Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận vận động hành lang với quy trình chính sách công ở mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.61 KB, 32 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN : VẬN ĐỘNG HÀNH LANG

Đề tài :
VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG QUY TRÌNH HOẠCH
ĐỊNH CHÍNH SÁCH CƠNG Ở MỸ


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................4
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH
SÁCH CƠNG VÀ CƠNG NGHỆ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG..................4
1.1. Một số vấn đề cơ bản về quy trình hoạch định chính sách cơng...............4
1.2. Một số lý luận cơ bản về vận động hành lang........................................5
1.3. Hoạt động vận động hành lang ở Mỹ.....................................................8
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG
QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CƠNG Ở MỸ...................11
2.1. Vận động hành lang với q trình hoạch định chính sách cơng ở Mỹ
.............................................................................................................11
2.2. Vận động hành lang với q trình tổ chức thực hiện chính sách cơng ở
Mỹ.......................................................................................................18
2.3. Vận động hành lang với quy trình đánh giá và hồn thiện chính sách
cơng ở Mỹ...........................................................................................22
KẾT LUẬN....................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................30


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận động hành lang là một từ rất phổ biến trong đời sống chính trị Mỹ,


gắn liền với hoạt động của các nhóm lợi ích – hay nhóm gây áp lực. Một khi
đã đắc cử vào các cơ quan lập pháp hay hành pháp các cấp từ liên bang đến
bang và địa phương, thì những con người chính trị, những thành viên Quốc
hội và quan chức nhà nước sẽ bị cả một đạo qn đơng đảo bao vây và chăm
sóc tận tình. Tại Mỹ, trong nền chính trị hiện đại, vận động hành lang chính là
việc dùng thế lực của tiền bạc để vận động và làm áp lực để Quốc hội hoặc
các cơ quan nhà nước hành động theo chiều hướng phục vụ quyền lợi của tư
bản. “Nói cách khác, tư bản đã bỏ tiền ra để sắp đặt người làm việc nhà nước
…, đôn đốc, theo dõi xem những người đó có phục vụ đúng quyền lợi của tư
bản khơng
Anh là quê hương của vận động hành lang nhưng Mỹ lại là trung tâm
của hoạt động này. Ở Mỹ vận động hành lang diễn ra rất tấp nập và sôi
động nó đã trở thành một nét văn hóa gắn bó chặt chẽ trong đời sống chính
trị của người dân Mỹ. Nó chi phối tồn bộ đời sống chính trị Mỹ. Quyết
định sự thành công hay thất bại của mỗi một chính sách cơng ở Mỹ. Theo
như các nhà nghiên cứu trên 60% dự luật sẽ khơng thể hình thành nếu
khơng có hoạt động vận động hành lang giống như lời khẳng định của chủ
tịch Liên đoàn các nhà Lobby Hoa Kỳ - Paul Miller: khơng có chúng tơi
chắc khơng có điều luật nào ở Mỹ được thông qua. Bởi vậy em quyết định
chọn đề tài “Vận động hành lang trong quy trình hoạch định chính sách
cơng ở Mỹ” để nghiên cứu kỹ hơn về vai trò của vận động hành lang với
việc hình thành một chính sách cơng cũng như việc tổ chức thực hiện và
đánh giá một chính sách công ở quốc gia được coi là trung tâm của nghề
vận động hành lang này.
2. Tình hình nghiên cứu
1


Vận động hành lang là hoạt động khơng cịn xa lạ gì đối với chúng ta,
hầu hết các quốc gia khi gia nhập WTO và hịa mình vào xu thế tồn cầu hóa

đều phải sử dụng vận động hành lang như một công cụ để hội nhập vào xu thế
chung của thế giới. Bởi vậy vận động hành lang nói chung và vận động hành
lang ở Mỹ nói riêng là vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu với nhiều cơng trình khác nhau. Nhưng những nghiên cứu đó chỉ
tập trung nghiên cứu về hoạt động vận động hành lang ở một số lĩnh vực cụ
thể, hoặc là nghiên cứu về thực trạng của hoạt động vận động hành lang đang
diễn ra ở một số nước... Qua nghiên cứu đề tài , em đã tìm hiểu một số cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này như sau:
“Vận động hành lang” trong hoạt động lập pháp các nước và xu hướng
ở Việt Nam, số 83/2006 của tác giả Nguyễn Chí Dũng. Cơng trình tập trung
nghiên cứu về hoạt động vận động hành lang trong quá trình lập pháp ở mỗi
nước và từ đó xem xét với hoạt động lập pháp ở Việt Nam.
“Các nhóm lợi ích và vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ”, 2007,
của tác giả Nguyễn Quốc Văn. Cơng trình này tập trung nghiên cứu về hoạt
động vận động hành lang trong đời sống chính trị nước Mỹ và sự tham gia
của các nhóm lợi ích vào trong hoạt động vận động hành lang ở nước này.
“Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây”,
Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2010, tác giả Lưu Văn An.
Cuốn sách tập trung nghiên cứu về hoạt động vận động hành lang ở phương
Tây và vai trò của nó trong đời sống chính trị các nước phương Tây…
Các cơng trình nghiên cứu trên, ở từng góc độ tiếp cận khác nhau cũng
đã đề cập đến vai trò của vận động hành lang với việc ban hành một chính
sách hay đạo luật nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vai trò của vận
động hành lang đối với quy trình chính sách cơng đặc biệt là ở một quốc gia
mà hoạt động vận động hành lang diễn ra vơ cùng sơi nổi và tấp nập như Mỹ.
Đó chính là lí do em chọn đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2



