Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Tiếng việt qua các bản nôm công giáo từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII (luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học chuyên ngành ngôn ngữ học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Phụng

TIẾNG VIỆT
QUA CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO
TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Kim Phụng

TIẾNG VIỆT
QUA CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO
TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 8229020

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒNG DŨNG



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan “Tiếng Việt qua các văn bản Nôm Công Giáo từ thế kỷ XVII
đến cuối thế kỷ XVIII” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hồng Dũng. Nội dung luận văn có tham khảo và sử
dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí khoa học… theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung
thực.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 11 năm 2020

Nguyễn Thị Kim Phụng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Hoàng Dũng – Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã kiên nhẫn chia sẻ và hết lịng hướng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, phòng Sau Đại
học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, q thầy cơ trong ban giảng
dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học đã tận tình truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập.
Tuy tơi đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh, nhưng do
vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của
q thầy, cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hồn chỉnh hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Người viết
Nguyễn Thị Kim Phụng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTTVB

Giải thích theo văn bản

UBVH

Ủy ban Văn hóa

HĐGMVN

Hội đồng Giám mục Việt Nam

q

quyển

tr.

trang

Nkh

Nakhum


Tv

Thánh vịnh

VBL

Từ điển Việt – Bồ Đào Nha – La tinh

Các Thánh 1

Các Thánh Truyện (tháng Giêng)

Các Thánh 2

Các Thánh Truyện (tháng Hai)

Các Thánh 3

Các Thánh Truyện (tháng Ba)

Các Thánh 4

Các Thánh Truyện (tháng Tư)

Các Thánh 5

Các Thánh Truyện (tháng Năm)

Các Thánh 7


Các Thánh Truyện (tháng Bảy)

Các Thánh 8

Các Thánh Truyện (tháng Tám)

Các Thánh 9

Các Thánh Truyện (tháng Chín)

Các Thánh 10

Các Thánh Truyện (tháng Mười)

Các Thánh 11

Các Thánh Truyện (tháng Mười Một)

Các Thánh 12

Các Thánh Truyện (tháng Mười Hai)

Cơ-mơ-nhong

Dọn mình trước chịu Cơ-mơ-nhong

Hối tội kinh

Thiên Chúa Thánh giáo hội tội kinh


Thánh Mẫu, quyển thượng

Thiên Chúa Thánh Mẫu, quyển thượng

Thánh Mẫu, quyển trung

Thiên Chúa Thánh Mẫu, quyển trung

Mùa Phục sinh, quyển 3

Kinh lễ mùa Phục sinh, quyển 3

Thánh giáo khải mông

Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông

Lễ trọng, quyển 1

Nguyện ngắm các ngày lễ trọng,
quyển chi nhất


Lễ trọng, quyển 2

Nguyện ngắm các ngày lễ trọng,
quyển thứ nhất

Mùa ăn chay cả

Qua-da-giê-si-ma - Mùa ăn chay cả


Phép Dòng Mến Câu-rút

Phép Dòng chị em mến Câu-rút
Đức Chúa Giêsu

Thánh Isave

Truyện Bà Thánh Isave

Thánh I-na-xu

Truyện ông Thánh I-na-xu

Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê

Truyện ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê

Giữ đạo 1.1

Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần I-tập 1

Giữ đạo 1.2

Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần II-tập 1

Giữ đạo 2.1

Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần I-tập 2


Giữ đạo 2.2

Sách Dẫn Đàng Giữ Đạo, phần II-tập 2


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái lược về văn bản Nôm Công giáo ..................................................................... 9
1.1.1. Văn bản Nôm Công giáo.................................................................................9
1.1.2. Giá trị của văn bản Nôm Công giáo ............................................................. 11
1.2. Quan niệm về một số lớp từ ngữ trong tiếng Việt.................................................. 15
1.2.1. Từ ngữ cổ ......................................................................................................16
1.2.2. Từ ngữ Công giáo ......................................................................................... 19
Chương 2. CÁC LỚP TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT QUA CÁC VĂN BẢN NÔM
CÔNG GIÁO
2.1. Từ ngữ Việt cổ........................................................................................................ 22
2.1.1. Lớp thực từ ....................................................................................................22
2.1.1.1. Nhóm từ ngữ khơng cịn sử dụng ....................................................... 22
2.1.1.2. Nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế ........................................................... 25
2.1.2. Lớp hư từ.......................................................................................................30
2.1.2.1. Nhóm từ ngữ khơng cịn sử dụng ....................................................... 30
2.1.2.2. Nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế ........................................................... 35
2.2. Từ ngữ Công giáo ................................................................................................... 44
2.2.1. Nhóm từ ngữ thơng dụng ..............................................................................45



2.2.1.1. Từ ngữ chỉ danh xưng ........................................................................45
2.2.1.2. Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái ........................................................ 55
2.2.2. Nhóm từ ngữ sử dụng hạn chế ......................................................................56
2.2.3. Nhóm từ ngữ khơng cịn sử dụng..................................................................61
Tiểu kết ................................................................................................................... 66
Chương 3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT QUA
CÁC VĂN BẢN NÔM CÔNG GIÁO
3.1. Thay đổi về ngữ âm ................................................................................................ 69
3.1.1. Đơn hóa tổ hợp phụ âm đầu ..........................................................................69
3.1.2. Đơn tiết hóa từ song tiết ................................................................................73
3.2. Thay đổi về ngữ nghĩa ............................................................................................ 75
3.2.1. Mở rộng nghĩa ............................................................................................... 77
3.2.2. Thu hẹp nghĩa ............................................................................................... 81
3.2.3. Dùng với nghĩa khác ..................................................................................... 87
3.3. Thay đổi về ngữ pháp ............................................................................................. 88
3.3.1. Trong từ.........................................................................................................90
3.3.1.1. Đối lập ngữ pháp kèm theo từ ........................................................... 90
3.3.1.2. Tăng cường chức năng của hư từ ....................................................... 94
3.3.2. Trong ngữ đoạn ............................................................................................. 96
3.3.2.1. Cấu trúc hóa từ ghép – ngữ đoạn ....................................................... 96
3.3.2.2. Mở rộng cấu trúc đoản ngữ ..............................................................100
3.3.3. Trong cú pháp .............................................................................................105
Tiểu kết .................................................................................................................110
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 112
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 114


Phụ lục 1. Từ ngữ cổ tiếng Việt...................................................................................121

Phụ lục 2. Từ ngữ Công giáo .......................................................................................152
Phụ lục 3. Một số từ ngữ phiên âm..............................................................................173
Phụ lục 4. Một số hình ảnh ..........................................................................................186


