng tập trung vào
các giá trị truyền thống về quyền giám hộ, bảo tồn và giải thích, đến một nơi mà nhu
cầu của cộng đồng được đặt ở cốt lõi.
Sự công nhận ngày càng tăng về “văn hoá sống” trong các tuyên bố của
UNESCO và ICOM cho thấy các viện bảo tàng đã thay đổi - sự trỗi dậy của hoạt động
bảo tàng gắn với cộng đồng.


14
- Các hội thảo, hội nghị, toạ đàm bàn về vai trò của cộng đồng trong hoạt động
bảo tàng
Ngay từ khuyến nghị của UNESCO (1960) liên quan đến các biện pháp hiệu quả
của việc xây dựng viện bảo tàng cho mọi người cho rằng: “Các bảo tàng là trung tâm
tri thức văn hoá tại địa phương, cần thiết lập mối quan hệ văn hoá giữa bảo tàng và
cộng đồng” [46]. Đến phiên họp lần thứ 25 của UNESCO (Paris, Pháp) năm 1989,
trong khuyến nghị đề cập đến văn hoá dân gian hay nói cách khác là văn hố cộng
đồng, cũng khẳng định bảo tàng là nơi trưng bày di sản văn hố dân gian, tạo cơ hội
cho cơng chúng được thưởng thức văn hoá truyền thống [45]. Khuyến nghị cũng cho
rằng, văn hoá dân gian là biểu hiện phong phú của sức mạnh sáng tạo trí tuệ cá nhân
hay tập thể, bảo tồn văn hoá dân gian là bảo vệ các truyền thống văn hoá và bảo vệ
những cá nhân, tập thể, nắm giữa, thực hành các quyền thống văn hố đó.
Những năm thập niên 90, vấn đề cộng đồng được bàn đến nhiều hơn trong các
hội nghị, hội thảo, toạ đàm Quốc tế. Tại Hội thảo “Bảo tàng và cộng đồng” năm 1995

(Norway) có đưa ra nhiều nhận định từ các học giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo
tàng và cộng đồng [92], Tiến sĩ Anita B.Shah (Ấn Độ) cho rằng Bảo tàng là trung tâm
xuất sắc dành riêng cho việc phục vụ cộng đồng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, họ
cho thấy những nguồn cội khác nhau, đưa ra định hướng cho cuộc sống ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Đối với nhân loại, bảo tàng mang ý nghĩa của sự hợp nhất do đó khơng
thể tách dời bảo tàng và cộng đồng mà bảo tàng phản ánh [92, tr.20]. Cũng trong Hội
thảo, các học giả nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tàng đã khẳng định:
Cách tiếp cận toàn diện được định nghĩa bởi bảo tàng học đương đại không
chấp nhận ý tưởng của bảo tàng như một sản phẩm làm sẵn, cũng không phải
của cộng đồng như một xã hội trừu tượng thực thể. Bảo tàng ngày nay được
hiểu là một hiện tượng với tất cả các động lực của nó và cộng đồng được
cảm nhận theo nghĩa rộng hơn, như là một đại diện cụ thể về lực lượng tự
nhiên hoặc xã hội [92, tr.19]
Công ước UNESCO 2003 [47] về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của đa dạng văn hoá và là sự đảm bảo cho sự phát triển bền vững,
công ước đã công nhận hợp pháp các nền “văn hoá sống”, tiếp tục khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể.
Tại Hội nghị bảo vệ và xúc tiến đa dạng văn hoá của UNESCO năm 2005 (Paris,
Pháp) đã khẳng định rõ trong cơng ước rằng tính sáng tạo và tăng cường năng lực sản
xuất của cộng đồng được thiết lập bằng các chương trình giáo dục, đào tạo và trao đổi
trong các cơ quan văn hoá. Các biện pháp này cần thực hiện theo cách thức khoa học
để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến di sản truyền thống của cộng đồng [48]. Đến hội
nghị chuyên gia về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể
của UNESCO năm 2006 (Tokyo, Nhật Bản) [91] bàn về những yếu tố xoay quanh khái
niệm cộng đồng, khẳng định tầm quan trọng của các thiết chế công cộng. Sự hợp tác