3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên sơ sở tìm hiểu hoạt động vận động hành lang ở nước Mỹ từ đó chỉ ra
được vai trò của vận động hành lang đối với quy trình chính sách cơng của Mỹ
trong tất cả các giai đoạn của một quy trình chính sách bao gồm các giai đoạn
hoạch định chính sách cơng, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách cơng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và khái quát các khái niệm về hoạt động vận động hành
lang, cũng như thực tiễn hoạt động vận động hành lang ở nước Mỹ và các giai
đoạn cơ bản trong quy trình hoạch định chính sách cơng.
Làm rõ vai trị của vận động hành lang đối với quy trình chính sách cơng ở
Mỹ trong các giai đoạn của một quy trình chính sách cơng bao gồm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vai trò của vận động hành lang với quy trình chính sách cơng ở nước Mỹ
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, cụ thể là
phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp hệ thống, phương pháp lôgic
- lịch sử, phân tích - tổng hợp và so sánh…để giải quyết vấn đề đặt ra.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
2 chương, 6 tiết.

3


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

CƠNG VÀ CƠNG NGHỆ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về quy trình hoạch định chính sách cơng
1.1.1. Khái niệm chính sách cơng
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo đề ra để giải
quyết những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền, được quyết định bởi cấp quản
lý cao nhất của tổ chức.
Chính sách cơng là quyết định của các chủ thể quyền lực nhà nước,
nhằm quy định mục đích, cách thức và chế định hành động của những đối tượng
liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội đặt ra. Đó là tổng thể
các chuẩn mực, biện pháp mà nhà nước sử dụng để quản lý xã hội.
Chính sách cơng từ khi ra đời cho đến lúc có quyết định sửa đổi hoặc
hủy bỏ phải trải qua một qua trình nhất định của nó vậy quy trình đó là gì và
bao gồm những bước nào?
Quy trình chính sách cơng là những bước đi cơ bản tất yếu , bao quát
toàn bộ đời sống của một chính sách kể từ khi nảy sinh ý tưởng (vấn đề chính
sách) tới việc định hình, hồn chỉnh, thi hành, kiểm nghiệm, sửa đổi hoặc hủy
bỏ nó… Trong đó mỗi bước đều có ý nghĩa, vị trí to lớn đối với quy trình
chính sách cơng. Là những ngun lý khoa học được đúc kết từ thực tiễn cuộc
sống, do đó việc tuân thủ đúng đầy đủ các bước trong quy trình chính sách trở
thành u cầu hoạt động của các nhà quản lý.
1.1.2. Các giai đoạn của quy trình hoạch định chính sách cơng
1.1.2.1. Hoạch định chính sách
Hoạch định chính sách là giai đoạn tiền đề, giai đoạn cơ sở, định hướng
mở đường cho cả quy trình chính sách. Nó là giai đoạn mà các chính sách
được nghiên cứu đề xuất để Nhà nước phê chuẩn và ban hành công khai. Việc
4


nghiên cứu đề xuất chính sách do các nhà hoạch định, các cơ quan, tổ chức
đoàn thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện. Trên cơ sở phân tích chính sách,

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chọn một phương án tối ưu để phê
chuẩn và ban hành thành chính sách.
1.1.2.2. Thực hiện chính sách
Là một khâu hợp thành của quy trình chính sách, là trung tâm kết nối các
bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Đây là giai đoạn thực
hiện các mục tiêu chính sách trên cơ sở vận dụng những giải pháp đã định
trước để biến những dự định của chính sách thành những kết quả thực tế.
Thực hiện chính sách địi hỏi việc huy động các nguồn nhân lực, vật lực và tài
chính để hoạt động, vì vậy tổ chức thực hiện và duy trì chính sách là yếu tố
quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự thành cơng của chính sách.
1.1.2.3. Đánh giá chính sách
Đánh giá chính sách là giai đoạn cuối cùng trong quy trình chính sách,
nó giúp kiểm tra xem một chính sách ban hành ra có đúng hay khơng từ đó có
các biện pháp giúp điều chỉnh chính sách cho phù hợp và đúng đắn hơn. Nó là
giai đoạn tiến hành xác định kết quả thực tiễn và phân tích hiệu quả thực hiện
chính sách trên cơ sở so sánh kết quả đó với mục tiêu và các yêu cầu đề ra, so
sánh qua trình thực hiện với các biện pháp, nguồn lực và thời hạn đã được xác
định trước. Kết quả của q trình đánh giá chính sách là cơ sở để các cơ quan
nhà nước quyết định có tiếp tục duy trì chính sách hay khơng, hoặc sửa đổi,
bổ sung để chính sách phù hợp với thực tiễn.
1.2. Một số lý luận cơ bản về vận động hành lang
1.2.1. Khái niệm vận động hành lang
Có rất nhiều cách tiếp cận khái niệm vận động hành lang. Theo nguyên
nghĩa gốc tiếng Anh, vận động hành lang là lobby (danh từ) để chỉ “hành lang
ở nghị viện”. Thuật ngữ vận động hành lang này được lấy theo tên địa điểm
mà hoạt động này diễn ra đầu tiên trong lịch sử, là hành lang của nghị viện
nước Anh, nơi mà trong thời gian giải lao, các nghị sĩ thường trao đổi với
5



