Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Skkn nghiên cứu góp phần bảo tồn và phát triển cây trà hoa vàng cúc phương thông bao clb sinh học ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 27 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
TÊN SÁNG KIẾN:
“NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY TRÀ HOA VÀNG CÚC PHƯƠNG THÔNG QUA SINH HOẠT
CÂU LẠC BỘ SINH HỌC ỨNG DỤNG”
Đồng tác giả:
Họ và tên

Chức vụ

Đơn vị cơng tác

Đặng Văn Phương
Vũ Văn Danh
Đồn Thị Thanh Thuỷ
Hồng Thị u
Ngơ Đức Thắng

Phó hiệu trưởng
Bí thư Đồn trường
Tổ trưởng CM
Giáo viên
Giáo viên

THPT Nho Quan C
THPT Nho Quan C
THPT Nho Quan C
THPT Nho Quan C


THPT Nho Quan C

Ninh Bình, tháng 05 năm 2023
DANH MỤC VIẾT TẮT
1


Từ viết tắt

Ý nghĩa

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

CLB

Câu lạc bộ
MỤC LỤC

NỘI DUNG
I. TÊN SÁNG KIẾN, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG

TRANG
1


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1

II.1. Giải pháp cũ thường làm
II.2. Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ.

1
1
2
2
2
2
3
3
3

II.3. Giải pháp mới cải tiến

II.3.1. Giới thiệu chung về cây Trà hoa vàng Cúc phương
II.3.2. Thực trạng nhận thức về Trà hoa vàng Cúc Phương
II.3.3. Xác định mục tiêu nghiên cứu cây Trà hoa vàng Cúc phương
II.3.4. Nội dung nghiên cứu về Trà hoa vàng Cúc Phương
II.3.4.1. Đặc điểm cơ bản của Trà hoa vàng Cúc Phương
II.3.4.2. Công dụng của các sản phẩm từ Trà hoa vàng Cúc Phương
II.3.4.3. Thực trạng việc sinh trưởng và phát triển của cây Trà hoa vàng
Cúc Phương trong tự nhiên.
II.3.4.4. Trồng thực nghiệm Trà hoa vàng Cúc Phương tại các địa phương có điều

4

5

kiện khí hậu tương tự như vườn Quốc gia Cúc Phương để đánh giá động thái sinh
trưởng của cây.
II.3.4.5. Đề xuất một số giải pháp phối hợp bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa
vàng Cúc Phương
III. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN

12

III.1. Hiệu quả đối với HS
III.2. Hiệu quả đối với GV
III.3. Hiệu quả đối với nhà trường
III.4. Hiệu quả đối với phụ huynh

12
12
12
13

IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
IV.1. Điều kiện áp dụng
IV.2. Khả năng áp dụng
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Các mẫu phiếu khảo sát
PHỤ LỤC 2. Một số hình ảnh minh họa quá trình nghiên cứu

13

8


13
14

***********************************
2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình
Chúng tơi, gồm:
STT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Chức vụ,
nơi cơng tác
Phó hiệu trưởng THPT Nho Quan C
Bí thư Đồn thanh niên THPT Nho Quan C
Tổ trưởng chuyên môn THPT Nho Quan C
Giáo viên THPT Nho Quan C
Giáo viên THPT Nho Quan C

1


Đặng Văn Phương

10/10/1980

2

Vũ Văn Danh

30/12/1989

3

Đồn Thị Thanh Thuỷ

18/12/1977

4

Hồng Thị u

13/01/1994

4

Ngơ Đức Thắng

27/10/1978

Trình độ
chuyên môn


Tỉ lệ

Đại học-Sinh học 20%
Đại học-GDQP

20%

Đại học-GDCD

20%

Đại học - Sinh 20%
học
Đại học-Sinh học 20%

I. TÊN SÁNG KIẾN, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG
I.1. Tên sáng kiến: “Nghiên cứu góp phần bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng Cúc
Phương thông qua sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học ứng dụng”
I.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023
I.3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
II.1. Giải pháp cũ thường làm
* Về phía Ban giám hiệu: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục có
nội dung về xây dựng khn viên trường lớp trong đó có khu vườn thực nghiệm của trường
được ưu tiên trồng các loại cây có ích, phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu. Việc chỉ
đạo thực hiện chủ yếu gắn với hoạt động chuyên môn của bộ mơn Sinh học;
* Về nhóm chun mơn: GV thuộc nhóm chun mơn Sinh học tích cực, chủ động
tổ chức cho HS học tập và thực hành trải nghiệm trồng, chăm sóc và nghiên cức về các loại
cây, đặc biệt là cây dược liệu quý trong đó có cây Trà hoa vàng Cúc Phương.

