Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tài Liệu Môn Cpqt.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 41 trang )

NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1: Khái luận chung về Luật Quốc tế
Bài 2: Nguồn của Luật Quốc tế
Bài 3: Dân cư trong Luật Quốc tế
Bài 4: Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong Luật Quốc tế
Bài 5: Luật Ngoại giao Lãnh sự
Bài 6: Giải quyết tranh chấp quốc tế
BÀI 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ
1 Khái niệm Luật Quốc tế
1.1 Sự hình thành của Luật quốc tế
- Sự hình thành của nhà nước và pháp luật?
- Sự xuất hiện mối quan hệ giữa các nhà nước
- Nhu cầu cần có quy tắc xử sự chung để điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhà nước
- Có các quy tắc xử sự thành dạng bất thành văn hoặc thành văn
1.2 Định nghĩa Luật Quốc tế
Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm
pháp luật do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,
nhằm điều chỉnh mỗi quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể với nhau, và được đảm bảo thực hiện bởi chính
các chủ thể đó.
Luật quốc tế và luật quốc gia là 2 hệ thống pháp luật độc lập, khác nhau về chủ thể, đối tượng,…
Luật quốc tế do các chủ thể tự nguyện bình đẳng, thỏa thuận. Luật quốc gia do nhà nước thừa nhận, ban
hành, người dân chấp hành. Luật quốc tế điều chỉnh đa dạng các mối quan hệ, nhưng quan hệ chính trị là
chủ yếu, chính trị là quan trọng nhất. Các mối quan hệ có các quy tắc xử sự điều chỉnh.
Nếu văn bản khơng mang tính chất ràng buộc pháp lý, chỉ mang tính chất tuyên bố chính trị ngoại
giao thì khơng ràng buộc nghĩa vụ, bắt buộc đối với các bên, không phải là luật chỉ thể hiện quyết tâm
chung của các bên. Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông là 1 điều ước quốc tế chứa đựng các QPPL quốc tế
được xây dựng trên thỏa thuận của các bên nhằm điều chỉnh tranh chấp trên Biển Đông. Khi đã ký kết,
những quy tắc xử sự trong bộ quy tắc này trở thành QPPL mang tính bắt buộc và các bên phải quân thủ.
Nếu vi phạm là vi phạm PL quốc tế
* Phân biệt “công pháp quốc tế"và “tư pháp quốc tế”
Đặc điểm



Công pháp quốc tế

Đối tượng điều Chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia
chỉnh (cơ bản)
Tính chất

Chủ thể

Mang tính chất “cơng”

Tư pháp quốc tế
Quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân
Mang tính chất “tư” (bao gồm các quan hệ
dân sự mang yếu tố nước ngoài, liên quan
đến sự khác biệt về quốc tịch của các chủ
thể liên quan, địa điểm diễn ra quan hệ,..)

Chủ yếu là các quốc gia , tổ chức quốc Các cá nhân và pháp nhân
tế, vùng lãnh thổ có quy chế đặc biệt


Phương pháp
điều chỉnh

Phương pháp thoả thuận, bình đẳng

Phương pháp thực chất, phương pháp xung
đột


Biện pháp
thực thi luật

Các biện pháp áp dụng có thể mang Các biện pháp áp dụng thường là các bồi
tính chính trị, kinh tế, vũ lực
thường thiệt hại mang tính tài sản

1.3 Quy phạm pháp luật quốc tế
- Khái niệm: Quy phạm pháp luật quốc tế được hiểu là những quy tắc xử sự do các chủ thể của luật quốc
tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị giá trị pháp lý.
- Đặc điểm:
+ Ghi nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như khả năng gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế của
các chủ thể quốc tế;
+ Là cơ sở pháp lý để đánh giá tính hợp pháp của các hành vi của các chủ thể của luật quốc tế khi tham
gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế;
+ Được xem là thành tố nhỏ nhất, hạt nhân của hệ thống luật quốc tế.
- Trong quan hệ quốc tế ngồi các quy phạm luật quốc tế cịn có các quy tắc ứng xử; thông lệ; lễ nhượng
quốc tế; các quy phạm đạo đức, chính trị quốc tế.
+ Có vai trị tích cực trong việc góp phần điều chỉnh hoạt động của các chủ thể luật quốc tế với nhau;
+ Thường tồn tại trong các quan hệ quốc tế về nghi lễ ngoại giao hoặc các quan hệ đối ngoại khác;
+ Khơng có hiệu lực bắt buộc với các chủ thể của luật quốc tế.
- Phân loại:
● Căn cứ vào nội dung và vị trí trong hệ thống luật quốc tế:
+ Nguyên tắc: là những quy phạm chứa đựng nội dung cơ đọng, có vai trị quan trọng nhất và có giá trị
pháp lý cao hơn so với các quy phạm thông thường
+ Quy phạm thông thường
● Căn cứ vào phạm vi tác động của các quy phạm (không gian tác động):
+ Quy phạm luật quốc tế phổ cập: có hiệu lực pháp lý bắt buộc chung và việc xây dựng, thay đổi chúng
được cả cộng đồng quốc tế tham gia thực hiện
+ Quy phạm luật quốc tế khu vực: chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc với các quốc gia, chủ thể đó

● Căn cứ vào giá trị pháp lý;
+ Quy phạm mệnh lệnh: tồn tại dưới dạng điều ước và cả tập quán; có giá trị hiệu lực tuyệt đối trong tất
cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế, có giá trị pháp lý trên phạm vi toàn cầu và là thước đo giá trị pháp lý
cho các loại quy phạm khác. Tính chất tối cao về giá trị pháp luật của những quy phạm này còn thể hiện ở
việc các chủ thể của luật quốc tế khơng có quyền loại bỏ chúng ngay cả khi có sự thoả thuận giữa các bên.
+ Quy phạm tùy nghi: nêu nhiều cách xử sự khác nhau để các chủ thể áp dụng cho từng điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể và do đó các chủ thể có khả năng áp dụng linh hoạt hơn so với các quy phạm mệnh lệnh.
● Căn cứ vào phương thức hình thành và hình thức tồn tại
+ Quy phạm điều ước
+ Quy phạm tập quán
2. Đặc điểm của Luật Quốc tế
2.1 Trình tự xây dựng luật quốc tế
- Trình tự xây dựng luật quốc gia?
- Luật quốc tế khơng có cơ quan lập pháp chung