đồng nghiệp hoặc với bất kỳ người nào để bổ sung thông tin về vấn đề đang
được bổ sung hoặc thảo luận tại nghị viện. Lobby còn được hiểu là động từ ,
chỉ hành động đưa ra hoặc thông qua một đạo luật ở nghị viện, hoặc lui tới
hành lang của nghị viện để tranh thủ lá phiếu của nghị sĩ.
Một cách chung nhất ta có thể hiểu vận động hành lang là: một quá trình
tác động của chủ thể lên đối tượng có quyền lực nhằm đạt được các quyết
định có lợi cho mình. Đó là các hoạt động có tính hệ thống nhằm tiếp cận,
cung cấp thơng tin, gây ảnh hưởng, thuyết phục các tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong q trình hoạch định thực thi chính sách, vì lợi ích của cộng
đồng hoặc vì lợi ích của cá nhân.
1.2.2. Các phương thức vận động hành lang
Theo cách tiếp cận đối tượng: bao gồm vận động hành lang trực tiếp,
vận động hành lang xã hội (gián tiếp), vận động hành lang liên minh, vận
động hành lang cơ sở và vận động hành lang bằng các phương tiện điện tử.
Theo cách vận động hành lang truyền thống: bao gồm cung cấp thông
tin, giúp đỡ tiền bạc và thời gian, giúp thảo các dự luật
Các chiến thuật vận động hành lang: thông qua những kỹ thuật liên lạc
trực tiếp giữa những nhà vận động hành lang và các quan chức nhà nước,
thông qua cử tri, thông qua việc gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử hoặc
điều chỉnh dự luật.
1.2.3. Vai trò và mặt trái của vận động hành lang
trong đời sống chính trị
1.2.3.1. Một số vai trị của vận động hành lang trong đời sống chính trị
Đối với hoạt động của các Đảng chính trị thì vận động hành lang giúp
gây quỹ trong quá trình tranh cử của các Đảng chính trị, nó là phương thức
hữu hiệu của các Đảng chính trị trong bầu cử.
Đối với các cơ quan Nhà nước, trước hết là trong hoạt động của cơ quan
lập pháp: vận động hành lang giúp các nghị sĩ có được thơng tin quan trọng để
hình thành, bổ sung các dự luật, giúp Quốc hội tạo được sự đồng tình ủng hộ
6



của xã hội đối với các dự luật, vận động hành lang còn giúp cho hoạt động
phản biện, điều trần ở Quốc hội trở nên thực chất và có ý nghĩa hơn. Trong
hoạt động của cơ quan hành pháp: vận động hành lang cung cấp thơng tin giúp
Chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, giúp Chính phủ có được nguồn lực để thực
hiện chính sách dễ dàng hơn và chia sẻ lợi ích trong xã hội. Trong cơ quan tư
pháp, vận động hành lang giúp các thẩm phán có thêm thơng tin hơn trong q
trình xét xử, nó có tác động mạnh mẽ đến các phán quyết của tòa án.
Đối với hoạt động của các nhóm lợi ích: giúp các nhóm lợi ích truyền tải
thơng tin của mình đến các cơ quan cơng quyền, giúp các nhóm lợi ích liên
kết với nhau, hình thành những lực lượng quan trọng trong đời sống chính trị.
Đối với hoạt động chính trị của công dân: vận động hành lang nâng cao
ý thức công dân và thúc đẩy người dân tham gia tích cực vào đời sống chính
trị, vận động hành lang giúp giải quyết nhanh chóng những vấn đề bức xúc
trong đời sống của người dân.
1.2.3.2. Những tồn tại của vận động hành lang trong đời sống chính trị
Vận động hành lang tuy là có vai trị rất lớn trong đời sống chính trị
nhưng nó vẫn tồn tại những mặt trái: vận động hành lang rất tốn kém, địi hỏi
nguồn tài chính lớn, vì vậy giới chủ giàu có mới có khả năng tiến hành vận
động hành lang còn ý kiến, nguyện vọng của những người dân nghèo yếu khó
có cơ hội đến với chính quyền và được thể hiện trong chính sách. Bởi vậy nó
lấy đi cơ hội dân chủ của đa số những người dân nghèo trong việc đóng góp ý
kiến của mình vào q trình chính sách mang lại lợi ích nhỏ bé cho giai tầng
mình. Có thể nói vận động hành lang là của người giàu cho người giàu và vì
người giàu.
Vận động hành lang cịn là mơi trường cho tham nhũng, hối lộ, thúc
đẩy sự tha hóa quan chức, bởi đồng tiền một khi mà dính líu với quyền lực
sẽ dẫn đến nguy cơ bóp méo quyền lực đó. (Đó là lý do tại sao mà Tổng
thống Bill Clinton đã ký ban hành Đạo luật về công khai hóa hoạt động

