Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Thiết kế và sử dụng 100 video ngữ âm rèn luyện thói quen tự học tiếng anh nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh lớp 10 trường thpt kim sơn a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 34 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến

“THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG 100 VIDEO NGỮ ÂM
RÈN LUYỆN THÓI QUEN TỰ HỌC TIẾNG ANH
NHẰM CẢI THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGÔN NGỮ
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT KIM SƠN A”

Tác giả: Lê Thị Lan Anh - Phó hiệu trưởng trường THPT Kim Sơn A
Phan Thị Ngọc Anh - Giáo viên trường THPT Kim Sơn A

Ninh Bình, tháng 05 năm 2023


MỤC LỤC
1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG ……………………………………………….. 1
2. NỘI DUNG …………………………………………………………………………………... 1
2.1. Giải pháp cũ thường làm ……………………………………………………………… 1
2.1.1. Thực trạng học và rèn luyện ngữ âm tiếng Anh ………………………...……… 1
2.1.1.1. Phản hồi của HS về tầm quan trọng và mục đích luyện ngữ âm ……... 2
2.1.1.2. Phản hồi của giáo viên và học sinh về rèn luyện ngữ âm ………...…... 3
2.1.1.3. Phản hồi của giáo viên và học sinh về khả năng ngữ âm ….................. 4
2.1.2. Nguyên nhân …………………………………………………………………..... 4
2.2. Giải pháp mới cải tiến …………………………………………………………….…… 5
2.2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới …………………………………………….… 5
2.2.1.1. Chuẩn bị của giáo viên ……………………………………………...... 6
2.2.1.2. Tiến hành tác động ………………………………………………...…. 7


2.2.2. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp ……………………………………….…. 9
3. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ……………………………………………..…. 10
3.1. Các yêu cầu cần thiết khi áp dụng giải pháp ………………………………………… 10
3.2. Khả năng áp dụng ……………………………………………………………..……... 10
4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC …………………………………………………………..………. 10
4.1. Hiệu quả xã hội ……………………………………………………………..………... 10
4.1.1. Đối với học sinh ……………………………………………………..….……... 10
4.1.1.1. Về kết quả học tập …………………………………………………… 10
4.1.1.2. Về tinh thần thái độ của học sinh ……………………………………. 12
4.1.2. Đối với giáo viên ……………………………………………………………….. 13
4.1.3. Đối với nhà trường ……………………………………………………………... 13
4.2. Hiệu quả kinh tế ……………………………………………………………..………... 13


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN TỈNH NINH BÌNH
Chúng tơi ghi tên dưới đây:
Họ và tên

Sinh ngày

Nơi cơng tác

Chức vụ

Trình độ chun

Tỷ lệ đóng


mơn

góp tạo ra
sáng kiến

Phan Thị
Ngọc Anh
Lê Thị

Trường THPT
18/11/1982
21/07/1978

Lan Anh

Thạc sĩ

Kim Sơn A

Giáo viên

Ngơn ngữ Anh

Phó

Đại học

hiệu trưởng


Sư phạm Toán

Trường THPT
Kim Sơn A

50%

50%

1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
Là nhóm tác giả đề nghị xét cơng nhận sáng kiến: Thiết kế và sử dụng 100 video ngữ âm
rèn luyện thói quen tự học tiếng Anh nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho học
sinh lớp 10 trường THPT Kim Sơn A.
Lĩnh vực áp dụng: Luyện tập ngữ âm và kỹ năng ngôn ngữ môn tiếng Anh
2. NỘI DUNG
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Thực trạng học và rèn luyện ngữ âm tiếng Anh
Theo quan sát và khảo sát tôi thấy cả giáo viên và học sinh đều nhận thấy tầm quan trọng của ngữ
âm trong việc học và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ môn tiếng Anh. Tuy nhiên, hiện nay ở hầu hết
các trường THPT trong và ngoài tỉnh, việc dạy và học Tiếng Anh chủ yếu đang diễn ra như sau:
Về phía giáo viên: Giáo viên vẫn chú trọng vào dạy ngữ pháp và từ vựng nhiều hơn là tập
trung rèn luyện và phát triển các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh trong đó có ngữ âm.
Giáo viên chưa tạo môi trường để học sinh được thường xuyên phát âm tiếng Anh và sử dụng tiếng
Anh nhằm tạo thói quen tự học, tự luyện ngơn ngữ ngồi giờ học ở trường.
Về phía học sinh: Đa số các em cịn ngại nói tiếng Anh, khơng dám nói tiếng Anh đặc biệt là
trước tập thể vì ngơn ngữ nói còn kém, phát âm kém. Đa số các lớp học đều có tỉ lệ cao học sinh


phát âm kém. Học sinh ít có cơ hội được luyện tập phát âm trong các giờ học tiếng Anh trên lớp
cũng như ở nhà.

Cụ thể thực trạng học và luyện ngữ âm của học sinh trường THPT Kim Sơn A như sau:
(xem phiếu khảo sát và kết qủa khảo sát học sinh và giáo viêu ở phụ lục 1-2-3)
2.1.1.1. Phản hồi của học sinh về tầm quan trọng mà mục đích luyện ngữ âm
a. Thực trạng nhận thức của học sinh lớp 10 về tầm quan trọng của ngữ âm đối với việc học
tiếng Anh
Nhìn chung, phần lớn
học sinh trong khảo sát
(khoảng 65%) cho rằng
ngữ âm có vai trị rất
quan trọng trong việc học
tiếng

Anh,

số

khác

(khoảng 35%) cho rằng
môn ngữ âm có vai trị
quan trọng trong tiếng
Anh.

Biểu đồ 1: Nhận thức của HS về tầm quan trọng của ngữ âm

b. Thực trạng lý do và mục đích học tập, rèn luyện ngữ âm của học sinh lớp 10
Khi khảo sát về mục đích luyện ngữ âm tiếng Anh của nhóm đối tượng nghiên cứu, kết quả thu được
ở biểu đồ 2 như sau:
65% số học sinh lựa chọn
phương án “giúp bản

thân cảm thấy tự tin hơn
khi nói tiếng Anh”, 30%
lựa chọn “giúp bản thân
giao tiếp tiếng Anh hiệu
quả hơn”, 5% chọn mục
đích “giúp thể hiện được
trình độ tiếng Anh của
bản thân”.

