Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

đánh giá hiện trạng phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài trà hoa vàng hakoda tại vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 97 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình, biểu đồ

vii

Mở đầu

1

Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu


3

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

3

1.2. Đặc điểm sinh thái học và giá trị của đối tượng nghiên cứu

4

1.2.1. Đặc điểm sinh thái học

4

1.2.2. Giá trị của đối tượng nghiên cứu

5

1.2.3. Vấn đề bảo tồn loài Trà hoa vàng trong nước và trên thế giới

7

1.3. Tình hình nghiên cứu cây trà hoa vàng

9

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới

9


1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

10

1.4. Thực trạng khai thác, sử dụng trà hoa vàng ở Việt Nam và trên thế giới.

15

1.4.1. Thực trạng khai thác, sử dụng Trà hoa vàng ở Việt Nam.

15

1.4.2. Thực trạng khai thác, sử dụng Trà hoa vàng trên Thế giới.

15

Chương II Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

17

2.1. Đối tượng nghiên cứu

17

2.2. Phạm vi nghiên cứu

17

2.3. Nội dung nghiên cứu


17

2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

18

2.4.1. Cách tiếp cận

18

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

19

2.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

19

2.4.4. Tìm hiểu công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học nói chung ở
Vườn quốc gia Tam Đảo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

22

Page iii


2.4.5. Thử nghiệm nhân giống Trà hoa vàng Hakoda bằng Hom


22

Chương III Kết quả và thảo luận

26

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

26

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

26

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

32

3.2. Xác định phạm vi phân bố của loài trà hoa vàng Hakoda (Camelia
hakodae ninh)

34

3.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng, tái sinh tự nhiên của loài trà hoa vàng
hakoda (Camelia Hakodae ninh) tại vườn quốc gia tam đảo

35

3.3.1. Tình hình sinh trưởng


35

3.3.2. Tình hình tái sinh của loài Trà hoa vàng Hakoda

38

3.3.3. Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có loài Trà hoa vàng Hakoda phân bố

40

3.4. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên (các yếu tố tích cực và tiêu cực chi
phối chính) tới loài trà hoa vàng Hakoda.

43

3.4.1 Nhân tố khí hậu

44

3.4.2 Nhân tố đất đai

47

3.4.3. Xác định tính chịu bóng hay ưa sáng của loài Trà hoa vàng Hakoda

51

3.5. Đánh giá tác động của người dân địa phương đến tình hình bảo tồn loài trà
hoa vàng.


52

3.6. Công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học nói chung ở VQG Tam Đảo

55

3.7. Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài trà hoa vàng Hakoda (Camelia
Hakodae ninh)

58

3.8. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài trà hoa vàng Hakoda (Camelia
Hakodae ninh)

63

3.8.1. Giải pháp kỹ thuật

63

3.8.2. Giải pháp quản lý

63

Kết luận – kiến nghị

65

Tài liệu tham khảo


67

Phụ lục

68

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

HGĐ

Hộ gia đình

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

OTC

Ô tiêu chuẩn

QLBVR


Quản lý bảo vệ rừng

VQG

Vườn Quốc Gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Số liệu khí tượng của các trạm trong vùng

30

3.2

Thống kê thành phần các dân tộc

32


3.3

Kết quả đo đếm D00, Hvn, Dt, Hdc bình quân

36

3.4

Kết quả đánh giá sinh trưởng loài Trà hoa vàng Hakoda (Camellia
Hakodae Ninh)

37

3.5

Kết quả điều tra tái sinh loài Trà hoa vàng Hakoda

39

3.6

Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây

42

3.7

Các chỉ tiêu khí hậu tại khu vực nghiên cứu


45

3.7

Điều kiện sinh khí hậu

46

3.8

Mô tả các phẫu diện đất

49

3.9

Kết quả phân tích lý – hóa tính của đất

50

3.10

Độ tàn che, che phủ của thảm tươi cây bụi và thảm khô

51

3.11

Mức độ khai thác hoa, lá Trà hoa vàng phục vụ sinh hoạt và đem


3.12
3.13
3.14
3.15

bán của các hộ điều tra

53

Ảnh hưởng của các loại thuốc kích thích ở các nồng độ khác nhau
đến khả năng ra rễ của hom Trà hoa vàng Hakoda

59

Ảnh hưởng của nồng độ thuốc đến chất lượng rễ của hom Trà hoa
vàng Hakoda

60

Ảnh hưởng của thuốc kích thích NAA ở các nồng độ khác nhau
và đối chứng

61

Ảnh hưởng của thuốc kích thích IBA ở các nồng độ khác nhau và
đối chứng

62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vi


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

STT

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ Vườn quốc gia Tam Đảo

26

3.2

Địa hình, địa mạo

27

3.3

Trạng thái rừng có Trà hoa vàng Hakoda phân bố

35


STT

Tên biểu đồ

Trang

3.1

So sánh sinh trưởng của loài Trà hoa vàng

37

3.2

So sánh các cấp sinh trưởng chiều cao Trà hoa vàng Hakoda

40

3.3

Biểu đồ Gausen – Walter tại khu vực nghiên cứu

45

3.4

Mức độ khai thác hoa,lá Trà hoa vàng phục vục sinh hoạt và đem
54
bán của các hộ điều tra


3.5

Mức độ khai thác hoa, lá Trà hoa vàng phục vụ cho sinh hoạt và đem
án theo kinh tế hộ của các hộ điều tra

54

3.6

Ảnh hưởng của thuốc NAA và các nồng độ

61

3.7

Ảnh hưởng của thuốc IBA và các nồng độ

62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá hiện trạng phân bố của các loài cây rừng, đặc biệt là các loài cây
bản địa để làm cơ sở khoa học cho việc quản lý rừng bền vững, phát triển và kinh
doanh rừng. Không chỉ các loài cây lấy gỗ mà còn tập trung nghiên cứu sử dụng và

ứng dụng các giá trị lâm sản ngoài gỗ, đảm bảo việc phát triển kinh doanh rừng
bền vững, toàn diện. Giúp người dân bản địa hiểu rõ hơn, hạn chế những thiếu sót
về kiến thức, hiểu biết làm mất đi những giá trị thực của các loài cây, tránh được
những hoạt động khai thác sai mục đích gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Trà hoa vàng, với những kiểm nghiệm dược lý đầu tiên tiến hành trên đối
tượng là động vật đã cho kết quả hết sức khả quan. Trà hoa vàng có khả năng
kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi y học cho rằng chỉ
cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư.
Ngoài ra, nó giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu mà nếu dùng
các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%. Hơn thế, Trà hoa vàng còn có
tác dụng làm giảm tới 36,1% lượng lipoprotein trong máu, cao hơn 10% so với
các liệu pháp chữa trị sử dụng tây dược hiện nay. Đối với những biểu hiện xơ
cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao thì sử dụng các chế phẩm từ Trà
hoa vàng là một cách chữa trị rất có hiệu quả. Sau khoảng 20 ngày những biểu
hiện bệnh lý sẽ giảm hẳn. Trà hoa vàng còn rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả
năng làm giảm và điều hoà huyết áp của nó. Pha 1-2 ml tinh chất từ Camellia
chrysantha trong 100 ml nước, uống như chè hàng ngày có thể chữa được rất
nhiều bệnh .
Báo cáo tổng kết trên đối tượng là người tình nguyện cho thấy thức uống
này có thể chữa được chứng táo bón nếu sử dụng trong vòng 1 tuần; uống liên
tục trong khoảng 3 tháng có thể giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong
máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Nó có thể thay phương pháp xạ trị trong
điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối đem lại
kết quả hết sức khả quan. Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết
(chứng tiểu khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử
dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