* Về phía HS: Đã có sự chủ động nhất định trong việc tìm hiểu về cây Trà hoa vàng
Cúc Phương và một số loại thảo dược khác có trên địa bàn. Đại đa số HS hào hứng khi
được GV lồng ghép nội dung nghiên cứu, tìm hiểu về thực vật, động vật gắn các mơ hình
phát triển kinh tế gắn của địa phương thông qua các buổi thực hành môn Sinh học.
II.2. Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ.
* Ưu điểm:
+ Việc học tập môn Sinh học trở nên hấp dẫn và thiết thực hơn khi được gắn với việc
tìm hiểu về mộ số lồi cây qúy có trên địa bàn;
+ GV và HS hào hứng, tích cực trong các buổi học thực hành chuyên môn;
+ Khuôn viên vường thực nghiệm của trường tương đối phong phú và đa dạng, có
nhiều cây thảo dược quý;
3


+ Góp phần thực hiện tốt hoạt động giáo dục trải nghiệm tại nhà trường.
* Nhược điểm:
+ Việc tổ chức học tập thực hành, trải nghiệm mới chỉ được thực hiện gắn với các
giờ học chuyên môn của bộ môn Sinh học;
+ Chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các loại thảo dược quý như Trà hoa vàng
Cúc Phương và một số thảo dược khác;
+ Chưa mở rộng địa bàn và phạm vi nghiên cứu, mặc dù tại xã Gia Lâm có trung tâm
bảo tồn và điều chế thảo dược từ Trà hoa vàng Cúc Phương;
+ Chưa đề xuất được giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển Trà hoa vàng Cúc
Phương trên địa bàn và ở các địa phương khác.
II.3. Giải pháp mới cải tiến
II.3.1. Giới thiệu chung về Trà hoa vàng Cúc Phương .
Trà hoa vàng (Yellow Camellia) là tên gọi chung cho các lồi có hoa màu vàng, thuộc chi Trà
(Camellia L.) Ngoài vẻ đẹp về hoa to, màu sắc đẹp, hoa rất bền, Trà hoa vàng cịn có các cơng dụng có
lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là các hợp chất có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối
u (Lin & cs., 2013; Kujawskaa & cs., 2016).

Theo Lê Nguyệt Hải Ninh (2017), Chi Camellia Ở Việt Nam hiện có 68 lồi và 1 thứ, trong đó
có tới 42 lồi Trà hoa vàng. Với số loài đã biết, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sở hữu
nhiều loài Trà hoa vàng nhất trên thế giới.
Trà hoa vàng Cúc Phương là loài đặc hữu hữu của Vườn Quốc Gia Cúc Phương được đặt tên
quốc tế danh pháp hai phần, với tên đầy đủ là Camellia Cucphuongensis Ninh & Rosmans. Nó được
phát hiện, đặt tên khoa học và cơng bố năm 1998. bởi hai nhà khoa học Trần Ninh và J.-C. Rosmann.
Trà hoa vàng Cúc Phương được gọi với tên gọi khác như “nữ hoàng” của cá loại trà do các sản phẩm từ
Trà hoa vàng rất tốt cho sức khỏe, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy lồi cây này đã bị săn lùng và khai thác
quá mức dẫn đến những nguy cơ dần biến mất trong tự nhiên. Hơn nữa cây Trà hoa vàng Cúc Phương
là cây khó tái sinh trong tự nhiên, vấn đề cần đặt ra phải có biện pháp duy trì, nhân giống và bảo tồn
nguồn dược liệu quý hiếm này.
Do đó, nghiên cứu các biện pháp nhân giống, chăm sóc để bảo tồn và phát triển giống Trà hoa
vàng này là một việc làm rất cần thiết. Điều đó góp phần cho cơng tác bảo tồn phát triển loài cây Trà
hoa vàng Cúc Phương và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học, đồng thời hướng sản xuất hàng hóa
lồi cây này phục vụ nhu cầu sử dụng cây dược liệu, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

II.3.2. Thực trạng nhận thức về Trà hoa vàng Cúc Phương
Theo khảo sát và thống kê của nhóm thành viên CLB Sinh học ứng dụng trường THPT Nho
Quan C, đại đa số người dân địa phương và các vùng lân cận chưa hiểu biết nhiều về giá trị bảo tồn và
giá trị kinh tế của loài Trà hoa vàng Cúc Phương. Đại đa số học sinh và người dân chưa có hiểu biết
chung về cây Trà hoa vàng Cúc Phương, càng chưa có nhiều hiểu biết về công dụng của sản phẩm
được sản xuất từ Trà hoa vàng do đó chưa có nhận thức về giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế của lồi cây
này. Điều đó, gây khó khăn cho việc nhân rộng và phát triển nguồn gen trên địa bàn các xã có đặc điểm
khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

II.3.3. Xác định mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của Trà hoa vàng Cúc Phương;
- Nghiên cứu công dụng của Trà hoa vàng Cúc Phương;
- Tìm hiểu thực trạng về sự sinh trưởng và phát triển của Trà hoa vàng trong tự nhiên từ đó cho
thấy sự cần thiết, cấp bách của việc bảo tồn và phát triển nguồn gen của loài cây này;

- Trồng thực nghiệm tại một số địa điểm khác nhau có điều kiện khí hậu và chăm sóc tương tự
nhau để đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triển của lồi nhằm mục đích bảo tồn và phát triển nguồn
gen Trà hoa vàng;
- Đề xuất một số giải pháp phối hợp bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa vàng Cúc Phương.
4


