Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ Việt Hoa tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.13 MB, 194 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Nguyễn Thị Bích Ngọc

NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ HỌC
XÃ HỘI CỦA HIỆN TƯỢNG SONG
NGỮ VIỆT - HOA TẠI QUẬN 5,
TP. HỊ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
2013 | PDF | 193 Pages



“Thành phó Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Nguyễn Thị Bích Ngọc

NHỮNG ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ HỌC
XÃ HỘI CỦA HIỆN TƯỢNG SONG
NGỮ VIỆT - HOA TẠI QUẬN 5,
TP. HỊ CHÍ MINH

Chun ngành

Mã số



: Ngơn ngữ học

: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYÊN VĂN KHANG

“Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan

luận văn này là do cá nhân tơi thực hiện. Tơi xin hồn tồn

chịu trách nhiệm về những điều mình viết ra ở đây.

Người cam đoan
Nguyễn Thị Bích Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học cao học và làm luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
rất nhiều người. Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:

Các thầy giáo, cô giáo của tôi, đặc biệt là GS.TS Nguyễn Văn Khang đã tận tình
chỉ dạy, hướng dẫn tơi đi đúng đường
Bạn bè, gia đình đã động viên giúp tôi bước qua những khúc đường khó

Các cộng tác viên, những người tơi gặp trong q trình đi điều tra thực tế đã cộng
tác và cho tôi những kiến thức quý báu.
Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tơi xin
được trân trọng và biết ơn những góp ý chân thành của thầy cơ.

Thành phó Hồ Chí Minh

Ngày 18 tháng 10 năm 2013.

Nguyễn Thị Bích Ngọc


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...
LỜI CẢM ƠN....

MUC LUC...

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT...

MỞ ĐẦU.

1. Lý do chọn đề t

2.
3,
4.
5.
6.


Mục đích và nhiệm vụ nợi
sử vẫn

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận
T. Cấu trúc của luận văi

văn

CHUONG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Những nét khái quát về hiện tượng song ngữ...
1.1.1. Song ngữ xã hội
1.1.2. Nguồn gốc của hiện tượng song ngữ.
1.1.3. Sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong xã hội song ngữ
1.2. Cảnh huống ngôn ngữ

"H1
15
18

1.2.1. Khái niệm cảnh huống ngơn ngữ

1.2.2. Những nét chính về cảnh huống ngơn ngữ ở Việt Nam nói chung và ở Quận 5,

TP. HCM nói riêng
25
1.3. Những nét khái quát vị

g Hán và phương ngữ Hán liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
26
1.3.1. Tiếng Hán
26
1.3.2. Phân loại phương ngữ Hán trong tiếng Hán hiện đại
21
1.3.3. Phương ngữ Hán trong cộng đồng người Hoa ở Quận 5, TP. HCM
29
1.4. Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2: TRẠNG THÁI SONG NGỮ VIỆT - HOA
NGƯỜI HOA Ở QUẬN 5, TP. HO CHi MINH
2.1. Khái quát về
2.1.1. Đặc điểm
2.1.2. Đặc điểm
2.2. Người Hoa ở

đặc điểm tự nhiên và xã hội Quận 5, TP. HCM
địa lí tự nhiên
lich sử, kinh tế, xã hội
quận 5, TP. HCM...

31
32


2.2.1. Lịch sử di cư và vai trò của người Hoa ở Quận 5.........................----.2.e2 36
2.2.2. Phân bố dân cư............................--2--+22ts..zere


2.2.3. Đời sống của người Hoa ở Quận 5, TP. HCM......

2.3. Những nét cơ bản về tiếng Hoa ở Quận 5, TP. HCM...

2.3.1. Tiếng Hoa của người Hoa ở TP. HCM..........................-.-2-222222222.eirer 44
2.3.2. Tiếng Hoa của người Hoa ở Quận 5, TP. HCM...................

Hoa ở Quận 5, TP. HCM.
2.4.1. Giới hạn đối tượng khảo sát...............
2.4.2. Ý thức tự giác tộc người và tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của người Hoa ở Quận

.¬sn........A.......... 47
2.4.3. Năng lực ngôn ngữ của người Hoa.........................--22-2122
22.2. tre s1
2.5. Ngôn ngữ chọn dùng trong giao tiếp

HCM
2.5.1.
2.5.2.
2.5.3.
2.5.4.

Ngôn
Ngôn
Ngôn
Ngôn

ngữ
ngữ
ngữ

ngữ

của
của
của
của

người
người
người
người

Hoa
Hoa
Hoa
Hoa

dùng
dùng để giao tiếp với người thân theo góc
dùng để giao tiếp với người thân theo góc
dùng để giao tiếp với người thân theo góc độ nơi ở...63

2.5.5. Ngơn ngữ của người Hoa dùng để giao tiếp với người thân, theo góc độ học vắn65
2.5.6. Ngôn ngữ của người Hoa dùng đề giao tiếp với người thân từ góc độ nghề

nghiệp...
2.6. Ngơn ngữ chọn dùng trong
HCM
2.6.1. Ngôn ngữ người Hoa chọn
2.6.2. Ngôn ngữ người Hoa chọn

2.6.3. Ngôn ngữ người Hoa chọn
2.6.4. Ngôn ngữ người Hoa chọn

....68
giao tiếp với khách của người Hoa ở Quận 5, TP.
dùng
dùng
dùng
dùng

để
để
để
để

giao
giao
giao
giao

tiếp
tiếp
tiếp
tiếp

với
với
với
với


khách
khách
khách
khách

theo góc độ giới tinh ..66
theo góc độ tui tác.....67
theo góc độ nơi sinh....68
theo góc độ nơi ở........68

2.6.5. Ngơn ngữ người Hoa chọn dùng để giao tiếp với khách theo góc độ học vắn.....69

2.6.6. Ngơn ngữ người Hoa chọn dùng để giao tiếp với khách theo góc độ nghề nghiệp70
2.7. Ngôn ngữ được chọn dùng để thể ện nội tâm của người Hoa ở Quận 5, TP.
HCM
70
2.7.1. Đặt vấn
đề......................
..70
2.7.2. Ngơn ngữ được chọn dùng trong ghi chép riêng...