quả. Sở dĩ Trà hoa vàng có nhiều công dụng như vậy là vì trong thành phần của
nó có chứa các nguyên tố như Se, Ge, Mo, Mn, V, Zn và một số nguyên tố khác
có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, củng cố tính đàn hồi
của thành mạch, điều hoà các enzyme hoạt hoá cholesterol…
Để góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết đúng cho người dân bản địa.
Cũng như tìm hiểu những giá trị của những loài cây quý bản địa phục vụ công tác
nghiên cứu bảo tồn, ứng dụng và phát triển nguồn gen quý, được sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Đoàn Văn Điếm, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Trà
Hoa vàng Hakoda (Camellia hakodae Ninh)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và khả
năng nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Hakoda (Camellia hakodae Ninh).
Từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Trà hoa vàng.
3. Yêu cầu của đề tài
Từ các nội dung nghiên cứu cần phân tích được sự ảnh hưởng của các
nhân tố ngoại cảnh đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Trà hoa vàng
Hakoda ở khu vực nghiên cứu từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát
triển bền vững loài Trà hoa vàng Hakoda này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong công trình nghiên cứu “To demonstrate the medical treatment and
health protection value of GOLDEN CAMELLIA”, giáo sư Chen Jihui và Wu
Shurong đã đưa ra các kết luận, bằng chứng chứng minh cho tác dụng chữa bệnh
của Trà hoa vàng dựa trên các thí nghiệm lâm sàng được tiến hành trong một thời
gian dài. Công trình của các ông đã được báo cáo ở Hội nghị UNESCO thế giới
về hoá sinh học vô cơ ứng dụng, đồng thời được in trong tập ISHBC và xuất bản
trên khắp thế giới. Năm 1994 điều này đã được hơn 120 nhà khoa học và các học
giả trên toàn thế giới khẳng định một lần nữa tại Hội nghị toàn cầu về Chrysantha
ở Nam Ninh, Trung Quốc. (Ninh, T & Hakoda, 1998)
Nhưng giá trị lớn nhất và dễ nhận thấy nhất của các loài thuộc chi
Camellia là làm cây cảnh. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài
thuộc chi Camellia có hoa rất đẹp với đủ các màu sắc khác nhau như trắng, đỏ,
hồng…và nhiều màu sắc lạ mắt, độc đáo được tạo ra do lai tạo đã thu hút sự quan
tâm của những nhà chơi cây cảnh. Trong số đó, các loài Trà hoa vàng rất hiếm
chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc. ( Ngô Quang Đê, 1996)
Cho đến nay, giới khoa học chuyên về Trà của thế giới chỉ phát hiện Trà
hoa vàng (tên khoa học là Camellia) ở Việt Nam và một số khu vực hẹp thuộc
vùng Nam Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc ngoài việc sử dụng, khai thác các
loài Trà trong nghệ thuật cây cảnh, thức uống hàng ngày và đã xuất khẩu sản
phẩm dược liệu và thực phẩm chức năng làm từ Trà hoa vàng thì loài cây đặc
biệt quý này vẫn chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam. (Chu Tương
Hồng, 1993)
Việt Nam nói chung và VQG Tam Đảo nói riêng nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa. Điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho sự triển của các loài thực
vật. Tam Đảo đã trải qua một quá trình phát triển tạo nên sự đa dạng sinh học và
tồn tại qua hàng nghìn năm. Song chỉ trong khoảng thời gian vài trăm năm con
người đã làm cho thiên nhiên vùng Tam Đảo biến đổi nhiều, đa dạng sinh học bị
thất thoát và suy giảm. (Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dung, 1992)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Rất đáng mừng trong nhiều thập kỷ gần đây các vấn đề liên quan đến đa
dạng sinh học được nhiều cơ quan và các nhà nghiên cứu sinh học chú ý. Nhiều
công trình nghiên cứu liên quan đến đa dạng sinh học tại Tam Đảo được công bố.
Các kết quả liên quan đến nhiều đối tượng thuộc các ngành sinh học khác nhau
và được công bố trong nhiều công trình khác nhau. Theo ước tính của nhiều nhà
thực vật khu hệ thực vật VQG Tam Đảo gồm khoảng 1200 loài thực vật bậc cao
thuộc 478 chi của 176 họ. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu thực vật ở VQG
Tam Đảo chỉ dùng ở mức thống kê các loài, phân bố của một số loài có giá trị
chứ chưa có một công trình nào đề cập chi tiết của một đơn vị phân loại cụ thể
nào. Từ năm 1997 đến nay có đề tài đã tiến hành nghiên cứu các loài Trà hoang
dại của Việt Nam nói chung và Vườn quốc gia Tam Đảo nói riêng, phát hiện
nhiều loài Trà mới cho khoa học chỉ gặp ở VQG Tam Đảo. Hơn thế nữa trong số
các loài Trà mới gặp ở Tam Đảo lại có nhiều loài Trà hoa vàng, một nguồn gen
vô cùng quý hiếm chỉ gặp ở các tỉnh Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Tuy
nhiên hầu hết chưa được nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và
khả năng tái sinh của chúng. Vì thế việc khai thác, kinh doanh lợi dụng rừng còn
gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc nghiên cứu sử dụng và bảo tồn bền vững
các loài cây đặc hữu, quý hiếm và sự phong phú về đa dạng sinh học trong khu
hệ thực vật Tam đảo, điển hình trong đó là loài Trà hoa vàng Hakoda(Camellia
hakodae Ninh). (Trần Ninh, 2000).
Ngày nay khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống của con
người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về giải trí, thẩm mỹ, thưởng thức về
cái đẹp cũng được con người và xã hội chú trọng hơn và ngày càng trở nên cần
thiết vì nó làm cho cuộc sống của con người trở nên tươi đẹp hơn và thỏa mãn nhu
cầu thư giãn.

