Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những hình thức cơ bản của thế giới quan chức năng của thế giới quan Triết Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.55 KB, 10 trang )

Câu 1: những hình thức cơ bản của thế giới quan. Chức năng của thế giới quan Triết
Học.
Khái niệm thế giới quan (TGQ)
TGQ là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân
con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy.
Trong đời sống của con người thường lẫn lộn giữa hai khái niệm thế giới quan và
nhân sinh quan. NSQ là 1 phần của TGQ, là quan niệm của con người về cuộc sống.
Không thể tách rời 2 khái niệm này.
Nguồn gốc của TGQ
TGQ ra đời từ cuộc sống, là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức. Suy cho cùng nó
là kết quả của những yếu tố chủ quan và khách quan, của cả hoạt động nhận thức
thực tiễn.
Nội dung của TGQ: phản ánh thế giới dưới 3 góc độ
Những cái bên ngoài con người: TGQ là TGQ của con người, là kết quả nhận thức của
con người.
Những cái bên trong – chính bản thân con người: con người hiểu về mình, nhận thức
về mình có những quan điểm riêng.
Mối quan hệ của con người với cái bên ngoài con người: con người hiểu mối quan hệ
giữa cái bên trong con người và thế giới bên ngoài con người.
Cấu trúc của TGQ
TGQ có cấu trúc phức tạp và được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nhưng hai yếu tố
cơ bản là tri thức và niềm tin.
Con người có tri thức thiếu niềm tin thiếu dẫn đến hành động không nhất quán.
Con người có niềm tin thiếu tri thức dẫn đến hành động bị dao động.
Một TGQ thống nhất là 1 TGQ có tri thức và niềm tin thống nhất với nhau. Tri thực có
được phải trải qua quá trình học tập, nghiên cứu. Sau đó con người trải nghiệm tri
thức đó trong cuộc sống và có niềm tin vào tri thức đó.
Chức năng của TGQ
TGQ có nhiều chức năng như nhận thức, xác lập giá trị, bình xét đánh giá, điều chỉnh
hành vi… nhưng chức năng bao trùm của TGQ là chức năng định hướng cho toàn bộ
hoạt động sống của con người.


Những hình thức cơ bản của TGQ: thể hiện dưới 3 hình thức
• TGQ huyền thoại
Thể hiện: chủ yếu qua các câu chuyện thần thoại, phản ánh nhận thức của con người
trong xã hội công xã nguyên thủy.
Tính chất: nội dung có sự pha trộn giữa yếu tố người và thần, thật và ảo, trật tự thời
gian và không gian bị đảo lộn. Những câu chuyện lưu truyền bằng cách truyền miệng
từ đời này đến đời khác nên thường thiếu chính xác, pha lẫn tình cảm, suy nghĩ của
người kể vào câu chuyện. Thần thoại Hy Lạp là thể hiện rõ nét nhất đặc điểm của TGQ
thần thoại.
Trình độ nhận thức: thể hiện trình độ nhận thức thấp, chủ yếu ở mức độ nhận thức
cảm tính nên những gì trừu tượng được con người hình dung dưới dạng những sự vật
hữu hình cụ thể.
• TGQ tôn giáo
Thể hiện: là TGQ có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với
thế giới, đối với con người, được thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để sùng bái,
suy tôn lực lượng siêu nhiên đó.
Tính chất: niềm tin cao hơn lý trí, nặng tính hư ảo, tuyệt đối hóa yếu tố thần thánh, vai
trò con người bị hạ thấp.
Trình độ nhận thức: TGQ tôn giáo ra đời khi trình độ nhận thức và khả năng hoạt
động thực tiễn của con người rất thấp. Con người sợ hãi, bất lực trước những lực
lượng tự nhiên, những lực lượng xã hội dẫn đến họ thần thánh hóa, quy chúng về sức
mạnh siêu tự nhiên và tôn thờ.
Trong tất cả các tôn giáo, chỉ có Phật giáo nói đến sức mạnh của con người có thể tự
giải thoát mình bằng cách tích nghiệp thiện và tạo nghiệp thiện.
• TGQ triết học
Thể hiện: là TGQ được thể hiện bằng hệ thống lý luận thông qua hệ thống các khái
niệm, các phạm trù, các quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của
của con người về thế giới và về bản thân con người, mà còn chứng minh các quan
điểm, quan niệm đó bằng lý luận.
Tính chất: đề cao vai trò của trí tuệ. Triết học là hạt nhân lý luận của TGQ, là bộ phận