- Các QPPL quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể
- Ủy ban PL quốc tế tiến hành soạn thảo, dự thảo luật (điều ước) → Ủy ban PL quốc tế gửi dự thảo này
cho các thành viên trong LHQ đọc, cho ý kiến → chuyển ý kiến về cho UBPL quốc tế → UB tập hợp ý
kiến và soạn thảo lần 2 → cứ như vậy đàm phán thỏa thuận cho ý kiến thống nhất → nếu làm bản dự thảo
tương đối ổn định rồi thì UBPL quốc tế gửi đi cho các cơ quan Đại Hội đồng LHQ → Hội đồng tổ chức
các cuộc họp cho các quốc gia đàm phán trên hội nghị → thông qua nội dung → Nước nào ký, phê chuẩn
thì bị ràng buộc.
2.2 Đối tượng điều chỉnh của Luật
- Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc gia?
- Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế: quan hệ giữa các quốc gia ở cấp độ chính phủ hoặc trong khn
khổ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Cam kết chính trị ngoại giao như nền tảng tạo cơ sở để ký kết các văn bản về mặt pháp lý. Cam kết về
mặt chính trị và luật quốc tế có mối quan hệ khắng khít với nhau, đan xen, chi phối lẫn nhau.
- Luật QT được đảm bảo thực hiện bởi chính các chủ thể của nó. Luật quốc gia được đảm bảo thực hiện

bởi một hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt động cưỡng chế, thực thi pháp luật ở quốc gia.
- Các quan hệ mang tính chất cơng pháp là các quan hệ giữa 2 chính phủ, 2 nhà nước thiết lập như quan
hệ thương mại quốc tế công. Doanh nghiệp giữa 2 nước ký kết hợp đồng thương mại kinh tế làm ăn vs
nhau thì cái này mang tính chất tư. Luật quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ thương mại mang tính chất cơng
chứ khơng điều chỉnh các quan hệ mang tính chất tư
2.3 Chủ thể của Luật Quốc tế
- Chủ thể của LQT là những thực thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy
đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác các trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi
của mình gây ra
- Chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà không phụ thuộc vào chủ thể khác. Trách nhiệm pháp lý
quốc tế: hậu quả pháp lý bất lợi cho các chủ thể quốc tế vi phạm pháp luật quốc tế gây bất lợi cho các chủ
thể khác. Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan là các nước thực hiện các hành vi không cấm ở LQT
nhưng gây hậu quả rủi ro cho chủ thể quốc tế khác.
● Chủ thể LQT bao gồm:
- Quốc gia
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
- Các chủ thể đặc biệt
❖ Quốc gia:
- Khái niệm quốc gia?
- Các yếu tố cấu thành quốc gia: (Điều 1 Công ước Montevideo 1933)
+ Lãnh thổ xác định (diện tích cụ thể, vị trí địa lý rõ ràng, đường biên giới cụ thể để phân biệt lãnh thổ
quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác)
+ Dân cư ổn định (đại đa số người dân sống ổn định, lâu dài trên lãnh thổ quốc gia)
+ Chính phủ (Bộ máy NN nói chung)
+ Khả năng tham gia vào quan hệ với các chủ thể khác của quốc tế (không phụ thuộc vào các chủ thể
khác, quyết định đối nội và đối ngoại của quốc gia)
- Sự công nhận quốc gia chỉ mang tính chủ quan của các quốc gia.



- Quốc gia là chủ thể duy nhất tạo ra các chủ thể khác. Chủ thể đầu tiên xuất hiện và xây dựng các PLQT,
quốc gia cũng là chủ thể chủ yếu để đảm bảo, thi hành, thực thi LQT
❖ Tổ chức quốc tế liên chính phủ:
- Khái niệm:
Tổ chức quốc tế liên CP là thực thể liên kết chủ yếu giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quyền
năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp để thực hiện quyền năng đó
theo đúng mục đích, tơn chỉ của tổ chức.
- Đặc điểm:
+ Thành viên chủ yếu là các quốc gia (thứ yếu là các chủ thể khác trong chủ thể LQT)
+ Được thành lập và hoạt động trên cơ sở một điều ước quốc tế
+ Có mục đích nhất định
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phù hợp
+ Có quyền năng chủ thể riêng biệt
- Phân loại:
+ Căn cứ vào thành viên: tổ chức có thành viên chỉ là các quốc gia và tổ chức có thành viên bao gồm cả
các chủ thể khác của LQT
+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động: tổ chức quốc tế khu vực (EU, ASEAN), tổ chức quốc tế liên khu vực, tổ
chức quốc tế toàn cầu (OPEC, Liên hợp quốc, WTO,…)
+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: tổ chức qtế phổ cập (ASEAN, Liên hợp quốc,…) và tổ chức qtế chuyên
môn (WHO, OPEC,…)
❖ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết (hiện nay chủ thể này kh còn tồn tại )
- Khái niệm: Là chủ thể khá phổ biến trong thời kỳ giải phóng thuộc địa
- Điều kiện:
+ Đang bị nô dịch từ một quốc gia hay một dân tộc khác
+ Tồn tại trên thực tế 1 cuộc đấu tranh với mục đích thành lập một qgia độc lập
+ Có cơ quan lãnh đạo phong trào đại diện cho dtộc đó trong các quan hệ qtế
❖ Các chủ thể đặc biệt:
- Tòa thành Vatican
- Hongkong
- Macau

- Đài Loan
-…
2.4 Biện pháp đảm bảo thi hành
- Biện pháp đảm bảo thi hành của pháp luật quốc gia? (có bộ máy cưỡng chế thi hàn chuyên nghiệp của
nhà nước như nhà tù, cơng an, cảnh sát, tịa án,…)
- Luật quốc tế khơng có bộ máy cưỡng chế thi hành chun nghiệp
- Các quy định của luật quốc tế được đảm bảo thi hành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể
- Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể
3. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quan điểm, tư tưởng chính trị pháp lý cơ bản, có tính


chất chỉ đạo, bao trùm và là cơ sở để xây dựng và thi hành luật quốc tế. Cơ sở pháp lý: Điều 2 Hiến
chương Liên hợp quốc, Tuyên bố năm 1970)
● Đặc điểm của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế:
- Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất.
- Là những quy phạm mang tính chất phổ biến
- Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không xuất hiện liền một lúc với nhau mà được hình thành dần
dần trong từng giai đoạn phát triển của luật quốc tế
- Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất
Sự thực hiện 1 nguyên tắc làm tiền đề cho các nguyên tắc khác được thực hiện, vi phạm 1 nguyên tắc kéo
theo các nguyên tắc khác cũng bị vi phạm
● Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế:
1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia (thuộc tính Ctri của các quốc gia)
2. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
3. Ngun tắc hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
6. Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết
7. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)