II.3.4. Nội dung nghiên cứu
II.3.4.1. Đặc điểm cơ bản của Trà hoa vàng Cúc Phương
Trà hoa vàng Cúc Phương được đặt tên quốc tế danh pháp hai phần, với tên đầy đủ là Camellia
Cucphuongensis Ninh & Rosmans. Loài này phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Việt Nam. Nó
được phát hiện, đặt tên khoa học và công bố năm 1998.
* Mô tả đặc điểm lá: răng cưa, gân lá, cách mọc lá, kích thước lá
Cây Trà hoa vàng lá đơn, mọc cách, dài và hẹp, gốc lá hình tim. Phiến lá mỏng thuôn, dài
khoảng từ 11-14 cm, rộng khoảng 4-5 cm, khơng có lơng, mép lá có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 6 9 đôi và cuống lá dài 6-7 mm.
* Đặc điểm Lộc: màu sắc và chuyển màu, cách ra Lộc, số Lộc ra/cành, chiều dài cành Lộc
Lộc của cây Trà hoa vàng mọc lên từ các nách lá. Lộc non có màu xanh nhạt sau đó chuyển dần
sang màu xanh đặc trưng của loài. Mỗi lộc sau này sẽ mọc các nụ có thể thành chùm từ 2-3 nụ. Mỗi
cành có khoảng từ 50-60 lộc tùy cành to hay nhỏ.
* Đo đếm: chiều cao cây, đường kính gốc cây
Cây Trà hoa vàng thân gỗ, nhỏ, màu xanh, cao khoảng từ 2-5 m. Cành cây thưa và vỏ cây có
màu vàng xám nhạt. Đường kính gốc cây trung bình là 3,6 - 4,5 cm.
* Hoa nụ: số nụ/cành, cách ra, màu sắc, số cánh hoa/nhị/nhuỵ
Hoa Trà hoa vàng mọc đơn độc hoặc thành chùm 2-3 hoa trên cuống lá. Mỗi bơng có khoảng 810 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 4 - 5 vịi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần. Thời điểm nở nhiều hoa là
tháng 11 và kéo dài tới tận tháng 3 mới tàn. Từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc mà cây ra nhiều lá mới.
Trung bình mỗi cây có khoảng 100 nụ nở thành hoa cho tới khi thu được thành phẩm.
II.3.4.2. Công dụng của các sản phẩm từ Trà hoa vàng Cúc Phương
- Báo cáo tại Hội nghị trà quốc tế năm 2003 đã cho thấy: Cây Trà hoa vàng không độc hại,
không tác dụng phụ và đặc biệt chứa khoảng 400 thành phần dinh dưỡng như saponin, protein, các loại
vitamin như vitamin E, vitamin C, vitamin E,…, nhiều cái axit amin như theanine, flavonoid,

Isoleucine, leucine, methionine, phenylalanine, glutamine, asparagine, alanine, serine, proline,
histidine, glutamic acid, aspartic acid, axit gallic…;

“Camellia international Journal” (tạp chí chuyên nghiên cứu về chè hoa vàng của thế giới)
- Các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%
trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành cơng trong điều trị ung thư; giúp giảm
đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là
33,2%;
- Giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết;
chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu;
- Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm
lượng cholesterol mật độ thấp, và tăng lượng cholesterol mật độ cao, hạ huyết áp và tác dụng được duy
trì trong thời gian tương đối dài;
- Ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;
5


- Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác; Hưng phấn thần kinh; Lợi
tiểu mạnh; Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu; Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
- Chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

II.3.4.3. Thực trạng việc sinh trưởng và phát triển của cây Trà hoa vàng Cúc
Phương trong tự nhiên.
Trà hoa vàng trong tự nhiên duy trì nịi giống bằng phương pháp sinh sản hữu tính
(sinh sản bằng hạt). Trước đây cơng dụng của nó ít người biết đến nên thường bị chặt
phá làm rẫy hoặc bán cho các thương lái Trung Quốc thu mua Trà hoa vàng.
Giống cây Trà hoa vàng là sản phẩm đặc hữu, quý hiếm ở Vườn Quốc gia Cúc
Phương. Theo Tiến sĩ Vũ Văn Tâm - Chủ tịch hội đồng Quản trị Công ty TNHH Dược
Liệu Vũ Gia cho biết, từ lâu người dân ở khu vực gần rừng Cúc Phương đã sử dụng Trà
hoa vàng để làm dược liệu. Các nhà khoa học dược đã phân tích thành phần Trà hoa

vàng, khẳng định có nhiều cơng dụng đối với sức khỏe: giúp điều trị mỡ máu, chữa ung
thư, ổn định huyết áp, điều trị tiểu đường, chống oxy hóa và chống lão hóa hiệu quả.
Loại cây Trà hoa vàng được thu hoạch sử dụng cả lá, nụ và hoa, do bị khai thác quá mức
nên khả năng tái sinh trong tự nhiên của giống trà này rất thấp, nguy cơ có thể bị tuyệt
chủng nếu khơng có biện pháp bảo vệ và gây trồng hợp lý.
Trà hoa vàng ở Cúc Phương sống trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ trung bình
năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,9oC, trung bình
tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 16,3oC; lượng mưa trung bình năm là 1856 mm,
lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.