quan trọng nhất chi phối quan điểm, quan niệm còn lại của TGQ như đạo đức, thẫm
mỹ, kinh tế, chính trị, văn hóa.
Trình độ nhận thức: hình thành khi nhận thức của con người đạt đến trình độ cao của
sự khái quát hóa, trừu tượng hóa và khi các lực lượng xã hội đã ý thức được sự cần
thiết phải có định hướng về tư tưởng để chỉ đạo cuộc sống.
Chức năng của thế giới quan triết học
TGQ Triết học có lõi là học thuyết triết học, nên chức năng của nó là chức năng của học
thuyết triết học.
Học thuyết Triết học chia làm 2 trường phái là CNDV và CNDT.
TGQ duy tâm: là TGQ thừa nhận bản chất của thế giới là tinh thần và thừa nhận vai
trò quyết định của các yếu tố tinh thần đối với thế giới vật chất nói chung, đối với con
người và xã hội loài người nói riêng.
TGQ duy vật: là TGQ thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất, thừa nhận vai trò
quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinh thần và thừa nhận vị
trí, vai trò của con người trong cuộc sống hiện thực.
Tính chất của TGQ Triết học bị tính chất của học thuyết Triết học chi phối. Nếu học
thuyết đóng vai trò là CNDV thì TGQ là duy vật và thuộc về TGQ chất phát, siêu hình,
biện chứng. Còn nếu học thuyết đóng vai trò là CNDT thì TGQ là duy tâm và thuộc về
TGQ duy tâm chủ quan hay khách quan.
CNDV biện chứng được C.Mác và Ph. Ăngghen xây dựng, nhận thức TGQ bằng phương
pháp biện chứng. Đặc trưng của nhận thức này là khi nhận thức đối tượng nào đó thì
đối tượng đó được xét trong mối quan hệ với những cái khác, ở trạng thái động. Triết
học Mác quan niệm vạn vật trong vũ trụ không tách rời nhau, chúng ràng buộc, tác
động lẫn nhau và biến đổi không ngừng và phản ánh đúng hiện thực cái đang tồn tại.
CNDV biện chứng còn có những khuyết điểm, chưa đầy đủ nhưng tất cả kết luận của
nó đều được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học kỹ thuật của con người. Nó phản
ánh đúng hiện thực nên có thể tồn tại với tư cách là cơ sở lý luận của thế giới quan
khoa học. CNDV biện chứng cần con người tổng kết thành tựu khoa học để bổ xung
cho nó ngày càng phản ánh đúng hiện thực hơn
Câu 3: Nội dung cơ bản của lý luận về nhà nước. Nhà nước pháp quyền và nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1) Nội dung cơ bản của lý luận về nhà nước
a) Định nghĩa:
 NG sâu xa - sự phát triển của LLSX & xuất hiện sản phẩm thặng dư;
 NG trực tiếp - sự ra đời, tồn tại chế độ tư hữu & mâu thuẫn GC không thể
điều hòa được:
 LLSX phát triển  Sản phẩm thặng dư  Chế độ tư hữu  Phân
chia XH ra thành 2 GC (chủ nô, nô lệ) & QH bóc lột - đối kháng GC  Mâu
thuẫn GC không điều hòa được & nguy cơ sụp đổ XH
 Để bảo vệ địa vị th.trị, duy trì sự bóc lột & buộc GC nô lệ tuân theo
trật tự do mình đặt ra mà GC chủ nô lập ra bộ máy bạo lực NN.
b) Bản chất
NN thực chất là bộ máy quyền lực của một giai cấp này dùng để trấn áp một g/c
khác; là bộ máy quyền lực dùng để duy trì sự thống trị của g/c này đối với 1 giai
cấp khác. Là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị, tức là g.c sở hữu những
tư liệu sản xuất chủ yếu của xh trong những điều kiện lịch sử nhất định.
NN là sản phẩm trực tiếp của mâu thuẫn GC sâu sắc không thể điều hòa được; Ở
đâu, lúc nào mà MTGC không thể điều hòa được thì ở đó, lúc đó NN sẽ xuất hiện;
NN chỉ ra đời, tồn tại trong XH có chế độ tư hữu; Chế độ tư hữu bị thủ tiêu NN sẽ tự
tiêu vong.
Sự xuất hiện NN là tất yếu khách quan để “khống chế đối kháng GC”, để sự xung đột
GC “dịu” đi hay diễn ra trong “trật tự” cần thiết của một nền KT, mà trong đó GC thống
trị hợp pháp hóa sự bóc lột của mình đối với GC bị trị.
c) Đặc trưng
 NN có một lãnh thổ quốc gia nhất định, trong phạm vi lãnh thổ đó NN quản lý
dân cư theo các khu vực địa lý hành chính để thực hiện sự thống nhất quyền lực
cai trị.
 NN có bộ máy quyền lực được đảm bảo bằng sức mạnh của những đội vũ trang
chuyên nghiệp nhằm cưỡng chế đối với mọi thành viên trong XH.
 NN áp dụng một chế độ thuế khóa để có nguồn thu duy trì bộ máy quyền lực