2.7.3. Ngơn ngữ được chọn dùng để ca hát một mình...
-74
2.7.4. Ngơn ngữ được chọn dùng đề cầu cúng, tế lễ........................2222222t222222tzczcrr 76

2.7.5. Ngôn ngữ được chọn dùng để suy nghĩ........................:-222222.2.
2. re 71
4



2.8. Tiểu kết chương 2.

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH

TIENG ME DE TRONG

78

CQ

Y VA HQC TIENG HOA VỚI TƯ CÁCH LÀ

DONG NGUOI HOA 6 QUAN 5, TP. HO CHÍ

uit tinh hình dạy và học tiếng Hoa chính qui tại Quận 5, TP. HCM......80
3.2.1. Trước 1975
80
3.2.2. Sau 1975
84
3.2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy tiếng Hoa trong nhà trường ở Quận 5,
TP. HCM
88
3.3. Năng lực song ngữ của học sinh người Hoa
89
3.3.1 Đối tượng khảo sát

3.3.2. Năng lực ngôn ngữ của HS người Hoa
3.3.3. Những khó khăn của HS người Hoa khi học tiếng Việt
3.4. Ý


89

89
92

kiến của học sinh và phụ huynh người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ.

trong nhà trường

92

3.4.1. Ý kiến của học sinh người Hoa đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường92
3.4.2. Ý kiến của phụ huynh người Hoa với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường.94
3.4.3. Thực trạng giáo dục tiếng Hoa trong cộng đồng.
95
3.5. Tiểu kết chương 3.

KẾT LUẬN
TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC...

98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TÁT

CB-CNV
ĐHQG
Gs

HS
HS- SV
KHXH
Nxb
sv
TP. HCM
TS
TH
Tr.
THCS
THPT

Cán bộ - công nhân viên
Đại học quốc gia

Giáo sư
Học sinh
Học sỉnh- sinh viên
Khoa học xã hội
Nhà xuất bản

Sinh viên
Thành phó Hồ Chí Minh

Tiến sĩ
Tiểu học

Trang
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1) Việt Nam là một quốc gia thống nhát, đa dân tộc và đa ngơn ngữ.

Với chủ

chương bình đẳng dân tộc trong đó có bình đẳng về ngơn ngữ, các ngơn ngữ ở Việt
Nam có sự phân bố về chức năng: Tiếng Việt đảm nhiệm vai trò “quốc ngữ”, làm

phương tiện giao tiếp chung giữa các dân tộc, làm ngơn ngữ chính trong các hoạt
động bộ máy nhà nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong khoa học kĩ
thuật, công nghệ và là ngơn ngữ chính thức trong giáo dục. 53 ngơn ngữ của 53 dân
tộc ít người là ngơn ngữ giao tiếp trong nội bộ dân tộc bên cạnh tiếng Việt. “Ở các
vùng

dân tộc thiểu só, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ

phổ thông” (Quyết định 53 CP). Chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã tạo đà cho công cuộc bảo vệ, phát triển và hiện đại hóa tiếng Vi

tồn và phát huy các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Xét ở góc độ ngơn ngữ,
cũng nhờ đó mà tạo nên cảnh huống đa ngữ tại các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
2) Với tư cách là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Hoa, tiếng Hoa ở Việt Nam được bảo

tồn và phát huy, trở thành công cụ giao tiếp của người Hoa bên cạnh tiếng Việt. Vì
thế, trạng thái song ngữ Việt — Hoa là không thé tránh khỏi trong cộng đồng người
Hoa. Theo đó, những hệ quả của trạng thái song ngữ này là tất yếu. Tuy nhiên cho
đến nay, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.

3) Luận văn này, chúng tơi chọn Quận 5 của TP. Hồ Chí Minh, nơi cộng đồng

người Hoa sinh sống tập trung (chiếm tới 41,42% số dân của quận) làm đối tượng

khảo sát: “Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song ngữ: Việt Hoa tại quận 5, TP. 6 Chi Minh”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
JMục đích: Thông qua khảo sát cảnh huống song ngữ Việt ~ Hoa ở Quận 5TP.HCM, chúng tơi muốn góp phần nghiên cứu trạng thái song ngữ xã hội của người
Hoa ở Việt Nam, như sự phân bố chức năng giữa tiếng Việt với tiếng Hoa; góp phần

vào nghiên cứu trạng thái đa ngữ xã hội của ngôn ngữ học xã hội.
Nhiệm vu: Dé đạt được mục đích trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu
7


Sau:
-_ Hệ thống hóa kiến thức về lí luận liên quan đến đề tài

- Khảo sát đặc điểm về trạng thái song ngữ Hoa - Việt của người Hoa trong
giao tiếp.
- Khảo sát đặc điểm về dạy học tiếng Hoa với tư cách là tiếng mẹ đẻ.

3. Lịch sử vấn đề
Đề tài người Hoa ở miền Nam Việt Nam nói chung và người Hoa ở Chợ Lớn
nói riêng đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi
nước ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trước 1975 có thể kể đến một số cơng trình sau:
Thế lực khách trú và vẫn đề di dân vào Nam Kỳ của Đào Trinh Nhất, xuất bản

năm 1924. Tác phẩm này đã khái quát quá trình di dân của người Hoa và vai trò của
họ trong việc phát triển kinh tế


lên Nam.

Người Hoa ở miền Nam Việt Nam của Tsai Maw Kuey (1965), luận án tiến sĩ
Đại học Sorbonne - Pháp. Trong luận án này, tác giả mô tả khá toàn diện về đời sống
xã hội người Hoa ở nhiều mặt: lịch sử di cư, sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của
người Hoa ở miền Nam Việt Nam;

đặc biệt tác giả nhấn mạnh hoạt động kinh tế cũng

như vị trí kinh tế của người Hoa ở miền Nam Việt Nam.
Sau 1975, đặc biệt là từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề người

Hoa càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Với Các nhóm cộng đồng người Hoa

ở Việt Nam, tác giả Châu Hải đã giới thiệu những nét chính về q trình di cư của
người Hoa đến Việt Nam, các hình thức liên kết, sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội

của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Tuy đề tài người Hoa ở miền Nam Việt Nam được khá nhiều học giả quan tâm
nhưng các tác giả chủ yếu nghiên cứu khía cạnh đời sống văn hóa xã hội. Mãi tới

năm 1994, trong cuốn Xã hội người Hoa ở TP. HCM sau năm 1975, Mạc Đường
mới nhắc vài nét sơ lược tình hình giáo dục của người Hoa.
Thời gian gần đây cũng có nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường Đại học

Sư phạm TP.HCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Học viện Ngôn
ngữ...

lấy đề tài nghiên cứu liên quan đến người Hoa nhưng chỉ có một luận án


ngành ngơn ngữ học là Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện tượng song
§


ngữ tại An Giang (Trên cứ liệu song ngữ Việt - Hoa) cùa Hoàng Quốc. Tiếp tục con
đường nghiên cứu này trong lĩnh vực ngôn ngữ học, chúng tôi muốn thêm một tiếng

nói, thêm một địa hạt, thêm một cách nhìn về hiện tượng song ngữ xã hội Việt - Hoa
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của luận văn là những người Hoa sống tại Quận 5, TP.