Trà hoa vàng ở Cúc Phương mọc trên đất thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ sâu
tầng đất tới 60 cm, đất tầng mặt tương đối xốp, có màu nâu hoặc xám đen tỉ lệ đá lẫn
10-15%, đất ẩm và chuyển lớp rõ, thường mọc trong trạng thái rừng giàu được bảo
vệ nghiêm ngặt; chiều cao trung bình của rừng là 15,9 m, độ tàn che là 0,73%. Loài này
ưa ẩm mọc trong các thung lũng của rừng nhiệt đới ở độ cao 300-400 m (khu vực
gần hồ Mạc thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương).
II.3.4.4. Trồng thực nghiệm Trà hoa vàng Cúc Phương tại các địa phương có điều kiện khí hậu
tương tự như vườn Quốc gia Cúc Phương để đánh giá động thái sinh trưởng của cây.
Theo Thạc sỹ Phạm Tiến Duật, Phó giám đốc cơng TNHH Dược liệu Vũ Gia chia sẻ: qua tìm
hiểu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu liên quan, đồng thời đánh giá thực tế, nhận thấy biện pháp
giâm hom đã mang lại cơ hội rất tốt cho công tác bảo tồn giống,nhân giống rộng rãi trong sản xuất và sẽ
là tiền đề cho việc phát triển loài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Cây Trà hoa vàng Cúc Phương được công ty TNHH Dược liệu Vũ Gia thu gom, sưu tầm mang
về vườn ươm. Việc nhân giống và bảo tồn loài này được tiến hành theo phương pháp giâm hom (phương
pháp nhân giống sinh dưỡng).
Đặc điểm chủ yếu của phương pháp này là cây có thể giữ nguyên được đặc tính của giống gốc,
có thể ra hoa sớm, nhưng sự phát triển của bộ rễ có thể kém hơn, tính thích ứng và sức sống khơng
6



mạnh. Cây giâm hom hầu hết đều ra hoa, quả nhanh hơn cây trồng bằng hạt, tuy nhiên phương pháp này
địi hỏi kĩ thuật cơng phu hơn.
Sau khi nhóm nghiên cứu và CLB Sinh học ứng dụng trường THPT Nho Quan C tiến hành trồng
thực nghiệm tại các địa phương khác nhau để theo dõi và đánh giá mức độ sinh trưởng của loài cây này.
Chúng em tiến hành nghiên cứu tại các địa điểm như Vườn ươm (Mẫu 1), vườn thực địa (Mẫu 2)
của Công viên Trà hoa vàng Ninh Bình tại Thơn 4, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và
trồng thực nghiệm tại Vườn thực nghiệm trường THPT Nho Quan C (Mẫu 3) với điều kiện chăm sóc và
bón phân tương đương nhau.
Thời gian theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây là từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 12 năm
2022, cứ sau 2 tháng sẽ tiến hành đo, đếm lại các chỉ tiêu về lộc, lá, chiều cao, đường kính thân cây. Về
khoảng cách trồng lý tưởng đối với cây là khoảng 2 m, số lượng mẫu theo dõi của mỗi chỉ tiêu là 30
mẫu. Sau khi thu thập số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm Exel, chúng em thu được kết quả như
sau:
5.4.1. Số lượng lộc/ cây
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Mẫu 1
285
298
318
329
345
Mẫu 2
289
296
314
325

342
Mẫu 3
255
264
278
284
295

5.4.2. Chiều dài cành lộc (cm)
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3

Lần 1
4,2
3,9
3,8

Lần 2
6,5
6,4
6,2

Lần 3
8,4
8,2
7,9

Lần 4
11,5

9,8
9,6

Lần 5
14
13,4
12,8

7


5.4.3. Số lượng lá/ cành
Lần 1
78
69
68

Lần 2
81
71
70

Lần 3
84
74
73

Lần 4
87
76

75

Lần 5
91
80
78

5.4.4. Đường kính gốc cây (cm)
Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

3,3
3,0
2,9

3,4
3,1
3,0

3,5
3,3
3.1


3,6
3,4
3.2

Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3

Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3

3,2
3,0
2,9

8


5.4.5. Chiều cao cây (cm)
Lần 1
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3

152
149
145

Lần 2

158
154
148

Lần 3
163
160
151

Lần 4
169
164
156

Lần 5
175
169
159

Qua các bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, cả 3 mẫu trồng tại các địa điểm khác nhau khi có điều
kiện chăm sóc tốt thì cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển bình thường, có thể sinh trưởng từ 4 đến 5
9


lứa lộc/năm nếu được chăm sóc tốt. Đây là một trong những đặc điểm rất nổi bật của loài cây Trà hoa
vàng Cúc Phương do các loài khác như hamyenensis, Nitidisima chỉ có thể cho 1-2 lứa lộc/năm.
Tuy nhiên Mẫu số 1, mẫu 2 trồng trong vườn ươm và Vườn thực địa của Cơng viên Trà hoa
vàng Ninh Bình vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hơn do cây trồng được chăm sóc bằng cơng nghệ cao;
hệ thống nước tưới nhỏ giọt đảm bảo cung cấp chính xác 4 lít nước/ giờ; phân bón hữu cơ và chất dinh
dưỡng được châm trực tiếp lên que nhỏ nhọt. Phòng trừ sâu bệnh bằng cách sử dụng thiên địch hoặc

một số biện pháp sinh học đạt hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.
Mẫu số 2 và số 3 trồng ở khu vực khơng có nhiều cây che bóng nhưng cây vẫn có thể sinh trưởn
phát triển bình thường chứng tỏ Trà hoa vàng Cúc Phương có thể chịu nắng, chịu hạn, có sức sinh
trưởng tốt hơn so với đa số các loài Trà hoa vàng khác của Việt Nam. Cây được đánh giá có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt trong điều kiện trồng thưa. Trà hoa vàng Cúc Phương phát triển, sinh trưởng khá tốt
với thổ nhưỡng ở thung Cổ Ngựa, xóm 4, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Sau khi trồng
được 18 tháng thì cây trà ra hoa và sau 2 năm bắt đầu cho thu hoạch. Cây to phải sau 3-4 năm mới có
nhiều hoa.
Nếu người dân ở các địa phương có đặc điểm khí hậu và đất đai tương tự như Cơng viên Trà
hoa vàng Ninh Bình tại thơn 4, xã Gia Lâm được học tập và chuyển giao công nghệ trồng và chăm sóc
thì Trà hoa vàng Cúc Phương hồn tồn có thể được bảo tồn và nhân rộng nhằm phát triển kinh tế.
II.3.4.5. Đề xuất một số giải pháp phối hợp bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa vàng Cúc
Phương
* Thực trạng nhận thức về cây Trà hoa vàng Cúc Phương của học sinh và người dân địa phương.
Để đánh giá về nội dung này, chúng em đã tiến hành khảo sát ý kiến các mẫu phiếu (200 phiếu
đối với học sinh, 100 phiếu đối với người dân) và thu được kết quả như sau:
- Mức độ hiểu biết chung về cây Trà hoa vàng của học sinh và người dân địa phương:
HS
Người dân
STT
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Không biết
65%
68%
1
130

