Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.31 KB, 56 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN NĂM 2023
TÊN SÁNG KIẾN: RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG
KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ MỘT VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
CHO HỌC SINH GIỎI MƠN NGỮ VĂN

Nhóm tác giả sáng kiến: Tạ Anh Ngọc, Tạ Hoàng Tâm,
Hoàng Thị Lâm, Phạm Minh Thu
Đặng Thị Mai Hoa
Đơn vị công tác: Tổ Ngữ văn
Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

1 5 năm 2023
Ninh Bình, tháng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi : Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình
Chúng tơi ghi tên dưới đây:
T
T

Họ và tên

Ngày sinh



1

Tạ Anh Ngọc

9/12/1976

2

Hoàng Thị Lâm

25/7/1980

3

Tạ Hoàng Tâm

22/3/1981

4

Phạm Minh Thu

03/11/1991

5

Đặng Thị Mai Hoa

09/8/1987


Nơi công tác

Trường THPT chuyên
Lương Văn Tụy
Trường THPT chuyên
Lương Văn Tụy
Trường THPT chuyên
Lương Văn Tụy
Trường THPT chuyên
Lương Văn Tụy
Trường THPT chuyên
Lương Văn Tụy

Chức
danh

Trình
độ
chun
mơn

Tỷ lệ %
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến

Tổ trưởng


Thạc sĩ

20%

Giáo viên

Thạc sĩ

20%

Giáo viên

Thạc sĩ

20%

Giáo viên

Thạc sĩ

20%

Giáo viên

Thạc sĩ

20%

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu

bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi môn Ngữ văn.
Lĩnh vực áp dụng: Dạy học Ngữ văn ở trường THPT đặc biệt với đối tượng học sinh giỏi
văn .
2. Nội dung
a. Giải pháp cũ thường làm
2


- Giải pháp cũ: Kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học đã được đưa vào
trong nhà trường từ rất nhiều năm nay và là kiểu bài đặc biệt quan trọng đối với học sinh
giỏi môn Ngữ văn bởi đó là kiểu bài xuất hiện trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi các cấp
từ cấp THCS, THPT đến cấp Quốc gia. Chính vì thế đây là kiểu bài trọng tâm được giáo
viên ôn luyện trong các đợt bồi dưỡng học sinh giỏi. Ở kiểu bài này có một số kĩ năng
học sinh thường mắc sai sót, lúng túng trong q trình làm bài đó chính là kĩ năng chứng
minh vấn đề nghị luận. Bản thân các thầy cơ giáo cũng khó khăn trong q trình giảng
dạy cho học sinh phần này. Giải pháp chủ đạo mà các thầy cơ thường làm đó là viết
thành văn mẫu cho học sinh, áp đặt tác phẩm chứng minh một cách cứng nhắc. Cách dạy
này nghiêng về cách dạy học truyền thống với người dạy là trung tâm, người học là
khách thể, là quỹ đạo xung quanh và nguy hiểm nhất nó bó hẹp tư duy người học, hạn
chế khả năng sáng tạo của học sinh, có thể biến học sinh thành con vẹt, kém chủ động
trong quá trình xử lí đề. Người học sẽ lĩnh hội các nội dung theo phương thức đã được
lập trình sẵn, được làm mẫu. Đây là cách làm cho tới nay khơng cịn phù hợp.
- Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:
+ Phương pháp dạy này có những ưu điểm như: Học sinh dễ dàng hình dung cách
làm, cách viết .Tuy nhiên, chỉ sử dụng phương pháp viết mẫu, áp đặt học sinh viết theo ý
của người dạy sẽ khiến học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn
tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Người học càng ngày càng mất hứng thú học tập;
hạn chế, thậm chí triệt tiêu sự sáng tạo, ln thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc. Thực
tế cho thấy càng ngày học sinh càng khơng thích học môn Ngữ Văn. Nếu học chỉ là học
thuộc để chống đối với các kì thi.

+ Phương pháp cũ hồn tồn khơng đáp ứng được u cầu giáo dục theo hướng
đổi mới phát huy năng lực, phẩm chất người học của giáo dục hiện nay. Do đó người
giáo viên cần thấy được tầm quan trọng của việc hướng dẫn các kĩ năng làm bài, cung
cấp cho học sinh những công cụ thiết thực để có thể chủ động xử lí đề trong quá trình
làm bài.
b. Giải pháp mới cải tiến
Sau một thời gian vận dụng phương pháp dạy học cũ, ít chú ý tới rèn kĩ năng làm văn
chúng tôi và nhiều đồng nghiệp càng nhận ra những mặt hạn chế đã nêu. Với mong muốn
cải tiến phương pháp để hiệu quả giảng dạy được tốt hơn, chúng tôi đã tìm hiểu và nhận thấy
cần phải tích cực hơn nữa trong việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy
3