Biểu đồ 2: Mục đích rèn luyện ngữ âm tiếng Anh

2.1.1.2. Phản hồi của giáo viên và học sinh về rèn luyện ngữ âm của học sinh lớp 10


c. Thực trạng rèn luyện ngữ âm tiếng Anh của học sinh lớp 10
Phiếu điều tra cũng khảo sát thực trạng rèn
luyện ngữ âm tiếng Anh ngoài giờ học của
học sinh lớp 10 trường THPT Kim Sơn A.Kết
quả cho thấy, chỉ 4% số học sinh được hỏi
luyện ngữ âm ở mức độ rất thường xuyên,
16% thường xuyên luyện tập, 52% số học
sinh thỉnh thoảng luyện ngữ âm, 26% số học
sinh trong khảo sát hiếm khi rèn luyện ngữ âm
và 2% trong số các em không luyện.

Biểu đồ 3: Mức độ thường xuyên luyện
ngữ âm của học sinh

d. Thực trạng rèn luyện ngữ âm tiếng Anh của giáo viên cho học sinh lớp 10
Phiếu điều tra cho giáo viên cũng được thiết

kế để khảo sát 9 giáo viên dạy tiếng Anh
trường THPT Kim Sơn A về mức độ luyện
phát âm trên lớp cho học sinh. Kết quả là chỉ
có 01 giáo viên chọn phương án “thường
xuyên”, 01 giáo viên chọn “thỉnh thoảng”,
còn 07 giáo viên trong số 09 giáo viên tham
gia khảo sát dạy ngữ âm theo giáo trình.

Biểu đồ 4: Mức độ luyện phát âm cho học
sinh

Phiếu điều tra giáo viên cũng khảo sát mức độ giao bài tập luyện phát âm cho học sinh.
Với câu hỏi điều tra “Thầy cô giao bài tập về
nhà luyện phát âm cho học sinh ở mức độ
nào?”, kết quả thu được như sau: chỉ có 02
giáo viên trong số 09 giáo viên thỉnh thoảng
giao bài tập phát âm cho học sinh, 04 giáo
viên chọn “hiếm khi”, 03 giáo viên không
giao bài tập luyện phát âm cho học sinh.

Biểu đồ 5: Mức độ giao bài tập phát âm


2.1.1.3. Phản hồi của giáo viên và học sinh về khả năng ngữ âm của học sinh lớp 10
a. Phản hồi từ phía giáo viên
Trong phiếu điều tra giáo viên, có đưa vào bảng hỏi phần đánh giá chủ quan từ 9 giáo viên dạy tiếng
Anh trường THPT Kim Sơn A về tỷ lệ học sinh lớp 10 có trình độ phát âm kém tại các lớp họ đã và
đang giảng dạy và thu được kết quả thể hiện ở biểu đồ 6.
Biểu đồ 6 cho thấy, 04 giáo viên trong
tổng số 09 giáo viên được khảo sát

đánh giá tỷ lệ học sinh phát âm kém tại
mỗi lớp mình giảng dạy là trên 75%;
04 giáo viên lựa chọn tỷ lệ 50%-75%;
chỉ 01 giáo viên nhận thấy tỷ lệ học
sinh phát âm kém là dưới 50% tổng số
học sinh của lớp
Biểu đồ 6: Đánh giá của giáo viên về tỷ lệ học sinh
phát âm kém tại các lớp giảng dạy

b. Phản hồi từ học sinh
Quá trình tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của học sinh lớp 10 đối với khả năng phát âm của
chính họ, kết quả như sau:
Theo số liệu ở biểu đồ 7, chỉ 3% số học
sinh cho rằng trình độ phát âm tiếng
Anh của họ ở mức độ tốt, 17% tự nhận
thấy mình có trình độ phát âm ở mức
độ khá, 26% cho rằng họ đang có trình
độ phát âm tiếng Anh ở mức tạm được,
35% tự nhận thấy trình độ phát âm của
mình cịn chưa tốt lắm, 12% đánh giá
bản thân phát âm tệ và 8% còn lại tự
nhận rất tệ.

Biểu đồ 7: Học sinh tự đánh giá về khả năng
phát âm tiếng Anh của bản thân


2.1.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, song có thể khái quát thành 4 nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất: Mặc dù những năm trở lại đây, tiếng Anh nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều

trong xã hội Việt Nam, nhưng vẫn cịn đơng đảo phụ huynh và học sinh vùng nông thôn luôn coi
Tiếng Anh là môn học xa vời, không phục vụ thiết thực và trực tiếp cho cuộc sống sau này của học
sinh. Với họ, học tiếng Anh chỉ cần học tốt từ vựng và ngữ pháp để được điểm cao bài thi môn tiếng
Anh trong tổ hợp môn khối D01, D07, A01 của kỳ thi THPT quốc gia.
Thứ hai: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, thời lượng dạy các kỹ năng
ngơn ngữ trong giáo trình mơn Tiếng Anh đã được điều chỉnh hợp lý, nhưng thời lượng cho ngữ âm
vẫn còn rất khiêm tốn.
Thứ ba: Giáo viên tiếng Anh, mặc dù nhận thức được vai trò rất quan trọng của ngữ âm
nhưng chưa thường xuyên luyện ngữ âm cho học sinh, chưa tạo được cơ hội cho học sinh có thói
quen luyện ngữ âm.
Thứ tư: Học sinh chưa được trao bất kì cơng cụ gì để có thể tự luyện tập thường xuyên trong
khả năng của bản thân nhằm cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng nói, trong đó có ngữ
âm. Do thiếu cơng cụ luyện tập để có thể tự học và luyện ngữ âm cho nên dù đã cố gắng nhưng
nhiều học sinh vẫn chưa chinh phục được kỹ năng nói mơn tiếng Anh.
Trong bốn nguyên nhân trên, theo tôi thiếu công cụ luyện tập có ảnh hưởng lớn đến vấn đề phát triển
kỹ năng ngôn ngữ đặc biệt là kỹ năng nói mơn tiếng Anh. Hơn nữa, đây cũng là ngun nhân có thể
tác động trong khả năng của giáo viên. Vì vậy tơi nhận thấy việc Thiết kế và sử dụng 100 video
ngữ âm rèn luyện thói quen tự học tiếng Anh nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ
cho học sinh lớp 10 trường THPT Kim Sơn A là rất phù hợp và thiết thực nhằm giúp học sinh có
thể tự mình luyện tập nhằm cải thiện ngữ âm, tạo nền tảng phát âm để rèn luyện kỹ năng nói mơn
tiếng Anh.
2.2. Giải pháp mới cải tiến
2.2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới
100 video ngữ âm được đặt tên là 100 video TYM. TYM – “Together You and Me”, nghĩa là “Cùng
đồng hành với bạn, có tơi”. Mỗi video TYM bao gồm một quy trình luyện tập được thiết kế để giúp
bất kì ai đã từng chật vật với nói tiếng Anh vì phát âm, nhịp điệu, và ngữ điệu, đều có thể tự chinh
phục ngữ âm tiếng Anh. 100 video TYM xuất hiện với mục tiêu căn bản là mang đến nguồn học