3.1. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- Vũ lực: Sức mạnh vũ trang
- Sử dụng vũ lực: sử dụng sức mạnh vũ trang/sử dụng các biện pháp kinh tế chính trị để dẫn đến việc sử
dụng sức mạnh vũ trang
- Đe dọa sử dụng vũ lực: thông qua các hành vi cụ thể như tuyên chiến, gửi tối hậu thư…
- Xâm lược: là việc một nước dùng lực lượng vũ trang trước tiên để xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ hay độc lập chính trị của một nước khác; hoặc dùng một biện pháp không phù hợp với Hiến chương
LHQ, như đã được nêu trong định nghĩa này để đạt được mục đich nói trên (Nghị quyết 3314 ngày
12/4/1974)
● Nội dung nguyên tắc
- Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc dùng lực lượng vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ
quốc gia khác
- Cấm cho quân vượt qua giới tuyến quốc tế, trong đó có giới tuyến ngừng bắn hoặc giới tuyến hòa giải.
- Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực
- Không cho phép các quốc gia khác dùng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba.
- Cấm tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại
các quốc gia khác.
- Không tổ chức hoặc giúp đỡ các nhóm vũ trang, lính đánh th đột nhập vào phá hoại trong lãnh thổ
quốc gia khác
● Ngoại lệ của Nguyên tắc
- Tham gia vào lực lượng liên qn gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc (Điều 43 Hiến chương LHQ)
- Quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể (Điều 51 Hiến chương LHQ)
- Quyền dân tộc tự quyết
3.2. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
- Công việc nội bộ: là công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ


quyền của mình
● Nội dung nguyên tắc
- Can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác chống lại các quốc gia khác

- Sdụng các biện pháp KT, Ctrị và các biện pháp khác để buộc qgia khác phụ thuộc vào mình
- Tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các băng đảng, nhóm vũ trang hoạt động phá hoại, khủng bổ trên lãnh
thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền nước đó
- Can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của các quốc gia khác
● Ngoại lệ của nguyên tắc
- Trường hợp có nội chiến đe dọa hịa bình và an ninh quốc tế
- Trường hợp có hành vi vi phạm các quyền con người cơ bản
- Biện pháp can thiệp: Điều 41,42 Hiến chương LHQ
3.3. Nguyên tắc Pacta Sunt Servanda
● Nội dung nguyên tắc
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ tận tậm, thiện chí các nghĩa vụ mà mình đã cam kết phù hợp
với Hiến chương LHQ
- Các quốc gia khơng được viện dẫn những lý do khơng chính đáng để từ chối thực hiện các nghĩa vụ đã
cam kết
● Ngoại lệ của nguyên tắc
- Điều ước quốc tế được ký kết vi phạm các quy định của pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục ký
kết
- Nội dung của điều ước quốc tế trái với mục đích và nguyên tắc của LHQ hoặc những nguyên tắc cơ bản
của luật quốc tế
- Điều ước quốc tế được ký kết khơng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng
- Rebus sic stantibus (Khi hoàn cảnh đã thay đổi một cách cơ bản)
- Khi các bên vi phạm nghĩa vụ của mình
- Khi xảy ra chiến tranh
4. Vai trị của Luật Quốc tế
- Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế
- Là công cụ, nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hịa bình và an ninh quốc tế
- Có vai trị đặc biệt đối với sự phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế phát triển
theo hướng ngày càng văn minh
- Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế
5. Mối quan hệ giữa LQT với LQG

- Một số học thuyết: Nhất nguyên luận; Nhị nguyên luận
- Cơ sở của mối quan hệ giữa LQT và LQG: xuất phát từ mối quan hệ giữa hai chức năng cơ bản của nhà
nước là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
● Nội dung của mối quan hệ giữa LQT và LQG:
- LQG ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của LQT
- LQG chi phối và thể hiện nội dung của LQT
- LQG là phương tiện để thực hiện LQT
- LQT thúc đẩy q trình hồn thiện của LQG, làm cho LQG phát triển theo hướng ngày càng văn minh


BÀI 2: NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

3 loại nguồn

Văn bản
- Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế
- Luật Điều ước quốc tế 2016
chuyên
- Luật Thỏa thuận quốc tế 2020
ngành
Nguyên tắc
1. Khái niệm nguồn của LQT
cơ bản
Quy phạm
- Nguồn theo nghĩa lịch sử: nguồn gốc
(bao trùm)
Thông
- Nguồn theo nghĩa pháp lý?
thường
Lưu ý: Hình thức chứa các QPPL như bằng văn bản,

điều ước, bằng miệng. Thỏa thuận là 2 bên cùng làm ra
Văn bản (điều ước quốc
luật, còn thừa nhận là khơng phải mìn làm nhưng chấp
tế)/ luật thành văn
nhận các điều ước đó và áp dụng
Tập quán pháp

Tập quán không bắt buộc không phải là tập quán pháp
luật quốc tế. Tập quán mang tính bắt buộc mới là nguồn
của pháp luật quốc tế

Nguồn bổ trợ: Án lệ,...

- Nguồn của LQT là những hình thức biểu hiện hoặc chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế, do các
chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng.
❖ Cơ sở xác định nguồn của LQT
- Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tịa án Cơng lý quốc tế:
“Tịa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa
án, sẽ áp dụng:


a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh
chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm
pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chun gia có chun mơn cao
nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp
luật.”
❖ Phân loại Nguồn của LQT

- Nguồn cơ bản: Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế
- Nguồn bổ trợ: Phán quyết của Tòa án quốc tế, học thuyết của các chuyên gia, nghị quyết của các tổ
chức quốc tế liên chính phủ…
2. Điều ước quốc tế
2.1. Khái niệm ĐƯQT
- Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Công ước Viên 1969:
Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và
được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay
nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì.
- Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc
vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, cơng hàm
trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác
- Khoản 1 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020:
Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngồi, khơng làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
● Định nghĩa:
ĐƯQT là văn bản pháp luật do các chủ thể của LQT thỏa thuận ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng,
nhằm thiết lập các quy tắc pháp lý bắt buộc để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ với
nhau trong quan hệ quốc tế.
● Phân loại ĐƯQT
● Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia: Điều ước song phương và điều ước đa phương
● Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: Điều ước về nhân quyền, điều ước về thương mại,…
● Căn cứ vào chủ thể ký kết: điều ước được ký kết giữa các quốc gia, giữa quốc gia với tổ chức quốc
tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau, …
2.2. Điều kiện trở thành nguồn LQT của ĐƯQT
- ĐƯQT phải được ký đúng với năng lực của các bên ký kết (đúng chủ thể và năng lực của chủ thể đó)



- ĐƯQT phải được ký trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- ĐƯQT phải được ký đúng với quy định của PL các bên về thẩm quyền và thủ tục ký kết
- Nội dung của ĐƯQT không được trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT
2.3. Chủ thể ký kết ĐƯQT
- Là các chủ thể của LQT:
+ Quốc gia: Ký kết thông qua các đại diện của mình
~ Đương nhiên
~ Theo ủy quyền
+ Tổ chức quốc tế liên chính phủ: căn cứ vào quy chế của tổ chức
+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
+ Chủ thể đặc biệt
2.4. Hình thức của ĐƯQT
Tên gọi của ĐƯQT: do các bên thỏa thuận
- Cơng ước: 1 lĩnh vực gì đó mang tính tồn cầu
- Hiệp định: song phương, đa phương khu vực, toàn cầu
- Hiến chương: 1 tổ chức ra đời, quyết định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
Ngôn ngữ của ĐƯQT:
- ĐƯQT song phương
- ĐƯQT đa phương
Cơ cấu của ĐƯQT: Do các bên thỏa thuận
2.5. Quá trình ký kết ĐƯQT
1) Đàm phán, soạn thảo ĐƯQT
2) Thông qua ĐƯQT
3) Ký ĐƯQT
4) Phê chuẩn/Phê duyệt ĐƯQT
● Đàm phán, soạn thảo ĐƯQT
⎯ Đàm phán: trực tiếp hoặc gián tiếp
⎯ Soạn thảo: xây dựng bản dự thảo ĐƯQT

