Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Skkn Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 56 tuổi ở trường mầm non.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.95 KB, 14 trang )

CỢNG HÒA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đợc lập – Tự do – Hạnh phúc
MƠ TẢ SÁNG KIẾN
Mã sớ:……………………………………………..
1. Tên sáng kiến: Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Giáo dục về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ
Chí Minh” trong thời kỳ đổi mới là vô cùng quan trọng. Mỗi giáo viên mầm non
không chỉ học tập mà còn giáo dục cho thế hệ học sinh của mình “ học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ thể hiện lòng u
nước, lòng kính trọng u quý đới với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành
việc làm thường xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người dân Việt Nam.
Mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm
non nói riêng và sự nghiệp trồng người nói chung. Tạo được niềm tin đối với
nhân dân bởi nếu đã được nhân dân tin tưởng thì việc gì cũng sẽ thành công.
Đối với trẻ mầm non, biểu tượng về Bác Hồ gần gũi và thân thương là
hình ảnh của Bác với các cháu thiếu nhi, là các địa danh gắn liền với cuộc đời
hoạt động của Bác tại các vùng miền trên cả nước (thủ đô Hà Nội, Lăng Bác Hồ,
Ao cá, Nhà sàn Bác Hồ, Làng Sen,...), các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác.
Việc lựa chọn nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức
phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ mầm non cần đảm bảo yêu cầu về nội dung
trong Chương trình giáo dục mầm non, dựa vào mục tiêu, nội dung theo độ tuổi,
những hiểu biết, kinh nghiệm của trẻ, thời gian tiến hành, điều kiện cụ thể của
địa phương.
Nội dung giáo dục trẻ mầm non về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác
Hồ kính yêu được thực hiện một cách linh hoạt theo hướng tích hợp chủ đề (Bản
thân, Gia đình, Trường mầm non, Nghề nghiệp, Quê hương - Đất nước,..) hoặc


theo tình huống, sự kiện đang diễn ra trong thực tế (dịp sinh nhật Bác, ngày
Quốc khánh,...), hướng đến hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp đối với Bác
Hồ và bước đầu làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
* Ưu điểm:


2
Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp lãnh đạo địa
phương, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên, đầu tư về cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua nhiều phong
trào, hoạt động như: “Thi đua dạy tốt, học tốt”, phổ biến các câu nói hay của
Bác cho giáo viên học tập. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm các bài hát,
câu chuyện về Bác để dạy cho trẻ.
Nhà trường tạo góc sách tư liệu về Bác cho giáo viên, trẻ, và phụ huynh
cùng xem.
Là một giáo viên gắn bó với nghề 5 năm, tôi luôn cố gắng phấn đấu, học
hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Đối với trẻ tôi luôn yêu thương và quan tâm
đến trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi và tạo các hoạt động giúp trẻ
hứng thú và vui vẻ đến lớp.
Bản thân nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng
nghiệp, có năng lực sư phạm, luôn chủ động, sáng tạo trong công việc, thực hiện
tốt các cuộc vận động mà ngành phát động trong có có cuộc vận động “Học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Được sự tín nhiệm, ủng hộ của các bậc phụ huynh.
Phần lớn phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non
nên ngày càng quan tâm đến con em mình hơn.
Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm
sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy trẻ ở lớp 5 -6 tuổi do tôi chủ nhiệm rất thích được

nghe cơ kể chuyện và tham gia hát múa về Bác Hồ, các trẻ luôn dành những ánh
mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói về Bác và tôi nghĩ
mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.
* Hạn chế:
Phần lớn học sinh trong lớp là con em trong gia đình làm nông nghiệp nên
bớ mẹ các cháu ít có thời gian chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ nói
chung và giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Bác nói riêng.
Số trẻ trong lớp đông (35 trẻ/ 1 giáo viên) nên giáo viên phải dành nhiều
thời gian cho việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp cho trẻ.
Trường đã có góc sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh nhưng chưa đa dạng, phong phú.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu của trẻ 5-6
tuổi lớp Lá 4, sỉ số 29:
Bảng đánh giá khảo sát chất lượng ban đầu.


3
Đạt

Chưa đạt

Mức độ nội dung
khảo sát

Số trẻ khảo sát

Số
lượng


Tỷ lệ
%

Số lượng

Tỷ lệ
%

Trẻ có thái độ lễ
phép, kính trọng,
yêu quí, biết quan
tâm, giúp đỡ mọi
người

29

24

82.8

5

17.2

Trẻ có ý thức giữ
gìn vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi
trường.


29

20

68.96

9

31.04

Trẻ mạnh dạn tự
tin, thật thà, dũng
cảm, đoàn kết.