HCM. Hiện nay Quận 5 có 15 phường được đánh theo thứ tự từ 1 đến 15 theo hướng
từ Đơng sang Tây, diện tích 4.14 kmê, dân số 174.154 người (trong đó có 72.142
người Hoa). Chúng tơi tiền hành khảo sát ở một số khu phố, con hẻm ở từng phường

nhưng đặc biệt quan tâm phường 6, 7, 11, 13, 14, 15 vì đây là những phường có đông
người Hoa sinh sống.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội

bằng anket kết

hợp với quan sát và phỏng vấn sâu; phương pháp quy nạp trong nghiên cứu, hệ thống
hóa vấn
hương pháp phân tích định lượng, có sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu
và thống kê SPSS (Statistic Package for Social Science) trong xử lí số liệu; phương,
pháp đối chiếu và thống kê. Bên cạnh đó chúng tơi cũng sử dụng các thủ pháp thu
thập, phân tích tư liệu mà ngơn ngữ học truyền thống thường sử dụng.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lí luận

Luận văn nghiên cứu trạng thái song ngữ Việt - Hoa ở Quận 5 , TPHCM
nhằm mục đích góp thêm một thực tế nghiên cứu hiện tượng song ngữ xã hội từ góc

nhìn của ngơn ngữ học xã hội. Từ đó thêm một tiếng nói làm sáng tỏ những khái
niệm của ngôn ngữ học xã hội như cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề giao tiếp trong xã
hội song ngữ, tiếp xúc ngơn ngữ, vay mượn ngơn ngữ. Bên cạnh đó luận văn cũng

mong góp một phần nhỏ giúp những nhà quản lí hoạch định chính sách ngơn ngữ,
định hướng giáo dục song ngữ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
'Kết quả nghiên cứu của luận văn trước tiên là đề giúp giáo viên giảng dạy tiếng
Viét ở phổ thơng có đối tượng là học sinh người Hoa, hiểu rõ cảnh huống ngôn ngữ,
9


đặc điểm nói năng, thái độ ngơn ngữ của học sinh và phụ huynh người Hoa. Từ đó
nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh
người Hoa. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này còn giúp những nhà quản lý giáo dục,
lãnh đạo Quận Ủy Quận 5, TP. HCM có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tiếng nói,

chữ viết của người Hoa ở trên địa bàn. Trên cơ sở đó những người có trách nhiệm
đưa ra những chính sách bảo tổn tiếng nói dân tộc, xem xét đầu tư cho giáo dục song

ngữ một cách phủ hợp.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài

phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có 3


chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Trình bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh
đó giới thiệu những nét khái quát về tiếng Hán, phương ngữ Hán liên quan đến người

Hoa ở Việt Nam.
Chương 2: Trạng thái song ngữ Việt - Hoa của cộng đồng người Hoa ở
Quận 5 - TP. HCM
Giới thiệu khái quát về cộng đồng người Hoa ở quận Quận 5, TP. HCM. Đánh

giá năng lực, thái độ lựa chọn ngôn ngữ của người Hoa trên cơ sở khảo sát đặc điểm
giao tiếp bằng phiếu điều tra
Chương 3: Tình hình giáo dục tiếng Hoa với tư cách là tiếng mẹ đẻ tại cộng
đồng người Hoa ở Quận 5 - TP. HCM

Lịch sử giáo dục tiếng Hoa của người Hoa ở Quận 5, TP. HCM. Năng lực ngôn

ngữ của học sinh, thái độ ngôn ngữ của học sinh trong nhà trường.

10


CHUONG 1:CO SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những nét khái quát về hiện tượng song ngữ
1.1.1. Song ngữ xã hội

Xã hội ngày càng phát triển, vách ngăn khoảng cách địa lý ngày càng mờ nhạt,
thế giới ngày càng tương thông. Thấu hiểu ngôn ngữ cũng là một trong những lý do
khiến cho người ở quốc gia, dân tộc này gần gũi hơn với người ở quốc gia, dân tộc

khác. Từ giữa thế kỷ XX trở về trước, ngôn ngữ học truyền thống gọi hiện tượng một
người, một cá nhân ngoài biết điếng mẹ đẻ còn biết thêm một thứ tiếng của dân tộc

hay quốc gia khác là người song ngữ. Vậy nên khái niệm song ngữ xã hội vừa dùng
để chỉ hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ của người song ngữ vừa dùng để
chỉ hiện tượng sử dụng hai hay trên hai ngôn ngữ để giao tiếp trong xã hội. Cuối thế
kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, cục diện chính trị thế giới chuyển từ đối đầu
sang đối thoại, cộng thêm sự ra đời của Internet nên một người ở quốc gia, dân tộc

nay dé dang hoc, sir dung ngôn ngữ của một quốc gia dân tộc khác. Theo thời gian, số
người không chỉ biết thêm một mà nhiều ngơn ngữ khác ngồi tiếng mẹ đẻ ngày càng

tăng. Từ đó nảy sinh khái niệm “đa ngữ” và “người đa ngữ”. Tuy nhiên theo Nguyễn
'Văn Khang [40, tr.113] ngay cả trước kia, khi sử dụng thuật ngữ “song ngữ” cũng đã
bao hàm cả “đa ngữ” trong đó. Trong luận văn này chúng tơi chọn cách gọi “song
ngữ” và song khơng chỉ có nghĩa là hai mà có thể là hơn hai
Như trên vừa trình bày thì ba khái niệm tiéng me dé, người song ngữ và hiện
tượng song ngữ: có liên quan mật thiết với nhau.

Bao giờ cũng vậy khi nói đến hiện tượng song ngữ ln ln có một ngơn ngữ
được coi là “ngơn ngữ thứ nhất”. Nói đến ngơn ngữ thứ nhất, người ta thường nghĩ
ngay đến tiếng nói đầu tiên, tiếng của cha mẹ nói khi sinh ra con. Đương nhiên
Tiếng mẹ đẻ được dùng đê chỉ tiếng của cha mẹ, tiếng của dân tộc. Nếu hiểu như vậy

chúng ta thử giả dụ: anh A người Hoa lấy chị B là người Việt, con họ sinh ra ở Quận
5, TPHCM chỉ biết nói tiếng Việt mà khơng biết nói tiếng Hoa. Sau đó gia đình
chuyển đến Mỹ sinh sống, đứa bé đi học trường Mỹ nói tiếng Anh Mỹ quên dần tiếng
Việt. Vậy tiếng mẹ đẻ của đứa trẻ là tiếng gì?
1I



Theo định nghĩa rộng thì bất cứ thứ tiếng nào mà khơng có truyền thống chữ
viết thì đều được coi máy móc là phương ngữ của một ngơn ngữ địa phương và đứa

