Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Trang bao cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.33 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
VĂN LANG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP”
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lí luận
Thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị
về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, là hoạt động thường
xuyên trong các cấp quản lý và các nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm
học, giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất quan trọng, là người chịu trách
nhiệm về chất lượng giáo dục tồn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực
hiện chủ trương, kế hoạch của Nhà trường.
Trong đó, đặc biệt chú trọng tới giờ sinh hoạt lớp. Bởi lẽ, giờ sinh hoạt lớp là
một hoạt động giáo dục tập thể, một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là
một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đồn kết.
Chính thơng qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và
tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Học sinh trong lớp được liên kết
lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh để giải quyết những vấn đề của cuộc
sống hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối quan
hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục
bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học. Qua giờ sinh hoạt lớp,


học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát
triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em vừa học vừa chơi, thi
tài với nhau,... Từ đây, các em sẽ lĩnh hội được nhiều điều bổ ích góp phần phát
triển mọi mặt về trí tuệ, thể chất, đạo đức và thẩm mĩ.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Nguyên nhân
- Thực tế cho thấy ở một số lớp, tiết sinh hoạt chủ nhiệm chưa được xem
trọng và đầu tư từ phía giáo viên.
- Nội dung sinh hoạt ngắn chưa sâu sắc, chưa đa dạng và không gây được
sự chú ý cho học sinh.


2
- Giờ sinh hoạt lớp truyền thống chỉ chú trọng tương tác từ một phía giáo
viên.
- Học sinh chưa được định hướng giờ sinh hoạt lớp cũng giống như một tiết
học chính quy.
- Giáo viên quá nghiêm khắc, chỉ tập trung vào việc phê bình những sai
phạm của học sinh.
b. Hệ quả
- Học sinh: Một số em thường khơng thích giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có
trường hợp vài em bỏ trốn.
- Giáo viên chủ nhiệm: Cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi đến giờ sơ
kết, đánh giá, kiểm điểm các hoạt động trong tuần của lớp chủ nhiệm giờ sinh
hoạt.
- Kết quả của buổi sinh hoạt lớp không đem lại giá trị mới mẻ, không định
hướng cho học sinh cách thức để cải thiện bản thân cũng như việc học tập. Học
sinh khơng nhìn thấy được giá trị và ý nghĩa của tiết sinh hoạt lớp.
- Giảm giá trị cốt lõi của tiết sinh hoạt chủ nhiệm, ảnh hưởng đến tâm lý
của cả giáo viên lẫn học sinh.

Với mong muốn góp một phần nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục và rèn kĩ
năng sống cho học sinh lớp mình chủ nhiệm, giúp các em cảm nhận được “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”, tơi xin trình bày: “Một số biện pháp tạo hứng
thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp”.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp thực hiện trong không gian lớp học
1.1. Hoạt động “Trao gửi yêu thương”
- Mục đích:
+ Học sinh trao yêu thương: sẽ học được cách quan tâm và thể hiện tình
cảm gắn kết với bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh.
+ Học sinh nhận yêu thương: sẽ cảm thấy có thêm niềm tin trong cuộc sống
vì biết rằng xung quanh mình ln có người quan tâm và u thương. Học sinh
sẽ có thêm động lực để hồn thiện bản thân.
- Tiến hành:
+ Học sinh: viết ra giấy những lời động viên, yêu thương gửi tới người bạn
mà học sinh đó quý mến (lưu ý nội dung có đính kèm tên người nhận). Sau đó,
học sinh nộp cho giáo viên.
(Giáo viên có thể gợi mở một vài lời yêu thương như: Chúc bạn luôn học
giỏi hoặc Chúc bạn luôn luôn vui vẻ, nhiều sức khoẻ…)


3
+ Giáo viên sẽ đọc tên người được nhận lời yêu thương và yêu cầu học sinh
đó sẽ lên nhận bức thư có tên mình và đọc lớn lời động viên hoặc yêu thương từ
người bí mật.
+ Cuối cùng giáo viên chọn ra một bạn ngẫu nhiên đứng lên phát biểu cảm
nghĩ sau khi nhận được những lời động viên yêu thương từ người khác.

