Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Hướng dẫn kỹ thuật cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 48 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT GÂY TRỒNG, CHĂM SÓC, CÁCH PHỐI
TRÍ 20 LỒI CÂY CĨ KHẢ NĂNG CAO TRONG HẤP THỤ, GIẢM
THIỂU BỤI MỊN VÀ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ Ở VIỆT NAM

Thuộc nhiệm vụ: “Đánh giá, xác định một số lồi cây bản địa có khả
năng hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ơ nhiễm khơng khí ở Việt Nam”

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Lâm nghiệp
Chủ trì nhiệm vụ: PGS.TS. Phùng Văn Khoa

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, CÁCH THỨC PHỐI TRÍ 20 LỒI
CÂY CĨ KHẢ NĂNG CAO TRONG HẤP THỤ, GIẢM THIỂU BỤI MỊN VÀ Ơ
NHIỄM KHƠNG KHÍ Ở VIỆT NAM............................................................................. 1
1. PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG .................................................................................. 2
1.1. Điều kiện gây trồng ................................................................................................... 2
1.1.1. Điều kiện khí hậu ................................................................................................... 2
1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai ..................................................................................... 2
1.2. Nguồn giống, cây giống ............................................................................................ 3
1.2.1. Nguồn giống ........................................................................................................... 3
1.2.2 Cây giống ................................................................................................................ 3
1.3. Kỹ thuật trồng ........................................................................................................... 3
1.3.1 Phương thức và thời vụ trồng.................................................................................. 3
1.3.2 Xử lý, đào hố và lấp hố ........................................................................................... 3


1.3.3. Trồng cây ............................................................................................................... 3
2. PHẦN HƯỚNG DẪN CHO TỪNG LOÀI ................................................................. 8
2.1. Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz) ................................................................ 8
2.2. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don) .................................................... 10
2.3. Dẻ cau (Quercus platycalyx Hickel & A. Camus) .................................................. 11
2.4. Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L'Hér. ex Vent. ............................................ 13
2.5. Đa lông (Ficus drupacea Thunb.) ............................................................................ 15
2.7. Gội nước (Aphanamixis grandiflora Blume) .......................................................... 18
2.8. Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.) .......................................................... 19
2.9. Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.) .................................................................... 21
2.10. Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.) ................................................................ 22
2.11. Lộc vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.) ................................................. 24
2.12. Mun (Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte) ........................................................ 25
2.13. Mý (Lysidice rhodostegia Hance) ......................................................................... 27
2.14. Ngâu (Aglaia odorata Lour.) ................................................................................. 29
2.15. Nhội (Bischofia javanica Blume) .......................................................................... 31
2.16. Sảng nhung (Sterculia lanceolata Cav.) ................................................................ 32
2.18. Sâng (Pometia pinnata J.R.Forst. & G.Forst. ........................................................ 35
2.19. Sấu (Dracotomelon duperreanum Pierre) ............................................................. 36
2.20. Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl.) ................................................ 38
3. HƯỚNG DẪN PHỐI TRÍ CÂY BÓNG MÁT CÓ KHẢ NĂNG HẤP THỤ BỤI MỊN
VÀ GIẢM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ............................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 42


DANH MỤC BẢNG
Bảng 01. Danh sách 20 loài cây được lựa chọn ............................................................... 2
Bảng 02. Quy cách cây và cọc chống cho cây ................................................................. 6
Bảng 03. Phân loại cây và các yêu cầu kỹ thuật phối trí cây theo hàng ........................ 39



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz) .......................................................... 9
Hình 2. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don) ............................................. 10
Hình 3. Dẻ cau (Quercus platycalyx Hickel & A. Camus) ............................................ 12
Hình 4. Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L'Hér. ex Vent.) .................................... 14
Hình 5. Đa lơng (Ficus drupacea Thunb.) ..................................................................... 15
Hình 6. Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin) ...................................... 17
Hình 7. Gội nước hoa to (Aphanamixis grandiflora Blume) ......................................... 18
Hình 8. Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.).................................................... 20
Hình 9. Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss. .............................................................. 21
Hình 10. Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.) .......................................................... 23
Hình 11. Lộc vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.) .......................................... 24
Hình 12. Mun (Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte) .................................................. 26
Hình 13. Mý (Lysidice rhodostegia Hance) ................................................................... 28
Hình 14. Ngâu (Aglaia odorata Lour.) .......................................................................... 30
Hình 15. Nhội (Bischofia javanica Blume) ................................................................... 31
Hình 16. Sảng nhung (Sterculia lanceolata Cav.) ......................................................... 32
Hình 17. Sao đen (Hopea odorata Roxb.), .................................................................... 34
Hình 18. Sâng (Pometia pinnata J.R.Forst. & G.Forst.) ................................................ 35
Hình 19. Sấu (Dracontomelon duperreanum Pierre) ..................................................... 37
Hình 20. Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl) ........................................... 38


HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SĨC, CÁCH THỨC
PHỐI TRÍ 20 LỒI CÂY CĨ KHẢ NĂNG CAO TRONG HẤP THỤ,
GIẢM THIỂU BỤI MỊN VÀ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ Ở VIỆT NAM
GIỚI THIỆU
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, cách phối trí 20 lồi cây bản địa
có khả năng cao trong hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm không khí ở Việt Nam

được soạn thảo trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ “Đánh giá, xác định một số
lồi cây bản địa có khả năng hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ô nhiễm khơng khí ở Việt
Nam” và tham khảo một số tài liệu khác.
Tài liệu này giới thiệu những bước kỹ thuật chủ yếu để trồng, chăm sóc, phối trí
các lồi cây bản địa có khả năng cao trong hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ơ nhiễm mơi
trường khơng khí, gồm các nội dung chính là điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật
trồng, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh hại cây trồng và phối trí.
Hướng dẫn kỹ thuật này áp dụng cho gây trồng, chăm sóc và phối trí 20 loài cây
bản địa đã được tuyển chọn từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ “Đánh giá, xác định
một số lồi cây bản địa có khả năng hấp thụ, giảm thiểu bụi mịn và ơ nhiễm khơng khí
ở Việt Nam” bao gồm: Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Dầu rái
(Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don), Dẻ cau (Quercus platycalyx Hickel & A.
Camus), Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L'Hér. ex Vent.), Đa lông (Ficus
drupacea Thunb.), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin), Gội nước
(Aphanamixis grandiflora Blume), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.), Lát
hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv.), Lộc vừng
(Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.), Mun (Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte),
Mý (Lysidice rhodostegia Hance), Ngâu (Aglaia odorata Lour.), Nhội (Bischofia
javanica Blume), Sảng nhung (Sterculia lanceolata Cav.), Sao đen (Hopea odorata
Roxb.), Sâng (Pometia pinnata Forst. & Forst. f.), Sấu (Dracontomelon duperreanum
Pierre), Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl).