học môn Ngữ Văn, đặc biệt phải cung cấp cho học sinh các kĩ năng làm văn cơ bản nhất để
có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo của học sinh giỏi. Chúng tôi đã đọc nhiều sách về
hướng dẫn kĩ năng làm văn, tìm hiểu về các phương pháp dạy học, dựa vào đặc thù bộ môn,
chúng tôi nhận thấy việc trang bị kĩ năng chứng minh trong quá trình hướng dẫn học sinh
làm kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận là cực kì quan trọng bởi vì đây là phần quyết định
tới sự thành công của bài văn. Đặc biệt với cách ra đề hướng mở hiện nay, với yêu cầu ngày
càng cao trong cách phân tích chứng minh của học sinh giỏi thì việc hướng dẫn học sinh các
kĩ năng chính là chiếc chìa khóa vàng để các em có thể tư duy chủ động nhưng có định
hướng.
- Bản chất của giải pháp mới:
Từ xưa tới nay rất nhiều giáo viên dạy học sinh bằng cách viết thành bài văn mẫu.
Đặc biệt phần chọn dẫn chứng và chứng minh học sinh đều theo cô giáo. Điều này đã tạo
nên những bài văn ra cùng một khuôn, thiếu sự chủ động và sáng tạo của người viết
trong quá trình làm bài. Bản chất của việc dạy kĩ năng là cấp cho học sinh cách làm, trao
cho học sinh công cụ, hướng dẫn học sinh thực hiện có định hướng nhưng người học vẫn
có thể thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình triển khai bài viết.
- Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:

+ Học sinh biết vận dụng các kĩ năng, cách thức chứng minh để hoàn thành tốt nhất
bài viết mà khơng có bất kì một bài văn mẫu nào.Việc học tập không chỉ dừng lại ở việc
cung cấp tri thức mà hướng đến mục đích rèn kĩ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn
đề lí luận chuyên sâu, phức tạp.
+ Tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, đa số học sinh có tinh thần chủ động,
tích cực học tập, có kĩ năng, có tư duy sáng tạo. Đặc biệt là học sinh chuyên văn, nhiều em
có khả năng thẩm thấu tri thức tốt, vận dụng kĩ năng linh hoạt, nhuần nhuyễn. Chính vì vậy
việc cung cấp, hướng dẫn kĩ năng làm bài sẽ vô cùng quan trọng để tạo nên đường tư duy hệ
thống, giúp học sinh hồn tồn chủ động trước dạng bài khó này.
+ Hướng dẫn kĩ năng chọn, phân tích, chứng minh ở kiểu bài nghị luận về một vấn đề
lí luận đã được đội ngũ giáo viên chuyên trường THPT chuyên Lương Văn Tụy áp dụng
nhiều năm nay trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi cấp khu vực, cấp tỉnh, cấp quốc gia
và thực tế cho thấy đem lại rất nhiều hiệu quả: góp phần nâng cao hơn chất lượng giờ học
Ngữ văn; tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh trong việc độc lập, chủ động tìm kiếm và chiếm
lĩnh tri thức; rèn cho học sinh các kĩ năng xử lí đề, chủ động chọn lựa dẫn chứng chính xác,
4


phân tích chứng minh đúng hướng để làm nổi bật vấn đề cần nghị luận, rèn luyện thói quen
nghiên cứu, tự học suốt đời.
3. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội dự kiến đạt được
* Hiệu quả kinh tế:
Giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm chi phí mua các sách tham khảo, học các
khóa học online trên mạng xã hội hay mời giáo sư thỉnh giảng, bởi với tài liệu này chúng
tôi đã công phu chắt lọc và sáng tạo dựa trên việc tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau.
* Hiệu quả xã hội:
- Giúp giáo viên có thêm tư liệu bổ sung kiến thức và phương pháp dạy học tích
cực, làm phong phú và nâng cao chất lượng dạy học các lớp chuyên Văn và ôn đội tuyển
học sinh giỏi các cấp (cấp trường, cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia).

- Đáp ứng tốt nhất những tiêu chuẩn về kiến thức và kĩ năng, năng lực mà mục
tiêu môn học đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu ôn thi học sinh giỏi - một nhiệm vụ chính trị
trọng điểm đối với trường chuyên.
- Nhiều phẩm chất của học sinh cũng được hình thành và phát triển: biết trân
trọng thành quả lao động sáng tạo của mọi người và của cả bản thân; thấy được vai trị, ý
nghĩa của việc học mơn Ngữ văn đối với đời sống con người.
- Điều quan trọng nữa là học sinh sẽ thu hoạch được nhiều kiến thức và kĩ năng
bổ ích, cũng hứng thú hơn với việc học; nhờ đó, các kì thi chọn học sinh giỏi, đặc biệt là
kì thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia sẽ đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
Có thể áp dụng đề tài sáng kiến cho việc dạy học các lớp chuyên Văn, ôn luyện
học sinh giỏi trong các nhà trường phổ thông, đặc biệt là ôn thi đội tuyển Học sinh giỏi
Quốc gia.
* Danh sách những người đã tham gia áp dụng đề tài:
TT
1

