Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.38 MB, 61 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Lớp
THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

án g

2
02– 20

3

Th


UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

TRẦN THỊ KIM NHUNG – NGUYỄN PHÚC TĂNG (đồng Tổng Chủ biên)
SỞ GIÁO
DỤC
VÀ ĐÀO
TẠOChủ biên)
TRẦN MINH HƯỜNG
– HUỲNH
THANH


LỘC (đồng
VŨ ĐÌNH BẢY – NGUYỄN ĐĂNG BỬU – LÊ THỊ HỒNG ĐÀO
NGUYỄN
PHÚC
TĂNG
– TRẦN
THỊ KIM–NHUNG
LÊ VĂN
HUY
– BÙI
GIA KHÁNH
NGUYỄN(đồng
ĐÌNHTổng
KỲ Chủ biên)
TRẦN
MINH
HƯỜNG

HUỲNH
THANH
LỘC
(đồng
Chủ
biên)
LÊ THỊ HƯƠNG NAM – HUỲNH THỊ KIM QUN – HỒNG THỊ
KIỀU
OANH

ĐÌNH
BẢY


NGUYỄN
ĐĂNG
BỬU


THỊ
HỒNG
ĐÀO
LÊ ANH THƯ – NGUYỄN VĂN TÚ – ĐỖ THUỲ TRANG
LÊ VĂN HUY – BÙI GIA KHÁNH – NGUYỄN ĐÌNH KỲ
LÊ THỊ HƯƠNG NAM – LAM MỸ PHƯƠNG – HUỲNH THỊ KIM QUYÊN – HOÀNG THỊ KIỀU OANH
LÊ ANH THƯ – NGUYỄN VĂN TÚ – ĐỖ THUỲ TRANG

THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

Lớp


CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG TÀI LIỆU

Mục tiêu
MỤC TIÊU

Những kiến thức, phẩm chất, năng lực,
Những
kiến em
thức,cần

phẩm
năng
thái độ
mà các
đạtchất,
được
saulực và
mỗi bài
tháihọc.
độ mà các em cần đạt được sau mỗi

chủ đề, bài học.

Giới thiệu bài học
KHỞI ĐỘNG

Khởi động

KHÁM PHÁ

Khám phá

LUYỆN TẬP

Luyện tập

VẬN DỤNG
Vận dụng

2


Nội dung dẫn nhập vào bài học.

Tạo hứng thú, vấn đề học tập,... cho học sinh
Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và
dẫn dắt vào bài học mới.

Giúp các em quan sát, tìm hiểu và
trải nghiệm những điều mới.

Giúp các em quan sát, tìm hiểu,... và
trải nghiệm những điều mới.

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn
những điều vừa khám phá được.
Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn
những điều vừa khám phá được.

Giúp các em vận dụng những nội dung
đã học vào thực tiễn.
Giúp các em vận dụng những nội dung
đã học vào thực tiễn.


Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Từ thế kỉ XX, thành phố Cần Thơ đã là thủ phủ, đô thị hạt nhân của miền
Tây Nam Bộ. Đến nay, Cần Thơ tiếp tục là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đang
ngày một phát triển, để hội nhập với khu vực và quốc tế.

Tiếp nối chương trình lớp 6, Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ – Lớp 7
sẽ cùng các em khám phá và trải nghiệm thêm những vấn đề về văn hoá, lịch sử, kinh tế
xã hội,… của thành phố quê hương tươi đẹp. Tài liệu gồm 6 chủ đề:
Chủ đề 1: Vùng đất Cần Thơ từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Chủ đề 2: Địa lí tự nhiên thành phố Cần Thơ
Chủ đề 3: Ca dao địa phương Cần Thơ
Chủ đề 4: Vài nét về âm nhạc truyền thống của thành phố Cần Thơ
Chủ đề 5: Một số nghệ sĩ tiêu biểu trong lĩnh vực mĩ thuật của thành phố Cần Thơ
Chủ đề 6: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở thành phố Cần Thơ
Mỗi chủ đề được biên soạn và kết nối với các môn học nhằm tạo điều kiện
giúp các em phát huy tính tích cực, tinh thần tự học và khả năng sáng tạo của
cá nhân trong học tập. Ban biên soạn hi vọng, những kiến thức và trải nghiệm với
Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ – Lớp 7 sẽ giúp các em hiểu hơn
về thành phố q hương Cần Thơ, qua đó bồi đắp tình u quê hương, đất nước;
đồng thời giúp các em có thêm động lực, ý thức tinh thần trách nhiệm góp phần
xây dựng quê hương Cần Thơ ngày càng giàu đẹp.
BAN BIÊN SOẠN

3


Mục Lục
Các kí hiệu dùng trong tài liệu...................................................................................................... 2
Lời nói đầu.............................................................................................................................................. 3

Chủ đề 1: VÙNG ĐẤT CẦN THƠ TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI............................................... 5
Chủ đề 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.................................................................. 9
Bài 1: Khí hậu thành phố Cần Thơ................................................................................................... 9
Bài 2: Đặc điểm sông ngòi thành phố Cần Thơ.......................................................................... 12
Bài 3: Tài nguyên đất và sinh vật thành phố Cần Thơ.............................................................. 15

Bài 4: Thực hành viết báo cáo tổng thể về đặc điểm địa lí tự nhiên
thành phố Cần Thơ ..............................................................................................................................19