1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC VÀ GIÁ TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đặc điểm sinh thái học
Trà hoa vàng Hakoda (Camellia hakodae Ninh) là Cây gỗ nhỏ, cao 3-4 m.
Cành non màu nâu nhạt, nhẵn. Lá có cuống dài 8-15 mm, nhẵn, phiến lá hình bầu
dục, bầu dục rộng hoặc thuôn, dài 23,5-29 cm, rộng 9-11,5 cm, xanh đậm và láng
ở mặt trên, xanh sáng ở mặt dưới với nhiều điểm tuyến màu đen, cả hai mặt đều
không lông, lá dạng da, dày, gốc lá hình nêm hoặc tròn, chóp lá có mũi nhọn,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


mép lá có răng cưa nhỏ cách đều nhau, hệ gân lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt
dưới, gân bên 12-16 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá, đường
kính khi nở khoảng 6-8 cm. Cuống hoa dài 1-1,2 cm mang 5-6 lá bắc hình móng
hoặc hình vẩy, cao 1-4 mm, rộng 2-7 mm, mép và mặt trong lá bắc có lông. Lá
đài 5, hình vẩy đến gần tròn, cao 4-6 mm, rộng 7-12 mm, mép và mặt trong có
lông. Cánh hoa gồm 16-17 cánh, gần tròn đến bầu dục, dài 2-5,3 cm, rộng 2,3-3,5
cm, có lông ở mặt trong và thưa dần ở các cánh bên trong. Bộ nhị nhiều, cao 44,5 cm, các chỉ nhị vòng ngoài, dính nhau 1,4 – 2,1 cm, chỉ nhị bên trong rời, có
lông. Bộ nhụy gồm 4 hoặc 5 lá noãn hợp thành bầu 4-5 ô, không lông, vòi nhụy 4
hoặc 5, rời, dài 3,2-3,5 cm, không lông. Quả gần dạng cầu, đường kính 5-6 cm,
cao 4-4,5 cm, 3-4 hạt trong mỗi ô, vỏ quả dày 4,5-6,5 mm. Hạt dài 2,2 cm, có
lông. (Trần Ninh, 2000)
Trà hoa vàng Hakoda (Camellia hakodae Ninh) thích nghi và sinh trưởng
tốt nhất ở điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa (phân bố ở độ cao từ 200 đến 400
m). Nhiệt độ bình quân cả năm là 20,10C. Lượng mưa bình quân năm là 2.594
mm. Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86,5%. Lượng bốc hơi nước bình
quân năm là 561,5 mm, trong khi đó lượng mưa bình quân năm rất cao 2.594

mm, do độ che phủ của thảm thực bì và tầng thảm mục rất dày nên lượng nước
dư thừa tồn đọng lại trong đất, lớp thảm thực bì và tầng thảm mục nhiều có tác
dụng rất quan trọng trong việc giữ nước, chống xói mòn, bảo vệ đất, tạo điều
kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng, phát triển trong đó có cá thể Trà hoa
vàng đặc hữu của Tam Đảo và của Việt Nam (Camellia hakodae Ninh). Hiện nay
mới chỉ phát hiện loài này ở Vườn quốc gia Tam Đảo và là loài đặc hữu của Việt
Nam. (Trần Ninh, 2000)
1.2.2. Giá trị của đối tượng nghiên cứu
* Giá trị thẩm mỹ
Trà hoa có nhiều nét đẹp đoan trang, sắc sảo lại thanh khiết, tao nhã. Người
Trung Quốc xem Trà hoa là một trong 10 loại hoa có tiếng (Thập đại danh hoa).
Ở Việt Nam, từ xưa đã coi Trà là loại cây quý phái. Hoa Trà to đẹp, nhiều
màu sắc, mùa hoa dài và đặc biệt thường nở vào mùa đông cho đến mùa xuân.
Nhiều người quan niệm nếu có Trà nở vào dịp Tết âm lịch thì năm đó có nhiều
may mắn. Hoa đã đẹp lại nở vào mùa đông nên càng sáng giá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Trà hoa vàng Hakoda là loài thuộc chi Chè, là loài cây có hình thái thân,
lá, hoa đẹp, lâu tàn lại nở đúng dịp xuân về nên người dân đã khai thác về trồng ở
nhà làm cây cảnh, là những loài cây rất được ưa chuộng ở Trung Quốc, Việt Nam
và cho đến bây giờ là cả thế giới. (Chu Tương Hồng, 1993)
* Giá trị kinh tế
Tài liệu nghiên cứu của nước ngoài đã xác định trong lá, hoa, quả của Trà
hoa vàng có chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như Germannium (Ge), Selenium
(Se), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Kẽm (Zn), … đặc biệt là Germannium (Ge)
và Selenium (Se) có hàm lượng tương đối cao. Ge có hoạt tính sinh lý cao, có thể

xúc tiến khả năng sinh lý, phát huy, tăng cường năng lực hấp thụ O2 của tế bào
đảm bảo cung cấp dưỡng khí cho cơ thể, có lợi cho việc trao đổi chất.
Germannium hữu cơ làm tăng sức đề kháng, chống u bướu, hạn chế tế bào u
bướu sinh trưởng và khuếch tán, tăng khả năng miễn dịch, có khả năng phòng
chống ung thư. Selenium có tác dụng chống oxy hóa, có thể diệt trừ các gốc tự do
có hại trong cơ thể, nâng cao năng lực tự bảo vệ, từ đó mà kéo dài tuổi thọ.
(Lương Thịnh Nghiệp, 2000).
Tài liệu trên còn cho biết Công ty Hồng Phát (Quảng Tây, Trung Quốc) đã
chế biến thành công chè uống từ Trà hoa vàng, tinh trà, dịch uống,… hàng loạt
đồ uống bổ dưỡng cao cấp đưa ra thị trường Đông Nam Á rất được hoan nghênh,
mở ra hướng sử dụng Trà hoa vàng đặc biệt hữu hiệu và đặc biệt có lợi đối với
con người.
Theo “Camellia International Journal” – tạp chí chuyên nghiên cứu về Trà
hoa vàng của thế giới, các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự
sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có
thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng
cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là
33,2%. Một số công trình nghiên cứu cho thấy Trà hoa vàng giảm triệu chứng xơ
vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết
lỵ, đại tiện ra máu. (Chu Tương Hồng, 1993)
* Giá trị về mặt sinh thái
Ngoài tác dụng làm cảnh, Trà hoa vàng có thể trồng thử nghiệm làm cây
tầng dưới tại các đai rừng phòng hộ đầu nguồn. Nó là loài cây chịu bóng ở tầng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