liệu tự học hỗ trợ học sinh khá giỏi tiếng Anh hình thành thói quen tự học, tự củng cố rèn luyện kiến

thức ngữ âm, phát âm tiếng Anh chuẩn hơn, tự nhiên hơn; từ đó học sinh tự tin nói, hát, thuyết trình,
đóng kịch, diễn thuyết bằng tiếng Anh, nhiệt tình tích cực tham gia các hoạt động tiếng Anh của
trường.
2.2.1.1. Chuẩn bị của giáo viên
* Tạo 100 video luyện ngữ âm gọi là 100 video TYM hoặc 100 TYM (phụ lục 4)
Nội dung các video TYM là các bản tin sức khỏe, giáo dục, khoa học của VOA và các bài diễn
thuyết từ diễn đàn TED Talks về “cách ứng phó với lo âu” và “cách biến áp lực thành một người
bạn”. Nội dung của các video TYM cụ thể như sau:
- Từ TYM 01 đến TYM 07: Nhìn vào màn hình bao lâu là đủ
- Từ TYM 08 đến TYM 14: Mối liên hệ giữa não và điện thoại di động
- Từ TYM 15 đến TYM 21: Mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và kết quả học tập
- Từ TYM 22 đến TYM 28: Ăn ít muối có sống lâu hơn khơng?
- Từ TYM 29 đến TYM 42: Một số cách bảo quản thực phẩm
- Từ TYM 43 đến TYM 49: Giáo viên nghĩ gì về thời đại kỹ thuật số
- Từ TYM 50 đến TYM 77: Cách ứng phó với lo âu
- Từ TYM 78 đến TYM 99: Cách biến áp lực thành một người bạn
* Tạo 10 video bí kíp phát âm nguyên âm và phụ âm (phụ lục 5)
Không những thế dự án cịn mang đến 10 bí kíp phát âm vơ cùng gần gũi và dễ hiểu về cách chuyển
phụ âm phổ biến, cặp phụ âm dễ nhầm lẫn, cách phát âm chuẩn các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi
và luyện những từ thường gặp có chứa các nguyên âm đó. Cụ thể:
- Bí kíp 01: Bí kíp phát âm nguyên âm /i:/ và luyện phát âm từ “is”
- Bí kíp 02: Bí kíp phát âm ngun âm /ỉ/ và luyện phát âm từ “and”
- Bí kíp 03: Bí kíp chuyển phụ âm /t/ thành âm /d/ mềm
- Bí kíp 04: Bí kíp chuyển phụ âm /t/ thành âm /r/ trong số đếm
- Bí kíp 05: Bí kíp phát âm nguyên âm /o:/ và luyện phát âm từ “or”, “for”, “more”
- Bí kíp 06: Bí kíp phát âm nguyên âm /e/ và luyện phát âm từ “very”, “any”, “many”
- Bí kíp 07: Bí kíp phát âm ngun âm đơi /ei/
- Bí kíp 08: Bí kíp phát âm ngun âm đơi /oi/
- Bí kíp 09: Bí kíp phát âm ngun âm đơi /ai/
- Bí kíp 10: Bí kíp phát âm cặp phụ ậm /s/ và /ʃ/

* Cần làm rõ cho học sinh hiểu mỗi video TYM có gì:


Mỗi một TYM là 1 video bao gồm:
- Từ 3 đến 7 câu luyện thanh là câu luyện phát âm, nhịp điệu, ngữ điệu và học từ vựng
- Mỗi câu luyện thanh được thiết kế trên 1 slide power point
- Mỗi slide có 1 clip phát thanh viên nói, kèm phụ đề tiếng Anh, phiên âm tiếng Anh và phụ
đề Tiếng Việt, thêm nữa từ mới đã được bôi màu tương ứng Anh Việt với mục đích:
+ Clip phát thanh viên nói: cung cấp mẫu phát âm chuẩn
+ Phiên âm tiếng Anh: hỗ trợ học sinh luyện những âm khó
+ Phụ đề tiếng Anh có ngắt nhịp bằng /: cung cấp nội dung câu nói của phát thanh viên
để học sinh luyện đọc và hỗ trợ học sinh ngắt nhịp chuẩn tiếng Anh.
+ Phụ đề Tiếng Việt: cung cấp nghĩa tiếng Việt của câu nói của phát thanh viên
+ Từ mới đã được bôi màu tương ứng Anh Việt: hỗ trợ học sinh củng cố vốn từ
* Chuẩn bị những công cụ phương tiện hỗ trợ triển khai và giám sát quá trình luyện tập
Để tiến trình luyện tập hiệu quả, giáo viên cần tiến hành một số giải pháp giám sát như sau:
- Lập nhóm zalo Cơng Đồng TYM để giáo viên đăng video TYM hàng ngày.
- Lập nhóm zalo Cộng đồng TYM Kim Sơn A để triển khai tổ chức luyện video TYM.
- Chia học sinh đăng ký luyện TYM thành các nhóm. Trong mỗi nhóm gồm từ 1-3 nhóm
trưởng sẽ giám sát 5 - 10 thành viên.
- Lập 10 - 15 gmail, mỗi gmail có 2 link google drive. Mỗi link google drive được dành cho
mỗi nhóm. Trong mỗi drive lập các folder đặt theo tên của từng học sinh trong nhóm để từng học
sinh gửi video luyện TYM hàng ngày. Số folder được lập bằng với số thành viên của từng nhóm.
(Xem link google drive ở phụ lục 6)
- Cung cấp link google drive cho các nhóm, hướng dẫn học sinh cách gửi video vào đúng
folder trong từng link.
- Lập nhóm Zalo TYM Leaders để nhóm trưởng báo cáo việc giám sát việc luyện TYM.
Nhóm trưởng giám sát thành viên của nhóm được giao và báo cáo hàng ngày trong nhóm TYM
leaders. Việc giám sát thành viên luyện TYM chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (Từ TYM 1- 49): kiểm tra và báo cáo hàng ngày