● Thông qua ĐƯQT
(xác nhận bản dự thảo là bản dự thảo cuối cùng. Thông qua ĐUQT chưa làm điều ước phát sinh hiệu lực)
- Nguyên tắc đa số: “Việc thông qua văn bản của một điều ước trong một hội nghị quốc tế sẽ phải được
thực hiện bằng hai phần ba số phiếu của những quốc gia có mặt và bỏ phiếu, trừ trường hợp những quốc
gia này quyết định áp dụng quy tắc khác theo đa số như trên”. (Khoản 2 Điều 9, Công ước Viên 1969)
- Nguyên tắc Consensus (đồng thuận):“Việc thông qua văn bản của một điều ước sẽ phải được thực
hiện với sự đồng ý của tất cả các quốc gia tham gia soạn thảo điều ước đó…” (Khoản 1 Điều 9, Cơng
ước Viên 1969)
● Ký ĐƯQT
- Ký tắt: là việc ký của vị đại diện để xác định ĐƯQT đã được thông qua
- Ký Ad referendum: là việc ký của vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền tiếp
theo thì khơng cần ký chính thức nữa


- Ký chính thức: là việc ký của vị đại diện xác nhận sự ràng buộc của ĐƯQT với quốc gia mình trừ khi có
quy định khác
- Note: 1 văn bản chỉ có 2 chữ ký: tắt vs ad hoặc tắt vs chính thức
● Phê chuẩn/Phê duyệt ĐƯQT
- Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT với quốc gia mình
(Điểm b, Khoản 1, Điều 2 Công ước Viên 1969)
- Sự khác nhau giữa phê chuẩn và phê duyệt:
+ Về loại ĐƯQT: Điều 28,37 Luật ĐƯQT 2016
Mức độ quan trọng của 2 cái khác nhau, phê duyệt đặt ra đối với các điều ước quan trọng, chỉ có phê
chuẩn hoặc phê duyệt, không làm hai cái cùng lúc.
+ Về cơ quan có thẩm quyền : Khoản 8,9 Điều 2, Điều 29, 38 Luật ĐƯQT 2016
Phê chuẩn: Quốc hội, phê duyệt: Chính phủ
2.5. Gia nhập ĐƯQT
- Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯQT đối với quốc gia
mình (Điểm b, Khoản 1, Điều 2 Công ước Viên 1969)
- Thời điểm gia nhập: sau khi đã kết thúc quá trình ký kết

- Thẩm quyền gia nhập: theo pháp luật quốc gia
- Thủ tục gia nhập: theo quy định của ĐƯQT
2.6. Bảo lưu ĐƯQT
- Điểm d, Khoản 1, Điều 2 Công ước Viên 1969:
Thuật ngữ “bảo lưu” dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên gọi như thế nào,
của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập một điều ước, nhằm
qua đó loại bỏ hoặc sửa đổi hiệu lực pháp lý của một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng
đối với quốc gia đó.
● Những trường hợp hạn chế bảo lưu
⎯ ĐƯQT song phương
⎯ ĐƯQT cấm bảo lưu
⎯ ĐƯQT chỉ cho phép bảo lưu một số điều khoản nhất định
⎯ Các điều khoản đi ngược lại với mục đích và đối tượng của ĐƯQT
● Bảo lưu ĐƯQT
⎯ Lý do của bảo lưu ĐƯQT
⎯ Thời điểm đưa ra tuyên bố bảo lưu
⎯ Thủ tục bảo lưu: (Điều 20,21,22,23 Công ước Viên 1969)
2.7. Hiệu lực của ĐƯQT
● Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT
- Là các điều kiện trở thành nguồn của ĐƯQT
- Tùy từng trường hợp mà ĐƯQT có thể vơ hiệu tuyệt đối hoặc vơ hiệu tương đối


● Thời gian có hiệu lực của ĐƯQT
- ĐƯQT có thời hạn: quy định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc hiệu lực
- ĐƯQT vô thời hạn, chỉ quy định thời điểm bắt đầu có hiệu lực
- Thời điểm bắt đầu có hiệu lực?
- Điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp nào?
+ Tự động hết hiệu lực
+ Do ý chí của các bên: Do các bên thỏa thuận

+ Do ý chí của một bên
~ Bãi bỏ ĐƯQT: quốc gia tuyên bố chấm dứt điều ước đối với mình theo điều ước cho phép (hợp pháp)
~ Hủy bỏ ĐƯQT: quốc gia tuyên bố chấm dứt mà không cần điều ước cho phép (thường là bất hợp pháp)
● Khơng gian có hiệu lực của ĐƯQT
- Lãnh thổ các nước thành viên
- Lãnh thổ quốc tế
- Lãnh thổ của quốc gia thứ ba ??? Về nguyên tắc là không ràng buộc với quốc gia thứ 3 trừ khi quốc gia
đó đồng ý. Chỉ có trường hợp ĐƯQT quy định về hịa bình an ninh quốc tế thì quốc gia thứ ba cũng phải
thực hiện nghĩa vụ. Cịn về nghĩa vụ khác thì như trên. Có những điều ước quy định về quyền của quốc
gia thứ ba thì quốc gia đó dù khơng phải là thành viên nhưng vẫn có quyền áp dụng.
2.8. Giải thích, cơng bố, đăng ký và thực hiện ĐƯQT
- Giải thích ĐƯQT (Đ31 Công ước Viên 1969)
- Công bố và đăng ký ĐƯQT (K1Đ80 Công ước 1969, Đ102 Hiến chương LHQ)
- Thực hiện ĐƯQT (K1,2,3 Đ6 Luật 2016) (Nội luật hóa)
3. Tập quán quốc tế (luật bất thành văn)
- Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong thực tiễn, được các chủ thể của LQT
thừa nhận là những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế
● Điều kiện trở thành nguồn của TQQT
- Là những quy phạm được áp dụng trong thời gian dài để điều chỉnh các quan hệ quốc tế
- Là những quy phạm được thừa nhận mang tính bắt buộc
- Có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của LQT
● Mối quan hệ giữa ĐƯQT và TQQT
- Có hiệu lực ngang bằng nhau
- Tập quán quốc tế là tiền đề để hình thành ĐƯQT
- ĐƯQT cũng có thể áp dụng như TQQT
- ĐƯQT có thể tạo ra TQQT
- Khi cùng một vấn đề mà vừa có ĐƯQT vừa có TQQT điều chỉnh thì các chủ thể thường ưu tiên áp dụng
ĐƯQT hơn. Vì sao?
● Ưu điểm của ĐƯQT:
- Rõ ràng, rành mạch, thống nhất, minh bạch

- Quá trình hình thành: ĐƯQT chặt chẽ hơn, do các bên tự chủ động, thỏa thuận với nhau
- Nội dung điều ước cụ thể hơn, phù hợp, sát với mối quan hệ các bên
- ĐƯQT thời gian hình thành nhanh hơn, sửa đổi,… TQQT lâu hơn.