hoạt động.
 (NN hiện đại còn có đặc trưng quan trọng:
 Chủ quyền quốc gia - Quyền lợi tuyệt đối của NN trong một lãnh thổ NN,
đảm bảo cho sự toàn vẹn bên trong & sự độc lập đối với bên ngoài; thay mặt
toàn dân tham gia các QH đối ngoại
 Khả năng cai trị XH bằng pháp luật - NN là cơ quan duy nhất có quyền làm
ra luật, tổ chức thực hiện luật, giám sát và xét xử đối với những vi phạm
pháp luật).
2) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Khái niệm:
Nhà nước pháp quyền thực chất hình thức tổ chức NN mà ở đó có sự ngự trị tối cao
của Pháp Luật và sư thực hiện quyền lực của nhân dân/
b) Đặc trưng:
Có sự ngự tri cao nhất của PL:
Pháp luật là tiêu chuẩn cao nhất , là căn cứ cơ bản nhất, là công cụ quản lý chủ
yếu nhất cho h. động của tổ chức XH.
Quyền lực của PL vượt trên quyền lực của mọi tổ chức CT-XH hay của mọi cá
nhân.
Quyền lực nhá nước phải thể hiện ý chí của đại đa số nh. Dân
Thực hiện chế độ dân chủ
Mỗi cá nhân đều là công dân tự do, có q.lo75in& nghĩa vụ theo quy định của PL,
được quyền làm bất cứ điều gì mà PL không cấm.
PL chỉ nghiêm cấm hành vi xâm hại đến lợi ích của các cá nhân hay tổ chức XH.
Có sụ bảo đảm thực tế QH chặt chẽ về q.lợi & trách nhiệm giữa NN và công dân.
[nguyên tắc Tam quyền Phân lập]
c) Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN
- NN của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân.
- Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công rành mạch & phối hợp chặt chẽ
các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- NN được tổ chức & hoạt động trên cơ sở luật pháp. Hiến pháp & các đạo luật

giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh mọi quan hệ của đời sống XH.
- NN tôn trọng & bảo đảm quyền cá nhân, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm
pháp lý giữa NN & công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ
cương, kỷ luật.
- NNPQ XHCN VN do Đảng CSVN lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của
nhân dân, sự phản biện XH của Mặt trận Tổ quốc VN & các tổ chức thành viên
của Mặt trận.
d) Xây dựng & hoàn thiện NNPQ XHCN VN trong nền KT thị trường định hướng
XHCN
- NN phải quan tâm đến lợi ích KT, đến sự phân hoá giàu nghèo, sự xung đột giai
tầng trong XH;
- Phải làm cho các quy định pháp luật có tính nghiêm minh & tối thượng, để xác
định chính xác hành vi của các cá nhân hay tổ chức XH có tính hợp pháp hay
không.
- NN phải trở thành công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của ND, phải là
NN của dân, do dân, vì dân;
- Q.lực NN phải thống nhất nhưng có sự phân công & phối hợp giữa các cơ quan
NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
- NN quản lý XH bằng pháp luật; Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp
hành Hiến pháp & pháp luật;
- Tăng cường vai trò của NN (tiến hành cải cách tổ chức & hoạt động của NN)
gắn với xây dựng & chỉnh đốn Đảng (đổi mới nội dung & phương thức lãnh đạo
của đảng đối vớ NN; Nâng cao chất lượng hoạt động của đảng viên & các tổ
chức Đảng trong các cơ quan NN).
- Tiến hành cải cách thể chế & phương thức hoạt động của NN, theo hướng kiện
toàn tổ chức & nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội; Xây dựng một nền
hành chính NN dân chủ, tinh gọn, có phân công, phân cấp hợp lý…
- Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật.
- Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; Sắp xếp,