Ngày
Trình độ
Họ và
Chức
tháng năm Nơi cơng tác
chun
tên
danh
sinh
mơn
Tạ 9/12/1976 Trường THPT
Tổ
Thạc sĩ

Anh
Chuyên Lương trưởng Ngữ văn
Ngọc
Văn Tụy

5

Nội dung công việc hỗ
trợ
- Áp dụng trong giảng
dạy các lớp 12 Văn 1,
12 Văn 2 (năm học
2021-2022), 10 Văn 1,
10 Văn 2 (năm học
2022-2023); bồi dưỡng


2

Đặng
Trường THPT
Thị
9/8/1987 Chuyên Lương
Mai
Văn Tụy
Hoa

Giáo
viên


Thạc sĩ
Ngữ văn

3

Phạm
Trường THPT
Minh 03/11/1991 Chuyên Lương
Thu
Văn Tụy

Giáo
viên

Thạc sĩ
Ngữ văn

4

Tạ
Trường THPT
Hoàng 22/3/1981 Chuyên Lương
Tâm
Văn Tụy

Giáo
viên

Thạc sĩ
Ngữ văn


5

Hoàng
Trường THPT
Thị 25/7/1980 Chuyên Lương
Lâm
Văn Tụy

Giáo
viên

Thạc sĩ
Ngữ văn

các đội tuyển HSG.
- Áp dụng trong giảng
dạy các lớp 12 Văn 1,
12 Văn 2 (năm học
2021-2022), 10 Văn 1,
10 Văn 2 (năm học
2022-2023); bồi dưỡng
các đội tuyển HSG.
- Áp dụng trong giảng
dạy các lớp 12 Văn 1,
12 Văn 2 (năm học
2021-2022), 10 Văn 1,
10 Văn 2 (năm học
2022-2023); bồi dưỡng
các đội tuyển HSG.

- Áp dụng trong giảng
dạy các lớp 11 Văn 1,
11 Văn 2 (năm học
2021-2022), 12 Văn 1,
12 Văn 2 (năm học
2022-2023); bồi dưỡng
các đội tuyển HSG.
- Áp dụng trong giảng
dạy các lớp 11 Văn 1, 11
Văn 2 (năm học 20212022), 12 Văn 1, 12 Văn
2 (năm học 2022-2023);
bồi dưỡng các đội tuyển
HSG.

* Kết quả đạt được sau 2 năm áp dụng đề tài:
- Năm học 2021 - 2022:
+ Đội tuyển HSG lớp 12 dự thi cấp tỉnh (do đ/c Tạ Anh Ngọc, Đặng Thị Mai
Hoa, Phạm Minh Thu phụ trách):
Lần 1: 13/15 HS đoạt giải đạt 85% (1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải
Khuyến khích).
Lần 2: 15/27 HS đoạt giải đạt 56% (3 giải Nhì, 6 giải Ba, 6 giải Khuyến khích).
+ Đội tuyển HSG lớp 11 dự thi cấp tỉnh (do đ/c Tạ Hoàng Tâm và Hoàng Thị
Lâm phụ trách): 12/15 HS đoạt giải đạt 80% (2 giải Nhì, 6 giải Ba, 4 giải Khuyến khích).
+ Đội tuyển HSG cấp Quốc gia:7/8 HS đoạt giải đạt 87,5% (5 giải Ba, 2 giải
Khuyến khích).
- Năm học 2022 - 2023:
6


+ Đội tuyển HSG lớp 12 dự thi cấp tỉnh (do đ/c Tạ Hoàng Tâm và Hoàng Thị

Lâm phụ trách): 14/15 HS đoạt giải đạt 93,3% (1 giải Nhất, 5 giải Nhì, 8 giải Ba).
+ Đội tuyển HSG cấp Quốc gia: 5/8 HS đoạt giải đạt 62,5% (1 giải Nhì, 1 giải Ba
và 3 giải Khuyến khích).
Chúng tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

Ninh Bình, ngày 8 tháng 5 năm 2023

ĐƠN VỊ

Người nộp đơn
Tạ Anh Ngọc

Hoàng Thị Lâm

Tạ Hoàng Tâm

Phạm Minh Thu

Đặng Thị Mai Hoa

7


MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lí luận và xu hướng ra đề thi học sinh giỏi hiện nay trong
câu hỏi nghị luận văn học
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái quát chung về văn nghị luận