29

20

68.96

9

31.04

Trẻ biết tiết kiệm
nước năng lượng
và thực hiện các
kĩ năng tự phục
vụ


29

19

65.5

10

34.5

Khi thực hiện lồng ghép chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức và phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ tại trường tơi đã sử dụng một số
phương pháp như sau:
- Phương pháp dùng lời: Dùng lời để giao tiếp, truyền đạt.
- Phương pháp tìm tòi sáng tạo: Tìm, sáng tạo ra những biện pháp đưa vào
sử dụng trong sáng kiến.
- Phương pháp tuyên truyền: Tạo động lực cho phụ huynh học sinh.
- Phương pháp nêu gương động viên khích lệ: Ln chú trọng việc nêu
gương để động viên khích lệ cá nhân thực hiện tốt.
- Phương pháp trực quan: Sử dụng những đồ dùng, đồ chơi tự tạo...
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Nhiệm vụ của đề tài sáng kiến là tìm ra được những biện pháp tớt nhất, có
tính thực tế cao, giúp cho giáo viên trong trường biết lồng ghép Học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh vào mọi hoạt động trong ngày.


4
Đưa ra được các biện pháp giúp giáo viên giao lưu học hỏi trao đổi, mạnh dạn
chia sẻ những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ,

cũng như biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục có lồng ghép Học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức, Phong cách Hồ Chí Minh. Tự tin tuyên truyền phối hợp
với các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng hiểu cùng quan tâm, chung tay giáo
dục trẻ phát triển một cách tồn diện nhất.
3.2.2. Nợi dung của giải pháp:
* Tính mới của giải pháp:
Đề tài giúp cho giáo viên hiểu và khai thác được tối đa, hiệu quả việc tổ
chức lồng ghép chuyên đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong
cách Hồ Chí Minh" Qua đó giúp trẻ được tiếp cận chuyên đề một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó, khơ cứng mà phù hợp với đặc điểm sinh lí
cũng như nhu cầu, nguyện vọng và năng lực tiếp nhận của trẻ mầm non. Trong
quá trình tổ chức lồng ghép chuyên đề giáo viên và trẻ đều có cơ hội thể hiện sự
sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của
các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
Tìm ra được các biện pháp cụ thể sáng tạo như biện pháp tuyên dương
những tấm gương tiêu biểu theo từng chủ đề trong tháng và biện pháp tổ chức
cho trẻ giao lưu học tập theo lời Bác để giúp người quản lý và giáo viên giải
quyết được một bài toàn khó trong việc tổ chức lồng ghép các hoạt động giáo
dục tại trường mầm non hiện nay.
* Cách thức thực hiện
Sau khi đánh giá thực trạng trẻ lớp mình qua những kinh nghiệm của bản
thân tôi đã nghiên cứu và đưa ra một sớ biện pháp tích hợp nội dung học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi
ở trường mầm non như sau:
- Nguyên tắc tích hợp, yêu cầu khi lựa chọn và thực hiện nội dung
giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ mầm non.
Cần phải đảm bảo yêu cầu về nội dung trong chương trình giáo dục mầm
non, dựa vào mục tiêu, nội dung theo từng độ tuổi, những hiểu biết kinh nghiệm
của trẻ, điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương.
Áp dụng linh hoạt theo hướng tích hợp chủ đề hoặc theo tình huống sự

kiện đang diễn ra trong thực tế.
Thực hiện thường xuyên qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như: hoạt
động học, hoạt động chơi, ngoài trời, ăn ngủ, vệ sinh, hoạt động mọi lúc mọi
nơi… và được tích hợp lồng ghép ở tất cả các lĩnh vực giáo dục như: giáo dục
phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, triển thẩm mỹ và đặt biệt là trong lĩnh
vực giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội.
Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh khơng làm thay đổi môn học, không biến các hoạt động thành một
hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức độc lập mà được khai thác nội dung giáo
dục, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có chọn lọc mang tính điển


5
hình. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giúp cho trẻ nhận
biết về hành vi, kĩ năng, thái độ của mình. Thông qua các hoạt động vận dụng
những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày để giáo dục các cháu ngày càng
ngoan hơn, tiến bộ hơn.
Lồng ghép tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non không
phải giáo dục cho các cháu những gì lớn lao to tác mà giáo dục những gì gần
gũi, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày như giáo dục trẻ lễ phép, kính trọng
người lớn, giáo dục trẻ về kỹ năng sớng như kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng vệ sinh,
giáo dục trẻ lòng thật thà, dũng cảm, tiết kiệm, biết giữ gìn vệ sinh, biết đoàn kết
chia sẻ, giúp đỡ mọi người, biết yêu quý, tôn trọng những người xung quanh
chăm học, chăm làm, yêu quê hương đất nước…
- Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non qua các
chủ đề cụ thể như sau:
* Đối với chủ đề Trường mầm non
Dạy trẻ biết kính trọng, lễ phép với cơ giáo, các cơ chú trong trường, u

