Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.55 MB, 87 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN PHÚC TĂNG – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên)
TRẦN MINH HƯỜNG – HUỲNH THANH LỘC (đồng Chủ biên)

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
THÀNH PHỐ

Lớp 6


Lời nói đầu
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thơng (ban hành kèm
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở Giáo dục và Đào tạo
thành phố Cần Thơ tổ chức biên soạn bộ Tài liệu Giáo dục
địa phương thành phố Cần Thơ dùng cho cấp trung học cơ sở
và trung học phổ thông.
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ gồm những
vấn đề cơ bản về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường,
hướng nghiệp,… của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục
chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những
hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương,
ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn
cuộc sống.
Từ năm học 2021 – 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố
Cần Thơ triển khai nội dung Tài liệu Giáo dục địa phương
thành phố Cần Thơ lớp 6 dành cho học sinh lớp 6 cấp trung học
cơ sở.
Tài liệu được cấu trúc thành 9 chủ đề tương ứng với nội dung các
môn học và hoạt động giáo dục lớp 6 trong chương trình giáo dục


phổ thơng.
Ban Biên soạn rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
nhà giáo, các bậc phụ huynh và học sinh về cấu trúc, nội dung của
tài liệu để được bổ sung, hoàn thiện trong lần tái bản sau.


3

BAN BIÊN SOẠN


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Mục tiêu

Giới thiệu bài học

Khởi động

Khám phá

Những kiến thức, phẩm chất, năng lực,
thái độ mà các em cần đạt được sau mỗi
bài học.

Giới thiệu khái quát nội dung bài học mà
các em sắp tìm hiểu.

Tạo hứng thú, tạo vấn đề học tập,… cho
các em.


Giúp các em hình thành kiến thức mới.

Luyện tập

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những
điều vừa khám phá được.

Vận dụng

Giúp các em vận dụng những nội dung đã
học vào thực tiễn.

Em có biết?

Giúp các em tiếp cận một số thơng tin
mở rộng về đối tượng đang tìm hiểu.

4


CHỦ ĐỀ

1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

GIỚI THIỆU BÀI HỌC


MỤC TIÊU

“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lịng khơng muốn về”

 Xác định được vị trí địa lí,
phạm vi lãnh thổ của
thành phố Cần Thơ.
Trình bày được ý nghĩa
của vị trí địa lí thành phố
Cần Thơ.

“Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dịng sơng đẹp, có nhiều giai nhân”
Những dấu ấn đặc biệt về vùng đất Cần Thơ
sông nước (xứ Tây Đô thời Pháp thuộc) như
được thể hiện trong từng câu ca dao. Thành phố
Cần Thơ ngày nay không chỉ là đô thị loại I
trực thuộc Trung ương mà còn là thành phố đang
phát triển theo hướng văn minh, hiện đại nằm ở
vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
Chúng ta hãy cùng khám phá thành phố
Cần Thơ.

Hình 1.1. Bến Ninh Kiều – Địa danh du lịch, văn hoá của thành phố Cần Thơ
(Nguồn: canthotourism.vn)

5



KHỞI ĐỘNG

Cần Thơ nổi tiếng với những địa danh và đặc sản nào?

KHÁM PHÁ

1. Vị trí địa lí
Dựa vào hình 1.2, em hãy xác định vị trí của thành phố Cần Thơ trên
lãnh thổ Việt Nam.
Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trải dài 65 km bên bờ hữu ngạn sơng Hậu.