1


Bảng 01. Danh sách 20 loài cây được lựa chọn
TT Tên loài Việt Nam

Tên loài khoa học


Tên họ Việt Nam

Tên họ khoa học

1

Bách xanh

Calocedrus macrolepis Kurz

Hoàng đàn

Cupressaceae

2

Dầu rái

Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don

Dầu

Dipterocarpaceae

3

Dẻ cau

Quercus platycalyx Hickel & A. Camus


Dẻ

Fagaceae

4

Dướng

Broussonetia papyrifera (L.) L'Hér. ex Vent.

Dâu tằm

Moraceae

5

Đa lông

Ficus drupacea Thunb.

Dâu tằm

Moraceae

6

Đáng chân chim

Schefflera heptaphylla (L.) Frodin


Ngũ gia bì

Araliaceae

7

Gội nước

Aphanamixis grandiflora Blume

Xoan

Meliaceae

8

Kim giao

Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.

Kim giao

Podocarpaceae

9

Lát hoa

Chukrasia tabularis A. Juss.


Xoan

Meliaceae

10 Lim xanh

Erythrophleum fordii Oliv.

Đậu

Fabaceae

11 Lộc vừng

Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.

Lộc vừng

Lecythidaceae

12 Mun

Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte

Thị

Ebenaceae

13 Mý


Lysidice rhodostegia Hance

Đậu

Fabaceae

14 Ngâu

Aglaia odorata Lour.

Xoan

Meliaceae

15 Nhội

Bischofia javanica Blume

Thầu dầu

Euphorbiaceae

16 Sảng nhung

Sterculia lanceolata Cav.

Trôm

Sterculiaceae


17 Sao đen

Hopea odorata Roxb.

Dầu

Dipterocarpaceae

18 Sâng

Pometia pinnata Forst. & Forst. f.

Bồ hòn

Sapindaceae

19 Sấu

Dracontomelon duperreanum Pierre

Xồi

Anacardiaceae

20 Trám đen

Canarium tramdenum Dai & Yakovl.

Trám


Burseraceae

Nhóm nghiên cứu đã tiếp thu chỉnh sửa, hoàn thiện bản dự thảo Hướng dẫn này
trên cơ sở các góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh (Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Lai Châu, Hậu Giang, Hải hòng, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Nam, Vĩnh
Long, Bình Dương) theo Văn bản số 962/BNN-KHCN ngày 23/02/2023 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc góp ý dự thảo Sổ tay, Hướng dẫn kỹ thuật về lĩnh vực môi
trường nông, lâm nghiệp.
1. PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG
1.1. Điều kiện gây trồng
1.1.1. Điều kiện khí hậu
Khu vực Thành phố Hà Nội chia làm 4 mùa rõ rệt với mùa Đông lạnh và khô rét;
mùa Xuân ấm áp có mưa phùn, độ ẩm khơng khí cao; mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều và
mùa Thu mát mẻ, lượng mưa giảm. Mùa Xuân thích hợp cho trồng cây.
Khu vực Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khơ. Trồng cây thích hợp vào mùa mưa.
1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Thành phố Hà Nội nằm trong châu thổ Sơng Hồng có địa hình thấp, đất đai chủ
yếu là đất phù sa cổ, địa hình đồi núi ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì và Mỹ Đức. Khu trung
tâm có mực nước ngầm cao, dễ bị ngập về mùa mưa.
Trung tâm thành phố Đà Nẵng là đồng bằng ven biển nhiều đất cát. Vùng xung
quanh có địa hình núi cao.
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc địa hình đồng bằng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
thủy triều nên nhiều nơi bị ngập và triều cường.
2


Việc chọn lồi trong số 20 lồi cây có khả năng hấp thụ bụi mịn, giảm ơ nhiễm
khơng khí cần phải quan tâm tới đặc điểm sinh thái loài cho phù hợp:
+ Lồi có biên độ sinh thái rộng có thể trồng ở cả ba khu vực như: Sao đen, Dầu rái,

Lộc vừng, Đa lông, Dướng, Sảng nhung, Đáng chân chim và Lát hoa.
+ Lồi có biên độ sinh thái trung bình như: Nhội, Gội, Lim xanh, Mý, Sâng, Trám
đen, Ngâu.
+ Lồi có biên độ sinh thái hẹp, thích nghi hẹp như: Mun.
1.2. Nguồn giống, cây giống
1.2.1. Nguồn giống
Nguồn giống cần được tạo từ những cơ sở chuyên tạo cây có uy tín, nguồn gốc lý
lịch cây rõ ràng. Đối với một số cây trồng lâm nghiệp chính như: Dầu rái, Lát hoa, Lim
xanh... cần có đầy đủ hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất sứ theo quy định tại Nghị định số
27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
1.2.2 Cây giống
Với các loài cây gỗ: Cây giống ươm từ hạt, cao từ 2 hoặc 3 m trở lên, đường kính
(tại vị trí 1,3 m) từ 3 hoặc 5 cm trở lên tùy loài (có bầu tối thiểu 40 cm*45 cm), tán cây
cân đối, không bị cụt ngọn hay đứt rễ cọc, không bị sâu bệnh, thân thẳng. Đối với các
cây trồng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) thì
cây giống được lựa chọn yêu cầu không được thấp hơn TCVN.
1.3. Kỹ thuật trồng
1.3.1 Phương thức và thời vụ trồng
Phương thức trồng: Trồng theo hàng trên hè đường phố hoặc theo cụm trong công
viên, khuôn viên nhà máy, công xưởng... Khoảng cách trồng cây áp dụng theo Hướng
dẫn quản lý cây xanh đô thị của Bộ Xây dựng.
Thời vụ trồng: trồng vào mùa Xuân ở các tỉnh phía Bắc và mùa mưa ở các tỉnh
phía Trung và Nam.
1.3.2 Xử lý, đào hố và lấp hố
Xử lý: Dọn sạch cỏ, bê tông và các rác thải... quanh miệng hố.
Đào hố: Dùng máy hoặc cuốc để đào hố, kích thước 80*80*80 (cm).
Lấp hố: Dùng phân vi sinh trộn đều với đất rồi lấp xuống 1/3 hố.
1.3.3. Trồng cây
Việc trồng cây có thể bao gồm các bước như: định vị vị trí trồng cây; chuẩn bị mặt
bằng, vật liệu, máy móc...; đào hố trồng cây; cơng tác vận chuyển; bón phân và đất trồng

cây; cọc chống cho cây; chăm sóc cây sau khi trồng; duy trì cây mới trồng (Vận dụng Quyết
định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội Ban hành quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì cơng viên, cây xanh và chăn
ni động vật trưng bày trên địa bàn thành phố Hà Nội). Cụ thể các bước công việc như
dưới đây:
3


Bước 1. Định vị vị trí trồng cây

Bước 2. Chuẩn bị vật liệu, cây

Bước 3. Đào hố trống cây

giống...