thương, đồn kết giúp đỡ bạn bè. (Làm theo lời Bác đã dặn các cháu thiếu nhi
nhân lúc Bác đi thăm cáu cháu các cháu thiếu nhi mồ côi ở trại Kim Đồng Thanh Hóa: “Thiếu nhi thì phải ngọan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính
trọng người già, giúp đỡ người tàn tật, yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với
nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt”).
Dạy trẻ các qui tắc đạo đức: đi học chào ông, bà, bố mẹ; đến lớp chào cô
giáo; biết giúp đỡ bạn, người già, người khuyết tật... Dạy trẻ biết, ngoài các cô
dạy ở lớp, còn có các cô, chú khác, vẫn làm các công việc khác đế chăm sóc bảo
vệ trẻ như: chú bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, các cô cấp dưỡng thi nấu những
bữa ăn ngon, cô lao công thì quét rác dọn vệ sinh cho sân trường sạch sē, khi vui
chơi không bị bắn quán áo, cô y tế chăm sóc sức khoẻ cho các con… Vì vậy, cả
lớp đều phải lễ phép, kính trọng chào hỏi các cô chú ấy.
Giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình, biết vui chơi
đoàn kết, nhường nhịn bạn, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ bạn khuyết tật chậm
nói học chung lớp; không vứt rác bừa bāi, bỏ rác đúng chỗ (thùng rác, túi đựng
rác,.) giữ lớp học sạch sẽ, gon gàng, ngăn nấp.
Dạy trẻ thực hiện tốt các qui tắc đạo đức như đi học chào ông bà, bố mẹ
đến lớp chào cô giáo, khi nói phải biết giơ tay, thưa dạ, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
* Đối với chủ đề Bản thân
Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn vệ sinh cá nhân các bộ phận, giác quan
trên cơ thể, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi của Bác
Hồ để mỗi ngày đều có sức khoẻ tớt, cơ thế phát triến khoẻ mạnh, hài hồ, cân
đới. Biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp thời tiết khi đến lớp. Đó cũng
là cách học tập phong cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi dâu.
Ví dụ:


6
Giáo dục trẻ biết được lợi ích của các bộ phận trên cơ thể, không được
xem nhẹ bộ phận nào trên cơ thế vì bộ phận nào cũng quan trọng và muốn chúng
được khoẻ mạnh thì chúng ta cần tập thể dục và giữ vệ sinh hằng ngày.

Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,. biết cách ăn mặc gọn
gàng, sạch sẽ, phù hợp hoàn cảnh.
* Đối với chủ đề Gia đình
Trẻ biết làm những công việc vừa sức giúp đỡ cha, mẹ và những người
xung quanh trẻ.
Dạy trẻ một số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện, bài hát về
tình cảm của ông bà cha mẹ và thông qua đó giáo dục trẻ phải biết u thương
kính trọng ơng bà cha mẹ vì đó chính là người đã sinh ra mình, chăm sóc mình
khỏe mạnh.
Dạy trẻ thể hiện hành động yêu quý, kính trọng ơng bà cha mẹ của mình
như: biết thưa gửi lễ phép, nghe lời ông bà, ngoan ngoãn, kính trọng ơng
bà cha mẹ của mình; dạy trẻ quan tâm đến mọi người như: hỏi thăm khi thấy bố
mẹ mệt, rót nước mời bố mẹ uống khi bố mẹ đi làm về, lấy tăm cho ông bà, bố
mẹ khi ăn xong…
* Đối với chủ đề Nghề nghiệp
Dạy trẻ có những hiểu biết về các nghề, yêu quí tất cả các nghề trong xã
hội, có thái độ quí trọng tất cả các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào cả,
bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng. Trẻ biết
nâng niu giữ gìn sản phẩm của các nghề, biết giúp đỡ những người xung quanh
bằng những việc làm vừa sức.
Ví dụ: Khi giáo viên dạy về những nghề quen thuộc như: bác sĩ, giáo
viên, kỹ sư. Trẻ dễ dàng nhận ra những nghề này mang lại lợi ích gì và có thái
độ kính trọng những nghề đó. Còn với những nghề như: lao công, quét rác, nghề
nông.. mặc dù văn thấy hàng ngày nhưng trẻ sẽ không biết được những nghề này
đem lại lợi ích gì cho mình, thậm chí còn có thái độ coi nhẹ nghề đó. Vì thế,
giáo viên cần dạy cho trẻ biết về công việc của các cô lao công, quét rác, các bác
nông dân.. thông qua những bài thơ, câu hát để trẻ thấy rằng đó là những công
việc thầm lặng nhưng đáng trân quý, đáng tự hào. Nhờ có công việc của các cô,
các bác ấy mà chúng ta có đường phố sạch sẽ, bầu khơng khí trong lành, có thực
phẩm để ăn ́ng.. từ đó, trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung cũng như vệ sinh

môi trường.
* Đối với chủ đề Tết - Mùa xuân
Giáo viên cho trẻ trồng cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây. Giáo viên
cùng trẻ tưới nước, chăm sóc cây thường xuyên đẻ dạy trẻ biết tham gia các hoạt
động lao động tập thể, yêu lao động, hăng say vì công việc lao động, đồng thời
qua việc chăm sóc cây, trẻ sẽ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và
biết được lợi ích của cây đối với con người: cung cấp gỗ, làm cho không khí
trong lành, chớng sạt lỡ,…


