ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Hữu Bình - Trần Viết Lưu (đồng Chủ biên)
Nguyễn Văn Đáp - Lê Thị An - Phí Hữu Quynh
Nguyễn Văn Đang - Nguyễn Ngọc Trang - Phan Thị Hiền
Đỗ Thị Nhung - Nguyễn Thị Ngát - Lê Bích Ngân
Nguyễn Thị Dung - Đào Thị Vân
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH BẮC NINH
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỚP
4
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Chào mừng các em đến với tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh
lớp 4!
Cuốn tài liệu này sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về những điều thú
vị của quê hương Bắc Ninh với 6 chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh của em; Đền
Đô và khu lăng mộ các vị vua Triều Lý; Lễ hội đền Đô; Trạng nguyên Lý Đạo
Tái; Tìm hiểu Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Làng nghề gị, đúc đồng Đại Bái.
Trong đó, chủ đề Tỉnh Bắc Ninh của em được lựa chọn để tổ chức dạy học
ở chủ đề Địa phương em trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4. Mỗi chủ đề
gồm 4 hoạt động: Khởi động, Khám phá, Thực hành và Vận dụng.
Dựa vào những kiến thức đã học, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo,
cô giáo và sự hỗ trợ của gia đình, các em hãy tích cực khám phá, thực hành,
trải nghiệm để làm giàu thêm hiểu biết về địa lí, lịch sử, văn hoá truyền thống
của địa phương, đồng thời vận dụng những điều đã học vào cuộc sống,
thể hiện bằng những việc làm hữu ích góp phần giữ gìn, phát triển văn hoá
và xây dựng quê hương Bắc Ninh ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Chúc các em thành công!
CÁC TÁC GIẢ
kí hiệu DÙNG TRONG SÁCH
Khởi động
Khám phá
Thực hành
Vận dụng
Học sinh huy động kiến
thức, kinh nghiệm cá
nhân để tham gia hoạt
động tạo hứng thú vào
chủ đề mới.
Học sinh thực hiện các
hoạt động quan sát, thảo
luận, tìm kiếm thơng tin
nhằm phát hiện và chiếm
lĩnh những điều mới, chưa
biết của chủ đề.
Học sinh sử dụng kiến
thức, kĩ năng được trang
bị để giải quyết các vấn
đề, tình huống,… nhằm
khắc sâu kiến thức, hình
thành kĩ năng, kĩ xảo.
Học sinh giải quyết các
tình huống, các bài học
liên hệ, vận dụng thực
tiễn của bản thân, gia
đình và địa phương.
MỤC LỤC
Chủ đề 1
TỈNH BẮC NINH CỦA EM
Chủ đề 2
ĐỀN ĐÔ VÀ KHU LĂNG MỘ CÁC VỊ VUA TRIỀU LÝ
22
Chủ đề 3
LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ
30
Chủ đề 4
TRẠNG NGUYÊN LÝ ĐẠO TÁI
37
Chủ đề 5
TÌM HIỂU DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH
41
Chủ đề 6
LÀNG NGHỀ GÒ, ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI
50
6
5
Chủ đề 1
TỈNH BẮC NINH CỦA EM
Bài 1. THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI BẮC NINH
Quan sát hình 1 và dựa vào hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu
vài nét về thiên nhiên (sông, núi, đất, môi trường,…) của tỉnh Bắc Ninh.
Hình 1. Một góc tỉnh Bắc Ninh
1 Vị trí địa lí
?
Đọc thơng tin và quan sát hình 2, 3, em hãy:
- Xác định vị trí của tỉnh Bắc Ninh trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- Kể tên những tỉnh, thành phố tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh nằm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Bắc
Giang, Hải Dương, Hưng Yên và Thành phố Hà Nội.
6
Hình 2. Bản đồ hành chính Việt Nam
7
Hình 3. Lược đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
t
EM CĨ BIẾT?
- Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước.
- Tỉnh Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 2 thành phố (Bắc Ninh,
Từ Sơn); 2 thị xã (Quế Võ, Thuận Thành) và 4 huyện (Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du
và Yên Phong).
8
2 Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
?
Đọc thơng tin và quan sát hình 4, 5, em hãy nêu đặc điểm địa hình
của tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng. Phần lớn diện tích
của tỉnh là đồng bằng, xen kẽ là các đồi núi thấp được phân bố rải rác
trong tỉnh.
Hình 4. Một dải đất huyện Yên Phong
nhìn từ trên cao
Hình 5. Núi Thiên Thai (huyện Gia Bình)
b) Khí hậu
?
Đọc thơng tin, em hãy cho biết đặc điểm khí hậu, thời tiết ở tỉnh
Bắc Ninh:
- Nhiệt độ và lượng mưa trung bình/năm.
