ĐỀTHITHỬTHPT
QUỐCGI
AMÔN
NGỮVĂN
Lớp12năm 2023
SevendungNguyen
SỞ & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2022 - 2023
I. MỤC TIÊU ĐỀ THAM KHẢO
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và làm quen với cách làm bài thi THPT quốc gia môn Ngữ văn
12.
- Đề tham khảo bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12
theo các nội dung Đọc hiểu, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của
HS thơng qua hình thức đề kiểm tra tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ THAM KHẢO
- Hình thức: tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình mơn Ngữ văn lớp 12.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề tham khảo.
- Xác định khung ma trận.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ
I. Đọc hiểu
- Phương thức biểu đạt.
- Nêu sự khác biệt của
con người khi chịu sự
làm vỡ từ bên ngoài và
tự làm vỡ từ bên trong
- Nhận biết
được phương
thức biểu đạt
của văn bản.
- Nhận biết
- Lí giải cách hiểu về hình được sự khác
biệt của con
ảnh.
người khi chịu
- Trình bày quan điểm
sự làm vỡ từ
cá nhân
bên ngoài và tự
làm vỡ từ bên
trong
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
II. Làm văn
- Những vấn đề chung
về văn bản và tạo lập
văn bản
- Văn bản nghị luận xã
hội và văn bản nghị
luận văn học
02 câu
1.5 điểm
15 %
- Lí giải
cách hiểu về hình
ảnh: “trứng
gà”, “con
bướm” và “cái
kén”
01 câu
1,0 điểm
10%
Thấp
Cao
-Đưa ra
quan điểm
cá nhân
có đồng
tình với
quan
điểm “người
giàu có
nhất, thường
là người vấp
ngã nhiều
nhất”
khơng? Vì
sao?
01 câu
0,5 điểm
0,5%
Tích hợp kiến -Viết bài văn
thức, kĩ năng nghị luận văn
đã học để thực học thể hiện:
hiện việc tạo Cảm nhận vẻ
lập văn bản đẹp của nhân
sau:
vật bà cụ Tứ
-Viết một
trong đoạn
đoạn văn
văn được
nghị luận xã trích dẫn. Từ
4 câu
3.0 điểm
30%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Tổng câu
Điểm
Tỉ lệ
2 câu
1.5 điểm
15 %
1 câu
1,0 điểm
10%
hội trình bày
suy nghĩ về
vấn đề: Tuổi
trẻ cần làm
gì để đối
mặt với
những thử
thách?
01 câu
2 điểm
20%
2 câu
2,5 điểm
25%
đó nhận xét
về chiều sâu
nhân đạo
trong ngịi bút
Kim Lân
được thể hiện
qua đoạn
trích.
01 câu
02 câu
5.0 điểm
7.0 điểm
50%
70%
01 câu
Số câu: 6 câu
5.0 điểm
Số điểm:10đ
50%
Tỉ lệ: 100%
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học: 2022 – 2023
MƠN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (khơng kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Khổ có thể giúp một người trưởng thành.
Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính
là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngồi là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là
trưởng thành.
Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngồi, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của
người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã
thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh. Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa
muốn thốt ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thốt ra. Nhưng khơng ngờ rằng, sau khi
con bướm thốt ra ngồi, nó lại khơng thể duỗi đơi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.
Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái,
nhưng sau này nó sẽ khơng có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong
cuộc đời
…Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể
thành cơng là người mỗi lần vấp ngã, khơng chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục
bước đi.
( />Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngồi và tự làm vỡ từ
bên trong là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả đưa những hình ảnh “trứng gà”, “con bướm” và “cái kén” trong
văn bản nhằm mục đích gì?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều
nhất” khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Tuổi trẻ cần làm gì để đối mặt với những thử thách?
Câu 2 (5.0 điểm)
(...) Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tơi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…
Chẳng qua nó cũng là cái số cả...
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lịng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn
mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dịng nước mắt... Biết rằng chúng nó có
ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê
tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người
ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng
lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ,
nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài
ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà
ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng
mày về sau.
(Trích “Vợ nhặt” – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2008)
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét về chiều sâu
nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện qua đoạn trích.