4. Các phương tiện bổ trợ nguồn (đọc thêm)
BÀI 3: DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm dân cư
Định nghĩa: Dân cư là tổng hợp những người dân sinh sống, cư trú trên lãnh thổ của một quốc gia nhất
định và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia đó
● Phân loại dân cư
- Cơng dân
- Người mang quốc tịch nước ngoài
+ Người nước ngoài tạm trú
+ Người nước ngồi thường trú
+ Người cư trú chính trị
+ Người tị nạn
- Người không quốc tịch
● Thẩm quyền quy định địa vị pháp lý của dân cư
- Thẩm quyền thuộc về quốc gia
- Trong khi thực hiện chủ quyền của mình về vấn đề dân cư, quốc gia phải tơn trọng pháp luật quốc tế
2. Các vấn đề pháp lý quốc tế về quốc tịch
2.1. Khái niệm:
Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này được biểu
hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó với quốc gia mà họ mang quốc tịch và tổng thể các
quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với cơng dân của mình.
● Đặc điểm của quan hệ quốc tịch
- Tính ổn định, bền vững về khơng gian và thời gian
- Quốc tịch là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với NN
- Tính cá nhân (yếu tố nhân thân của người đó)

- Quốc tịch có ý nghĩa pháp lý quốc tế
2.2. Xác định quốc tịch
● Căn cứ xác định quốc tịch:
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh vấn đề xác định quốc tịch cho cá nhân
- Quy định của pháp luật quốc gia làm căn cứ pháp lý cho việc xác định quốc tịch
● Thẩm quyền xác định quốc tịch:
Quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền ban cấp quốc tịch cho cá nhân theo các quy định của mình
● Nguyên tắc xác định quốc tịch
- Nguyên tắc một quốc tịch: Quốc gia không chấp nhận cơng dân đồng thời có thêm quốc tịch nước ngồi
- Nguyên tắc nhiều quốc tịch: Quốc gia chấp nhận một người có thể mang nhiều quốc tịch
- Về nguyên tắc, VN là 1 quốc tịch nhưng có những trường hợp theo luật định thì người đó có thể thêm
nhiều quốc tịch
- Luật Quốc tịch Việt Nam: Điều 4
● Các cách thức hưởng quốc tịch
1) Hưởng quốc tịch do sinh ra
- Nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis): Cha mẹ có quốc tịch nước nào thì con sinh ra mang quốc tịch
nước đó, bất kể đứa trẻ được sinh ra ở trong hay ngồi lãnh thổ của quốc gia đó
- Ngun tắc nơi sinh (jus soli): Trẻ em được sinh ra ở lãnh thổ quốc gia nào sẽ mang quốc tịch của quốc


gia đó mà khơng phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ
- Nguyên tắc hỗn hợp: kết hợp cả nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh
- Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: Điều 15,16,17
2) Hưởng quốc tịch do gia nhập
Bao gồm:
- Xin gia nhập quốc tịch (Điều 19 Luật Quốc tịch 2008)
- Do kết hôn (Điều 9,10 Luật Quốc tịch 2008)
- Do được nhận làm con nuôi (Điều 37 Luật Quốc tịch 2008)
3) Phục hồi quốc tịch
- Phục hồi (trở lại) quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch cho một người bị mất quốc tịch vì các lý do

khác nhau
- Luật Quốc tịch Việt Nam: Điều 23
4) Lựa chọn quốc tịch
- Lựa chọn quốc tịch là quyền của ng dân khi họ ở hoàn cảnh được phép lựa chọn quốc tịch
- Những trường hợp lựa chọn quốc tịch:
+ Khi có sự chuyển dịch lãnh thổ
+ Khi có sự trao đổi dân cư
+ Khi một người có nhiều quốc tịch
5) Thưởng quốc tịch
Thưởng quốc tịch là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia cơng nhận ng nước ngồi
có cơng lao to lớn với nước mình, với cộng đồng nhân loại là cơng dân của nước mình
2.3. Khơng quốc tịch và nhiều quốc tịch
- Đều là những tình trạng bất bình thường trong quan hệ quốc tịch
- Mang đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bản thân cá nhân và mối quan hệ giữa các quốc gia
- Địi hỏi phải có các biện pháp hạn chế
● Không quốc tịch
- Không quốc tịch là tình trạng một người khơng có bằng chứng pháp lý chứng minh họ là công dân của
bất kỳ quốc gia nào.
- Nguyên nhân:
+ Một người mất quốc tịch cũ mà chưa nhập quốc tịch mới
+ Xung đột pháp luật giữa các nước
+ Cha mẹ không quốc tịch sinh con ở nước xác định quốc tịch theo nguyên tắc huyết thống
- Một số vấn đề phát sinh:
+ Đối với bản thân người không quốc tịch?
+ Đối với quốc gia nơi có người khơng quốc tịch?
- Cách giải quyết:
+ Ký kết điều ước quốc tế
+ Quốc gia tự quy định các cách thức giảm bớt tình trạng người khơng quốc tịch
● Nhiều quốc tịch
- Nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng lúc có quốc tịch của hai hay nhiều nước

- Nguyên nhân:
+ Đã nhập quốc tịch mới mà chưa thôi quốc tịch cũ
+ Do xung đột pháp luật giữa các quốc gia