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức đúng tiêu chuẩn chức danh. Kịp
thời kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức để thay thế, bồi dưỡng,
đãi ngộ.
- Tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy NN và trong toàn bộ hệ
thống chính trị; xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh,…
Câu 4: Quan điểm triết học của mac-xit về bản chất con người và sự vận dụng nó đối
với việc phát huy vai trò nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay. Những mặt tích cực
và những hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử. Vấn đề xây dựng con người
Việt Nam hiện nay.
1. Quan điểm triết học của mac-xit về bản chất con người sự vận dụng nó đối
với việc phát huy vai trò nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay
a. Định nghĩa:
Triết học Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm phát triễn lâu dài của giới tự
nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người. Con người là một thể
thống nhất giữa các yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội, là một thực thể sinh vật-xã hội.
Con người là một thực thể sinh vật vì cho dù phát triễn đến đâu con người cũng là
động vật, nhưng con người khác các động vật khác vì con người là một thực thể xã
hội.
Là một thực thể xã hội vì các hoạt động xã hội, trước hết và quan trọng nhất là hoạt
động lao động sản xuất đã làm cho con người trở thành con người với đúng nghĩa của
nó. Con người tạo ra XH, là thành viên của XH.
b. Bản Chất:
Bản chất con người hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, đấy là
những con người cụ thể, sống trong những điều kiện cụ thể mà ổ đó những mặt khác
nhau tạo nên bản chất của con người sẽ được bộc lộ ở những mức độ cụ thể.
Tât cả các mối quan hệ XH đều góp phần hình thành nên bản chất con người, các quan
hệ này không kết hợp với nhau theo phép tính cộng mà chúng tổng hòa, nghĩa là
chúng có vị trí, vai trò khác nhau nhưng chúng không tách rời nhau, mà tác động qua
lại lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau.
c. Thế nào là tổng hòa các mối quan hệ xã hội:

Nếu cụ thể hóa các quan hệ (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ kinh tế,
quan hệ chính trị, quan hệ tôn giáo, quan hệ đạo đức…) thì con người có bao nhiêu
quan hệ sẽ có bấy nhiêu quan hệ gópphần hình thành nên bản chất con người, trong
đó, suy cho đến cùng thì quan hệ kinh tế hiện tại, trực tiếp, ổn định giữa vai trò quyết
định. Trong quan hệ kinh tế thì quan hệ sỡ hữa tư liệu sản xuất là quan trọng hơn cả.
Khi các mối quan hệ xã hội thay đổi thì sớm hay muộn bản chất con người cũng có sự
thay đổi.
Như vậy, bản chất con người không phải được sinh ra mà được sinh thành, nó hình
thành và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi của các quan hệ xã hội, trong đó
trước hết và quan trọng nhất là quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế.
d. Vận dụng:
Nội dung cơ bản của TT Hồ Chí Minh về con người
* Tư tưởng HCM về GP dân tộc, GP giai cấp, GP nhân dân lao động
* Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
* GP dân tộc trước hết phải do các dân tộc thực hiện.
* GP dân tộc phải gắn liền với GP giai cấp, GP nhân dân lao động.
* Tư tưởng HCMvề CN vừa là mục tiêu vừa là động lực của CM
* CN là mục tiêu đồng thời là nhân tố quyết định thành công của CM;
* Sự nghiệp và thành quả CM là của dân, do dân và vì dân. Cuộc sống của
nhân dân là mục tiêu của mọi hoạt động CM; ngay cả “…nước độc lập mà
dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Như vậy, trong tư tưởng của Người;
“Muốn xây dựng CNXH, trước hết, cần có những CN XHCN”
* Tư tưởng HCM về phát triển CN VN toàn diện
* “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
* “Trồng người” là giáo dục, rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tài năng cho CN, làm cho
CN vừa “hồng” vừa” chuyên” theo phương châm “lý luận phải gắn liền với thực
tiễn”.
* Tiêu chuẩn cơ bản của CN toàn diện: CN phải có đức và có tài, trong đó đức là gốc
(phải “trung với nước, hiếu với dân; thương yêu con người; cần, kiệm, liêm, chính,

