Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Các khó khăn về tự chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại nhà của bà mẹ tại huyện vụ bản, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.16 KB, 69 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính (NKHHCT) là một bệnh phổ biến ở trẻ em,
nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm vị trí hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
trên thế giới [48], [49]. Theo số liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), NKHHCT
vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến các nước đang phát triển, là nguyên nhân gây tử vong
cho trên 3 triệu trẻ em, chiếm 15,5% trong tổng số tử vong của trẻ dưới 5 tuổi [53].
Trong đó, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em [36].
Tại Việt Nam, NKHHCT có tỉ lệ mắc và tử vong cao. Trong đó, viêm phổi đứng đầu
trong 10 bệnh mắc cao nhất và đứng thứ 2 trong 10 bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong
tồn quốc [7]. NKHHCT là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và đứng thứ 3
gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [22]. Mỗi năm có khoảng 20 đến 30 ngàn trẻ dưới 5 tuổi chết
vì nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính chủ yếu là do bệnh viêm phổi [27]. Các thống kê nghiên
cứu ở tuyến bệnh viện và ở cộng đồng đều cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ em những
năm gần đây khơng có xu hướng thuyên giảm [7], [11], [18], [26]. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính có tỷ lệ mắc bệnh cao và tái diễn nhiều lần trong năm, xảy ra trung bình 4-6 đợt trên
một trẻ /1 năm, gây tốn kém về chi phí điều trị. Thời gian để chăm sóc cho trẻ ốm đã ảnh
hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và ngày công của các bà mẹ, đây là gánh nặng to
lớn đối với ngành y tế [13]. Theo nghiên cứu của tác giả Mutalik A và Raje V. V năm 2017
đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về NKHHCT của các bà mẹ ở vùng nông thôn
của Maharashtra [45], chỉ ra thực hành của bà mẹ về NKHHCT cịn rất thấp. Bà mẹ có
thực hành kém là 68,9%. Số bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành kém chiếm tỷ lệ cao
là 71,6%, trung bình là 20,3%, số bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành tốt cịn thấp
chỉ đạt 8,1%. Vì vậy, cần nâng cao thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT.
Hơn nữa, bà mẹ là người chăm sóc chính cho trẻ trong xã hội nên thực hành của bà mẹ có
ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng bệnh và sự sống còn của trẻ. Một câu hỏi đặt ra là các
bà mẹ đã gặp phải những khó khăn gì trong q trình tự chăm sóc trẻ tại nhà. Nói cách
khác, để hạn chế tái nhập viện cho trẻ mắc NKHHCT và nâng cao sức khỏe cho trẻ bệnh,
người điều dưỡng phải biết được các thực hành tự chăm sóc trẻ và khuyến khích bà mẹ
thực hiện tốt các quy trình trong chăm sóc trẻ tại nhà. Hiện chưa có nghiên cứu nào đề cấp


đến những khó khăn của các bà mẹ khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT. Vì vậy, nghiên cứu
để phát hiện, lựa chọn các biện pháp phù hợp để nâng cao thực hành cũng như tìm ra các
giải pháp khắc phục, hỗ trợ các khó khăn cho các bà mẹ về chăm sóc trẻ mắc NKHHCT
hiệu quả là rất cần thiết. Từ thực tế trên, chúng tơi thực hiện đề tài: “Các khó khăn về
chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính tại nhà của bà mẹ tại huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định”.

MỤC TIÊU


2

1. Nhận xét về khả năng tự chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
tại nhà của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tam Thanh và xã Trung Thành,
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
2. Tìm hiểu các khó khăn về tự chăm sóc trẻ mắc nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính tại nhà của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Tam Thanh và xã Trung
Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
1.1.1. Khái niệm
Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính là nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trên đường hơ
hấp, bao gồm: mũi, tai, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi.
Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoại trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày [1], [23].
1.1.2. Phân loại về nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính [1], [10], [17]
1.1.2.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu

Lấy nắp thanh quản là ranh giới để phân ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và
đường hơ hấp dưới. Nếu tổn thương ở phía trên nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hô
hấp trên, tổn thương ở phía dưới nắp thanh quản là nhiễm khuẩn hơ hấp dưới.
Theo quy định của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG):
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm: Viêm tai giữa, mũi, họng
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm: Viêm thanh quản, phế quản, phế nang.
Phần lớn nhiễm khuẩn của trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (2/3 trường

hợp) như ho, cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm xoang, viêm tai giữa,
….nhiễm khuẩn hô hấp trên thường nhẹ cịn nhiễm khuẩn hơ hấp dưới thường ít

hơn (1/3 trường hợp) nhưng thường nặng, dễ tử vong như viêm thanh quản, viêm
thanh khí - phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp tính
ở trẻ nhỏ có tỉ lệ tử vong cao nhất, vì vậy cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời.
1.1.2.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
Phân loại theo mức độ nặng nhẹ hay được sử dụng nhằm xử trí kịp thời các
trường hợp NKHHCT.
Theo TCYTTG có thể dựa vào dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng
ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Bệnh rất nặng: Trẻ có một trong các dấu hiệu nguy kịch
- Viêm phổi nặng: Trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực
- Viêm phổi: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, không rút lõm lồng ngực
- Không viêm phổi ( ho và cảm lạnh): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi,
không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực [9], [10].
1.1.3. Các biểu hiện lâm sàng [5], [10].
1.1.3.1. Dấu hiệu thường gặp:
- Ho
- Sốt
- Chảy nước mũi
- Nhịp thở nhanh:

+ Trẻ < 2 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút là thở nhanh


4

+ Trẻ 2 - 12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút là thở nhanh
+ Trẻ 12 tháng - 5 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút là thở
nhanh - Rút lõm lồng ngực (RLLN):
+ Rút lõm lồng ngực là lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới của
xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào.
+ Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có RLLN nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đốn
vì lồng ngực của trẻ cịn mềm. RLLN phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đốn.
- Thở khị khè.
+ Tiếng thở khị khè nghe ở thì thở ra.
+ Tiếng khị khè xuất hiện khi lưu lượng khơng khí bị tắc lại ở trong phổi vì
thiết diện các phế quản nhỏ bị hẹp lại.
+ Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
- Thở rít:
+ Tiếng thở rít nghe ở thì hít vào.
+ Tiếng thở rít xuất hiện khi luồng khí đi qua chỗ hẹp ở thanh – khí quản.
+ Hay gặp trong mềm sụn thanh quản bẩm sinh, viêm thanh quản rít, dị vật đường
thở.
- Tím tái.
1.1.3.2. Dấu hiệu nguy kịch
*Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
- Trẻ không uống được hoặc bỏ bú.
- Co giật.
- Ngủ li bì hoặc khó đánh thức: Là khi gọi hoặc gây tiếng động mạnh trẻ vẫn
ngủ li bì hoặc mở mắt rồi lại ngủ ngay (khó đánh thức).
- Thở rít khi nằm yên.