+ Giai đoạn 2 (Từ sau TYM 49): kiểm tra và báo cáo hàng tuần


2.2.1.2. Tiến hành tác động
Sáng kiến được triển khai dưới dạng một dự án. Bao gồm bốn giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xác định nội dung và mục tiêu hoạt động
- Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh: Cuộc thi thử thách 100 ngày luyên ngữ âm để tuyển
MC và diễn giả xuất sắc nhất tham gia chuyên đề tiếng Anh cấp tỉnh với chủ đề FOR A GREATER
KIM SON A.
- Học sinh tìm hiểu dự án 100 TYM để biết được trong thử thách 100 ngày luyện ngữ âm học
sinh phải làm gì bằng việc xem video giới thiệu dự án.
- Học sinh nghiên cứu kịch bản chuyên đề tiếng Anh cấp tỉnh FOR A GREATER KIM SON
A để đăng tuyển cho các vị trí yêu thích.
Giai đoạn 2: Đăng ký thành viên và chia nhóm hoạt động
Bước 1: Đăng ký thành viên
- Dự án 100 TYM bắt đầu khởi chạy từ 12/9/2022 bằng việc chia sẻ video giới thiệu dự án,
video hướng dẫn luyện TYM và chia sẻ các đường link các nhóm zalo đăng ký thành viên.
- Học sinh sau khi tìm hiểu dự án 100 TYM sẽ đăng ký tham gia bằng cách truy cập đường
link nhóm Zalo cộng đồng TYM.
Bước 2: Chia nhóm hoạt động.
- Trong nhóm Zalo cộng đồng TYM Kim Sơn A, các thành viên được tự do chọn nhóm hoạt
động bằng cách tham gia bình chọn nhóm, mỗi nhóm 5 hoặc 10 thành viên.
- Sau khi các nhóm được hình thành, các nhóm tự bầu 1 nhóm trưởng cho nhóm có 5 thành
viên và 2 nhóm trưởng cho nhóm có 10 thành viên. Nhóm trưởng là học sinh có học lực khá giỏi
nhất tiếng Anh của nhóm, có khả năng nói tiếng Anh tốt nhất nhóm. Mỗi nhóm được đặt tên và nhận
link google drive của nhóm để thành viên trong nhóm gửi video hoặc thu âm sản phẩm luyện ngữ
âm.
- Phân cơng các nhóm trưởng theo dõi chéo các nhóm. Các nhóm trưởng tham gia nhóm Zalo
Leaders để nhận đường link google drive của nhóm mình theo dõi.
Giai đoạn 3: Thử thách 100 ngày luyên TYM

- Ngày 19/9/2022 TYM 1, TYM đầu tiên xuất hiện trong nhóm zalo Cộng Đồng TYM, và
mỗi sáng trong 100 ngày liền từng video TYM trong dự án 100 TYM đều đặn xuất hiện.
- Tiến trình luyện 100 video TYM: Sau khi nhận được TYM trong nhóm cộng đồng TYM,
mỗi ngày mỗi lần ít nhất 10 phút, từng thành viên sẽ luyện tập theo video TYM mẫu, khi thấy hài
lòng với phần luyện tập của bản thân thì học sinh sẽ ghi âm lại và gửi bản ghi âm vào tệp có tên của


từng học sinh trong link google drive. Kết thúc hành trình, mỗi thành viên sẽ có 100 bản thu âm
trong tệp của link google drive.
- Quy trình luyện tập với từng video TYM
Để sử dụng các video TYM hiệu quả cần tuân theo theo quy trình luyện thanh sau đây:
+ Bước 1: Đọc bản dịch tiếng việt vài lần để hiểu nội dụng và đặc biệt chú ý hơn vào
những từ được bôi màu.
+ Bước 2: Nghe cả TYM từ 1 đến 2 lần để nắm được nội dung TYM tiếng Anh.
+ Bước 3: Nghe và đọc theo người nói từng câu trong video, cố gắng bắt chước theo
tốc độ, phát âm, giọng điệu của người bản xứ, bước 3 luyện càng nhiều lần càng tốt.
+ Bước 4: Tắt tiếng và tự luyện. Ở bước này, nếu học sinh gặp khó khăn với bất kỳ từ
nào thì nhìn lại phiên âm của từ đó trong phiên âm tiếng Anh trên màn hình và bật nghe lại câu có
chứa từ khó đọc đó.
Giai đoạn 4: Đánh giá và tổng kết 100 ngày thử thách luyện TYM
Trong sáng kiến này chúng tôi xây dựng cách đánh giá bằng hình thức: học sinh trong nhóm đánh
giá và giáo viên đánh giá.
- Học sinh đánh giá: Học sinh trong từng nhóm được hướng dẫn đánh giá một sản phẩm chọn
lọc của các thành viên trong nhóm dựa vào các bảng tiêu chí cụ thể của từng nội dung và bình chọn
ra đại diện tốt nhất.(Xem mẫu đánh giá phụ lục 7)
- Giáo viên đánh giá: căn cứ vào mục tiêu của hoạt động về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng
lực cần đạt được thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, và căn cứ vào các bảng tiêu chí cụ thể
của từng nội dung giáo viên đánh giá học sinh. (Xem mẫu đánh giá phụ lục 7)
Điểm nhóm = (Điểm đánh giá của GV cho sản phẩm của nhóm trưởng+ Điểm đánh giá của GV cho
sản phẩm của đại diện tốt nhất+ Điểm đánh giá của GV cho sản phẩm bất kỳ)/3