Chủ đề 3: CA DAO ĐỊA PHƯƠNG CẦN THƠ................................................................................ 21
Chủ đề 4: Vài nét về âm nhạc truyền thống của thành phố Cần Thơ......... 34
Chủ đề 5: Một số nghệ sĩ tiêu biểu trong lĩnh vực mĩ thuật
của thành phố Cần Thơ........................................................................................ 43

Chủ đề 6: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HỐ
Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................................................................................... 49
Bảng giải thích thuật ngữ............................................................................................................... 58

4


CHỦ ĐỀ
1

VÙNG ĐẤT CẦN THƠ
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI

MỤC TIÊU
– Nêu được những diễn biến lịch sử chủ yếu trên vùng đất Cần Thơ nói riêng và Nam Bộ
nói chung từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
– Nêu được những nét chính tình hình kinh tế chủ yếu của cư dân Cần Thơ và Nam Bộ
từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
– Trình bày được tình hình các tầng lớp trong xã hội và sinh hoạt văn hoá của cư dân
Cần Thơ và Nam Bộ từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

KHỞI ĐỘNG

Lịch sử Nam Bộ nói chung và vùng đất Cần Thơ nói riêng đã từng có thời gian phát
triển mạnh trong thời kì tồn tại của vương quốc Phù Nam. Đó là khoảng thời gian từ thế
kỉ I đến thế kỉ VII với các trung tâm kinh tế, văn hố như Ĩc Eo – Ba Thê (Thoại Sơn, An
Giang), Nhơn Thành (Cần Thơ),… mà các chứng tích khảo cổ học đã chứng minh một cách
thuyết phục. Tuy nhiên, từ sau thế kỉ VII, vùng đất Cần Thơ nói riêng và Nam Bộ nói chung
đã rơi vào tình trạng khơng có sự quản lí, hoang hố trong một thời gian rất dài.
Em có biết vì sao vương quốc Phù Nam từ thế kỉ VII trở đi lại khơng cịn hùng mạnh như
trước nữa khơng?
Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vùng đất Cần Thơ từ sau vương quốc Phù
Nam cho đến trước khi người Việt vào khai phá Nam Bộ vào thế kỉ XVI.
KHÁM PHÁ

Hoạt động 1 : Tìm hiểu vài nét vùng đất Cần Thơ và Nam Bộ từ
thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Vương quốc Phù Nam trong giai đoạn phát triển cường thịnh từ thế kỉ III đến thế kỉ V
đã mở rộng ảnh hưởng và đồng thời thơn tính nhiều vương quốc trong khu vực. Đến cuối
thế kỉ VI, đầu thế kỉ VII, nhân lúc Phù Nam bắt đầu suy yếu, các thuộc quốc đã trỗi dậy để
tách ra thành các vương quốc độc lập.

5


Lúc bấy giờ, vùng đất Nam Bộ nói chung và Cần Thơ nói riêng chưa được quan tâm
khai phá và do khơng có sự quản lí về mặt hành chính nên trong khoảng thời gian rất dài
trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt.
Quang cảnh thiên nhiên hoang vu của vùng đất Nam Bộ được nhiều tư liệu mô tả như
Chân Lạp phong thổ ký của Chu Đạt Quan, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn.
Thông tin 1:
Chu Đạt Quan mô tả quang cảnh Nam Bộ vào cuối thế kỉ XIII như sau: “Từ chỗ vào
Chân Bồ (hiện nay là Bà Rịa) trở đi, phần lớn là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo

dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim mng chen lẫn nhau ở đó.
Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt khơng có một tấc cây. Nhìn ra xa chỉ thấy
lúa rờn rờn mà thơi. Trâu rừng họp thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng
đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó đốt có gai, măng rất đắng. Bốn mặt đều
có núi cao”.
(Chu Đạt Quan (Hà Văn Tấn dịch), Chân Lạp phong thổ ký,
NXB Thế giới, Hà Nội, 2006, trang 44 – 45)

Thông tin 2:
Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục (thế kỉ XVIII) cho biết: “Phủ Gia Định, đất Đồng Nai,
từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Lạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu, toàn là rừng rậm hàng mấy nghìn dặm”.
(Lê Q Đơn, Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977, trang 345)

Sau thời kì Phù Nam, vùng đất Nam Bộ trong các thế kỉ X – XVI ở vào tình trạng
như thế nào?

Hoạt động 2 : Khám phá những nét chính về tình hình kinh tế
và văn hố – xã hội thành phố Cần Thơ trong các thế kỉ X – XVI
a. Tình hình kinh tế
Vùng đất Nam Bộ nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng trong suốt các thế kỉ từ
thế kỉ X đến thế kỉ XVI chưa được khai phá, cư dân thưa thớt.
Từ thế kỉ X trở đi, mực nước biển bắt đầu rút dần thì cư dân ở Nam Bộ cũng theo đó
mở rộng nơi cư trú của mình theo những vùng đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Cư dân thường tập trung sinh sống ở những giồng đất lớn, cư trú tập trung theo từng khu
vực, dựa trên mối quan hệ dòng họ và gia đình.
Thời kì này, cư dân trên vùng đất Cần Thơ tiếp tục lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước
là phương thức kinh tế chính. Ngồi ra, họ cịn phát triển ngành chăn ni gia súc,
gia cầm, đánh bắt thuỷ sản.
Bên cạnh đó, cư dân cịn biết làm các nghề thủ công nghiệp, để tạo ra những
sản phẩm phục vụ cho cuộc sống cũng như trao đổi buôn bán.