- Suy dinh dưỡng nặng.
* Dấu hiệu nguy kịch ở trẻ dưới 2 tháng tuổi
- Bú kém hoặc bỏ bú.
- Co giật.
- Ngủ li bì hoặc khó đánh thức.
- Thở rít khi nằm n.
- Thở khị khè.
- Sốt hoặc hạ nhiệt độ.
1.1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ [10]
1.1.4.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây NKHHCT do virus và vi khuẩn. Virus là nguyên nhân chủ
yếu gây NKHHCT ở trẻ em vì:
Virus có ái lực với đường hô hấp.


5

Khả năng lây lan của virus dễ dàng.
Tỷ lệ người lành mang virus cao.
Khả năng miễn dịch với virus ngắn và yếu.
Virus hay gặp nhất là virus hợp bào hô hấp (RSV), sau đó đến Adenovirus,
virus cúm, á cúm,…
Ở các nước đang phát triển vi khuẩn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong NKHHCT.
Vi khuẩn hay gặp nhất là các vi khuẩn phế cầu và H.influenzae, sau đó đến tụ cầu,

liên cầu và các vi khuẩn khác.
Các nguyên nhân khác như nấm và ký sinh trùng ít gặp hơn. Mycoplasma
thường gây NKHHCT ở trẻ em trên 5 tuổi, Pneumocystic carinii thường gặp ở trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi [1] .
1.1.4.2. Các yếu tố nguy cơ [17]

Nhiều cơng trình nghiên cứu ở các nước đang phát triển và ở nước ta đều có
nhận xét chung về các yếu tố dễ gây NKHHCT ở trẻ em (yếu tố nguy cơ)
- Trẻ đẻ ra có cân nặng thấp (dưới 2500g): Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
chết do viêm phổi ở trẻ dưới 1 tuổi có cân nặng lúc sinh dưới 2500g cao hơn so với
trẻ có cân nặng trên 2500g.
- Không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ: nguy cơ tử vong do viêm phổi ở trẻ
không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cao hơn so với trẻ được ni bằng sữa mẹ.
- Ơ nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo
vệ niêm mạc hơ hấp, các lơng rung, q trình tiết chất nhày cũng như hoạt động
của đại thực bào, sự sản sinh các Globulin miễn dịch, do đó trẻ dễ bị NKHHCT.
- Khói thuốc lá cũng là một yếu tố gây ơ nhiễm khơng khí rất nguy hiểm cho trẻ
nhỏ.
- Thời tiết lạnh, thay đổi là điều kiện thuận lợi gây NKHCT ở trẻ em.
- Ngoài các yếu tố trên, nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh, đời sống kinh tế thấp,
thiếu vitamin A cũng là điều kiện làm trẻ dễ mắc NKHHCT.
Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng
biệt hoá của các tổ chức biểu mơ dễ gây sừng hố niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc
đường hô hấp và đường tiêu hố, do đó trẻ dễ bị NKHHCT.
1.1.5. Chăm sóc trẻ tại nhà [5], [10]
1.1.5.1. Chăm sóc trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi [9]
- Nuôi dưỡng:
+ Cho trẻ ăn tốt hơn khi ốm, bồi dưỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh đề phòng suy dinh

dưỡng.
+ Tiếp tục cho trẻ ăn lúc bệnh.
+ Thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu.
+ Chia làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít vì trẻ bị chán ăn.


6


+ Không kiêng trong chế độ ăn như: tôm, cua, dầu, mỡ…
- Cho trẻ uống nhiều nước (nước chín, nước chanh, nước cam )/ Bú mẹ nhiều
lầnđể bù lại lượng nước mất do sốt, thở nhanh, nôn trớ, tiêu chảy và hơn nữa nước
cịn có tác dụng làm lỗng đàm.
- Giảm ho, làm dịu đau họng bằng các loại thuốc đông y không gây độc hại
như quất hấp đường, hoa hồng hấp đường, mật ong,…
- Lau sạch làm thông mũi.
- Vấn đề quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy 1
trong các dấu hiệu sau:
+ Thở nhanh hơn
+ Khó thở hơn

+ Khơng uống được
nước + Trẻ mệt hơn
1.1.5.2. Chăm sóc trẻ dưới 2 tháng tuổi [8], [17]
- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường.
+ Trẻ dưới 1 tháng tuổi, tăng cường bú mẹ bằng cách cho bú nhiều bữa hơn
trong ngày hoặc bú với một lượng nhiều hơn trong một lần bú.
- Làm sạch và thơng thống mũi nếu trẻ bị chảy mũi, tắc mũi ảnh hưởng đến
việc ăn, bú của trẻ.
- Cách làm:
+ Dùng giấy thấm hoặc vải thấm quấn thành sâu kèn
+ Đặt sâu kèn vào mũi khi sâu kèn thấm ướt lấy ra và đặt sâu kèn khác đến khi
khô.
- Giữ ấm cho trẻ nhất là về mùa lạnh.
- Quan trọng nhất là theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu thấy 1 trong
các dấu hiệu sau:
+ Thở nhanh hơn.
+ Khó thở hơn.

+ Bú kém hơn (khi trẻ bú ít hơn phân nửa lượng sữa hàng ngày).
+ Trẻ mệt hơn.
1.1.5.3. Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ mắc NKHHCT tại nhà [8], [9]:
* Chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ mắc NKHHCT tại nhà (Theo khuyến cáo của
Viện dinh dưỡng Quốc gia):
Trẻ nhỏ còn bú mẹ: Cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu
hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, bà mẹ vắt sữa vào cốc và dùng
thìa cho trẻ uống.
Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung: Nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và
chia thành nhiều bữa nhỏ. Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những thức ăn trẻ thích


7

để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích trẻ thèm ăn. Chú ý đề phòng trẻ bị
suy dinh dưỡng vì ở trẻ suy dinh dưỡng khi bị viêm phổi, bệnh thường nặng và kéo
dài dễ dẫn đến tử vong.
Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để bù lại lượng
nước bị mất do trẻ bị sốt. ho và để cung cấp thêm vitamin A và vitamin C cho trẻ.
Sau khi trẻ khỏi bệnh cần cho trẻ ăn thêm bữa và bồi dưỡng cho trẻ bằng các
thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ mau hồi phục.
Sau khi cai sữa, trẻ cần có chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là
chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ,…), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả.
* Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại nhà (Theo tài liệu IMCI của Bộ y tế, 2017):
- Các hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi (Chỉ bú sữa mẹ, không cho thêm
bất cứ thức ăn, nước uống nào khác trừ trường hợp có chỉ định của thầy thuốc).
Cho bú bất kỳ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần/ ngày.
- Các hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ dưới 6 -12 tháng tuổi: Cho
trẻ bú mẹ bất kỳ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm

Cho trẻ ăn bổ sung chất giàu dinh dưỡng: 4 nhóm thức ăn (thịt/ cá/ trứng, rau củ,

bột và dầu ăn).
Mỗi lần ăn ¾ đến 1 bát
Số lượng bữa ăn: Cho ăn 3 bữa/ ngày cho trẻ cịn bú mẹ. Nếu trẻ khơng cịn
bú mẹ cho ăn 5 bữa/ ngày.
Ăn thêm hoa quả (trái cây)
- Các hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ dưới 12 tháng - 2
tuổi: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ khi nào trẻ muốn.
Cháo đặc, cơm với đủ 4 nhóm thức
ăn Số lượng: 4 bữa/ ngày
Mỗi bữa ít nhất 1-1,5
bát Ăn thêm trái cây
- Các hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ 2 tuổi và lớn hơn:
Ăn 3 bữa cùng gia đình, ưu tiên chất nhiều dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo 4
nhóm thức ăn.
Bổ sung thêm 2 bữa phụ với sữa và bánh
Ăn thêm trái cây
* Các nội dung cần hướng dẫn bà mẹ chăm sóc trẻ ho hoặc khó thở tại nhà [9]:
Đối với các trẻ bị ho hoặc khó thở có chỉ định chăm sóc tại nhà, tùy thuộc
vào phân loại mà cán bộ y tế cần hướng dẫn các nội dung sau:
- Uống kháng sinh tại nhà
- Làm giảm đau họng bằng thuốc ho an toàn


8

- Sử dụng thuốc giãn phế quản nếu trẻ khò khè
- Khi nào cần đưa trẻ đến khám lại ngay
- Hẹn khi nào cần đưa trẻ đến khám lại

* Chăm sóc trẻ bị sốt [10]:
- Đặt trẻ nằm phịng thống mát.
- Nới rộng quần áo, tã lót.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Chườm ấm.
0

- Khi trẻ sốt ≥ 38,5 C dùng thuốc hạ sốt Paracetamol 10 – 15mg/kg/lần. Thời
gian dùng thuốc cách 4h – 6h.
* Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ uống thuốc tại nhà [9]
Các loại thuốc uống được chỉ định dùng cho những vấn đề khác nhau, với
liều lượng và thời gian uống khác nhau. Tuy nhiên, cách cho trẻ uống các loại
thuốc cơ bản là giống nhau. Cán bộ y tế cần hướng dẫn cho bà mẹ theo các chỉ dẫn
dưới đây với mỗi loại thuốc uống.
- Bước 1: Xác định loại thuốc và liều lượng phù hợp với cân nặng hoặc tuổi của
trẻ.
- Bước 2: Giải thích cho bà mẹ lý do phải cho trẻ uống thuốc và cách cho trẻ uống

thuốc.
- Bước 3: Hướng dẫn và làm mẫu cách lường liều
thuốc + Kiểm tra nhãn hộp thuốc và tên thuốc
+ Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc. Không sử dụng những thuốc đã quá
hạn. + Đếm đủ lượng thuốc cần dùng cho trẻ
+ Lường liều thuốc
Nếu dùng thuốc viên:
Chỉ cho bà mẹ lượng thuốc dùng mỗi lần. Nếu cần, chỉ cho bà mẹ biết cách chia
viên thuốc cho trẻ uống.
Nếu phải nghiền nhỏ thuốc trước khi cho trẻ uống, hãy cho vài giọt nước và chờ
vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra, khi đó sẽ dễ nghiền nhỏ viên thuốc hơn.
Nếu dùng viên nang:

Chỉ cho bà mẹ biết lượng dùng cho mỗi liều. Nếu trẻ cần dùng liều nhỏ hơn
liều thuốc chứa trong cả viên nang vitamin A, bạn hãy chỉ cho bà mẹ biết cách mở
viên nang và bóp một phần viên nang vào miệng trẻ.
- Bước 4: Đề nghị bà mẹ tự lường liều thuốc và quan sát
- Bước 5: Đề nghị bà mẹ tự cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên
Giải thích cho bà mẹ biết nếu trẻ bị nơn, vẫn cho trẻ uống thuốc cho dù trẻ có thể
nơn ra cả thuốc. Dặn bà mẹ cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần
cho trẻ uống lại liều thuốc khác. Nếu trẻ mất nước và nôn, chờ cho đến khi trẻ được bù


9

nước rồi cho uống thuốc lại.
- Bước 6: Giải thích rõ cho bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc, ghi nhãn lên túi
thuốc và cho thuốc vào túi.
- Bước 7: Đưa thuốc cho bà mẹ. Dặn bà mẹ để thuốc ở nơi khơ ráo, khơng có
chuột và cơn trùng, đặc biệt là ngồi tầm tay của trẻ.
1.1.6. Phịng bệnh [1], [10]
- Làm tốt công tác quản lý thai nghén để đảm bảo trẻ không bị đẻ non, đẻ
thấp cân. Tổ chức cuộc đẻ an tồn, khơng để trẻ hít phải nước ối, không bị ngạt.
- Đảm bảo nuôi trẻ bằng sữa mẹ, cho trẻ bú mẹ sau khi sinh càng sớm càng
tốt, ăn sam khoa học đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đủ vitamin, đặc biệt vitamin A.
- Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Nhà ở và lớp học của trẻ cần thống
mát về mùa hè, ấm về mùa đơng, không đun bếp trong nhà, không hút thuốc lá
trong buồng trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết.
- Phát hiện sớm và xử lý đúng các trường hợp mắc bệnh NKHHCT theo phác đồ.
- Tuyên truyền GDSK cho bà mẹ về cách phát hiện, chăm sóc ni dưỡng trẻ
khi bị NKHHCT.

- Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cần được khám bệnh và theo dõi kịp thời.
- Cách ly trẻ với người đang mắc bệnh hơ hấp để tránh lây lan.
1.2. Tình hình NKHHCT trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình NKHHCT ở trẻ em trên thế giới
Hiện nay các nước đang phát triển, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp vẫn là
nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, chủ yếu do viêm phổi

[41]. Theo nghiên cứu của tác giả Marc P.G và cộng sự cho thấy nhiễm khuẩn hơ hấp
cấp tính vẫn là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới
[40]. Theo nghiên cứu của tác giả Harish Naire và các cộng sự ước tính có 66 000-199 000
trẻ em dưới 5 tuổi chết vì nhiễm trùng đường hơ hấp dưới cấp liên quan đến virus trong
năm 2005, với 99% các ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển [34]. Viêm phổi là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên thế giới [36]. NKHHCT vẫn tiếp tục ảnh
hưởng đến các nước đang phát triển, là nguyên nhân gây tử vong cho trên 3 triệu trẻ em,
chiếm 15,5% trong tổng số tử vong của trẻ dưới 5 tuổi [53]. Theo WHO năm 2013, nhiễm
khuẩn đường hô hấp dưới, bao gồm bệnh viêm phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
tử vong của trẻ dưới 5 tuổi [54]. Viêm phổi chiếm tỷ lệ tử vong lớn ở trẻ em dưới 5 tuổi,
vaccine phòng các bệnh phổ biến ở trẻ được xác định là một trong các biện pháp hiệu quả
nhất để phòng bệnh viêm phổi [38]. Viêm phổi gây ra khoảng 750.000 trẻ em tử vong mỗi
năm ở các nước châu Phi, vùng hạ Sahara. Việc thiếu khả năng tiếp cận để tư vấn và xử lý
hiệu quả là một đóng góp quan trọng đối với