(½ số nhóm có điểm cao hơn sẽ có 60% số học sinh và ½ số nhóm có điểm thấp hơn sẽ có 40% số
học sinh của nhóm được tham dự chuyên đề)
2.2.2. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp
Với mục tiêu đổi mới căn bản tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018, dự án 100 TYM
được triển khai tổ chức hoạt động cho học sinh theo hướng tiếp cận sau:
Dự án được thực hiện dưới hình thức là một cuộc thi giữa các nhóm thay vì các tiết học đơn thuần
trên lớp, do đó tạo khơng khí sơi nổi hỗ trợ nhau trong từng nhóm, và khơng khí cạnh tranh tới phút
cuối giữa các nhóm.


Cách thức tiến hành được thực hiện dưới hình thức học sinh tự luyện tập có sự giám sát của
nhóm trưởng các nhóm khác. Nhóm trưởng theo dõi chéo các nhóm sẽ đảm bảo việc luyện tập
thường xuyên của tất cả các thành viên, tất cả các nhóm. Cuối dự án tính điểm trừ cho từng nhóm,
mỗi thành viên khơng nộp bản thu sản phẩm trừ 1 điểm. Nhóm nào có tổng điểm trừ ít nhất nhóm đó
có nhiều thành viên được tham gia chuyên đề tiếng Anh nhất.
Giữa dự án và cuối dự án giáo viên sẽ chấm điểm 01 bản thu sản phẩm của nhóm trưởng, 01
bản thu của thành viên tốt nhất nhóm và 01 bản thu sản phẩm của một thành viên bất kỳ để lấy điểm
luyện tập của nhóm. Điều này buộc nhóm trưởng mỗi nhóm phải tích đơn đốc nhắc nhở, hỗ trợ các
thành viên của nhóm mình luyện video TYM mẫu. Học sinh trong từng nhóm tích cực hỗ trợ nhau
để nhóm mình đạt kết quả tốt nhất.
Từng học sinh tự luyện ngữ âm theo các video TYM mẫu, sau đó tự quay video và thu âm sản
phẩm luyện tập. Học sinh quay video và thu âm sản phẩm bao nhiêu lần tùy ý, đến khi nào học sinh
cảm thấy hài lòng với sản phẩm thì dừng lại. Việc quay video và thu âm sản phẩm cũng chính cơ hội
học sinh tự luyên phát âm.
Học sinh luyện tập hàng ngày có đồng đội hỗ trợ trong khoảng thời gian tương đối dài là 100
ngày, mỗi ngày ít nhất 10 phút sẽ hình thành được thói quen luyện phát âm.
Học sinh luyện ngữ âm theo nhóm và thi đua với nhóm khác nên học sinh sẽ phát triển được
kỹ năng hợp tác hỗ trợ nhau.
3. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
3.1. Các yêu cầu cần thiết khi áp dụng giải pháp

Đôi với cá nhân: chỉ cần từng cá nhân có nhu cầu cải thiện ngữ âm tiếng Anh và có quyết
tâm luyện tập hết 100 video TYM.
Đối với nhóm: để nhóm duy trì hoạt động xuyên suốt 100 ngày với 100 TYM thì mỗi nhóm
cần lập ra quy tắc hoạt động của nhóm
Để đảm bảo tính liên tục hiệu quả của việc sử dụng 100 video TYM
- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh luyện ngữ âm theo nhóm các học sinh chơi thân với
nhau để tăng cường sự hợp tác hỗ trợ giữa các thành viên.
- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh giám sát chéo việc luyện tập để đảm bảo tất cả học sinh
tham gia luyện tập thường xuyên, nhàm đảm bảo tạo thói quen luyện ngữ âm ở nhà.


- Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng giáo viên có các hình thức nhận xét tổng kết cho các
nhóm luyện TYM, và có những cách thưởng điểm hoặc động viên khích lệ những học sinh chăm chỉ
luyện video TYM để tạo động lực cho học sinh trong quá trình dài luyện TYM
3.2. Khả năng áp dụng
- 100 video TYM có thể áp dụng trong mọi mơi trường học tập, cho bất kì đối tượng học sinh
nào ở các vùng miền, các cấp bao gồm:
+ Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và kém.
+ Học sinh THPT và học sinh THCS.
- 100 video TYM có thể được dùng để hỗ trợ phát triển các kĩ năng thực hành tiếng anh, hỗ
trợ rèn luyện phát âm, nhịp điệu, ngữ điệu tiếng Anh.
- 100 video TYM được dùng như là một công cụ tự học hữu hiệu cho học sinh, cũng có thể là
một cơng cụ theo dõi kiểm tra q trình rèn luyện ngữ âm của học sinh cho giáo viên.
4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Hiệu quả xã hội
4.1.1. Đối với học sinh
4.1.1.1. Về kết quả học tập
Số lượng học sinh được điểm tuyệt đối tăng qua các kỳ thi nói của trường THPT Kim Sơn A
Bảng 1: kết quả phần thi speaking trong các kỳ thi trường THPT Kim Sơn A
Số lượng HS đạt điểm


Đầu năm

Năng lực 1

Cuối kỳ 1

Năng Lực 2

Cuối kỳ 2

1,9-2,0 phần thi nói

(09/2022)

(11/2022)

(12/2022)

(01/2023)