7
Dạy trẻ biết ý nghĩa của ngày tết cổ truyền của dân tộc, biết được phong
tục tập quán của ngày tết, hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp
với ngày tết.
* Đối với chủ đề Động vật
Giáo viên dạy trẻ biết yêu quý các động vật xung quanh trẻ, bởi mỗi con
vật đều cần có sự sớng và có ích lợi đới với con người. Do đó, chúng ta phải biết
cách bảo vệ và chăm sóc chúng.
Ví dụ: Thơng qua các buổi dạo chơi ngồi trời, giáo viên có thể trò
chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm của các con vật được nuôi trong trường như
mèo, chim bồ câu,.. Ngoài ra, giáo viên có thế kết hợp giáo dục trẻ phải yêu quý,
chãm sóc, bảo vệ vật nuôi vì chúng sống gần gũi, thân thiết và có ích lợi với con
người.
* Đối với chủ đề Phương tiện giao thông
- Dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông và
giáo dục trẻ khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ và chấp hành đúng luật
giao thông như đi bộ phải đi sát lề đường bên phải, đi xe máy phải đội mũ bảo
hiểm…
* Đối với chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên
Dạy trẻ biết ích lợi và sự cần thiết của nước đối với con người, tầm quan

trọng của việc sử dụng nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm.
Dạy trẻ biết tiết kiệm nước, tắt điện, vòi nước khi không sử dụng.
* Đối với chủ đề Quê hương, đất nước, Bác Hồ
Cô dạy trẻ biết thể hiện tình cảm, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc,
chăm ngoan học giỏi để tỏ lòng kính u đới với Bác, tìm hiểu về những danh
lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương nơi trẻ sớng.
Cơ cho trẻ xem tranh ảnh, đọc thơ, nghe các bài hát, bài thơ,câu chuyện
và về cảnh đẹp như: Hồ Gươm, Chùa một cột, cảnh đẹp về quê hương…và các
hình ảnh, phim tài liệu về Bác Hồ. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ
giúp cho trẻ thêm tự hào và yêu quí Bác Hồ kính yêu, thêm yêu quê hương, đất
nước.
* Đối với chủ đề Trường tiểu học
Bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tớt, lao động tớt
Đồn kết tớt, kỷ luật tớt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Cần giáo dục cho trẻ một tấm lòng yêu nước thương dân. Nhưng đối với
trẻ mẫu giáo cần giáo dục cho các cháu biết yêu thương anh chị em, cha mẹ, ông
bà, bạn bè, gia đình, yêu những người xung quanh, yêu quê hương đất nước, yêu
loài vật,…
Giáo dục trẻ có ý thức tự giác trong các hoạt động, biết yêu lao động, biết
giúp đỡ bố mẹ, cô giáo làm những công việc vừa sức, biết lao động phục vụ bản
thân.


8
Giáo dục trẻ phải biết đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong gia
đình, bạn bè, xã hội, thực hiện tốt các nội quy của nhà trường, nội quy của lớp

học, thực hiện tớt an tồn giao thơng.
Như Bác Hồ đã nói “Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi
một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe”. Vì vậy sức khỏe là vốn quý
của con người nên cần giáo dục cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường, vệ sinh ăn ́ng,…Cần giáo dục trẻ tính khiêm tớn, thật thà, dũng cảm,
vì đây là đức tính cần có ở mỡi con người.
- Tích hợp nợi dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non qua các
hoạt động hàng ngày.
* Giáo dục trẻ thông qua giờ đón, trả trẻ
Với trẻ mầm non thời gian học ở trường chiếm rất nhiều thời gian học
trong ngày. Ở đó trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau học những cái tốt và cái chưa tốt. Vì
thế, tôi thấy việc giáo dục trẻ lễ phép, mạnh dạn, tự tin, biết chào hỏi bố mẹ ông
bà, cô giáo, chào khách đến lớp, đến nhà là rất cần thiết và phù hợp taị trường
mầm non.
Tôi thường xuyên gần gũi, âu yếm vỗ về trẻ và trò chuyện với trẻ một
cách tự nhiên, nhẹ nhàng và cởi mở về những gì mong muốn ở trẻ. Bên cạnh đó
đặt ra những giới hạn và hướng trẻ tin rằng việc tuân theo các giới hạn đó là tốt
cho bản thân trẻ. Tuy nhiên tôi không làm điều đó một cách áp đặt. Tôi để trẻ
nghĩ rằng : “Cô giáo là người bạn lớn đáng tin cậy của trẻ”. Lớp tôi có những trẻ
khi đến lớp chưa mạnh dạn chào cô và chào bố mẹ, phải thường xuyên nhắc nhở
nhưng trẻ vẫn chưa thực sự mạnh dạn và chưa có thói quen nề nếp và kĩ năng
trong việc chào hỏi. Do vậy trong giờ đón trả trẻ tôi là người tạo tình huống để
trẻ nói lên suy nghĩ của mình. Tơi hỏi trẻ: Cháu thích gì? Cháu khơng thích điều
gì? Hơm nay cơ dạy con học gì? Trong lớp các bạn chơi với nhau như thế nào?...
Từ đó trẻ sẽ dần tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi trò chuyện với mọi
người. Ngoài ra tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón
trả trẻ thông báo với bố mẹ về tình hình của trẻ trong ngày, lắng nghe bố mẹ trẻ
trao đổi một số đặc điểm của trẻ. Từ đó để uốn nắn dần dần giúp trẻ lễ phép hơn,
mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.

* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động học
Thông qua các tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, sưu tầm những câu nói
hay, những bài hát, những câu chuyện, bài thơ hay để lồng ghép giáo dục, tùy
thuộc vào từng chủ đề mà chúng ta kết hợp lồng ghép một cách phù hợp.
Ví dụ: Chủ đề gia đình khi kể cho cháu nghe câu chuyện: “Ai đáng khen
nhiều hơn” tôi gợi hỏi tạo cơ hội quan tâm đến từng cá nhân, đặt ra nhiều câu
hỏi, tạo nhiều tình huống cho trẻ tự tin giao tiếp cùng cô. Sau đó tôi nhấn mạnh,
liên hệ giáo dục: Các con à? Bố mẹ của các con phải làm việc vất vả để nuôi các
con khôn lớn. Vì vậy các con phải biết vâng lời bố mẹ, thương yêu và nhường
nhịn em bé, không những thế mà phải biết quan tâm và giúp đỡ mọi người xung
quanh mình nữa đấy.


9
Sau khi được cô giáo dạy xong, trẻ đưa tay xin kể cho cô nghe những việc
làm mình đã giúp đỡ bố mẹ như cho gà, chó, mèo ăn, quét nhà, tự mặt quần áo,
chải tóc, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong,…Qua cách làm như vậy giờ học đã
sinh động lôi cuốn sự chú ý của trẻ hẳn lên rõ rệt.
* Giáo dục trẻ thơng qua chơi ngồi trời
Trẻ mầm non rất thích vui chơi, thích sưu tầm tranh ảnh, hình vẽ, thích
chơi những trò chơi dân gian, vận động mang tính chất tập thể. Các cháu rất
thích làm những công việc có người lớn hướng dẫn qua đó các cháu thể hiện
được mình với bạn bè, với mọi người xung quanh. Thông qua các buổi lao động,
chơi ngồi trời góp phần tạo ra các tình h́ng phát triển kĩ năng giao tiếp tạo
cho các cháu tích lũy thêm vốn hiểu biết với nhau trong bạn bè. Vì thế tạo một
sân chơi lành mạnh, bổ ích thân thiện cho các cháu là điều cần thiết nhằm hướng
tới mục tiêu: “Cô trò cùng học cùng vui” dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các
cháu lại được vui chơi thỏa thích.
Tơi thường xun tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian như: ô
ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, kéo co, ném bóng

vào rổ, lăn bóng theo đường dích dắc, thi tìm ca dao, tục ngữ, hò vè…Qua mỗi
trò chơi có thưởng, phạt để kích thích sự hăng say và tích cực của các cháu.
Dạy trẻ có thái độ tích cực nhiệt tình, hăng say trong lao động, biết giữ gìn
vệ sinh môi trường, biết chăm sóc tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây, hoa, rau
để cho trường, lớp thêm tươi đẹp.
* Giáo dục trẻ thông qua chơi ở các góc
Đới với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi ln đóng vai trò chủ đạo, trẻ
được “Học mà chơi, chơi mà học”, trong quá trình chơi trẻ thể hiện được tình
cảm, thái độ của mình, qua đó giúp trẻ có những kỹ năng và ý tưởng sáng tạo
trong quá trình chơi. Khi được chơi trẻ sẽ chơi hết mình hứng thú, tích cực tham
gia chơi. Bởi vậy giáo dục trẻ thông qua chơi sẽ giúp trẻ tiếp nhận thông điệp
được dễ dàng hơn, nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Như trong hoạt động góc tôi dạy trẻ cách tổ chức các hoạt động trong
nhóm nhỏ, biết phân công, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm, linh hoạt, sáng
tạo trong khi chơi, biết chia sẽ đoàn kết khi chơi, nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau,
giáo dục trẻ không giành đồ chơi để chơi một mình mà phải chia sẻ để cho các
bạn cùng chơi, chơi xong cất dọn gọn gàng, đúng nơi qui định. Ngồi ra tơi còn
dạy trẻ nói năng lễ phép, lịch sự.
* Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vệ sinh
Thông qua hoạt động vệ sinh giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm nước và xà
phòng, sử dụng xà phòng vừa phải, không vặn vòi nước quá to, khi dùng xong
phải khóa vòi ngay, không để nước chảy tự do. Giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm
nước và xà phòng, có ý thức khi thực hiện, sử dụng xà phòng vừa phải.
*- Giáo dục trẻ trong giờ ăn
Ngoài ra tôi còn giáo dục trẻ trong giờ ăn, nhắc nhở trẻ ăn uống gọn gàng
không rơi vãi cơm xuống nền, xuống bàn, không nói chuyện khi ăn, biết rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn, biết mời cô mời bạn trước khi ăn, ăn hết suất, biết giữ quần
áo đầu tóc gọn gàng, phải biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn trong khi ăn, biết