6


Thơng tin 1:
CÀY CẤY
“Đại để trong một năm, có thể gieo gặt ba bốn vụ, vì bốn mùa đều như trời tháng năm
tháng sáu, không biết đến sương tuyết. Xứ đó nửa năm có mưa, nửa năm tuyệt khơng mưa.
Từ tháng tư đến tháng chín, mỗi ngày mưa cho đến sau giờ ngọ mới tạnh. Trong biển nước
ngọt, mực nước cao đến bảy tám trượng, các cây to đều chòm ngập, chỉ cịn ngọn thơi. Những
nhà sống ở ven bờ nước đều dời chỗ vào trong núi. Sau đó, từ tháng mười đến tháng ba, tuyệt
khơng có một giọt mưa, trong biển chỉ có thuyền nhỏ đi lại được, chỗ sâu không qua năm ba
thước. Người ta lại dời xuống ở. Người làm ruộng tính đến lúc nào thì lúa chín, bấy giờ có thể
đến chỗ nào, tuỳ theo đất mà gieo giống,... Lại có một loại ruộng bãi, khơng gieo mà tự mọc,
nước cao đến một trượng thì lúa cũng cao cùng, tôi chắc là một giống lúa riêng. Bón ruộng
và trồng rau đều khơng dùng phân, sợ khơng sạch”.
Chu Đạt Quan (Hà Văn Tấn dịch), Chân Lạp phong thổ ký, Sđd, trang 21 – 23)

Qua đoạn trích của sử liệu trên, em hãy cho biết sơ lược về tình hình trồng trọt
của cư dân cổ Nam Bộ?

b. Tình hình văn hố – xã hội
Do sự mở rộng giao lưu về kinh tế và văn hoá qua nhiều thế kỉ ở thời kì Phù Nam, vùng
đất Cần Thơ và cả vùng Nam Bộ đã có sự tiếp thu khá sâu sắc những ảnh hưởng văn hố
từ bên ngồi (biểu hiện trong tơn giáo, cách thức quản lí xã hội, lối sinh hoạt,…). Tuy vậy,
những phong tục tập quán cổ xưa và truyền thống văn hoá của cư dân Nam Bộ khơng
mất đi mà vẫn được duy trì. Điều này thể hiện rõ nhất là người phụ nữ vẫn giữ vai trò quan
trọng trong xã hội.
Trong xã hội, cư dân phân chia thành các tầng lớp người giàu, người nghèo khác nhau.
Một bộ phận cư dân thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội, bị mua bán và sử dụng trong

các gia đình có điều kiện kinh tế hơn, đó là bộ phận nơ tì. Theo ghi chép của các tư liệu
đương thời, việc sử dụng và mua bán nô tì là một hoạt động khá phổ biến.
Thơng tin 2:
NƠ TÌ
“Nơ tì các nhà, đều mua người rừng (dã nhân) để phục dịch, người nhiều có hơn trăm,
người ít có một hai chục, cịn người nghèo thì khơng có,… Trai trẻ khoẻ mạnh thì một người
giá trăm tấm vải, già yếu thì giá một người chỉ được ba, bốn mươi tấm. Chỉ cho phép họ nằm
ngồi dưới lầu, nếu có phục dịch việc gì mới được lên lầu, nhưng cũng phải quỳ gối chắp tay
làm lễ rồi mới dám vào”.
(Chu Đạt Quan (Hà Văn Tấn dịch), Chân Lạp phong thổ ký,
Sđd, trang 37)

7


Tóm lại, vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X cho đến thế kỉ XVI là vùng đất chưa được khai phá
nhiều, cư dân rất thưa thớt. Từ thế kỉ XVII bắt đầu có những lưu dân người Việt, người Hoa
đến định cư lập nghiệp. Từ đây, cư dân bản địa cùng người Việt, người Hoa mở rộng công
cuộc khẩn hoang, phát triển kinh tế, từng bước thay đổi diện mạo hoang vu của vùng
Nam Bộ trước đó. Nhờ vào mối quan hệ giữa chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
với vương triều Chân Lạp thuận lợi, chính quyền chúa Nguyễn đã từng bước xây dựng bộ
máy hành chính, xác lập chủ quyền một cách vững chắc trên vùng đất Nam Bộ. Đến giữa
thế kỉ XVII, vùng đất Nam Bộ đã từng bước hội nhập vào lãnh thổ và chủ quyền của chúa
Nguyễn ở Đàng Trong. Trong suốt quá trình lịch sử đó, cộng đồng cư dân các dân tộc ở
đây ngày càng gắn bó với nhau trong vận mệnh chung của quê hương và đất nước, trong
nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ vùng đất Nam Bộ.