Bước 4. Vận chuyển cây

Bước 5. Bón phân và đất

Bước 6. Chống giữ cho cây

trước khi hạ cây

Bước 7. Chăm sóc cây sau khi trồng

Bước 1. Định vị vị trí trồng cây
* Đối với các tuyến phố trồng mới trên toàn tuyến
- Xác định vị trí cây trồng đầu hàng và cây trồng cuối hàng theo thiết kế, dùng
thước dây để chia khoảng cách giữa các cây đảm bảo đều nhau (từ 3 m đến 8 m) tùy theo

loài.
- Định vị xác định vị trí sơ đồ trồng cây của từng tuyến (đánh dấu sơn hoặc đóng
cọc) đảm bảo cây trồng được thẳng hàng, khoảng cách đều, đối xứng nhau (nếu trồng
thành 2 hàng trở lên) tạo cảnh quan đều, đẹp mắt.
- Trồng theo thiết kế và hố trồng của dự án (đối với dự án đã thi cơng có sẵn hố).
4


* Đối với việc trồng bổ sung cây vào hố trống, vị trí trống
Thực hiện trồng thẳng hàng, khoảng cách tương đối đồng đều nhau với cây liền
kề trên tuyến phố và theo thực tế mặt bằng.
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng, vật liệu trồng cây gồm đất màu, mùn hữu cơ, giá thể,
bao tải, phân hữu cơ...và các dụng cụ lao động, máy móc thi cơng trước khi trồng cây.
Bước 3. Đào hố trồng cây
Tiến hành: Từ vị trí tim hố, đào hố hình vng có cạnh tối thiểu 80*80*80 (cm) hoặc
L(m) = Kích thước bầu cây + 0,2 m. Đào hố đến chiều sâu hơn kích thước chiều cao bầu cây
tối thiểu 0,3 m đối với mặt bằng trồng cây có đất tự nhiên phù hợp cho cây trồng.
Trong trường hợp đất không đảm bảo (đất nhiều bùn sét, cát, vữa, bạc màu...),
vận chuyển đất phế thải và đào rộng hố để bổ sung đất màu, mùn hữu cơ, giá thể, phân
hữu cơ... phù hợp để đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Bước 4. Vận chuyển cây
Sử dụng ô tô hoặc xe cẩu vận chuyển cây đến nơi trồng. Quá trình vận chuyển phải
đảm bảo bầu cây khơng bị nứt, vỡ. Dùng bao tải bó quanh thân cây để bảo vệ thân cây
trong quá trình vận chuyển và giảm thoát hơi nước (nếu cần).
Bước 5. Bón phân và đất trồng cây
Cho đất màu được trộn lẫn mùn, giá thể, phân hữu cơ,... xuống hố để độ cao phù
hợp. Sau khi cẩu cây trồng đưa xuống hố trồng phải tháo bỏ bao bầu cây (đối với vỏ bầu
khơng có khả năng tự phân hủy), cắt hết dây buộc, đặt bầu cây vào chính giữa hố đảm
bảo cây trồng thẳng đứng (kiểm tra theo 2 hướng: song song và vng góc với vỉa hè)
đặt cây sao cho cổ rễ thấp hơn cao độ mặt hè, rút bỏ vỏ bầu ra khỏi hố.

Điều chỉnh cho cây thẳng đứng, khi đã đạt yêu cầu cho đất màu trộn giá thể vào
hố, lấp đến quá nửa hố rồi nèn chặt xung quanh bầu, tưới nhẹ nước (đã được pha chất
kích thích ra rễ) đều quanh bầu cây.
Tiếp tục lấp đất xung quanh bầu cây và lèn chặt đến gần miệng hố (cách miệng
hố 5-10 (cm). Tiến hành tưới đẫm nước sau khi trồng.
Bước 6. Cọc chống cho cây
Dùng cọc gỗ hoặc sắt chống giữ cây trồng luôn được thẳng đứng khơng bị
nghiêng, đổ do gió và ổn định bộ được rễ.
Chiều cao của cọc chống sau khi đã lắp ghép (trên mặt đất) tối thiểu bằng 1/3
chiều cao cây trở lên.
Vị trí chống cọc vào thân cây cách gốc khoảng 1/3 chiều cao cây với độ nghiêng
góc chống tối ưu từ 30°-40°. Chân cọc đóng sâu xuống đất tối thiểu 5 cm để có điểm
chống.
- Quy cách, số lượng cọc chống có thể tham khảo ở Bảng 02.

5


Bảng 02. Quy cách cây và cọc chống cho cây
Quy cách cọc (tính cho 1 cọc)

Quy cách cây

Số lượng cọc
Chiều dài cọc (m) chống (cọc)

TT

Đường kính thân
(cm)


Chiều cao
(m)

Đường kính cọc
(cm)

1

<6

<6

2-4

<2

1-3

2

6-9

4-6

4-6

1,5-2,5

3-4


3

10-14

6-8

6-7

2,0-2,5

4

4

15-24

>=6

6-8

2,0-3,0

4

5

25-35

>=6


6-8

2,0-3,5

4

Nguồn: Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội
(Lưu ý: Đối với cây có đường kính lớn hơn 35 cm có thể lắp dựng cọc chống theo thực tế.
Để cây sớm tạo tán mới phát huy khả năng hấp thụ bụi và giảm ơ nhiễm khơng khí chỉ nên chọn cây
có đường kính dưới 10 cm, chiều cao dưới 6 m).

- Trong trường hợp không thể đặt chân cọc gọn trong hố trồng cây do góc chống
hẹp khơng đảm bảo việc chống giữ cây có thể đặt vị trí chân cọc nằm trên vỉa hè sâu
xuống đất tối thiểu 5 cm.
- Thời gian sử dụng cọc chống cho cây:
+ Đối với cây đường kính từ <15 cm: Tối thiểu 2 năm.
+ Đối với cây có đường kính từ 15 cm trở lên: Tối thiểu 3 năm. Có thể dùng cọc
chống có tuổi thọ cao (theo thiết kế được duyệt) để đảm bảo an toàn lâu dài cho cây. Phần
cọc tiếp xúc với thân cây được đệm lót để tránh xây, xước hoặc tróc vỏ cây. Sử dụng 1 hoặc
2 tầng gơng để liên kết 4 cọc chống; hàn chết hoặc kết hợp đệm cao su có liên kết bulơng dễ
nới lỏng khi cây phát triển.
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đối với cọc sắt; thay thế cọc gỗ bị gẫy hỏng.
Bước 7: Chăm sóc cây sau khi trồng
- Kỹ thuật chăm sóc cây sau khi trồng: Sau khi trồng, đơn vị thi cơng trồng cây
có trách nhiệm chăm sóc, bảo dưỡng cây tối thiểu 03 tháng trước khi bàn giao cho đơn
vị quản lý, duy trì cây theo quy định.
- Tưới nước: Tưới đẫm đất xung quanh gốc cây, thời gian tưới vào sáng sớm hoặc
chiều tối (không tưới khi trời nắng gắt). Tùy theo thời tiết và độ ẩm của đất để điều chỉnh