68
Biết một chút
25%
23%
2
50
23
3
Biết rất rõ
20
10%
9
9%
Tổng cộng
200
100%
100
100%

- Mức độ hiểu biết của HS và người dân địa phương về một số tác dụng cây Trà hoa vàng Cúc
Phương:
HS
Người dân
STT
Mức độ
Không
Không
Biết
Biết
biết

biết
Chống viêm, chống dị ứng, giúp giảm cân và
32
168
27
73
1
10


2
3
4

tăng sức đề kháng (Tác dụng 1)
Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển
của các khối u khác (Tác dụng 2)
Phòng ngừa một số bệnh liên quan đến gan,
máu (Tác dụng 3)
Bồi bổ cơ thể, phòng ngừa bệnh, kéo dài tuổi
thọ (Tác dụng 4)
Tổng cộng

39

161

30

70


22

178

35

65

18

182

33

67

200

100

Nhận xét: Đại đa số học sinh và người dân chưa có hiểu biết chung về cây Trà hoa vàng Cúc
Phương, càng chưa có nhiều hiểu biết về công dụng của sản phẩm được sản xuất từ Trà hoa vàng do đó
chưa có nhận thức về giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế của lồi cây này. Điều đó, gây khó khăn cho việc
nhân rộng và phát triển nguồn gen trên địa bàn các xã có đặc điểm khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây.
* Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp phối hợp bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa vàng
Cúc Phương.
- Công tác truyền thông: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về
cây Trà hoa vàng Cúc Phương với những công dụng quý giá cho sức khoẻ của con người;


11


+ Lập Fanpage “ Nghiên Cứu Trà hoa vàng Cúc Phương”: nhằm quảng bá sâu rộng hơn đến
người thân, bạn bè và mọi người trên cộng đồng mạng xã hội về loài dược liệu quý Trà hoa vàng Cúc
Phương;
+ Thiết kế Cẩm nang sinh học “Trà hoa vàng Cúc Phương” để chia sẻ đến các bạn HS trong và
ngoài nhà trường hiểu biết về lồi cây Trà hoa vàng nói chung và Trà hoa vàng Cúc Phương nói riêng.
Trên nền tảng nhận thức đó, học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây và đồng hành tuyên truyền đến
phụ huynh và nhân dân.
+ Đưa nội dung tìm hiểu Trà hoa vàng Cúc Phương vào phổ biến, trao đổi, tìm hiểu trong các
buổi sinh hoạt CLB Sinh Học Ứng Dụng (chiều thứ 7 hàng tuần).
- Tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm thực tế tại các điểm nhân giống, bảo tồn, phát triển
nguồn gen Trà hoa vàng Cúc Phương. Một số điểm học tập trải nghiệm lí tưởng về nội dung này:
+ Vườn ươm - Công viên Trà hoa vàng ở thôn 4, xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình;
+ Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc xã Cúc Phương - huyện Nho Quan - tỉnh Ninh Bình;
- Thực hiện mơ hình vườn thực nghiệm trồng cây Trà hoa vàng Cúc Phương tại trường THPT
Nho Quan C, giúp học sinh có thêm khơng gian thực hành sinh học thiết thực và bổ ích.
+ Đã xin được chuyển giao 30 mẫu cây Trà hoa vàng Cúc Phương về trồng tại vườn thực
nghiệm của trường, do CLB Sinh Học Ứng Dụng trực tiếp phụ trách, trong đó nhóm nghiên cứu
thường xuyên quan sát, áp dụng cơ chế chăm sóc và theo dõi tiến độ sinh trưởng, phát triển của cây.
- Phối hợp với chức quyền địa phương tổ chức Hội thảo giúp người dân nâng cao hiểu biết về
cây Trà hoa vàng và những cơng dụng của nó, hiểu biết về cách thức, quy trình giâm, chiết, ni mầm
và trồng phổ rộng ra môi trường tự nhiên. Đồng thời, nhận thức được giá trị kinh tế từ nguồn dược liệu
quý Trà hoa vàng Cúc Phương, có thể góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình,
kinh tế địa phương và kinh tế cả nước.
- Một số kết quả thu được sau khi áp dụng các giải pháp tác động:
+ Sự thay đổi sự nhận biết biết của HS về cây Trà hoa vàng Cúc Phương:

STT

Mức độ

1

HS

Người dân
Trước
Sau

Trước

Sau

Không biết

130

15

68

8

2

Biết một chút


50

32

23

13

3

Biết rất rõ

20

153

9

79

Tổng cộng

200

100

12


+ Sự thay đổi nhận thức của HS về cây Trà hoa vàng Cúc Phương và tác dụng của nó đối với sức khoẻ

con người.
Mức độ nhận
Tác dụng 1
Tác dụng 2
Tác dụng 3
Tác dụng 4
biết
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Biết