lobby ở Mỹ năm 1995.)
7


1.3. Hoạt động vận động hành lang ở Mỹ
Mỹ hiện nay được coi là trung tâm của hoạt động vận động hành lang ,
là nơi mà hoạt động này diễn ra sôi nổi và tấp nập nhất . Tại thủ đô
washington.D.C, mà tiêu biểu là thành phố K của Mỹ thì lobby là một trong
năm nghề đơng đảo nhất bên cạnh các nghề viên chức nhà nước, ấn loạt,
dịch vụ pháp luật và dịch vụ du lịch. Hiện nay ở Mỹ có khoảng 50.000
người đăng ký chính thức hành nghề lobby, khoảng 300 công ty đăng ký
kinh doanh (năm 2009).
Vận động hành lang đã trở thành một thứ văn hóa chính trị ở Mỹ, thâm
nhập vào tồn bộ các lĩnh vực, các ngành sản xuất kinh doanh tại Mỹ , nó có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong q trình xây dựng chính sách và pháp luật tại
quốc gia này. Vận động hành lang là một thói quen chính trị nhưng đã được
luật pháp Mỹ quy định và bảo hộ thông qua Đạo luật vận động hành lang
được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1946 và Đạo luật về công khai hóa hoạt
động vận động hành lang điều chỉnh các mối quan hệ trong và ngoài nước ở
Mỹ ngày 19/12/1995, do Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã ký ban hành, quy
định: bắt buộc mỗi người hoạt động lobby phải đăng ký, cơng khai hố các
khách hàng, các cuộc tiếp xúc, cơng khai hóa các vấn đề lobby và số tiền
được chi trả.
Ở Mỹ vận động hành lang được hiểu là sự vận động (hay hành lang vận
động) các nghị sĩ dân biểu trong Quốc hội ở cả Thượng viện và Hạ viện để họ
đưa ra hoặc ủng hộ các đạo luật, các nghị quyết các quyết định mang tính
chính sách có lợi cho các “nhóm lợi ích” khác nhau. Những người làm nhiệm
vụ này được gọi là những nhà vận động hành lang. hoạt động này không diễn
ra trong các phịng họp mà nó diễn ra bên ngồi hành lang của nghị viện và
bên ngoài trụ sở của nghị viện với các phương thức khác nhau để tác động

đến các nhân viên Chính phủ, các nghị sĩ, các nhân viên trong guồng máy
hành chính như: gặp mặt, gửi thư, gửi các văn bản góp ý …

8


Ở Mỹ vận động hành lang có sự tác động rõ rệt của các nhóm lợi ích, các
nhóm lợi ích này là tổ chức của những người có cùng quan tâm, có cùng quan
điểm với từng vấn đề xã hội khác nhau cố gắng tác động đến việc xây dựng
chính sách của Chính phủ, và đặc biệt là muốn chuyển yêu cầu của họ thành
các chính sách để phục vụ lợi ích của nhóm dân cư có cùng mối quan tâm mà
họ là đại diện. Ở Mỹ hiện nay có khoảng 40.000 nhóm lợi ích, 60% dân số
Mỹ tham gia vào các nhóm lợi ích với rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau:
nhóm lợi ích về kinh doanh như các tập đồn kinh tế, các cơng ty đa quốc gia;
nhóm hiệp hội nghề nghiệp, nhóm liên Chính phủ, nhóm lợi ích cơng, nhóm
cơng đồn. Các nhóm lợi ích ở Mỹ đa dạng và thực chất là các phe phái chính
trị tập hợp lại với nhau vì một lợi ích chung nào đó. Các nhóm lợi ích này
thường gây ảnh hưởng mạnh đến các cơ quan làm luật ở cả cấp bang và Liên
bang nhưng hoạt động của các nhóm lợi ích ở cấp bang mạnh hơn. Các nhóm
này vận động để thông qua các dự luật hoặc bác bỏ các dự luật ảnh hưởng đến
quyền lợi của họ. Do tính chất của hệ thống chính trị Mỹ, khơng có một
nhánh quyền lực nào có quyền lực tuyệt đối, các nhánh quyền lực kiềm chế
lẫn nhau khiến cho các nhóm lợi ích có thể tác động đến hoạt động lập pháp
hoặc hoạt động hành chính của các cơ quan chính quyền về các khâu, các giai
đoạn của quá trình làm luật và chính sách.Các nhóm này hoạt động trên phạm
vi rộng lớn tham gia làm lobby vào mọi loại hình và trong tất cả các giai đoạn
của hoạt động chính trị. Những đối tượng cần đến nhóm này là các tổ chức
chính trị, các cơng ty, các tập đồn, tiểu bang, cơ quan nước ngồi và nhiều
nhóm khác. Hiện nay ở Mỹ nhóm lobby mạnh mẽ nhất là nhóm dại diện cho
lợi ích kinh doanh của các tập đồn tư bản (chiếm tới 72%): lobby cơng

nghiệp quốc phịng, lobby dầu khí, lobby phục vụ nước ngồi trong khi đó chỉ
có 2% đại diện cho người nghèo và 1% đại diện cho những người yếu thế
trong xã hội như người già, người tàn tật. Khi các nhóm lợi ích cùng kết hợp
thành một hiệp hội có sự liên kết hơn, họ sẽ thành một tổ chức vận động hành

9


lang có tính chất chun nghiệp, giữ vai trị chi phối với việc ban hành và
thực thi một chính sách cơng ở quốc gia này.
Chính bởi những luật lệ về vận động hành lang ở Mỹ rất thống, nên
khơng thể nào liệt kê hết các phương thức hoạt động của nó. với khoản tiền
thu hằng năm tới 4 tỷ USD từ các khoản tiền ủng hộ, tài trợ của các nhà đầu
tư, có thể nói ưu thế về tài chính và những vận động “ngoài lề” trong vận
động hành lang đã có ảnh hưởng to lớn tới chính trường Mỹ và cụ thể là trong
q trình xây dựng chính sách và pháp luật.Có thể nói rằng vận động hành
lang ở Mỹ là một “ bàn tay vơ hình” chi phối tồn bộ đời sống chính trị Mỹ,
cũng giống như thuyết “ bàn tay vơ hình” của Adam Smith chi phối sự vận
động của toàn bộ nền kinh tế. Vận động hành lang giúp điều hịa và điều phối
đời sống chính trị đảm bảo lợi ích nhất định của tất cả các nhóm lợi ích trong
xã hội. Giúp cân bằng đời sống chính trị Mỹ.
Tuy nhiên trên thực tế vận động hành lang ở Mỹ cũng chỉ dành cho những
người có tiền và thế lực trong xã hội bởi vậy mà những ý nguyện của người
dân nghèo thường khó mà đến được với những nhà làm luật, những nhà hoạch
định chính sách khiến nền dân chủ nhiều khi bị bóp méo. Thêm vào đó là tình
trạng “đi đêm”, hay “chân gỗ” chính là ngun nhân của tình trạng tham
nhũng, hối lộ thúc đẩy sự tha hóa nhanh chóng đội ngũ cán bộ, quan chức.