10

gánh nặng này [31].
Theo báo cáo của UNICEF và WHO năm 2006, tỷ lệ mắc NKHHCT thay đổi
theo mùa trong năm. Ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ NKHHCT cho vào những tháng mùa mưa
cịn vùng ơn đới thì cao vào những tháng mùa đơng, có 30-60% các bệnh như đến
khám và điều trị ngoại trú là do NKHHCT. Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi do nhiễm

khuẩn hô hấp cấp nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác, chiếm 19% các trường
hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, tiếp theo là tiêu chảy với 17%, ở các nước đang phát
triển chiếm 20% . Số liệu này không bao gồm số trẻ tử vong trong giai đoạn sơ sinh
dưới 4 tuần tuổi. Tỷ lệ này khác nhau từng khu vực, khu vực Nam châu Á có tỷ lệ cao
nhất 21%, ngang với khu vực Sahara Nam phi, khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ 15%,
khu vực Mỹ La tinh chiếm 14%. 3/4 các trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi
trên toàn Thế giới hàng năm nằm trong 15 nước trong đó có Việt Nam đứng thứ 15 với
khoảng 2 triệu trường hợp mắc. Nghiên cứu từ Bangladesh, Chile và Gambia thấy Hib
gây ra khoảng 20% các trường hợp viêm phổi nặng [52]. Theo nghiên cứu của Mathew
J. L và các cộng sự năm 2011 [42], viêm phổi là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Ấn Độ,
viêm phổi ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế - xã hội. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi chiếm
gần ¼ trong tổng số trẻ tử vong dưới 5 tuổi ở nước này. Nghiên cứu của Eric A. F,
Simoes và cộng sự, thơng thường thì trẻ em mắc NKHHCT ngồi cộng đồng có số
lượng viêm đường hơ hấp trên nhiều hơn chiếm 2/3 tổng số NKHHCT ở trẻ dưới năm
tuổi, trẻ em nằm viện điều trị có nhiễm khuẩn hô hấp dưới nhiều hơn [32]. Theo tác
giả Meganathan P và Awasthi S tiến hành nghiên cứu về các tiên lượng biến chứng của
viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng đến 59 tháng tuổi vào năm 2019 [43], cho kết quả như viêm
phổi có thể dẫn đến các nhiễm trùng khác, hạ đường huyết, ảnh hưởng đến các chỉ số
của máu và huyết thanh, điểm GMU-CPE có độ chẩn đốn chính xác.
Nghiên cứu của Desai và cộng sự năm 2020 về mô tả việc sử dụng kháng sinh
để điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ tại Khoa Cấp cứu [30], cho
thấy có 16,5% trẻ bệnh được điều trị bởi các chuyên gia Y khoa về chuyên ngành
Nhi khoa. Kháng sinh được kê đơn cho 3,8% trẻ mắc NKHHCT và 24,5% trẻ bệnh
sử dụng thuốc kháng sinh Cephalosporins thế hệ 1 là phổ biến nhất. Những trẻ
mắc NKHHCT sau khi xuất viện đã sử dụng thuốc kháng sinh khơng thích hợp có
tỷ lệ thấp hơn so với các báo cáo khác tại cộng đồng.
Để giảm tình trạng bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi, nghiên cứu của
Shivaprakash N.C, Kutty D.N năm 2017 [50], là bằng chứng cho thấy những trẻ được
bú mẹ cũng như tình trạng dinh dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ giúp làm giảm nguy cơ
mắc NKHHCT ở trẻ. Theo WHO năm 2013 về kế hoạch thực hiện tiêm phịng cho trẻ

trên tồn thế giới. Kết quả cho thấy chương trình tiêm phịng cho trẻ đã giảm đáng kể
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới [55].
Theo nghiên cứu Gombojav N và cộng sự (2009) [33], cho thấy trẻ mắc NKHHCT


11

được tiếp cận với các dịch vụ y tế còn chậm và người chăm sóc trẻ được hỗ trợ hạn
chế. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác truyền thông – giáo dục sức khoẻ đến người
chăm sóc trẻ sơ sinh trong quản lý NKHHCT, đặc biệt là những người trẻ tuổi.
1.2.2. Tình hình NKHHCT ở trẻ em tại Việt Nam
Tại Việt Nam, NKHHCT hiện đang có tỉ lệ mắc và tử vong cao [7], đứng đầu là các
bệnh trong nhóm nhiễm trùng cấp tính. Mỗi năm có khoảng 20 ngàn đến 30 ngàn trẻ dưới
5 tuổi tử vong vì NKHHCT chủ yếu là do bệnh viêm phổi chiếm khoảng 22 - 24 ngàn trẻ tử
vong [23]. Qua điều tra nghiên cứu 2821 trẻ sơ sinh vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa
Khoa Trung ương Thái Nguyên về tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh từ năm 2008 đến
năm 2010 cho thấy viêm phổi là một trong những bệnh thường gặp và tử vong cao ở trẻ sơ
sinh [16]. NKHHCT có tỉ lệ mắc bệnh cao và tái diễn nhiều lần trong năm, xảy ra rung
bình 4-6 đợt trên một trẻ /1 năm, đây là gánh nặng to lớn đối với ngành y tế. Thời gian để
chăm sóc cho trẻ ốm đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng suất lao động và ngày công của
các bà mẹ [12], [13]. Viêm phổi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, tác động đến
nền kinh tế, năng suất lao động sẽ giảm xuống, các thành viên trong gia đình cũng phải
dành nhiều thời gian và nỗ lực để chăm sóc và điều trị cho trẻ [24]. Hiện nay, viêm phổi
vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3%) trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong
ở trẻ em dưới 5 tuổi, cao gấp 6 lần so với tử vong do tiêu chảy (5,1%) [11]. Trong số trẻ tử
vong do viêm phổi, chỉ có 52 % trẻ được chăm sóc trước khi tử vong.
Ngun nhân trẻ khơng được chăm sóc y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24
giờ tại bệnh viện cao là vì các bà mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ
mắc bệnh không được điều trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh
đã quá nặng [3]. Theo Niên giám Thống kê Y tế năm 2017, NKHHCT có tỉ lệ mắc và tử

vong cao. Trong đó, viêm phổi đứng đầu trong 10 bệnh mắc cao nhất và đứng thứ 2 trong
10 bệnh có tỉ lệ chết cao nhất trong toàn quốc [7]. Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính là một
trong những ngun nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo điều tra MICs
2014, có 3% trẻ em dưới 5 tuổi được khai báo có triệu chứng nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính
trong vịng 2 tuần trước thời điểm phỏng vấn. Trong đó 81,1% được đưa đến cơ sở y tế và
88,2% được điều trị bằng kháng sinh. Số điều trị ở cơ sở y tế tư nhân cao hơn (56,4%) so
với cơ sở y tế nhà nước (42,6%) [6].