dưới. Nếu thử nghiệm thành công thì sẽ góp phần tích cực vào trồng rừng hỗn

loài, nhiều tầng trong các đai rừng phòng hộ đầu nguồn đang có yêu cầu hiện
nay. Cây này lá nhiều, dễ phân giải, có tác dụng giữ nước và cải tạo đất tốt. (Chu
Tương Hồng, 1993)
1.2.3. Vấn đề bảo tồn loài Trà hoa vàng trong nước và trên thế giới
* Trong nước
PGS - TS Trần Ninh (giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội) đã cùng các
cộng sự phát hiện một loài trà hoa sắc vàng tươi trong khu rừng của TP. Đà Lạt
(hiện chưa thể tiết lộ vị trí cụ thể).
Cây hoa trà (Camellia) với sắc hoa màu vàng là loài quý hiếm (hiện mới
chỉ phát hiện được tại Việt Nam và Trung Quốc), có giá trị kinh tế và y dược rất
cao. Trà hoa vàng có nguy cơ tuyệt chủng nên việc phát hiện thêm những quần
thể mới là tín hiệu vui không chỉ với giới nghiên cứu. Sau khi chụp ảnh, thu mẫu
để giám định cho thấy loài trà hoa này có những đặc điểm khác biệt với các loài
đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới phát hiện, mô tả và công bố trước đây.
Loài trà hoa vàng quý hiếm ở xứ sở ngàn hoa này sẽ được đặt tên, công bố trong
thời gian tới.
Theo TS Ninh, tại thị trấn Mađagui (Đạ Huoai) có người đã sưu tầm được
cây trà hòa vàng thuộc loài Camellia Dormoyana – loài trà hoa vàng đầu tiên
được phát hiện trên thế giới vào thập kỷ XX. Điều thú vị là Camellia Dormoyana
được người pháp phát hiện ngay tại Việt Nam (tỉnh Đồng Nai) và đã được công
bố trên Thực vật chí Đông Dương (Trần Ninh, 2000).
Đến năm 2003, ông Nguyễn Thiện Tịch (ĐH KHTN ĐHQG TPHCM)
cũng đã tìm thấy một loài trà có hoa màu vàng đậm rất đẹp tại Lâm Đồng. Mới
đấy giới nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của Camellia Dormoyana tại
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Tran Ninh, Hakoda Naotoshi Kirino Shuho, 2009).
Ở Việt Nam đã phát hiện Trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng công tác bảo
tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ - TS Ninh
khuyến cáo không chỉ 2 loài Trà hoa vàng có tên trong Sách đỏ Việt Nam mà hàng
chục loài trà hoa vàng khác đều trong tình trạng nguy cấp. Do đó nơi nào phát hiện
được thì bảo tồn. Không để xảy ra tình trạng khi những cây Trà hoa vàng quý hiếm

ở Phước Lộc bị người dân chặt phá trong quá trình khai hoang để trồng Ca Cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bởi số cá thể trong tự nhiên còn rất ít và phạm vi phân bố hẹp nên các nhà
khoa học rất quan tâm đến loài cây này, có rất nhiều nhà khoa học đã đến Việt Nam
dự hội thảo, nghiên cứu về trà hoa vàng và có người đã đề nghị hợp tác nghiên cứu
bảo tồn.
Theo TS Ninh, trước mắt chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu
di thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, Vườn quốc gia Tam Đảo… về lâu dài,
cần tập trung nhân giống (giâm cành…) để trồng với quy mô lớn. (Tran Ninh,
Hakoda Naotoshi Kirino Shuho, 2009)

Tại hội thảo khoa học về bảo tồn và phát triển bền vững cây Trà hoa vàng
tại vùng núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc, đồng chí Dương Thị Tuyến, Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh giá trị to lớn về mặt dược học của cây Trà hoa
vàng; đồng thời khẳng định, việc cần thiết phải xây dựng và triển khai một dự án
quy mô lớn nhằm mục đích bảo tồn, phát triển nguồn gen quý. Do vậy, trong tháng
4/2014 vừa qua, UBND tỉnh đã giao cho Sở khoa học và Công nghệ phối hợp với
công ty cổ phần Đầu tư DIA tổ chức triển khai dự án Bảo tồn và Phát triển cây Trà
hoa vàng trên diện tích 4.000 m2, tại 2 xã Tam Quan, Đại Đình (Tam Đảo). Sau 8
tháng triển khai, Dự án đã củng cố cơ sở vật chất, xây dựng vườn ươm đủ tiêu
chuẩn và đã ươm được 6 loài Trà hoa vàng với số lượng hơn 2 vạn hom, trong đó,
có 3000 hom gốc, 5000 hom thân và 12000 hom cành. Trong năm 2015-2016,
những cây giống này sẽ được đưa ra trồng ở khu đồi 8,7 ha thuộc thôn Nhân Lý,
xã Tam Quan, huyện Tam Đảo để xây dựng vườn bảo tồn và vườn trồng giống gốc
các loài Trà hoa vàng đầu tiên ở Việt Nam. Trong tương lai, dự án sẽ cung cấp

giống và hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc cây Trà hoa vàng cho các hộ dân ở Tam Đảo
nhằm nhân rộng nguồn gen quý hiếm này, đưa Trà hoa vàng trở thành loài cây làm
giàu cho các hộ dân ở đây. (Việt Hưng, 2014)
* Trên thế giới
Hiện tại mới chỉ có Trung Quốc đã xây dựng Vườn Camellia Quốc tế;
trồng nhân tạo vùng trà hoa vàng nguyên liệu rộng hàng chục hécta; nghiên cứu
thành công các chế phẩm và sản xuất, xuất khẩu hàng loạt dược liệu và thực
phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng như Superior tea, Golden Camellia. (Trần
Ninh,2000)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY TRÀ HOA VÀNG
1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Theo sử liệu, thì vào thế kỷ XVIII, khi Anh chiếm Hồng Kông và nhiều
thành phố lớn khác tại Trung Hoa như Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu,...đã
du nhập tập tính uống Trà của người Tàu về bản quốc. Hàng tháng để kịp có Trà,
nhiều cuộc đua gọi là Đua Trà, bằng thuyền buồm chở các loại Trà quý từ Trung
Hoa sang London rất hào hứng.
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX nhà sưu tập G.Forest của vườn
thực vật Hoàng gia Anh vào Vân Nam đã thu thập hạt các loài Trà Camellia
Resculata, Camellia Saluenensis, …về trồng (Chu Tương Hồng, 1993).
Tình hình nghiên cứu ở Châu Á:
Trung Quốc là nước đi đầu trong nghiên cứu ứng dụng cây Trà vào nghệ
thuật cây cảnh, làm thuốc và đồ uống.
Trong một công trình nghiên cứu về Trà hoa vàng, hai nhà khoa học khác
của Trung Quốc là Chen Jihui và Wu Shurong đã đưa ra các kết luận và bằng