Hình. Tổ chức hoạt động “Trao gửi yêu thương”
1.2. Hoạt động “Điều em muốn nói”

- Mục đích:
+ Học sinh: mạnh dạn nói lên suy nghĩ thầm kín trong lịng, tập thói quen
chia sẻ thẳng thắn, sống cởi mở, tương tác với mọi người, tạo nên nền tảng tốt
cho học sinh phát triển tâm sinh lý.
+ Giáo viên: hiểu thêm về hồn cảnh gia đình, suy nghĩ và mơ ước của các
em, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em. Từ đó, giáo viên đưa ra lời
khuyên, định hướng đúng đắn, kịp thời cho học sinh.
Xuất phát từ thực tế, nhiều em lớp 6 cịn rụt rè, e ngại, khơng dám nói
thẳng, nói thật, hoặc khó diễn đạt thành lời, giáo viên cho học sinh có thể trải
lịng qua những trang giấy trắng cũng là cách để lắng nghe học sinh.
- Tiến hành:
+ Học sinh viết ra những vấn đề gặp phải trong cuộc sống cũng như trong
học tập: cách học tập hiệu quả, cách giao tiếp chia sẻ với bạn bè, mong muốn,
ước mơ của bản thân…. (Học sinh giấu tên). Sau đó bỏ vào hộp thư bí mật mà
giáo viên đã chuẩn bị sẵn.


4
+ Giáo viên: đọc thư trước lớp và đưa ra lời khuyên, chia sẻ cho mỗi lá thư.
Lời khuyên tập trung vào việc thúc đẩy tinh thần học tập cho học sinh, rèn luyện
bản thân, tu dưỡng đạo đức.

Hình. Tổ chức hoạt động “Điều em muốn nói”
1.3. Hoạt động “Nghệ sĩ tài ba”
- Mục đích: Phát huy khả năng sáng tạo, tăng sự tự tin của học sinh…
- Tiến hành:
+ Học sinh chuẩn bị theo nhóm hoặc cá nhân các tiết mục ca múa nhạc, sân
khấu hoá tác phẩm văn học, diễn kịch…
+ Giáo viên: Khuyến khích học sinh phát huy khả năng của bản thân, có thể
tạo niềm vui nho nhỏ cho các em bằng các phần quà là các dụng cụ học tập.


Hình. Tổ chức hoạt động “Nghệ sĩ tài ba”


5
2. Biện pháp thực hiện ngồi khơng gian lớp học
2.1. Hoạt động “Chúng em có tình u với sách”
- Mục đích:
Bồi dưỡng tình u sách cho học sinh; phát huy khả năng sáng tạo, khả
năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm của học sinh…
- Tiến hành:
+ Học sinh đọc sách tại thư viện. Học sinh kết hợp đọc, ghi lại những nội
dung đặc sắc; học sinh chuẩn bị theo nhóm hoặc cá nhân vẽ tranh theo sách,
phát biểu cảm nghĩ về nhân vật trong sách…
+ Giáo viên: Gợi ý các đầu sách hay để giới thiệu đến học sinh; các sách
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi; những sản phẩm, bài viết ấn tượng, giáo viên
có thể tặng những phần quà là những cuốn sách.

Hình. Tổ chức hoạt động “Chúng em có tình u với sách”
2.2. Hoạt động trò chơi dân gian “Đua thuyền trên cạn”
- Mục đích:
Giúp học sinh rèn luyện thể lực, khéo léo, tạo niềm vui, tinh thần đồng đội
gắn kết tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp.
- Tiến hành:
+ Chọn không gian rộng rãi, bằng phẳng. Chia học sinh thành các nhóm
nhỏ (mỗi nhóm 7 - 8 trẻ, có thể chia nhóm nam, nữ riêng).
+ Cho học sinh ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, học sinh ngồi sau cặp
chân vào hết vòng bụng của học sinh ngồi trước tạo thành một “chiếc thuyền
đua”.