ói thứ ngơn ngữ địa phương nhóm nhỏ chưa có chữ viết đó lập tức sẽ

được coi là tiếng mẹ đẻ của nó (cho dù đứa trẻ ấy không biết nhiều lắm về ngôn ngữ

này)
Theo định nghĩa hẹp,
tiếng mẹ đẻ là tiếng nói dùng trong gia đình (bất kể
trình độ phát triển của thứ tiếng ấy như thế nào). Đây là cách nhìn nhận tiếng mẹ đẻ
từ tình hình ngơn ngữ ở Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia có tới 200 ngơn ngữ được xếp loại
(cịn thực tế có khoảng 1625 ngơn ngữ và phương ngữ). Ấn Độ lại là một quốc gia có
lập trường đa nguyên về giáo dục song ngữ vì thế cần phải có một khái niệm mang
tính thực tế về tiếng mẹ đẻ.
Từ một cách nhìn nhận khác, U. Weinreich cho rằng, nhóm người nói tiếng mẹ

đẻ là nhóm người trong điều kiện song ngữ chỉ học được một trong các ngôn ngữ là
ngôn ngữ thứ nhất.
Theo A. Martinet, nếu chỉ lấy cảm giác để gán cho một ngơn ngữ nào đó là
ngơn ngữ thứ nhất thì đó là một việc làm khơng hợp chuẩn, vì các cảm giác này

khơng ồn định theo thời gian. Có thể,

khi người ta cịn bé thì họ cho ngôn ngữ này là

ngôn ngữ thứ nhất, nhưng khi lớn lên, do hàng loạt các nhân tố xã hội trong đó chủ
yếu là mơi trường ngơn ngữ, người ta lại có thể cho ngơn ngữ khác là ngơn ngữ thứ
nhất. Từ đó. A.martinet đi đến kết luận, cần kiên quyết gạt bỏ quan điểm cho rằng,

khái niệm tiếng mẹ đẻ được bảo tồn ở vị trí thống trị của một con người từ thời thơ ấu

cho đến lúc chết.
Một số nhà nghiên cứu khác như V.Page lại cho rằng, trong xã hội đa ngữ mà
một người từ lúc biết đến hai hoặc hơn hai ngơn ngữ thì khái niệm tiếng mẹ đẻ chỉ có
giá trị tương đối khơng ơn định. Vì: Một là việc xác định tiếng mẹ đẻ sẽ dựa trên cam

giác của người nói, hai là coi tiếng mẹ đẻ là ngơn ngữ thứ nhất thì tiếng mẹ đẻ được
học trước tiên so với các tiếng khác.
Nhiều khi tiếng mẹ đẻ cịn phụ thuộc vào nhóm, tộc người nhất định, tức là liên

quan đến ý thức tộc người, đó là ý thức tự xưng, tự nhận dân tộc, và cũng vậy, đó là ý

thức tự nhận tiếng mẹ đẻ. [40, tr.! 18-119]

12


Với một hiện tượng, một khái niệm tưởng như đơn giản, nhưng ở trong xã hội
song ngữ, con người phải di chuyển, thay đổi môi trường sống, thay đổi ngôn ngữ,
hội nhập thế giới nên theo thời gian việc xác định tiếng mẹ đẻ cho thế hệ sau (thế

tiếp theo) là điều khơng hề đơn giản. Chính vì vậy tổ chức giáo dục và văn hóa của
Liên hợp quốc (UNESCO) khi xem xét vấn đề giáo dục bằng bản ngữ đã đưa ra khái
niệm tiếng mẹ đẻ:

Tiếng mẹ đẻ “là ngôn ngữ mà con người được học trong những năm đầu của
đời mình và thường trở thành cơng cụ tư duy và truyền thống tự nhiên”. “Tiếng mẹ
đẻ không cần phải là thứ tiếng mà cha, mẹ đứa bé dùng cũng không cần phải là ngôn


ngữ ngẫu nhiên mà đứa trẻ học để nói, bởi vì có những hồn cảnh đặc biệt làm cho nó
vào một tuổi rất sớm đã bỏ một phần hay bỏ hồn tồn ngơn ngữ đó” (UNESCO.

1968). Với định nghĩa này thì chúng ta đã có thể tìm được câu trả lời cho trường hợp.
giả dụ ở trên. Ngoài ra, UNESCO cũng đưa ra khái niệm Tiếng bản xứ và Người
khơng có tiếng mẹ đẻ đễ nói rõ hơn một số vấn đề liên quan đến tiếng mẹ đẻ.
Tiếng bản xứ (Vernacular - cách gọi khác là thổ ngữ): “Đó là tiếng mẹ đẻ của
một nhóm bị một nhóm khác nói một thứ tiếng khác thống trị về xã hội hay chính trị

Chúng tơi khơng coi ngơn ngữ của một nhóm thiểu số trong một nước là bản ngữ nếu

đó là ngơn ngữ chính thức của nước khác” (UNESCO 1968)
SWONAL (speakers without a native language; người khơng có tiếng mẹ đê).
Năng lực ngơn ngữ chủ yếu của người khơng có tiếng mẹ đẻ khơng phải là ở tiếng mẹ

đẻ của họ cũng không phải ở ngôn ngữ thứ hai mà họ học được mà là ở ngơn ngữ
trung gian. Người khơng có tiếng mẹ đẻ thường sống ở xã hội mà ngôn ngữ thứ hai
của họ đang thịnh hành trong giao tiếp. Ví dụ, đối với hậu duệ của người Hoa ở Bắc

Mĩ thì ngơn ngữ thứ nhất của họ là tiếng Hán nhưng hầu như khơng có ai biết tiếng
Hán mà chỉ biết tiếng Anh theo kiểu pha trộn.