15
của bảo tàng với cộng đồng là vô cùng cần thiết nhằm mục đích quảng bá và bảo vệ để
đảm bảo sự bền vững của di sản. Nội dung Hội nghị cho rằng cộng đồng là các nhóm

người mang theo truyền thống một cách không cụ thể, đưa ra định nghĩa về cộng
đồng, sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hoá với tư cách là
người sáng tạo, lưu giữ và thực hành di sản văn hoá.
Hội nghị ICOM 2004 về “Bảo tàng và Di sản văn hoá phi vật thể” (Hàn Quốc)
đề cập đến vai trò của Bảo tàng trong việc kết nối cộng đồng chủ thể văn hoá và khách
tham quan, thúc đẩy quảng bá di sản văn hoá như một giải pháp nhằm phát huy di sản
văn hoá phi vật thể [13]. Theo công cụ quốc tế mới, tháng 8 năm 2007 [71] hội đồng
Bảo tàng Quốc tế ICOM sau đó đã thông qua một định nghĩa sửa đổi về bảo tàng, đặt
cả “di sản vật thể và phi vật thể” làm trung tâm, chủ đề chính cho các bảo tàng với các
hoạt động: bảo tồn, nghiên cứu, giao tiếp và triển lãm. Đây có thể coi là cuộc cách
mạng đáng kể cho các bảo tàng trong Thế kỷ XXI, điều này đánh dấu một bước ngoặt
lớn cho các bảo tàng để xem xét ý nghĩa của sự phát triển mới này.
Các bảo tàng đã và đang được nhìn nhận tại tất cả các nước như là thiết chế văn
hố có vai trò quan trọng trong xã hội và là yếu tố then chốt trong gắn kết và hội nhập
[49]. Theo nghĩa này, họ có thể giúp cộng đồng đối mặt với những thay đổi sâu sắc
trong xã hội, bao gồm những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng, sự biến
đổi và sự mai một của các di sản văn hoá. Đặc biệt trong trường hợp di sản văn hoá của
người dân địa phương được đại diện trong các bộ sưu tập của bảo tàng thì cần phải có
biện pháp thích hợp đến tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại, xây dựng mối quan
hệ bền chặt với những người dân bản địa liên quan đến việc quản lý các sưu tập đó.
Từ nội dung tại các hội thảo, toạ đàm đề cập đã mở ra một cách tiếp cận mới về
cộng đồng, đó là mối liên hệ giữa bảo tàng (hiện vật, công chúng) và cộng đồng/chủ thể
di sản văn hố. Tuy nhiên, vấn đề cịn chưa làm sáng tỏ đó là phương thức nào có thể
kết nối các lực lượng này vào một hoạt động mang tính cơng khai, để cơng chúng được
thưởng thức các giá trị văn hố một cách tồn vẹn nhất; để thấy được vai trị của chủ thể
văn hố hay nói cách khác là cộng đồng trong việc bảo tồn, lưu giữ, thực hành và trao
truyền di sản văn hoá đang nắm giữ.
- Các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng
Các nghiên cứu của Bảo tàng học Quốc tế đã thảo luận rất nhiều về mối quan hệ
giữa bảo tàng và cộng đồng. Một điểm chung trong các nghiên cứu đó là đều khẳng

định rằng: Bảo tàng và cộng đồng của bảo tàng về lý thuyết và thực hành có một sức
mạnh lớn để định hình giá trị của chính bảo tàng, vì bảo tàng là thiết chế văn hố sống
do đó các bảo tàng phải đang thay đổi và thường xuyên xem lại các mục đích của họ
hướng tới cộng đồng họ phản ánh [59].
Teresa Cristina Scheiner (1995) đến từ Brazil, trong bài báo “Về bảo tàng, cộng
đồng và thuyết tương đối của tất cả” [92, tr.95] , nhấn mạnh vào thuyết tương đối của các
viện bảo tàng. Thảo luận về cộng đồng, tác giả nói rằng cần phải xác định cộng đồng nào


16
chúng ta đang đề cập đến khi áp dụng lý thuyết bảo tàng học. Bảo tàng và cộng đồng là
những khái niệm tương đối, (1) đầu tiên là nâng cao năng lực của cộng đồng bảo tàng
học, (2) thứ hai đòi hỏi một mức độ tham gia cao và (3) thứ ba ngụ ý rằng tìm kiếm kiến
thức phải được thực hiện trong chính cộng đồng. Đồng suy nghĩ, Kreps (2003) [74] cho
rằng bảo tàng nhận ra người dân - là người nắm giữ, thực hành và duy trì kiến thức, kỹ
năng và phải là người trực tiếp tham gia vào hoạt động bảo tồn.
Trong một nghiên cứu khác, Peter David phản ánh công việc bảo tàng làm với
cộng đồng, các dự án và các tri thức cộng đồng không giống với khái niệm cho rằng
bảo tàng là nơi lưu giữ hiện vật của quá khứ. Và trưng bày di sản văn hố khơng giới
hạn là các yếu tố vật chất trong bức tường bảo tàng mà còn là nơi chứa đựng di sản văn
hố phi vật thể, mơi trường và lịch sử nguồn gốc câu chuyện liên quan đến hiện vật
[86]. Điều này mở rộng hơn có thể được coi là bảo tàng trực tiếp quan tâm và ảnh
hưởng đến cuộc sống của cộng đồng. Cũng trong bài viết David thừa nhận rằng “biểu
hiện của bảo tàng và cái gọi là cộng đồng vơ cùng phức tạp”, nó ln thay đổi gắn với
văn hoá phi vật thể. Đồng quan điểm cho rằng làm việc với cộng đồng là công việc vơ
cùng phức tạp, Newman [85] khẳng định, dù khó khăn nhưng các dự án có tính đến
quan điểm của cộng đồng hoặc sự tham gia của cộng đồng tạo ra mối quan tâm liên tục
trong các vấn đề đương đại và thường gắn với thuật ngữ “phát triển bền vững”.
Khẳng định mối quan hệ giữa bảo tàng và cộng đồng thực sự lâu dài vì chúng
ln đan xen lẫn nhau: Sự liên kết giữa bảo tàng, di sản và cộng đồng rất phức tạp đến