chứng, chứng minh tác dụng chữa bệnh của Trà hoa vàng dựa trên các kiểm
nghiệm lâm sàng được tiến hành trong một thời gian dài. Công trình của hai nhà
nghiên cứu đã được báo cáo tại hội nghị UNESCO thế giới về hóa sinh học vô cơ
ứng dụng. Vào năm 1994, hơn 120 học giả chuyên ngành của thế giới đã công
nhận công trình này tại hội nghị toàn cầu về Trà được tổ chức tại Nam Ninh,
Trung Quốc (Trần Ninh, 2000).
Theo Trương Hồng Đạt cho thấy ở Trung Quốc cây Trà có phân bố tự nhiên ở
16 tỉnh và có nhiều loài có giá trị thẩm mỹ cao. Việc nghiên cứu về các loài Trà hoa
được bắt đầu ở Trung Quốc từ những năm 40 của thế kỷ XX, kết quả của việc chọn
giống và nhân gây tạo giống đã đưa số chủng loại Trà hoa từ 20 loài lên 120 loài
(Trương Hồng Đạt).
Đầu những năm 1950 ở Côn Minh (Trung Quốc) đã đưa việc nghiên cứu
ứng dụng Trà hoa thành trọng điểm và đi sâu vào nghiên cứu nguồn gốc, phân
loại, lai tạo ra các giống mới để phát triển Trà hoa, thiết lập các nguồn giống, xây
dựng ngân hàng gen phục vụ cho các mục tiêu sản xuất nguyên liệu công nghiệp,
đồ uống và nghệ thuật cây cảnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Trình Kim Thủy và Trương Hồng Đạt đã tiến hành phân loại chi Camellia
thành 4 chi phụ: Potocamelli, Camellia, Thea và Metacamellia. Sau này nghiên
cứu tiếp của Chung Hung Ta đã được giới thiệu trong cuốn “Camellius” xuất bản
năm 1981 ở Trung Quốc vẫn thống nhất với cách chia chi Camellia thành 4 chi
phụ và đồng thời chia tiếp 4 chi phụ thành 20 chi nhánh. Ngoài ra, trong công trình
nghiên cứu của ông cho thấy sự phân bố của chi Camellia tập trung ở một số tỉnh ở
miền Nam Trung Quốc và kéo xuống miền Bắc Việt Nam (Trình Kim Thủy và
cộng sự, 1994).

Trà vào Nhật Bản thế kỷ thứ VI, Hòa Thượng Huimeng (638-713) truyền
Phật Giáo từ Trung Hoa sang Đại Hàn vào Nhật Bản và phát triển mạnh trong
thời Nara Zeit (710-794). Trà du nhập vào cùng giai đoạn trên, nhưng đến thời
Hoàng đế Shômu thế kỷ thứ VIII trà dùng phổ thông hơn. Kế tiếp qua nhiều triều
đại văn hóa phát triển. Thượng phụ Murato Shuko (1422-1502) biến chế trà xanh
(Matcha) thường dùng trong các Chùa và các Hiệp sĩ đạo (Samurai). Đến đời sư
phụ Sen-No Rikyu (1522-1591) được nâng lên một nghệ thuật, trở thành nghi
thức uống trà (Tea ceremony/ Chanoyu) khởi đầu tại Daitoku-Ji-Tempel (Trần
Ninh, 1998).
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè
vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc:
cây chè Suối Giàng.
Lê Quý Đôn trong sách “ Vân Đài loại ngữ ” (1773) có ghi trong mục IX,
Phẩm vật như sau: “…Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am
Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá
chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn,
uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương
thơm tự nhiên…”.
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè
giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược
lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân
Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ (Lê Mộng Chân, 1992).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang Việt Nam (1923),

và Tây Nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết
“…những rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương
Tử, sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt
Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông Dương, sông Salouen và
Irrawađi ở Vân Nam và Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam.” (Lê Xuân
Trường, 1997).
Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau những
nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất Cafein trong chè mọc
hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc, và các vùng chè cổ
Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An…), đã viết : “…Cây chè
cổ Việt Nam, tổng hợp các Cafein đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam…. Từ
đó có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới sau đây ” Camellia → Chè Việt Nam →
Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc → Chè Assam (ấn Độ)” (Lê Xuân
Trường, 1997).
Tháng 2 năm 1923, Alfred Petelot thầy thuốc người Pháp đã tiến hành thu thập
một số loài thực vật của vùng núi Tam Đảo nay trở thành vườn Quốc gia Tam Đảo.
Dựa trên mẫu vật mang số hiệu 848 lưu giữ tại phòng tiêu bản thuộc trường đại học
California (UC) nhà thực vật người Pháp Elmer Drew Merrill đã công bố loài mới
và đặt tên là Thea petelotii vào năm 1924 (in Univ. Publi. Bot 10:427). Theo luật
danh pháp quốc tế, Robert Sealy một nhà thực vật người Anh đổi thành Camellia
petelotii (Merr.) Sealy vào năm 1958 trong tác phẩm “Revesion of the genus
Camellia”. Đây là loài Camellia đầu tiên ghi nhận có ở VQG Tam Đảo.
Từ năm 1990 đến 1998 nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc
Viện ĐTQH rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên, Trường đại học Lâm nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu thực vật được thông báo hay đăng tải trên các kỷ yếu của
các hội thảo. Trong các bảng danh lục có đề cập đến một số loài thuộc chi
Camellia mà các nhà thực vật người Pháp đã thu được ở các vùng khác nhau trên
lãnh thổ Việt Nam (Ngô Quang Đê, 1996).
Nghiên cứu của GS.TS Ngô Quang Đê bằng phương pháp điều tra theo
tuyến đã điều tra phát hiện khu vực phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái của

một số loài Trà hoa tại Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Tây (nay là Hà Nội) đã cho
thấy ở Vườn quốc gia Ba Vì có hai loài Camellia có triển vọng thuần hóa làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


cây cảnh. Phần lớn những loài này đều phân bố ở độ cao trên 600m, nơi có tầng
đất dày, xốp ẩm, hơi chua dưới tán rừng, là các loài sinh trưởng chậm, chịu bóng
nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh nên cần có kỹ thuật tốt. Tuy nhiên GS.TS
Ngô Quang Đê đã di thực thuần hóa thành công 2 loài: Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis) và Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis (Pitard)
Cohen Stuart) tại vườn ở Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội, hiện 2 loài này sinh
trưởng phát triển tốt đồng thời cho hoa đẹp vào dịp xuân về. Hiện nay đó cũng là
một trong số rất nhiều loài Trà hoa mà GS.TS Ngô Quang Đê đã thuần hóa trồng
thành công tại vườn Trà của mình.
Ngô Quang Đê, Ngô Quang Hưng và Lê Sỹ Doanh với nghiên cứu khảo sát
điều kiện sống của Trà hoa vàng tại Ba Vì – Hà Tây và Sơn Động – Bắc Giang
đã đánh giá được điều kiện sống cũng như các đặc điểm hình thái sinh thái đặc
trưng của hai loài Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis (Pitard) Cohen
Stuart) và Trà hoa vàng Sơn Động (Camellia euphlebia Merret Sealy var.
microphylla) (Ngô Quang Đê, 1996).
Hoàng Minh Chúc và Bùi Văn Khánh đã nghiên cứu hình thái, sinh thái,
sinh trưởng của 2 loài Camellia hoa trắng và Camellia hoa vàng tại Vườn quốc
gia Ba vì – Hà Tây. Tuy nhiên 2 tác giả mới chỉ dừng lại ở việc điều tra tổ thành
loài cây, xác định quan hệ của loài với môi trường sống thông qua yếu tố khí hậu
tại khu vực phân bố của loài nghiên cứu (Hoàng Minh Chúc, 1996).
Năm 1997, nghiên cứu của Lê Xuân Trường về đặc điểm hình thái, sinh
thái, sinh trưởng của loài Camellia hoa vàng tại Sơn Động – Bắc Giang. Nghiên