"Người song ngữ là nhân tố trung tâm của hiện tượng song ngữ xã hội. Người
song ngữ là người ngồi tiếng mẹ đẻ cịn biết và có thể sử dụng một hoặc nhiều ngôn
ngữ khác trong quá trình giao tiếp. Làm sao để đánh giá mức độ “biết” của “người

song ngữ”?
Quan điểm thứ nhất, các nhà ngôn ngữ học Mỹ cho rằng, song ngữ là việc nắm
13



như nhau hai ngôn ngữ. Theo Fishman, J.A (1966), song ngữ là phản ánh sự biết nói
năng trong giao tiếp nhờ vào phương tiện của hơn một ngôn ngữ. Khi năng lực ngôn
ngữ của cá nhân sử dụng ngôn ngữ thứ hai (gồm một hay hơn một ngôn ngữ) đạt đến
trình độ thuần thục (co-ordinated) thì được coi là người song ngữ hồn tồn. 7huẩn
thục có nghĩa là khả năng nắm bắt

ột cách chủ động, tự do như nhau hai ngôn ngữ

đến mức cé thé tw duy trực tiếp bằng từng ngôn ngữ mà không cân ti duy chuyển

dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác [40, tr.115]. Đạt đến trình độ như vậy, thì
các cá nhân song ngữ có thể sử dụng các ngơn ngữ một cách tự nhiên tùy vào bối
cảnh giao tiếp cụ thể mà không cảm thấy có sự chênh lệch về khả năng sử dụng giữa
các ngơn ngữ có nghĩa là khơng cần phải trải qua khâu dịch lại trong giao tiếp hoặc
trong tư duy. Trên thực tế khơng nhiều người có khả năng nắm vững một cách hồn

hảo hai ngơn ngữ.. Với tiêu chí này thì người song ngữ hồn tồn rất ít. Theo
Holmogrob A.I (1972), ở Liên Xô (cũ) trước đây số người có năng lực song ngữ như
vậy chỉ chiếm khoảng 2 đến 5%. Theo Gai Xing Zhi (1997) - giáo sư ở Học viện Dân
tộc Vân Nam -Trung Quốc, chỉ có những trẻ em ngay từ khi sinh ra ở mơi trường
song ngữ thì mới hy vọng là người song ngữ hịan tồn [40.tr 116]. Trẻ em người Hoa
ở Quận 5 TPHCM có hồn cảnh song ngữ khá thuận lợi để trở thành người song ngữ
hoàn toàn nhưng thực tế điều tra cho thấy không nhiều trẻ em và người lớn có năng
lực song ngữ đạt đến mức thuần thục. Vậy nên cách đánh giá trên chỉ là một cái nhìn

mang tính lý tưởng hóa, những cá nhân có năng lực sử dụng thuần thục hai ngôn ngữ
được coi là “người song ngữ lý tưởng”
Nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí “thuần thục” thì chúng ta sẽ bỏ qua nhiều hiện
tượng đa ngữ mang tính phổ biến trên thế giới. Trên thực tế, có rất nhiều người song

ngữ trừ ngơn ngữ thứ nhất được coi là “có kỹ năng tự phát”, đối với các ngơn ngữ
cịn lại chỉ cần hiểu biết và nắm vững ở một trình độ nhất định ở mức độ hạn định

(Osgood,1965). Như vậy yêu cầu đối với người song ngữ là ngồi tiếng mẹ đẻ thì các
ngôn ngữ khác phải đạt đến mức độ sử dụng đẻ giao tiếp được trong lĩnh vực mà

mình quan tâm. Kiểu người song ngữ này được gọi là người song ngữ khơng hồn
/ồn (người song ngữ bộ phận, người song ngữ có điều kiện). So với người song ngữ

hồn tồn, năng lực hay trình độ song ngữ của người song ngữ khơng hồn tồn ở
14


mức độ thấp hơn nhiều, nhưng nó lại chính là hiện tượng song ngữ phơ biến. Ví dụ,

trong những trẻ song ngữ ở Quận 5, TP. HCM, có trẻ khi ở nhà vừa dùng tiếng Việt
vừa dùng tiếng Hoa phương ngữ để nói chuyện với người trong gia đình, khi đến
trường thì hồn tồn dùng tiếng Việt để trao đổi với thầy cô, bạn bè. Kết quả những
trẻ em này khơng biết chữ Hoa mà chỉ có khả năng giao tiếp nói bằng tiếng Hoa
phương ngữ khi có điều kiện hồn cảnh phù hợp. Chính vì thế năng lực tiếng Việt của
các em trội hơn hẳn so với năng lực tiếng Hoa. Một số phụ nữ người Hoa ở Quận 5,
TP. HCM thuộc lứa tuổi từ 50 tuổi đến 80 làm nghề nội trợ hoặc bn bán nhỏ lẻ thì

ngược lại, họ nói tiếng Hoa phương ngữ khi ở nhà, khi ra đường, và cả khi buôn bán.
Họ chỉ dùng tiếng Việt khi khách hàng là người Việt nên khả năng nói và viết tiếng
'Việt rất hạn chế.

Ngơn ngữ học xã hội nhìn nhận hiện tượng song ngữ khơng chỉ ở cá nhân
song ngữ mà quan trọng hơn đó là cộng đồng song ngữ. Trong xã hội có nhiều cá
nhân song ngữ, khi họ tiến hành giao tiếp với nhau thì hình thành nên xã hội song

ngữ, và ngược lại xã hội song ngữ cũng chỉ có thể hình thành và tồn tại khi có các cá

nhân song ngữ tương tác với nhau. Vậy nên song ngữ xã hội chính là hiện tượng
trong một xã hội sử dụng hai hoặc trên hai ngơn ngữ đề giao tiếp. Nói cách khác, đó

là hiện tượng các ngơn ngữ cùng hành chức trong một xã hội [40, tr.I 14]. Khái niệm
“xã hội” trong ngôn ngữ học xã hội là một khái niệm rộng. Xã hội có thể là cả một
thế giới, một khu vực, một quốc gia, một dân tộc nhưng có khi nó lại chỉ bó gọn trong
một phạm vi hẹp hơn nhiều với ý nghĩa khác nhau như xã hội - nghề nghiệp, xã hội —

giới... Ví dụ: xã hội song ngữ ở Quận 5 hiện nay rất phong phú nhưng tựu trung và
dễ thấy nhất là trạng thái song ngữ giữa tiếng Hoa phương ngữ và tiếng Việt; tiếng
Hoa phương ngữ và tiếng Hoa phổ thơng. Vì vậy trong đa số cuộc họp mặt

của

người Hoa đều được tiền hành bằng ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hoa phương ngữ
và tiếng Hoa phơ thơng,
1.1.2. Nguồn gốc của hiện tượng song ngữ
Có quá nhiều nhân tố mà người nghiên cứu phải nghĩ đến khi truy tìm nguồn
gốc của hiện tượng song ngữ xã hội. Thực tế, song ngữ là kết quả của sự tương tác
qua lại của nhiều nhân tố xã hội. Nỗi bật là một số nhân tố sau:
15