(05/2023)

lớp 10B1 và 10B11

17

Lệch so với đầu năm

23


34

33

34

6

17

16

17

Theo tiêu chí chấm điểm phần thi nói tiếng Anh tại trường THPT Kim Sơn A, để đạt được
điểm tuyệt đối học sinh phải có phát âm chuẩn và ngữ điệu tự nhiên. Hai tiêu chí này chiếm 15 % số
điểm kỹ năng nói. Từ bảng số liệu ta thấy trong kỳ thi KSCL đầu năm diễn ra vào tháng 09 năm
2022 chính là lúc bắt đầu triển khai dự án, chỉ có 17 học sinh đạt điểm tuyệt đối kỹ năng nói, đến kỳ
thi năng lực 1 (11/2022) tương đương với thời điểm giữa dự án, con số này tăng thêm 06, và đến
cuối dự án trùng với thời điểm thi cuối kỳ 1, đã có thêm 17 học sinh đạt điểm tuyệt đối. Số lượng
chênh lệch này được duy trì đến kỳ thi cuối kỳ 2 mặc dù dự án luyện ngữ âm theo 100 video TYM
đã kết thúc từ cuối kỳ 1. Như vậy qua số liệu có thể rút ra kết luận rằng 100 ngày luyện ngữ âm với
100 video TYM đã tác động tích cực lên khả năng phát âm của học sinh lớp 10 trường THPT Kim


Sơn A, giúp học sinh phát âm chuẩn và có ngữ điệu tự nhiên khi nói tiếng Anh, từ đó nâng cao kết
quả phần thi nói tiếng Anh trong các kỳ thi tại trường.
Bên cạnh đó, các em học sinh tham gia dự án cũng nhận thấy phát âm tiếng Anh của bản thân
cũng tiến bộ, từ đó tạo động lực cho học sinh duy trì luyện tập ngữ âm tiếng Anh. Số liệu khảo sát ở

bảng cho thấy, không còn học sinh nào cho rằng bản thân phát âm tệ và rất tệ sau khi tham gia luyện
100 video TYM (so với 20% trước khi tham gia dự án). Số học sinh phát âm chưa tốt lắm giảm
23,3%. Đồng thời, tỷ lệ học sinh đánh giá khả năng phát âm của bản thân là tạm được, khá và tốt
tăng đáng kể, lần lượt là 14%, 13% và 15,7%.
Biểu đồ 8: Học sinh tự đánh giá về khả năng phát âm tiếng Anh của bản thân
trước và sau khi luyện 100 video TYM

4.1.1.2. Về tinh thần thái độ của học sinh
* Về giáo dục nhận thức
Nội dung đa dạng về khoa học, sức khỏe, giáo dục và tâm lý trong các video TYM góp phần
nâng cao nhận thức về những vấn đề rất gần gũi và thiết thực với học sinh, các vấn tâm lý phổ biến.
Cụ thể học sinh sẽ nhận thức được dùng các thiết bị điện tử có thể gây hại cho mắt, sóng của điện
thoại di động có thể ảnh hưởng đến não, hoạt động thể chất có lợi cho kết quả học tập, ăn ít muối có
lợi cho sức khỏe. Hơn thế nữa học sinh cũng nhận thức được các vấn đề tâm lý như áp lực và lo âu là
điều không thể tránh khỏi trong thế giới biến động không ngừng hiện nay, từ đó các em sẽ có cái
nhìn tích cực hơn về các bệnh tâm lý xã hội này. Học sinh cũng có nhận thức đúng đắn hơn về
online, có cảm hứng sáng tạo khoa học, ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống.
* Về rèn luyện kĩ năng
Song song với việc nhận thức được nâng cao, thử thách luyên video Tym cũng đồng thời
cũng trang bị cho học sinh những kỹ năng, chiến lược cần thiết để ứng phó với các vấn sức khỏe và


tâm lý phổ biến. Học sinh biết cách dùng điện thoại và các thiết bị điện tử một cách hợp lý để không
ảnh hưởng xấu đến mắt. Học sinh cũng có kỹ năng ứng phó với các hiện tượng tâm lý phổ thơng như
lo âu và áp lực.
Hình thức tổ chức cuộc thi giữa các nhóm đảm bảo phát triển tối đa năng lực phẩm chất học
sinh theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Nhóm trưởng các nhóm được rèn
kỹ năng tổ chức, phối hợp, hỗ trợ thành viên và kỹ năng giám sát nhóm khác. Các thành viên được
rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, và đặc biệt việc nhóm trưởng hỗ trợ
thành viên, thành viên hỗ trợ lẫn nhau cũng góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp qua mỗi lần trao

đổi góp ý cùng nhau tiến bộ.
* Về giáo dục tinh thần, thái độ làm việc
Biểu đồ 9: Mức độ thường xuyên luyện ngữ âm của học sinh
trước và sau khi luyện 100 video TYM

100 ngày thử thách luyện ngữ âm không phải là khoảng thời gian ngắn. Trong thời gian tham
gia thử thách này học sinh rèn luyện được tinh thần tự giác trong học tập. Học sinh tham gia dự án
đã hình thành được thói quen tự học và luyện tập ngữ âm. Điều này được thể hiện rõ trong số liệu
khảo sát ở biểu đồ 9. Số học sinh thường xuyên và rất thường xuyên luyện tập tăng từ khoảng 20%
trước khi tham gia dự án đến 89% sau khi tham gia dự án.
Hơn thế nữa, sự tiến bộ trong phát âm tiếng Anh góp phần tích cực cho vieech hình thành và
củng cố sự tự tin của học sinh. Trong số 77 học sinh tham gia dự án, có 41 học sinh được chọn tham
gia thuyết trình, diễn kịch, diễn thuyết và dẫn chương trình chuyên đề tiếng anh cấp tỉnh của trường
THPT Kim Sơn A. Tất cả 41 học sinh đều rất tự tin trên sân khấu trước hơn 1.400 học sinh và hơn
100 giáo viên. Các em đã làm nên thành công của chuyên đề, được giáo viên tiếng Anh của các
trường THPT trong toàn tỉnh về dự đánh giá rất cao. (Hình ảnh và video phần thể hiện của học sinh
trong phụ lục 8)
* Về đạo đức và lối sống