cứu đã chỉ ra được các đặc điểm hình thái, sinh thái của cũng như các điều kiện
môi trường tác động trực tiếp tới loài Trà hoa vàng. Tuy nhiên đề tài chưa xác
định chính xác được tên khoa học của đối tượng nghiên cứu, khả năng ứng dụng
thực tiễn cũng như các biện pháp nhân giống bảo tồn, phát triển bền vững (Lê
Xuân Trường, 1997).
Năm 2000, nghiên cứu của Đỗ Đình Tiến về đặc điểm hình thái, sinh thái,
và khả năng nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia
petelotii (Merrill) Sealy). Tác giả đã đánh giá được các đặc điểm hình thái, sinh
thái, sinh trưởng của loài Trà hoa vàng Camellia petelotii cũng như các điều kiện
môi trường tác động tới sự sinh trưởng phát triển của loài, và thử nghiệm nhân
giống vô tính thành công phục vụ trong công tác bảo tồn, phát triển trồng rừng và
làm cảnh (Đỗ Đình Tiến, 2000).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Tháng 1 năm 1998 trong đợt khảo sát sự đa dạng sinh học chi Camellia ở
VQG Tam Đảo, PGS.TS Trần Ninh cùng GS. Taoshi Hakoda trường ĐHNN
Tokyo Nhật Bản đã công bố 3 loài mới trong đó có 2 loài Camellia crassiphylla
Ninh et Hakoda và Camellia rubiflora Ninh et Hakoda thu thập ở VQG Tam
Đảo. Các loài mới này được công bố trong tạp chí trà quốc tế (International
Camellia Journal) (Trần Ninh, 2000).
Năm 2002 PGS.TS Trần Ninh đã công bố trên tạp chí trà quốc tế 50 loài
Trà ghi nhận có ở Việt Nam. Trong số 50 loài có 12 loài Trà gặp ở VQG Tam
Đảo. Trong nhiều năm tiếp theo PGS.TS Trần Ninh đã tiến hành nhiều đợt khảo
sát ở các địa điểm khác nhau của Vườn.
Năm 2007 trong tạp chí khoa học của trường Đại học Quốc gia Hà Nội,
PGS.TS Trần Ninh đã công bố 2 loài Trà mới cho khoa học: Camellia hakodae

Ninh và Camellia tamdaoensis Ninh et Hakodae.
Năm 2008 PGS.TS Trần Ninh và đồng nghiệp đã thu thập được ở Tam Đảo
3 loài Trà trong đó có 2 loài Camellia hirsute Hakodaet Ninh; Camellia phanii
Hakodaet Ninh lần đầu tiên ghi nhận có ở VQG Tam Đảo cùng với 1 loài Trà
mới cho khoa học. Tính đến nay 17 loài Trà được ghi nhận có ở VQG Tam Đảo.
(Tran Ninh, Hakoda Naotoshi Kirino Shuho, 2009)

Nghiên cứu và tìm hiểu về Trà hoa vàng và chi Camellia ở Việt Nam còn
chưa được toàn diện và đồng bộ, chưa có một hệ thống phân loại đầy đủ và chi
tiết. đặc biệt với việc tìm hiểu về các đặc điểm, đặc tính sinh vật học của loài thì
mới chỉ tiến hành được ở một số loài ở trên một số địa điểm nhất định. Các
nghiên cứu còn chưa sâu và đồng bộ, chưa đề cập đến biện pháp chọn giống,
nhân giống để bảo vệ, bảo tồn ngồn gen của các loài có giá trị kinh tế và giá trị
thẩm mỹ cao. Do đó việc nghiên cứu bổ sung về các đặc điểm sinh thái, phân
loại, chọn giống và nhân giống để từng bước góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng
ngày càng tăng về các giá trị của Trà hoa vàng cũng như chi Camellia, bên cạnh
đó xác định biện pháp cụ thể trong việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý và
phát triển bền vững. Đặc biệt là đối với loài Trà hoa vàng đặc hữu quý hiếm của
Tam Đảo (Camellia hakodae Ninh) (Trần Thị Phương Anh, 1995).
Ở Việt Nam, Trà hoa vàng có thể tìm thấy tại các tỉnh trung du và miền núi
phía Bắc nước ta như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai…, chúng thường
mọc ở độ cao 300 - 800m so với mặt biển, phần lớn là trong rừng thứ sinh, xen
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


giữa các nương rẫy, ở một số địa hình quá dốc hoặc nhiều đá lộ đầu, ven khe suối
cạn (Sơn Tùng, 2008).
Mặc dù đã phát hiện Trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng đến nay công tác

bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ. Không
chỉ 2 loài Trà hoa vàng có tên trong sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài Trà hoa
vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp. Trước mắt, chủ yếu là bảo tồn tại
chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, vườn Quốc
gia Tam Đảo… Trong tương lai, để bảo tồn và quản lý bền vững nguồn gen quý
này, cần tập trung nhân giống để trồng với qui mô lớn.
Trà hoa vàng là cây thân gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 2-5m, cành
thưa, vỏ cây màu vàng xám nhạt. Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình tròn. Hàng năm
cứ đến tháng 4-5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già mới rụng. Tháng 11 bắt
đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau. Hoa mọc ở nách lá mới mọc riêng
lẻ. Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh khiến con người cảm giác nửa
trong suốt. Hoa dạng cốc hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm (Ngô Quang
Đê, 2001).
Trà hoa vàng có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Lá có thể pha uống, làm
thuốc chữa kiết lỵ và rửa vết thương, lở loét. Hoa chữa tiêu chảy ra máu, cũng có
thể dùng làm màu thực phẩm. Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ
nghệ. Hạt có thể để ép lấy dầu.
Trà hoa vàng là cây gỗ nhỏ, chịu bóng, thường mọc dưới tán các cây khác
trong rừng tự nhiên. Do đó trà hoa vàng có khả năng trồng làm cây tầng dưới cho
các đai rừng phòng hộ nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn. Cây có nhiều lá,
dễ phân giải, có tác dụng giữ nước và cải tạo đất tốt.
Trà hoa vàng có thời gian ra hoa khá dài, hoa có màu vàng sặc sỡ, hoa từ
trung bình đến lớn, có đường kính 4 - 8cm. Do có hoa đẹp, nhiều loài nở hoa
vào dịp Tết âm lịch nên người chơi cây cảnh đã sưu tầm các cây Trà hoa vàng
dã sinh về trồng làm cảnh ở sân vườn. Hiện chỉ có giá trị cảnh quan được quan
tâm đến, còn các giá trị về sinh, dược học chưa được quan tâm và khai thác
(Trần Ninh, 2002).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 14