- Các mùa trong năm.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa
rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình trên 23°C nhưng
có sự chênh lệch rõ ràng giữa mùa hè nóng ẩm và mùa đơng khơ lạnh.
Lượng mưa trung bình/năm từ 1 400 mm đến 1 600 mm.
9
c) Sơng ngịi
?
Đọc thơng tin và quan sát hình 3, em hãy kể tên và xác định vị trí
trên lược đồ các sông lớn chảy qua tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh có 3 sơng lớn chảy qua là: sơng Đuống, sơng Cầu, sơng Thái
Bình và một số sơng nội địa như: sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông
Đồng Khởi,... Hệ thống sông cung cấp lượng nước và phù sa lớn, tạo
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giao thơng đường thuỷ.
Hình 6. Một đoạn sơng Đuống
chảy qua thị xã Thuận Thành
Hình 7. Một đoạn sơng Cầu
chảy qua thị xã Quế Võ
3 Một số hoạt động kinh tế nổi bật
a) Hoạt động công nghiệp
?
10
- Đọc thông tin, em hãy cho biết những hoạt động công nghiệp
nổi bật ở tỉnh Bắc Ninh.
- Quan sát hình 8 và dựa vào hiểu biết của mình, em hãy kể tên
một số khu cơng nghiệp, làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất công nghiệp hiện đại là thế mạnh của tỉnh với nhiều khu
công nghiệp điện tử, công nghệ cao dẫn đầu cả nước. Bắc Ninh cũng có
nghề thủ cơng truyền thống phát triển với nhiều làng nghề có sản phẩm
nổi tiếng như: tranh dân gian Đông Hồ (thị xã Thuận Thành); chạm khắc
gỗ Phù Khê (thành phố Từ Sơn); gị, đúc đồng Đại Bái (huyện Gia Bình);…
Khu Cơng nghiệp Quế Võ II
Khu Công nghiệp Yên Phong I
Một cơ sở làm tranh dân gian Đông Hồ
(thị xã Thuận Thành)
Một cơ sở chạm khắc gỗ Phù Khê
(thành phố Từ Sơn)
Hình 8. Hình ảnh một số khu cơng nghiệp và làng nghề truyền thống
ở tỉnh Bắc Ninh
11
b) Hoạt động nông nghiệp
?
Đọc thông tin và quan sát hình 9, 10, em hãy cho biết:
- Hướng phát triển trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh.
- Một số cơ sở sản xuất, trang trại ở địa phương em.
Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng
công nghệ cao được tỉnh tập trung đầu tư phát triển. Nhiều cơ sở sản
xuất rau, củ, quả, hoa; trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, cá, tôm với quy
mô lớn. Các địa phương đã áp dụng khoa học tiên tiến và đưa máy móc
hiện đại vào sản xuất.
Hình 9. Trang trại chăn ni gà
Dabaco ở huyện Tiên Du
Hình 10. Mơ hình trồng hoa lan ứng dụng
cơng nghệ cao ở thành phố Bắc Ninh
c) Hoạt động du lịch
?
12
Đọc thông tin và quan sát hình 11, 12, 13, 14, em hãy:
- Nêu những điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của tỉnh
Bắc Ninh phát triển.
- Kể tên một số di tích lịch sử, văn hố gắn với lễ hội của tỉnh.
Bắc Ninh có nhiều di tích lịch sử, văn hố gắn liền với các lễ hội
như: lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu,
chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho,… Nơi đây cịn có các làng nghề
truyền thống nổi tiếng như: tranh Đông Hồ; gò, đúc đồng Đại Bái;
gốm Phù Lãng; chạm khắc gỗ Phù Khê;… và đặc biệt có Dân ca Quan họ
Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện
của nhân loại. Đây là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch
của tỉnh phát triển.
Hình 11. Chùa Bút Tháp
(thị xã Thuận Thành)
Hình 12. Hội Lim xuân Quý Mão 2023
Hình 13. Du lịch trải nghiệm
tại làng gốm Phù Lãng (thị xã Quế Võ)
Hình 14. Hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh
trên thuyền tại thành phố Bắc Ninh
13
d) Hoạt động giao thông
?
Đọc thông tin và quan sát hình 15, 16, em hãy:
- Nêu các loại hình giao thông ở tỉnh Bắc Ninh.
- Kể tên một số quốc lộ đi qua tỉnh Bắc Ninh.
- Kể tên một số tỉnh lộ của tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh có mạng lưới giao thông thuận tiện từ thành thị đến
nông thôn, gồm đường bộ, đường sắt và đường thuỷ chạy qua địa phận
của tỉnh như: đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang; Quốc lộ 17, 18, 38;
tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tỉnh lộ 276, 277, 295B,…
Đây là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hố, kết nối giao
thơng trong tỉnh và với cả nước.