10
làm một số việc tự phục vụ bản thân như ăn xong phải biết súc miệng, cất dọn
bàn ghế gọn gàng…
- Tích hợp nợi dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh cho trẻ vào một số hoạt động khác.
* Phát huy công tác nêu gương những việc làm tốt nên làm
Trẻ mầm non rất thích được khen thưởng, thích được tuyên dương. Vì
những việc làm tốt, hành vi tốt của các cháu khi được cô giáo tuyên dương trước
bạn bè thì các cháu rất vui sướng và tự hào. Chính vì vậy tuyên dương là hình
thức khen thưởng mang tính khích lệ động viên để các cháu có thể làm được
những việc tốt hơn. Đồng thời mang đến cho trẻ niềm vui, niềm phấn khởi thích
được đến trường.
Mặt khác tuyên dương trẻ có những việc làm tốt, hành vi tốt sẽ giúp cho
các cháu khác học tập và nêu gương tốt của bạn từ đó làm cho lớp có thể có
nhiều trẻ tốt về học tập và đạo đức tốt của mình ở nhà cũng như ở ngoài xã hội
và gia đình.
Vì vậy nêu gương là hoạt động rất cần thiết đối với các bật học, nhất là bật
học mầm non vì ở bật học này các cháu thích được mọi người khen từ đó các
cháu thể hiện được mình với những người xung quanh.
Ví dụ: Lớp tôi hàng tuần đều phát động phong trào thi đua giữa các tổ,
nhóm với nhau, tất cả các cháu của các tổ, nhóm đều có tinh thần tự chủ phát
hiện những việc làm chưa tốt, ghi nhận những điều làm tốt của các bạn cuối tuần
các tổ nhóm đưa ra trước lớp tên những bông hoa tỏa sáng của lớp và giáo viên
kịp thời tuyên dương và tặng cho trẻ hoa bé ngoan.
Đặc điểm của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên nên không chỉ đổi mới
hoạt động nêu gương mà còn phải tổ chức hoạt động này thường xuyên và có
hiệu quả nhằm giúp trẻ có động lực phấn đấu trở thành tấm gương cho bạn noi
theo. Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân đóng vai
trò quan trọng trong quá trình giáo dục và có ý nghĩa thiết thực trong việc điều
chỉnh nhận thức thái độ và các biểu hiện hành vi của trẻ. Thông qua việc nhận

xét sẽ cung cấp thêm kinh nghiệm sống và biết điều chỉnh hành vi, từ đó có thái
độ đúng đắn và cách ứng xử của mình cho phù hợp.
Mặt khác tôi còn tuyên dương, khen thưởng các cháu có nhiều tiến bộ
trong học tập và trong sinh hoạt, chỉ cần một việc làm nhỏ như lượm của rơi của
các bạn trả lại cho bạn, hay mạnh dạn phát biểu xây dựng bài, biết nói lời chân
thật…
Ví dụ: Bạn Hải Đăng nhặt được của rơi và trả lại cho người đánh mất là
bạn Linh Lam. Như vậy thông qua những giờ học có liên quan đến giáo dục tôi
thường hỏi:
- Theo con thì con có nhận xét gì về việc làm của bạn Đăng? Vì sao?
- Việc làm như vậy đem lại điều gì cho người khác?
- Gọi một vài cháu nhận xét, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung.
Tất cả những việc làm của các cháu tưởng chừng như đơn giản, là việc
nhỏ, xong đối với học sinh yếu kém là một quá trình phấn đấu và rèn luyện của
các cháu mà giáo viên biết khen thưởng kịp thời chính là phát huy sự nổ lực của
mỡi trẻ. Các cháu sẽ cố gắng thật nhiều với lời khen ấy của cô giáo và từ đó lớp


11
tôi ngoan hiền gia tăng, các cháu nghịch ngợm giảm dần và các cháu trở nên
thân thiện gần gũi hơn, có nhiều ý thức hơn trong các hoạt động. Với cách làm
như vậy, từ đó lớp tôi tiến bộ dần về mặt đạo đức, hình thành tính trung thực,
thật thà, biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người, biết đem lại niềm vui, niềm
hạnh phúc cho người khác.
* Giáo dục lòng thật thà, dũng cảm cho trẻ
Thật thà, dũng cảm là một trong những đức tính quan trọng cần sớm quan
tâm để giáo dục trẻ. Tính thật thà dũng cảm nhiều khi có sẵn trong một số trẻ,
nhưng lại cũng chưa có trong một số trẻ. Do vậy việc giáo dục cho trẻ tính thật
thà, dũng cảm càng sớm càng tớt. Ḿn giúp trẻ có được tính này cần có nhiều
hình thức giáo dục nhằm gây hứng thú cho trẻ và đạt hiệu quả hơn.