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào đầu thế kỷ XVII, một số giáo sĩ Bồ Đào Nha đã theo con đường ngoại thương
đến Việt Nam truyền giáo, nhưng họ lại vấp phải hàng rào ngôn ngữ, bởi tiếng Việt hoàn
toàn khác với các tiếng châu Âu; nhất là sự tồn tại song song của hai hệ thống chữ là
chữ Hán (văn tự được sử dụng chính thức trong các cơng việc hành chính) và chữ Nơm
(thường sử dụng trong văn hóa, dân gian). Hai hệ thống chữ này khơng theo hệ thống
mẫu tự Latinh như tiếng Bồ Đào Nha mà đều theo hình thức khối vng. Trên thực tế,
hai hệ chữ này cũng chỉ phổ biến trong giới trí thức, cịn phần lớn người dân Việt Nam
ở trong tình trạng mù chữ. Để truyền giáo hữu hiệu hơn, họ phải tạo ra một hệ chữ mới.
Đa số tài liệu truyền giáo đều được viết bằng thứ chữ mới (sau này trở thành Quốc ngữ).
Các tài liệu bằng chữ Quốc ngữ là một đóng góp rất lớn, thu hút được sự chú ý
đặc biệt của giới chuyên môn và đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu. Tuy thế, các giáo
sĩ Công giáo vẫn không bỏ qua truyền thống viết chữ Nơm vốn có, vì chữ Nơm là hệ
chữ được giới trí thức Việt Nam sử dụng. Các ngài nhận thức nó là một cơng cụ đắc lực,
sẵn có để truyền đạo Công giáo vào giới này, nên đã bất chấp những khó khăn để học
và viết chữ Nơm.
Các tư liệu Công giáo viết bằng chữ Nôm bắt đầu từ các bản viết tay trước cả
thời điểm ra đời của quyển Từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi từ điển Việt Bồ - La) và kéo dài mãi đến các bản được khắc in ở thế kỷ XX, tạo ra một kho tư liệu
Nôm khá đồ sộ. Hiện nay, số lượng tư liệu này còn tiếp xúc được hàng trăm1 ấn phẩm
thuộc đủ các chủng loại: Kinh thánh, từ điển, các sách truyện, tu đức, giáo dục, nghiên
cứu, chính sách của triều đình với Cơng giáo... Việc nghiên cứu kho tư liệu này chắc
chắn góp phần làm cho chúng ta hiểu được nhiều vấn đề về tiếng Việt, lịch sử, văn hóa

Việt… nhưng những văn bản Nôm này vẫn chưa được chú ý xứng tầm.
Năm 1988, Nguyễn Hưng (1927 – 2010) cùng Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính,
Hồng Xn Việt và Vũ Văn Kính đã hồn thành việc phiên âm 26 tác phẩm của
1
Con số văn bản được Nguyễn Hưng (2000) công bố là 308 văn bản, nhưng mới đây nhất, Trần Anh
Dũng (2019) đã đưa con số cịn nhiều hơn số đó. Chỉ riêng nhóm sách Truyện các Thánh và Tu đức đã là 290 ấn
phẩm, chưa kể đến các ấn phẩm thuộc nhóm Từ Điển, Kinh Thánh…


2

Girolamo Majorica. Sau đó, từ năm 1993 Nguyễn Hưng và nhóm Hán Nơm Cơng giáo
tiếp tục sưu tầm tài liệu Hán Nơm Cơng giáo khắp trong và ngồi nước, đem về phục
chế, nghiên cứu, phiên âm, chú thích và ấn hành trong phạm vi nội bộ. Tổng cộng có
hơn 100 tác phẩm đủ loại mục. Vào năm 2012, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã cho
trưng bày những đóng góp của Giáo hội Công Giáo Việt Nam cho nền văn hóa và văn
học dân tộc, trong đó có cơng trình phiên âm các văn bản Nôm Công giáo của Nguyễn
Hưng và nhóm Hán Nơm Cơng giáo. Tổng số sách được phiên âm lên đến 130 quyển.
Cơng trình phiên âm từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ này là một điều kiện thuận lợi cho
nhiều người có thể tiếp cận, tham gia nghiên cứu về tiếng Việt.
Vì những lí do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tiếng Việt qua các văn
bản Nôm Công giáo từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII” để nghiên cứu trong luận văn
này.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tiếng Việt qua các văn bản Nôm Công giáo là một vấn đề có nhiều
nội dung khai thác. Khối lượng nguồn dẫn liệu nghiên cứu cũng khá đồ sộ. Trong khi
đó, thời gian nghiên cứu lại có hạn. Chúng tơi khơng thể làm hết trong phạm vi luận văn
thạc sĩ này. Do đó, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vào các văn bản Nôm Công giáo
(đã được phiên âm sang chữ Quốc ngữ) trong khoảng thời gian từ thế kỉ XVII cho đến

cuối thế kỷ XVIII. Luận văn sẽ chú ý mô tả những lớp từ đặc biệt, nổi trội trong các văn
bản; tìm ra những biến đổi trong các đơn vị từ đó; cũng như tìm ra ngun nhân gây ra
sự biến đổi đó.
Sở dĩ chúng tơi dừng lại ở khoảng thời gian cuối thế kỷ XVIII vì đầu thế kỷ XIX
có sự xuất hiện của Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị (chữ Hán: 南越洋合字彙, chữ
Latin: Dictionarium Anamitico-Latinum, là cuốn từ điển song ngữ Việt-Latinh, trong đó
tiếng Việt được viết bằng cả chữ Nơm và chữ Quốc ngữ) hay cịn được gọi là Từ điển
Taberd (1838). Trong quyển Từ điển này, tiếng Việt thể hiện ở chữ Quốc ngữ đã gần
với tiếng Việt hiện đại.