---------------------HẾT----------------------
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1
Phần
Câu
ĐỌC HIỂU
1
2
3
I
4
LÀM VĂN
Câu 1
II
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN
Năm học: 2022 - 2023
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Nội dung
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/ Nghị luận.
Điểm
3, 0
0,75
Sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngoài và tự làm vỡ
từ bên trong là: Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất
định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình 0,75
từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng
giống như là được tái sinh.
Việc tác giả đưa những hình ảnh “trứng gà”, “con bướm” và “cái
kén” trong văn bản nhằm mục đích:
- Giúp người đọc thấy được quá trình sinh nở, trưởng thành của con gà, con
bướm đều bắt nguồn từ sự vận động tự bên trong: gà con phải tự phá vỡ vỏ
1.0
trứng của mình, con bướm phải tự phá kén thì mới có thể sinh tồn được.
-Từ đó có sự liên tưởng tới quá trình trưởng thành của con người phải xuất
phát từ sự khổ luyện của chính bản thân.
* Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ khơng đồng tình / đồng tình
một phần (0,25đ)
- Lí giải hợp lí, thuyết phục (0,25đ)
* Gợi ý: Đồng tình, vì:
- Sau mỗi lần vấp ngã, họ sẽ rút ra được kinh nghiệm, biết mình thiếu sót ở 0,5
đâu từ đó sẽ trau dồi thêm tri thức- họ trở thành những người giàu tri thức.
- Sau mỗi lần vấp ngã, họ luôn tự đứng dậy, dũng cảm bước tiếp- họ trở
thành những người giàu nghị lực và đạt được thành công trong cuộc sống.
* Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề.
7, 0
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn
2, 0
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Tuổi trẻ cần
làm gì để đối mặt với những thử thách?
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ).
0,25
- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0, 25
Những điều tuổi trẻ cần làm khi đối mặt với những thử thách
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận:Học sinh vận dụng phối hợp các thao
tác lập luận và trải nghiệm của bản thân để bày tỏ quan điểm riêng một cách 1, 0
hợp lí, thuyết phục, sâu sắc theo những cách khác nhau. Có thể triển khai
theo hướng
- Khi đối mặt với thử thách, tuổi trẻ cần
+ Phải dũng cảm, chấp nhận những thử thách mà mình gặp phải.
+ Phải suy nghĩ tích cực, lạc quan, tin vào khả năng của bản thân có thể
vượt qua được những khó khăn của cuộc sống.
+ Phải kiên trì thực hiện mục tiêu bằng những hành động cụ thể, khơng
thoả hiệp trước những thử thách, khó khăn.
- Mở rộng, nâng cao: Nhận thức được việc đối mặt với thử thách là cơ hội
để làm nên thành công, tuổi trẻ cần tích cực học tập và tu dưỡng đạo đức,
rèn luyện ý chí, nghị lực, có tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị 0, 25
luận.
e. Chính tả dùng từ đặt câu:
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
Câu 2
0, 25
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên. Từ đó,
nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện 5, 0
qua đoạn trích.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề,
0,25
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ,
qua đó thấy được chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể hiện 0, 5
qua đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được những
yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và đoạn trích.
* Vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ qua đoạn trích:
- Giới thiệu vài nét về cuộc đời, số phận của bà cụ Tứ
Bà cụ Tứ là người hiện thân cho cuộc đời, số phận người nông dân nghèo
khổ, bất hạnh trước cách mạng tháng Tám (thể hiện qua nỗi buồn tủi, chua
xót, lo lắng của bà).
- Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật bà cụ Tứ
Chính từ hồn cảnh sống bi thảm nhất, đoạn văn thắp sáng vẻ đẹp tâm hồn
bà cụ Tứ.
+ Giàu tình yêu thương con: day dứt, trăn trở về bổn phận làm mẹ; xót
thương số kiếp con trai mình chỉ lấy được vợ trong cảnh đói kém; nhìn thấy
trước được những ngày hiện tại chênh vênh của con bằng sự hiểu biết và 3.0
từng trải; lo lắng đến thắt lòng khi hạnh phúc của con kề bên miệng vực của
cái đói và cái chết; hiểu niềm khát khao hạnh phúc của con và “mừng lịng”
khi con tìm được hạnh phúc.