1.1.1 Định nghĩa về văn nghị luận
1.1.2. Các dạng bài nghị luận
1.2. Thao tác lập luận chứng minh và những yêu cầu cơ bản của thao tác chứng
minh trong bài văn nghị luận về 1 vấn đề lí luận văn học
1.2.1. Khái niệm thao tác lập luận chứng minh
1.2.2. Những yêu cầu cơ bản của thao tác chứng minh trong bài văn nghị luận về 1
vấn đề lí luận văn học
2. Xu hướng ra đề thi kiểu bài nghị luận văn học thường gặp trong đề thi học sinh
giỏi.
2.1. Loại đề nghị luận về tác giả, tác phẩm văn học
2.2. Loại đề nghị luận về một vấn đề văn học sử
2.3. Loại đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
Chương 2: Thực trạng việc sử dụng thao tác chứng minh trong kiểu bài nghị
luận về vấn đề lí luận văn học của học sinh – những hạn chế cần khắc phục
1. Không biết kết hợp các thao tác lập luận trong quá trình chứng minh
2. Chọn và phân tích dẫn chứng chưa sát với vấn đề nghị luận
3. Sắp xếp dẫn chứng khi chứng minh thiếu logic, tính hệ thống
Chương 3: Kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận
văn học
1. Kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng
8


1.1. Chọn dẫn chứng đúng
1.2. Chọn dẫn chứng hay
1.3. Phân tích dẫn chứng
2. Kết hợp chứng minh diện rộng và diện sâu
2.1. Kĩ năng chứng minh diện rộng
2.2. Kĩ năng chứng minh diện sâu
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ XU HƯỚNG RA ĐỀ HỌC SINH HIỆN NAY TRONG
CÂU HỎI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái quát chung về văn nghị luận.
1.1.1. Định nghĩa về văn nghị luận
*Khái niệm: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình
bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí luận (bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng)
để làm rõ một vấn đề, nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình
với những ý kiến của mình.
*Đặc điểm của văn nghị luận: Khác với các loại văn khác, miêu tả thiên về
khắc họa đặc điểm, tính chất để giúp người đọc hình dung đối tượng miêu tả; kể
chuyện nhằm tái hiện sự kiện, biến cố của con người và cuộc sống qua diễn biến
của cốt truyện; biểu cảm thiên về bộc lộ cảm xúc còn văn nghị luận thiên về trình
bày các ý kiến, các lí lẽ để giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận… một vấn
đề nào đó. Nó nhằm tác động vào trí tuệ, vào lí trí của người đọc.
Ngơn ngữ của văn nghị luận là ngôn ngữ mang phong cách ngôn ngữ nghị
luận. Nó chú trọng đặc biệt đến sự chính xác, chặt chẽ vì mục đích của diễn đạt
trong văn nghị luận là nhằm phản ánh rõ ràng, chính xác q trình tư duy để đạt
đến việc nhận thức chân lí. Tuy nhiên ngôn ngữ của văn bản nghị luận cũng cần có
sức hấp dẫn, lơi cuốn bằng các từ ngữ hình tượng, có sự biểu cảm; bằng cách diễn
đạt linh hoạt chứ không chấp nhận sự khô khan đơn điệu nhất là khi đối tượng
nghị luận lại là một vấn đề văn học, một tác phẩm văn học.
*Vai trị, vị trí của văn nghị luận: Văn nghị luận đã hình thành từ xa xưa và
phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa của nhân loại và góp phần

10


vào sự phát triển ấy. Ngày nay văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ. Nó thâm
nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là vũ khí tư tưởng sắc bén, giúp
cho con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội và hướng dẫn,
thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người.
Do đó, học làm văn nghị luận là một cơng việc, một yêu cầu rất trọng yếu
của việc học văn trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và
học thuật đòi hỏi người học phải giải quyết, từ đó giúp các em vận dụng tổng hợp
các tri thức đã được học từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng
ngôn ngữ, khả năng tư duy logic khoa học. Từ đó góp phần tích cực vào việc xây
dựng và hồn thiện nhân cách người học. Vì vậy văn nghị luận ngày càng chiếm
một vị trí quan trọng trong cuộc sống.
1.1.2. Các dạng bài nghị luận
Trong nhà trường, văn nghị luận thường có 2 dạng cơ bản: Nghị luận xã hội
và nghị luận văn học.
* Nghị luận xã hội:
Nghị luận xã hội là một loại hình văn bản rất quan trọng với học sinh. Bởi
sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thơng có phải ai cũng đi vào con đường văn
chương đâu. Nhưng ai chẳng phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Do đặc điểm
nội dung xã hội chính trị, loại văn nghị luận xã hội chủ yếu dùng các thao tác nghị
luận chính là: giải thích, chứng minh, bình luận. Ít có trường hợp đề ra u cầu
phân tích hoặc bình giảng. Có các dạng đề nghị luận xã hội như sau:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
*Nghị luận văn học:
Đối tượng của nghị luận văn học là tất cả các sự kiện và các vấn đề văn học,
có ý nghĩa rất đa dạng và phong phú. Có hai loại chính như sau:

- Nghị luận về tác phẩm văn học: nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học
của người viết. Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích.