chế độ tưới, lượng nước tưới. Việc tưới nước khơng được làm xói mịn đất xung quanh
gốc nhưng vẫn tạo đủ độ ẩm cho cây.
+ Thời chăm sóc: 90 ngày.
+ Số lần tưới:
* 15 ngày đầu tưới liên tục: 1 ngày/1 lần.
* 30 ngày sau tưới 2 ngày/lần.
* Các ngày tiếp theo (45 ngày) tưới trung bình: 3 ngày/lần.
+ Lượng nước tưới: 15 lít/ lần tưới.
6


- Theo dõi tình hình phát triển của cây để xử lý, nếu phát hiện sâu bệnh phải phun
thuốc ngay, làm cỏ dại xung quanh gốc cây.
- Cắt tỉa các chồi, cành mọc làm lệch tán để định hướng phát triển tán cây cân đối.
- Thường xuyên kiểm tra cọc chống và bổ sung kịp thời cho cây mới trồng, nếu
cây nghiêng phải dựng lại ngay thẳng.
Bước 8: Duy trì cây mới trồng
* Cây có đường kính >6 cm (duy trì chăm sóc cây trong vịng 2 năm, tính từ ngày
ký biên bản nghiệm thu hồn thành hạng mục cơng trình để bàn giao cho đơn vị quản lý
thực hiện duy trì theo quy định).
+ Làm cỏ, phá váng, xới gốc cây
Dùng cuốc nhỏ xới xáo xung quanh gốc cây để thốt khí, phá váng, nhặt sạch cỏ
dại, làm vầng để giữ nước tưới với đường kính khoảng: 0,6 - 0,8 m kết hợp dựng lại cây
nghiêng, đổ. Trung bình một năm thực hiện 4 lần (bình quân 3 tháng một lần).
+ Tưới nước
Thường xuyên tưới cây theo định kỳ giúp cây đủ độ ẩm để sinh trưởng phát triển.
Không tưới quá mạnh làm ảnh hưởng đến cây. Dựng lại cây bị nghiêng do tác động của
các yếu tố ngoại cảnh.
Số lần tưới: mùa mưa trung bình 04 lần/tháng, mùa khơ trung bình 08 lần/tháng.
+ Bón phân

Bón thúc bằng phân vi sinh 02 lần/năm. Trước khi bón phân phải làm cỏ xung
quanh gốc, dùng cuốc xói nhẹ quanh gốc, bỏ phân theo đúng tỉ lệ quy định, rải đều
phân xung quanh gốc, dùng cuốc nhỏ xới nhẹ trộn đều phân với đất và lèn chặt quanh
gốc, sau khi bón xong phải tưới nước ngay. Việc bón phân tuân thủ theo hướng dẫn
của nhà sản xuất.
+ Quét vôi gốc cây
Quét vôi trắng xung quanh gốc cao 0,7 m tính từ mặt đất lên thực hiện 3 tháng
một lần.
+ Cắt tỉa cành nhánh cây
Để tạo cây bóng mát đẹp, cân tán, tạo tồn tuyến cây có cùng độ cao. Cắt tỉa mầm
gốc, mầm phân cành thấp, cắt cành lệch, cành yếu để cây tập trung ni thân và cành
chính. Thực hiện 06 tháng một lần.
+ Phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh:
Trong quá trình chăm sóc thường xun kiểm tra sâu, bệnh hại cây, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 19/2022/TT-BNNPTNT ngày 02/12/2022
của Bộ Nông nghiệp và PTNT, phun thuốc theo chỉ định của từng loại thuốc đối với
từng loại sâu, bệnh.
+ Yêu cầu kỹ thuật
7


Cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân thẳng, dáng cân đối, cây không bị sâu bệnh,
không gãy cành, ngọn. Đối với cây trồng bằng giâm hom (cành): Cây sau khi trồng cần
được bảo vệ ánh nắng như che chắn bằng lưới mành (vườn ươm) cuốn quanh thân cây.
* Cây có đường kính < 6 cm và cây bụi (duy trì chăm sóc cây trong vịng 3 năm
tính từ ngày ký biên bản nghiệm thu hồn thành hạng mục cơng trình để bàn giao cho
đơn vị quản lý thực hiện duy trì theo quy định).
+ Làm cỏ tồn bộ đối với khu vực trồng cây: Áp dụng cho công việc phát dây leo,
cỏ dại, cây bụi,... sau khi trồng; Sử dụng dao phát chuyên dùng hoặc máy cắt cỏ để thực

hiện; xới vun gốc cây để thốt khí (đường kính xới quanh gốc 0,6 m-0,8m) kết hợp nhặt
cỏ dại, cây dại; bấm tỉa cành, nhánh để định hướng phát triển của tán cây, cành thấp, cắt
cành lệch, cành yếu để cây tập trung ni thân và cành chính; dựng lại cây bị nghiêng,
đổ. Thực hiện 4 lần/năm (trung bình 1 lần/3 tháng).
+ Tưới nước: Thường xuyên tưới cây theo định kỳ (trung bình 3 ngày/cây/lần),
trong q trình tưới khơng được tưới quá mạnh làm ảnh hưởng đến cây trồng, nếu cây
nào bị nghiêng, cần dựng lại cho thẳng. Lượng nước tưới trung bình 10 lít/cây/lần.
+ Bón phân: Bón thúc bằng phân vi sinh trung bình 2 lần/năm; lượng phân 0,5
kg/cây/năm. Trước khi bón phân phải làm cỏ và xới xung quanh gốc, bỏ phân theo đúng
tỉ lệ quy định, sau khi bón xong phải tưới nước ngay.
+ Thay thế cọc hỏng: 3 cọc/cây; cọc cao 2 m. Thực hiện thay cọc 1 lần/ năm, thay
trước mùa mưa.
+ Phun thuốc trừ sâu, bệnh: Trong q trình chăm sóc thường xun kiểm tra
sâu, bệnh hại cây, nếu chớm phát hiện sâu, bệnh phải cho phun thuốc ngay, việc phun
thuốc theo chỉ định của từng loại thuốc đối với từng loại sâu, bệnh.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Cây sinh trưởng, phát triển tốt, thân thẳng, dáng cân đối, cây
không bị sâu bệnh, không gãy cành, ngọn; chiều cao, đường kính của các cây trồng tập
trung tương đối đồng đều.
2. PHẦN HƯỚNG DẪN CHO TỪNG LỒI
2.1. Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz)
a) Đặc điểm hình thái
Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), cây Bách xanh có đặc điểm về hình
thái như sau:
- Cây gỗ lớn, thường xanh, cao tới 30 m, đường kính ngang ngực đạt tới 80 cm..
Thân thẳng (khi lên cao trên 10m lại thường bị vặn), vỏ cây có màu nâu đen và những
vết nứt dọc. Cây thường phân cành sớm từ gốc; cành to thường mọc ngang, cành con
mang những nhánh nhỏ thường nằm trên cùng một mặt phẳng. Tán cây hình tháp rộng.
- Lá dạng vảy, xếp áp sát trên cành thành từng đốt, mỗi đốt có 4 lá dạng vảy (2 lá
lưng bụng lớn hơn 2 lá bên), đầu lá nhọn, mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới màu
xanh bạc.