chí công, vô tư; có tinh thần quốc tế vô sản”).
Nguyên tắc cơ bản để phát triển CN toàn diện: CN phải tu dưỡng, rèn luyện trong
hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục.
2. Những mặt tích cực và những hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử.
a. Điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam
* Sự tác động của môi trường địa lý: Việt Nam là xứ nóng ẩm (lắm bảo nhiều
mưa) có những con sông lớn tạo nên đồng bằng trù phú; Người VN sống định
cư, định canh trồng lúa nước biết tôn trọng và hoà hợp với thiên nhiên ⇒ có
cách tư duy tổng hợp (chú trọng những mối quan hệ); Sống theo nguyên tắc
trọng tình (trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ …) có truyền thống đoàn kết.
b. Đời sống kinh tế:
Nền kinh tế tiểu nông lúa nước chủ yếu sản xuất theo đơn vị gia đình đã gắn mỗi CN
VN với sinh hoạt cộng đồng làng xã (gia đình và gia tộc; xóm và làng, phường và hội;
thôn và xã).
c. Lịch sử giữ nước:
* Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc VN phải chống chọi với nhiều kẻ thù đông hơn và
mạnh hơn cả về tiềm lực kinh tế lẫn quân sự đến xâm lược, đô hộ ⇒ truyền
thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, truyền thống đấu tranh giành độc lập tự
do cho đất nước .
d. Môi trường văn hoá:
* Dân tộc VN đã tiếp biến nhiều giá trị văn hóa nhân loại:
* Văn hóa Ấn Độ ⇒ nền văn hóa Chăm & Phật giáo VN.
* Văn hóa Trung Hoa ⇒ Nho giáo và Đạo giáo VN
* Văn hóa phương Tây ⇒ Kitô giáo VN & việc vận dụng CN Mác – Lênin vào VN.
Mặt tích cực & mặt hạn chế của CN VN trong lịch sử
e) Mặt tích cực
* Có lòng yêu nước nồng nàn, có ý chí tự lập, tự cường dân tộc;
* Có tinh thần đoàn kết, biết gắn kết cá nhân với cộng đồng (gia đình – làng xã –
Tổ quốc);
* Có lòng nhân ái, khoan dung, biết trọng nghĩa tình, trọng kinh nghiệm, có tư

duy tổng hợp;
* Ham học hỏi (tôn sư trọng đạo), cần cù, sáng tạo trong lao động, nhạy cảm với
cái mới;
Tinh tế (linh hoạt, mềm mỏng) trong ứng xử, giản dị trong lối sống; có đầu óc thực tế,
biết thích nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển…
f) Mặt hạn chế
Do truyền thống dân chủ làng xã
* Cục bộ dòng họ, làng xã;
* Bình quân chủ nghĩa;
* Hay soi mói, tò mò, can thiệp vào cuộc sống riêng tư của người khác;
* Dễ bị chi phối bởi dư luận cộng đồng, nhưng khi dư luận cộng đồng không còn
thì dễ hành động tự do, tuỳ tiện;
* Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật, pháp luật kém (phép vua thua lệ làng);
* Tính tự giác, tinh thần phê bình và tự phê bình thấp;
Hay đố kỵ, khó hợp tác…
g) Do tập quán sản xuất tiểu nông
* Hạch toán kinh tế kém;
* Nặng về lợi ích trước mắt hay bỏ qua lợi ích lâu dài;
* Thiếu tư duy phân tích và tác phong công nghiệp (chưa biết làm ăn lớn, lâu
bền); thiếu chuẩn xác về thời gian, về kỷ thuật;
* Thích cầu an, cầu may, bình quân;
* Đề cao thái quá kinh nghiệm, xem thường lý luận, xem thường tuổi trẻ; coi
trọng và thích trao quyền lực cho người cao tuổi (sống lâu lên lão làng)…
h) Mặt trái của một số ưu điểm
* Do thích sống giản dị, ghét cầu kỳ, xa hoa nên dễ hạ thấp nhu cầu;
* Do giỏi chịu đựng gian khổ nên cũng dễ cam chịu, bằng lòng với cái hiện có;
Do thích tranh đua với người nên thiếu ý thức tiết kiệm…
3) Vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
* Trên thế giới
* Cuộc CM KH-CN phát triển mạnh mẽ đưa nhân loại vào nền văn minh trí tuệ

(XH thông tin & KT tri thức), thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá làm cho các quốc gia
khác nhau phải hợp tác lẫn nhau để tồn tại và phát triển.
* Cục diện chính trị của thế giới biểu hiện bằng sự thoái trào của CNXH, sự điều
chỉnh lại của CNTB, sự phân hoá của các quốc gia độc lập.
Chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp,
lật đổ diễn ra phức tạp trong xu thế chung là hoà bình & hợp tác phát triển.
* Trong nước
* Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định; tuy nhiên, bốn nguy cơ vẫn diễn ra
phức tạp, đan xen vào nhau.
* CMVN luôn hướng đến mục tiêu chung: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh; mà mục tiêu trước
mắt: Phấn đấu để đến năm 2010 đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển,
đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại; Phải giải quyết những
khó khăn, thách thức mới do mặt trái của nền KT thị trường và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế gây ra.
Để đạt được các mục tiêu này, CMVN phải thực hiện nhiệm vụ: Phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc VN XHCN.

×