Các thống kê nghiên cứu ở tuyến bệnh viện và ở cộng đồng đều cho thấy tỷ lệ
mắc NKHHCT ở trẻ em những năm gần đây khơng có xu hướng thun giảm [7], [11],
[26]. Nghiên cứu của Trần Thị Kiệm trên 759 trẻ em tại Thanh Hà, Hải Dương từ
tháng 9/2008 đến 10/2009 thấy tỷ lệ Viêm VA và cảm cúm phổ biến nhất 11,6%. Viêm
họng gặp nhiều ở trẻ 7- 12 tháng 57,1%, viêm phế quản gặp nhiều ở trẻ từ 2- 7 tháng
72,7%, VA 51,8%,Viêm phổi 53,8% [18]. Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn và cộng sự
năm 2011 [25], trên số trẻ em mắc viêm phổi do vi khuẩn tại bệnh viện nhi trung ương
2006- 2010 thấy tỷ lệ trẻ trai/gái= 1,3, mắc nhiều nhất ở độ


12

tuổi 6-12 tháng tuổi chiếm 44,7%, < 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ là 28,2%. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Thành Nhôm và cộng sự năm 2014 thực hiện trên 130 trường hợp
trẻ viêm phổi về các đặc điểm lâm sàng của trẻ mắc viêm phổi nặng từ 2 tháng đến
5 tuổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long [21]. Kết quả của nhóm nghiên cứu
chỉ ra các triệu chứng phổ biến của trẻ mắc viêm phổi, triệu chứng ho và sốt chiếm
tỷ lệ cao tương ứng là 97,7% và 84,6%, chảy mũi chiếm 20%; biếng ăn chiếm 21%.
1.3. Thực hành chăm sóc và các khó khăn của bà mẹ về chăm sóc trẻ
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Một số nghiên cứu về thực hành chăm sóc và các khó khăn khi chăm sóc trẻ mắc


NKHHCT của một số tác giả nước ngoài cho kết quả như sau:
Nghiên cứu của Kumar R (2012), đã chỉ ra 72% các bà mẹ có biết đến chương
trình ARI, 28% cịn lại chưa được nghe biết đến, 56% bà mẹ cho rằng mắc ARI là một
bệnh nghiêm trọng trong khi 44% trả lời là không ngiêm trọng. 76% bà mẹ cho rằng
cần cho trẻ ăn bú nhiều hơn bình thường trong thời gian trẻ mắc NKHHCT, 36% bà
mẹ tự điều trị cho trẻ tại nhà, 64% đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế, 95% các bà mẹ thực
hiện theo lời khuyên của bác sỹ [39]. Nghiên cứu tiến hành trên 140 bà mẹ có con dưới
5 tuổi về kiến thức bệnh viêm phổi năm 2007 tại Thái Lan của tác giả Siswanto E và
cộng sự cho thấy kiến thức của bà mẹ cịn thấp. Chỉ có 19% bà mẹ có kiến thức tốt và
cịn 15% bà mẹ có kiến thức kém về bệnh [51]. Theo nghiên cứu của tác giả Mutalik A
và Raje V. V năm 2017 đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về NKHHCT của các
bà mẹ ở vùng nông thôn của Maharashtra [45], chỉ ra kiến thức, thái độ và thực hành
của bà mẹ về NKHHCT cịn rất thấp. Bà mẹ có kiến thức kém chiếm 68,9%, thái độ
kém là 74,3%, thực hành kém là 68,9%. Số bà mẹ có kiến thức, thái độ và thực hành
kém chiếm tỷ lệ cao là 71,6%, trung bình là 20,3%, số bà mẹ có kiến thức, thái độ và
thực hành tốt cịn thấp chỉ đạt 8,1%. Vì vậy, cần phải nâng cao kiến thức, thái độ và
thực hành của bà mẹ về NKHHCT. Hơn nữa, bà mẹ là người chăm sóc chính cho trẻ
trong xã hội nên kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến
tình trạng bệnh và sự sống cịn của trẻ.
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 132 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Nepal năm
2014 về kiến thức, thực hành quản lý bệnh NKHHCT [29], kết quả cho thấy phần lớn
là các bà mẹ ở nhóm tuổi 20 - 24 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ, hầu hết bà mẹ có
thơng tin về bệnh (93%) trong đó nguồn thơng tin từ nhân viên y tế chiếm 30%. Về
kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh, 2 dấu hiệu được bà mẹ biết đến nhiều nhất là ho
(78%), chảy nước mũi (71%). Chỉ có 48% bà mẹ biết đúng về dấu hiệu nguy hiểm của
bệnh. Sự thiếu hụt kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm của bệnh đã đặt ra một đề xuất về
chương trình giáo dục tại cộng đồng cho các bà mẹ về NKHHCT.
Theo nghiên cứu của Peker E và cộng sự năm 2014 [46] về đánh giá kiến thức,
thái độ và thực hành của bà mẹ về bệnh NKHHCT và việc sử dụng kháng sinh cho trẻ



13

bệnh. Nghiên cứu được thực hiện trên 122 bà mẹ có con từ 2 tuổi đến 16 tuổi đã từng
mắc NKHHCT trước đó. Có 58,1% trẻ có triệu chứng ho, 40,9% có biểu hiện sốt.
28,6% bà mẹ có sử dụng thuốc kháng sinh và 27,8% bà mẹ có dùng thuốc hạ sốt cho
trẻ trước đến gặp bác sĩ điều trị. Tỷ lệ bà mẹ sử dụng thuốc kháng sinh không được kê
đơn là 12,3%. Trước khi trẻ được khám, các phương pháp điều trị truyền thống và
thay thế chiếm tỷ lệ cao 57,4%. Kiến thức của bà mẹ về sử dụng thuốc cho trẻ còn
thiếu. Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng kháng sinh chưa được kê đơn còn cao.