10



Chương 2
THỰC TRẠNG CỦA VẬN ĐỘNG HÀNH LANG TRONG QUY TRÌNH
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CƠNG Ở MỸ
2.1. Vận động hành lang với q trình hoạch định
chính sách cơng ở Mỹ
Theo như nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về chính sách cơng ở Hoa
Kỳ thì có tới trên 60% dự luật sẽ khơng thể hình thành ở đây nếu khơng có
hoạt động vận động hành lang. Bởi vậy vận động hành lang đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng đối với q trình hình thành một chính sách cơng ở Mỹ.
Trước hết:
2.1.1. Vận động hành lang giúp cung cấp những thơng tin cần thiết
cho các nhà hoạch định chính sách cơng Mỹ hình thành, bổ sung và hồn
tất chính sách cơng của mình
Hoạch định chính sách là q trình xây dựng một chính sách mới theo
yêu cầu quản lý, bao gồm việc nghiên cứu đề xuất ra một chính sách và ban
hành một chính sách đó. Trong đó thơng tin đóng một vai trị quan trọng
xun suốt tất cả các bước kể trên đúng như khẳng định của Lênin: Không có
thơng tin thì khơng có thắng lợi trong bất kỳ lĩnh vực nào cả khoa học kỹ
thuật và sản xuất .
Một quy trình hoạch định chính sách cơng khơng chỉ bao gồm những nhà
lập pháp và những nhà làm dịch vụ cơng mà cịn có sự tham gia và tác động
của nhiều những tổ chức cả chính thức và khơng chính thức, với sự tham gia
giúp đỡ của nhiều cơng cụ và phương tiện đặc biệt là truyền thông đại chúng.
Ở Mỹ q trình ban hành một chính sách hay một đạo luật nào đó chịu sự chi
phối rất lớn của hoạt động vận động hành lang bởi Mỹ là một nước mà các
nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động độc lập và kiềm
chế lẫn nhau, khơng nhánh nào nắm quyền lực tuyệt đối. Có thể nói ở Mỹ
hoạt động vận động hành lang chi phối tồn bộ quy trình chính sách kể từ khi
11



lựa chọn vấn đề chính sách cho đến khi chính sách đó được thực thi và mang
lại hiệu quả trong thực tiễn. Ngay từ khi lựa chọn một vấn đề xã hội để đưa nó
trở thành một vấn đề chính sách thì đã có sự xuất hiện của các nhà vận động
hành lang đại diện cho một nhóm lợi ích nhất định nào đó có thể là nhóm lợi
ích bang hoặc cũng có thể là nhóm lợi ích liên bang . Họ mang đến cho các cơ
quan hoạch định chính sách của Mỹ những thơng tin bổ ích và hữu dụng sau
những sự cố gắng và nỗ lực tìm hiểu của mình đổi lại họ nhận được các khoản
thù lao từ phía những người chủ đã th mình. Hoặc trong trường hợp các
nhóm lợi ích này liên hợp lại với nhau thì họ sẽ trở thành một tổ chức vận
động hành lang mang tính chất chuyên nghiệp họ sẽ tự đấu tranh bảo vệ lợi
ích cho chính nhóm mình.
Trên thực tế các nhà hoạch định chính sách cần hai loại hình thơng tin
liên quan tới nhau: kỹ thuật và chính trị. Rất nhiều vấn đề chính sách quan
trọng là hết sức phức tạp, các quan chức chính quyền ln muốn chánh những
sai lầm nguy hiểm bởi vậy họ luôn hoan nghênh các thơng tin giúp làm giảm
tính khơng chắc chắn và sự bất ngờ có hại. Nhận thức được điều này các
nhóm lợi ích đã cung cấp vơ số thơng tin kỹ thuật được thiết kế nhằm chứng
tỏ rằng tiến trình hành động mà các nhóm ủng hộ sẽ tạo ra kết quả vượt trội,
và rằng những chính sách mà họ phản đối sẽ thất bại, quá tốn kém hoặc tạo ra
những thảm họa mới. Cịn thơng tin chính trị đó là phản ứng của cơng chúng
trước những chính sách khác nhau cũng như phản ánh những mong muốn,
tâm tư nguyện vọng của nhân dân mà đại diện cho họ chính là các nhóm lợi
ích. Từ đó những nhà hoạch định chính sách cơng có thể nắm bắt được những
vấn đề xã hội nổi cộm đang thu hút sự chú ý của nhân dân, những vấn đề bức
xúc đòi hỏi phải có giải pháp hành động từ đó chọn ra các vấn đề để có thể
đưa nó thành một vấn đề chính sách. Những thơng tin mà các nhà vận động
hành lang đưa ra là những thơng tin có giá trị cho các quyết định chính sách
nếu các nhà hoạch định tỉnh táo và có đủ khả năng để phân tích, bởi để có