8


- Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trứng hoặc trái xoan với 6-8 đơi nhị, nón
cái hình trụ hay hình trái xoan, dài 12-18 mm, rộng 5-6 mm, hố gỗ, có cuống, khi chín
nứt thành 2 mảnh bên với 1 mảnh giữa mang 2 hạt to, mỗi hạt có 2 cánh khơng bằng
nhau.

Hình 3.1. Bách
xanh1.(Calocedrus
macrolepis
Kurz)
Hình
Bách xanh
(Calocedrus

macrolepis Kurz)

(Ảnh:
Cường,2022)
2022)
(Ảnh:Nguyễn
Nguyễn Hữu
Hữu Cường,
b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
Theo Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự (2004), cây Bách xanh có các đặc điểm sinh
học và sinh thái như sau:
- Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới, thường xanh trên các khu vực có độ cao 9001.800 (- 2.000) m so với mặt biển. Bách xanh thường mọc rải rác, ít khi gặp mọc tập
trung thành từng đám nhỏ.

- Cây ưa khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình năm 16-25ºC) độ ẩm khơng khí cao
và tổng lượng mưa hàng năm khoảng 2.000 mm, trên đất tốt, ẩm, nhiều mùn và có tầng
thảm mục dày, trên các sản phẩm phong hoá của đá silicat axit.
c. Điều kiện gây trồng
Cây ưa sáng, khí hậu ấm và ẩm, thích hợp với loại đất vàng alit, đất alit mùn phát
triển trên đá phiến, cát kết hay granit (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000; Triệu Văn
Hùng và cộng sự, 2007).
Có thể trồng ở khu vực TP Hà Nội.
d. Nguồn giống, cây giống
Cây giống ươm từ hạt hoặc giâm hom, được nuôi dưỡng và ra ngôi ở vườn ươm.
Tạo bầu trước khi trồng ít nhất 3 tháng. Cây giống đạt chiều cao tối thiếu 3,0 m trở lên
và đường kính (tại ví trí 1,3 m) từ 5,0 cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn, không
sâu bệnh, thân cây thẳng (Thông tư số 20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng:
Phương thức trồng: Trồng theo hàng hoặc theo đám; Khoảng cách cây cách cây
12-15 m (Thông tư số 20/2005/TT-BXD).
9


Thời vụ trồng: Căn cứ thời tiết và khí hậu từng vùng để trồng nhằm đảm bảo tỷ
lệ sống cao. Trồng vào vụ Xuân hoặc vụ Thu.
Xử lý thực bì, làm đất, đào hố và lấp hố: Theo hướng dẫn chung của các loài.
Trồng cây: Theo hướng dẫn chung.
f. Chăm sóc cây: Theo hướng dẫn chung.
g. Phịng trừ sâu, bệnh hại
Phịng trừ nấm: Có thể sử dụng một số lồi vi sinh vật đối kháng của nấm bệnh
để tiêu diệt nguồn nấm gây bệnh.
2.2. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don)
a) Đặc điểm hình thái
Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), cây Dầu rái có đặc điểm về hình

thái như sau:
- Cây gỗ lớn, cao tới 40 m, tán rộng, thân thẳng hình trụ, đường kính ngang ngực
tới 90 cm hay hơn. Vỏ xám nâu, sau bong thành những mảnh nhỏ. Cành non, chồi, cuống
và mặt dưới lá phủ lơng hình sao.
- Lá hình trứng tới trái xoan thuôn, dài 26-30 cm, mang 15-20 đôi gân, nổi rõ ở mặt
dưới.
- Hoa tự chùm đơn hay phân nhánh, ở nách lá. Hoa to gần bằng cuống, cuống hoa
trắng hồng.
- Quả lớn, dài 2-4 cm, có 5 cạnh nổi rõ, có 2 cánh đài phát triển dài 11-15 cm,
rộng 2-3 cm, màu đỏ.

Hình 2. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don)
(Ảnh: Nguyễn Hữu Cường, 2022)

10


b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Cây mọc trong các khu rừng thường xanh (rải rác hay tập trung thành quần thụ
ưu thế). Cũng mọc đơn độc ven bờ sông suối, bờ ruộng quanh làng. Ưa đất bằng phẳng
ven chân đồi và các thung lũng ở độ cao dưới 700 m. Thường cùng mọc với Dầu lá bóng.
Vên sên, Sao đen, Huỷnh... Cây mọc tốt trên đất có phủ lớp phù sa. Nơi đất khô sinh
trưởng kém. Tăng trường đường kính trung bình 0,6-0,7 cm một năm (Lê Mộng Chân,
Lê Thị Huyên, 2000, tr. 164).
- Mùa quả tháng 3-4, mỗi kilogram quả có khoảng 300 quả.
c. Điều kiện gây trồng
Nhiệt độ bình quân năm ≥ 250C. Độ ẩm trung bình năm > 70% (Quy phạm kỹ
thuật trồng rừng Dầu con rái, QPN 11-88).
Đất ẩm, tầng dày và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình,
độ pH 4,5-5,5 (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007).