1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết năm 2010, kết quả khảo sát thực hành chăm sóc
trẻ mắc NKHHCT của các bà mẹ cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú/ uống nhiều hơn
là 71,8%, ăn nhiều hơn 74,9%. Bà mẹ có thực hành kém chiếm tỷ lệ cao là 81,3%. Sau
can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có thực hành kém giảm từ 81,3% xuống cịn 14,5% (nhóm can
thiệp) và 77,6% (nhóm đối chứng) với p< 0,01. Hiệu quả can thiệp đạt mức 86,67%
[27], [28]. Do đó, việc chăm sóc, xử trí và phịng bệnh NKHHC chỉ phụ thuộc vào cán
bộ y tế mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thực hành của bà mẹ trong việc phòng bệnh,
phát hiện sớm trẻ bị bệnh, kịp thời đưa trẻ đến các cơ sở y tế cũng như chăm sóc và
theo dõi khi trẻ ốm. Nếu kiến thức, thái độ của bà mẹ không đúng sẽ dẫn đến hậu quả
xấu như bệnh nặng hoặc tử vong. Theo TCYTTG có đến 75% bệnh NKHHCT được
điều trị, chăm sóc tại nhà. Sự hiểu biết của bà mẹ và có thái độ đúng về bệnh là vơ
cùng quan trọng để phòng bệnh, phát hiện sớm NKHHCT và đưa trẻ đến cơ sở y tế
kịp thời cũng như chăm sóc và theo dõi khi trẻ ốm. Theo nghiên cứu về thực hành
chăm sóc tại nhà ở trẻ dưới 5 tuổi mắc NKHHCT của các bà mẹ tại huyện Quảng
Trạch, Quảng Bình của Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự năm 2008 [15], cho thấy
tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức tốt về NKHHCT còn thấp (34%).
Về thực hành của các bà mẹ khi trẻ mắc NKHHCT cho thấy có 3,9% bà mẹ khơng
làm gì khi trẻ mắc NKHHCT; 71,6% lựa chọn đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở y tế Nhà

Nước; 7,8% tự mua thuốc về cho trẻ uống; 16,7% đưa trẻ đi khám bệnh tại y tế tư nhân.
54,9% bà mẹ có kiến thức thực hành đúng cho trẻ ăn/ bú tức là cho trẻ ăn/ bú nhiều hơn
bình thường để trẻ có đủ dinh dưỡng khống chất giúp cho quá trình điều trị được tốt và
giảm nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ khi bị bệnh, 54,5% bà mẹ trả lời đúng cần cho trẻ uống
nước nhiều hơn vì thường trẻ có sốt và thở nhanh có thể kèm theo nơn ói nên việc bổ sung
cho trẻ đủ nước là điều hết sức cần thiết khi mắc NKHHCT [19]. Nghiên cứu định tính của
tác giả Helena Hildenwall [35], một số bà mẹ đã thực hành chăm sóc cho trẻ tại nhà bằng
cách giữ ấm cho trẻ: “Tôi không cho phép trẻ thức dậy vào buổi sáng khi trời còn lạnh. Khi
trẻ thức dậy lúc thời điểm lạnh giá sẽ thấy trẻ rùng mình và lúc đó trẻ cần được cung cấp
thức ăn và đồ uống ấm, nếu bạn để trẻ bị cảm lạnh, trẻ sẽ bị ốm”. Theo nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Minh Hiếu năm 2012 về đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực
hành xử trí NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì


14

và Đan Phượng, Hà Nội trên 3 đối tượng là bà mẹ, cán bộ y tế xã và người bán thuốc

[13]. Đây là nghiên cứu can thiệp có đối chứng, nhóm can thiệp là 301 bà mẹ tại
huyện Ba Vì và nhóm đối chứng là 324 bà mẹ có con dưới 36 tháng tuổi tại huyện
Đan Phượng. Kết quả về đánh giá hiệu quả thay đổi hành vi về chăm sóc trẻ ốm tại
nhà đạt kết quả khá cao. Tất cả 4 chỉ số đánh giá là: tăng cường cho ăn, tăng
cường cho uống, làm thơng thống mũi họng, giữ ấm hoặc làm mát cho trẻ đều
tăng sau can thiệp và sự khác biệt có ý nghĩa thơng kê. Trong khi đó, tại nhóm
chứng là huyện Đan Phượng, các chỉ số lại giảm. Từ kết quả của nghiên cứu, tác
giả đưa ra khuyến nghị cần tăng cường công tác truyền thơng GDSK về phịng
chống NKHHCT cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tập trung
vào các vấn đề nhận biết các triệu chứng của NKHHCT, dấu hiệu nguy hiểm của
NKHHCT, kiến thức thực hành xử trí và chăm sóc trẻ khi bị NKHHCT [14].
Như vậy, qua một số nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam cho thấy, tình

hình mắc và tử vong do NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta nói riêng và các
nước đang phát triển nói chung cịn cao. Tuy nhiên, thực hành chăm sóc trẻ mắc
NKHHCT của bà mẹ còn hạn chế và thực hành của bà mẹ đóng vai trị quan trọng
làm giảm tỉ lệ mắc và tử vong ở trẻ [12], [27], [28]. Hiện chưa có nghiên cứu nào đề
cập đến các khó khăn của bà mẹ khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT. Vì vậy, đây là
vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm các
khó khăn và đưa ra các giải pháp hỗ trợ bà mẹ khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT.
1.4. Học thuyết nghiên cứu
Mơ hình nâng cao sức khỏe của Pender [44], [47]
Mơ hình thúc đẩy sức khỏe – Health Promotion Model (HPM) của Nola
Pender (1996) tập trung vào việc giải thích các hành vi thúc đẩy sức khỏe, sử dụng
định hướng về sức khỏe. Theo mơ hình, việc thúc đẩy sức khỏe đòi hỏi các hoạt
động hướng tới việc phát triển các nguồn lực để duy trì hoặc nâng cao sức khỏe
của một người. HPM bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn ra quyết định và giai đoạn
hành động. Trong giai đoạn ra quyết định, mơ hình nhấn mạnh 7 nhân tố nhận
thức/ quan điểm về các cơ chế tạo động lực cho việc thu thập và duy trì các hành vi
thúc đấy sức khỏe và 5 yếu tố có thể thay đổi, ảnh hưởng gián tiếp đến mơ hình
hành vi sức khỏe. Trong giai đoạn hành động, các rào cản là các khó khăn mà bà
mẹ gặp phải khi chăm sóc trẻ và nhận thức được những lợi ích của việc nâng cao
thực hành chăm sóc trẻ tại nhà sẽ dẫn đến hành vi thúc đẩy sức khỏe.
Đánh giá tốt về sức khoẻ và các hành vi sức khoẻ là nền tảng để điều chỉnh kế
hoạch phòng ngừa-nâng cao sức khoẻ cho trẻ. Đánh giá cung cấp cơ sở dữ liệu để
đưa ra các đánh giá lâm sàng về sức khỏe của trẻ, các vấn đề sức khỏe, chẩn đoán
điều dưỡng, các kết quả về sức khỏe hoặc hành vi mong muốn, cũng như các biện
pháp can thiệp có thể có hiệu quả [47].