14
Hình 15. Hệ thống giao thơng
trong tỉnh nhìn từ trên cao
Hình 16. Cầu Bình Than nhìn từ trên cao
Hình 17. Đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
(đoạn đi qua thành phố Bắc Ninh)
Hình 18. Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn
(đoạn đi qua thành phố Bắc Ninh)
4 Môi trường đô thị văn minh, nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh
?
Đọc thơng tin, quan sát hình 17, 18 và dựa vào hiểu biết
của mình, em hãy:
- Nêu đặc điểm đô thị và nông thôn ở Bắc Ninh.
- Thể hiện tình cảm của em với quê hương.
- Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường.
Bắc Ninh là tỉnh có các đơ thị được xây dựng hiện đại, văn minh.
Khu vực nông thôn cũng từng bước đổi mới, xanh - sạch - đẹp nhưng
vẫn giữ được nét văn hoá truyền thống của làng q Kinh Bắc.
Hình 19. Một góc cảnh quan đơ thị
ở Bắc Ninh
Hình 20. Một góc cảnh quan nông thôn
ở Bắc Ninh
Để bảo vệ môi trường, cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp.
Một số biện pháp là: tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường;
tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; tăng cường sử dụng phân
hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân hố học: xử lí nước thải,
phân loại rác thải và bỏ đúng nơi quy định.
15
Hồn thành bảng thơng tin dưới đây về tỉnh Bắc Ninh.
A
B
Tên tỉnh/thành phố tiếp giáp
?
Các mùa trong năm
?
Một số hoạt động kinh tế nổi bật
?
Một số điểm du lịch tiêu biểu
?
Một số tuyến đường giao thông
?
Viết đoạn văn giới thiệu về một địa danh nổi tiếng ở tỉnh Bắc Ninh
mà em biết (gợi ý: tên địa danh, địa điểm, những điểm nổi bật,
cảm nhận của em về địa danh đó,…).
16
Bài 2. LỊCH SỬ
VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG BẮC NINH
Quan sát hình 1 và dựa vào hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu
một số nét văn hoá truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh.
Hình 1. Lễ hội chùa Dâu (thị xã Thuận Thành)
1 Vùng đất của nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc
?
Đọc thơng tin, quan sát hình 2, 3, em hãy:
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở tỉnh Bắc Ninh.
- Giới thiệu về một lễ hội ở tỉnh Bắc Ninh mà em biết (tên lễ hội,
thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội, mục đích của lễ hội, một số
hoạt động chính của lễ hội).
17
1 Vùng đất của nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc
Bắc Ninh là vùng đất có nhiều lễ hội dân gian truyền thống nổi tiếng như:
lễ hội chùa Phật Tích, hội Lim, lễ hội đền Đô, lễ hội Kinh Dương Vương,…
Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để nối tiếp truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và cầu cho năm mới bình an, may mắn,
mùa màng bội thu,…
Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, tổ chức
tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí như: hát Dân ca Quan họ, đánh đu,
Hình 2. Nghi thức rước trong lễ hội
Kinh Dương Vương (thị xã Thuận Thành)
Hình 3. Hát Dân ca Quan họ
trong hội Lim (huyện Tiên Du)
2 Trang phục miền Quan họ
?
18
Đọc thơng tin, quan sát hình 4, em hãy giới thiệu trang phục
Quan họ theo các gợi ý sau:
- Tên trang phục.
- Một số điểm nổi bật của trang phục.
- Chia sẻ cảm nghĩ của em về trang phục.
Khi biểu diễn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, trang phục của các liền anh là
áo the, khăn xếp và ô lục soạn; trang phục của các liền chị là khăn mỏ quạ,
áo mớ ba mớ bảy và nón quai thao. Những trang phục Quan họ góp phần
tạo nên nét văn hoá đặc sắc riêng của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Hình 4. Các liền anh, liền chị biểu diễn Dân ca Quan họ Bắc Ninh
3 Đặc sản quê hương
?
Đọc thơng tin, quan sát hình 5, 6, 7 và dựa vào hiểu biết
của mình, em hãy:
- Kể tên một số món ăn nổi tiếng ở Bắc Ninh.
- Giới thiệu với bạn về một món ăn tiêu biểu mà em biết
(tên món ăn, ngun liệu chính, cách làm món ăn, cảm nhận
của em về món ăn đó,…).
Bắc Ninh là địa phương có nhiều món ăn truyền thống, trong đó có
một số món ăn dân dã nổi tiếng như: bánh khúc làng Diềm, bánh phu thê
Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ, đậu Trà Lâm,… Mỗi loại món ăn có hương vị
đặc sắc riêng do được làm từ nguyên liệu của quê hương và gắn với những
câu chuyện về nguồn gốc giàu tính nhân văn.
19
Hình 5. Bánh phu thê Đình Bảng (thành phố Từ Sơn)
EM CĨ BIẾT?