nỗi khó có thể phân biệt cái nào dẫn dắt cái kia – di sản xây dựng cộng đồng hay cộng
đồng xây dựng di sản? [63]. Cộng đồng cần di sản hoặc kinh nghiệm để hình thành và
phát triển và bảo tàng cần cộng đồng để thể hiện bản sắc cộng đồng và nhận ra giá trị
cũng như mục đích của bảo tàng. Các nghiên cứu về mối quan hệ nay chủ yếu xoay
quanh các khía cạnh quan trọng của những khác biệt và tương đồng này.
Stephen Weil – nhà nghiên cứu về bảo tàng học tại Hoa Kỳ đã khẳng định Bảo
tàng cần phải hiểu giá trị của mình hơn chỉ là duy trì các bộ sưu tập hiếm. Bảo tàng sẽ
phát triển mạnh khi họ đưa ra câu trả lời hấp dẫn cho câu hỏi, đáp ứng nhu cầu cộng
đồng đang diễn ra là gì? Ơng nhấn mạnh rằng mỗi bảo tàng phải tìm ra câu trả lời đúng
cho mình vì mỗi cộng đồng bảo tàng hướng tới có phạm vi nhu cầu khác nhau địi hỏi
những cách đáp ứng khác nhau. Khơng có cách tiếp cận phổ quát cho tất cả các bảo
tàng [87, tr.201]. Đồng quan điểm với Stephen Weil, tác giả Laura Peers and Alison
K.Brown trong cuốn Bảo tàng và cộng đồng nguồn [80] cho rằng cộng đồng nguồn có
quyền tiếp cận các hoạt động gắn với di sản của họ được tổ chức tại bảo tàng. Từ đó
khẳng định cốt lõi của quan điểm mới này là một cam kết về mối quan hệ giữa một bảo
tàng và cộng đồng nguồn trong đó cả hai bên đều bình đẳng và liên quan đến việc chia
sẻ kỹ năng, kiến thức và sức mạnh để tạo giá trị cho cả hai bên.
Tiến sĩ Piotr Bienkowski – chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực văn hoá,
nghệ thuật, di sản và bảo tàng tại Vương quốc Anh. Trong nghiên cứu “Cộng đồng và


17
Bảo tàng là đối tác hoạt động: Học tập phát triển từ sáng kiến Bảo tàng” [89] đề cập khá
chi tiết về thực tiễn có sự tham gia tại bảo tàng, khẳng định đây không phải việc cung cấp
các dự án ngắn hạn tới cộng đồng mà tập trung vào việc tạo điều kiện để tổ chức bảo tàng
có sự tham gia của cộng đồng trở thành cốt lõi, gắn bó và bền vững. Chương trình được
xây dựng dựa trên một tham vấn rộng rãi từ năm 2008 đưa ra kết luận rằng sự tham gia
của cộng đồng trong bảo tàng được cho là khơng thành cơng vì hầu như các chương trình
tham gia đều là ngắn hạn và cộng đồng chưa trở thành đối tác tích cực. Do đó cơng trình
nghiên cứu này được xây dựng nên để giải quyết những vấn đề nêu ra trong khảo sát đó.