11


- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: thường là một ý kiến về lí luận,
một nhận định về văn học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…
Tóm lại cả hai loại nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều nhằm phát
biểu tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết về những vấn đề văn học, chính
trị, đạo đức, xã hội…với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu
biểu, xác đáng, thuyết phục.
1.2. Thao tác lập luận chứng minh và những yêu cầu cơ bản của thao tác
chứng minh trong bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
1.2.1. Khái niệm thao tác lập luận chứng minh.
Thao tác lập luận chứng minh là thao tác đưa ra những cứ liệu, dẫn chứng
xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến nào đó nhằm thuyết phục người đọc
người nghe tin tưởng vào vấn đề mà mình đặt ra.
1.2.2. Những yêu cầu cơ bản của thao tác chứng minh trong bài văn nghị luận
về một vấn đề lí luận văn học.
Để sử dụng tốt thao tác lập luận này trong quá trình làm bài người viết cần :
- Xác định vấn đề nghị luận (vấn đề cần chứng minh) để từ đó tìm nguồn
dẫn chứng phù hợp.
- Dẫn chứng được chọn phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp với
vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô-gic, chặt chẽ và hợp lí.
- Biết kết hợp thao tác chứng minh với một số thao tác lập luận khác để bài
viết thêm sắc sảo, thuyết phục, sinh động. Thông thường trong bài văn cần kết hợp
với các thao tác giải thích, phân tích, so sánh, bình luận, đơi khi cả thao tác lập
luận bác bỏ.
2. Xu hướng ra đề kiểu bài nghị luận văn học thường gặp trong đề thi học

sinh giỏi.
Qua quan sát và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy trong đề thi Ngữ văn dành
cho học sinh giỏi thường có những nhóm đề nghị luận văn học như sau:
2.1. Loại đề nghị luận về tác giả, tác phẩm văn học
- Loại đề này nhằm kiểm tra trình độ tiếp nhận tác phẩm văn học của học
sinh với hai hình thức chính là phân tích và bình giảng. Những đề văn yêu cầu cảm
12


thụ văn học thực chất là yêu cầu người viết làm sáng lên vẻ đẹp về nội dung và
nghệ thuật của một đoạn trích, của một hoặc một số tác phẩm văn học.
- Đối với kỳ thi bình thường (như thi tốt nghiệp và thi đại học) thì dạng đề
này có thể u cầu người viết phân tích, cảm thụ một tác phẩm nào đó đã học.
Nhưng trong các kì thi học sinh giỏi Quốc gia, loại đề kiểm tra năng lực cảm thụ
văn học có yêu cầu cao hơn. Điều đó thể hiện ở chỗ ít khi đề u cầu phân tích,
cảm thụ một tác phẩm nào đã học trong chương trình. Thường là, nếu đề cập đến
những tác phẩm đã học thì đề buộc người viết phải phân tích và cảm thụ các tác
phẩm ấy trong thế đối sánh với nhau để chỉ ra sự độc đáo, vẻ đẹp riêng biệt của
mỗi tác phẩm.
- Ví dụ: Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2001 – 2002:
Theo Xuân Diệu: Trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba
bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Nguyễn Khuyến – Về tác gia và
tác phẩm, NXB Giáo dục, 1999, trang 160).
Anh/chị hãy phân tích những sáng tác trên trong quan hệ đối sánh để làm
nổi bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt yêu cầu đối với tác
phẩm văn học.
2.2. Loại đề nghị luận về một vấn đề văn học sử
Văn học sử là những kiến thức về lịch sử văn học bao gồm những đặc điểm,
những quy luật hình thành và phát triển lịch sử của các sự kiện văn học (trào lưu,
tác giả, tác phẩm, thể loại…).

Trong nhà trường phổ thông, học sinh giỏi Ngữ văn thường được tiếp xúc
với các dạng bài văn học sử sau:
- Bài văn học sử về cả một nền văn học hay một thời kỳ, một giai đoạn văn
học.
Ví dụ: Phân tích và chứng minh một trong những đặc điểm cơ bản của văn
học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975: Sáng tác theo khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn.
- Bài văn học sử về một khuynh hướng văn học.

13


Ví dụ: Những đóng góp của khuynh hướng hiện thực qua một số tác phẩm
của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng giai đoạn 1930 – 1945.
- Bài văn học sử về một tác giả văn học.
Ví dụ: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân giai đoạn trước và sau Cách
mạng.
- Bài văn học sử về một tác phẩm văn học.
Ví dụ: Tình cảm nhân đạo được biểu hiện trong Nhật ký trong tù của Hồ
Chí Minh
2.3. Loại đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
Lí luận văn học là một phân mơn của mơn Ngữ văn có nhiệm vụ nghiên cứu
bản chất, chức năng xã hội và thẩm mĩ, quy luật phát triển của sáng tác văn học, có
tác dụng xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học. Những
vấn đề lí luận trên được thể hiện bằng hàng loạt khái niệm, thuật ngữ… Đề thi học
sinh giỏi Ngữ văn những năm gần đây hầu hết đều ra vào dạng đề nghị luận về
một vấn đề lí luận văn học.
Khảo sát lại đề thi học sinh giỏi Quốc gia từ năm 2012 đến nay có thể nhận
thấy tất cả các đề đều xuất hiện những vấn đề liên quan tới lí luận văn học. Các
vấn đề lí luận được sử dụng trong đề thi Quốc gia tương đối đa dạng, phong phú,