Hãy nêu những suy nghĩ của em về thân phận người nơ tì qua đoạn trích trong
Chân Lạp phong thổ ký.
LUYỆN TẬP

1.Tại sao từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI vùng đất Cần Thơ nói riêng và cả vùng Nam Bộ nói
chung lại trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt?
2. Em hãy tóm tắt về mốc thời gian và những nội dung lịch sử trên vùng đất Cần Thơ từ
thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
3. Qua nội dung bài học, em hãy nêu những điểm nổi bật về văn hoá và hoạt động kinh
tế của cư dân Cần Thơ từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

VẬN DỤNG
1. Em hãy sưu tầm các bài viết hoặc hiện vật trên sách, báo về vùng đất Nam Bộ nói chung
và Cần Thơ từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
2. Đóng vai một thuyết minh viên của bảo tàng, em hãy giới thiệu tóm lược cho các bạn
trong lớp về lịch sử địa phương Cần Thơ từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

8


CHỦ ĐỀ
2

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BÀI 1: KHÍ HẬU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MỤC TIÊU
– Trình bày được khái quát đặc điểm khí hậu của thành phố Cần Thơ.
– Phân tích được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở thành phố Cần Thơ.
KHỞI ĐỘNG
–Em hãy liệt kê nhanh 5 từ mơ tả đặc điểm khí hậu thành phố Cần Thơ.
– Nêu những hiện tượng thời tiết đặc biệt xảy ra ở thành phố Cần Thơ trong thời gian
gần đây.
KHÁM PHÁ

Thành phố Cần Thơ có khí hậu cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa,
nhiệt độ trung bình năm cao khoảng 27°C. Khí hậu khơng có mùa đông lạnh, phân ra hai
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ.

Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm nhiệt độ của thành phố Cần Thơ
Dựa vào hình 2.1 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Phân tích đặc điểm nhiệt độ của thành phố Cần Thơ.
– Cho biết nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, tháng thấp nhất và nhận xét biên độ nhiệt
năm ở thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 27oC, biên độ nhiệt
trung bình năm từ 3 – 4oC. Thành phố nhận được lượng bức xạ dồi dào, cán cân bức xạ
dương quanh năm. Tổng lượng nhiệt năm đạt gần 10 000oC. Tổng số giờ nắng trung bình
năm 2020 cao, đạt 2 632 giờ/năm.

9


Hình 2.1. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng ở thành phố Cần Thơ
(Nguồn: Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, giai đoạn 1980 – 2021)

Thành phố Cần Thơ có biên độ nhiệt ngày lớn hơn biên độ nhiệt năm. Cụ thể, biên độ
nhiệt ngày khá lớn khoảng 7,4oC, trong khi đó chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong
năm nhỏ hơn, khoảng 3 – 4oC.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm lượng mưa, độ ẩm của thành phố
Cần Thơ
Dựa vào hình 2.1 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét về đặc điểm lượng mưa, độ ẩm của thành phố Cần Thơ.
– Cho biết mùa mưa và mùa khô ở thành phố Cần Thơ bắt đầu và kết thúc vào
thời gian nào.

Thành phố Cần Thơ có lượng mưa trung bình năm 2020 khá cao, đạt 1 660 mm. Số ngày
mưa bình quân cả năm khoảng 155,8 ngày. Thành phố có lượng mưa phân bố khơng đều
giữa các mùa trong năm.
– Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với gió Tín phong Bắc bán cầu
thổi theo hướng đơng bắc, mang tính chất khơ nóng. Mưa rất ít, lượng mưa thấp nhất vào
tháng 1 đến tháng 3.
– Mùa mưa có gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mang khối khí nóng,
ẩm từ biển thổi vào gây mưa lớn, chiếm từ 92% – 97% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm tương đối ở thành phố Cần Thơ khá cao, trung bình khoảng 84%. Tuy nhiên,
độ ẩm khơng đều giữa các tháng, mùa khơ có độ ẩm thấp.
10


Hoạt động 3 : Tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết cực đoan
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
– Liệt kê những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở thành phố Cần Thơ.
– Cho biết thời gian xuất hiện của những hiện tượng này.
Dông và lốc xốy: thường xuất hiện vào cuối mùa khơ, đầu mùa mưa, trung bình hằng
năm có khoảng 62,1 ngày có dơng. Những tháng có dơng nhiều là những tháng mùa
mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Trong mùa mưa, dơng thường xuất hiện vào
chiều tối, kèm theo gió mạnh và mưa rào. Giai đoạn 2010 – 2019, trên địa bàn thành phố
xảy ra khoảng 4 đợt sét đánh/năm.
Bão, lụt: do có vị trí địa lí ở sâu trong đất liền nên thành phố Cần Thơ ít chịu ảnh hưởng
của bão. Tuy nhiên, thành phố vẫn có những cơn mưa kéo dài, dẫn đến khoảng 50%
diện tích thành phố thường xuyên chịu ngập vào mùa mưa.
Sương mù: số ngày sương mù trung bình trong năm khoảng 1,9 ngày.
LUYỆN TẬP
1. Nêu đặc điểm khí hậu của thành phố Cần Thơ.
2. Những hiện tượng thời tiết cực đoan gây khó khăn gì đến sinh hoạt và sản xuất ở
thành phố Cần Thơ?

VẬN DỤNG
1. Theo dõi bản tin dự báo thời tiết và ghi chép lại thời tiết trong tuần ở nơi em sinh sống.
Chia sẻ với các bạn cùng lớp.
2. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, em hãy tư vấn thời điểm thích hợp để du khách
có thể đi du lịch thuận lợi ở thành phố Cần Thơ. Giải thích tại sao.