32

150

39

132

22

161

18


142

Không

168

50

161

68

178

39

182

58

Tổng số: 200

Tổng số: 200

Tổng số: 200

Tổng số: 200

III. HIỆU QUẢ XÃ HỘI ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN

III.1. Hiệu quả đối với HS
Thông qua nội dung nghiên cứu đã rút ra được các kết luận khoa học:
- Trà hoa vàng là loài cây rất quý hiếm, có giá trị kinh tế cao nhưng do khai thác quá mức nên
khó tái sinh trong tự nhiên.
13


- Các sản phẩm từ Trà hoa vàng rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất từ
hoa của cây.
- Dù là loài cây quý hiếm tại Rừng Quốc Gia Cúc Phương nhưng người dân địa phương chưa
có nhiều hiểu biết về giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế nên chưa thấy tầm quan trọng của loài cây này.
- Qua theo dõi đặc điểm cơ bản và động thái sinh trưởng của cây cho thấy có thể nhân rộng và
phát triển nguồn gen đến các địa phương khác có đặc điểm khí hậu tương tự như vườn Quốc Gia Cúc
Phương vừa giúp bảo tồn vừa giúp người dân phát triển kinh tế thông qua khai thác các sản phẩm từ
loài cây này.
- Chủ động sáng tạo và biên tập được ấn phẩm là cuốn cẩm nang “Trà hoa vàng Cúc Phương”
để chia sẻ đến các bạn HS.
- Mạnh dạn đề xuất và phối hợp thực hiện tích cực các biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết của
người dân về loài cây Trà hoa vàng Cúc Phương.

III.2. Hiệu quả đối với GV.
- Nâng cao năng lực chuyên môn Sinh học, đặc biệt là về việc hướng dẫn HS nghiên cứu
chuyên sâu về các loại thảo dược quý có trên địa bàn;
- Góp phần tổ chức hiệu quả hoạt động CLB Sinh học ứng dụng, mang lại hứng thú hoạt động
trải nghiệm cho HS;
- Mở rộng mối quan hệ giao tiếp, hợp tác với các tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn, góp
phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục của nhà trường.

III.3. Hiệu quả đối với nhà trường
- Tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch giáo dục, đặc biệt giáo dục đạo đức HS góp

phần phát triển phẩm chất, năng lực theo yêu cầu thiết yếu của đổi mới giáo dục 2018;
- Đánh giá được sự sáng tạo, đổi mới phương pháp của GV và HS trong các hoạt động học tập
và nghiên cứu;
- Đánh giá được sự tiến bộ của HS thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp
gắn với mơ hình sinh hoạt CLB Sinh học ứng dụng;
- Phối hợp tích cực với Ban quản lý của công viên Trà hoa vàng của công ty TNHH Dược liệu
Vũ Gia nghiên cứu động thái sinh trưởng của cây ở các điều kiện khí hậu khác nhau để xác định được
địa phương có thể trồng được lồi cây này giúp cây phát triển tốt nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

III.4. Hiệu quả đối với phụ huynh.
- Phụ huynh được phát huy tinh thần dân chủ trong các cuộc hội nghị, hiểu rõ mục
tiêu và kế hoạch các chương trình hoạt động của nhà trường; nhận thức sâu sắc hơn về vai
trò của mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, giữa GV - phụ huynh, giữa phụ
huynh - HS; tin tưởng hơn vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, từ đó đồng hành tích
cực và n tâm gửi gắm con em theo học tại nhà trường;
- Trung tâm thực nghiệm mơ hình Trà hoa vàng Cúc phương tại thơn 4, Gia Lâm,
Ninh Bình tạo điều kiện phối hợp tích cực cùng trường THPT Nho Quan C trong thực hiện
các giải phát góp phần bảo tồn và phát triển giống cây dược liệu quý của địa phương, từ đó
góp phần tăng thêm sự gắn kết giưa xcacs lực lượng giáo dục;
- Tạo sự tin tưởng, yên tâm, phấn khởi của phụ huynh đối với nhà trường; nâng cao
vai trò đồng hành cùng nhà trường trong mọi hoạt động giáo dục, góp phần xây dựng ngơi
trường hạnh phúc.
IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
IV.1. Điều kiện áp dụng
- Đối với Sở GD và ĐT: tư vấn xây dựng các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống theo định hướng
phát triển phẩm chất, năng lực HS phù hợp với từng nhà trường; Tạo các điều kiện cần thiết khác

để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới.
14



- Cơ sở vật chất: Tận dụng cơ sở vật chất vốn có của nhà trường: máy chiếu, hệ thống