+ Giàu lòng bao dung, nhân hậu: Đồng cảm với người đàn bà đói khổ
trước sự lựa chọn bất đắc dĩ bằng ánh mắt cảm thông, thấu hiểu; chấp nhận
cưu mang người “vợ nhặt”; cư xử với “nàng dâu mới” bằng suy nghĩ, thái
độ, lời nói ân cần, bằng tình người, tình thân ấm áp.
+ Ln lạc quan, hi vọng ở tương lai và nghị lực sống mãnh liệt: bảo
ban, động viên, an ủi các con hướng về một tương lai tốt đẹp; gieo vào lịng
các con mình niềm tin cuộc sống, niềm hy vọng đổi đời bằng triết lí dân
gian giản dị sâu sắc.
* Nghệ thuật: Vẻ đẹp tâm hồn bà cụ Tứ được nhà văn khắc họa rõ nét qua
tình huống truyện éo le, độc đáo; bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh; cách
miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, phức tạp; cách dựng đoạn đối thoại, độc
thoại sinh động; ngôn ngữ giản dị, đời thường, giàu hình ảnh, đậm chất
nơng thơn đã mang đến vẻ đẹp mộc mạc, chân quê, nồng hậu của người mẹ
nông dân,....
* Đánh giá - Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người mẹ nơng dân
nghèo khổ trong nạn đói 1945. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của bà cụ Tứ là
ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những người mẹ Việt Nam giàu lòng nhân
hậu, bao dung, rất mực thương con, nghị lực sống mạnh mẽ và luôn lạc
quan tin tưởng ở tương lai tươi sáng.
- Đoạn văn cũng khẳng định tấm lòng, tài năng, cảm hứng nghệ thuật và
phong cách sáng tác của một cây bút văn chương xuất sắc, nặng lòng với
người dân quê. Kim Lân là nhà văn của người nông dân “một lòng đi về với
“đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn”
(Nguyên Hồng).
* Nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân được thể
hiện qua đoạn trích
- Nhà văn gián tiếp tố cáo tội ác của phát xít Nhật và thực dân Pháp đã gây
ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 cho nhân dân ta.
0.5
- Nhà văn đau đớn, xót xa trước tình cảnh khốn cùng nhất của người nơng
dân.
- Nhà văn đi sâu khám phá, trân trọng nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của người
lao động, đặc biệt là vẻ đẹp tình người.
- Nhà văn đồng cảm sâu sắc và ngợi ca khát vọng thiết tha chính đáng của
con người đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc (nét mới trong ngòi
bút nhân đạo của nhà văn).
- Nhà văn có cái nhìn lạc quan mới mẻ về tương lai của người nơng dân
(nét mới trong ngịi bút nhân đạo của nhà văn).
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ
0, 5
về vấn đề nghị luận
e. Chính tả dùng từ đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
0, 25
TỔNG ĐIỂM
10,0
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI SỐ 2
ĐỀ THI THỬ
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THƠNG NĂM 2023
Bài thi mơn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: ………………………………………………Số báo danh: …………………………
________________________________________________________________________________
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên
tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời
này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù
sóng gió, giơng bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến
được đất liền. Sống mà khơng biết tự cứu lấy mình, sống thụ động bng thả, thì cũng giống như một con
bè trên dịng nước lớn, để mặc sóng gió xơ đâu trơi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhồi vì giơng
bão cuộc đời.
… Chẳng xuống nước thì khơng thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế
khác nào tự đào hố chơn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động
giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em khơng cứu mình thì ai cứu được
em.
(Em khơng tự cứu mình thì ai cứu em - Rosie Nguyễn, Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, NXB Hội nhà
văn 2017, trang 120-121)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Theo quan điểm tác giả, sống trong thế chủ động là sống như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:
“Dù sóng gió, giơng bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới
đến được đất liền”..