11


BÀI 2:

ĐẶC ĐIỂM SƠNG NGỊI CỦA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MỤC TIÊU
– Nêu được đặc điểm sơng ngịi của thành phố Cần Thơ.
– Xác định được các con sơng chính của thành phố Cần Thơ.
KHỞI ĐỘNG

Hình 2.2
(Nguồn: Cổng thơng tin UBND thành phố Cần Thơ)

– Cho biết tên cây cầu và dòng sông mà cây cầu này bắc qua.
– Nêu một số thơng tin mà em biết về cây cầu và dịng sông này.
KHÁM PHÁ

Hoạt động 1 : Khám phá đặc điểm sơng ngịi
Dựa vào hình 2.3 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Trình bày những đặc điểm của sơng ngịi ở thành phố Cần Thơ.
– Cho biết chế độ nước sông ở thành phố Cần Thơ phụ thuộc những yếu tố nào.

Thành phố Cần Thơ có hệ thống sơng ngịi chằng chịt gồm 158 kênh, rạch lớn nhỏ với hai
con sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ. Mật độ sơng ngịi dày đặc, đạt từ 1,8 – 2 km/km2,
có lượng phù sa lớn do nằm ở khu vực bồi tụ phù sa của sông Mê Công.
12


Chế độ nước của sơng ngịi thành phố Cần Thơ thay đổi theo mùa: mùa lũ từ tháng
6 đến tháng 11, mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau với lượng nước mùa cạn
rất thấp, chỉ bằng 1/4 trữ lượng nước mùa lũ. Những năm gần đây, các sông thường
nhận được lượng nước lớn vào mùa mưa, kết hợp với nước chảy từ thượng nguồn sông
Mê Công và hiện tượng triều cường gây ngập lụt ở nhiều nơi trong thành phố.

Hình 2.3. Hệ thống sơng ngịi ở thành phố Cần Thơ, năm 2020
(Nguồn: Tạ Đức Hiếu)

Hoạt động 2 : Khám phá một số sông lớn ở thành phố Cần Thơ
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
– Cho biết thành phố Cần Thơ có những con sơng lớn tiêu biểu nào.
– Nêu vai trị của hệ thống sơng ngòi đối với phát triển kinh tế – xã hội của thành phố
Cần Thơ.
Sông Hậu là con sông lớn với chiều dài chảy qua thành phố Cần Thơ đạt 65 km (trừ
đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hậu Giang), chiều rộng khoảng 800 – 1 500 m, tổng lượng
phù sa là 35 triệu m3/năm.
Sông Cần Thơ dài 16 km đổ ra sơng Hậu, đầy nước quanh năm, vừa có tác dụng cung
cấp nước tưới vào mùa cạn vừa tiêu úng trong mùa lũ, có ý nghĩa lớn về giao thơng.

13


Ngồi ra, thành phố Cần Thơ cịn có nhiều hệ thống kênh rạch chằng chịt: kênh Cái

Sắn, kênh Thốt Nốt, kênh xáng Ơ Mơn, rạch Trà Nóc,… Đây là các kênh, rạch nối liền
sông Hậu với vùng nội đồng của thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, các sơng, kênh rạch
ở thành phố cung cấp nước quanh năm, tạo điều kiện cho người dân phát triển nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, thuận lợi cho giao thông vận tải đường sông.

a. Sông Cần Thơ đoạn chảy qua bến Ninh Kiều
(Nguồn: canthotourism.vn)

b. Kênh Xáng Xà No đổ ra sông Cần Thơ
(Nguồn: Tác giả cung cấp)
Hình 2.4. Một số sơng ngịi, kênh rạch của thành phố Cần Thơ

LUYỆN TẬP
1. Em hãy lập sơ đồ thể hiện các đặc điểm chính của sơng, kênh rạch ở thành phố Cần Thơ.
2. Em hãy kể tên và mô tả đặc điểm một số sông, kênh rạch ở thành phố Cần Thơ.
VẬN DỤNG
1. Địa phương em đang sinh sống có những con sông nào chảy qua? Nêu vai trò của
chúng đối với đời sống và sản xuất.
2. Sưu tầm thơng tin, hình ảnh về một con sơng mà em biết và chia sẻ với các bạn.
14


BÀI 3:

TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ SINH VẬT
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MỤC TIÊU
– Trình bày được các nhóm đất chính của thành phố Cần Thơ.
– Nêu được đặc điểm tài nguyên sinh vật của thành phố Cần Thơ.

– Phân tích được tác động của tài nguyên sinh vật đến phát triển kinh tế – xã hội
của địa phương.
KHỞI ĐỘNG
Cùng các bạn xem một số hình ảnh hoặc đoạn video về sinh vật ở thành phố Cần Thơ.
KHÁM PHÁ

Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm thổ nhưỡng của thành phố
Cần Thơ
Dựa vào hình 2.5 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Cho biết thành phố Cần Thơ có những nhóm đất nào. Xác định các nhóm đất này trên
hình 2.5.
– Nêu đặc điểm của những nhóm đất ở thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ nằm bên bờ sông Hậu, được bồi đắp phù sa và có nguồn nước
ngọt quanh năm. Ở các tầng đất cũ xa sơng có tầng loang lổ đỏ vàng là do sự tích tụ các
oxit kim loại trong đất. Những vùng trũng có đất phù sa glây(1), một số là phù sa nhiễm
phèn. Chủ yếu gồm hai nhóm đất chính sau:
Đất phù sa: chiếm 85,8% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở ven sơng, được
hình thành do sự bồi đắp phù sa hằng năm của sơng Hậu. Nhóm đất này phân bố
dọc theo sông Hậu, từ quận Thốt Nốt đến quận Cái Răng và các cù lao trên sơng Hậu.
Đất phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp. Đất phù sa có tầng
loang lổ đỏ, vàng phân bố thành dải tiếp giáp với dải đất phù sa ven sông, có chiều rộng
khơng đồng nhất. Ở phía đầu nguồn (quận Thốt Nốt), dải đất này phân bố khá hẹp và
chỉ mở rộng dần về phía hạ lưu. Đất phù sa glây hình thành trên những vùng trũng
thường xuyên bị ngập nước. Loại đất này phân bố chủ yếu ở quận Thốt Nốt, huyện
Cờ Đỏ, huyện Vĩnh Thạnh và một phần diện tích huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
(1)

Đất phù sa glây: loại đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa nhưng phân bố ở địa

hình thấp, khó thốt nước.


15


Đất phèn: chiếm 14,2% diện tích đất tự nhiên. Đất bị nhiễm phèn phân bố chủ yếu
ở huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ, phần lớn là nhiễm phèn ít hoặc trung bình.

Hình 2.5. Thổ nhưỡng của thành phố Cần Thơ
(Nguồn: Tạ Đức Hiếu)

Nhìn chung, đất đai ở thành phố Cần Thơ màu mỡ, thích hợp cho trồng nhiều loại cây
lương thực, cây ăn trái,… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm tài nguyên sinh vật của thành phố
Cần Thơ
Dựa vào hình 2.6 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Trình bày đặc điểm tài nguyên sinh vật của thành phố Cần Thơ.
– Cho biết tài ngun sinh vật có vai trị như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội của
thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ có mức độ đa dạng sinh học trung bình, nguồn tài nguyên sinh vật
khơng nhiều. Thành phố khơng có tài ngun rừng tự nhiên, tỉ lệ che phủ cây xanh trên
địa bàn thành phố chiếm khoảng 16,19% diện tích.
a. Tài nguyên thực vật
– Thực vật tự nhiên: trên đất phù sa có rong, tảo, ráng đuôi phụng, trâm bầu, các loại
sung, cỏ xước nước, cỏ quang mao, rau mương,… Dọc kênh rạch có dừa nước, bình bát,
16


bần,… Trên vùng đất phèn chủ yếu là tràm, chà là nước, mớp, mây nước, bòng bong,
choại, bồn bồn, điên điển, sen, bơng súng,…

– Cây trồng: có khoảng 60 lồi cây trồng được dùng làm thức ăn, dược liệu, trong đó
lúa nước là cây lương thực ưu thế. Bên cạnh đó, thành phố Thơ cịn có nhiều lồi cây ăn
trái như nhãn, cam, chôm chôm, bưởi, măng cụt,… với diện tích hơn 24 320 ha (năm
2022), hình thành các vùng chuyên canh trái cây đặc sản như vú sữa, dâu Hạ Châu (huyện
Phong Điền), xoài cát Hoà Lộc (huyện Cờ Đỏ), nhãn ido Thới An (quận Ơ Mơn),...
b. Tài ngun động vật
– Động vật tự nhiên: động vật dưới nước chủ yếu là cá với khoảng 120 lồi, tơm, nhuyễn
thể sinh sống ở ao ruộng, kênh rạch và sông. Động vật trên cạn chỉ có một số lồi như cị,
gà nước, le le,… Các nhóm bị sát như rùa, rắn cịn rất ít. Ngồi ra, thành phố Cần Thơ cịn
xuất hiện những loài động vật phá hoại mùa màng như cơn trùng và lồi gặm nhấm (sâu
rầy, châu chấu, dế, chuột,...).
– Vật nuôi không nhiều, chủ yếu là gia súc như trâu, bị, lợn, các lồi gia cầm phổ biến
như gà, vịt,…
Tài nguyên sinh vật của thành phố Cần Thơ đóng vai trị quan trọng, tạo thuận lợi cho
phát triển du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Cụ thể, thành phố Cần Thơ có một số khu
du lịch sinh thái như: vườn cị Bằng Lăng có diện tích 22,5 ha với hàng trăm nghìn cá thể
cị; cù lao Tân Lộc có sinh cảnh đặc trưng là lồi ngập nước như lục bình, bần,… Bên cạnh
đó, vườn nhiệt đới phát triển, đa dạng nhiều chủng loại, năng suất cao và tạo thuận lợi
cho phát triển sản xuất. Ở ven sông, hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả; dưới
nước có các bè ni cá giúp phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong sản xuất và
canh tác, cần chú ý một số loại sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại như: ốc bưu vàng, cá
lau kính, cây mai dương,... để có biện pháp khống chế, kiểm sốt hiệu quả.

a. Vườn cị Bằng Lăng, quận Thốt Nốt

17


b. Hệ sinh thái dừa ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt
Hình 2.6. Một số hệ sinh thái ở thành phố Cần Thơ

(Nguồn: canthotourism.vn)

LUYỆN TẬP
1. Nêu những nhóm đất chính ở thành phố Cần Thơ.
2. Lập bảng thống kê về tài nguyên sinh vật ở thành phố Cần Thơ theo các gợi ý sau:
thực vật, động vật, loài tiêu biểu, phân bố.
VẬN DỤNG
1. Khu vực em đang sinh sống, nhóm đất nào phổ biến? Kể tên các cây trồng chính trên
nhóm đất này.
2. Ở khu vực em sinh sống, có tài nguyên sinh vật nào phổ biến? Em hãy sưu tầm một số
hình ảnh và thơng tin về những tài nguyên sinh vật đó.