Cơng trình được kết cấu dựa trên 4 nội dung: (1) Tìm hiểu nhu cầu của địa phương (2)
Xây dựng một mạng lưới cộng đồng (3) Xây dựng năng lực cộng đồng và hỗ trợ nhân
viên bảo tàng học cách làm việc với cộng đồng (4) Đánh giá hoạt động.
Quá trình đi trả lời câu hỏi: “Chúng ta cần khám phá cách các bảo tàng tương tác
với cộng đồng của họ?” lựa chọn nghiên cứu điển hình tại một số bảo tàng ở Mỹ La Tinh
và Châu Âu, nhóm tác giả thuộc dự án của EULAC museum [75, tr.21-23] đề cập đến
các khái niệm, tính năng chính về thực tiễn để xác định, duy trì và thúc đẩy sự bền vững
của các cộng đồng trong bảo tàng. Kết luận được đưa ra sau q trình nghiên cứu đó là
hoạt động của bảo tàng có thể vượt ngồi các quan điểm truyền thống về sưu tập, trưng
bày, kết hợp với trình diễn di sản văn hoá. Bảo tàng thúc đẩy sự bền vững, đa dạng và tất
cả các khía cạnh liên quan đến trao quyền và đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng.
Để đo lường tác động của bảo tàng với cộng đồng của họ, tác giả Lynda Kelly
[81] đã chỉ ra rằng cần có các bảo tàng đáp ứng các vấn đề xã hội như dân số và tính
bền vững, cơng bằng xã hội và quyền của người dân địa phương. Trong bài viết, tác giả
đã thảo luận về những thách thức đối với các bảo tàng trong việc đo lường tác động và
đáp ứng nhu cầu của khán giả thông qua 2 dự án là “Điều tra tác động của bảo tàng
trong cộng đồng địa phương họ phản ánh”, và dự án “Trưng bày như là một nơi để thảo
luận – Vai trò của bảo tàng trong xã hội đương đại”
Ở Việt Nam, nhận thấy được tầm quan trọng của cộng đồng, nhiều hội thảo,
nghiên cứu cũng đã đưa ra nhận định về vai trò của cộng đồng trong hoạt động của bảo
tàng. Khẳng định bảo tàng hiện giờ không chỉ phát triển và hoạt động bên trong bức
tường vốn có với những hiện vật sẵn tại kho cơ sở, mà bảo tàng phải liên kết chặt chẽ với
cộng đồng/chủ thể văn hố để hiện vật được “sống” trong mơi trường bảo tàng; bảo tàng
không chỉ là nơi lưu giữ, phát huy mà còn là nơi trao truyền các giá trị di sản văn hoá.
Hội thảo “Bảo tàng – Cộng đồng: Quan điểm và cách tiếp cận” được Bảo tàng
DTHVN tổ chức năm 2015 là dịp để giới chuyên môn bảo tàng cùng thảo luận, đánh
giá, chia sẻ các kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động bảo tàng gắn với cộng đồng [6]. Hơn
50 bài tham luận bàn về các vấn đề (1) nghiên cứu – sưu tầm, xây dựng bộ sưu tập hiện
vật; (2) xây dựng và tổ chức thực hiện trưng bày ở bảo tàng; (3) hoạt động giáo dục và
trình diễn văn hố phi vật thể tại bảo tàng; (4) cộng đồng trong hoạt động bảo tàng. Các

tham luận đã chỉ ra vai trị vị trí của cộng đồng trong hoạt động bảo tàng; cần phải làm


18
gì và làm như thế nào để liên kết giữa bảo tàng và cộng đồng trong hoạt động bảo tàng
nói riêng và trong hoạt động bảo tồn văn hố nói chung; cách tiếp cận và phương pháp
hoạt động bảo tàng mới dựa trên cơ sở cộng đồng như photovoice, phim cộng đồng,…
được triển khai như thế nào; Vấn đề sử dụng công nghệ thông tin nhằm kết nối bảo tàng
và cộng đồng; Nhu cầu và cách thức thiết lập mối quan hệ này trong bảo tàng…
Vai trò của bảo tàng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển là phục vụ cộng
đồng thông qua giáo dục hướng tới mục đích tìm hiểu văn hố và giải trí của cơng chúng.
Một tổ chức nơi giao thoa giữa giáo dục và giải trí, tạo ra một khơng gian mọi người gắn
kết với nhau trong đó có cộng đồng. Bảo tàng gắn kết với cộng đồng bằng cách củng cố
các mối quan hệ thơng qua kinh nghiệm và lợi ích chung, nhiều bảo tàng xác định nhiệm
vụ xây dựng cộng đồng là một mục tiêu trong tuyên bố sứ mệnh của họ. Mặc dù có
những tổ chức khơng thực hiện được điều đó vì họ khơng phản ánh hoặc hợp tác khơng
hiệu quả với cộng đồng bởi họ gặp khó khăn trong việc từ bỏ “thẩm quyền” hoặc khơng
có kỹ năng trong việc hợp tác với cộng đồng – những cá nhân khơng đồng nhất. Do đó,
cần thiết phải xây dựng mơ hình bảo tàng hợp tác với cộng đồng để thực hiện trưng bày
di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) bởi đây là cách bảo tàng đã đại diện cho nguyện
vọng của người dân, không chỉ trong việc bảo tồn những hiện vật có ý nghĩa đặc biệt với
cộng đồng họ, mà còn trong việc bảo vệ và trưng bày những yếu tố mang giá trị bản sắc
mà cho tới nay vẫn bị bỏ qua hoặc giới thiệu chưa đầy đủ, thậm chí có nguy cơ biến mất.
- Nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày tại bảo tàng.
Cho rằng trưng bày về các vấn đề cộng đồng sử dụng nghệ thuật và hiện vật làm
chất xúc tác cho hành động của cộng đồng về một vấn đề địa phương cụ thể, tác giả Lauren
Benetua, Nina Simon, Stacey Marie Garcia trong cuốn “Bộ công cụ triển lãm vấn đề cộng
đồng” [82, tr.3] đưa ra một vài gợi ý cho các bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hoá, muốn
tổ chức và phát triển khác dự án phù hợp với quy mô của đơn vị thực hiện. Nghiên cứu
được xây dựng nên nhằm mục đích (1) chỉ ra các cách để trưng bày/triển lãm cộng đồng