1.4. THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TRÀ HOA VÀNG Ở VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
1.4.1. Thực trạng khai thác, sử dụng Trà hoa vàng ở Việt Nam.
Trước đây người ta chỉ biết trà hoa vàng nấu lấy nước uống ngon, người
khoẻ mạnh ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Ngày nay, trà hoa vàng được
các nhà khoa học chứng minh có khả năng kiềm chế được sự sinh trưởng của
khối u, giảm cholesterol trong máu, chữa xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong
máu cao, giúp hạ đường trong huyết áp. Bởi vậy giá hoa trà rất cao, hiện bán trên
thị trường là 15 triệu đồng/kg hoa khô.
Có một thời người dân các xã vùng cao ở Tam Đảo đổ xô vào rừng để tìm
trà hoa vàng, họ đào rễ bán cả cây cho thương lái thu gom mang sang bên kia
biên giới. Để tránh người dân khai thác mang tính huỷ diệt, một số hộ ở các xã đã
đứng ra bao tiêu thu mua cây trà để tránh thất thoát ra nước ngoài, mất giống trà
quý ở Việt Nam.
Chi Trà ở VQG Tam Đảo có 16 loài và 01 thứ chiếm 28,0% tổng số loài
Trà hoa vàng của Việt Nam. Trong đó có hai loài: Trà hoa vàng tam đảo
(Camellia tamdaoensis) và Trà hoa vàng pêtêlô (Camellia petelotii) là đặc hữu
của VQG Tam Đảo, đây là các loài có hoa to, màu vàng đậm, óng, rất đẹp. Tuy
nhiên, trong những năm qua, tư thương đã thu gom từ rừng tự nhiên rất nhiều hoa
của hai loài Trà trên để buôn bán, với giá khoảng trên 1.500.000/1kg hoa tươi,
thậm chí buôn bán cả cây tươi với giá 20.000đ/kg,... Sau đó sẽ được xuất khẩu
sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Cùng một số nguyên nhân khác, hai
loài Trà hoa vàng này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên.
1.4.2. Thực trạng khai thác, sử dụng Trà hoa vàng trên Thế giới.
Năm 1610 người Hòa Lan (Hà Lan) mang trà từ Trung Hoa về Âu Châu. Vua
Ludwig XIV, Marquise de pompadour, và Goethe là những người uống trà xanh. Nữ
hoàng Kathrina von Bragaza (1638-1705) con vua Johanns IV Bồ Ðào Nha

(Portugal) cùng đoàn tùy tùng đến Anh Quốc làm lễ thành hôn năm 1665, dâng lễ
vật quà cưới đến vua Charle II (1660-1685) trong đó có nửa kilô trà. Chứng tỏ trà
lúc đó rất quý đối với giới quý tộc Âu Châu (Chu Tương Hồng, 1993).
Các quốc gia Ấn Ðộ, Tích Lan bị Anh quốc chiếm làm thuộc địa, các
thương gia Anh độc quyền nhập trà năm 1657 về các cảng Cornwall, Dorset,
Kent chở về cho 2000 đại lý ở London bán trà đen tại Âu Châu. Trà nhập vào Âu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Châu bằng đường thủy, trong thời gian này những đoàn lữ hành, vượt sa mạc
dùng lạc đà chuyên chở trà từ Trung Hoa, Ấn Ðộ đến bán cho Liên Xô. Nhưng
đến cuối thế kỷ XIX trà xanh tràn ngập thị trường Âu Châu, nhờ phương tiện lưu
thông tiến bộ, thời gian chuyên chở làm cho trà xanh không mất phẩm chất (Chu
Tương Hồng, 1993).
Các Tổng thống Hoa Kỳ: Lincoln, Roosevelt, Hoover, Kennedy đều uống trà.
Năm 1650 thương thuyền Hòa Lan nhập trà vào New York, thời ấy gọi là
Amsterdam mới (new Amsterdam). Năm 1773 ở Boston vì tranh cãi về thuế trà, bị
phản đối một phần trà nhập cảng bị ném xuống biển (Chu Tương Hồng, 1993).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Trà hoa vàng Hakoda (Camellia
hakodae Ninh) tại vườn quốc gia Tam Đảo cùng với các yếu tố sinh thái tại vị trí
có phân bố tự nhiên của loài Trà hoa vàng này.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Trên toàn bộ Vườn quốc gia Tam Đảo.
- Thời gian: Từ tháng 2/2014 đến tháng 4/2015.
- Giới hạn nghiên cứu: vì thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
các đặc điểm về sinh thái, sinh trưởng và phân bố của loài Trà hoa vàng Hakoda
ở khu vực quản lý của Vườn quốc gia Tam Đảo.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung tiến hành nghiên cứu
với các nội dung sau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu chi phối
tới sự phân bố của cây Trà hoa vàng.
- Thực trạng phân bố của loài trà hoa vàng Hakoda ở vườn Quốc gia Tam
Đảo, Vĩnh Phúc.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, tái sinh tự nhiên của loài Trà hoa vàng
Hakoda (Cameliia hakodae Ninh) tại Vườn quốc gia Tam Đảo.
- Khảo sát môi trường sinh thái phù hợp với loài Trà hoa vàng Hakoda
(Cameliia hakodae Ninh). Công tác quản lý bảo vệ đa dạng sinh học đối với nguồn
tài nguyên thực vật quý hiếm này.
- Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Hakoda (Camellia
hakodae Ninh). So sánh kết quả giữa các công thức thí nghiệm, đánh giá về khả
năng nhân giống bằng hom loài Trà hoa vàng Hakoda.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển loài Trà hoa vàng
Hakoda tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 17



2.4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Cách tiếp cận
Để quá trình thực hiện đề tài đạt kết quả tốt thì cần phải có cách tiếp cận
thích hợp. Vì vậy phải căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, nội dung cần nghiên
cứu và các điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu cùng
với việc tiếp thu, tham khảo dựa trên nguyên tắc kế thừa những kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học đi trước.
Nhiệm vụ sử dụng cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu phát triển
nguồn gen bao gồm nhiều lĩnh vực và nhiều chuyên ngành. Bên cạnh đó, có sự
cùng tham gia của người dân, cán bộ địa phương, các nhà khoa học, doanh
nghiệp, người tiêu dùng.
Thừa kế các kết quả nghiên cứu đã có về khai thác, sử dụng các loài cây
Trà hoa vàng hoang dại, kết hợp sử dụng kiến thức, kinh nghiệm truyền thống
của cộng đồng người dân ở các khu vực. Mặt khác, tìm hiểu giá trị kinh tế của
chúng, từ đó nghiên cứu xây dựng được các mô hình khai thác và phát triển Trà
hoa vàng có hiệu quả cao.
Đề tài nghiên cứu này thuộc lĩnh vực sinh học và đối tượng nghiên cứu là
các thực thể cây rừng và môi trường sống của nó. Nếu với môi trường nghiên cứu
là những cây có vòng đời ngắn, kích thước nhỏ bé thì có thể bố trí thí nghiệm
trên diện tích nhỏ và có các thiết bị hiện đại để khống chế, điều chỉnh và tạo ra
điều kiện hoàn cảnh đáp ứng với yêu cầu của công tác nghiên cứu. Còn đối với
đối tượng nghiên cứu là những loài cây có kích thước lớn, tuổi đời dài thì những
công thức thí nghiệm trong phòng chỉ phù hợp với giai đoạn hạt – mầm, cây con.
Còn ở giai đoạn cây có kích thước lớn thì chỉ nghiên cứu nó trên các cây tiêu
chuẩn, trong ô tiêu chuẩn định vị hoặc tạm thời.
Đối với những cây gỗ sống lâu năm, để nghiên cứu đặc tính sinh thái và
các yếu tố khác ở các giai đoạn tuổi của cây thì thời gian cần cho nghiên cứu có
thể phải hàng chục năm mới có kết quả. Để khắc phục hạn chế này, rút ngắn thời
gian nghiên cứu người ta thường mở rộng không gian và cùng một lúc tiến hành