Câu 4. Anh chị có đồng tình với ý kiến: “Chẳng xuống nước thì khơng thể biết bơi”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua tác phẩm
“ Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi. Từ đó, nhận xét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn?
-------------------- HẾT --------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và
thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm tồn bài, làm trịn đến 0,25.
II. Đáp án và thang điểm.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
ĐỌC – HIỂU
3.0
1
2
- Theo tác giả, sống trong thế chủ động là:
+ Chủ động bày tỏ ý kiến, chủ động đấu tranh , tích cực, tự giác trong lao
động và học tập - Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh.
+ Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động
giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình
( Thí sinh chỉ cần đạt được một trong hai ý trên)
0.5
0.5
1.0
3
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ
- Hiệu quả :Làm cho câu văn giàu hình ảnh, tăng sức thuyết phục. Đồng
thời khẳng định một cách hình tượng ý nghĩa của lòng quyết tâm, sự kiên
định qua việc sống trong thế chủ động sẽ giúp con người vượt qua những khó
khăn, thử thách trong cuộc sống.
1.0
4
Thí sinh có thể đồng ý, khơng đồng ý hoặc vừa đồng ý vừa khơng đồng ý,
miễn sao có lí giải hợp lí. Sau đây là vài gợi ý:
- Đồng ý. Vì đó là điều hiển nhiên, khơng ai có thể học bơi trên cạn mà
phải xuống nước. Khơng ai qua lí thuyết mà có thể đạt được kết quả.
Thành tựu chỉ đến khi ta tích cực trải nghiệm, chủ động nỗ lực khơng
ngừng trong cơng việc của mình.
- Khơng đồng ý. Vì đơi khi thành cơng khơng đi đơi với việc tích cực trải
nghiệm, mạo hiểm dấn thân mà có thể đến từ sự may mắn.
- Đồng ý một nửa: Dung hòa hai ý kiến trên
LÀM VĂN
7.0
Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động.
2.0
I
II
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
1
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận. Có đủ các phần mở đoạn, thân và
kết đoạn. Phần thân đoạn phải triển khai được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
- Nêu vấn đề nghị luận: Việc sống trong thế chủ động có ý nghĩa to lớn
trong cuộc đời mỗi người:
- Giải thích: Thế nào là sống trong thế chủ động là lối sống tích cực, chủ
động dấn thân, tự vạch lối, tìm hướng đi cho mình, khơng trơng chờ, ỷ lạ,
dựa dẫm vào người khác…
- Phân tích, chứng minh:
- Ý nghĩa của việc sống trong thế chủ động:
+ Đó là lối sống đẹp, chứng tỏ con người có khát vọng vươn lên.
+ Là điều kiện để đạt đến sự thành công.
….
- Bàn luận, mở rộng
+ Cá nhân cần chủ động trong cuộc sống, tránh thụ động hoặc để người khác
áp đặt.
+ Cần tích cực tham gia các hoạt động để bản thân năng động, sáng tạo
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0.25
0.25
1.0
0.25
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt.
2
5.0
Cảm nhận tâm trạng và hành động của Mị trong đên tình mùa xuân
a. . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết
bài.Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tâm trạng và hành động của Mị trong
đêm tình mùa xuân. Nhận xét đắc sắc nghệ thuật của đoạn văn
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu tác giảTơ Hồi, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và đoạn văn
0.25
0.25
0.5
* Cảm nhận về tâm trạng và hành động của nhân vật Mị. Nhận xét đặc sắc
nghệ thuật
3.0
- Nêu khái quát về thân phận Mị (trong cuộc sống làm dâu nhà thống lí Pá
tra)
0.25
+ Mị vốn là người có phẩm chất đẹp đẽ (sống hiếu thảo với cha ; trẻ đẹp
yêu đời, có tài thổi sáo)
+ Bị bắt làm dâu gạt nợ cho thống lí Phá Tra, Mị sống kiếp nô lệ, cô đã
phản ứng quyết liệt, muốn dùng cái chết để phản đối.Nhưng vì thương cha,Vì
món nợ truyền kiếp, Mị phải sống câm lặng, cam chịu.
-Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng :
- Mùa xuân trên núi cao với những sắc xuân rực rỡ “ Những chiếc
0.25
váy hoa… xoè ra như con bướm sặc sỡ”, “ Hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại
đổi ra mầu đỏ au, đỏ thẫm, rồi sang màu tím man mát”
- Những âm thanh rộ rã báo hiệu mùa xuân: “ Đám trẻ… chơi quay,
cười ầm trên sân chơi trước nhà” ; âm thanh tiếng sáo, tiếng khèn dập dìu
của nam nữ thanh niên…
-Tâm trạng và hành động của Mị :
+ “ Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi . Mị nhẩm lại bài hát
của người đang thổi” tiếng sáo đã đánh thức kỉ niệm của một thời con
gái của Mị “ ngày trước Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này, Mị uống rượu bên
bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi,thổi lá cũng hay như thổi sáo …”.
Với Mị, tiếng sáo là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng
hạnh phúc.
2.0
+ Ngày tết, Mị cũng uống rượu “ Mị lén lấy hũ rượu uống ừng ực
từng bát …” Men rượu như tăng thêm nồng nàn sức trẻ đang bừng lên trong
Mị, Mị thấy phơi phới trở lại, “ Mị trẻ lắm,Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”.
+ “ Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa
đèn cho sáng”.Ngọn đèn làm ấm lên gian buổng tối tăm, lạnh lẽo. Hơi rượu
nồng nàn cùng tiếng sáo rập rờn, thôi thúc Mị đi đến quyết định : Muốn đi
chơi. “ Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở giá trong.”
+ Đúng lúc ấy, sợi dây trói tàn bạo của ASử siết chặt vào khát vọng
của Mị, ý muốn đi chơi bị chặn đứng.
+ Thực tại cứa vào da thịt bằng những lằn dây trói. “ Trong bóng tối,
Mị đúng lặng như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị
vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Mị vùng bước đi nhưng
tay chân đau không cựa được” . Mộng du tan biến trong ý nghĩa cay đắng về
thân phận “Mị thổn thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa”.
=> Tâm hồn chai sạn của Mị đã sống lại, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh
liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lịng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ
hội để bùng lên mạnh mẽ. Dù sự nổi loạn của Mị khơng thể giải thốt số phận
cơ nhưng đây là nền tảng nhóm lên thêm ngọn lửa sức sống trong cô, để sức
sống không lụi tắt hẳn, chuẩn bị cho một sự phản kháng trong tương lai: cắt
dây trói cho A Phủ.
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn
+ Khả năng phân tích tâm lí nhân vật
+ Sự am hiểu về phong tục tập quán và đời sống con người Tây Bắc
+ Ngôn ngữ giản dị, lối trần thuật rất tự nhiên, hấp dẫn
…..
0.5
* Đánh giá chung:
- Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí Mị trong đêm tình mùa xn cho thấy rõ
nét phẩm chất, tính cách trong Mị - người con gái Tây Bắc tiềm tàng sức
sống.
- Vợ chồng A Phủ chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc
0.5
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt.
0.25
e. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
0.25
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022-2023
Bài thi môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút , không kể thời gian giao đề
----------------
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Khu nhà nữ cơng nhân rộn rịp người ra vào, nhộn nhạo những tiếng cười, tiếng mời chào,
cả tiếng la hét. Đào không đi chơi đâu. Một lá thư mới nhận làm chị bàng hoàng. Ơng trung đội
trưởng già phụ trách lị gạch của nơng trường mới gặp chị có vài bận mà đã dám ngỏ lời táo bạo.
Mới đọc được mươi dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được, người ta coi
thường chị đến thế kia ư. Nhưng khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra, như
mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khơ cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ rào rạt
không thể nén lại nổi, khiến chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng nhưng trong mí mắt lại như đã
mọng đầy nước mắt chỉ định trào ra. Từ ngày goá bụa đến nay chưa ai nói được với chị một câu
nào yêu thương, một lần gắn bó, chưa ai khao khát đến chị, coi chị là nguồn hạnh phúc của họ, là
niềm an ủi cho họ. Những dòng, những chữ trong bức thư xa lạ ngân vang mãi trong lòng chị, vang
dội đến tận những kẽ ngách sâu kín nhất, thức tỉnh nỗi khao khát yêu đương, khao khát hạnh phúc
mà chị cố hắt hủi, vùi nén một cách bất lực từ ngót chục năm nay.