+ Được hưởng thêm quốc tịch mới do kết hôn với người nước ngoài hoặc được người nước ngoài nhận
làm con nuôi
- Một số vấn đề phát sinh:
+ Đối với bản thân người nhiều quốc tịch?
+ Đối với các quốc gia hữu quan?
- Cách giải quyết:
+ Ký điều ước quốc tế
+ Tự quy định trong pháp luật quốc gia
- Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu:
Khi một người cũng lúc mang quốc tịch của hai hay nhiều nước, để xác định họ là cơng dân hữu hiệu của
nước nào thì cần xem xét:
+ Nơi cư trú thường xuyên?
+ Nơi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân chủ yếu?
+ Tài sản ở đâu là chủ yếu?
+ Mối quan hệ gia đình ở đâu là chủ yếu?
+…
2.4. Chấm dứt quan hệ quốc tịch
● Thôi quốc tịch.
- Mối quan hệ quốc tịch chấm dứt do nguyện vọng của cá nhân vì lý do muốn thôi quốc tịch nước này để
nhập quốc tịch nước khác.
- Có nên cho thơi quốc tịch khơng?
- Pháp luật Việt Nam: Điều 27 Luật Quốc tịch 2008
● Tước quốc tịch
- Là biện pháp trừng phạt áp dụng đối với công dân khi công dân thực hiện các hành vi phương hại đến
độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lợi ích, danh dự, uy tín của quốc gia trong quan hệ

quốc tế
+ Tước quốc tịch là một chế tài đặc biệt
+ Tước quốc tịch có cần thiết khơng?
- Luật Quốc tịch VN: Điều 31,32
● Đương nhiên mất quốc tịch
- Là tình trạng pháp lý của một người rơi vào các trường hợp đã được luật dự liệu là sẽ tự động mất quốc
tịch mà họ đang mang.
- Luật Quốc tịch VN: Điều 26
3. Một số vấn đề pháp lý về dân cư
3.1 Địa vị pháp lý của người nước ngoài
● Khái niệm người nước ngoài:
Nghĩa hẹp: Người nước ngoài là người mang quốc tịch nước ngồi có mặt tại nước sở tại
Nghĩa rộng: Người nước ngồi là người khơng mang quốc tịch của nước sở tại
● Chế độ pháp lý dành cho người nước ngồi
- Chế độ đãi ngộ như cơng dân (National Treatment – NT): Người nước ngoài được hưởng các quyền dân
sự và lao động cơ bản ngang bằng với công dân của nước sở tại, trừ những trường hợp pháp luật quốc gia
quy định khác
- Chế độ tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN): Cá nhân, tổ chức nước ngoài được hưởng các


quyền và ưu đãi mà cá nhân, tổ chức của bất kỳ nước thứ ba nào đang và sẽ được hưởng trong tương lai.
- Chế độ đãi ngộ đặc biệt:
+ Người nước ngoài được hưởng các quyền và ưu đãi mà ngay cả công dân của nước sở tại cũng khơng
được hưởng
+ Người nước ngồi được miễn các trách nhiệm pháp lý mà công dân của nước sở tại phải gánh chịu
trong những trường hợp tương tự
3.2 Bảo hộ công dân
- Bảo hộ công dân là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phù hợp với pháp luật
quốc tế và pháp luật nước sở tại nhằm bảo vệ cho cơng dân nước mình ở nước ngồi khi quyền và lợi ích
hợp pháp của họ bị xâm phạm

- Bảo hộ cơng dân cịn bao gồm các hoạt động giúp đỡ về mọi mặt của nhà nước khi cơng dân gặp phải
các điều kiện, hồn cảnh đặc biệt khó khăn khơng thể tự khắc phục được
● Điều kiện bảo hộ công dân
- Quốc tịch
- Công dân ở vào các trường hợp cần được bảo hộ
- Công dân khơng thể tự khắc phục hồn cảnh
● Thẩm quyền bảo hộ công dân
- Cơ quan trong nước?
- Cơ quan ở nước ngồi?
● Biện pháp bảo hộ cơng dân
- Biện pháp hành chính – tư pháp
- Biện pháp pháp lý
- Biện pháp ngoại giao
3.3 Cư trú chính trị
Cư trú chính trị là việc quốc gia cho phép người nước ngoài đang bị truy nã ở ngay trên đất nước họ do
những quan điểm và hoạt động về chính trị, khoa học và tôn giáo...được nhập cảnh và cư trú ở trên lãnh
thổ nước mình
● Đối tượng được hưởng quyền cư trú chính trị
- Việc cho phép người nước ngồi được cư trú chính trị hay khơng là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia
- Pháp luật quốc gia thường quy định rõ những đối tượng có thể được hưởng quyền cư trú chính trị
- Điều 49 Hiến pháp 2013
● Khuyến cáo: đối tượng khơng cho cư trú chính trị
Người phạm tội ác quốc tế
Những người phạm các tội phạm hình sự quốc tế
Người đã phạm tội hình sự bắt buộc phải dẫn độ (theo hiệp định tương trợ tư pháp giữa hai nước)
Những người có hành vi trái với mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc
Những người là tội phạm hình sự theo pháp luật của một quốc gia
Người thực hiện hành vi ám sát nguyên thủ qgia không được phép cho cư trú chính trị
3.4 Dẫn độ tội phạm
- Dẫn độ tội phạm là việc quốc gia này chuyển giao cá nhân thực hiện hành vi phạm tội cho quốc gia khác

nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án đã có hiệu lực đối với người đó.
- Dẫn độ thuộc thẩm quyền riêng biệt của quốc gia nơi có người phạm tội


● Điều kiện dẫn độ tội phạm
Việc dẫn độ chỉ tiến hành với cá nhân phạm tội hình sự
Việc dẫn độ phải theo nguyên tắc “ Định danh kép”
Quốc gia có thể tự quy định các điều kiện dẫn độ
- Điều 33,34 Luật Tương trợ tư pháp 2007
● Các trường hợp khơng dẫn độ
Cơng dân
Tội phạm chính trị
Các nước đã xóa bỏ hình phạt tử hình sẽ khơng dẫn độ người có khả năng bị kết án hoặc thi hành hình
phạt tử hình ở nước yêu cầu dẫn độ.
- Luật Việt Nam: Điều 35 Luật Tương trợ tư pháp
Bài 4: LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
- Khái niệm: Luật quốc tế về lãnh thổ biên giới qgia là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể về việc
xác lập lãnh thổ quốc gia, quy chế pháp lý cho các vùng lãnh thổ và giải quyết tranh chấp liên quan đến
vấn đề lãnh thổ biên giới quốc gia
- Lý do điều chỉnh
+ Ổn định trật tự pháp lý trong quan hệ về lãnh thổ biên giới giữa các quốc gia
+ Ràng buộc nghĩa vụ hồ bình giải quyết tranh chấp về lãnh thổ biên giới
+ Ràng buộc nghĩa vụ bảo vệ môi trường
- Nội dung điều chỉnh
+ Xác lập lãnh thổ, biên giới quốc gia
+ Quy chế pháp lý cho các vùng lãnh thổ
+ Quy chế giải quyết tranh chấp liên quan đến LTBG
1. Những vấn đề pháp lý cơ bản về lãnh thổ quốc gia
1.1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất
thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định.
● Tính chất chủ quyền:
- Chủ quyền hồn toàn tuyệt đối
- Chủ quyền hoàn toàn đầy đủ
● Ý nghĩa của lãnh thổ quốc gia
- Lãnh thổ quốc gia là cơ sở vật chất cần thiết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của quốc gia – chủ thể
của luật quốc tế.
- Lãnh thổ quốc gia xác định không gian quyền lực của quốc gia đối với một cộng đồng dân cư ổn định
1.2 Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia bao gồm 4 bộ phận tự nhiên cấu thành:
- Vùng đất
- Vùng nước
- Vùng trời
- Vùng lòng đất