QĐ. Hồng Sa (Việt Nam)

Đ. Phú Quốc

QĐ. Trường Sa (Việt Nam)
QĐ. Cơn Sơn

Hình 1.2. Vị trí của thành phố Cần Thơ trên lãnh thổ Việt Nam
(Tác giả: Xuân Uyên)

6


Dựa vào hình 1.3 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Xác định vị trí các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của thành phố Cần Thơ
trên bản đồ.
– Cho biết thành phố Cần Thơ tiếp giáp với nhng tnh no?
10530'


10515'
ho
ại

54

an giang
i Ch
iên
Lợ
i

sT
hố
t

Nố
t

Th
ắn
g

1
2
3
4
5
6

7
8
9

91

Đơn vị
hành chính

phường, xÃ, diện tích dân số
(Km2)
(Người)
thị trấn

Quận Ninh Kiều
11 phường
Quận Cái Răng
7 phường
Quận Bình Thuỷ
8 phường
Quận Ô Môn
7 phường
Quận Thốt Nốt
9 phường
Huyện Cờ Đỏ
1 thị trấn, 9 xÃ
Huyện Phong Điền 1 thị trấn, 6 xÃ
Huyện Thới Lai
1 thị trấn, 12 xÃ
Huyện Vĩnh Thạnh 2 thÞ trÊn, 9 x·


29,22
62,53
70,60
125,4
118,0
319,81
119,48
255,66
297,59

280 494
105 393
142 164
128 677
155 360
116 576
98 424
109 684
98 399

10
15'

quận ô môn

k. T
hốt
N


ốt

k.

Rạ
c

92

hS

1

ỏi
đ

iV
àm

Cố

ng

k.

an
g
Gi
òn
k.

Đ

vĩnh thạnh

tháp
u

huyện
vĩnh thạnh

STT

hậ

quận
thốt nốt

r. Cá

943

diện tích, dân số các đơn vị hành chính, năm 2020

đồng

80

ng



10
15'

k.
T



10545'


n

B

cờ đỏ

huyện
cờ đỏ

Ô
s.

n


vĩnh

Đầm
Môn

91

Quốc lộ

UBND quận, huyện

922
922

Tỉnh lộ

Ranh giới tỉnh, thành phố

Đường khác

Ranh giới quận, huyện

Sông, kênh

10515'

k. X
áng
Ô

UBND thành phố

s. Cá

i




54


nT

quận
cái răng

phong điền
61B

2
93

10530'

C
s.

1A

10
00'

ậu

chú giải


huyện
phong điền

huyện thới lai

long

quận
bình thuỷ 91
91B
quận
ninh kiều

h
ng


10
00'

ội
hị Đ
k. T

thới lai

k. B
à


kiên giang

923

922

80

1A

hậu giang

0

5

10km

10545'

T l 1 : 400 000
Hỡnh 1.3. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ (Tác giả: Kiều Oanh)

Về toạ độ địa lí, thành phố Cần Thơ có toạ độ như sau:
– Điểm cực Bắc: 10019’ Bắc, thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt.
– Điểm cực Nam: 9055’ Bắc, thuộc xã Trường Xuân A, huyện Thới Lai.
– Điểm cực Đông: 105050’ Đông, thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng.
– Điểm cực Tây: 105013’ Đông, thuộc xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh.
Về vị trí tiếp giáp, thành phố Cần Thơ tiếp giáp với năm tỉnh ở Đồng bằng sơng
Cửu Long, cụ thể là:

– Phía tây bắc giáp tỉnh An Giang.
– Phía đơng nam giáp tỉnh Hậu Giang.
– Phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang.
– Phía đơng và đơng bắc tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp qua
sông Hậu.
7


2. Phạm vi lãnh thổ
Dựa vào hình 1.3 và thơng tin trong bài, em hãy kể tên các bộ phận lãnh thổ
của thành phố Cần Thơ.
Theo thống kê năm 2019, thành phố Cần Thơ có tổng diện tích là 1 439,2 km2,
chiếm 3,49% diện tích tồn vùng Đồng bằng sơng Cửu Long.
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trên trục giao thương
giữa vùng Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và Thành phố
Hồ Chí Minh.
Phạm vi lãnh thổ thành phố Cần Thơ chỉ bao gồm vùng đất, vùng trời do
thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khơng
giáp biển.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn mà
vị trí địa lí đã đem lại cho thành phố Cần Thơ.
– Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí quy định khí hậu Cần Thơ có đặc điểm cận xích đạo gió mùa, ít bão,
khí hậu điều hồ,...
+ Đây là nơi có nhiều vườn cây ăn quả, tài nguyên sinh vật phong phú,...
+ Vị trí địa lí còn tạo điều kiện cho thành phố Cần Thơ trở thành đô thị cửa ngõ
của vùng hạ lưu sông Mê Công; đầu mối nội vùng, cả nước và quốc tế.
+ Cần Thơ nằm bên bờ hữu ngạn sơng Hậu có nhiều kênh rạch nên thuận lợi
cho giao thông đường sông, du lịch sinh thái,...