Ví dụ: Thông qua các buổi trò chuyện tôi sử dụng một số câu chuyện để
giáo dục trẻ như câu chuyện: “Món quà cô giáo”, “Thỏ nâu biết nhận lỗi”. Qua
những mẫu chuyện này giáo dục trẻ có lỗi phải biết nhận lỗi và sửa lỗi, biết
được hành vi đúng sai trong cuộc sống. Có như thế mới là người dũng cảm,
trung thực, mau tiến bộ và được mọi người quý mến. Điều quan trọng là cô giáo
cần giáo dục cho trẻ lòng thật thà, dũng cảm thông qua nhiều hình thức khác
nhau nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, dạy trẻ qua những tình huống thực tế,
dạy trẻ nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, qua những bài thơ, mẫu chuyện cô giáo
dục.
* Cô giáo luôn là tấm gương cho trẻ noi theo
Trẻ mầm non là lứa tuổi còn quá nhỏ, chưa ý thức được nhiều, nhân cách
chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ hay bắt chước người lớn từ lời nói đến hành
động. Bởi vậy muốn trẻ phát triển nhân cách tốt, có thói quen tốt thì người lớn
nói chung và cô giáo nói riêng phải luôn là tấm gương tốt cho trẻ noi theo. Bất
cứ lời nói hay hành động nào cũng cần phải đẹp, dù không muốn nhưng cũng
phải làm cho trẻ xem để trẻ học theo và bắt chước.
Ngoài việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ thơng qua các chủ đề, qua các hoạt động học,
hoạt động chơi. Qua đó sẽ giúp cho trẻ thêm tự hào và kính u những người đã
có cơng với đất nước và càng thêm yêu quê hương đất nước.
- Kết hợp với BGH, đồng nghiệp sưu tầm tranh ảnh, xây dựng góc
sách về Bác Hồ.
Để có được sớ lượng tranh ảnh có nội dung về Bác, tôi phải mất nhiều
thời gian, công sức và nhiều hình thức khác nhau.
Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về Bác dán thành tập nhằm giúp trẻ hiểu
thêm về người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Vận động mỗi phụ huynh đóng góp một số tài liệu, sách báo có liên quan
đến Bác Hồ.
Sưu tầm một số mẫu chuyện về Bác đóng thành tập để hàng ngày đọc cho
trẻ nghe.

- Kết hợp với phụ huynh
Sự phối hợp giữa gia đình và giáo viên là một trong các biện pháp hữu
hiệu để trẻ phát triển một cách hoàn thiện về mọi mặt góp phần nâng cao chất


12
lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức cho trẻ. Giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ
huynh để tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện
pháp giáo dục kịp thời phù hợp với trẻ. Đới với trẻ có hồn cảnh đặt biệt tôi gặp
riêng phụ huynh để trao đổi, tìm hiểu và đưa ra mục tiêu giáo dục đúng đắn hơn
để cùng gia đình giải quyết phần nào những vướng mắt về nhận thức trong quá
trình dạy trẻ. Qua đó nhiều phụ huynh tỏ ra quan tâm và ngày càng tin tưởng
vào sự giáo dục của giáo viên, phụ huynh tích cực sưu tầm truyện, thơ, tranh ảnh
về Bác Hồ để cùng con tìm hiểu tại gia đình.
Ngồi ra tơi còn lồng ghép, giáo dục tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh vào các cuộc họp phụ huynh, tơi sưu tầm tranh ảnh, báo chí, mẫu
chuyện có liên quan đến giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm giúp
cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng đạo đức của con người. Từ đó phụ
huynh sẽ hành động thiết thực thay đổi thói quen, lối sống đồng thời tạo dựng
cho con em mình một môi trường sống lành mạnh, trong sáng về đạo đức, vui vẻ
về tinh thần, tốt về thể chất và rèn luyện cho trẻ có một kĩ năng sống tốt để xứng
đáng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc lồng ghép tích hợp nội dung học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng lại
ở các mơn học, bài học có liên quan đến giáo dục đạo đức mà còn giáo dục các
cháu vào các hoạt động như hoạt động đón trả trẻ, hoạt động học, vui chơi,
ngoài trời, vệ sinh, hoạt động mọi lúc mọi nơi… Tùy thuộc vào nội dung kiến
thức của từng hoạt động, bài học mà giáo viên lồng ghép tích hợp sao cho phù
hợp với tình hình thực tế của lớp mình phụ trách.
Việc dạy trẻ cần phải được tiến hành đồng bộ và thường xuyên không