6
+ Khi nghe hiệu lệnh của quản trò, tất cả các “thuyền đua” dùng sức hai tay
của tất cà các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho
đến khi về đích.
+ Các thuyền đua phải cố gắng bám chặt vào nhau để không bị đứt thuyền
khi đang di chuyển.
+ Giáo viên có thể chuẩn bị các giải thưởng để thưởng cho các đội về Nhất,
Nhì, Ba…

Hình. Tổ chức trị chơi dân gian “Đua thuyền trên cạn”
2.3. Hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” và “Gieo mầm xanh”
- Mục đích:
+ Giáo dục học sinh lịng biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền
độc lập, tự do của nước nhà, từ đó, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần nhân ái
trong mỗi học sinh.
+ Một số học sinh chưa thuần thục những việc nhà, qua hành động quét
dọn, giúp các em biết cách làm thành thạo, thêm yêu lao động. Về nhà, học sinh
biết chủ động phụ giúp gia đình những cơng việc đơn giản.
+ Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Tiến hành hoạt động: “Uống nước nhớ nguồn”
+ Học sinh: Sáng thứ 3 hàng tuần, học sinh tiến hành quét lá, lau dọn bia
Tưởng niệm Xóm Chùa. Quét dọn sạch sẽ, sau đó, học sinh sẽ cùng nhau dành ít
phút đọc những dịng chữ có trên Bia Tưởng Niệm. Cứ như vậy, thành thói
quen, học sinh thuộc lúc nào không hay.


7
+ Giáo viên: Hướng dẫn học sinh qua đường, đổ rác đúng nơi quy định;
một số em sử dụng chổi, cây lau còn lúng túng; giáo viên làm mẫu, hướng dẫn

các em. Giáo viên tìm hiểu thêm về Bia Tưởng Niệm Xóm Chùa, kể cho học
sinh nghe các bài học lịch sử.
- Tiến hành hoạt động: “Gieo mầm xanh”
+ Học sinh: Ban cán sự lớp sẽ lên lịch phân công các bạn trong lớp chăm
sóc cây xanh, tạo cảnh quan lớp học: tưới cây, nhặt lá sâu, lá úa; trồng cây
mới…
+ Giáo viên: Hướng dẫn học sinh học sinh chăm sóc cây đúng cách; thường
xun khen ngợi các em vì đã có hành động đẹp.

Hình. Tổ chức hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” và “Gieo mầm xanh”


8
III. KẾT QUẢ
Qua việc thực hiện biện pháp “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học
sinh trong giờ sinh hoạt lớp” vào trong công tác chủ nhiệm lớp 6/3 tại trường
trung học cơ sở Văn Lang đã thu được kết quả cao trong việc rèn luyện ý thức
học tập cho học sinh, tạo cho học sinh hứng thú đến trường và cảm nhận “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”.

Hình. Những bơng hoa nhỏ lớp 6/3

Tơi xây dựng các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp có sự tích hợp các chủ
đề của môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các tác phẩm văn học... Tôi
chọn những hoạt động phù hợp với đối tượng trong lớp chủ nhiệm.


9
Những hoạt động chung đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, trong đó có tạo
ra sự đồn kết trong tập thể học sinh. Những hoạt động nhóm tưởng chừng rất

đơn giản nhưng dần hình thành sợi dây gắn kết, cảm giác gắn bó u thương.
Những xích mích nếu phát sinh sẽ dễ giải tỏa hơn nhờ tình thương và thấu hiểu.
Qua các kết quả khả quan trên, cho thấy đổi mới hình thức tổ chức giờ sinh
hoạt có vai trị quan trọng đối với giáo dục học sinh. Sau một thời gian nghiên
cứu và áp dụng các biện pháp này, tôi nhận thấy vấn đề đổi mới giờ sinh hoạt
lớp nhằm tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Vì vậy, trong những năm
tiếp theo tơi sẽ tiếp tục tìm hiểu và hồn thiện biện pháp này.
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA BIỆN PHÁP
Biện pháp này có khả năng mở rộng, triển khai cho các trường trong và
ngoài thành phố học tập, làm theo.
Trên đây là một số biện pháp áp dụng nhằm tạo hứng thú cho học sinh
trong lớp chủ nhiệm mà tôi đã thực hiện. Rất mong sự đóng góp chân tình của
Ban lãnh đạo và quý thầy cô đồng nghiệp để biện pháp của tôi được hồn thiện,
có hiệu quả hơn trong những năm học sau.

Duyệt của Ban Giám hiệu

Quận 1, ngày 06 tháng 01 năm 2023
Người viết

Nguyễn Thị Huyền Trang



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×