được những thơng tin cơ bản về một lĩnh vực nào đó bản thân nhà vận động
12


hành lang đã phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó, hoặc phải tổ chức được
một nhóm nghiên cứu chuyên nghiệp thu thập thơng tin về nó, có như vậy họ
mới có thể đưa ra những bằng cứ, lý lẽ xác thực khi thực hiện cơng tác thương
thuyết của mình. Ở Mỹ những nhà vận động hành lang thường là các nghị sĩ,
đã từng hoặc đang giữ chức vụ nào đó trong cơ quan lập pháp, bởi vậy mà họ
có khả năng tác động rất lớn tới các nhà hoạch định chính sách. Họ hiểu được
những nhà hoạch định chính sách cần gì và họ ln cố gắng để làm thỏa mãn
bất kỳ nhu cầu nào từ phía những nhà hoạch định nếu có thể. Như vậy ngay từ
khi chính sách vẫn chỉ là mầm mống thì sự tác động của các nhóm vận động
hành lang đã là rất rõ ràng. Khi mà các quan chức nhà nước do bận nhiều
cơng việc nên khó có thể cập nhật thơng tin trong xây dựng chính sách thì các
nhóm vận động hành lang đã bỏ thời gian, cơng sức của mình để tập hợp tư
liệu, cung cấp thông tin cho các vị quan chức làm chính sách. Để sau khi vấn
đề chính sách đã được lựa chọn thì họ sẽ bắt tay vào xây dựng chương trình
nghị sự. Ở Mỹ do đặc điểm của quá trình lập pháp hay quy trình ban hành một
chính sách cơng thường có một thời gian khá dài để các dự luật hoặc các vấn
đề chính sách được đưa ra xem xét ở hai viện,hay đưa ra bàn, bạc thảo luận,
lấy ý kiến trong chương trình nghị sự. Đây chính là thời gian để các nhóm lợi
ích tác động đến các nhà hoạch định chính sách để hướng nội dung của dự
luật hoặc chính sách có lợi cho mình. Các nhóm lợi ích th những người vận
động hành lang để đưa ra những mục tiêu chính trị riêng của mình trực tiếp tới
các nhà hoạch định chính sách, vì trên thực tế khơng phải ai cũng có thể gặp gỡ
và tác động đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách cơng dễ dàng.
Trên cơ sở những thông tin thu được từ các nhà vận động hành lang phản
ánh về tâm tư, nguyện vọng của các nhóm lợi ích; về thực tế vấn đề đó đang
diễn ra như thế nào trong xã hội và có thực sự nó là một vấn đề cấp thiết địi

hỏi phải có một hành động ngay hay khơng? Từ đó các nghị sĩ quyết định
xem có nên đưa vấn đề này ra để thảo luận, bàn bạc trong chương trình nghị
sự quốc gia hay không? Và khi đã đưa vào trong chương trình nghị sự rồi thì
13


phải làm thế nào để xác định được những phương án chính sách và những lựa
chọn tối ưu trong quá trình bàn bạc và thảo luận trước Quốc hội?
Như vậy ngay từ khi lựa chọn vấn đề chính sách, xác lập một chương
trình nghị sự thì đại diện của các nhóm vận động hành lang đã len lỏi vào đó,
họ có thể là những người được thuê mướn hay cũng có thể là chủ thể trực tiếp
được lợi từ những quyết định chính sách đó. Bằng cách cung cấp thơng tin
những nhà vận động hành lang đã khôn khéo lồng ghép lợi ích của “khách
hàng” mình hoặc của chính nhóm mình vào đó. Đó chính là thực chất của
hoạt động vận động hành lang ở Mỹ nói riêng cũng như tất cả các quốc gia
phương Tây nói chung.
Ví dụ ở Mỹ vào cuối thập kỷ 1990, dưới sự vận động hành lang của các
tập đoàn dược phẩm hùng mạnh, việc nhập khẩu thuốc vào Mỹ theo đơn rất
ngặt nghèo. Không chịu nổi giá thuốc leo thang, các cụ già vùng Đông Bắc
Mỹ dưới sự tổ chức của các hội hưu trí đã đi xe buýt sang Canada mua thuốc.
Phong trào này ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính quyền. Dù cuộc chiến pháp lý
giữa các tập đoàn thuốc và người tiêu dùng con tiếp diễn, nhưng hàng loạt
bang đã mặc cả với các hãng thuốc để giảm giá cho người nghèo, hay nới
lỏng quy định nhập khẩu thuốc.
Ngoài ra vận động hành lang còn thể hiện vai trò mạnh mẽ của mình đối
với việc ra quyết định của một chính sách cơng. Trong đó có bao gồm bước
xây dựng chính sách và quyết định chính sách. Ở Mỹ những thơng tin mà các
nhà vận động hành lang cung cấp cho các nhà làm luật, các nhà hoạch định
chính sách sẽ giúp họ định hướng những mục tiêu chính sách- cái đích vạch ra
mà việc thực hiện cần hướng tới. Để có thể ra đời một dự luật hay một chính

sách cơng thì vai trị của thơng tin là vơ cùng quan trọng, và các nhà vận động
hành lang chính là những người đem lại những nguồn thơng tin q giá đó
cho những nhà hoạch định chính sách và những nhà làm luật để họ có thể xác
định được con đường mà một chính sách cơng cần đi cũng như cái đích mà
một chính sách cơng cần hướng đến. Có thể khẳng định yếu tố quyết định tuổi