Mỗi ngày học sinh nghe và luyện lại một video TYM với nội dung đa dạng mang tính giáo
dục cao, học sinh sẽ thấm nhuần những thông điệp từ 100 video TYM, từ đó giúp các em có lối sống
lành mạnh, tích cực hơn, tự tin hơn. Đồng thời học sinh cũng biết chủ động sắp xếp thời gian hợp lý
để luyện các video TYM. Sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm sẽ tạo được niềm đam mê
hứng thú với việc học ngoại ngữ, học sinh có động lực luyện ngữ âm.
4.1.2. Đối với giáo viên
100 video TYM hồn tồn có thể là cơng cụ hỗ trợ giáo viên rèn thói quen tự học cho học
sinh. Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng 100 video luyện TYM như một nguồn tài liệu bổ trợ dạy
ngữ âm và từ vựng các chủ đề liên quan đến chương trình chính khóa.
4.1.3. Đối với nhà trường

Sáng kiến đã mang lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ nhằm nâng cao nghiệp vụ dạy học phát triển định hướng năng lực tổ chức hoạt động
cho học sinh.
4.2. Hiệu quả kinh tế
Học sinh chỉ cần truy cập link của 100 video TYM là có thể tự luyện và phát triển các kỹ
năng ngữ âm và nói tiếng Anh. Do đó khơng phải mất chi phí mua các phần mềm học tiếng Anh.
Sáng kiến trình bày đơn giản, thân thiện với người học, học sinh có thể tự học, phù hợp với phương
châm đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó tránh được việc học thêm gây lãng phí và tốn kém.
Ước tính khi triển khai sáng kiến tại trường THPT Kim Sơn A với tổng số 470 học sinh lớp
10 để luyện ngữ âm, các em học sinh luyện phát âm không mất chi phí trong vịng gần 04 tháng,
tương đương với 1/3 giá trị các phần mềm phát âm trong 1 năm
+ So việc việc mua phần mềm đọc trong một năm ví dụ như Zarkids với giá 320.000
đồng thì số tiền cần bỏ ra để mua phần mềm tự học cho 470 học sinh lớp 10 của trường THPT Kim
Sơn A là: 470 * 320.000/3 đồng = 50.130.000 đồng; cho 1.407 học sinh trường THPT Kim Sơn A là:
1.407. * 320.000/3 đồng = 150.080.000 đồng.
+ So việc việc mua phần mềm phát âm trong 1 năm ví dụ như Allokiddy với giá
800.000 đồng thì số tiền cần bỏ ra để phần mềm tự học cho 470 học sinh lớp 10 của trường THPT
Kim Sơn A là: 470 * 800.000/3 đồng = 150.330.000 đồng; cho 1.407 học sinh trường THPT Kim
Sơn A là: 1.407 * 800.000/3 đồng = 384.200.000 đồng.
Vậy số tiền tiết kiệm cho học sinh trường THPT Kim Sơn A khi áp dụng sáng kiến là từ 50
triệu đồng đến 150 triệu đồng nếu áp dụng cho học sinh khối 10, và tiết kiệm từ 150 triệu đồng đến
384 triệu đồng nếu áp dụng cho toàn trường.


Kết quả cho thấy, nếu áp dụng thành công sáng kiến trong toàn ngành tại 26 Trường THPT,
08 Trung tâm GDNN-GDTX mỗi năm ngành GD&ĐT tỉnh Ninh Bình sẽ tiết kiệm được số tiền rất
lớn cho học sinh, gia đình và xã hội.

Xác nhận của hiệu trưởng


Kim Sơn, ngày 09 tháng 05 năm 2023
Giáo viên

Lê Thị Lan Anh

Phan Thị Ngọc Anh


Phụ lục 1
Phụ lục 1.1 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH
TRƯỚC KHI THAM GIA THỬ THÁCH 100 TYM
1. Bạn đánh giá tầm quan trọng của phát âm như thế nào?
A. Rất quan trọng
B. Quan trọng
C. Không quan trọng
D. Không quan tâm
2. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng phát âm tiếng Anh của bản thân?
A. Rất tốt
B. Tốt
C. Khá
D. Tạm được
E. Chưa tốt lắm
F. Tệ
G. Rất tệ
3. Bạn tự luyện phát âm ở nhà ở mức độ như thế nào?
A. Rất thường xuyên (hàng ngày)
B. Thường xuyên
C. Thỉnh thoảng
D. Hiếm khi
E. Không luyện

4. Mục đích luyện phát âm tiếng Anh của bạn là gì?
A. Giúp bản thân giao tiếp tiếng Anh hiệu quả hơn.
B. Giúp bản thân cảm thấy tự tin hơn khi nói tiếng Anh.
C. Giúp thể hiện được trình độ tiếng Anh của bản thân.
Phụ lục 1
Phụ lục 1.2 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH


SAU KHI THỬ THÁCH 100 TYM KẾT THÚC
1. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng phát âm tiếng Anh của bản thân hiện nay?
A. Rất tốt
B. Tốt
C. Khá
D. Tạm được
E. Chưa tốt lắm
F. Tệ
G. Rất tệ
2. Bạn tự luyện phát âm ở nhà ở mức độ như thế nào hiện nay?
A. Rất thường xuyên (hàng ngày)
B. Thường xuyên
C. Thỉnh thoảng
D. Hiếm khi
E. Khơng luyện

3. Bạn có tham gia luyện 100 video TYM lần nữa khơng?
A. Có
B. Khơng
C. Chưa biết



Phụ lục 2
PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
VỀ LUYỆN NGỮ ÂM TIẾNG ANH CHO HỌC SINH
1. Thầy cô đánh giá tầm quan trọng của ngữ âm như thế nào?
A. Rất quan trọng
B. Quan trọng
C. Không quan trọng
D. Không quan tâm
2. Trên lớp, thầy cô luyện ngữ âm cho HS lớp thày cô giảng dạy ở mức độ nào?
A. Rất thường xuyên (hàng ngày)
B. Thường xun
C. Thỉnh thoảng
D. Theo giáo trình
E. Khơng luyện
3. Thầy cô giao bài tập về nhà luyện ngữ âm cho học sinh ở mức độ nào?
A. Rất thường xuyên (hàng ngày)
B. Thường xuyên
C. Thỉnh thoảng
D. Hiếm khi
E. Không giao
4. Thầy cô đánh giá chủ quan tỷ lệ học sinh phát âm kém tại lớp mình giảng dạy là:
A. < 25%
B. 25% - 50 %
C. 50% - 75 %
D. > 75%
5. Mức độ hài lịng của thầy cơ với khả năng phát âm của học sinh lớp giảng dạy là:
A. Rất hài lịng
B. Hài lịng
C. Khơng hài lịng
D. Rất khơng hài lịng