ĐẶC ĐIỂM VÀ
KINH NGHIỆM

CÁ NHÂN


NHỮNG NHẬN THỨC VỀ
HÀNH VI CỤ THỂ VÀ TÁC
ĐỘNG CẢM XÚC CỦA NÓ

HÀNH VI MONG
ĐỢI


15

Lợi ích nhận thức được:
nâng cao thực hành tự
chăm sóc trẻ và sức khỏe
của trẻ
Rào cản nhận thức
được: Khó khăn khi
chăm sóc trẻ
Hành vi trước
đây: thói quen,

thực hành
phịng và
chăm sóc trẻ
mắc
NKHHCT

Các yếu tố cá
nhân (tuổi,
trình độ học

vấn, nghề
nghiệp, nơi ở )

Sự tự tin nhận thức

Thực hành phịng
và chăm sóc trẻ của
bà mẹ (có khả năng
kiểm sốt cao)

được: Sự tự tin của bà
mẹ trong chăm sóc và

theo dõi trẻ bệnh
Tác động cảm xúc liên

quan đến hành vi:
Yếu tố thay đổi thực
hành chăm sóc

Cam kết
thực hiện
hành vi

Tác động giữa con
người với con người
(cán bộ y tế, người tư
vấn, bà mẹ và trẻ)

Nâng cao

hành vi tự
chăm sóc
trẻ mắc
NKHHCT
của bà mẹ

Tác động giữa
con người với môi
trường (nơi cư trú,
thông tin tư vấn,
phương tiện, hỗ trợ
xã hội)

Hình 1.2. Mơ hình nâng cao sức khỏe của Pender

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 2 xã, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.


16

+ Tiêu chuẩn chọn mẫu:
* Các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 2 xã, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong
thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021.
* Các bà mẹ có con đã được chẩn đốn mắc NKHHCT tại các cơ sở y tế
(theo sổ khám bệnh hoặc danh sách khám tại trạm) và có ít nhất 1 lần nhập viện
với chẩn đoán trẻ mắc NKHHCT
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
* Bà mẹ khơng có khả năng nhận thức và giao tiếp

* Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Tam Thanh và xã Trung Thành, huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2021
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu bán cấu trúc.
Lựa
chọn đối
tượng
nghiên
cứu

Thuyết

Phỏng vấn bà

Phỏng vấn

phục đối

mẹ các thông

bà mẹ các

tượng tham

tin chung về

khó khăn về


gia nghiên
cứu

tự chăm sóc
trẻ tại nhà

chăm sóc trẻ
tại nhà

Giải nén băng, phân tích và đánh
giá theo mục tiêu
Hình 2.1. Qui trình nghiên cứu
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
- Mẫu: Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Trung Thành
và xã Tam Thanh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn chọn mẫu.
Với nghiên cứu hiện tượng học, do yêu cầu cần tìm hiểu sâu hiện tượng được quan
tâm. Nghiên cứu hiện tượng yêu cầu tất cả đối tượng nghiên cứu phải có kinh nghiệm về
hiện tượng đang được nghiên cứu và phải có khả năng liên hệ giữa cuộc sống của họ với
hiện tượng nghiên cứu. Vì vậy, cỡ mẫu trong nghiên cứu hiện tượng thường là 10 – 15 đối
tượng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, cỡ mẫu có thể ít hơn (nghiên cứu có thể dừng khi
không thu thập được thông tin mới) hoặc hoặc nhiều hơn (khi nhà nghiên cứu muốn tìm
hiểu thêm về hiện tượng nghiên cứu). Với phương pháp chọn mẫu có chủ đích theo chỉ dẫn
của cán bộ y tế xã từ danh sách các bà mẹ có con mắc NKHHCT trong vòng từ


17

1 tuần đến 3 tháng trước đến thời điểm phỏng vấn. Thực tế, nhóm nghiên cứu đã
thực hiện phỏng vấn sâu 17 bà mẹ trong mỗi xã. Như vậy, số bà mẹ tham gia phỏng

vấn sâu tại 2 xã là 34 bà mẹ.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu và công cụ thu thập số liệu
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Phỏng vấn sâu được thực hiện trên 34 bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc
NKHHCT tại xã Tam Thanh và Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Tại mỗi buổi phỏng vấn sâu, nghiên cứu viên chuẩn bị các dụng cụ và thiết
bị cần thiết cho thực hiện phỏng vấn sâu (bút ghi, sổ, máy ghi âm).
- Thời gian cho mỗi cuộc phỏng vấn từ 25 – 30 phút
- Nguồn số liệu này do nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn, gỡ băng và có
biên bản phỏng vấn kèm theo.
- Trong q trình thu thập thơng tin, các ý kiến trái chiều luôn được đưa ra
bàn bạc kỹ trong nhóm nghiên cứu trước khi đi tới quyết định cuối cùng.
- Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phương pháp phân tích nội
dung. Sau khi thu thập thông tin của 5 người tham gia đầu tiên, nhà nghiên cứu sẽ
bắt đầu phân tích kết quả, tìm ra các chủ đề từ việc nhóm các nội dung tương đồng
trong phỏng vấn của người tham gia. Các phỏng vấn sau sẽ bổ sung thêm nội dung
vào các chủ đề đã có hoặc thêm các chủ đề mới cho phù hợp. Phỏng vấn sẽ kết thúc
khi không nhận được thông tin mới từ các cuộc phỏng vấn
- Các thông tin về nhân khẩu học của bà mẹ sẽ được thu thập trước khi đi vào
phỏng vấn sâu. Các thơng tin này sẽ được trình bày vào bảng để so sánh cụ thể.
2.5.2. Các bước thu thập số liệu:
+ Bước 1: Lựa chọn ngẫu nhiên các bà mẹ theo danh sách và tiêu chuẩn chọn mẫu.

+ Bước 2: Giải thích, thuyết phục bà mẹ tham gia nghiên
cứu. Bà mẹ đồng ý sẽ ký vào bản đồng thuận (Phụ lục 1)
+ Bước 3: Phỏng vấn các bà mẹ về các đặc điểm thơng tin chung, hồn thiện
vào phiếu khảo sát.
+ Bước 4: Phỏng vấn sâu để tìm hiểu các khó khăn của bà mẹ khi chăm sóc
trẻ mắc NKHHCT tại nhà.
+ Bước 5: Nghe lại, giải nén băng, phân tích các đặc điểm khó khăn của bà mẹ


2.5.3. Cơng cụ thu thập số liệu
Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu định tính bằng phỏng vấn sâu bán cấu
trúc. Bà mẹ được phỏng vấn riêng với bộ câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn dựa trên
những gợi ý của Ingram J and et al (2013) [37]. Bộ câu hỏi gồm các nội dung chủ
yếu về các thông tin liên quan đến chăm sóc trẻ mắc NKHHCT.