được mở rộng hơn tới công chúng (2) trao quyền cho các tổ chức cộng đồng trong trưng
bày/triển lãm để truyền cảm hứng và hỗ trợ công việc của họ (3) tăng cường vai trò của tổ
chức bảo tàng với tư cách là người hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động cộng đồng.
Tiếp cận xây dựng trưng bày dựa trên bảo tàng học thực hành, tác giả Nguyễn
Đức Tăng nhận định rằng: “đa số các trưng bày và triển lãm chuyên đề đã thực hiện đều
liên quan trực tiếp đến một nhóm cộng đồng chủ thể, mang đậm yếu tố nhân học và văn
hoá đương đại” [35, tr.6]
Theo quan niệm phổ biến ở các bảo tàng, việc bảo tồn, phục chế và phục dựng
chỉ là việc của người làm bảo tàng; người ta khơng hoặc ít quan tâm tới việc cộng đồng
tham gia vào công việc này như thế nào. Người làm bảo tàng có thể nghiên cứu kinh
nghiệm, cách làm của người dân rồi tự mình tổ chức triển khai, thuê thợ ở đâu đó thực
hiện [53, tr.35]. Từ chỗ lấy các sưu tập và các nhà giám tuyển trưng bày làm trung tâm
nay bảo tàng chuyển sang lấy con người/ công chúng là trung tâm; từ vai trò “khai


19
sáng” chuyển sang vai trò là nơi phục vụ cộng đồng. Bảo tàng ngày nay đã thay đổi về
giá trị, ý nghĩa, sự kiểm soát, cách trưng bày. Những mối quan hệ mới giữa bảo tàng và
cộng đồng đã định hướng cho hàng loạt cách tiếp cận cũng như cách thức trưng bày,
giới thiệu bảo tàng [23, tr.33].
Mối quan hệ giữa bảo tàng, các cơ quan di sản với cộng đồng được Lê Thị Thuý
Hoàn và Lê Thị Hoa đề cập là một mối quan hệ tương hỗ đặc biệt. [23] Tác giả nhận
định Cộng đồng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bảo tàng, thành
viên cộng đồng tham gia như những người đóng góp hoặc phối hợp bằng cách hiến tặng
hiện vật, triển khai nghiên cứu, viết các câu chuyện và tham gia vào các dự án truyền
thông bảo tàng. Cộng đồng cần bảo tàng vì bảo tàng bảo tồn, giới thiệu lịch sử và bản
sắc của họ; đồng thời, bảo tàng cần cộng đồng nhận thức được giá trị và tầm quan trọng
của công việc mà bảo tàng làm. Dù mức độ thành công có sự khác biệt, nhưng tất cả các
ý kiến chia sẻ đều khẳng định, đồng giám tuyển (cộng đồng tham gia quyết định vấn đề
thực hành bảo tàng) là xu hướng phát triển tích cực, gớp phần tạo nên đột phá cho hoạt