âm thanh, các phòng chức năng, bàn ghế, bảng phụ,…; Sáng tạo linh hoạt trong việc thiết
kế phòng họp, thiết kế bảng và những sáng tạo khác.
- Về nguồn nhân lực:
+ Ban Giám hiệu: Có năng lực xây dựng kế hoạch và quản lí hoạt động giáo dục;
Đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả;
Tổ chức bồi dưỡng một số kiến thức cần thiết về giáo dục kĩ năng sống cho GV, đặc biệt là
GV làm công tác chủ nhiệm lớp; GV dạy kĩ năng sống; Tạo được niềm tin thực sự từ phía
PH và nhân dân địa phương và các lực lượng phối hợp giáo dục.
+ Đối với GVCN: Có phẩm chất nhiệt tình, trách nhiệm cao, hết lịng vì HS; Có năng
lực sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức HS đảm bảo tính linh hoạt, phù
hợp với đặc điểm tình hình của lớp.
+ Về phía HS: Có tính trung thực và trách nhiệm đồng hành với thầy cô giáo trong
việc phối hợp các giải pháp giáo dục kĩ năng sống; Chủ động, tích cực phát huy năng lực
của bản thân, phát huy giá trị trong môi trường phù hợp ở trường, ở nhà, ở địa phương.
+ Về phía PH: Chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và GV, đặc biệt là với
GVCN lớp để đồng hành trong việc giáo dục HS; Chủ động quan tâm, lắng nghe, chia sẻ
với con cái để hiểu con hơn về những tâm tư, nguyện vọng, sở thích, nhu cầu chính đáng.
IV.2. Khả năng áp dụng
Đề tài “Nghiên cứu góp phần bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng Cúc Phương
thông qua sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học ứng dụng” góp phần giúp HS nâng cao năng lực
hiểu biết, năng lực thực hành và một số kỹ năng cần thiết.
- Áp dụng được với tất cả các cấp học về đổi mới phương pháp giáo dục kĩ năng
sống, phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp góp phần đổi mới giáo dục tồn diện.
(Linh hoạt trong cách thức tổ chức để phù hợp với đối tượng và mục đích giáo dục);
- Áp dụng được để đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học trong các tổ chức chính
trị - xã hội, nghề nghiệp nhằm tìm ra giải pháp tích cực và hiệu quả để giải quyết các vấn đề
về con người trong thời đại mới.

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

15


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nho Quan, ngày 10 tháng 5 năm 2023
Người nộp đơn
Đặng Văn Phương
Vũ Văn Danh
Đoàn Thị Thanh Thuỷ
Hồng Thị u
Ngơ Đức Thắng

PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI Ý KIẾN/ PHIẾU KHẢO SÁT
Nhóm NCKH sinh học & ứng dụng trường THPT Nho Quan C, nhằm tuyên truyền cho mọi người
xung quanh biết đến một loài cây rất quý hiếm trên địa bàn xã Gia Lâm - Nho Quan - Ninh Bình.
Để đánh giá góp phần hồn thành dự án nghiên cứu trên, chúng tôi cần xin ý kiến chia sẻ từ phía
nhân dân địa phương và các bạn học sinh trong trường. Sau đây là một số câu hỏi của nhóm
nghiên cứu, rất mong mọi người hợp tác tích cực. Mọi thơng tin từ chia sẻ của các bạn sẽ giữ bí
mật tuyệt đối.

Câu 1: Bạn biết đến Loài cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương chưa?
☐ Biết rất rõ

☐ Biết một chút


☐ Không biết

Câu 2: Mức độ hiểu biết của bạn về địa điểm trồng cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương tại thôn 4 xã Gia
Lâm - Nho Quan - Ninh Bình?
☐ Biết khơng rõ

☐ Biết chính xác

☐ Khơng biết

Câu 3: Bạn biết những đặc điểm nào sau đây của cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương ?
16


☐ Hoa Trà Vàng là dược liệu quý trong Đông Y với những công dụng như thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa
bệnh tim mạch, kháng viêm, ung thư hiệu quả
☐ Loại Trà Hoa Vàng này còn được gọi với cái tên khác là Kim Hoa Trà, Trà Trường Thọ, Trà
Rừng…
☐ Trà Hoa Vàng vẫn được ưu ái gọi là “nữ hoàng” của các loại trà
Câu 4. Bạn biết những nội dung nào về tác dụng của cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương?
☐ Phục vụ mục đích nghiên cứu.
☐ phịng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác;
☐ phòng ngừa một số bệnh liên quan đến gan, máu,…
Câu 5: Xác định của bạn về việc sử dụng sản phẩm từ cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương?
☐Thường xuyên

☐ Thỉnh thoảng

☐ Chưa bao giờ


Câu 6: Là học sinh bạn đã tham gia học tập trải nghiệm về sinh học ứng dụng gắn với các môn học
(Sinh học, Địa lý, Hóa học) và hoạt động ngoại khóa về cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương tại vườn ươm
xã Gia Lâm ở mức độ như thế nào?
☐Thường xuyên

☐ Thỉnh thoảng

☐ Chưa bao giờ

Câu 8: Nhận thức của bạn về tầm quan trọng về tầm quan trọng của việc tuyên truyền, bảo tồn giống
cây Trà Hoa Vàng tại xã Gia Lâm - Nho Quan - Ninh Bình ?
☐ Khơng quan trọng.
☐ Quan trọng.
☐ Rất quan trọng.
Câu 9: Mức độ mong muốn của bạn về việc Trà Hoa Vàng Cúc phương được phát triển đến rộng rãi ?
☐ Mong muốn một chút.

☐ Mong muốn.

☐ Rất mong muốn.