Phụ lục 3: Kết quả khảo sát
Phụ lục 3.1 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH
LỚP 10B1 VÀ 10B11 TRƯỜNG THPT KIM SƠN A
TRƯỚC KHI THAM GIA THỬ THÁCH 100 TYM
1. Bạn đánh giá tầm quan trọng của

Rất quan

Quan

Không

Không

phát âm như thế nào?

trọng

trọng

quan trọng

quan tâm

Số lượng

27


50

0

0

Tỉ lệ (%)

35,1

64,9

0

0

2. Bạn đánh giá như nào về khả năng

Rất

phát âm tiếng Anh của bản thân?

tốt

Số lượng

0

2


Tỉ lệ (%)

0

2,5

Tốt

Tạm

Chưa

được

tốt

13

20

16,9

Khá

Tệ

Rất tệ

27


9

6

26

35,1

11,7

7,8

3. Bạn tự luyện phát âm ở nhà ở mức

Rất

Thường

Thỉnh

Hiếm

Không

độ như thế nào?

thường xuyên

xuyên


thoảng

khi

luyện

Số lượng

4

12

40

20

2

Tỉ lệ (%)

5

15,6

51,9

26

2,5


4. Mục đích luyện phát âm

Giúp bản thân giao

Giúp bản thân cảm

Giúp thể hiện

tiếng Anh của bạn là gì?

tiếp tiếng Anh hiệu

thấy tự tin hơn khi

được trình độ

quả hơn.

nói tiếng Anh.

tiếng Anh.

Số lượng

23

50

4


Tỉ lệ (%)

29,9

64,9

5,2


Phụ lục 3: Kết quả khảo sát
Phụ lục 3.1 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH
LỚP 10B1 VÀ 10B11 TRƯỜNG THPT KIM SƠN A
SAU KHI KẾT THÚC THỬ THÁCH 100 TYM

1. Bạn đánh giá như thế nào về khả

Rất

năng phát âm của bản thân hiện nay?

tốt

Số lượng

0

14

Tỉ lệ (%)


0

18,2

Tốt

Tạm

Chưa

được

tốt

23

31

29,9

40

Khá

Tệ

Rất tệ

9


0

0

11,8

0

0

2. Bạn tự luyện phát âm ở nhà ở mức

Rất

Thường

Thỉnh

Hiếm

Không

độ như thế nào hiện nay?

thường xuyên

xuyên

thoảng


khi

luyện

Số lượng

37

31

9

0

0

Tỉ lệ (%)

48

40

12

0

0




Khơng

Chưa biết

Số lượng

41

31

5

Tỉ lệ (%)

53,2

40,3

6,5

3. Bạn có tham gia luyện 100 video
TYM lần nữa không?


Phụ lục 3: Kết quả khảo sát
Phụ lục 3.1 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA GIÁO VIÊN
TRƯỜNG THPT KIM SƠN A VỀ LUYỆN NGỮ ÂM CHO HỌC SINH
1. Thầy cô đánh giá tầm quan trọng

Rất quan


Quan

Không

Không

của ngữ âm như thế nào?

trọng

trọng

quan trọng

quan tâm

Số lượng

9

0

0

0

Tỉ lệ (%)

100


0

0

0

2. Trên lớp, thầy cô luyện ngữ âm

Rất

Thường

Thỉnh

cho HS ở mức độ nào?

thường xuyên

xuyên

thoảng

Số lượng

0

1

Tỉ lệ (%)


0

3. Thầy cô giao bài tập về nhà luyện

Theo
giáo
trình

Khơng

1

7

0

11,1

11,1

77,8

0

Rất

Thường

Thỉnh


Hiếm

Khơng

ngữ âm cho học sinh ở mức độ nào?

thường xuyên

xuyên

thoảng

khi

giao

Số lượng

0

0

2

4

3

Tỉ lệ (%)


0

0

22,2

44,4

33,4

luyện

4. Thầy cô đánh giá chủ quan tỷ lệ
học sinh phát âm kém tại lớp mình

< 25%

25% - 50 %

50% - 75 %

> 75%

Số lượng

0

2


4

4

Tỉ lệ (%)

0

22,2

44,4

44,4

giảng dạy là:

5. Mức độ hài lịng của thầy cơ với

Rất

Hài

Khơng

Rất khơng

khả năng phát âm của học sinh lớp

hài lịng


lịng

hài lịng

hài lịng

Số lượng

0

0

9

0

Tỉ lệ (%)

0

0

100

0

mình giảng dạy là:


Phụ lục 4


ĐƯỜNG LINK 100 VIDEO TYM
TYM

Link video TYM

TYM1

/>
TYM2

/>
TYM3

/>
TYM4

/>
TYM5

/>
TYM6

/>
TYM7

/>
TYM8

/>

TYM9

/>
TYM10

/>
TYM11

/>
TYM12

/>
TYM13

/>
TYM14

/>
TYM15

/>
TYM16

/>
TYM17

/>
TYM18

/>

TYM19

/>
TYM20

/>

Nhóm

Link video TYM

TYM21

/>
TYM22

/>
TYM23

/>
TYM24

/>
TYM25

/>
TYM26

/>
TYM27


/>
TYM28

/>
TYM29

/>
TYM30

/>
TYM31

/>
TYM32

/>
TYM33

/>
TYM34

/>
TYM35

/>
TYM36

/>
TYM37


/>
TYM38

/>
TYM39

/>
TYM40

/>

×