ngắt quãng vì trẻ ở độ tuổi này mau nhớ nhưng cũng mau quên. Khi lồng ghép
cô nên tích hợp nội dung này vào các hoạt động của trẻ một cách nhẹ nhàng để
trẻ hứng thú, say mê, chủ động, linh hoạt tự nhiên lĩnh hội kiến thức điều quan
trọng khi giáo dục trẻ giáo viên phải luôn lấy trẻ làm trung tâm.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp có khả năng áp dụng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường
mẫu giáo, mầm non trong và ngồi huyện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tích hợp nội
dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc
dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non tại lớp Lá 4, tôi đã thu được kết quả như sau:
Mức độ nội dung
khảo sát
Trẻ có thái độ lễ
phép, kính trọng,
u q, biết quan

Đạt

Chưa đạt

Sớ trẻ khảo sát

Sớ
lượng

Tỷ lệ
%

Sớ lượng


Tỷ lệ
%

29

29

100

0

0


13
tâm, giúp đỡ mọi
người
Trẻ có ý thức giữ
gìn vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi
trường.

29

29

100

0


0

Trẻ mạnh dạn tự
tin, thật thà, dũng
cảm, đoàn kết.

29

26

89.7

3

10.3

Trẻ biết tiết kiệm
nước năng lượng
và thực hiện các
kĩ năng tự phục
vụ

29

29

100

0


0

* Về phía bản thân tơi:
Giáo viên tích cực hơn trong việc lồng ghép giáo dục, tư tưởng, đạo đức,
vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt tích cực hơn dần thay thế các phương
pháp dạy học nặng về thuyết trình, giảng giải. Đồng thời giáo viên luôn làm
gương cho trẻ noi theo .
Được các bậc phụ huynh tin tưởng, ủng hộ và cùng phối hợp để công tác
chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
* Đối với trẻ:
Hầu hết các cháu đều ngoan, hứng thú trong các hoạt động, tiếp thu tốt
các kiến thức và kĩ năng cơ truyền đạt.
Trẻ mạnh dạn tự tin, tích cực hơn, sáng tạo hơn trong việc lĩnh vực kiến
thức mới rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống, biết lao động tự phục vụ không đợi cô
phải nhắc, biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, vui vẻ đoàn kết với bạn, có ý thức
trong hoạt động vệ sinh. Có ý thức tự giác, tự lập trong các hoạt động, chấp
hành tốt nội qui trường lớp. Các cháu có thái độ, kĩ năng sớng như biết u
thương, kính trọng quan tâm chia sẻ giúp đỡ mọi người, nói năng lễ phép nhẹ
nhàng lịch sự, biết yêu thương loài vật, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, yêu quê
hương, đất nước, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Nâng cao chất lượng giáo dục trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, trẻ
ngoan hơn, có nhiều kiến thức, kĩ năng hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ
ở các bậc học tiếp theo.
* Đối với phụ huynh:
Qua trò chuyện trao đổi, quan sát phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, họp
phụ huynh, qua trao đổi trên nhóm lớp tôi nhận thấy:
Đa số phụ huynh đã biết được nội dung học tập và làm theo tấm gương
đạo đức, phong cách HCM đối với trẻ 5 tuổi là gì? Chính vì vậy, cha mẹ trẻ đã



14
thấy được và rất quan tâm về nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục trẻ.
Khi thấy con em về nhà hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về Bác phụ huynh rất
phấn khởi, xúc động và thấy được tác dụng của giáo dục trong trường mầm non,
các bậc phụ huynh tin vào tương lai con em mình sẽ trở thành những bé ngoan,
biết vâng lời và sẽ học tập làm theo gương của Bác.
Điều này cho thấy tôi áp dụng SKKN “Tích hợp nội dung học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non” là rất có hiệu quả.
Trên đây là một sớ biện pháp “Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong việc dạy trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non”. Mặc dù đã có sự cố gắng song các biện pháp đó cũng không tránh
khỏi sự thiếu sót và có những hạn chế. Đó là những việc làm thiết thực hàng
ngày của tôi qua một năm học mà tôi đã áp dụng để giáo dục trẻ góp phần khơng
nhỏ tổ chức các tiết dạy có tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh để giáo viên tham dự và học hỏi rút kinh nghiệm.
Rất mong được sự quan tâm hỗ trợ và góp ý của Hội đồng. Tôi mong rằng đề tài
của tôi sẽ được áp dụng trong trường mầm non nơi tôi công tác, để đề tài này
được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không
Mỏ Cày Bắc, ngày 15 tháng 01 năm 2024



×