18


BÀI 4:

THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO TỔNG THỂ VỀ
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

MỤC TIÊU
– Hệ thống hố được đặc điểm địa lí tự nhiên của thành phố Cần Thơ.
– Biết cách viết một bài báo cáo về đặc điểm địa lí tự nhiên của thành phố Cần Thơ.

1. Gợi ý về nội dung, hình thức
a. Nội dung
Học sinh thực hiện viết báo cáo những nội dung như gợi ý:
Nội dung


Đặc điểm
Nhiệt độ trung bình, lượng mưa,
mùa mưa, mùa khơ
Đặc điểm sơng ngịi, các hệ thống
sơng chính

Khí hậu
Sơng ngịi
Đất

Các loại đất chính

Sinh vật

Thảm thực vật, động vật

b. Hình thức
Học sinh có thể trình bày báo cáo theo mẫu gợi ý bên dưới:

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1. Điều kiện tự nhiên
a. Khí hậu
b. Sơng ngịi
c. Đất
d. sinh vật

2. Kết luận
Đề xuất các giải pháp thiết thực làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp.
19



2. Cách thức tiến hành
a. Chuẩn bị
– Chuẩn bị giấy bút, thước kẻ, máy chụp ảnh hoặc điện thoại di động, bút màu,…
– Thu thập, xử lí các thơng tin về nội dung bài báo cáo địa lí tự nhiên thành phố
Cần Thơ.
– Lập dàn bài chi tiết về cấu trúc một bài báo cáo tổng hợp của thành phố và
hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh (theo nội dung phân cơng của nhóm).
b. Thực hành
– Bước 1: Viết báo cáo (lưu ý trong từng điều kiện tự nhiên cần nhận xét những
thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Cần Thơ; có
hình ảnh minh hoạ cho từng nội dung).
– Bước 2: Trình bày báo cáo.
– Bước 3: Học sinh góp ý, nhận xét lẫn nhau.
– Bước 4: Giáo viên tổng kết, nhận xét hình thức, nội dung bài báo cáo.

20


CHỦ ĐỀ
3

CA DAO ĐỊA PHƯƠNG CẦN THƠ

MỤC TIÊU
– Nhận biết được đề tài, chủ đề, xác định được địa danh, phong tục, tập quán, từ ngữ,...
địa phương được phản ánh trong các bài ca dao.
– Hiểu được ngôn ngữ địa phương qua các bài ca dao.
– Phân tích được đặc điểm nghệ thuật và nội dung khái quát của một số bài ca dao của

địa phương.
– Có kĩ năng sưu tầm ca dao địa phương.
– Biết yêu mến và tự hào về ca dao địa phương.
– Biết giới thiệu, đánh giá được nội dung và nghệ thuật của một bài ca dao địa phương.

KHỞI ĐỘNG
Kể tên những địa danh, sản vật tiêu biểu của thành phố Cần Thơ.
KHÁM PHÁ

Hoạt động 1 : Tìm hiểu tên gọi Cần Thơ
Địa danh Cần Thơ đã có từ lâu nhưng trong lịch sử khơng có ghi chép rõ ràng như các
tỉnh khác. Theo truyền thuyết do các bô lão địa phương kể lại rằng, nơi đây khi xưa có
trồng rất nhiều loại rau cần và rau thơm, mỗi khi chủ vườn cắt rau đem đi bán thường rao:
Rau cần, rau thơm xanh mướt
Mua mau kẻo hết, chậm bước khơng cịn.
Mọi người thường mua hai loại rau này, lâu dần qua ngày tháng, danh từ rau cần, rau
thơm được giới bình dân quen gọi thành câu ca dao:

21


Rau cần lại với rau thơm
Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều.
Từ đó, người ta gọi tên xứ này là xứ Cần Thơ.
(Theo Huỳnh Minh, Cần Thơ xưa, NXB Thanh niên, 2001)

Câu hỏi
Địa danh Cần Thơ được dân gian giải thích dựa trên cơ sở nào? Theo em, cách lí giải này
có hợp lí khơng? Em có biết cách giải thích nào khác về địa danh Cần Thơ khơng?


Hoạt động 2 : Đọc trải nghiệm văn bản
Câu hỏi trước khi đọc
Hãy đọc một bài ca dao Nam Bộ có nhắc đến một địa danh, nhân vật hoặc sản vật
cụ thể. Em có hiểu biết gì về địa danh/ nhân vật/ sản vật đó?
Văn bản
1. Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lịng khơng muốn về.
(Theo Trần Văn Nam, Ca dao Nam Bộ – Ca dao của vùng đất mới,
Tập san Khoa học Xã hội, số 5, 1998)

2. Phong Dinh1 đẹp lắm ai ơi
Bậu về bên đó cho tôi cùng về.
(Theo Xuân Nhi, Từ ca dao và vè, hiểu thêm về quê hương Cần Thơ,
baocantho.com.vn, 2015)

3. Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền
Anh thương em thì cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê. [1]

[1] Hãy kể tên những địa danh của Cần Thơ
được nhắc đến trong các bài ca dao 1, 2, 3.