– Khó khăn:
+ Cần Thơ nằm trong vùng chịu tác động trực tiếp hằng năm của lũ, mùa mưa
thường ngập lụt gây khó khăn cho sản xuất, giao thông và sinh hoạt của người dân.
Trong những năm gần đây, mùa khơ có xu hướng kéo dài dẫn đến hạn hán, xâm
nhập mặn, thiếu nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Cần Thơ còn là vùng đồng bằng thấp nên chịu ảnh hưởng của triều cường,
nhiễm phèn, nhiễm mặn,…
8


LUYỆN TẬP

1. Cho bảng dưới đây, em hãy xác định khung hệ toạ độ địa lí của thành phố
Cần Thơ.
Vĩ độ/ Kinh độ

Địa điểm

Điểm cực Bắc

?

?

Điểm cực Nam

?

?


Điểm cực Đông

?

?

Điểm cực Tây

?

?

2. Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và kinh tế – xã hội của
thành phố Cần Thơ?

VẬN DỤNG

1. Các điểm cực Bắc, Nam, Đơng, Tây của thành phố Cần Thơ có thuộc địa
phương nơi em sống không?
2. Từ thành phố Cần Thơ, em có thể di chuyển sang các địa phương khác bằng
những phương tiện giao thông nào?

9


ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH,
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
CẦN THƠ QUA CÁC THỜI KÌ

CHỦ ĐỀ


2

MỤC TIÊU
Xác định được địa giới hành chính của thành phố Cần Thơ qua các thời kì.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Vùng đất Cần Thơ đã xuất hiện và tồn tại từ
lâu. Tên gọi Cần Thơ có rất nhiều nguồn gốc và
giai thoại. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, một
trong những nguồn gốc của tên gọi Cần Thơ là: gọi
theo điển tích Nguyễn Ánh, ơng đặt tên dịng sơng
“Cầm Thi Giang”, sau đọc trại thành Cần Thơ.
(Theo Huỳnh Minh, Cần Thơ xưa và nay,
NXB Cánh Bằng, 1966)

Hình 2.1. Chợ Cần Thơ xưa và nay
(Nguồn: canthotourism.vn)

10


KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình 2.2 về Cần Thơ xưa (trước năm 1975) và hiện nay, em hãy mô tả
những thay đổi về cảnh quan của thành phố Cần Thơ xưa và nay.

Bến Ninh Kiều hiện nay
(Nguồn: canthotourism.vn)


Bến Ninh Kiều xưa
(Nguồn: canthotourism.vn)

Ngân hàng nhà nước xưa
(Tác giả: Huỳnh Hiếu,
)

Ngân hàng nhà nước hiện nay
(Tác giả: Huỳnh Hiếu,
)

Nhà thờ Chánh Toà hiện nay
(Nguồn: canthotourism.vn)

Nhà thờ Chánh Toà xưa
(Nguồn: Bảo tàng thành phố Cần Thơ)

Hình 2.2. Một số hình ảnh Cần Thơ xưa (trước 1975) và hiện nay

11


KHÁM PHÁ

1. Q trình thành lập
Dựa vào các thơng tin trong bài, em hãy cho biết:
– Thành phố Cần Thơ đã qua bao nhiêu lần đổi tên? Các tên gọi đó gắn với những
giai đoạn nào trong q trình thành lập?
– Xếp loại đô thị của thành phố Cần Thơ hiện nay.
4. Sau ngày miền Nam giải phóng

– Sau ngày 30/4/1975, tỉnh Cần Thơ được thành lập.