động của hệ thống bảo tàng.
Khi cộng đồng có vai trị quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hố. Khi
thành cơng của trưng bày được đánh giá thông qua việc truyền tải tới công chúng
các câu chuyện đằng sau hiện vật. Điều đó đồng nghĩa với việc cộng đồng có vai trị
quan trọng trong hoạt động trưng bày tại bảo tàng – một thiết chế văn hố có chức
năng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Tuy nhiên, từ các tư liệu khảo sát
cho thấy đề cập và khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng trong hoạt động bảo
tàng khá nhiều, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vai trò của cộng đồng
trong hoạt động trưng bày, hay cụ thể hơn là chưa có nhiều cơng trình xây dựng nên
mơ hình, chỉ ra các mức độ cộng đồng có thể tham gia trong hoạt động trưng bày.
- Nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong hoạt động trưng bày tại Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ việc chuyển hướng hoạt động của bảo tàng từ
trạng thái tĩnh sang động không phải ý tưởng đột phá riêng của Bảo tàng DTHVN mà
đó là xu hướng chung của Bảo tàng Thế giới. Một cuộc hành trình hết sức cơ bản đối
với bảo tàng phải thực hiện, đó là hành trình đến với cộng đồng [51, tr.376]. Nhận định
về cộng đồng trong hoạt động trưng bày tại Bảo tàng DTHVN hiện nay, tác giả Vũ Thị
Hà cho rằng cộng đồng được xem là chủ thể văn hoá, là khởi nguồn của các ý tưởng
trưng bày, đặc biệt là trưng bày nhất thời, sự tham gia của cộng đồng trong các trưng
bày tại Bảo tàng DTHVN thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau: “từ đóng góp hiện vật
cho trưng bày đến chia sẻ các câu chuyện của bản thân và cộng đồng thông qua các
phương tiện do bảo tàng cung cấp đến việc tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức
trưng bày” [51, tr.126]. Trong một nghiên cứu khác, cuốn “Faces, Voices, and Lives
Expriences of a Director in Building a Museum for Communities” [76], tác giả Nguyễn
Văn Huy và Marganet Barnhill Bodemer (2008) tập hợp những bài viết từ các bài báo


20
và hội thảo quốc tế của những đồng nghiệp đã đóng góp, hợp tác trong q trình xây
dựng và phát triển Bảo tàng DTHVN. Trong những bài viết, họ đã chia sẻ những kinh

nghiệm và quan điểm về Gương mặt, giọng nói và cuộc sống của cộng đồng trong bảo
tàng hay nói cách khác là kể về con đường mà Bảo tàng DTHVN đã lựa chọn để giới
thiệu di sản văn hoá của cộng đồng.
Lựa chọn trường hợp hàng thủ cơng Việt Nam, với những kinh nghiệm trong q
trình thực hiện trưng bày “Trưng bày dựa trên cơ sở cộng đồng: Sưu tầm và trưng bày
văn hoá vật chất” đã khái quát hoá thành các giai đoạn thực hiện trưng bày có sự tham
gia của cộng đồng, đề xuất các nguyên tắc trong sưu tầm và trưng bày cho hoạt động có
sự tham gia, cùng với những gợi ý trong công tác phỏng vấn và tiếp cận cộng đồng [3].
Nhận định Bảo tàng DTHVN là một trong số không nhiều các bảo tàng đi tiên
phong trong đổi mới hoạt động, mạnh dạn thay đổi các quan niệm bảo tàng truyền
thống, tập trung vào văn hoá đương đại dựa vào cộng đồng. Nguyễn Duy Thiệu, Vũ Thị
Phương Nga [37] điểm lại những quan điểm khác nhau trong cuộc tranh luận về công
tác bảo tồn: Ai làm công tác bảo tồn? Bảo tồn cái gì? Ở đâu? Và Bảo tồn như thế nào…
từ những con số khách tham quan trong trường hợp nghiên cứu điển hình là Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam, bước đầu tác giả đã chứng minh sự hiệu quả của phương pháp
hợp tác với cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hố, góp phần cùng cộng đồng duy trì
sự đa dạng của di sản văn hố. Để thực hiện điều đó, tác giả đã đưa ra một số ý tưởng
đã thực hiện tại trường hợp Bảo tàng DTHVN đó là (1) trao giọng nói cho người dân
(2) photovoice (3) phim cộng đồng.
Suy nghĩ về ứng dụng các phương pháp trưng bày phi truyền thống tại Bảo tàng
DTHVN [17. Tr.100-106], Phạm Văn Dương cho rằng Bảo tàng đã thành công với mục
tiêu hướng tới cộng đồng – là chủ thể văn hoá của bảo tàng, để bảo tàng có thể là sân
chơi, là nhịp cầu nối giữa các cộng đồng. Bài viết phản ánh mức độ cộng đồng tham gia
vào hoạt động trưng bày, chỉ ra những ưu điểm và những mặt hạn chế còn bộc lộ đã phần
nào khái quát được những nỗ lực để đổi mới cách thức hoạt động trưng bày tại Bảo tàng
DTHVN. Cùng chung đánh giá về trưng bày theo lối mới, Lê Tùng Lâm [27, tr.5] nhận
thấy Bảo tàng DTHVN không chỉ là nơi trưng bày những kết quả của mình về văn hố
dân tộc, mà cịn là diễn đàn để chủ thể văn hóa tự thể hiện mình, tự giới thiệu mình với
cơng chúng thơng qua hoạt động trưng bày, trình diễn. Điều này khơng chỉ giúp cho cơng
chúng có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp với những chủ thể văn hoá, tạo những trải