(Theo Trần Phỏng Diều, Hiểu thêm về một câu ca dao, baocantho.com.vn, 2021)

4. Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn cịng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
(Theo Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long,
Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ, NXB Giáo dục, 1997)

5. Cá trê trắng nấu với rau cần

Muốn về Kinh Xáng cho gần với em.
(Theo Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long,
Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ, NXB Giáo dục, 1997)
Phong Dinh: tên gọi một tỉnh cũ ở Tây Nam Bộ trước đây, tương ứng với thành phố Cần Thơ và một phần của
tỉnh Hậu Giang ngày nay.

1

22


6. Đâu vui thị tứ bằng xứ Kinh Cùng1
Tràm xanh củi lục, anh hùng thiếu chi. [2] [2] Các bài ca dao 4, 5, 6 đã nói đến những
sản vật nào của địa phương Cần Thơ?
(Theo Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long,
Khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ, NXB Giáo dục, 1997)

Câu hỏi:
1. Hình ảnh “gạo trắng, nước trong” được nhắc đến ở bài ca dao số 1 có ý nghĩa gì? Theo em,
vì sao hình ảnh này đã trở thành biểu tượng đặc trưng của vùng đất Cần Thơ?
2. Bài ca dao số 2 là lời của ai nói với ai? Hãy tìm và xác định ý nghĩa, giá trị biểu cảm của
các từ xưng hô trong bài ca dao này.
3. Bài ca dao số 3 là lời tâm tình của ai? Các địa danh Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng,
Phong Điền có liên quan gì đến nội dung “Anh thương em thì cho bạc cho tiền/
Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê”?
4. Hình ảnh Cần Thơ hiện lên như thế nào trong các bài ca dao số 4, 5, 6? Hãy tìm những
chi tiết, hình ảnh cụ thể được nhắc đến để làm rõ đặc trưng của vùng miệt vườn sông
nước Cần Thơ.
5. Em có cảm nhận gì về tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong ca dao về địa danh,
sản vật Cần Thơ? Có thể xếp các bài ca dao này vào nhóm chủ đề nào trong kho tàng

ca dao Việt Nam nói chung? Vì sao?
6. So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng khá phổ biến trong ca dao. Em hãy liệt kê các
biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong các bài trên và giải thích ý nghĩa của nó
trong việc thể hiện nội dung bài ca dao.
LUYỆN TẬP

Hoạt động 1 : Hoàn thành thông tin về đặc điểm thể thơ của
các bài ca dao trên.
Gợi ý:
– Xác định các thể thơ của những bài ca dao vừa học.
– Chỉ rõ đặc điểm của thể thơ ở một số yếu tố: số tiếng, cách ngắt nhịp, cách gieo vần
và phối thanh.
– Ở mỗi đặc điểm, em hãy nêu rõ ví dụ minh hoạ.

1

Thể thơ

Lục bát

..………………………….

Số tiếng

………………………..

…………………………..

Kinh Cùng: tên thị trấn, thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ngày nay, trước đây thuộc Cần Thơ.


23


Ngắt nhịp

..………………………….

..………………………….

Gieo vần

..………………………….

..………………………….

Phối hợp
thanh điệu

..………………………….

..………………………….

Hoạt động 2 : Từ địa phương trong ca dao
giải thích ý nghĩa của từ “bậu” và sưu tầm một số câu ca dao Nam Bộ có xuất hiện từ này.
Cách nhau có một con sơng

Ví dụ:

Muốn sang với bậu mà khơng có đị.



(Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long)

VẬN DỤNG

Hoạt động 1 : Viết văn bản
viết bài văn thuyết minh (khoảng 200 – 300 chữ) về một địa danh hoặc sản vật nổi
tiếng của quê hương Cần Thơ.
Hướng dẫn:
– Xác định được đối tượng: địa danh, sản vật,…
– Tìm hiểu đối tượng: nguồn gốc, đặc điểm, tính chất, đặc trưng,…
– Nêu được vai trị, ý nghĩa, giá trị về văn hoá, kinh tế xã hội của địa danh, sản vật đó
đối với địa phương và tình cảm, sự gắn bó hoặc suy nghĩ của bản thân.

Hoạt động 2 : Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ địa
phương
sưu tầm ca dao, dân ca có nội dung nhắc đến các địa danh, sản vật, di tích lịch sử,
danh lam thắng cảnh, danh nhân văn hoá,… vùng Nam Bộ (đặc biệt là địa phương Cần Thơ)
theo gợi ý sau:
Kết quả sưu tầm
Xoài nào ngon bằng xoài
Cao Lãnh
Vú sữa nào ngọt bằng
vú sữa Cần Thơ
……………….

24

Phân
loại


Địa chỉ sưu tầm/
Phương thức sưu tầm

Địa danh/
Sản vật

Ca dao

Trong Ca dao Nam Bộ –
Ca dao của vùng đất mới,
tác giả Trần Văn Nam.

Cao Lãnh/ Xoài
Cần Thơ/ Vú sữa

………

………..

………..


×