2. Thời kì Pháp thuộc
– Năm 1739, Mạc Thiên
Tứ lập ra Trấn Giang
(Cần Thơ ngày nay).
– Năm 1832, Cần Thơ là
huyện Phong Phú, phủ
Tuy Biên, tỉnh An Giang.
1. Thời kì phong kiến

– Năm 1900, Pháp
lập tỉnh Cần Thơ.
– Cần Thơ lúc đó
được mệnh danh
“Tây Đô” – trung
tâm sản xuất lúa
gạo, trao đổi hàng
hố ở Đồng bằng
sơng Cửu Long.

Năm 1956, Ngơ
Đình Diệm đổi tên
tỉnh Cần Thơ thành
tỉnh Phong Dinh.
3. Sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945

– Năm 1976, thành lập tỉnh Hậu Giang trên cơ sở hợp
nhất 3 đơn vị hành chính: tỉnh Cần Thơ, thành phố

Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.
– Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khố VIII, kì họp thứ 10 thơng
qua: tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh
Sóc Trăng.
– Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003
của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang (từ 1/1/2004).
– Ngày 24/6/2009, Quyết định số 889/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ đã cơng nhận thành phố
Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

Hình 2.3. Quá trình thành lập và phát triển địa giới hành chính thành phố Cần Thơ qua các thời kì

Như vậy, trải qua suốt quá trình hình thành và phát triển, tên gọi Cần Thơ còn
gắn với nhiều tên khác như Trấn Giang, Phong Phú, vùng đất Tây Đô, Phong Dinh,
Hậu Giang,… với ranh giới lãnh thổ và địa danh hành chính thay đổi theo từng
thời kì. Hiện nay, Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất trong
13 tỉnh thành của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, có vai trị quan trọng trong
thúc đẩy kinh tế tồn vùng.

Em có biết?
Về tên gọi Tây Đơ, từ trước đến nay chưa có văn bản nào của Nhà nước
chính thức gọi Cần Thơ là Tây Đơ (thủ phủ miền Tây). Tuy nhiên, do vị trí
địa lí thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên Cần Thơ
được coi là vị trí trung tâm của vùng. Trong bài Du kí một tháng ở Nam Kì của
Phạm Quỳnh viết năm 1919, có đoạn: “Cần Thơ có cái vẻ mĩ miều, xinh xắn, sạch
sẽ, phong quang, thật xứng tên làm tỉnh đầu miền Tây (Tây Đô). Đường phố thênh
thang, nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn, có chỗ coi xinh đẹp hơn

ở Sài Gịn.”
(Theo Địa chí Cần Thơ, Tỉnh uỷ và UBND thành phố Cần Thơ, NXB Cần Thơ, 2002)

12


2. Đơn vị hành chính
Dựa vào bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ (hình 1.3 trang 7) và bảng 2.1,
em hãy:
– Kể tên các quận, huyện của thành phố Cần Thơ hiện nay.
– Cho biết đơn vị hành chính nào có mật độ dân cư đơng nhất thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính bao gồm: 5 quận (Ninh Kiều,
Cái Răng, Bình Thuỷ, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ,
Vĩnh Thạnh). Trong đó, quận Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ.
Các đơn vị hành chính này lại phân thành các cấp thấp hơn gồm: 5 thị trấn,
42 phường, 36 xã (630 ấp, khu vực).
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số các đơn vị hành chính thành phố Cần Thơ, năm 2020

STT

Đơn vị hành chính

Địa phương
(phường, xã)

Diện tích
(km2)

Dân số
(người)


Mật độ
(người/km2)

