Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng quyết định hành chính nhà nước các giải pháp và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.77 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể thực hiện quyền
lực nhà nước thông qua các quyết định pháp luật trong đó có quyết định hành
chính. Các quyết định hành chính đã tạo cho xã hội một trật tự pháp luật. Trật
tự đó tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm hoạt động nhà nước - các quyết định
pháp luật. Trong đó, quyết định hành chính nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn,
được ban hành thường xuyên, trực tiếp liên quan tới đời sống hàng ngày của
cá nhân và tổ chức. Trong q trình xây dựng quyết định hành chính thực tiễn
khơng ít những trường hợp quyết định hành chính nhà nước không đáp ứng
các yêu cầu hợp pháp và hợp lý, xâm phạm tới lợi ích nhà nước, xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức dẫn đến những khiếu nại, khiếu
kiện, nhiều khi dẫn đến khiếu kiện đông người, kéo dài làm ảnh hưởng tới trật
tự, trị an và an toàn xã hội. Trong khoa học pháp lý trong và ngồi nước cũng
có nhiều quan niệm khác nhau về quyết định hành chính nhà nước. Vì vậy,
việc nghiên cứu về quyết định hành chính nhà nước nhằm định hướng cho
nhận thức, hoạt động thực tiễn của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng và
ban hành quyết định hành chính nhà nước, góp phần phục vụ cho cải cách
hành chính nhà nước là cần thiết. Các quyết định hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước ban hành phản ánh đầy đủ, rõ ràng những tính chất, đặc
điểm yêu cầu của quản lí hành chính trong từng lĩnh vực, từng thời kì cụ thể.
Vậy quyết định hành chính có những vai trị gì trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước? Bài làm của em về đề tai: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình xây dựng quyết định hành chính nhà nước. Các giải pháp và hướng
hoàn thiện” sẽ làm rõ vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
vắn đẻ ban hành quyết định hành chính và thực tiền cùa việc áp dụng,
thực hiện quyết định hành chính từ đó tim ra nhừng vấn đè còn tồn tại và đề
1



xuất một số kiến nghị phục vụ cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật
về quyết định hành chính nhằm nâng cao chât lượng qut định hành chính
nói riêng, chất lượng quản lý nhà nước nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ khái niệm và đặc điêm cơ bản của quyết
định hành chính, vai trị của quyết định hành chính trong quản lý nhà
nước, các nguyên tắc phân loại quyết định hành chính, phân tích và lý giãi tại
sao các quyết định hành chính phái mang tính hợp pháp và hợp lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của các cơ quan nhà nước Irong việc ban hành và
thực hiện quyết định hành chính, đối tượng điều chỉnh cùa quyết định hành
chính.
Nghiên cứu nhừng vấn đề lý luận về mối quan hệ giừa các cơ quan có
thâm quyền ban hành quyết định hành chính với các tơ chức, cá nhân chịu sự
tác động, điều chinh của quyết định hành chính.
Nghicn cứu thực trạng pháp luật về công tác ban hành và thực hiện
quyết định hành chính cùa cư quan hành chính nhà nước Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đẻ tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sừ cùa chu nghĩa Mác - Lênin, đồng thời đứng trên quan điẻm của
Dang và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật và yêu cầu của việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xà hội chu nghĩa Việt Nam, cua dân. do dân và vì dân.
Vận dụng pluromg pháp phàn tích, tỏng hợp, so sánh, tôntĩ két thực
tiễn, tông hợp tài liệu liru trừ.
6. Kết cấu tiểu luận


2


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG QUYẾT ĐỊNH
HÀNH CHÍNH
1.1. Một số khái niệm về quyết định hành chính
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Nhà xuất bản Cơng an nhân
dân Hà Nội, 1999) thì “Quyết định hành chính” được hiểu là: Kết quả sự thể
hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền,
thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do
pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp
luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực
hiện nhiệm vụ quản lí hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công
phụ trách”.
Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lí luận cũng như
thực tiễn người ta đều thể hiện vị trí vai trị quan trọng của hệ thống cơ quan
nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở của quyền
hành pháp – lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực bởi lẽ
đó là những hoạt động với mục đích thực hiện luật nhằm cụ thể hóa các quy
định của luật vào lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hình thức hoạt
động của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là
quyết định hành chính để đề ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng
quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể (quyết định
hành chính cá biệt) nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông
qua quyền hành pháp.
Hiện nay, các văn bản pháp luật hiện hành đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về quyết định hành chính. Cụ thể: khoản 8 Điều 2 Luật Khiếu nại năm