● Vùng đất:
Bao gồm toàn bộ đất liền và các hải đảo của quốc gia. Bao gồm toàn bộ đất liền và các đảo, quần đảo
thuộc chủ quyền quốc gia kể cả các đảo và quần đảo gần bờ hoặc xa bờ. Vùng đất thuộc chủ quyền hoàn
toàn và tuyệt đối của một quốc gia
● Vùng nước:
- Là toàn bộ phần nước nằm bên trong đường biên giới quốc gia.
+ Vùng nước nội địa bao gồm các bộ phận nước nằm trên đất liền hay biển nội địa, thuộc chủ quyền hoàn
toàn và tuyệt đối của quốc gia;
+ Vùng nước nội thuỷ là vùng nước biển nằm phía trong đường cơ sở, tiếp liền với bờ biển quốc gia ven
biển, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia;
+ Vùng nước biên giới là bộ phận nước nằm ở biên giới, thuộc chủ quyền hoàn toàn đầy đủ của quốc gia;
+ Vùng nước lãnh hải là vùng nước biển nằm phía ngồi nội thuỷ có chiều rộng tối đa là 12 hải lý
(~24km) nằm ngoài đường cơ sở. Ngồi cùng là ranh giới phía ngồi của lãnh hải (biên giới của quốc gia

trên biển), Thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia.

Vùng nước nội thủy và vùng nước nội địa là chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối
Vùng nước biên giới và vùng nước lãnh hải là chủ quyền hoàn toàn đầy đủ
● Vùng trời:
Là khoảng không gian bao trùm lên vùng nước và vùng đất của quốc gia. Tính chất chủ quyền: vùng trời
thuộc chủ quyền riêng biệt của quốc gia. Chưa có văn bản pháp lý quốc tế nào nào quy định độ cao của
vùng trời thuộc chủ quyền của một quốc gia.
● Vùng lịng đất:
Là tồn bộ phần nằm phía dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn tồn và tuyệt
đối của quốc gia. Lãnh thổ vùng lịng đất của quốc gia được xác định từ bề mặt trái đất đến tâm trái đất
● Lãnh thổ hải ngoại:
Phần lãnh thổ nằm hoàn toàn ở một khu vực khác
● Lãnh thổ di động:
Khi phương tiện có mang cờ và dấu hiệu quốc tịch của quốc gia đang ở các vùng lãnh thổ quốc tế thì
được hưởng quy chế giống như lãnh thổ quốc gia. (Ngoại lệ: tàu quân sự được đương nhiên xem là lãnh
thổ quốc gia di động kể cả khi ở vùng lãnh thổ của nước khác.)
1.3. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
- Các học thuyết về chuyển quyền quốc gia đối với lãnh thổ


+ Học thuyết tài vật: Lãnh thổ qgia được xem là tài sản – bất động sản của một cá nhân là nhà Vua.
LTQG có thể được tặng cho, mua bán, thừa kế theo sự định đoạt của vua;
+ Học thuyết cai trị: Lãnh thổ quốc gia sẽ thuộc về những kẻ mạnh có quyền lực => củng cố lợi ích của
chế độ thực dân kiểu cũ;
+ Học thuyết thẩm quyền: Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia không chỉ tồn tại quyền lực của quốc gia chủ
nhà mà còn tồn tại quyền lực của các quốc gia khác nữa => biện minh cho hành vi của các quốc gia tư
bản phát triển can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thuộc địa, quốc gia nghèo, kém phát triển.
- Nội dung quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
+ Quyền tối cao của qgia đối với lãnh thổ là thuộc tính khơng thể tách rời và vốn có của quốc gia. Nó biểu

hiện quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của quốc gia trên hai phương diện:
~ Phương diện quyền lực
~ Phương diện vật chất
1.4. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia:
- Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng
dân cư sống trên lãnh thổ đó mà khơng có sự can thiệp hoặc áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngồi;
- Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế - xã hội phù
hợp với các đặc điểm của quốc gia.
- Quyền tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia;
- Quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình;
- Quyền tài phán đối với mọi cá nhân, tổ chức, kể cả cá nhân tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia;
- Quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, điều chỉnh, kiểm sốt các hoạt động của các pháp
nhân và người nước ngoài, kể cả trong trường hợp quốc hữu hoá, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức,
cá nhân nước ngồi có bồi thường hoặc khơng có bồi thường; (quốc hữu hóa là chuyển dịch tài sản của cá
nhân sang NN mà khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu)
- Quyền và nghĩa vụ trong việc cải tạo môi trường lãnh thổ quốc gia theo những nguyên tắc chung của
pháp luật quốc tế
- Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sinh
sống trên lãnh thổ đó.
- Quyền thực hiện mọi biện pháp cần thiết (kể cả các biện pháp vũ trang) để phòng thủ, bảo vệ, giữ gìn và
quản lý lãnh thổ nhằm đảm bảo tính thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, phù hợp với quy định
của pháp luật quốc tế
1.5. Các hình thức thay đổi lãnh thổ quốc gia
- Cơ sở của sự thay đổi: Dựa trên quyền dân tộc tự quyết quốc gia mới có thể tiến hành các hình thức thay
đổi lãnh thổ khác nhau, từng phần lớn hoặc nhỏ, thậm chí cả việc thành lập một quốc gia mới.
+ Phân chia (phân chia lãnh thổ quốc gia thành 2 hay nhiều quốc gia độc lập)
+ Hợp nhất (Là 2 hay nhiều quốc gia độc lập thành 1 quốc gia mới. Hệ quả pháp lý là khơng cịn một số
quốc gia và có một quốc gia mới được thành lập)
+ Sát nhập (Là một bộ phận LTQG này sáp nhập vào một quốc gia khác. Hệ quả pháp lý là không tạo ra

một quốc gia nào mới mà chỉ thay đổi diện tích lãnh thổ một quốc gia)
+ Chuyển nhượng (Là mua bán lãnh thổ quốc gia. Vd: khu vực Alaska trước là lãnh thổ của Nga năm
1867 Sa hoàng của Nga bán cho Hoa Kỳ với giá là 7,2 triệu đô)
+ Theo một điều ước quốc tế đặc biệt