1

Quận Ninh Kiều

11 phường

29,22

280 494

9 599

2

Quận Cái Răng

7 phường

62,53

105 393

1 685

3


Quận Bình Thuỷ

8 phường

70,60

142 164

2 014

4

Quận Ơ Mơn

7 phường

125,4

128 677

1 026

5

Quận Thốt Nốt

9 phường

118


155 360

1 317

6

Huyện Cờ Đỏ

1 thị trấn, 9 xã

319,81

116 576

486

7

Huyện Phong Điền

1 thị trấn, 6 xã

119,48

98 424

824

8


Huyện Thới Lai

1 thị trấn, 12 xã

255,66

109 684

429

9

Huyện Vĩnh Thạnh

2 thị trấn, 9 xã

297,59

98 399

331

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2021)

13


LUYỆN TẬP

1. Cho biết thành phố Cần Thơ đã phát triển qua những thời kì nào? Trình bày

về một thời kì mà em ấn tượng nhất.
2. Thành phố Cần Thơ có bao nhiêu quận, huyện? Xác định quận, huyện có
diện tích lớn nhất trên hình 1.3.

VẬN DỤNG

1. Hãy cho biết em đang sống ở quận, huyện nào và xác định quận, huyện đó
trên hình 1.3.
2. Em hãy sưu tầm một số hình ảnh Cần Thơ xưa và giới thiệu bộ sưu tập đó với
thầy cơ, bạn bè.
3. Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu một số địa danh ở thành phố
Cần Thơ (có thể sử dụng một số địa điểm gợi ý từ hình 2.1, hình 2.2 và hình 2.4).

a) Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ
(Tác giả: Phạm Tuấn Kiệt)

14


b) Chợ nổi Cái Răng
(Tác giả: Lý Hồng Vân)

c) Cầu Cần Thơ
(Nguồn: canthotourism.vn)

15


d) Nhà cổ Bình Thuỷ
(Nguồn: canthotourism.vn)


e) Chùa Ơng
(Nguồn: canthotourism.vn)

f ) Miệt vườn (dâu Hạ Châu ở miệt vườn Phong Điền)
(Tác giả: Lý Hồng Vân)
Hình 2.4. Một số địa điểm ở thành phố Cần Thơ

16


ĐỊA HÌNH – KHỐNG SẢN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

CHỦ ĐỀ

3

MỤC TIÊU

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

 Mơ tả được các dạng địa hình chính
ở thành phố Cần Thơ; phân tích
được tác động của địa hình đến
kinh tế – xã hội địa phương.
 Kể tên và xác định được sự phân bố
các loại tài nguyên khoáng sản trên
bản đồ.
 Nêu được tiềm năng và tình hình

khai thác khống sản ở thành phố
Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ với vị trí trung tâm
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
nằm dọc bên bờ hữu ngạn sông Hậu.
Thế nên, thành phố gần như có đầy đủ
các dạng địa hình đồng bằng đặc trưng
của vùng hạ lưu sơng Hậu, cũng như
tài ngun khống sản. Đồng thời,
thành phố cịn có nhiều đặc điểm riêng
về địa hình, về khống sản,...

KHỞI ĐỘNG

Kể tên một số cồn, cù lao sông ở Cần Thơ mà em biết.

KHÁM PHÁ

1. Đặc điểm địa hình

Dựa vào hình 3.1 và thông tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét đặc điểm địa hình của thành phố Cần Thơ.
– Cho biết thành phố Cần Thơ gồm có những dạng địa hình chính nào?
Phân bố ở đâu?
– Cho biết đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến q trình phát triển
kinh tế – xã hội thành phố Cần Thơ.