(Trích Mùa lạc – Nguyễn Khải)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích đề cập đến sự việc gì
Câu 3. Tâm trạng của Đào khi nhận được bức thư của ông trung đội trưởng
Câu 4. Từ đoạn trích trên trình bày suy nghĩ của anh/chị về niềm khao khát hạnh phúc chính đáng
của mỗi con người.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trị của
ý chí
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau:
“…Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết
bao nhiêu cơ sự, vừa ai ốn vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ơi, người ta dựng vợ
gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này.
Cịn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó
có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát này khơng.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà
áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta
mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ... Thơi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo
lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó
n bề nó, chẳng may ra ơng giời bắt chết cũng phải chịu chết chứ biết thế nào mà lo cho hết
được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thơi thì các con đã phải dun phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... Tràng thở đánh
phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ
tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời
cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về
sau.
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.28-29)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm……trang)
Phần
Câu
I
1
Nội dung
Điểm
ĐỌC HIỂU
3,0
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
0,75
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh khơng trả lời đúng phương thức “nghị luận”: khơng cho
điểm
2
Đoạn trích đề cấp đến sự việc Đáo nhận được bức thư của ngỏ lời của
ơng trung đội trưởng phụ trách lị gạch.
0,75
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu học sinh trình bày theo cách khác mà vẫn đảm bảo được ý đúng
vẫn cho 0,75 điểm.
3
- Tâm trạng của Đào khi nhận được thư của ông trung đội trưởng đội
lị gạch:
1,0
+ Giận dữ tưởng như có thể xé nát bức thư
+ khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra.
+ Nỗi vui sướng kỳ lạ rào rạt không thể nén lại nổi, khiến chị ngây
ngất, muốn cười to một tiếng nhưng trong mí mắt lại như đã mọng
đầy nước mắt chỉ định trào ra.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 3 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
4
Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân với bản thân. Có thể theo gợi ý
sau:
Mỗi con người sống trên đời, ai ai cũng có quyền được khao khát hạnh
phúc chính đáng, dù đó là người giàu hay nghèo, người bình thường hay
người khuyết tật. Điều quan trọng là chúng ta phải cố gắng, nỗ lực để
thực hiện nó.
Hướng dẫn chấm:
0,5
-Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.
II
1
LÀM VĂN
7,0
Viết đoạn văn về vai trị của y chí
2,0
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
0,25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,25
Vai trị của ý chí đối với mỗi người
c. Triển khai vấn đề nghị luận
0,75
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trị của ý chí
đối với mỗi con người. Có thể theo hướng sau:
Người giàu ý chí, nghị lực ln có sức sống mạnh mẽ, dám đương
đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi
đến thành công.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu,
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận khơng chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng,
không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng
hoặc dẫn chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Khơng cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải
0,5
nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo
trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2
Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
Nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả (0,25 điểm), nhân vật bà cụ Tứ (0,25
điểm).
0,5
* Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ được thể hiện trong đoạn trích.
2,5
- Cuộc đời: Nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con cơi ở xóm
ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng
khiếp).
- Tình thương con và tấm lịng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu
lẽ đời:
+ Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót
thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã
khơng làm trịn bổn phận với con.
+ Nén vào lịng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con
dâu. Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc.
+ Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau,
chăm chỉ làm ăn.
- Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống: Trong hoàn cảnh dù khắc nghiệt
nhất, đáng buồn tủi nhất bà vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui
sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành
chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian
giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
- Nghệ thật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân
vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ các phẩm chất, vẻ đẹp của nhân
vật: 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Cảm nhận sơ lược, không rõ các phẩm chất, vẻ đẹp: 0,25 điểm - 0,5
điểm.
* Đánh giá
0,5
- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện
được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm
Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt
Nam.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo
0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong q
trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm
nổi bật hình tượng nhân vật; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực
tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm
..........................Hết............................
10,0