3. Lịch sử vấn đề
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Nam trong Khái lược về Hán Nôm Công giáo
(2016), việc phiên âm, dịch thuật Hán Nôm Công giáo phát triển khá sớm, chẳng hạn,


3

Giám mục Hồ Ngọc Cẩn (1876 - 1948) là một trong những người được biết đến có nhiều
nỗ lực làm cơng việc này. Nhờ thế, có sự xuất hiện của một số thư tịch Hán Nôm Công
giáo được xuất bản kèm với bản chữ Quốc ngữ.
Đến năm 1953, sau khi tìm thấy trong thư khố ở Paris những thư tịch chữ Nơm
viết về Cơng giáo Việt Nam, Hồng Xn Hãn đã chọn ra 12 tác phẩm của Majorica để
viết bài Girolamo Majorica, ses oeuvres en langue vietnamienne conservés à
Bibliothèque Nationale de Paris (tạm dịch là Girolamo Majorica, các tác phẩm của ông
bằng tiếng Việt được lưu trữ trong Thư viện Quốc gia Paris).
Ngày 25.05.2003 cuộc tọa đàm do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức đã cho ra
đời Kỷ yếu trao đổi khoa học Tư liệu Hán Nôm viết về Cơng giáo Việt Nam. Trong đó,
Đỗ Quang Hưng đã chỉ ra giá trị của những tư liệu Hán Nôm Công giáo đối với “nghiên
cứu lịch sử tôn giáo và với lịch sử Công giáo ở Việt Nam, như: Tây Dương Gia tơ bí lục
của Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hịa Đường (giữa thế kỷ XIX); Thuật tích việc nước

Nam (Thuật tích nước Nam vãn) của Linh mục Đặng Đức Tuấn (cuối thế kỷ XIX); Có ý
nghĩa với lịch sử truyền giáo (sách giáo lý/ sách bổn): Thiên Chúa chân đạo dẫn giải
toàn thư, Thiên Chúa giáo tứ tự kinh văn; cho đến việc đi vào các hướng mục vụ sâu
hơn: Các Thánh tử đạo, Lộ Đức Thánh mẫu, Thánh ông Thánh Giuse, Tháng cầu cho
các linh hồn nơi lửa giải tội; Có giá trị nghiên cứu về lịch sử ngơn ngữ (chữ Quốc ngữ)
và giá trị văn học trước hết là văn học Cơng giáo” (Đỗ Quang Hưng, 2003). Ơng cũng
tỏ ra đặc biệt chú ý tới loại sách được ông gọi là sách đối thoại tôn giáo, tiêu biểu như
hai cuốn: Tam giáo chư vọng và Hội đồng tứ giáo. Như vậy, chúng ta đã có khá nhiều
nghiên cứu về văn bản Nôm Công giáo nhưng chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh văn hóa
học và tơn giáo học.
Ngồi những nghiên cứu nêu trên, cũng tìm thấy những cơng trình nghiên cứu về
ngơn ngữ, như: Nghiên cứu về chữ Nôm (1981), Tự học chữ Nôm (1989) của Lê Văn
Quán và Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ (2006) của Hồng Xn Việt có sử dụng tài
liệu của Majorica như nguồn liệu trích dẫn hoặc khai thác với một số trích đoạn nhằm
làm rõ khía cạnh văn tự.
Bên cạnh đó, có những bài viết ngắn được đăng tải trên internet như: Nguyễn Tài
Cẩn với bài “Về hai chữ sinh thì”, Nguyễn Long Thao với “Đặc Ngữ Công Giáo”, Lã


4

Minh Hằng với “Nguồn tư liệu từ vựng thế kỷ 17 – qua khảo sát truyện ông thánh
Inaxu”…
Năm 2012, trong bản báo cáo Đôi nét về thư tịch Hán Nôm công giáo, Lã Minh
Hằng xác nhận: “Kho tư liệu Hán Nơm Cơng giáo cịn lại khá lớn…, nhưng lâu nay, các
nhà nghiên cứu chưa có điều kiện tiếp xúc…, mới có 3 học giả Việt Nam chọn các văn
bản này làm đối tượng cho đề tài nghiên cứu chuyên sâu của mình”. Tuy khơng nêu rõ
tác giả và tác phẩm được nghiên cứu nhưng Lã Minh Hằng có ghi chú các văn bản được
lựa chọn nghiên cứu là Truyện các Thánh2, Kinh những lễ Mùa Phục Sinh và Thiên
Chúa Thánh giáo khải mông (Lã Minh Hằng, 2012).

Ở đây, chúng tôi tìm thấy có ba cơng trình (trùng khít với nhận định trên của Lã
Minh Hằng):
Cơng trình Khảo cứu văn bản Nôm Kinh những lễ Mùa phục sinh của Majorica
(2012) của Nguyễn Văn Ngoạn tập trung nghiên cứu trong phạm vi của văn bản Kinh
những lễ Mùa phục sinh.
Cơng trình Chữ Nôm và tiếng Việt thế kỷ XVII qua Thiên Chúa Thánh Giáo Khải
Mông của Majorica (2012) của Nguyễn Thị Tú Mai. Cơng trình này nghiên cứu tiếng
Việt lịch sử từ góc độ ngữ âm. Tác giả có khảo sát từ Việt cổ, nhưng chỉ tập trung trong
một tác phẩm Thiên Chúa Thánh giáo khải mông.
Với Ngôn ngữ trong “Truyện các Thánh” của Majorica – Khía cạnh từ vựng và
ngữ pháp (2009), Nguyễn Quốc Dũng đã mở rộng nghiên cứu từ một tác phẩm ra một
bộ Các Thánh Truyện. Nội dung luận văn tập trung mơ tả nhóm các từ cổ, nhóm từ có
sự biến đổi về nghĩa, và nhóm từ vựng Cơng giáo; mơ tả, phân tích đặc điểm ngữ pháp
của từ loại, gồm: đại từ xưng hô, từ chỉ loại, từ mang ý nghĩa tiếp thụ, phụ từ, liên từ,
tình thái từ. Nhưng Nguyễn Quốc Dũng vẫn chỉ tập trung trong phạm vi một tác giả
Majorica và một thể loại truyện ký đoản thiên. “Đối với phần ngữ pháp, chỉ tập trung ở
quyển “Truyện Các Thánh” tháng Tám, đối với phần từ vựng đặc biệt là nhóm từ cổ,
2

Trong bản báo cáo Đôi nét về thư tịch Hán Nôm Công giáo tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2012) Lã Minh
Hằng ghi nhận rằng: cho đến thời điểm 2012 chỉ có ba văn bản được ba tác giả Việt Nam lựa chọn nghiên cứu
chuyên sâu là Truyện các Thánh, Kinh những lễ Mùa Phục Sinh và Thiên Chúa Thánh giáo khải mông, với tỉ lệ
3/308. Ở đây bà đã lầm tưởng Truyện Các Thánh là một quyển, nhưng thực ra nó là một loại truyện bao gồm rất
nhiều quyển. Trong số đó, Nguyễn Quốc Dũng đã chọn bộ 12 quyển theo từng tháng trong năm của tác giả
Majorica, (trong 12 quyển này, quyển tháng Sáu bị thất lạc)