+ Do các tác động tự nhiên
1.6 Các hình thức xác lập lãnh thổ quốc gia
- Thuyết quyền phát hiện (theo thuyết này thì quốc gia nào phát hiện ra vùng lãnh thổ vơ chủ đầu tiên
thì quốc gia đó sẽ có quyền xác lập vùng lãnh thổ đó là của mình, tức là nước nào phát hiện ra trc thì
vùng lãnh thổ đó thuộc về họ. Ngày xưa các quốc gia thường tổ chức cuộc thám hiểm, thuyền trưởng có
sự ủy quyền của nhà vua hoặc nữ hồng, khi phát hiện lãnh thổ mới sẽ ghi chú lại thể hiện trên nhật ký
hàng hải và hết chuyến thám hiểm thì báo cáo lại cho chính quyền, nhà vua hoặc nữ hồng. Sau đó có thể
tun bố vùng lãnh thổ đó là của mình. Tuy nhiên dễ dẫn đến tranh chấp về chủ quyền)
- Thuyết chiếm hữu trên danh nghĩa (phải để trên đó dấu hiệu chủ quyền có thể là cờ, dấu hiệu,… tạo
ra bằng chứng của việc phát hiện, gây ra nhiều tranh cãi, tranh chấp)
- Thuyết lãnh thổ kế cận: (đưa ra đầu TK20, 1 quốc gia cạnh, tiếp giáp 1 vùng lãnh thổ vơ chủ có quyền
biến vùng lãnh thổ đó thành của mình. Được tổng kết và đưa ra học thuyết vào năm 1907. Vd như VN ta
lúc đầu chỉ có ở Bắc bộ dần dần ta khai hoang ở rộng diện tích lãnh thổ xuống phía nam)
- Nguyên tắc chiếm hữu thực sự: Ra đời vào thế kỳ thứ 19, ngtắc này đưa ra được những gá trị rất là
xác đáng cho việc xác lập lãnh thổ, nhưng đáng tiếc khi nó ra đời thì trên thế giới hầu như khơng cịn
lãnh thổ vơ chủ nữa. Đầu thế kỷ 20, năm 1917 các cường quốc ở Châu Âu đã tuyên bố hủy bỏ nguyên tắc
này vì lý do là trên thế giới khơng cịn lãnh thổ vô chủ nữa nhưng đến hiện nay nguyên tắc này vẫn cịn
hiệu lực mặc dù nó khơng cịn là cơ sở để xác lập chủ quyền của quốc gia đv vùng lãnh thổ vơ chủ nhưng
nó là cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về lãnh thổ hiện nay.
● Tập quán quốc tế cần thiết.
- Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải được thực hiện với danh nghĩa nhà nước. chỉ có quốc gia mới có
quyền xác lập lãnh thổ, tiến hành với danh nghĩa nhà nước. Chủ quyền gắn với nhà nước, gắn với quốc
gia. (có thể phát hiện là cá nhân nhưng cá nhân kh có quyền xác lập lãnh thổ quốc gia bởi lãnh thổ quốc
gia gắn liền với chủ quyền mà chủ quyền gắn với nhà nước, cá nhân không phải là chủ thể của LQT)

- Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hồ bình trên một vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res
nullius) hoặc đã bị quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Nếu dùng vũ lực chiếm vùng lãnh thổ thì
(dùng vũ lực để chiếm hữu 1 vùng lãnh thổ là hành vi vi phạm PL quốc tế, lãnh thổ vô chủ là kh thuộc về
1 qgia nào hoặc đã từng thuộc về 1 qgia nào đó nhưng qgia đó chủ động từ bỏ. Có người sinh sống trên
đó nó khơng hẳn là lãnh thổ đã có chủ mà quan trọng là nó phải có thiết chế quyền lực nhà nước duy trì
chủ quyền của nó ở đây thì nó mới gọi là có chủ)
- Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp
với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó. (phải có hành động chủ quyền của quốc gia,
thể hiện quyền lực của quốc gia ở đây như đưa lực lượng của mình lên để canh gác bảo vệ vùng lãnh thổ,
đưa dân cư của mình lên để sinh sống, thiết lập 1 bộ máy chính quyền địa phương tại đây, khai thác
TNTN, cải tạo mtrg,… diễn ra thực sự. Nếu khơng có những hành động này thì việc chiếm hữu là chiếm
hữu hình thức, kh phải là cơ sở hợp pháp để xác lập lãnh thổ)
- Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó. (Từ khi quốc gia phát hiện 1 vùng lãnh thổ
mới thì họ phải duy trì thực thi chủ quyền của mình 1 cách thường xuyên, liên tục để đảm bảo rằng họ
thực sự có chủ quyền trên vùng lãnh thổ này, nếu đã thiết lập 1 thời gian nhưng kh làm nữa thì hành
động này coi như họ đã từ bỏ chủ quyền của mình đv vùng lãnh thổ đó)


2. Biên giới quốc gia
2.1 Khái niệm biên giới quốc gia
● Định nghĩa:
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác; hay với các
vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền; hoặc với các vùng lãnh thổ quốc tế
● Ý nghĩa của biên giới quốc gia
- Đóng vai trị là đường phân định một cách rõ ràng, chính xác lãnh thổ quốc gia với các vùng khác không
thuộc lãnh thổ quốc gia.
- Biên giới gắn liền với sự tồn tại của quốc gia, là điều kiện cho an ninh quốc gia và là quyền lợi cơ bản
của quốc gia.
- Sự ổn định của BGQG là điều kiện đảm bảo cho hồ bình và an ninh quốc tế
2.2. Các bộ phận cấu thành BGQG

⎯ Biên giới trên bộ
⎯ Biên giới trên biển
⎯ Biên giới vùng trời
⎯ Biên giới lòng đất
● Biên giới trên bộ
- Biên giới trên bộ là đường biên giới trên đất liền, trên đảo, trên sông, trên hồ biên giới, trên biển nội địa.
Note: Biên giới quan trọng chủ yếu, cơ bản, chưa có 1 điều luật nào quy định về biên giới quốc gia trên
bộ mà chỉ dựa trên sự thỏa thuận của các quốc gia. Quy tắc chủ yếu về biên giới quốc gia trên bộ là quy
tắc thỏa thuận. Nếu chỉ có 1 quốc gia xác lập đường biên giới mà quốc gia kia khơng tham gia hay khơng
đồng ý thì đường biên giới đó vơ hiệu.
● Biên giới trên biển
Biên giới trên biển là đường biên giới để phân định vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia này với vùng
biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác; hoặc với các vùng biển mà quốc gia có quyền chủ quyền
a) Trường hợp 1
- Biên giới dùng để phân định vùng biển thuộc chủ quyền của 2 quốc gia: (Nếu hai bên không có thỏa
thuận nào khác)
- Việc xác định phụ thuộc vào vị trí của hai QG hữu quan:
+ Nếu hai nước đối diện nhau: đường trung tuyến (khi vùng biển hẹp, lãnh hải tối đa là 12 hải lý. Nếu sau
khi cả 2 đã xác định biên giới ngoài hải lý mà khơng ảnh hưởng chồng chéo tới nhau thì khơng áp dụng
cái này, chừng nào đụng địa phận trên biển của nhau thì mới dùng cái này để xác định)
+ Nếu hai nước kề cận nhau: đường cách đều



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×