17



a. Đặc điểm địa chất
Do thành phố Cần Thơ phân bố dọc theo sơng Hậu, tuỳ theo vị trí gần sơng hay
xa sơng mà trầm tích trên bề mặt có thể chia làm ba loại:
– Vùng được bao phủ bởi trầm tích sơng: bao gồm các địa phương ven sơng
Hậu thuộc quận Thốt Nốt, các quận nội thành,... Thành phần gồm có cát, cát pha
sét, bùn,... tạo thành những bậc bồi, bậc thềm và cù lao trên sông.
– Vùng trũng xa sơng bao phủ bởi trầm tích đầm lầy: những vùng sình lầy có
nhiều chất hữu cơ, thậm chí có cả than bùn. Thành phần chính có than bùn, sét
chứa chất hữu cơ,...
– Vùng trầm tích hỗn hợp sơng, biển: phân bố rộng rãi trong thành phố. Thành
phần chính có sét, bùn sét có pha màu xám xanh, hoặc xám đen chứa mi-ca.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối thấp và bằng phẳng, độ cao trung bình
1 – 2 m, thấp dần từ phía đơng bắc xuống tây nam.
Địa hình có ba dạng chính:
– Dạng đồng bằng bãi bồi (dải đê cao tự nhiên ven sông Hậu).
– Dạng bồn trũng xa sông.
– Một số cồn và cù lao ở Cần Thơ (cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc,…).

Hình 3.1. Địa hình của thành phố Cần Thơ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Đánh giá khí hậu thành phố Cần Thơ Chương trình mục tiêu
ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020)

18


a) Cù lao Tân Lộc, phường Tân Lộc,
quận Thốt Nốt (Nguồn: canthotourism.vn)


b) Cồn Khương, phường Cái Khế,
quận Ninh Kiều (Nguồn: ktqhdk.wordpress.com)

c) Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa,
quận Bình Thuỷ
(Tác giả: Thành Nhân, canthotourism.vn)

d) Cồn Ấu, phường Hưng Phú, quận Cái Răng
(Tác giả: Di Vỹ, canthomekongtour.com)

Hình 3.2. Một số cù lao và cồn ở thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ với đặc điểm địa hình bằng phẳng, thấp, khơng có đồi núi
kết hợp mạng lưới kênh rạch chằng chịt tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, thuỷ sản (những vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng, phát
triển thuỷ lợi và cải tạo đất dễ dàng,...); giao thông vận tải (hệ thống giao thông
vận tải đường sông);... Bên cạnh đó, ở ven sơng Hậu, những dải đất nhô cao đã
tạo thành những con đê tự nhiên giúp ngăn và giữ nước nên Cần Thơ thường chỉ
bị lũ vào cuối mùa mưa. Các cù lao và cồn ở trên sông Hậu là những địa điểm thu
hút du khách với nhiều loại hình du lịch đa dạng như: du lịch sinh thái, miệt vườn,
cộng đồng, tham quan, nghỉ dưỡng,...
2. Tài ngun khống sản
Dựa vào bảng 3.1 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Kể tên các mỏ khoáng sản ở thành phố Cần Thơ.
– Nhận xét sự phân bố của các mỏ khoáng sản vừa nêu.
19


Nằm trong vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản thành phố Cần Thơ tuy
khơng phong phú về loại hình nhưng có một số khống sản thiết yếu như: cát san

lấp, sét gạch ngói và các loại khống sản dễ chảy bằng phương pháp nung phồng
nhanh (sét keramzit). Sét (gạch, ngói) có màu xám, trữ lượng tài nguyên khoảng
573,93 triệu m3, được phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích của thành phố, vỉa sét
dày đến gần 10 m, chứa nhiều khống vật và rất mịn, có thể dùng cho ngành tiểu
thủ cơng nghiệp. Bên cạnh đó, sét keramzit được phân bố ở hai khu vực Định Môn và
Trường Thắng, trữ lượng tài nguyên khoảng 83,721 triệu m3. Sét keramzit được dùng
để làm nguyên liệu sản xuất một số sản phẩm như: viên đất nung (sỏi nhẹ keramzit),
ứng dụng trong xây dựng, nơng nghiệp. Ngồi ra, thành phố Cần Thơ cịn có cát san
lấp tập trung ở khu vực sông Hậu, đoạn từ quận Thốt Nốt đến quận Cái Răng, có trữ
lượng khoảng 9 908 250 m3.
Bảng 3.1. Quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng khống sản ở thành phố Cần Thơ

Diện tích
(ha)