nghiên cứu trên nhiều cá thể ở các giai đoạn tuổi khác nhau trong cùng một hoàn
cảnh sinh thái. Đây là phương pháp thường dùng trong lâm nghiệp để nghiên cứu
rừng tự nhiên, phương pháp này cho kết quả nhanh chóng nhưng độ chính xác
còn chưa cao phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên và quá trình thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 18


Hiện nay trên thế giới vẫn trong lĩnh vực nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học các nhà khoa học vẫn dựa trên các quan điểm sau để nghiên cứu.
− Quan điểm cá thể:
Đại diện cho trường phái này là các nhà khoa học như Ramenski (Nga),
Fournier và Lenoble (Pháp), Whittaker và Brow (Anh), Negri (Ý), Curtis và
Gleason (Mỹ),…cho “loài là thực thể duy nhất trong tự nhiên”, nên những nghiên
cứu thường chỉ tập trung hướng vào cá thể loài, thậm chí là các cá thể trong loài.
Những đặc điểm chung của quần xã, hệ sinh thái được hình thành từ các đặc
điểm cá thể loài dù chúng có tác động, ảnh hưởng hỗ trợ hoặc kìm hãm lẫn nhau
nhưng trong quan điểm này nó không được đề cao.
− Quan điểm quần thể:
Điển hình cho quan điểm này là các nhà khoa học như Sukasop (Nga), Walter
(Đức), Braun và Blanquet (Pháp), Clement (Anh), Pavlovxki (Ba Lan),… Trong
trường phái này lại nhấn mạnh tầm quan trọng của đặc điểm quần thể loài và hệ
sinh thái, hướng nghiên cứu tập trung vào đặc trưng của quần thể loài tạo nên,
không nhấn mạnh vào các đặc trưng cá thể.
− Quan điểm trung lập:
Những nhà khoa học nghiên cứu trong trường phái này lại có tính dung
hòa hai quan điểm cá thể và quan điểm quần thể, không nghiêng về quan điểm
nào mà các nghiên cứu có sự kết hợp của cả 2 quan điểm. đại diện cho quan điểm

này có các nhà khoa học như Thái Văn Trừng (Việt Nam), Poniatovxkaia (Nga),
Tensley (Anh),…
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về phạm vi phân bố loài Trà hoa vàng Hakoda (Camellia
hakodae Ninh); Đặc điểm sinh thái loài Trà hoa vàng Hakoda (Cammellia
hakodae Ninh; mối quan hệ giữa các loài cây đó với điều kiện môi trường mà nó
đang tồn tại, các nhân tố khí hậu, đất đai, sinh vật.
2.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
2.4.3.1. Điều tra phỏng vấn:
Phỏng vấn người dân địa phương sống trong khu vực đệm VQG, điều tra
về tình hình khai thác, sử dụng, buôn bán các loài thực vật quý hiếm và ý kiến về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 19


vấn đề quản lý bảo tồn và phát triển loài cây Trà hoa vàng (Camelia hakodae
Ninh) tại Vườn quốc gia Tam Đảo. Tổng số phiếu điều tra là 50, theo phương
pháp ngẫu nhiên hoàn toàn.
2.4.3.2. Điều tra thực địa:
Áp dụng phương pháp điều tra theo tuyến trong điều tra thực vật rừng.
Trong phương pháp điều tra lâm học ta thu thập số liệu dựa trên cơ sở ô
tiêu chuẩn điển hình tạm thời. Vì nó đại diện cho cả đối tượng nghiên cứu.
Do không thể tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ khu vực . Để đảm bảo độ
tin cậy của kết quả nghiên cứu: ÔTC phải có tính đại diện cao, ít bị tác động bởi
điều kiện ngoại cảnh không có đường mòn qua lại, không ảnh hưởng tác động
của con người và gia súc. Do đó trước khi lập ÔTC chúng ta tiến hành sơ thám
toàn bộ khu vực điều tra để xác định địa điểm lập ÔTC. ÔTC hình chữ nhật có 2
chiều, một chiều song song và một chiều vuông góc với đường đồng mức.
Điều tra tình hình sinh trưởng, tái sinh tự nhiên của loài Trà hoa vàng

Hakoda (Cammellia hakodae Ninh) để thấy được sự sinh trưởng, phát triển của
loài Trà, từ đó có những biện pháp nghiên cứu bảo vệ tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho việc bảo tồn, phát triển nguồn gen của loài.
* Điều tra tình hình sinh trưởng tự nhiên
Qua điều tra thực địa chúng tôi thấy cây Trà hoa vàng Hakoda phân bố
nhiều ở các độ cao từ 200-400m vì vậy chúng tôi tiến hành lập 9 ô tiêu chuẩn đại
diện cho khu vực nghiên cứu ở các độ cao khác nhau để đánh giá được khả năng
sinh trưởng và phát triển của chúng, mỗi ô có diện tích 1000 m2 (kích thước 25m
x 40m) tiến hành điều tra, đo đếm hết các cây.
* Mô tả tình hình chung của ô tiêu chuẩn như số thứ tự ô tiêu chuẩn, loại
rừng, đơn vị quản lý, độ dốc, độ cao, diện tích ÔTC.( Xem phụ lục 01)
* Điều tra cây trà hoa vàng Hakoda (Camellia hakodae Ninh) có trong ô tiêu
chuẩn: tiến hành đo đếm tất cả những cây Trà hoa vàng Hakoda có chiều cao lớn
hơn chiều cao cây tái sinh ( Hvn >300cm) có mặt trên ô tiêu chuẩn. Kết quả thu
được ghi vào biểu.
* Để đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển của loài Trà hoa vàng
Hakoda (Camellia hakodae Ninh) bên cạnh những cây bản địa xung quanh nó,
tôi tiến hành điều tra ô tiểu chuẩn 6 cây trong ô tiêu chuẩn nghiên cứu; chọn ra 3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 20


×