1.1.2.1. Song ngữ do dĩ dân
Cuối thế kỷ thứ XVII, Trần Thượng Xuyên cùng binh lính đến xin tị nạn chính

trị ở Việt Nam liền được Chúa Nguyễn đưa đến Cù Lao Phó. Trước lúc này ở đây đã
có người Việt từ miền Trung vào sinh sống, rồi sau còn có người Chăm, người Khơme qua lại trao đổi hàng hóa. Để việc trao đơi được thuận lợi bắt buộc hai bên phải


học ngôn ngữ của nhau. Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận
Việt ra nước ngoài. Năm 1937 ở Cao Miên có 191.000
1975- 1995 cũng có hàng trăm nghìn người Việt Nam
trung bình mỗi năm từ Việt Nam có khoảng 80.000 người
du học sinh và hàng chục ngàn người kết hôn với người

nhiều đợt di dân của người
người Việt Nam, giai đoạn
nhập cư vào Mỹ, hiện nay
đi hợp tác lao động, 60.000
nước ngồi... Dù di dân vì

bất cứ lí do. gì, học hành, hơn nhân, chính trị, kinh tế hay chiến tranh thì người di dân

vẫn ln sống trong mơi trường song ngữ giữa tiếng dân tộc mình và tiếng của nước
sở tại. Cho nên, tình trạng di dân là một nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến

hiện tượng song ngữ
Các nhóm người Hoa đến Việt Nam rồi ở lại sống xen với người Việt, khơng

riêng gì Quận 5 mà cả TP. HCM, phường nào, khu phố nào cũng có người Hoa.
Trong q trình sinh sống chung khơng chỉ người Hoa học tiếng Việt mà cả người
'Việt cũng học tiếng Hoa phương ngữ. Theo số liệu thống kê dân số năm 2009, thành

phần dân tộc ở TP. HCM và nhiều thành phố lớn khác trên cả nước có đủ 54 dân tộc
anh em và rất đông người nước ngồi cùng cư trú(bảng 1.1). Chính đặc điểm này làm

cho trạng thái song ngữ ở Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng trở nên đa dạng và


phức tạp.

16


-

Bảng 1.1. Thống kê thành phần dân tộc ở TP. HCM năm 2009

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2009)
STT]

DAN TOC/DAN SO

TONG

Toàn thành phô

NAM

NỮ

7.162.864

| 3.435.736 | 3.727.130

1. | Kinh

6.699.124


| 3.204.464 | 3.494.660

2. | Hoa

414.045

208.768

|205.277

3. | Tay

4.514

2119

2.422

4. | Thai

2.390

787

1.603

5.

3.462


1.526

1.936

6. | Kho me

24.268

10.853

13.416

7.

|Nùng

2.517

1.195

1.376

§.

|Hmơng

22

131


121

9.

|Dao

306

139

167

|Mường

10. | Gia Rai

163

65

98

11.|Eđê

367

160

207


12. | Ba na

92

45

47

13. | Sán Chay

266

1H

155

14. | Chăm

7.819

3.864

3.955

15. | Cơ Ho

247

109


138

16. | Xo Dang

53

19

34

17. | Sán Dìu

224

118

106

18. | Hrê

78

34

44

19. | RaGlai

75


26

49

55. | Người nước ngoài

1128

659

469

1.1.2.2. Song ngữ do chính trị
Đầu thế kỷ XX, Liên Xơ là cánh chim đầu đàn của Chủ nghĩa Cộng sản, là một

siêu cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Vì vậy nửa thế giới, trong đó có Việt
Nam chọn tiếng Nga là ngoại ngữ dạy trong nhà trường, đặc điểm này tạo nên trạng
17


thái song ngữ tiếng dân tộc và tiếng Nga. Năm 1991, Liên Xô tan rã, Việt Nam kiên

định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội nhưng nhận thức rõ thời kỳ quá

OL

những cơ hội và thách thức mới. Việt Nam ra nhập WTO đồng nghĩa với hội nhập thé

giới, đa số nhà trường Việt Nam chuyển môn ngọai ngữ từ tiếng Nga sang tiếng Anh,
trạng thái song ngữ mới giữa tiếng Việt và tiếng Anh được hình thành. Thế kỷ XVII


ở Trung Hoa vì lí do thay vua đổi chủ đã tạo ra làn sóng người Trung Hoa bỏ quê
hương di cư đến các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Từ đó tạo ra trạng

thái song ngữ của tiếng nước sở tại với tiếng dân tộc của những người mới đến. Hai

ví dụ trên đã chứng minh chính trị cũng là một ngun nhân có tác động đến hiện
tượng song ngữ xã hội
1.1.2.3. Song ngữ do giáo dục song ngit

Học sinh người Hoa ở Quận 5, TP. HCM bên cạnh chương trình chính khóa
bằng tiếng Việt còn được học tăng cường thêm tiếng Hoa để bảo tồn và phát huy
tiếng dân tộc thiểu số. Nguyên nhân này tạo nên trạng thái song ngữ Hoa - Việt. Hơn
thế nữa tiếng Anh với vai trị là ngơn ngữ quốc tế có ảnh hưởng lớn đến đời sống

kinh tế, chình trị đương nhiên sẽ trở thành một ngoại ngữ chính thức được chọn dạy
trong trường phổ thơng. Từ đây sẽ tạo thành trạng thái song ngữ giữa tiếng Anh với
tiếng Việt, tiếng Anh với tiếng Hoa hoặc tiếng Anh với tiếng các dân tộc thiểi

khác. Chính chính sách giáo dục song ngữ trong nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển trạng thái song ngữ.
1.1.3. Sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ trong xã hội song ngữ
1.1.3.1. Tiếp xúc ngôn ngữ

Theo ngôn ngữ học truyền thống, ngôn ngữ tồn tại trong bộ não của con người,

do đó khi hai hoặc hơn hai ngơn ngữ cùng tổn tại trong bộ não của một con người sẽ
tạo ra tiếp xúc.

Tiếp xúc ngôn ngữ trước hết xảy ra ở một số cá nhân đơn lẻ với tư cách là

thành viên cộng đồng. Kết quả của sự tiếp xúc này sẽ được các thành viên xã hội đa

ngữ mở rộng ra toàn xã hội. Như vậy sự nảy sinh tiếp xúc ngơn ngữ được hình thành
từ việc học thêm một thứ tiếng khác. Ví dụ tiếp xúc giữa tiếng Hoa phương ngữ ở
18


miền Nam Việt Nam và tiếng Việt đã tạo ra những âm tiếng Việt mô phỏng tiếng Hoa

phương ngữ như: Đậu hũ kỉ (món ăn chay làm từ đậu nành - mô phỏng tiếng Hẹ), Hủ
tiếu (bánh làm từ gạo dạng sợi vuông nhỏ dài dùng để ăn với nước súp - mơ phỏng
tiếng Tiều), xí qch (xương heo đã ninh lấy nước súp - mô phỏng từ tiếng Quảng

Đông),
Ngôn ngữ học xã hội xem xét ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của cả cộng đồng

và cá nhân là một thành viên trong đó. “Tiếp xúc ngơn ngữ là hiện tượng các ngôn
ngữ cùng tổn tại trong một

cộng đồng với các thành viên sử dụng chúng trong giao

tiếp và do đó giữa chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra các hệ quả về ngôn ngữ” [40,

tr146]
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tượng phổ
biến. Trước hết, hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ thê hiện ở cá nhân người học ngôn ngữ
mới, với bất cứ người nào trong thời kỳ đầu học ngoại ngữ sẽ chịu ảnh hưởng của
cách phát âm và ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, người Việt khi mới học tiếng Anh

thường dùng phụ âm /t/, /d/_ trong tiếng Việt thay cho phụ âm /6/. Khi người học

ngoại ngữ đã đạt đến một trình độ nhất định sẽ xảy ra hiện tượng tiếp xúc về mặt ứng

dụng đó là hiện tượng chuyển mã hay trộn mã trong giao tiếp.