Tương truyền, tên gọi bánh phu thê (cịn gọi là xu xê) có từ thời vua Lý Anh Tông.
Chuyện kể rằng khi vua đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay
vào bếp làm bánh để gửi ra biên cương cho chồng.
Nhà vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh
phu thê (bánh chồng vợ). Kể từ đó, vùng q Đình Bảng có thêm nghề làm bánh phu
thê truyền thống.
(Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh)
Hình 6. Bánh khúc làng Diềm
(thành phố Bắc Ninh)
20
Hình 7. Đậu Trà Lâm
(thị xã Thuận Thành)
4 Quê hương của nhiều danh nhân
?
Đọc thông tin và dựa vào hiểu biết của mình, em hãy kể lại câu chuyện
về một danh nhân ở Bắc Ninh (gợi ý: tên danh nhân, q qn,
danh nhân đó có cơng gì hoặc gắn với câu chuyện nào? Em học được
điều gì từ danh nhân đó?).
Bắc Ninh được biết đến là quê hương của những danh nhân lịch sử,
văn hố có nhiều đóng góp quan trọng vào lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta như: Cao Lỗ Vương, Lý Thái Tổ, Lê Văn Thịnh, Lý Đạo Tái,
Nguyễn Cao, Hoàng Quốc Việt, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, …
1 Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số nét văn hoá
truyền thống tiêu biểu của Bắc Ninh.
STT
Lĩnh vực
Tên gọi
Mơ tả những nét chính,
tiêu biểu
1
Lễ hội
?
?
2
Trang phục
?
?
3
Món ăn
?
?
2 Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở tỉnh
Bắc Ninh mà em biết.
Lập kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về một di tích lịch sử,
văn hố ở tỉnh Bắc Ninh (theo gợi ý dưới đây):
- Tên di tích.
- Mục đích tham quan.
- Thời gian dự kiến.
- Chuẩn bị.
- Các bước thực hiện.
21
Chủ đề 2
ĐỀN ĐÔ VÀ KHU LĂNG MỘ
CÁC VỊ VUA TRIỀU LÝ
“Đền Đô cảnh cũ gốc thần tiên
Muôn thuở vinh danh mảnh đất thiêng.
Cổ Pháp một thời còn vọng tiếng
Tiên Sơn ngày ấy mãi lưu truyền.”
(Khuyết danh)
Hình 1
Đoạn thơ và hình ảnh trên nhắc đến di tích nào ở tỉnh Bắc Ninh?
Hãy chia sẻ những điều em biết về di tích này.
22
1 Tìm hiểu về đền Đơ và khu lăng mộ các vị vua Triều Lý
a) Khu di tích đền Đơ
Hình 2. Tồn cảnh đền Đơ nhìn từ trên cao
?
- Xác định vị trí của một số cơng trình kiến trúc tiêu biểu
trong khu di tích đền Đơ trên sơ đồ hình 2.
- Đọc thơng tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả kiến trúc
và chức năng của một trong các cơng trình trong đền Đơ.
Di tích lịch sử văn hố đền Đơ thuộc phường Đình Bảng, thành phố
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là nơi thờ 8 vị vua Triều Lý nên còn được gọi là đền
Lý Bát Đế.
23
Ngũ Long mơn
Đền thờ chính
Nhà Võ chỉ
Thuỷ đình ở hồ Bán Nguyệt
Hình 3. Sơ đồ khu di tích đền Đơ
24
Đền Đô được xây dựng từ
thế kỉ XI với quy mơ lớn, kiến
trúc độc đáo, bố cục cân xứng,
hài hồ, chạm khắc tinh xảo.
Đền được trùng tu nhiều lần.
Lần trùng tu mở rộng lớn nhất
vào năm 1602 với quy mô gồm
21 cơng trình, chia làm hai khu:
nội thành và ngoại thành.
EM CÓ BIẾT?
8 vị vua Triều Lý bao gồm:
Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý
Thánh Tông, Lý Nhân Tông,
Lý Thần Tơng, Lý Anh Tơng,
Lý Cao Tơng, Lý Huệ Tơng.
Hình 4. Kiến trúc mái chồng tinh xảo
Khu nội thành gồm các cơng trình tiêu biểu: Ngũ Long mơn (5 cửa
Rồng), đền thờ chính (Phương đình, nhà Tiền tế, nhà Chuyển bồng,
Hậu cung). Đền thờ chính là nơi đặt ngai thờ và tượng của 8 vị vua
Triều Lý.
Khu ngoại thành có hồ Bán Nguyệt, nhà Thuỷ đình đối diện khu
đền chính. Hai bên đền là nhà Văn chỉ, Võ chỉ, nơi thờ những vị quan
có cơng lớn giúp Triều Lý. Ngay trước cổng đền có bức cuốn thư lớn
ghi “Chiếu dời đơ” làm bằng gốm Bát Tràng.
25