STT

Tên mỏ, khu vực

Quận/huyện

1

Cát san lấp (CSL) Long Châu – Lân Thạnh 2

Thốt Nốt

90

2


CSL Tân Lộc

Thốt Nốt

76

3

CSL Phước Lộc

Thốt Nốt

24

4

CSL Tân Mỹ

Thốt Nốt

17,9

5

CSL Thới An

Ơ Mơn

49


6

CSL Phước Thới

Ơ Mơn

54,78

7

CSL Bùi Hữu Nghĩa

Bình Thuỷ

39

8

CSL Trường Thọ

Thốt Nốt

40

9

CSL Phú Thứ – Tân Phú

Cái Răng


33,8

10

CSL Tân Phú

Cái Răng

34,3

11

CSL Phước Lộc 2

Thốt Nốt

21

12

CSL Thới An – Phước Thới

Ơ Mơn

12,9

13

CSL Trà Nóc


Ơ Mơn

96

20


STT

Tên mỏ, khu vực

Quận/huyện

Diện tích
(ha)

14

Sét Keramzit Thới An – Định Mơn

Thới Lai

1 179

15

Sét Keramzit Trường Thắng

Thới Lai


768

16

Sét gạch ngói (SGN) Trung Nhứt

Thốt Nốt

560

17

SGN Thạnh Quới

Vĩnh Thạnh

320

18

SGN Thới Long

Ơ Mơn

650

19

SGN Thới An


Ơ Mơn

135

20

SGN Tân Thạnh – Xn Thắng

Thới Lai

1 361

21

SGN Trường Xuân

Thới Lai

1 100

22

SGN Trường Xuân B

Thới Lai

1 150

23


SGN Giai Xuân – Trường Lạc

Phong Điền

290

24

SGN Trường Long

Phong Điền

300

(Nguồn: Quy hoạch, thăm dị, khai thác, sử dụng khống sản Cần Thơ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 (Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Cần Thơ,
Viện Khoa học Địa chất và Khống sản))

Em có biết?
Việc xây dựng các đập thuỷ điện và hồ chứa nước ở thượng nguồn,
khai thác cát trái phép q mức trên sơng Hậu đã làm lịng sông bị
hạ thấp, khiến mực nước sông vào mùa cạn giảm. Cùng với đó, việc
xây dựng các cơng trình lấn chiếm bãi sông đã khiến sạt lở bờ sông với
tần suất ngày càng cao. Sạt lở chậm trong hai giai đoạn: 1989 – 2000
(3,76 ha/năm) và 2005 – 2009 (0,91 ha/năm); cấp độ tăng nhanh trong
giai đoạn 2000 – 2005 (104,76 ha/năm) và 2009 – 2014 (49,18 ha/năm).
Các điểm nóng sạt lở chủ yếu là phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt),
phường Thới An (quận Ơ Mơn), phường An Bình (quận Ninh Kiều).


21


Hình 3.3. Khai thác cát trên sơng Hậu
(TP Cần Thơ)
(Sở Tài ngun và Mơi trường thành phố Cần Thơ)

Hình 3.4. Sạt lở bờ sơng ở phường An Bình,
quận Ninh Kiều ngày 7/3/2020
(Nguồn: baocantho.com.vn)

LUYỆN TẬP

1. Nêu những dạng địa hình và tài ngun khống sản chính ở thành phố
Cần Thơ.
2. Trình bày ý nghĩa của các dạng địa hình và tài nguyên khoáng sản đối với
kinh tế – xã hội của thành phố Cần Thơ.

VẬN DỤNG

1. Cho biết phường, xã/ huyện của em có những dạng địa hình nào? Hãy sưu
tầm và chia sẻ những hình ảnh về các dạng địa hình đó với các bạn trong lớp.
2. Ở địa phương em có mỏ khống sản nào? Các khống sản đó có vai trị như
thế nào với phát triển kinh tế địa phương em?