Ví dụ, Ngày nay trong các cuộc trị chuyện của người Việt chúng ta rất dễ gặp
nhưng câu nói như:
- Em book vé 8g sáng mai cho anh rồi đó. (book - đặt)
- Ok, thanks em. (ok - ừ, thanks - cảm ơn)
- Tối nay anh có đi gặp ơng Trần khơng?

- Chết, tí anh qn, em gọi điện cancel giúp anh nhé. (cancel - hủy )
(ảnh hưởng về khẩu ngữ)

Hoặc :
- Ni di một mình đi, ngơ về. (ảnh hưởng về khẩu ngữ)
Chính hệ quả của hiện tượng tiếp xúc ngôn ngữ này trong cộng đồng ngôn ngữ

của người Hoa ở Quận 5, TP. HCM đã làm cho trạng thái song ngữ ở đây rất phức tạp.
Khi nói đến hệ quả của sự tiếp xúc ngơn ngữ, người ta hay bàn đến hướng ảnh hưởng,

tức là ngôn ngữ nào sẽ ảnh hưởng đến ngôn ngữ nào, hay nói cách khác là “hướng tác
19


động” giữa các ngôn ngữ. Về lý thuyết khi hai ngơn ngữ tiếp xúc với nhau thì sự ảnh
hưởng thường xảy ra ở cả hai chiều , có chiều đi có chiều lại, có chiều mạnh, có chiều
yếu, hai bên tương hỗ, tác động đến nhau.
Một là dựa trên nhân tố xã hội, nghĩa là nói đến tính cộng đồng xã hội khi hai

dân tộc nói hai ngơn ngữ khác nhau mà có tiếp xúc với nhau thì xu hướng chung là:

- Ngơn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trị cao hơn sẽ ảnh hưởng
đến ngơn ngữ của dân tộc có sức mạnh về kinh tế, chính trị thấp hơn.

~ Ngơn ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa cao hơn sẽ ảnh hưởng đến ngơn
ngữ của dân tộc có trình độ văn hóa thấp hơn (thường qua các kênh giáo dục, văn hóa
nghệ thuật, văn học...)
- Ngơn ngữ có số lượng người nói đơng hơn sẽ ảnh hưởng tới ngơn ngữ có số

lượng người nói ít hon. [40,tr.148]
Hai là dựa trên nhân tố ngơn ngữ nghĩa là nói đến bản thân ngơn ngữ cũng
đóng vai trị quyết định hệ quả của tiếp xúc ngơn ngữ:
- Hai ngơn ngữ có quan hệ gần gũi hoặc cùng, gần nhau về loại hình thì quá
trình ảnh hưởng, vay mượn diễn ra dễ dàng hơn. Ví dụ tiếng Việt ảnh hưởng sâu sắc
'và vay mượn một số lớn những từ tiếng Hán vì tiếng Việt và tiếng Hán cùng loại hình

ngơn ngữ đơn lập
- Ngơn ngữ có chữ viết ảnh hưởng ngơn ngữ khơng hoặc chưa có chữ viết. Ví
dụ, trong một ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt là ngơn ngữ chưa có chữ viết, đã mượn
van tự Hán, vì vậy tiếng Việt đã mượn rất nhiều từ từ tiếng Hán.

Tiếp xúc ngôn ngữ không chỉ diễn ra thông qua con đường tiếp xúc thường

xuyên giữa các thành viên của các cộng đồng nói các ngơn ngữ khác nhau (ảnh
hưởng khẩu ngữ) mà còn xảy ra và ảnh hưởng sâu sắc từ sách vở, phim ảnh...

Ví dụ

thơng qua những bản dịch sách cổ Trung Hoa, phim cổ trang người Việt hay mượn

những từ như: sướng quán, thê tử, huynh, đệ, tỷ, muội...

1.1.3.2. Giao thoa ngôn ngữ

Hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ là rất lớn, biểu hiện ở nhiều mặt và nhiều

mức độ khác nhau, giao thoa ngôn ngữ cũng là một trong những hệ quả của sự tiếp
xúc trực tiếp giữa các ngôn ngữ trong xã hội song ngữ.
20


Giao thoa (interference) vốn là thuật ngữ vật lí học “chỉ hiện tượng hai hay
nhiều sóng cùng tần số làm tăng cường hay làm suy yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại
cùng một điểm” [40, tr.171]. Ngôn ngữ học dùng thuật ngữ này để chỉ hai hay hơn
hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau ở các cá thể hay cộng đồng thì hệ thống ngơn ngữ này
sẽ chịu ảnh hưởng của hệ thống ngôn ngữ khác tạo nên sự lan tỏa, tiếp biến và

chuyển thành các hiện tượng như mô phỏng hay vay mượn.

Giao thoa ở cá nhân người song ngữ tạo ra những hiện tượng lệch chuẩn hay
còn gọi là lỗi, trường hợp dễ thấy nhát là hiện tượng lệch chuẩn của ngôn ngữ thứ hai
dưới sự tác động của tiếng mẹ đẻ, (cũng có khi là sự lệch chuẩn của tiếng mẹ đẻ dưới

sự tác động của ngôn ngữ thứ hai-nhưng hiện tượng này ít hơn). Sự lệch chuẩn này
diễn ra ở cả bình diện cấu trúc hệ thống, bình diện giao tiếp và bình diện ngơn ngữ

văn hóa.
- Ở cấp độ ngữ âm, những người Hoa lớn ti, khơng thạo tiếng Việt, khi nói
thường thay tất cả trợ từ cuối câu “đây”, “rồi”, “hả”, “à”, “nhé”,

hoặc “à” và âm “a”, “à” thường được kéo đài
Ví dụ:


“nha

. bằng “a”

+ Ngổ tới rồi a. (đây)
+ Ni về a. (a)
- Ở cấp độ ngữ pháp, vì trong cấu trúc cú pháp tiếng Hoa thành phần phụ
thường đứng trước, thành phần chính đứng sau, ngược lại, trong tiếng Việt, thành

phần chính đứng trước thành phần phụ đứng sau nên nhiều người Hoa (khơng riêng

gì người Hoa ở Quận 5, TP. HCM) vẫn nhằm lẫn khi đặt câu.
Ví dụ:
+ Một người Hoa mua đồ ăn ở chợ Hịa Bình (Quận 5) hỏi giá hột vịt bắc thảo :
“Tién bao nhiêu một bắc thảo hột vịt?”(Có nghĩa là: Bao nhiêu tiền một hột vịt bắc

thao?