18

Sau khi thảo luận về mục đích của nghiên cứu, nhận được sự đồng ý của các bà
mẹ tham gia nghiên cứu, cuộc phỏng vấn được thực hiện trong thời gian từ 25 phút
đến 30 phút. Các buổi phỏng vấn đều được người nghiên cứu ghi chép, ghi âm và
thông tin được giải băng chính xác ngay sau phỏng vấn. Để đánh giá sự phù hợp của
bộ câu hỏi, người nghiên cứu tiến hành 2 cuộc phỏng vấn thử nghiệm và việc chỉnh sửa
bộ câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của 1 chuyên gia về Nhi khoa và có kinh nghiệm
tiến hành nghiên cứu. Sau phỏng vấn, hai bản giải băng được nhà nghiên cứu kiểm tra
tính chính xác bằng việc xác nhận nội dung của 2 bà mẹ đã tham gia phỏng vấn.

2.6. Các biến số nghiên cứu
2.6.1. Phần thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
- Tuổi: là số tuổi hiện có của đối tượng nghiên cứu khi trả lời phỏng vấn. Đây
là một biến định lượng được tính bằng cơng thức sau:
Tuổi của bà mẹ = 2020 – năm sinh (hoặc năm 2021 – năm sinh)
Tuổi của trẻ = ngày/ tháng/ năm hiện tại – ngày/ tháng/ năm sinh của trẻ
- Con lần đầu là biến định tính có 2 giá trị: Có và khơng
- Trình độ học vấn: là mức độ bằng cấp cao nhất mà bà mẹ có được hiện tại,
là biến định tính với các giá trị là: Khơng biết chữ; Tiểu học; Trung học cơ sở;
Trung học phổ thông; Trung cấp; Cao đẳng và đại học và sau đại học.
- Nghề nghiệp: Là hình thức cơng việc hiện tại bà mẹ đang làm, là biến định

tính gồm các giá trị sau: Cán bộ/viên chức; Công nhân; Nông dân; Tự do; Nội trợ.
- Nơi cư trú: Là biến định tính, xác định địa chỉ hiện tại của bà mẹ gồm 2 giá
trị: xã Tam Thanh và xã Trung Thành.
- Số con của bà mẹ: là biến định lượng gồm 2 giá trị: 1 con và từ 2 con trở lên.
- Tình trạng gia đình: Là biến định tính, xác định bà mẹ hiện đang sống với
chồng hoặc sống một mình với con (Góa/ đã ly hơn/ đơn thân), gồm các giá trị:
sống với chồng; sống đơn thân.
2.6.2. Phần nội dung nghiên cứu:
- Nhận biết về tình trạng bệnh của trẻ: Là các quan điểm của bà mẹ về tình
trạng hơ hấp (thở) của trẻ và cách nhận biết về căn bệnh của trẻ.
- Các thực hành chăm sóc để giảm tình trạng bệnh: Là các quan điểm của
bà mẹ về các hành động chăm sóc được thực hiện để giảm tình trạng hoặc triệu
chứng bệnh của trẻ.
- Sự tự tin của bà mẹ khi chăm sóc trẻ tại nhà: Là các cảm nhận của bà mẹ
về khả năng thực hiện các chăm sóc để giảm tình trạng bệnh, theo dõi, kiểm sốt
tình trạng bệnh về hô hấp của trẻ.
- Các dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ nhập viện hay phải tìm đến bác sĩ điều trị: Là các
quan điểm của bà mẹ về các dấu hiệu đưa trẻ nhập viện hay phải tìm đến bác sĩ điều trị.


19

- Cảm nhận của bà mẹ khi trao đổi với bác sĩ điều trị bệnh cho trẻ: Là các ghi
nhận về sự hài lòng của bà mẹ khi trao đổi với bác sỹ về vấn đề sức khỏe của trẻ.
- Các khó khăn khi chăm sóc trẻ bệnh: Là các quan điểm của bà mẹ về các
rào cản, thách thức gặp phải khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT tại nhà.
- Tự chăm sóc trẻ bệnh: Là các hành động chăm sóc trẻ mắc NKHHCT của bà
mẹ được thực hiện tại nhà để giảm tình trạng hoặc triệu chứng bệnh của trẻ. Bao gồm
các hành động về chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh, thực hiện thuốc điều trị bệnh,….
- Các hỗ trợ xã hội: Là các nhu cầu của bà mẹ cần giúp đỡ khi chăm sóc trẻ

mắc NKHHCT tại nhà.
2.7. Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm, gỡ băng và ghi chép văn bản một
cách trung thực để tìm hiểu các thực hành tự chăm sóc trẻ và các khó khăn của bà mẹ
khi chăm sóc trẻ mắc NKHHCT. Số liệu phân tích theo chủ đề và mục tiêu nghiên cứu,
những ý kiến tiêu biểu sẽ được trích dẫn để minh họa trong phần trình bày kết quả.
Áp dụng phân tích theo phương pháp quy nạp để thể hiện kết quả của nghiên cứu.
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu:
- Việc thực hiện nghiên cứu phải được sự chấp thuận và cho phép của hội
đồng khoa học trường, trạm y tế xã Tam Thanh và xã Trung Thành.
- Bà mẹ tham gia vào nghiên cứu này được giải thích rõ về mục đích, lợi ích
và q trình phỏng vấn. Bà mẹ có quyền đồng ý hay từ chối tham gia phỏng vấn
mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám và chữa bệnh của họ. Sự tham gia của
bà mẹ là hoàn tồn tự nguyện.
- Các thơng tin thu thập được phải được bà mẹ chấp thuận để sử dụng làm kết
quả nghiên cứu. Các thông tin thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n= 34)
Tần số
Đặc điểm

(n)

Tỷ lệ
(%)


20


≤ 25 tuổi
Tuổi của bà mẹ

Trình độ học vấn

Nghề nghiệp

BM có con lần đầu
Số con của bà mẹ
Tình trạng gia đình

3

8,8

Từ 26 đến 35 tuổi

23

67,6

Từ 36 đến 45 tuổi

7

20,6

Trên 45 tuổi


1

2,9

≤ THCS

9

26,5

THPT

10

29,4

≥ Trung cấp

15

44,1

Cán bộ, viên chức

6

17,6

Cơng nhân


13

38,2

Nơng dân

2

5,9

Nội trợ

3

8,8

Khác

10

29,4



5

14,7

Khơng


29

85,3

1 con

5

14,7

Từ 2 con trở lên

29

85,3

Sống với chồng

33

97,1

Sống một mình

1

2,9

Nhận xét: Phần lớn các bà mẹ có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm 67,6%,
trình độ học vấn từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,1%. Các bà mẹ có

chủ yếu là cơng nhân chiếm 38,2%. Đa phần các bà mẹ có từ 2 con trở lên, trong
đó có 14,7% bà mẹ có con lần đầu.

Bảng 3.2. Các đặc điểm về thông tin GDSK (n= 34)

Nhận được hướng dẫn

Đặc điểm

Tần số
(n)

Tỷ lệ
(%)


Khơng

13
21

38,2
61,8



×