5

có khảo sát thêm một vài quyển khác trong bộ truyện này” (Nguyễn Quốc Dũng, 2009,

tr.6).
Như vậy có thể khẳng định: Cho đến nay, không kể những nghiên cứu nhỏ về từ
ngữ tiếng Việt, thì những cơng trình nghiên cứu chun sâu về tiếng Việt khơng có
nhiều.
Đối với luận văn này, chúng tôi không chỉ nghiên cứu tiếng Việt qua một văn bản
Nôm Công giáo hay qua một kiểu loại văn bản Nôm Công giáo của một tác giả
(Jeronimo Majorica), mà còn mở rộng ra các tác giả và các văn bản khác trong khoảng
thời gian từ lúc bắt đầu đến cuối thế kỷ XVIII như đã đưa ra ở phạm vi nghiên cứu. Ở
chương 3, chúng tơi có cái nhìn khái quát về những thay đổi trong ngữ âm, ngữ nghĩa
và ngữ pháp. Riêng phần ngữ pháp, chúng tôi không tập trung vào nghiên cứu từ pháp
ở Nguyễn Quốc Dũng, nhưng nhìn chung về những thay đổi trong địa hạt từ vựng, ngữ
đoạn và cú pháp.

4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn này gồm có:
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Sau khi xem xét các văn bản Nôm Công giáo,
đây là thủ pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các lớp từ theo các cách khác nhau
dựa vào từ loại và hiện trạng sử dụng của chúng.
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được dùng để tìm ra nguồn gốc phát
sinh, quá trình biến đổi của từ tiếng Việt để từ đó phát hiện ra những quy luật chung của
chúng.
- Phương pháp miêu tả: Khi sử dụng phương pháp này, mục đích của chúng tơi
là để phản ánh những đặc điểm về ngữ nghĩa của các đơn vị từ ngữ.

5. Nguồn dẫn liệu
Danh mục các văn bản được sử dụng làm dẫn liệu trong luận văn bao gồm các
văn bản Nôm Công giáo được viết trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến cuối thế
kỷ XVIII. Trong số các văn bản này, hầu hết là do nhóm Nguyễn Hưng phiên âm, chỉ
trừ Sách các phép là nguyên tác của Giám mục Hilario de Jesu có ba cột Quốc ngữ,
Nôm, Latinh viết song song nhau. Sau đây là danh mục nguồn dẫn liệu:



6

Văn bản

1

Thiên Chúa Thánh giáo khải mơng

Jeronimo Majorica SJ

1623

2

Ơng Thánh Inaxu truyện

Jeronimo Majorica SJ

1634

3

Các Thánh truyện, tháng giêng

Jeronimo Majorica SJ

1646


4

Các Thánh truyện, tháng Hai

Jeronimo Majorica SJ

1646

5

Các Thánh truyện, tháng Ba

Jeronimo Majorica SJ

1646

6

Các Thánh truyện, tháng Tư

Jeronimo Majorica SJ

1646

7

Các Thánh truyện, tháng Năm

Jeronimo Majorica SJ


1646

8

Các Thánh truyện, tháng Bảy

Jeronimo Majorica SJ

1646

9

Các Thánh truyện, tháng Tám

Jeronimo Majorica SJ

1646

10

Các Thánh truyện, tháng Chín

Jeronimo Majorica SJ

1646

11

Các Thánh truyện, tháng Mười


Jeronimo Majorica SJ

1646

12

Các Thánh truyện, tháng Mười Một Jeronimo Majorica SJ

1646

13

Các Thánh truyện, tháng Mười Hai

Jeronimo Majorica SJ

1646

14

Truyện Bà Thánh I-sa-ve

Jeronimo Majorica SJ

1646

Jeronimo Majorica SJ

1646


Jeronimo Majorica SJ

1646

Jeronimo Majorica SJ

1646

Jeronimo Majorica SJ

1646

Jeronimo Majorica SJ

1646

Jeronimo Majorica SJ

1646

Thiên Chúa Thánh giáo hối tội kinh Jeronimo Majorica SJ

1646

15
16
17

18


19

20
21

Những điều ngắm trong các ngày lễ
trọng, quyển chi nhất
Truyện Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e
Những điều ngắm trong các ngày lễ
trọng, quyển thứ nhất
Dọn mình trước chịu Co-mo-nhong
(Dọn mình rước lễ)
Qua-da-dê-si-ma
(Mùa Ăn Chay Cả)
Kinh những lễ Mùa Phục sinh,
quyển thứ ba

Tác giả

Thời gian

STT

sáng tác


7

22


23

Thiên Chúa Thánh Mẫu, quyển
thượng
Thiên Chúa Thánh Mẫu, quyển
trung

Jeronimo Majorica SJ

1646

Jeronimo Majorica SJ

1646

24

Đức Chúa Giêsu, quyển chi nhị

Jeronimo Majorica SJ

1646

25

Đức Chúa Giêsu, quyển chi tam

Jeronimo Majorica SJ

1646


26

Đức Chúa Giêsu, quyển chi tứ

Jeronimo Majorica SJ

1646

27

Đức Chúa Giêsu, quyển chi thất

Jeronimo Majorica SJ

1646

28

Đức Chúa Giêsu, quyển chi bát

Jeronimo Majorica SJ

1646

29

Đức Chúa Giêsu, quyển chi cửu

Jeronimo Majorica SJ


1646

30

Đức Chúa Giêsu, quyển chi thập

Jeronimo Majorica SJ

1646

Phép Dòng Chị em mến Câu rút

Đức Cha Jacques de

Đức Chúa Giêsu

Bourges (1679-1714)

31

khơng
chính xác
năm viết
khoảng

32

Sách các phép


Đức Cha Halario de Jesu

giữa thế kỷ
XVIII

33
34

35

36

37

Thánh giáo yếu lý

Pingeau de Béhaine

Sách dẫn đàng giữ đạo, phần I,

Đức Cha Philipphê Sérard

tập 1

(Cố Chính Trung)

Sách dẫn đàng giữ đạo, phần I,

Đức Cha Philipphê Sérard


tập 2

(Cố Chính Trung)

Sách dẫn đàng giữ đạo, phần II,

Đức Cha Philipphê Sérard

tập 1

(Cố Chính Trung)

Sách dẫn đàng giữ đạo, phần II,

Đức Cha Philipphê Sérard

tập 2

(Cố Chính Trung)

1774
khoảng
1785 trở đi
khoảng
1785 trở đi
khoảng
1785 trở đi
khoảng
1785 trở đi



8

6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu tiếng Việt qua các văn bản Nôm Công giáo từ thế kỷ XVII đến cuối
thế kỷ XVIII, chúng tơi hy vọng có những đóng góp phần nào trong việc làm rõ một số
đặc điểm về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt trong khoảng thế kỷ XVII đến
cuối thế kỷ XVIII. Đồng thời, xác định sự hình thành và phát triển của bộ phận từ ngữ
Công giáo trong tiếng Việt.

7. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có ba phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung
được chia làm ba chương:
- Chương 1: Một số vấn đề chung
Mục đích của chương này là nêu khái quát về các văn bản Nôm Công giáo và
đưa ra một số quan niệm liên quan đến nội dung đề tài.
- Chương 2: Các lớp từ tiếng Việt qua văn bản Nôm Công giáo
Chương này chú ý đến những các lớp từ nổi bật trong văn bản Nôm Công giáo là
lớp từ cổ tiếng Việt và lớp từ Công giáo. Ở mỗi lớp từ sẽ có sự phân loại theo tính năng
cịn hoạt động hay khơng cịn hoạt động. Riêng với lớp từ Cơng giáo, do tính chất đặc
biệt của nhóm từ này nên ngồi sự phân loại như trên cịn có sự phân loại theo đặc trưng
nổi bật của chúng.
- Chương 3: Những chuyển biến của từ ngữ tiếng Việt qua các văn bản Nôm
Công giáo
Chương này nhằm đến những biến đổi của tiếng Việt về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa
và ngữ pháp mà chúng tơi có thể nhận thấy được qua các văn bản Nôm Công giáo từ thế
kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII. Từ đó, phần nào làm rõ đặc điểm của tiếng Việt trong
giai đoạn này.



9

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái lược về văn bản Nôm Công giáo
1.1.1. Văn bản Nôm Công giáo
Văn bản Nơm Cơng giáo là cách nói dùng để gọi chung các văn bản Nơm có liên
quan đến Cơng giáo (nội dung viết về Công giáo, hoặc tác giả là người Cơng giáo). Cơng
giáo là tơn giáo ở phía Tây Châu Âu, với trung tâm quyền bính nằm ở Roma (La Mã),
cịn được gọi là Cơng giáo La Mã (Cơng giáo Tây phương) để phân biệt với nhánh Kitô
giáo ở miền Đông Châu Âu được tách ra từ thế kỷ XII là Chính Thống giáo (Cơng giáo
Đơng phương).
Trước thế kỷ XVII, chữ Hán vốn vẫn là văn tự được sử dụng như một hệ thống
chữ viết chính thức tại Việt Nam. Song song với hệ thống Hán tự, chữ Nôm cũng đã có
gốc rễ khá vững chắc trong văn hóa, dân gian và được khẳng định bởi một số thành tựu
về văn học từ thế kỷ XV (Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm…) mặc dù nó vẫn chịu sự
đả kích của giới nho sĩ. Thế nhưng, chữ Hán và chữ Nôm cũng chỉ là những hệ thống
chữ viết dùng để ghi lại ngôn ngữ của người dân Việt mà chỉ được sử dụng trong giới
trí thức nho giáo, cịn đa số người dân đều nằm trong tình trạng mù chữ. Điều này chỉ
phản ánh tình trạng phân hóa ngơn ngữ của người Việt Nam kéo dài suốt từ khi xuất
hiện chữ viết cho đến đầu thế kỷ XX.
Khi đến truyền đạo tại Việt Nam, thơng qua việc tìm hiểu đất nước, con người và
nhất là ngôn ngữ, các nhà truyền giáo phương Tây đã nhận thấy những khó khăn, cản
trở tồn tại trong việc sử dụng tiếng Việt như trên. Chính tình hình đó đã phần nào thúc
đẩy các ngài sáng chế ra hệ thống chữ Quốc ngữ, một loại chữ dễ học, dễ nhớ cho mọi
tầng lớp người Việt. Từ đó, một số tác giả truyền giáo cho ra đời những tư liệu truyền
giáo và giảng đạo bằng cả chữ Quốc ngữ lẫn chữ Hán, chữ Nôm để đảm bảo công việc
truyền giáo có thể chạm đến được mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Theo đó, các văn
bản Nơm Cơng giáo xuất hiện từ khi cộng đồng Cơng giáo có mặt ở Việt Nam hồi thế

kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XX. “Tức là từ mấy trang thư viết bằng chữ Nôm, của Bentô
Thiện và một số giáo dân, đệ sang Tòa Thánh, các năm 1645 và 1675, cho đến cuốn


10

sách Nôm xuất bản cuối cùng năm 1929 là cuốn Thánh Giáo Kinh Nguyện (Hà Nội)”
(Nguyễn Hưng, 2000, tr.12).
Các văn bản Nôm Công giáo này phong phú cả về thể loại lẫn tác giả. Trong đó,
bao gồm cả các giáo sĩ Dòng Tên, những giáo sĩ thuộc Hội Thừa sai Paris, dòng Đa
Minh… như: Linh mục Jeronimo Maiorica (1589 -1656), Giám mục Ca-rô-lô Khiêm
(Charles Hubert Jeantet, 1792 - 1866), Giám mục Pierre Munagorri Trung (1907 - 1936),
Giám mục Pierre Marie Gendreau Đông (1892 - 1935),… Nhưng theo thời gian, do
chiến tranh, bách đạo, các văn bản Nôm đã bị tổn thất, đốt phá… khơng cịn số lượng
như lúc ban đầu, đồng thời chúng bị phân tán rải rác ở nhiều nơi, như: trong dân gian,
trong các đoàn thể, cơ quan nhà nước, nước ngồi... Theo trình bày của Viện nghiên cứu
Hán Nơm: “Có rất nhiều người nắm giữ tư liệu Hán Nơm… Có người cần nghiên cứu
nên giữ sách làm của riêng mình. Có người giữ sách chỉ để trang trí. Cũng có một số
người coi tư liệu Hán Nơm như giá trị hàng hóa có thể đem bn bán kiếm lời” (Viện
nghiên cứu Hán Nôm, 1984). Thông báo Hán Nôm học năm 2012 viết: “Thư tịch Hán
Nôm Công Giáo được lưu giữ ở các thư viện, trung tâm lưu giữ ở trong và ngoài nước,
hoặc nằm trong tay các cá nhân, tập thể ở các địa phương. Các tư liệu đó được lưu trữ,
bảo quản dưới các hình thức như: sao lưu thêm phụ bản; dịch ra tiếng Việt; scan thành
file ảnh, được bảo quản dưới dạng in microfilm, hoặc đã ấn hành các đĩa CD... ” (Lã
Minh Hằng, 2012).
Theo thống kê của Linh mục Nguyễn Hưng (2000), trong tổng số 313 văn bản
Hán Nơm Cơng giáo thì cịn 308 văn bản cịn có thể tiếp xúc (số cịn lại đã bị thất lạc).
Những văn bản này được chia làm mười hai loại: Truyện Các Thánh, Tu đức – đạo đức,
Giáo lý, Phụng vụ - lịch, thư chung, Kinh Thánh, sách kinh, Ngôn ngữ học tuồng- thơvãn –vè. Trong số đó, chỉ riêng tác phẩm của Majorica được thống kê gồm 45 tác phẩm
viết bằng chữ Nôm hoặc được dịch từ chữ Hán.