+ Hoặc khi chúng tôi hỏi: “Nam, nữ người Hoa ở các nhóm ngơn ngữ khác
nhau, hoặc nam, nữ người Hoa và người Việt có kết hơn với nhau không? Một vị cao
niên người Hải Nam trả lời như sau: “19 ;hể ký thì khơng chứ 20 ơhể & thì có nhiều,

21


chẳng phân biệt gì nữa” (Nghĩa là: ở “hế kỷ 79 thì khơng chứ thế kỷ 20 thì có nhiều,
chẳng phân biệt gì nữa.)

Tom lại, chỉ khi trong một mơi trường giao tiếp có sự hành chức của hai ngơn

ngữ trở lên mới xảy ra hiện tượng giao thoa, nói cách khác khơng có mơi trường song
ngữ thì khơng có giao thoa
1.1.3.3. Vay mượn ngôn ngữ
'Vay mượn ngôn ngữ là hệ quả tắt yếu của sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ. Lịch
sử hơn một ngàn năm Bắc thuộc cộng thêm đặc điểm địa lí tiếp giáp đã làm cho tiếng
Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc lâu dài. Vì vậy mà hơn 65% từ mượn trong tiếng
Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán. Hệ quả của gần 100 năm tiếp xúc giữa tiếng Việt và
tiếng Pháp là khoảng 3000 từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Vay mượn ngơn

ngữ là q trính du nhập của các yếu tố từ ngôn ngữ cho vay sang ngôn ngữ đi vay.
Từ “vay mượn” trong đời sống hàng ngày dùng với nghĩa thiếu nên vay, mượn để

dùng tạm, sau đó có thì phải trả lại. Trong ngơn ngữ thì khơng hồn tồn như vậy, có
lúc thiếu thì vay, sau đó có rồi vẫn khơng trả lại mà dùng cả hai. Người Việt thường
gọi tên những máy móc, hoặc bộ phận máy móc hiện đại nhập từ nước ngồi bằng

cách phiên âm, phỏng âm tiếng nước ngồi sau đó mới tạo ra từ mới. Lúc này cả hai
hoặc ba từ cùng gọi tên một sự vật

vẫn được phép cùng tồn tại. Ví dụ: khi chiếc vơ

tuyến lần đầu xuất hiện ở Việt Nam, tiếng Việt chưa có từ để gọi nên phải mượn từ

gốc tiếng Anh /television/ theo dạng phỏng âm 1a /ti vi/, sau đó xuất hiện các từ mới
tạo ra trong tiếng Việt để gọi tên đồ vật này là vơ ruyền, hoặc máy thu hình. Sau đó cả

ba từ trên cùng tồn tại. Trường hợp thứ hai, có rồi nhưng vẫn vay, ví dụ: đàn bà/phụ

nữ, đẻ/sinh, chếuhi sinh/từ trằn...Theo Nguyễn Văn Khang (2007) “chính hình thức
vay mượn này đã làm nên sự phân hóa về ngữ nghĩa của cả từ vay mượn và các từ

đồng nghĩa với chúng trong bản ngữ”[39,tr.25]. Tóm lại vay mượn ngơn ngữ là một
hiện tượng rất phổ biến, lớp từ vay mượn có mặt ở hầu hết các ngơn ngữ trên thế giới
1.2. Cảnh huống ngôn ngữ
1.2.1. Khái

niệm cảnh huống ngôn ngữ

2


Nghiên cứu hiện tượng song ngữ trên bình diện ngơn ngữ xã hội thực chất là
khảo sát sự phân bố về mặt chức năng xã hội giữa các ngôn ngữ trong xã

hội song

ngữ. Để làm được điều này trước tiên cần phải nắm được cảnh huống ngôn ngữ.
Cảnh huống ngôn ngữ (Language sitiuation) là tình hình tồn tại và hành chức của
các ngơn ngữ trong phạm vì cộng đơng hay lãnh thổ. [40, tr.5§]. Cảnh huống ngơn
ngữ có thê chỉ giới hạn trong phạm vi của một ngôn ngữ hay một biến thể của ngôn
ngữ (phương ngữ địa lý hay phương ngữ xã hội), cũng có thể là của nhiều phương
ngữ hay nhiều biến thể

Củng với mục tiêu chính trị, cảnh huống ngôn ngữ là cơ sở quan trọng cho việc
hoạch định và thực hiện chính sách ngơn ngữ. Nói cách khác thơng qua nghiên cứu
ngơn ngữ sẽ có được các thông số an thiét lam cơ sở khoa học để giải quyết các vấn
để ngôn ngữ của quốc gia, dân tộc như các van đề về chính sách ngơn ngữ, kế hoạch

hóa ngơn ngữ, lập pháp ngơn ngữ...
Có nhiều tiêu chí từ nhiều góc độ khác nhau đề xác định cảnh huống ngơn ngữ
trong đó tiêu biểu là ba tiêu chí sau:


"Một là, từ góc độ chung cho các ngôn ngữ, theo B.H Mikhalchenko, cảnh
huống ngôn ngữ gồm bốn nhân tố là:
- Nhân tố dân tộc-nhân khâu: Thành phần dân tộc của cư dân trong một khu

vực, cách cư trú của những người thuộc các dân tộc khác nhau, sự phân hóa xã hội,
trình độ học vấn của họ, v.v.

- Nhân tố ngôn ngữ học: Trạng thái cấu trúc và chức năng của một ngôn ngữ

như sự hiện hữu ở ngôn ngữ này các phong cách chức năng, hệ thống thuật ngữ,
truyền thống chữ viết, v.v.
- Nhân tố vật chất: các cuốn từ điển, sách hội thoại, tài liệu, hệ thống lớp học

ngôn ngữ, v.v.
~ Nhân tố con người: Những định hướng có giá trị của người bản ngữ có tài
năng về ngơn ngữ, v.v.

Hai la, nhìn nhận từ các xã hội đa ngữ, R.Hall cho rằng, khi nghiên cứu cảnh
huống song ngữ trong các nước song ngữ cần tập trung vào:

23


×