2011 đưa ra khái niệm: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành
3


chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối
tượng cụ thể”.
Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định: “Quyết
định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành,
quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”. Khoản 4 Điều 3
Luật Tố tụng hành chính năm 2010 có thêm một quy định như sau: “Quyết
định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là
những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện
chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó”.
Tóm lại khái niệm quyết định hành chính có nội hàm rất rộng, chúng ta
có thể đưa ra khái niệm chung về quyết định hành chính như sau: “Quyết
định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự
thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thơng qua các hành vi của các chủ thể
được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà
nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy
định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các
quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể
trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà
nước”.
1.2. Đặc điểm của quyết định hành chính.
1.2.1. Quyết định hành chính được ban hành bởi chủ thể có thẩm
quyền.

Quyết định hành chính được ban hành bởi nhiều chủ thể khác nhau,
nhưng tất cả các chủ thể đó đều sử dụng quyền lực nhà nước khi ban hành
quyết định. Đó là các chủ thể nằm trong bộ máy nhà nước, thường xuyên sử
4


dụng quyền lực nhà nước như các cơ quan, cán bộ, cơng chức nhà nước.
Ngồi ra, quyết định hành chính cịn được ban hành bởi các chủ thể nằm
ngồi bộ máy nhà nước nhưng được nhà nước trao quyền trong những trường
hợp nhất định, ví dụ: người chỉ huy máy bay, tàu biển được ban hành quyết
định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người có hành vi vi phạm
hành chính trên các phương tiện đó, khi máy bay, tàu biển đả rời khỏi sân
bay, bến cảng.
Điều này có ý nghĩa thực tiễn, vì quyết định hành chính chứa đựng
các tác động trực tiếp lên đối tượng chịu sự quản lí và các tác động này có
mối liên hệ mật thiết với nhau.
1.2.2. Quyết định hành chính thể hiện tính quyền lực nhà nước.
Bằng việc ban hành các quyết định bằng văn bản, chủ thể quản lý hành
chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách
pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng
pháp luật; QĐHC được thể hiện dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm đưa
pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên;
dưới dạng những mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động nhằm tổ chức
thực hiện pháp luật trong cuộc sống; dưới dạng những thông tin hướng dẫn
đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của cơ quan
hành chính.
Bên cạnh đó, quyền lực nhà nước cịn thể hiện trong việc các chủ thể
có thẩm quyền ban hành những quyết định mang tính đơn phương bắt buộc,
thuyết phục cưỡng chế…Chính những biện pháp này là sự thể hiện tập trung
và rõ nét của sức mạnh nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nước ,

nhờ đó ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm thực
hiện.
Tính quyền lực nhà nước trước hết thể hiện ở ngay hình thức của những
quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật thì chỉ có cơ quan nhà nước
mới được đơn phương ra quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung (theo
5


quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các tổ chức xã
hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để đưa ra một số quyết định
cần thiết).
Tính quyền lực đơn phương của quyết định hành chính cịn thể hiện rõ
ở nội dung và mục đích của quyết định. Để thực thi quyền hành pháp trên cơ
sở luật, quyết định hành chính ln thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, chính vì
vậy tính quyền lực nhà nước cịn thể hiện ở tính đảm bảo thi hành của quyết
định. Về nguyên tắc mọi quyết định đều phải được thi hành, kể cả những
quyết định có sự phản kháng của đối tượng quản lí, có nghĩa là quyết định sẽ
được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi
cần thiết. Ví dụ: Các quyết định của Tịa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật
phải được tơn trọng.
1.2.3. Quyết định hành chính được ban hành theo hình thức, thủ tục
do pháp luật quy định.
Hình thức quyết định hành chính bao gồm hình thức pháp lí và những
biểu hiện ra bên ngồi của quyết định. Quyết định hành chính ban hành phaỉ
tuân theo những thủ tục nhất định. Có nhiều thủ tục được quy định tương ứng
với nhiều loại quyết định và từng nội dung công việc được giải quyết bởi
quyết định hành chính. Nói chung quyết định càng quan trọng thì thủ tục ban
hành càng phức tạp. Ví dụ: khi ban hành nghị định quy phạm pháp luật,
Chính phủ phải tuân theo thủ tục ban hành nghị định quy định trong Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cụ thể hóa luật này; khi ban

hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền ban hành
quyết định phải tuân theo thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính quy định trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. Việc khơng tn
thủ thủ tục ban hành quyết định có thể ảnh hưởng tới chất lượng quyết định,
trong một số trường hợp có thể làm cho quyết định khơng có gía trị pháp lí.
Như vậy, quyết định hành chính nhà nước là tín hiệu điều khiển, là
thơng tin của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước tác động vào khách thể
6


của quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện mục đích theo quỹ đạo và ý chí
của mình.
1.3. Vai trị của quyết định hành chính trong quản lý hành chính
nhà nước
Có thể nói quyết định quản lý hành chính nhà nước chiếm vị trí trung
tâm trong hoạt động quan lý hành chính. Quyết định hành chính giúp cho bộ
máy Nhà nước, nhất là bộ máy hành chính hoạt động hài hịa, nhịp nhàng các
quyền của cơng dân dược thực hiện trên thực tế. Quyêt định hành chính cũng
trực tiếp tạo ra những thay đồi chuyển biến của mọi mặt đời sống xã hội theo
đúng mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước. Quyết định hành chính là
những phương tiện không thể thiếu của các chủ thể quản lý sử dụng để thực
hiện hầu hết các nhiệm vụ chức năng quản lý như tổ chức, điều chỉnh, kế
hoạch hóa, điều hành tổ chức.
Xuấl phát từ định nghĩa quyết định hành chính đã nêu ở trên, có thể
thấy vai trị quan trọng nhất của quyết định hành chính là nhằm đưa ra các chủ
trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó
giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhăm thực hiên chức
năng quản lý hành chính nhà nước. Quyết định hành chính nhà nước là cầu
nối, là khâu trọng yếu, là bộ phận trực tiếp đưa pháp luật vào thực tiễn của đời
sống xã hội.

1.3.1. Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách
lớn trong quản lí hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính có vai trị to lớn trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước,thơng qua quyết định hành chính, các cơ quan hành chính nhà
nước đề ra chủ trương.đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lí hành
chính nhà nước, nhiều quyết định hành chính quan trọng của chính phủ đã
được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực. Có những quyết định có giá
trị cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyết định lập pháp, bởi các quyết định lập

7


pháp ít nhiều mang tính chất khung tức là thường điều chỉnh những quan hệ
xã hội cơ bản và quan trọng.
1.3.2. Quyết định hành chính hướng dẫn, đảm bảo sự chấp hành
Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật, thể chế chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Là bộ phận của quyết định pháp luật nói chung, quyết định hành chính
chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí của nhà nước, đó là phương
tiện khơng thể thiếu của cơ quan quản lí hành chính nhà nước nhằm thực hiện
chức năng quản lí. Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước
ban hành để thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, chuyển tải luật vào cuộc
sống, góp phần tạo nên giá trị của luật quyết định hành chính có vai trị to lớn
trong việc chuyển tải chủ trương chính sách lãnh đạo của Đảng vào quản lí
hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính có tính dưới luật, xuất phát từ vị trí là cơ quan
chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước nên các quyết định hành chính do
các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là
những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật, vì thế nên quyết định hành chính
phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích, các quyết định hành

chính khơng được trái với Quốc hội cũng như quyết định của Hội đồng nhân
dân và quyết định của cơ quan hành chính cấp trên. Hơn nữa,quyết định hành
chính đảm bảo về tính hợp lí, nó xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc
thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất
phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết .
1.3.3. Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn.
Các văn bản pháp quy đưa ra các quy định còn các văn bản hành chính
cá biệt thì biến quyết định thành hiện thực và cũng tạo cơ sở pháp luật được
thi hành trong thực tế, các văn bản này nhằm mục đích hướng đến việc cho
các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ

8


của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó làm phát sinh,thay đổi
hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
1.3.4. Quyết định hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội,tạo cơ
hội quản lý tốt và phát triển xã hội.
Cũng như quy phạm pháp luật,tính cưỡng chế nhà nước là một trong
những đặc điểm của quyết định hành chính,chính vì nó được đảm bảo bằng
các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho nên so với các quy phạm khác,thì nó
có một sức mạnh lớn, sức ảnh hưởng rộng khắp không chỉ với một chủ thể,
một địa bàn nhỏ mà còn trong nhiều trường hợp với nhiều chủ thể khác nhau
trong một khu vực hành chính hay trong cả nước, nhờ đó việc quản lí xã hội
được hiệu quả hơn. Trong thực tế, những quyết định này mang tính bắt buộc
đối với mọi cá nhân, tổ chức cho nên trong những hoàn cảnh nhất định họ
phải làm theo nhằm đưa ra các chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi
xử sự theo mong muốn thiết lập trật tự xã hội ổn định. Ngồi ra,các biện pháp
chế tài của luật hành chính khơng chỉ mang tính chất trừng trị người vi phạm
mà quan trọng hơn nó có tác dụng giáo dục, răn đe người vi phạm đồng thời

ngăn chặn những hành vi mới xảy ra, chính nhờ đó mà mà trật tự an tồn xã
hội được đảm bảo.
1.3.1. Quyết định hành chính ban hành để thực hiện quyền hành
pháp.
Quyết định hành chính là phương tiện quản lý quan trọng được các chủ
thể quản lý sử dụng để tác động tới các tổ chức, cá nhân khi họ hoạt động
hoặc tham gia vào các quan hệ trong các lĩnh vực xã hội khác nhau. QĐHC
được ban hành đề thực hiện quyền hành pháp. Quyền hành pháp bao gồm
quyền lập quy và quyền hành chính. Quyền lập quy là quyền ban hành các
văn bản dưới luật( văn bản pháp quy) để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc
phạm vi quyền hành pháp. Quyền hành chính là quyền tổ chức bộ máy quản lí
sắp xếp nhân sự, điều hành công việc quốc gia, sử dụng nguồn tài chính và tài
sản cơng để thực hiện những chính sách quốc gia. Do đó quyền hành pháp
9


được thực hiện thông qua cả hoạt động ban hành quyết định hành chính quy
phạm và quyết định hành chính cá biệt.
a. QĐHC quy phạm được ban hành để thực hiện quyền hành pháp.
Thứ nhất, QĐHC quy phạm được ban hành để thực hiện quyền hành
pháp. Mỗi loại quyết định hành chính ban hành để thực hiện một mảng quản lí
nhà nước, vì thế mà ban hành nhiều QĐHC mới có thể quản lí mọi mặt của
đời sống xã hội và điều hành bộ máy hành chính nhà nước. Vai trò của
QĐHC quy phạm được thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, QĐHC quy phạm có giá trị cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyết
định lập pháp. Các quyết định lập pháp thường ít nhiều mang tính chất khung,
tức là thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng, các quyết
định pháp luật trong đó không đủ điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần
thiết hay có thể áp dụng một cách rõ rang trên thực tế.
Hai là, đặt ra các quy phạm mới nhằm điều chỉnh đồng bộ, đầy đủ hơn

các quan hệ xã hội xuất hiện trong quản lý hành chính nhà nước.
Ba là, sửa đổi những quy phạm pháp luật hành chính hiện hành, bãi bỏ
những quy phạm pháp luật hành chính khơng cịn phù hợp. Thay đổi phạm vi
hiệu lực của quy phạm hành chính về thời gian, khơng gian và đối tượng thi
hành. Ví dụ: Nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính
lãnh thổ cấp huyện.
QĐHC quy phạm do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành có vị
trí quan trọng, chúng là nền tảng của sự hoạt động quản lý hành chính nhà
nước làm cơ sở cho việc ban hành các quyết định hành chính cá biệt.
b. QĐHC cá biệt được ban hành để thực hiện quyền hành pháp.
Ban hành QĐHC cá biệt là hoạt động áp dụng pháp luật trong quản lý
hành chính nhà nước. Áp dụng quy phạm pháp luật là việc cơ quan, cán bộ,
công chức nhà nước tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. Thơng
qua quyết định hành chính nhà nước, áp dụng quy phạm pháp luật thường
được tiến hành trong các trường hợp: cần áp dụng các biện pháp khen thưởng,
10


quyết định bổ nhiệm tăng lương, cưỡng chế hành chính nhà nước…Khi các
quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các chủ thể không mặc nhiên phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt nếu khơng có sự can thiệp của nhà nước, trong
một số trường hợp nhà nước thấy cần phải tham gia kiểm tra, giám sát hoạt
động của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Các chủ thể quan hệ
pháp luật hành chính có quyền ban hành quyết định hành chính cá biệt, nếu
khơng có hoạt động ban hành quyết định hành chính cá biệt thì trong nhiều
trường hợp pháp luật không được thực hiện.
QĐHC cá biệt được ban hành nhằm giải quyết một vụ việc đã phát sinh
trên thực tế, nội dung của quyết định bị chi phối bởi các thông tin, số liệu,
chứng cứ liên quan đến vụ việc.
Quyết định cá biệt có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay.