Câu 10: Mong muốn của bạn được áp dụng các biện pháp nào sau đây nhằm phát huy, bảo tồn giá trị
của cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương ?
STT

1

Nội dung mong muốn
“Truyền thơng tích cực” - Thiết kế Cẩm nang, Video, lập

trang Fanpage để giới thiệu, lan toả về cây Trà Hoa Vàng
Cúc Phương của tỉnh Ninh Bình với những giá trị và cơng
dụng q hiếm. (Mong muốn 1)



Khơng

“Học tập trải nghiệm” - Tổ chức các chuyên đề ngoại khóa
và các chủ đề giáo dục địa phương gắn với môn học nhằm
bảo tồn, nhân giống Trà Hoa Vàng Cúc phương và định
2

3

hướng phát triển loài dược liệu. (Mong muốn 2)
“Thực hành vườn thực nghiệm” - Xây dựng kế hoạch và
thực hiện việc đưa cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương về
trồng và nghiên cứu tại vườn thực nghiệm của trường
THPT Nho Quan C. (Mong muốn 3)
17


4

“Xây dựng mơ hình khởi nghiệp” - Kết nối, tìm kiếm
nguồn lực để thực hiện kế hoạch nghiên cứu chuyên sâu và
xây dựng mơ hình khởi nghiệp từ cây Trà Hoa Vàng Cúc
Phương. (Mong muốn 4)


PHIẾU HỎI Ý KIẾN/ PHIẾU KHẢO SÁT
Nhóm NCKH sinh học & ứng dụng trường THPT Nho Quan C, nhằm tuyên truyền cho mọi người
xung quanh biết đến một loài cây rất quý hiếm trên địa bàn xã Gia Lâm - Nho Quan - Ninh Bình.
Để đánh giá góp phần hồn thành dự án nghiên cứu trên, chúng tôi cần xin ý kiến chia sẻ từ phía
nhân dân địa phương và các Bác học sinh trong trường. Sau đây là một số câu hỏi của nhóm
nghiên cứu, rất mong mọi người hợp tác tích cực. Mọi thông tin từ chia sẻ của các Bác sẽ giữ bí
mật tuyệt đối.
Trân trọng cảm ơn!

Câu 1: Mức độ hiểu biết của bác về cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương ?
☐ Biết rất rõ

☐ Biết một chút

☐ Không biết

Câu 2: Mức độ hiểu biết của Bác về địa điểm trồng cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương tại thôn 4 xã Gia
Lâm - Nho Quan - Ninh Bình?
☐ Biết khơng rõ

☐ Biết chính xác

☐ Khơng biết

Câu 3: Bác biết những đặc điểm nào sau đây của cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương ?
18


☐ Hoa Trà Vàng là dược liệu quý trong Đông Y với những công dụng như thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa
bệnh tim mạch, kháng viêm, ung thư hiệu quả

☐ Loại Trà Hoa Vàng này còn được gọi với cái tên khác là Kim Hoa Trà, Trà Trường Thọ, Trà
Rừng…
☐ Trà Hoa Vàng vẫn được ưu ái gọi là “nữ hoàng” của các loại trà
Câu 4. Bác biết những nội dung nào về tác dụng của cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương?
☐ Phục vụ mục đích nghiên cứu.
☐ phịng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác;
☐ phòng ngừa một số bệnh liên quan đến gan, máu,…
Câu 5: Xác định của Bác về việc sử dụng sản phẩm từ cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương?
☐Thường xuyên

☐ Thỉnh thoảng

☐ Chưa bao giờ

Câu 6: Nhận thức của Bác về tầm quan trọng về tầm quan trọng của việc tuyên truyền, bảo tồn giống
cây Trà Hoa Vàng tại xã Gia Lâm - Nho Quan - Ninh Bình ?
☐ Không quan trọng.
☐ Quan trọng.
☐ Rất quan trọng.
Câu 7: Mức độ mong muốn của Bác về việc Trà Hoa Vàng Cúc phương được phát triển đến rộng rãi ?
☐ Mong muốn một chút.

☐ Mong muốn.

☐ Rất mong muốn.

Câu 8: Mong muốn của Bác được áp dụng các biện pháp nào sau đây nhằm phát huy, bảo tồn giá trị
của cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương ?
STT


1

Nội dung mong muốn
“Truyền thơng tích cực” - Thiết kế Cẩm nang, Video, lập
trang Fanpage để giới thiệu, lan toả về cây Trà Hoa Vàng
Cúc Phương của tỉnh Ninh Bình với những giá trị và cơng
dụng q hiếm. (Mong muốn 1)



Khơng

“Tổ chức hội thảo chuyên môn” - Tổ chức các các buổi hội
thảo với người dân địa phương về chủ đề bảo tồn, nhân
giống, phát triển cây Trà Hoa Vàng Cúc phương và định
2

3

4

hướng phát triển loài dược liệu. (Mong muốn 2)
“Thực hành vườn thực nghiệm” - Xây dựng kế hoạch và
thực hiện việc đưa cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương về
trồng và nghiên cứu tại vườn thực nghiệm tại các trường
học giúp HS hiểu biết và có ý thức, phối hợp hành động
bảo tồn và phát triển cây Trà Hoa Vàng Cúc Phương
(Mong muốn 3)
“Xây dựng mơ hình khởi nghiệp” - Kết nối, tìm kiếm
nguồn lực để thực hiện kế hoạch nghiên cứu chun sâu và

xây dựng mơ hình khởi nghiệp từ cây Trà Hoa Vàng Cúc
Phương. (Mong muốn 4)
Cảm ơn Bác đã hợp tác cùng chúng cháu !
19


PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH Q TRÌNH NHĨM NGHIÊN CỨU
1. Nhóm nghiên cứu gặp gỡ trao đổi với chuyên gia nghiên cứu về Trà hoa vàng Cúc Phương

20



×