nghiệm mới, khác lạ và lý thú cho khách tham quan; còn là cơ hội cho chính các chủ thể
văn hố nâng cao ý thức bảo tồn cũng như niềm tự hào về những giá trị văn hoá mà họ
nắm giữ và được lưu truyền qua bao thế hệ, đó là hình thức trưng bày “bảo tàng sống”.
Dương Thị Thuỳ Ninh [31] nghiên cứu trường hợp điển hình Nhà Chăm tại
khn viên bảo tàng, với thuận lợi là cán bộ công tác tại bảo tàng, luận văn khai thác
sâu sắc các câu chuyện của cộng đồng là nhóm thợ Chăm tới Bảo tàng DTHVN phục
dựng và sửa chữa khuôn viên nhà Chăm qua 5 đợt. Đã trả lời câu hỏi khi cộng đồng khi


21
phục dựng, sửa chữa các ngôi nhà dân gian trưng bày tại Bảo tàng có quan điểm như
thế nào? Từ đó cho thấy sự thay đổi trong nhận thức, quan điểm và cách tiếp cận bảo
tàng học hiện nay: muốn thu hút khách tham quan đến với bảo tàng, thì cần phải tổ
chức đa dạng hoá các hoạt động, lựa chọn hiện vật trưng bày phải gắn với câu
chuyện đằng sau hiện vật, đề cao vai trò của chủ thể văn hoá – cộng đồng trong việc
bảo tồn và phát huy di sản văn hoá tộc người trong bảo tàng.
Cùng bàn về trưng bày tại Bảo tàng DTHVN qua trường hợp chiếc ghe ngo của
người Khmer, Phạm Thị Thuỷ Chung [12] tìm hiểu sự biến đổi chức năng và tính
thiêng của hiện vật tơn giáo, tín ngưỡng khi hiện vật đó di chuyển từ khơng gian văn
hố cộng đồng tới khơng gian trưng bày bảo tàng. Tác giả đã có đối sánh giữa hai dạng
thức thiêng và thế tục của chiếc ghe ngo gắn với các chức năng khác nhau, từ khi là
phương tiện thực hành nghi lễ cho đến khi là hiện vật trưng bày tại bảo tàng.
Quá trình nghiên cứu tư liệu, tác giả khá may mắn khi được kế thừa kho tài liệu
nghiên cứu đồ sộ của Bảo tàng DTHVN. Đây là tâm huyết của những người đặt nền
móng cho Bảo tàng DTHVN và cách làm Bảo tàng “mới” ở Việt Nam, tuy nhiên việc
hệ thống lại tư liệu, nhìn nhận lại kết quả đã thực hiện cũng như những vấn đề cịn tồn
tại, khái qt hố thành các mơ hình khi cán bộ bảo tàng chia sẻ quyền quyết định cho
cộng đồng và cộng đồng tham gia thực hiện trưng bày là những điều tuy không đơn
giản nhưng cần thiết phải làm sáng tỏ.
1.1.3 Nghiên cứu về bảo tàng, cộng đồng và nhà quản lý

Khám phá bước phát triển đương đại trong các bảo tàng di chuyển vượt qua ngoài
những quan niệm hẹp về bức tường bảo tàng, về thực hành quyền dân chủ với cộng đồng,
đánh dấu những chuyển động hiện tại với các mô hình hợp tác mới trong bảo tàng và biên
giới của họ. Bàn về vấn đề phân chia về quyền quyết định giữa cộng đồng và cán bộ bảo
tàng: Vid Golding nhìn nhận cán bộ bảo tàng như là những người kiên trì bướng bỉnh,
chứng minh bằng cách giải quyết các câu hỏi để thức đẩy quyền dân chủ, đa tiếng nói, sử
dụng bảo tàng như một điểm tựa xung quanh những câu hỏi: Làm thế nào để tiếng nói trở
nên đa dạng, vai trò của người cán bộ phụ trách ra sao nếu thực tiễn diễn ra như vậy? [97,
tr.77-82] cho rằng, người quản lý đang ở một vị trí mạnh mẽ để quyết định mức độ kiểm
soát, chấp nhận về mức động tham gia của cộng đồng.
Mở ra một cuộc thảo luận về “Cảm xúc của cộng đồng”, Sheila Watson [94] chỉ
ra rằng các nhà thực hành bảo tàng, nhà thiết kế, nhà khoa học cần nhìn nhận cộng đồng
là một vấn đề phức tạp, cần phải nghiên cứu cách để nuôi dưỡng các cộng đồng khác
nhau bằng cách khích lệ cảm xúc của cộng đồng đối với các công việc thực hiện tại bảo
tàng. Các nhà thực hành bảo tàng, nhà thiết kế và nhà khoa học đã ưu tiên cho cảm xúc
theo cách tập trung vào hiện vật, tác động của âm thanh, không gian, văn bản và hình ảnh,
kinh nghiệm và hiểu biết về thơng điệp. Tuy nhiên cảm xúc của khách tham quan cũng có
tính cách cá nhân, giới, có liên quan đến hồn cảnh sống và kinh nghiệm, mức độ giáo
dục và sự quen thuộc với di sản được tiếp cận, do vậy người quản lý phải linh hoạt và
đưa ra các chương trình mang tính phổ quát.