Có thể trồng được cả 3 khu vực TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
d. Nguồn giống, cây giống
Tiêu chuẩn cây giống không thấp hơn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12714-7:2020
về Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 7: Dầu rái. Cây giống
ươm từ hạt, đạt chiều cao tối thiếu 3,0 m trở lên và đường kính (tại ví trí 1,3 m) từ 5,0
cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh, thân cây thẳng (Thông tư số
20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng:
Phương thức trồng: Trồng theo hàng trên đường phố có vỉa hè rộng trên 5 m, hoặc
trong công viên, khuôn viên rộng. Khoảng cách cây cách cây 12-15 m (Thông tư số
20/2005/TT-BXD).
Thời vụ trồng: Khu vực Hà Nội trồng vào mùa Xuân, miền Nam trồng vào mùa
mưa.
Xử lý thực bì, làm đất, đào hố và lấp hố: Theo hướng dẫn chung.
Trồng cây: Theo hướng dẫn chung.
f. Chăm sóc:
Theo hướng dẫn chung.
g. Phịng sâu, bệnh hại:
Cây thường bị sâu ăn lá, với bệnh này ta tiến hành các biện pháp sau: Ngắt
những lá, búp Dầu rái đã bị sâu trưởng thành phá hại đem đốt để diệt hết trứng sâu
non. Đồng thời có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại
Việt Nam để phòng, trừ.
2.3. Dẻ cau (Quercus platycalyx Hickel & A. Camus)
a) Đặc điểm hình thái
Đặc điểm về hình thái của Dẻ cau (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) như sau.
11


- Cây gỗ nhỡ, cao tới 27 m, đường kính ngang ngực có thể tới 60 cm. Thân trịn,
thẳng, thon đều. Vỏ màu xám nâu, hiếm khi nứt dọc. Cành dài mọc chếch thường tập

trung từng đoạn trên thân. Vết vỏ đẽo xen nhiều sạn cứng.
- Lá đơn mọc cách tập trung đầu cành, hình trái xoan dài hoặc hình trứng trái
xoan, đầu nhọn dần, đuôi men cuống, lá dài 10-13 cm rộng 4-5 cm mép lá về phía đầu
thường có răng cưa, gân bên 10-12 đơi gần song song nổi rõ ở mặt dưới lá, cuống dài
gần 1cm. Lá kèm hình sợi sớm rụng.
- Hoa đơn tính cùng gốc, hoa tự đực hình bơng đi sóc mềm, rủ xuống, hoa đực
thưa, bao hoa 6, nhị 4-6. Hoa tự cái ngắn, mọc ở nách lá mang ít hoa, hoa cái có bao hoa
nhỏ, bầu dưới 3 ơ, mỗi ơ 2 nỗn. Đấu hình đĩa, khơng cuống, đấu khơng bọc kín quả,
phía ngồi có 5-8 vịng vẩy xếp đồng tâm, đấu phỉ lơng mịn, ngắn.
- Quả kiên hình trứng thn, dài 3,5 cm, đường kính 1,7-2 cm, đỉnh có mũi lồi,
đáy phẳng, sẹp hơi lồi, đường kính 1,3 cm, dễ rơi khỏi đấu.

Hình 3. Dẻ cau (Quercus platycalyx Hickel & A. Camus)
(Ảnh: Nguyễn Hữu Cường, 2022)

b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của Loài Dẻ cau (Lê Mộng Chân, Lê
Thị Huyên, 2000) như sau:
- Cây sinh trưởng tương đối nhanh nhất là giai đoạn tuổi nhỏ. Cây 6 tuổi cao trung
bình 5 m, đường kính 5 cm. Thường thay lá hàng loạt vào đầu mùa thu. Mùa hoa tháng
4-7, quả chín tháng 4 năm sau.
12


- Cây ưa sáng, lúc nhỏ cần che bóng nhẹ. Tái sinh hạt tốt dưới độ tàn che 0,5-0,6.
Khi lớn trong rừng hỗn loài thường chiếm tầng cao nhất của rừng. Thường gặp Dẻ cau
mọc rải rác và chiếm tỷ lệ tổ thành thấp trong rừng mưa mùa nhiệt đới, vùng có độ cao
500 m trở xuống.
- Cây sinh trưởng tốt trên các loại đất ferralit vàng hoặc vàng đỏ phát triển trên
đá G-nai và phiến thạch mica tầng dầy.

c. Điều kiện gây trồng
Cây ưa sáng, lúc nhỏ cần che bóng. Sinh trưởng tốt trên các loại đất ferralit vàng
hoặc đỏ vàng phát triển trên đá G-nai và phiến thạch mica tầng dầy (Lê Mộng Chân, Lê
Thị Huyên, 2000).
Không chịu ngập nước; nên chọn địa hình cao, tầng đất dày ở các tỉnh phía Bắc.
d. Nguồn giống, cây giống:
Cây ươm giống từ hạt, đạt chiều cao tối thiếu 3,0 m trở lên và đường kính (tại ví
trí 1,3 m) từ 5,0 cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh, thân cây
thẳng (Thông tư số 20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng
Phương thức trồng: Theo hàng hoặc theo đám, có thể trồng hỗn giao với các lồi
khác. Khoảng cách cây cách cây 8-12 m (Thông tư số 20/2005/TT-BXD).
Thời vụ trồng: Mùa Xuân, nên chọn ngày có thời tiết râm mát.
Xử lý thực bì, làm đất, đào và lấp hố: Theo hướng dẫn chung.
Trồng cây: Theo hướng dẫn chung.
f. Chăm sóc: Theo hướng dẫn chung.
g. Phịng trừ sâu bệnh hại
Dẻ cau sau khi trồng dễ bị sâu đục thân, sâu ăn ngọn lá non nên phải thường xuyên
kiểm tra theo dõi phát hiện sâu hại, tiến hành các biện pháp phòng trừ phù hợp tránh lây
lan sang các cây bên cạnh.
2.4. Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L'Hér. ex Vent.
a) Đặc điểm hình thái
Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), cây Dướng có đặc điểm hình thái
như sau:
- Cây gỗ nhỏ, cao tới 15m. Thân tròn, tán xòe rộng. Vỏ màu nâu nhạt, có các nốt
sần, nhiều xơ. Vết đẽo có nhiều nhựa mủ trắng. Cành non phủ nhiều lông mềm màu xám.
- Lá đơn mọc cách, hình trứng, đầu nhọn gấp, đi gần trịn hoặc hình tim đơi khi
hình nêm rộng. Mép lá có răng cưa, lá non xẻ thủy sâu, hai mặt lá phủ nhiều lơng ráp và
dính. Gân mạng lưới lông chim. Cuống lá dài 3-10 cm. Lá kèm hình trứng, sớm rụng để
lại sẹo trên cành rõ.

- Hoa đơn tính khác gốc. Hoa tự đực hình bơng đi sóc dài 6-8 cm, rủ, mang
nhiều hoa nhỏ, hoa đực mẫu 4, nhị ngắn và mọc đối với đài. Hoa tự hình cầu đường
13


kính 1,2-1,8 cm, lá bắc hình đầu đinh, đài hợp xẻ 3-4 răng, bầu trên, 2 vòi nhụy ở
bên dài và cong.
- Quả phức hình cầu đường kính 3 cm, khi chín màu đỏ.