đòi hỏi học sinh phải có nền lí luận vững chắc, có khả năng kiến giải sắc sảo mới
có thể làm tốt. Các vấn đề lí luận thường được đề cập : Đặc trưng của văn học;
Nhà văn và quá trình sáng tạo; Phong cách nghệ thuật ; Tiếp nhận văn học; Thể
loại văn học; Quá trình văn học; Giá trị và chức năng của văn học… Liên quan tới
những vấn đề trên là các phạm trù rất căn bản của lí luận được xuất hiện trong đề
như : nhà văn, tác phẩm, người đọc, hiện thực, hình tượng …
Ví dụ:
Đề thi năm 2012:
Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn
sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng tới nội tâm và cảm xúc.
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học anh(chị)
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
14


Đề thi năm 2013:
Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất
nhiều khi không phải là ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật:
một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc-Lỗ Tấn); một bức thư pháp đẹp và quí
(Chữ người tử từ- Nguyễn Tn); một cơng trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo (Vũ
Như Tô- Nguyễn Huy Tưởng); một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca –
Thanh Thảo)… Đó là những sự vật, đồ vật biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý
chí, khát vọng, số phận…
Ý kiến của anh/chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong số những đồ
vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Đề thi năm 2014:
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể
hiện khát vọng về cái Đẹp, cái thiện.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Đề thi năm 2015:

Hình tượng nghệ thuật được sinh ra từ tâm trí nhà văn nhưng chỉ thực sự
sống bằng tâm trí người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình hãy bình luận và chứng
minh.
Đề thi năm 2016:
Marcel Proust quan niệm:
“Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc
đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập”.
Tơ Hồi cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận
định trên.
Đề thi năm 2017:
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng
bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải
nghiệm sâu sắc trong trường đời.
15


Bằng trải nghiệm văn học hãy bình luận và chứng minh ý kiến trên.
Đề thi năm 2018:
Chế Lan Viên viết trong bài thơ Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? :
“Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn”!
Trong bài Làm thế nào để có một tác phẩm tốt, Lưu Trọng Lư cho rằng:
“Sự sống phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phải được nâng lên, phải được
tập trung cao độ nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dâu xanh phải biến
thành kén vàng, gạo trắng phải bốc thành men rượu. Sự thực phải được sáng tạo,
phải được nâng cao lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn
sâu mạnh hơn cả sự sống” .
Bằng những hiểu biết về văn học anh(chị) hãy bình luận những quan niệm
trên.

Đề thi năm 2019:
Thời đại ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực trong đời sống
tinh thần. Liệu văn học có khả năng hóa giải những áp lực đó?
Đề thi năm 2020:
Trên con đường sáng tạo Nam Cao đã nghĩ tới “một tác phẩm có giá trị
phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn ; phải là một tác phẩm chung
cho cả lồi người”. Đó cũng là khát vọng của Nguyễn Minh Châu khi ông trăn trở
vì sao “văn học Việt Nam khơng là văn học của cả nhân loại, của cả loài người” .
Bằng những hiểu biết và trải nghiệm văn học anh /chị hãy trình bày suy nghĩ
của mình về những niềm khao khát, trăn trở ấy.
Tiểu kết: Như vậy có thể thấy xu hướng ra đề thi học sinh giỏi hiện nay đặc biệt là
học sinh giỏi quốc gia nhạt dần màu sắc nhóm tác phẩm, tác giả cụ thể; nhóm văn
học sử mà chủ yếu liên quan tới các vấn đề, các phạm trù lí luận văn học.

16


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THAO TÁC CHỨNG MINH
TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CỦA
HỌC SINH - NHỮNG HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC
1. Chưa biết cách vận dụng thao tác chứng minh khi kết hợp với các thao tác
lập luận khác
Như trên chúng tôi đã đề cập, các thao tác lập luận được sử dụng trong bài
văn nghị luận bao gồm: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận và
bác bỏ. Chúng là những hoạt động nghị luận bắt nguồn từ đời sống, nhằm đáp ứng
các yêu cầu đặt ra trong đời sống. Về bản chất, mỗi thao tác đều là sự phản ánh và
phát triển, nâng cao so với một hoạt động nghị luận tương ứng với nó trong đời
sống hàng ngày, nhằm làm cho việc nghị luận đạt chất lượng cao hơn, có hiệu quả
thuyết phục lớn hơn. Muốn thế, khi tiến hành quá trình lập luận, người làm văn