22
Dr. Piotr Bienkowski [89] nhìn nhận quá trình đánh giá hành trình thay đổi qua
nghiên cứu một bảo tàng điển hành để rút ra bài học tổng thể. Đó là quá trình đi trả lời
các câu hỏi: (1) Làm thế nào để thay đổi và lợi ích của việc thay đổi, (2) những thách
thức cho nhà quản lý khi thay đổi; (3) Những căng thẳng mà bảo tàng và các đối tác
cộng đồng có thể gặp trong việc mang tới thay đổi. Tác giả nhận định thay đổi cách tổ
chức và các thủ tục hành chính kèm theo cần có thời gian và không dễ dàng, những cá
nhân tham gia dự án học được rằng sự tham gia cần có thời gian, sự kiên nhẫn và

cam kết: từ tổ chức, các đối tác cộng đồng, các lĩnh vực liên quan và nhà tài trợ.
Thông điệp tổng thể là: những thay đổi nhỏ cộng lại, những cái tiến và thay đổi
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trên toàn bộ tổ chức, thêm vào sự chuyển đổi đáng
kể trong sự tham gia của cộng đồng. Tác giả cũng chỉ ra 5 lĩnh vực chính của thực
hành và quản lý bảo tàng đặc biệt quan trọng đối với thực hành tham gia đó là: quản
trị; phát triển chuyên môn cán bộ bảo tàng; gắn kết và mở rộng đối tác cộng đồng;
đánh giá hoạt động; đề cao tầm quan trọng của giọng nói bên ngoài tổ chức.
1.1.4 Các nghiên cứu tiếp cận theo lý thuyết: tham gia và trao quyền
Có thể nói, khơng thể tách yếu tố tham gia và trao quyền trong lý thuyết cộng
đồng khi nghiên cứu tại một trường hợp. Bởi lẽ khi có chia sẻ quyền lực thì mới có
tham gia, cái thay đổi ở đây là: trao quyền nhiều thì mức độ tham gia lớn, trao quyền
quyết định ít thì mức độ tham gia thấp hơn. Do đó trao quyền và tham gia khơng có tự
sinh ra và tự mất đi mà chỉ có sự chuyển dịch giữa các yếu tố.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học về Quản lý Nghệ thuật của tác giả Aaron Seagraves
(2009) bàn về vấn đề “Phác thảo bản sắc, hình thành cộng đồng và xây dựng trưng bày
bảo tàng” tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Luận văn tập trung nghiên cứu trường hợp để
chứng minh lĩnh vực bảo tàng đang nỗ lực để hướng tới cộng đồng nhiều hơn, mở cửa
cho tất cả các bên liên quan nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt
động trưng bày của bảo tàng. Mục đích nghiên cứu của luận văn đề ra rằng: “Sản phẩm
cuối cùng của dự án này là một phân tích về chương trình có sự tham gia cụ thể, từ đó
rút ra những kinh nghiệm để đưa ra khuyến nghị chung cho lĩnh vực bảo tàng” [57, tr.
11]. Để thực hiện được mục đích đó, câu hỏi nghiên cứu chính của luận văn là: “Làm
thế nào các bảo tàng được hưởng lợi từ việc cho phép các cộng đồng tham gia vào quá
trình phát triển trưng bày và thể hiện bản sắc riêng của họ”? Quá trình trả lời câu hỏi là
quá trình luận văn diễn giải nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng là một quá trình (1) từ
việc lập kế hoạch thiết kế nội dung trưng bày gắn với văn hoá và cuộc sống của chủ thể;
(2) đến khai thác tài nguyên cộng đồng và tối đa hoá nhu cầu xã hội của cộng đồng.
Đúc kết lại Luận văn xác định rằng, trong các dự án có sự tham gia của cộng đồng,
cộng đồng được xác định không phải là một khán giả của trưng bày mà là đối tác của
bảo tàng và các bảo tàng triển khai mơ hình dựa trên cộng đồng để kết hợp cộng đồng

vào cấu trúc hoạt động của bảo tàng.
Bàn về sự tham gia của đối tượng cộng đồng hẹp hơn và cụ thể hơn – đó là trẻ
em, luận án “Quy hoạch tham gia trong tổ chức cộng đồng: một nghiên cứu thực hành


×