Mới đây nhất, trong hội thảo Bốn trăm năm hình thành và phát triển chữ Quốc
Ngữ trong lịch sử loan báo Tin Mừng tại Việt Nam (2019), linh mục Trần Anh Dũng
“đã trao quyền tái bản và phát hành lần thứ nhất cuốn Thư mục ấn phẩm sách báo Công


11

Giáo Việt Nam (1651-1975) Quốc nội và quốc ngoại (1975-2015)3 cho
UBVH/HĐGMVN” (Lê Anh Dũng, 2019, tr.XIV). Trong danh sách 7043 ấn phẩm Cơng
giáo được cơng bố có 290 ấn phẩm (thuộc thể loại Truyện Các Thánh, Bản Kinh, tu đức)
thuộc tủ sách Hán Nôm Công giáo của Giáo Hội Việt Nam bao gồm cả những văn bản
được đọc, chép lại và phiên âm từ những tấm Microfilms. Với cơng trình này, con số
các tác phẩm của Jeronimo Majorica lên tới 48 tác phẩm (hiện toàn bộ những chép tay
của Majorica vẫn được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Gia Pháp ở Paris) (Trần Anh Dũng,
2019).
1.1.2. Giá trị của văn bản Nôm Công giáo
Theo nhận định chung của nhiều giới nghiên cứu, loại thư tịch Công giáo này
hàm chứa một số giá trị nghiên cứu đối với nghiên cứu lịch sử tơn giáo nói chung, lịch
sử Cơng giáo nói riêng, và sách giáo lý Hán Nơm Cơng giáo có một vai trị quan trọng
trong lịch sử truyền giáo của Cơng giáo ở Việt Nam; có giá trị đối với việc nghiên cứu
nghi lễ và cách thức thực hành nghi lễ; có giá trị độc đáo đối với nghiên cứu ngôn ngữ,
lịch sử, văn học (Đỗ Quang Hưng, 2003). Như thế có thể quy giá trị của văn bản Nôm
Công giáo vào các nhóm chính như sau:
- Giá trị lịch sử: “Thơng qua các ghi chép trong văn bản Nôm Công giáo, phần
nào bức tranh tôn giáo từ quá khứ được dựng lại, chẳng hạn, qua tác phẩm Thuật tích
việc nước Nam vãn, hay một số thư tịch viết về Bá Đa Lộc, cũng như một số đạo dụ của
triều đình đối với Cơng giáo, có thể hiểu thêm về lịch sử Công giáo; Qua Hội đồng tứ
giáo hay Thiên Chúa chân đạo dẫn giải tồn thư, có thể thấy người Cơng giáo tại Việt
Nam đã cố gắng nêu bật những điểm mạnh của Công giáo trong cuộc luận chiến được
biểu hiện trên sách vở tuy có vẻ ngồi êm ả nhưng quyết liệt về bản chất với các tôn

giáo truyền thống...” (Nguyễn Thế Nam, 2016).
- Giá trị Công giáo: Giá trị Công giáo ở đây gắn liền với việc giáo dục lối sống,
cách thực hành tôn giáo của người Công giáo Việt Nam. Đây là giá trị phổ biến và dễ
nhận thấy nhất. Đa phần các thư tịch Nôm Công giáo đều mang giá trị này. Bởi chúng

Thư mục xuất bản lần đầu tiên tại Paris vào năm 2017. Trước đó, cịn có bản dự thảo được xuất hành và
lưu hành nội bộ năm 2015.
3


12

là những bài giảng giúp người dân hiểu về giáo lý và thực hành lối sống đạo; chúng còn
là những câu chuyện về những mẫu gương sống đạo…
- Giá trị văn hóa: Qua các di sản Nơm liên quan đến Cơng giáo có thể tìm được
nhiều dấu ấn tư tưởng (cả tư tưởng du nhập từ Phương Tây và tư tưởng kế thừa từ truyền
thống) khiến nhiều nhà nghiên cứu có được cái nhìn tương đối sinh động về đời sống
tôn giáo, những luật tục, giáo dục, truyền thống… của người Cơng giáo Việt Nam trong
q khứ. Ngồi ra, các văn bản Nôm Công giáo được viết dưới nhiều thể loại khác nhau
(thư, thơ, tuồng, truyện ngắn…) là một nguồn tư liệu khá thú vị cho những nghiên cứu
về nghệ thuật văn chương, văn hóa Việt Nam thời kỳ trước hiện đại.
- Giá trị ngôn ngữ: Các văn bản Nôm Cơng giáo cịn là nguồn tư liệu phong phú
giúp các nhà nghiên cứu có được cái nhìn về ngơn ngữ tôn giáo, cũng như ngôn ngữ của
người Việt trong quá khứ. Hoàng Xuân Việt (2007) đã đưa ra một số nhận xét về những
đặc điểm của chữ Nôm Đạo như sau:
1. Về số lượng: “Số lượng văn bản Nôm đạo cịn lưu trữ được rất lớn và có tính
chính xác cao, khơng bị rơi vào tình trạng tam sao thất bổn như đa số các bản văn Nơm
khác” (tr.93-94).
2. Tính chính xác: “Xác định chính xác được các yếu tố như tên tác giả, năm
trước tác, năm xuất bản…nguyên bản được lưu trữ tốt, không phải sao chép, nhân bản

nhiều lần” (tr.96).
3. Cách phiên âm: Ở các văn bản Nôm Công giáo thời kỳ này đã “biết vận dụng
đúng theo luật ngữ âm hiện đại để phiên âm các tên riêng mà không bắt chước theo
những cách phiên âm đã có trước trong các ngơn ngữ khác” (tr.96). Điều này làm cho
chúng ta có thể tin tưởng rằng “chữ Nơm đạo đã phản ánh một cách chính xác cách phát
âm của người Việt vào thế kỷ XVII” (tr.97).
4. Tính phổ biến: “Sự phản ánh tiếng nói của người Việt trong chữ Nơm đạo
mang tính phổ thơng, rộng khắp các miền đất nước vào thế kỷ XVII” (tr.97).
5. Tính quần chúng: “Chữ Nơm đạo phản ánh tiếng nói của đa số quần chúng
nhân dân; phản ánh cung cách nói năng, nề nếp sinh hoạt của đa số những tầng lớp
thấp kém trong quần chúng thế kỷ XVII” (tr.98).