22


CHỦ ĐỀ


4

CẦN THƠ – VÙNG ĐẤT ẨN CHỨA
BÁU VẬT CỦA THỜI GIAN

MỤC TIÊU
 Trình bày được khái quát
quá trình hình thành vùng
đất Cần Thơ (từ khi hình
thành đến thế kỉ X).
Nêu được giá trị và ý nghĩa
của các di tích văn hố Ĩc Eo
trên vùng đất Cần Thơ.
Có ý thức bảo vệ các di
sản văn hố, tích cực tham
gia các hoạt động bảo vệ,
phát huy giá trị của di sản
văn hoá.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Cách đây hơn
2 000 năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt
đầu được con người khai phá. Những dấu vết về q
trình định cư, phát triển kinh tế, văn hố,… của con
người thời kì đó đã được các nhà khoa học phát hiện
và gọi là văn hố Ĩc Eo. Trong chủ đề này, các em
sẽ được tìm hiểu về quá trình hình thành vùng đất
Cần Thơ, một số di tích khảo cổ của nền văn hố
Ĩc Eo trên vùng đất này.


23


KHỞI ĐỘNG

Em hãy kể tên vương quốc cổ đại được
hình thành ở vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long. Nền văn hố nào đã tạo cơ
sở cho sự ra đời của vương quốc cổ này?

Hình 4.1. Bảo tàng thành phố Cần Thơ – nơi trưng bày hiện vật Văn hố Ĩc Eo của địa phương
(Nguồn: />
Khoảng 2 000 năm trước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã từng tồn tại
Vương quốc Phù Nam, một vương quốc tương đối rộng lớn và hùng mạnh.
Vùng đất Cần Thơ cũng là một phần của vương quốc cổ đại đó.

24


KHÁM PHÁ

1. Quá trình hình thành vùng đất Cần Thơ
Khoảng hơn 4 000 năm trước, hầu hết vùng Đồng bằng sơng Cửu Long
ngày nay bị nước biển bao phủ.
Sau đó gần một ngàn năm, nước biển rút dần và đã hình thành nên vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long. Vùng đất Cần Thơ cũng được hình thành trong
khoảng thời gian này.

Đ. Phú Quốc


QĐ. Cơn Sơn

Hình 4.2. Vị trí thành phố Cần Thơ trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Tác giả: Xuân Uyên)

Sau thời tiền sử, từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, khi mực nước biển đã xuống ở mức thấp
nhất, con người đến cư trú ngày càng nhiều hơn và đã hình thành nên nền văn hố
Ĩc Eo. Sự phát triển của nền văn hố Ĩc Eo là cơ sở để hình thành nên nhà nước
Phù Nam vào thế kỉ I.
Nửa đầu thế kỉ XX, một số nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra những bằng
chứng về sự tồn tại của Vương quốc Phù Nam. Đến những thập niên cuối thế kỉ XX,
các nhà khoa học Việt Nam, đặc biệt là các nhà khảo cổ đã tập trung nghiên cứu về
nền văn hoá này. Kết quả của những lần khai quật khảo cổ cho thấy nền văn hố
Ĩc Eo tồn tại trên một địa bàn rộng lớn, gồm nhiều tỉnh như An Giang, Long An,
Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ,…
25


Hình 4.3. Lược đồ phân bố một số di tích tiêu biểu của văn hố Ĩc Eo
ở Đồng bằng sơng Cửu Long
(Tác giả: Xuân Uyên)

Em có biết?

Cách ngày nay khoảng 4 000 – 3 000 năm, trên lãnh thổ Việt Nam
đã lần lượt xuất hiện nhiều trung tâm văn hoá lớn, đó là văn hố Đơng Sơn
(ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ), văn hoá Sa Huỳnh (ở Nam Trung Bộ), văn hố
Ĩc Eo (ở Nam Bộ). Những nền văn hố này đã tạo ra điều kiện cần thiết
để hình thành nên các quốc gia cổ đại, đó là nhà nước Văn Lang (được

hình thành từ văn hố Đơng Sơn), nhà nước Lâm Ấp (được hình thành từ
văn hố Sa Huỳnh) và nhà nước Phù Nam (được hình thành từ văn hố
Ĩc Eo).

26


×