Hình 4. Dướng (Broussonetia papyrifera (L.) L'Hér. ex Vent.)
(Ảnh: Nguyễn Hữu Cường, 2022)

b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Mùa hoa tháng 5-7, quả chín tháng 10-12. Thường gặp ở ven rừng hoặc đất bỏ
hoang sau nương rẫy (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000, tr. 124).
c. Điều kiện gây trồng
Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng khá rộng với hồn cảnh, mọc
tự nhiên trên nhiều loại đất, đặc biệt nơi đất ẩm ướt (Triệu Văn Hùng và cộng sự, 2007).
Có thể trồng được ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng.
d. Nguồn giống, cây giống:
Cây giống ươm từ hạt, đạt chiều cao tối thiếu 2,0 m trở lên và đường kính (tại ví
trí 1,3 m) từ 4,0 cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh, thân cây
thẳng (Thông tư số 20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng

14


Phương thức trồng: Theo đám. Không nên trồng làm cây bóng mát trên đường
phố vì lá có nhiều lơng, các bộ phận của cây có nhựa mủ trắng, cây sớm phân cành.

Khoảng cách cây cách cây 4-8 m (Thông tư số 20/2005/TT-BXD).
Thời vụ trồng: Vụ Xuân và mùa mưa, chọn những ngày mưa ẩm, mát.
Xử lý thực bì, đào hố và lấp hố: Theo hướng dẫn chung.
Trồng cây: Theo hướng dẫn chung.
f. Chăm sóc: Theo hướng dẫn chung.
g. Phịng trừ sâu bệnh hại: Rất ít bị sâu bệnh hại.
2.5. Đa lơng (Ficus drupacea Thunb.)
a) Đặc điểm hình thái
Theo Trần Hợp (2002), cây Đa lơng có các đặc điểm hình thái như sau:
- Cây gỗ lớn, cao tới 15 m hoặc hơn, lúc non sống phụ, phân nhiều cành nhánh
lớn, hơi mập, phần non có lơng dài, mềm, màu nâu vàng, sau nhẵn.
- Lá đơn mọc cách, dạng bầu dục hay trái xoan ngược, đầu tù, gốc tròn dài 5-24
cm, rộng 3,5-12 cm, lúc non có lơng màu hung dầy, cả 2 mặt, sau nhẵn. Gân gốc 5, bên
8-9 đôi, cong rộng. Cuống lá dài 0,7-2 cm. Lá kèm dài 1,5 cm, có lơng tơ màu vàng dày
đặc.
- Quả khơng cuống, hình bầu dục hoặc thn dài, quả dài 1,5-2 cm, rộng 1,5 cm,
thường có 1-2 quả ở nách lá.

Hình 5. Đa lông (Ficus drupacea Thunb.)
(Ảnh: Nguyễn Hữu Cường, 2022)

b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Đa lông là loại cây gỗ lớn, khi nhỏ có thể sống bám theo kiểu phụ sinh. Cây mọc
rải rác ở các vùng rừng núi trung du hoặc đồng bằng. Mùa hoa: vào tháng 4-5. Mùa quả:
vào tháng 6-7 (Trần Hợp, 2002, tr. 370).
c. Điều kiện gây trồng
15


Cây ưa sáng và ẩm nơi ven sông suối, ven đường. Ở Việt Nam cây mọc ở hầu hết

các tỉnh từ đồng bằng đến vùng núi, từ Bắc và Nam (Trần Hợp, 2002).
d. Nguồn giống, cây giống
Cây giống ươm từ hạt hoặc chiết; đạt chiều cao tối thiếu 3,0 m trở lên và đường
kính (tại ví trí 1,3 m) từ 5,0 cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh,
thân cây thẳng (Thông tư số 20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng
Phương thức trồng: Trồng đơn lẻ từng cây hoặc thành đám 2-3 cây. Trồng nơi đất
rộng, có bãi trống trong cơng viên, cơng trình có khơng gian đủ rộng cho tán lá và thân
lan ra. Không trồng trên đường phố vì cây to, rễ khí sinh phát triển, các bộ phận có nhựa
mủ trắng, lá nhiều lơng. Khoảng cách cây cách cây 12-15 m (Thông tư số 20/2005/TTBXD).
Thời vụ trồng: Quanh năm, chọn những ngày mưa ẩm, mát.
Xử lý thực bì, đào và lấp hố: Theo hướng dẫn chung.
Trồng cây: Theo hướng dẫn chung.
f. Chăm sóc: Theo hướng dẫn chung. Do tán lá rộng nên dễ bị ảnh hưởng của mưa
bão, cần gia cố cọc chống cho các cành lớn.
g. Phịng trừ sâu bệnh hại: Rất ít bị sâu bệnh hại.
2.6. Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin)
a) Đặc điểm hình thái
Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Hun (2000), cây Đáng chân chim có đặc điểm
về hình thái như sau:
- Cây gỗ nhỏ, cao tới 15 m, đường kính ngang ngực 25-30 cm. Thân thẳng trịn
đều. Cành và lá tập trung trên ngọn. Vỏ xám trắng, vết vỏ đẽo màu vàng nhạt.
- Lá kép chân vịt, 6-8 lá chét. Lá chét hình trái xoan đầu nhọn dần hoặc có mũi
lồi ngắn, đi nêm dài 7-17 cm, rộng 3-6 cm, mép lá nguyên. Cuống lá chét không đều,
dài 1-7 cm, cuống chung dài 8-25 cm có bẹ bao cành.
- Hoa tự viên chùy ở đầu cành. Hoa nhỏ lưỡng tính mẫu 5. Cánh tràng màu trắng,
hình vẩy dài 2-3 mm. Nhị 5 bao phấn đính gốc. Bầu dưới 6-8 ơ, vịi nhụy ngắn.
- Quả hạch hình cầu, đường kính 3-4 mm, mang 5-7 hạt, chín có màu tím đen.

16



Hình 6. Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin)
(Ảnh: Nguyễn Hữu Cường, 2022)

b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Cây mọc nhanh. Mùa hoa tháng 11-12, quả chín vào tháng 5-6. Lúc nhỏ chịu
bóng sau ưa sáng (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000, tr. 374).
c. Điều kiện gây trồng
Cây mọc nhanh, lúc nhỏ chịu bóng sau ưa sáng. Tái sinh bằng hạt và chồi dễ dàng
(Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000).
Đất trồng: không quá kén đất trồng, sinh trưởng tốt ở đất sét lẫn đá hay sỏi, ẩm,
thốt nước khơng bị ngập. Có thể trồng được ở cả 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ
Chí Minh.
d. Nguồn giống, cây giống:
Cây giống ươm từ hạt hoặc giâm hom; đạt chiều cao tối thiếu 2,0 m trở lên và
đường kính (tại ví trí 1,3 m) từ 4,0 cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn, không sâu
bệnh, thân cây thẳng (Thông tư số 20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng:
Theo hướng dẫn chung.
Phương thức trồng: Theo hàng hoặc theo đám, khoảng cách cây cách cây 4-8 m
(Thông tư số 20/2005/TT-BXD).
Thời vụ trồng: Cây được trồng quanh năm, chọn trồng vào những ngày râm mát.
f. Chăm sóc:
Theo hướng dẫn chung.
g. Phịng trừ sâu bệnh hại
Thơng thường cơn trùng thường tấn cơng lá của cây vì vậy nên chuẩn bị các loại
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng để phun định kỳ cho cây, bảo vệ cây được
17