nghị luận phải tuân thủ các thao tác, nghĩa là những việc làm đã được đúc kết
thành quy trình chặt chẽ.
Thực tế, trong một bài văn/đoạn văn nghị luận, để làm rõ một vấn đề nào
đó, người viết khơng chỉ sử dụng một thao tác lập luận mà linh hoạt vận dụng các
thao tác lập luận khác nhau. Tất nhiên, sự kết hợp các thao tác lập luận khơng có
nghĩa là các thao tác đó ln ln có vị trí ngang bằng, hay một thao tác nào đó
ln giữ vai trò lớn hơn các thao tác còn lại. Trong một bài văn/đoạn văn nghị
luận, có thể có một thao tác lập luận giữ vai trị chính và các thao tác khác nhằm
mục đích bổ trợ. Vị trí hay vai trị của từng thao tác trong sự kết hợp được quyết
định bởi mục đích nghị luận. Đó là, trong khi trăn trở tìm cách đạt đến mục đích
đã đặt ra mà người nghị luận sẽ quyết định sử dụng những thao tác lập luận nào,
và trong đó thao tác nào giữ vai trò chủ yếu.

17


Có thể nói, người viết chừng nào cịn chưa nắm chắc mục đích nghị luận thì
chừng đó việc kết hợp các thao tác lập luận còn chưa tránh khỏi trở nên giả tạo,
khiên cưỡng; và do vậy chưa thể đem lại kết quả mong muốn. Với người đọc cũng
vậy, chỉ khi hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ mục đích nghị luận mới có
thể nhận ra chính xác thao tác lập luận nào là chủ yếu, thao tác nào là bổ trợ, và
việc kết hợp những thao tác đó có xác đáng, có nhuần nhuyễn hay khơng.
Vậy, như thế nào là biểu hiện của việc chưa linh hoạt vận dụng thao tác
chứng minh khi kết hợp với các thao tác lập luận khác trong bài văn nghị
luận của học sinh về một vấn đề lí luận văn học?
Bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học thường sử dụng những thao
tác lập luận chủ yếu sau (tương ứng với các phần trọng tâm trong bài):
- Giải thích ý nghĩa của nhận định để rút ra vấn đề nghị luận.
- Bình luận vấn đề: Vận dụng kiến thức lí luận để lí giải vấn đề.
- Chứng minh: đưa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn

đề.
Tùy từng vấn đề nghị luận được yêu cầu trong đề bài mà người viết sẽ sử
dụng thao tác chứng minh thế nào cho đạt hiệu quả. Thông thường, phần chứng
minh sẽ được thực hiện sau phần giải thích và bình luận vấn đề, là phần cần được
triển khai chi tiết nhất bởi nó chiếm biểu điểm cao nhất trong bài. Tuy nhiên, trong
quá trình bình luận, lí giải vấn đề, thao tác chứng minh cũng cần được sử dụng kết
hợp để việc đưa cơ sở lí luận không bị khô khan, cứng nhắc mà trở nên uyển
chuyển và sinh động hơn.
Có thể thấy, việc chưa linh hoạt vận dụng thao tác chứng minh khi kết hợp
với các thao tác lập luận khác trong bài văn nghị luận của học sinh về một vấn đề
lí luận văn học thường xảy ra ở những trường hợp sau:
+ Thứ nhất, chỉ thuần túy đưa kiến thức lí luận để lí giải vấn đề mà
khơng điểm thêm dẫn chứng khiến bài văn nghị luận trở nên khơ khan, đơn
điệu.
Ví dụ:

18


Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Mọi tác phẩm dù được sáng tạo theo một thi
pháp nào cũng mở ra theo các cách đọc. Mỗi độc giả lại mang đến cho tác phẩm
một đời sống mới”.
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Bài viết 1: Phần bình luận tập trung lí giải dựa trên cơ sở lí luận:
Ý kiến trên khẳng định: bất cứ tác phẩm nào cũng là tác phẩm mở cho các
sự đọc, các người đọc khác nhau. Tác phẩm sinh ra từ ý thức (tâm lý) người viết
và sống dậy trong tâm lý (ý thức) người đọc. Sức sống của tác phẩm nằm ở trường
nhìn, trường cảm của từng cá nhân đọc khác nhau.
Đúng là: “Mọi tác phẩm dù được sáng tạo theo một thi pháp nào cũng mở
ra theo các cách đọc. Mỗi độc giả lại mang đến cho tác phẩm một đời sống mới”.