13

6. Về tự dạng: “Nhờ chữ Nôm cổ kết hợp với cách phiên âm của Đờ Rốt để khôi
phục lại nhiều cách phát âm địa phương của tiếng Việt xưa” (tr.100).
7. Về từ vựng: Các văn bản Nôm đạo lưu giữ được số lượng chữ rất lớn, trong đó
có “những tiếng địa phương mà ngày nay rất lạ về ý nghĩa”. Số lượng những từ lạ này
góp phần làm cho các văn vản Nơm Cơng giáo thế kỷ XVII có tính chính lục cao trong
khi hầu hết các văn bản Nôm đời thế kỷ XVII đều đã mất bản gốc (tr.101).
8. Về ngữ âm: “Các văn bản Nôm Công giáo phản ánh cách phát âm phổ thông
của người Việt từ thành thị đến thôn quê của cả đàng Trong và đàng Ngồi” (tr.101).
9. Về ngữ nghĩa: Thơng qua các từ điển, chúng ta có thể thấy được các văn bản
Nơm Cơng giáo chứng minh tính thống nhất cao độ về ngữ nghĩa của tiếng Việt thế kỷ
XVII. Ngoài ra, chúng cũng cung cấp một số lớn các từ địa phương vào thế kỷ XVII rất
cần thiết cho việc nghiên cứu tiếng Việt cổ, cũng như rất nhiều từ thuần Việt hoặc đã
được Việt hóa từ thế kỷ XVII. Mặt khác, chữ Nôm Công giáo gần gũi về ngữ nghĩa với
tiếng Việt ngày nay hơn là các văn bản Nôm cổ khác. Điều đó là nhờ vào trình độ sử
dụng ngơn ngữ của các tác giả, vốn được đào tạo ở phương Tây nên sớm tiếp thu được

những thành tựu về ngơn ngữ học thời đó để ứng dụng vào việc trước tác (tr.102).
10. Về ngữ pháp: Các văn bản Nôm cho ta những dữ liệu quý giá để “nghiên cứu
tiến trình cấu tạo từ và cấu trúc câu trong tiếng Việt cổ”. Đó là những cách đặt câu giản
dị và trực tiếp, “thiên về diễn ý hơn là tầm chương trích cú, nghĩa là đã phần nào thốt
khỏi ảnh hưởng của văn phong chữ Hán” (tr.102).
11. Về thi pháp và tu từ: Do tính chất của các văn bản Nơm đạo là để “đọc lên ở
những nơi hội họp, cầu nguyện, giáo lễ…” hoặc sử dụng trước công chúng nên chúng
đều là “những tư liệu quý để nghiên cứu về khả năng tu từ của tiếng Việt thời đó” (tr.102103).
Với những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể tin chắc là những tài liệu Nơm này
phản ánh đúng tình trạng ngôn ngữ như khi được viết ra vào thế kỷ XVII. Nó có thể đáp
ứng được phần nào những tư liệu cần thiết để nghiên cứu sự phát triển của ngôn ngữ.
Mặc dù chỉ giới hạn nội dung trong mục đích truyền đạo, nhưng sách đạo có những ưu
điểm là ít chịu ảnh hưởng của nạn tam sao thất bản, cũng như phần nào tránh được sự
thiên vị về chính trị. Do đó, những dữ kiện thu thập được trong sách đạo có thể phản


14

ánh trung thực lịch sử, nhất là đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động, nông thôn,
cùng khổ. Khác với đại đa số sách Hán, Nôm xưa do tầng lớp trí thức khoa bảng trước
tác nên thường có khuynh hướng ca tụng vua chúa, cũng như nghiêng về việc mô tả,
tiếp cận với tầng lớp quan quyền, giới quý tộc giầu sang… Các tác giả sách đạo là những
giáo sĩ, do tình trạng bị bắt đạo mà phải lặn lội trong hang cùng ngõ hẻm khắp ba miền
đất nước để lén lút giảng đạo, nên ngòi bút của họ có thể phản ánh được những sắc thái
đặc biệt mà giới nho sĩ trí thức khơng có được.
Như vậy, có thể nói những tài liệu Nơm Cơng giáo là những tư liệu quý để nghiên
cứu về từ vựng, ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt ở giai đoạn trung đại.
- Những giá trị khác: Thể hiện qua những dạng văn khắc như cách thức trang trí
trên văn khắc, thư tịch được khắc in, trong cách trang trí Hán Nơm trên các cơng trình
kiến trúc... Chúng tạo nên bức tranh sinh động về nghệ thuật Công giáo Việt Nam, trong

đó có những yếu tố được du nhập, có những yếu tố được kế thừa trên tinh thần hội nhập
văn hóa (Nguyễn Thế Nam, 2016).
Ngồi ra, Trần Văn Tồn (2018) trong bài viết Nhận xét về tầm quan trọng của
chữ Nôm Công giáo in trong Tập san Hiệp Thông/ HĐGM VN, Số 107 (tháng 7 & 8 năm
2018) cũng cho ta thấy được giá trị về khả năng sáng tạo của con người cũng như giá trị
hàm nghĩa của chữ Nôm khi chế ra một số từ ngữ Nôm chun mơn riêng. Ơng nêu ra
ví dụ: “Về vận mệnh con người thì các giáo sĩ khơng thấy trong truyền thống của các
tơn giáo địa phương có từ ngữ nào nói lên được quan niệm Cơng giáo: vì Phật giáo thì
chủ trương vơ ngã, Đạo giáo lại đi tìm trường sinh bất tử trong cái thân xác càng ngày
càng nhẹ nhõm ít vật chất, Khổng giáo thì rất mực dè dặt, khơng muốn đả động gì đến
quỷ thần hay là về cái chết, cịn tơn giáo dân gian, như trong đạo thờ tứ phủ cơng đồng,
thì hình như chỉ nghĩ đến nếp sống bây giờ mà thôi. Trái lại vận mệnh con người theo
quan niệm Công giáo là: được trông thấy Thiên Chúa, được hưởng mặt Chúa, được an
nghỉ không cịn phải khó nhọc vất vả, gọi là được “thanh nhàn vui vẻ vơ cùng”. Vì thế
đã dùng chữ “rỗi”, không phải là nhàn thân rỗi xác theo kiểu “điềm tĩnh vô vi”, nhưng
là “rỗi linh hồn”. Để viết chữ “rỗi”, thì, cho đến giữa thế kỷ XIX, người ta đã dùng chữ
“lỗi” (ba chữ “thạch” chồng lên nhau) và thêm bộ “khẩu” bên trái, để chỉ rằng phải
đọc trại đi. Nhưng sau đó thì khơng biết ai đã có cái sáng chế rất thần tình là dùng chữ