14


thọ của một chính sách cơng chính là nó có đáp ứng được mong mỏi, đáp ứng
được nhu cầu của cơng chúng như thế nào? và có được sự hài lịng từ cơng
chúng hay khơng? Bởi vậy ngay từ đầu việc khảo sát lấy ý kiến của công
chúng đã là một công tác vô cùng quan trọng, mà không phải nhà hoạch định
chính sách nào cũng có thể làm được đặc biệt là ở quốc gia mà thành phần xã
hội rất phức tạp và có số lượng các bang lớn như ở Mỹ khi đó những nhà vận
động hành lang sẽ là tầng lớp trung gian là cầu nối giữa các nhà hoạch định
chính sách với các nhóm lợi ích trong xã hội. Họ có thể tiếp cận cơng chúng
nắm bắt được tâm lý của công chúng, hiểu được họ muốn gì cũng như nắm
được các nhân tố chi phối đến việc xây dựng một chính sách cơng như những
vấn đề về phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý…từ đó phản ánh
với những nhà hoạch định chính sách giúp các nhà hoạch định chính xây
dựng được các mục tiêu , lựa chọn được các phương án chính sách phù hợp,
sát thực và mang tính khả thi cao. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một điều rằng
bên cạnh những nhóm vận động hành lang tích cực cịn tồn tại những nhóm
vận động thường xun gây áp lực đối với việc xây dựng và ban hành một
chính sách cơng vì chính sách đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của họ đặc
biệt là ở một quốc gia mà tồn tại nhiều nhóm lợi ích cũng như chủng tộc như
Mỹ . Thông qua việc đưa thông điệp, truyền tải thơng tin, các nhóm cũng
đồng thời sử dụng các phương pháp để gây áp lực với các cơ quan cơng
quyền để chính sách khi được ban hành phù hợp với mong muốn và nguyện

vọng của nhóm mình, mà tác động của các nhóm vận động này ta khơng thể
phủ nhận. Qua đây ta cũng có thể khẳng định được một điều,vai trị của
những luồng thơng tin đến từ các nhà vận động hành lang khơng hề nhỏ, nó
quyết định xem một chính sách có thể tiếp tục được duy trì hay phải hủy bỏ vì
áp lực của những luồng dư luận trái chiều trong xã hội.
Ví dụ như dự luật Cải cách y tế năm 1994 của B.Cliton, đã bị những
người phản đối sử dụng hàng trăm nhóm vận động hành lang cơ sở để huy
động hàng triệu người dân bày tỏ sự phản đối dự luật và kết quả là dự luật Cải
cách y tế của B.Clinton đã bị thất bại.
15


Ta cịn có thể thấy rõ vai trị khơng nhỏ của vận động hành lang trong
quá trình lập pháp của Mỹ, trong việc xây dựng các đạo luật. Nghị sĩ sẽ trình
dự án luật với Thượng viện và Hạ viện nơi mình là thành viên (gửi cho ban
thư ký). Sau đó Thượng viện và Hạ viện họp tồn viện dể xem xét thông qua
dự luật. Tại đây dự luật tiếp tục được sửa đổi, chỉnh lý cả nội dung và câu
chữ. Chỉ cần quá 50% tổng số nghị sĩ của mỗi viện tán thành là một dự án luật
thông qua. Sau khi dự án luật được cả hai viện thông qua được trình lên Tổng
thống ký, Tổng thống có thể ký hoặc không ký. Việc ban hành luật ở Mỹ có
một điểm đặc biệt đó là có sự tham gia của các nhà vận động hành lang.
Người vận động hành lang gặp các nghị sĩ để trình bày, tư vấn chính sách và
thuyết phục để nghị sĩ hiểu, lên tiếng ủng hộ hay bảo vệ chính sách, quyết
định mà họ đưa ra. Nhiều trường hợp những nhà vận động hành lang còn thảo
sẵn dự án luật cho nghị sĩ, hoặc cố thuyết phục để các nghị sĩ Quốc hội bác bỏ
một đạo luật nào đó. Với trách nhiệm và kiến thức của mỗi người nghị sĩ sẽ
chỉ nghe theo những vấn đề đúng, có ích cho xã hội. Nhưng dù sao vận động
hành lang vẫn là một cách làm, một kênh thông tin hữu hiệu mà các nghị sĩ
Quốc hội thừa nhận, tham khảo. Thậm chí có những dự luật do nhà vận động
hành lang chuẩn bị đã được các nghị sĩ hoan nghênh và đệ trình ra Quốc hội.