Bởi lẽ, tác phẩm văn học là một văn bản ngôn từ. Nhưng đặc trưng của ngôn từ
là tính mơ hồ đa nghĩa nên người ta gọi tác phẩm văn học là một “văn bản mở”.
“Văn bản mở” nghĩa là tác phẩm gồm hai phần: “phần cứng” là những con chữ
bề mặt văn bản đang nằm im, “phần mềm” là hệ thống tư tưởng, ý nghĩa được
xuất hiện trong q trình tiếp nhận. Từ xưa Phương Đơng đã có mệnh đề “Thi tại
ngơn ngoại” và “Văn hữu dư ba”. Cái phần “ngôn ngoại” và “dư ba” này không
tồn tại trên văn bản mà do ngữ cảnh tạo ra trong tưởng tượng và cảm xúc của
người đọc. Vì thế, cái gọi là “tác phẩm văn học” chỉ thực sự tồn tại khi nó biến
thành cái “phần mềm” kia, cịn nếu khơng nó trở thành “quyển sách chết”.
Tác phẩm chỉ thực sự tồn tại khi người ta ý thức được về nó mà thơi. Người
đọc là người cứu tác phẩm ra khỏi hầm mộ của sách, giúp nó sống lại và bước đi
giữa cuộc đời và hồn người. Tác phẩm tái sinh trong lòng bạn đọc. Tuỳ từng tư
tưởng, kinh nghiệm, thẩm mĩ của mỗi độc giả mà tác phẩm có mn ngàn cuộc
sống khác nhau. Vì thế, tác phẩm vừa là nó, vừa chẳng là nó. Sự thú vị trong đa
dạng tiếp nhận cũng chẳng kém sự thú vị trong đa dạng sáng tạo. Vì thế sức sáng
tạo của nhà văn, qua bạn đọc cứ nhân lên đến vạn lần. Và thế là nghệ thuật có sự
sống vĩnh hằng vì nghệ thuật có hai con đường: sáng tạo hay là chết.
Vai trò của người đọc là rất quan trọng đối với sức sống của một tác phẩm,
song cho rằng phải có nó mới có tác phẩm văn học thì đó là một lập luận khiên
19


cưỡng. Văn bản tác phẩm có thể tạo ra các dị bản khác nhau trong tiếp nhận của
người đọc nhưng đó là các dị bản tiếp nhận từ một văn bản ổn định duy nhất là
tác phẩm văn học. Cũng như mọi giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp ngôn ngữ nghệ
thuật qua tác phẩm văn học bao gồm khâu phát ngôn của tác giả thành ra diễn
ngôn của tác phẩm rồi đi vào tiếp nhận diễn ngơn đó của độc giả. Đây là q
trình tâm lý có sự đồng nhất, thống nhất mà cũng có sự sai biệt, mâu thuẫn. Chính
điều này tạo ra cái mà chúng ta gọi là sức sống của tác phẩm văn học trong đời
sống xã hội vô cùng phong phú, phức tạp, đa dạng giữa các nhà văn, nhà thơ,

giữa tác giả với công chúng người đọc, người phê bình văn học.
Bài viết 2: Phần bình luận kết hợp giữa lí giải trên cơ sở lí luận kết hợp thao
tác chứng minh, bài viết nhờ thế mà uyển chuyển, sinh động và hấp dẫn hơn.
Như thế, nhận định trên đã khẳng định được vai trò của bạn đọc trong việc
giải nghĩa, kiến tạo nội dung cho tác phẩm. Đúng như ai đó từng viết “Khi tác
phẩm kết thúc, ấy là lúc sự sống của nó mới thực sự bắt đầu.”
Đúng là: “Mọi tác phẩm dù được sáng tạo theo một thi pháp nào cũng mở
ra theo các cách đọc. Mỗi độc giả lại mang đến cho tác phẩm một đời sống mới”,
vì người đọc, mỗi người với trình độ, lứa tuổi, vốn sống khác nhau, sẽ có những
cách hiểu khơng giống nhau về tác phẩm, khiến cho sản phẩm tinh thần của nhà
văn luôn được mở ra những ý nghĩa khác nhau.
Lí luận hiện đại cho rằng tác giả là người "mã hóa"văn bản, cịn người đọc
lại là người giải mã nên tác phẩm được coi là "sự tập hợp của các dấu vết mã hóa".
Bởi lẽ mỗi tác phẩm văn học là một văn bản ngơn từ đã được người nghệ sĩ "kí mã".
Chính điều này cho phép bạn đọc có thể cảm thụ tác phẩm theo nhiều cách khác
nhau và hiểu nó theo những ý nghĩa riêng mà mỗi người cho là phù hợp. Tiếp
nhận tác phẩm, bạn đọc phải đi từ việc bóc tách lớp vỏ ngơn từ, sau đó mới thấu
hiểu và đồng cảm với những gì nhà văn nói trong cái nhân nội dung, như Lưu
Hiệp nói rằng: …"ngược sóng lên tìm nguồn". Mà một trong những đặc trưng của
ngơn từ văn học là mang tính biểu tượng, đa nghĩa. Vì vậy, mỗi bạn đọc khi đưa
ra những kiến giải riêng về ngơn từ, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn
học cũng tức là họ đang đem đến cho "cấu trúc mời gọi"kia những đời sống mới.
20



×