15

“sinh” là “sống” để viết thay vì chữ “khẩu”. Như thế ta thấy trong chữ Nơm được tạo
ra có cái vận mệnh của người được rỗi linh hồn là không những được hưởng mặt Chúa,
mà còn được “thanh nhàn vui vẻ vô cùng”, đồng thời cũng là “được rỗi được sống cùng
được sống lại” nữa. Điều này chắc chắn không thể thấy được trong chữ Quốc ngữ mẫu
tự La-tinh..” (Trần Văn Toàn, 2018).
1.2. Quan niệm về một số lớp từ ngữ trong tiếng Việt
Khi nói về các lớp từ ngữ trong tiếng Việt, các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến đã đưa ra một số tiêu chí phân loại như sau:

-

Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc

-

Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng

-

Phân lớp từ ngữ tích cực và tiêu cực

-

Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng
(Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến, 1997)

Thơng thường khi sử dụng nguồn ngữ liệu mang tính lịch sử, chúng tơi sẽ phân
loại lớp từ ngữ trong ngữ liệu theo tiêu chí từ ngữ tiêu cực và tích cực. Nhưng, vì tính
chất đặc biệt của loại văn bản Nôm Công giáo ở thế kỷ XVII đến XVIII, nên trong luận
văn này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến lớp từ ngữ cổ là lớp từ ngữ nổi bật trong nguồn
ngữ liệu. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng chú ý đến lớp từ ngữ đặc trưng của nguồn ngữ
liệu là lớp từ ngữ Công giáo.
Xét theo tiêu chí phân loại từ tiếng Việt ở trên, việc phân chia lớp từ ngữ Công
giáo Việt thành một lớp từ ngữ riêng bên cạnh lớp từ ngữ cổ tiếng Việt là một cách làm
không hợp lý. Song, khi quan sát sơ bộ, chúng tôi nhận thấy trong lớp từ ngữ Công giáo
này tồn tại một số từ ngữ đã là từ ngữ cổ trong hệ thống tiếng Việt ngày nay, cịn một
số từ ngữ vẫn thơng dụng từ trước đến nay, một số khác nữa lại có sự biến đổi chỉ sử
dụng hạn chế trong một số trường hợp. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu của luận văn
mang tính đặc thù là những văn bản Nơm của Công giáo ở thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ

XVIII. Do đó, việc chia tách lại là một giải pháp đáp ứng được nhiệm vụ vừa làm nổi
bật lớp từ ngữ cổ, vừa nói lên được tính đặc thù của những văn bản Cơng giáo này. Đó
là lý do vì sao chúng tôi phân tách và nêu lên quan niệm về lớp từ ngữ cổ và lớp từ ngữ
Công giáo ở đây.


16

1.2.1. Từ ngữ cổ
Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, có khá nhiều tác giả đề cập đến vấn đề từ
ngữ cổ: Đào Duy Anh dùng khái niệm từ xưa, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiện Giáp,
Vương Lộc dùng khái niệm từ ngữ cổ; Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện, Nguyễn Thanh
Tùng dùng khái niệm từ cổ, hay từ Việt cổ… Cụ thể, có thể nhìn nhận như sau:
Đào Duy Anh trong Chữ Nôm – Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến (1975) dùng khái
niệm “từ xưa” (tr.24-27). Ơng cho đó là những từ “hiện nay không dùng nữa” (tr.25),
bao gồm các từ Hán đơn âm trong các văn bản cổ: “Trong số những từ xưa còn nên kể
những từ đơn mượn ở chữ Hán (âm Hán Việt) để biểu hiện những khái niệm mà đời sau
người ta chỉ dùng những từ Việt để biểu hiện thơi” (tr.28). Có thể nói, quan niệm này
còn khá sơ sài. Tác giả chỉ mới chú ý đến khía cạnh từ hiện nay khơng cịn dùng nữa mà
bỏ qua những trường hợp từ ngữ cổ nay vẫn cịn dùng mà nay vẫn gọi từ cổ vì khơng
cịn những cách dùng như thời xưa.
Cũng như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn coi “từ ngữ cổ là những từ ngày nay
khơng dùng nữa, hoặc cịn dùng trong một địa phương, hoặc cịn sót lại trong một thành
ngữ nào đó, hoặc cịn dùng với nghĩa khác nhưng có liên can…” (Hoàng Xuân Hãn,
Sơn La Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, 1978, tr.1091). Theo ông: “… một số từ Hán, nay
không cịn dùng cơ độc nữa, cũng sẽ kể vào từ cổ” (tr.1091). Như thế, Hoàng Xuân Hãn
đã tiến hơn một bước trong quan niệm về từ ngữ cổ khi chấp nhận gọi là từ ngữ cổ đối
với những trường hợp còn sử dụng trong từ địa phương, hoặc trong một số kết hợp, hoặc
dùng với nghĩa khác có liên quan. Nhưng ơng đã thiếu sót khi khơng nói đến từ tiếng
Việt mà chỉ cho rằng là từ cổ đối với một số từ Hán ngày xưa dùng như từ đơn mà ngày

nay chỉ dùng như một hình vị trong một từ ghép.
Tương tự Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thiện Giáp (1984), Trần Trí Dõi (2005)
cũng khơng đi xa hơn trong quan niệm từ ngữ cổ khi cho rằng: “Từ ngữ cổ là những từ
ngữ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng.
Chính sự xuất hiện của những từ đồng nghĩa tương ứng này làm cho chúng trở nên lỗi
thời” (Nguyễn Thiện Giáp, 1984); “Về mặt bản chất, khi cho một từ nào đó là “từ cổ”
trong tiếng Việt có nghĩa là từ đó đã có từ xưa trong ngơn ngữ này. Và từ cổ xưa ấy hiện


×