khỏe mạnh. Ngồi ra, nếu thấy lá khơ héo, bị bệnh nên cắt bỏ để tránh lây lan sang
những lá hoặc cây khác.
2.7. Gội nước (Aphanamixis grandiflora Blume)
a) Đặc điểm hình thái
Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) và Trần Hợp (2002), cây Gội nước
hoa to có đặc điểm về hình thái như sau:
- Cây gỗ lớn, cao 35-40 m, đường kính ngang ngực 90 cm. Cành non nhiều sẹo
của cuống lá. Vỏ thân màu nâu xám nhẵn, khi già bong từng mảng nhỏ
- Lá kép lông chim 1 lần lẻ, 6-10 đơi lá nhỏ, hình trái xoan hay thn, thường
lệch, mép gợn sóng, dài 4-7 cm, rộng 2-4 cm (lá phía dưới nhỏ hơn) phiến nhẵn màu
xanh bóng. Cuống chung phình to hình tam giác ở phía đầu.
- Cây con lá đơn, ra 5-7 lá đơn, rồi mới ra lá kép. Lá kép đầu tiên chỉ có 3 lá nhỏ,
lá giữa lớn hơn 2 lá bên nhỏ. Những lá kép sau, số lá nhỏ tăng dần, cây cao 40 cm thì lá
giống cây trưởng thành.
- Hoa tự hình bông mọc lẻ ở nách lá, hoa dài tới 75 cm hoặc hơn. Hoa tự đực dạng
xin viên chùy. Hoa mẫu 3, đài hình cốc màu hồng, tràng màu trắng phớt xanh.
- Quả nang hình cầu, đường kính gần 3 cm, cuống ngắn. Quả non màu xanh, khi
chín màu vàng xanh, nứt 3 mảnh, vỏ quả trong màu đỏ tươi. Hạt có áo hạt bọc kín.

Hình 7. Gội nước hoa to (Aphanamixis grandiflora Blume)
(Ảnh: Nguyễn Hữu Cường, 2022)

b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Cây ưa khí hậu nóng ẩm, mọc nhanh, tái sinh tốt dưới tán rừng có độ tàn che
0,5-0,7 (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000, tr. 355).
- Hoa tháng 2-3. Quả tháng 5-10-11.
c. Điều kiện gây trồng
Cây mọc nhanh, ưa khí hậu nóng ẩm, khơng sống được nơi đất xấu và khô hạn.
Ở Việt Nam thường gặp trong rừng tự nhiên thuộc các tỉnh miền Bắc. Nhiều nơi đã gây

trồng lấy bóng mát ven đường (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000).
18


d. Nguồn giống, cây giống
Cây giống ươm từ hạt, đạt chiều cao tối thiếu 3,0 m trở lên và đường kính (tại ví
trí 1,3 m) từ 5,0 cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn, không sâu bệnh, thân cây
thẳng (Thông tư số 20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng
Phương thức trồng: Trồng theo hàng hoặc theo đám. Khoảng cách cây cách cây
12-15 m (Thông tư số 20/2005/TT-BXD).
Thời vụ trồng: Vụ Xuân ở miền Bắc hoặc mùa mưa ở miền Trung và Nam, chọn
những ngày mưa ẩm, mát.
Xử lý thực bì, cuốc hố và lấp hố: Theo hướng dẫn chung.
f. Chăm sóc:
Theo hướng dẫn chung.
g. Phịng trừ sâu bệnh hại
Có 2 loại sâu hại là sâu đục nõn và sâu ăn lá. Có thể dùng thuốc diệt trừ sâu ăn lá
được phép sử dụng như với cây lá rộng khác.
Phòng trừ nấm: Có thể sử dụng một số lồi vi sinh vật đối kháng của nấm bệnh
để tiêu diệt nguồn nấm gây bệnh.
2.8. Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.)
a) Đặc điểm hình thái
Kim giao có một số đặc điểm hình thái như sau (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên,
2000, Tr.65):
- Cây gỗ nhỡ. Thân thẳng, vỏ bong mảng. Tán hình trụ, cành phân ngang, đầu
cành rủ, cành non màu xanh.
- Lá dầy, hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng dài, đầu nhọn dần, đuôi nêm, lá dài
7-17 cm, rộng 1,6-4 cm, mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt
phẳng, gân lá nhiều hình cung, song song theo chiều dài. Nhiều dải khí khổng ở mặt dưới

lá.
- Nón đực hình trụ dài 2 cm, thường 3-4 chiếc mọc cụm ở nách lá. Nón cái mọc
lẻ ở nách lá.
- Quả nón hình cầu, đường kính 1,5-2 cm, khi chín màu tím đen, cuống dài 2 cm,
đế khơ hóa gỗ to bằng cuống.

19


Hình 8. Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.)
(Ảnh: Nguyễn Hữu Cường, 2022)

b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Kim giao sinh trưởng tương đối chậm, tái sinh tự nhiên tốt, ra nón tháng 4-5,
nón chín tháng 10-11. Mọc rải rác trong rừng lá rộng nhiệt đới thường xanh ở vùng núi
đá vơi hoặc núi đất, ít khi mọc thành quần thụ ở gần thuần loại (Lê Mộng Chân, Lê Thị
Huyên, 2000, tr.65).
c. Điều kiện gây trồng
Cây ưa sáng, địi hỏi tầng đất sâu, tốt, thốt nước (Trần Hợp, 2002).
Kim giao phân bố rộng ở các tỉnh từ Bắc vào Nam (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên,
2000).
Khu vực Hà Nội có thể chọn lồi cây này.
d. Nguồn giống, cây giống: Cây giống ươm từ hạt, đạt chiều cao tối thiếu 3,0 m
trở lên và đường kính (tại ví trí 1,3 m) từ 5,0 cm trở lên, tán cân đối, không bị cụt ngọn,
không sâu bệnh, thân cây thẳng (Thông tư số 20/2009/TT-BXD).
e. Kỹ thuật trồng
Phương thức trồng: Trồng theo hàng hoặc theo đám. Khoảng cách cây cách cây
8-12 m (Thông tư số 20/2005/TT-BXD).
Thời vụ trồng: Mùa Xuân hoặc mùa mưa.
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×