Hai tính chất này là những đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt.
Nhờ đó mà các QĐHC nhà nước được ban hành và có hiệu lực khác với các
bản án của tòa án kháng cáo của Viện kiểm sát.
2. Vai trị của quyết định hành chính trong cụ thể hóa các văn bản
pháp luật
QĐHC có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ
những đặc điểm của quản lí hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính thực
hiện quyền lực nhà nước để quản lí tất cả các mặt của đời sống xã hội. Do đó,
QĐHC có ý nghĩa và vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước. QĐHC được thể hiện qua hai đạo luật cơ bản. Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2008 và luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004. Vai trò của QĐHC
được thể hiện trên một số phương diện sau.
Thứ nhất, Chính phủ ban hành Nghị định. Quyết định của thủ tướng
chính phủ.

11


Nghị định của Chính phủ: ban hành để quy định về quyền lợi và nghĩa
vụ của công dân nhằm thực hiện Hiến pháp và các quy định của pháp luật nhà
nước, các điều lệ quy định về chế độ quản lí hành chính nhà nước.
Ví dụ: Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật Bảo vệ môi
trường.
Quyết định của Thủ tướng chính phủ: Theo điều 15 luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2008, quy định thủ tướng Chính phủ được ban
hành để quy định những vấn đề sau:
Một là, Quyết định là biện pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của
Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, quy
định chế độ làm việc với các thành viên của Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ
Hai là, Quyết định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các
thành viên Chính phủ, kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính
sách pháp luật của nhà nước.
Ví dụ: Quyết định số 1794/2009/QT –TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 2/11/2009 về thực hiện chính sách đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND
phường nghỉ việc trước thời hạn do triển khai thí điểm khơng tổ chức HĐND
phường.
Thứ hai, Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ. Theo
quy định của pháp luật thì bộ là cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền
chun mơn, được sử dụng quyền hành pháp trong lĩnh vực chun mơn của
mình quản lí. Để thực hiện quyền lực đó, người đứng đầu mỗi bộ, cơ quan
ngang bộ đều có quyền ra các quyết định hành chính dưới hình thức là những
quyết định, chỉ thì, thơng tư.
Quyết định của Bộ trưởng được dùng để ban hành các chế độ, thể lệ
thuộc lĩnh vực công tác của ngành, quy định thành lập, giải thể cơ quan, đơn
12


vị thuộc quyền quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động
của cơ quan, đơn vị đó, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên
trong ngành theo quyền hạn được giao, phê chuẩn kế hoạch, phương án kinh
tế kỹ thuật.
Chỉ thị của Bộ trưởng được dùng để ban hành các chủ trương, biện
pháp quản lí của ngành, chấn chỉnh, chỉ đạo công tác tổ chức thuộc quyền
quản lí của Bộ trưởng, giao nhiệm vụ cho cơ quan nhằm thực hiện nhiệm vụ
chung của ngành,…
Thông tư của Bộ trưởng được dùng để hướng dẫn, giải thích các chủ

trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ; đề ra biện pháp thi hành các chính sách, chế độ theo quy định của Chính
phủ hoặc của ngành có liên quan.
Thứ ba, Quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp. Theo quy
định tại Điều 3 Luật tổ chức HĐND và UBND, thì UBND được ban hành văn
bản dưới luật, trên cơ sở luật và nhằm thực hiện quyền luật pháp trong đó có
nhiều văn bản nhằm thực hiện quyền hành pháp ở địa phương. Các văn bản
do chính quyền địa phương ban hành gồm.
Nghị quyết của HĐND là hình thức vản bản thể hiện quyết định của kì
họp của HĐND, nhằm đề ra chủ trương, biện pháp lớn của địa phương, đặt ra
các quy định có tính chất chung cho địa phương để thực hiện pháp luật và văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên thể hiện ý chí nguyện vọng và quyền làm
chủ của nhân dân.
Quyết định của UBND tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) được
dùng để công bố biện pháp, thể lệ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp
tỉnh nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của cơ quan quản lí cấp trên,
thành lập, giải thể cơ quan, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức những chức vụ
trong cơ quan nhà nước, phê chuẩn kế hoạch, quyết định của cơ quan cấp
dưới, các chương trình kinh tế kĩ thuật, các dự án theo thẩm quyền được giao.