2.1.2. Vận động hành lang giúp điều hòa mâu thuẫn giữa các nhóm
lợi ích trong xã hội để nhà hoạch định chính sách cơng có thể đưa ra
những chính sách hợp lý, mang lại lợi ích cho số đơng mọi người trong xã
hội Mỹ.
Mỹ được biết đến như là một quốc gia với nhiều sắc tộc và thành phần
xã hội phức tạp, cùng với rất nhiều nhóm lợi ích đại diện cho các giai khác
nhau tầng trong xã hội. Theo thống kê hiện nay ở Mỹ có khoảng 40.000 nhóm
lợi ích khác nhau. Nhưng phần đa trong số đó là các nhóm lợi ích đại diện cho
những người giàu có và có thế lực trong xã hội. Với nhóm lobby mạnh mẽ
nhất là nhóm dại diện cho lợi ích kinh doanh của các tập đồn tư bản (chiếm
tới 72%): lobby cơng nghiệp quốc phịng, lobby dầu khí, lobby phục vụ nước
16


ngồi trong khi đó chỉ có 2% đại diện cho người nghèo và 1% đại diện cho
những người yếu thế trong xã hội như người già, người tàn tật. Với nhiều
nhóm lợi ích như vậy chắc chắn sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn, thường thì một
chính sách cơng ln cố gắng dung hịa lợi ích của các nhóm nhưng trên thực
tế chính sách mang lại lợi ích cho nhóm này sẽ có hại hoặc cản trở sự phát
triển của nhóm kia. Tuy vậy dưới sự tác động của các nhà vận động hành lang
thì chính sách của Chính phủ nhiều khi giống như sự mặc cả giữa hai bên có
lợi ích liên quan, giữa các nhóm, hay giữa nhân viên hành chính giữa các
nhóm, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Thực chất của hoạt động
vận động hành lang giống như là sự “dàn xếp tỷ số” giữa hai đội chơi mà tỷ
số luôn luôn được cân bằng khiến cho cả hai bên cùng có lợi. Và đây cũng
chính là lý do tại sao nước Mỹ nhiều nhóm lợi ích như vậy mà nó vẫn duy trì
được thế đứng cân bằng trong mọi hoạt động trao đổi qua lại. Khi mà một
chính sách cơng hay một đạo luật được thơng qua, tất nhiên sẽ có một hoặc
vài nhóm trong số 40.000 nhóm lợi ích đó có lợi hơn các nhóm khác nhưng
mấu chốt là ở chỗ vận động hành lang trong đời sống của Mỹ rất “sòng

phẳng” theo phương châm: mọi người đều cần đến nhau ít nhất một lần và
một khi nhóm lợi ích này được hưởng lợi lớn thì nhất định cũng khơng để
nhóm lợi ích đối lập phải thiệt thịi. Điều này một lần nữa chứng tỏ trong đời
sống kinh tế cũng như chính trị của các nhóm lợi ích Mỹ ln tồn tại một
“bàn tay vơ hình” nó đảm nhiệm vai trị điều phối các hoạt động chính trị,
kinh tế của các nhóm lợi ích này, khiến cho chúng ln ở thế cân bằng và
không bị lệch ra khỏi quỹ đạo vốn có của nó. Từ đó giúp nhà vận động hành
lang cân bằng được các lợi ích trong q trình xây dựng một chính sách cơng,
đảm bảo lợi ích được phân phối hài hòa, tránh gây sự tranh dành giữa các
nhóm lợi ích điều này sẽ làm tăng tính khả thi và hài hịa của một chính sách
cơng khi nó được hoạch định ra. Nó cịn giúp chính sách đó tránh được một
cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích đối lập dẫn đến nguy cơ một chính sách
cơng sẽ bị hủy bỏ ngay từ khi nó chỉ là một ý tưởng mà còn chưa được đưa ra
17


trong chương trình nghị sự quốc gia. Như vậy ta thấy rằng vai trò của một nhà
vận động hành lang là vơ cùng quan trọng đối với việc định hình một chính
sách cơng đặc biệt là ở một quốc gia mà xã hội vô cùng phức tạp bởi sự chi
phối của các nhóm lợi ích và các nhóm sắc tộc như Mỹ.
Ví dụ những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Rigân cân nhắc sản xuất
máy bay ném bom chiến lược B-1 hay máy bay cường kích tàng hình kiểu
mới, bởi vì nếu sản xuất máy bay B-1 buộc phải từ bỏ sản xuất máy bay ném
bom chiến lược tầm xa đã được chính quyền thơng qua. Do đó đại diện của
hai nhà sản xuất của hai loại máy bay đó đã huy động vốn liếng chính trị, trực
tiếp dùng các nhà vận động hành lang cao cấp như các quan chức cao cấp Bộ
quốc phòng và các nghị sĩ tiến hành cuộc mặc cả ngầm với Tổng thống Rigân.
Kết cục chính quyền Rigân quyết định đồng thời sản xuất cả hai loại máy bay
này cùng với kế hoạch sản xuất tên lửa đạn đạo, gộp lại thành kế hoạch hiện đại
hóa lực lượng chiến lược…

Như vậy ta có thể thấy rõ một điều rằng ở Mỹ vai trò của vận động hành
lang với quá trình hình thành một chính sách cơng là rất lớn. Trong đó những
nhà vận động hành lang luôn là cầu nối giữa những nhà hoạch định chính
sách cơng, những cơ quan có thẩm quyền hoạch định với công chúng. Họ là
những người trung gian giúp phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng
đến với các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách và cũng là những
người gửi gắm và truyền đi những thơng điệp từ những cơ quan hoạch định
chính sách đến với quần chúng. Nhờ có họ mà khoảng cách giữa các nhóm lợi
ích, các tập đồn với các cơ quan hoạch định chính sách cơng được thu hẹp
lại, thúc đẩy quá trình ban hành và tổ chức thực thi chính sách cơng phù hợp
với thực tế và mang lại hiệu lực, hiệu quả cao.
2.2. Vận động hành lang với q trình tổ chức thực hiện chính sách
cơng ở Mỹ
Q trình tổ chức thực hiện của quy trình chính sách cơng là q trình
thực hiện các mục tiêu chính sách trên cơ sở vận dụng những giải pháp đã
18



×