13


Chỉ thị của UBND tỉnh dùng để truyền đạt chủ trương, chính sách
chung, các biện pháp tổng quát theo Nghị quyết của HĐND và sự chỉ đạo của
cơ quan cấp trên.
UBND xã, phường, thị trấn cũng được ra hai loại là quyết định và chỉ
thị đồng thời kiểm tra việc thi hành các văn bản đó, nhưng vì là cấp cơ sở của
chính quyền nên chủ yếu ra quyết định hành chính, cịn hình thức chỉ thị rất ít
dùng.

3. Vai trò của QĐHC với tư cách là văn bản áp dụng pháp luật.
a. Đối với cán bộ, công chức:
QĐHC dùng để khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ , cơng chức nhà
nước.
Khen thưởng là hình thức đặc biệt của sự cơng nhận chính thức thành
tích của cán bộ, cơng chức. Khen thưởng được nhà nước sử dụng như một
phương tiện khuyến khích về vật chất hay tinh thần đối với cán bộ, cơng chức
khi họ hồn thành tốt nghĩa vụ của mình, có thành tích cao trong phong trào
thi đua, có sang kiến cải tiến cơng tác, nâng cao năng suất lao đơng…Ví dụ:
quyết định số 5356/QĐ – BGDDT ngày 20/8/2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục
đạo tạo về khen thưởng các tác phẩm đoạt giải trong cuộc vận động “học sinh
tích cực, trường học thân thiện”.
Quyết định được sử dụng để tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển
công tác đối với các bộ công chức. Quyết định này nhằm giúp chủ thể quản lí
hành chính quản lí, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả, đáp ứng yêu
cầu phát sinh trong cơ quan, đơn vị, tổ chức.
Quyết định là hình thức văn bản áp dụng luật được sử dụng để chuyển
ngạch lương, nâng bậc lương hoặc điều chỉnh mức lương của cán bộ công
chức nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
b. Trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính

14


Hiện nay, có khoảng 60 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như lĩnh vực giao
thông, đất đai, xây dựng, du lịch, văn hóa, thơng tin, giáo dục…
Ví dụ: Nghị định 146/07/NĐ – CP ngày 14/7/2007 của Chính phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Để áp dụng các quy định trong các nghị định về xử lí vi phạm hành

chính vào các trường hợp cụ thể phát sinh trên thực tiễn, các chủ thể có thẩm
quyền sẽ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đây là cơ sở pháp
lí cho việc áp dụng và thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
hoặc các biện pháp xử lí vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp
luật.
Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường A, quận H, thành phố H ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ơng X với hình thức xử phạt
chính là phạt tiền 400.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là buộc khơi
phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Tuy nhiên hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước khi quyết định về một vấn
đề nào đó thường khơng ra quyết định hành chính mà chỉ có cơng văn truyền
đạt ý kiến, thơng báo mang tính chỉ đạo, bắt buộc thi hành nên người dân lại
khơng có cơ sở khởi kiện (vì hình thức thể hiện khơng phải là quyết định hành
chính). Vì vậy, cần mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính. Các văn
bản của cơ quan nhà nước có đóng dấu Quốc huy do người có thẩm quyền ký
đều được coi là quyết định hành chính.

PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây là bài viết của em đã nêu, trình bày và phân tích quyết định
hành chính và vai trị của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà
nước. Qua đó ta thấy quyết định hành chính là một quyết định pháp luật mà
đặc điểm quan trong nhất là thể hiện ý chí, tính quyền lực của nhà nước.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học luật Hà


Nội, Nxb. CAND, Hà Nội 2009.
2.

Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Khoa luật Trường đại học

Quốc giao Hà nội.
3.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.

4.

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND

5.

Bùi Thị Đào, Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành

2004.
chính, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2008.
6.

Phạm Thị Thảo, Quyết định, Chỉ thị - Hình thức văn bản pháp

luật quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước hiện nay, Khóa luận tốt
nghiệp, Hà Nội, 2010.

16




×