Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Luyện đề đọc hiểu thơ trào phúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.24 KB, 3 trang )

Luyện đề
Đề số 01: Đọc bài thơ sau:
Chế học trò ngủ gật
Trò trẹt chi bay học cạnh thầy
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi(1) đâu đây la liệt đảo,
Ma men(2) chi đấy tít mù say.
Dễ thường bắt chước Chu Y(3) đó,
Quyển có câu thần vậy gật ngay.
(Thơ Nguyễn Khuyến, tr. 13, NXB Văn Học, 2010)
Chú thích:
(1)
Đồng nổi: tức lên đồng. Cả câu ý nói: học trị ngủ gật, lảo đảo như lên đồng.
(2)
Ma men: chỉ người nghiện rượu
(3)
Chu Y: Nghĩa đen là áo đỏ. Đây chỉ một “vị thần” mặc áo đỏ báo cho biết một câu văn
hay, lấy tích từ chuyện về Âu Dương Tu. Âu Dương Tu đi chấm thi, hễ thấy một người áo
đỏ gật đầu sau đó y rằng ơng đọc đến một câu văn hay. Lúc đầu, ơng tưởng có một người
nào đấy, sau định thần nhìn kỹ thì chẳng có gì.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì?
A. Vần lưng
B. Vần chân C. Vần liền
D. Vần chân, vần liền, vần cách
Câu 2. Đối tượng của tiếng cười trong bài thơ là ai?
A. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp.
C. Là người say rượu.
B. Là học trò.


D. Là thầy đồ.
Câu 3. Bài thơ có cách ngắt nhịp như thế nào?
A. Nhịp 4/3
B. Nhịp 3/4
C. Nhịp 3/3/1
D. Nhịp 2/2/3
Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?
A. 1 – 2 và 3 – 4
C. 5 – 6 và 7 – 8
B. 3 – 4 và 5 – 6
D. 1 – 2 và 7 – 8
Câu 5. Giọng điệu chủ đạo trong bài thơ là gì?
A. Mỉa mai – châm biếm
C. Đả kích phê phán
B. Hài hước
D. Đùa cợt nhẹ nhàng
Câu 6. Dòng nào sau đây gồm những từ láy tượng hình?
A. nồng nặc, lim dim
B. gật gà gật gưỡng, trò trẹt, ma men
C. la liệt, trò trẹt, lim dim
D. gật gà gật gưỡng, lim dim, la liệt.
Câu 7. Câu nào dưới đây nói đầy đủ về đặc điểm của học trò trong bài thơ?
A. say rượu, ngủ gật trong khi học, nói năng giọng khê nồng nặc.
B. giọng khê nồng nặc, mắt lim dim, gật gà gật gưỡng, lảo đảo như lên đồng.
C. nói chuyện, ngủ gật, không chú ý học bài.
D. lảo đảo như lên đồng, không nghe giảng, không ghi chép, không suy nghĩ.
Câu 8. Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?
A. Coi khinh những anh học trị có thói xấu.
B. Chế giễu cái xấu để học trị nhận ra cái sai của mình mà sửa đổi.
C. Phê phán đạo học thời mạt vận.

D. Cả đáp án B và C.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,/Mắt lại lim dim nhắp đã cay”


Câu 10. Là học sinh, em rút ra thông điệp gì qua bài thơ? trả lời trong đoạn văn 5- 7 dòng.
Bài tập Tiếng Việt
1. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Từ nào đồng nghĩa với từ gầy?
A. Mũm mĩm
B. Đầy đặn
C. Mảnh mai
D. Trịn trịa
Câu 2. Từ nào có thể thay thế cho từ chết trong câu “Xe của tôi bị chết máy”?
A. Hỏng
B. Qua đời
C. Tiêu đời
D. Mất
Câu 3. Chỉ ra từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
- Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác – Lênin thế giới Người hiền.
- Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.
A. đi – theo tổ tiên – trường sinh.
C. đi – theo tổ tiên – nhẹ cánh bay.
B. đi – lên đường – nhẹ cánh bay.
D. đi – lên đường – trường sinh.

Câu 4. Từ nào sau đây mang sắc thái nghĩa chỉ sự thân mật, bỗ bã?
A. Ăn
B. Xơi
C. Chén
D. Hốc
Câu 5. Từ nào sau đây mang sắc thái nghĩa chỉ sự kính trọng, người gửi thường có vai vế thấp hơn
người nhận?

A. Tặng
B. Cho
C. Bố thí
D. Biếu
Câu 6. Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu Trơng nó làm thật chướng mắt.
A. Khó chịu
B. Khó coi
C. Khó khăn
D. Dễ nhìn
Câu 7. Đọc đoạn văn sau và chỉ ra sắc thái nghĩa của những từ in đậm:
Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn,
lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề
treo lơ lửng.
A. Các từ in đậm có nghĩa hồn tồn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.
B. Các từ in đậm có nghĩa hồn tồn khác nhau.
C. Các từ in đậm có nghĩa trái ngược nhau.
D. Các từ in đậm có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.
Câu 8. Từ in đậm nào dưới đây chỉ màu xanh tươi mỡ màng?
- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.
- Tháng tám trời thu xanh thắm.
- Suối dài xanh mướt nương ngô.

A. Xanh ngắt
B. Xanh biếc
C. Xanh thắm
D. Xanh mướt
Câu 9. Từ in đậm nào sau đây chỉ ánh sáng mang sắc thái sáng long lanh, lấp lánh?
- Sáng bạch rồi mà vẫn cịn ngủ.
- Mặt hồ sáng lống dưới ánh nắng.
- Căn phòng sáng choang ánh điện.
- Lửa cháy sáng rực một góc trời.
A. Sáng bạch
B. Sáng lống
C. Sáng choang
D. Sáng rực
Câu 10. Từ in đậm nào dưới đây chỉ màu trắng mang sắc thái trắng hoàn toàn, khơng có vết
nào của màu khác?
- Những khn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá.


- Bơng hoa huệ trắng muốt.
- Đàn cị trắng phau.
- Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
A. Trắng bệch
B. Trắng muốt
C. Trắng phau
D. Trắng xóa
Câu 11. Từ hi sinh trong câu sau thể hiện thái độ gì của tác giả?
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào Việt Nam.
A. Bất lịch sự, không tôn trọng người đã khuất.
B. Chấp nhận được nhưng không đáng trân trọng.
C. Thô thiển, không coi trọng người đã khuất.

D. Thể hiện sự thành kính, tơn trọng đối với người đã khuất.
Câu 12. Câu nào sau đây sử dụng đúng sắc thái nghĩa của từ ngữ được in nghiêng?
A. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhắn ấy.
B. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhặt ấy.
C. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhoi ấy.
D. Cậu không nên để ý chuyện nhỏ nhen ấy.
2;. Bài tập tự luận: Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong trường hợp sau:
a. Có lúc vểnh râu vai phụ lão
Cũng khi lên mặt dáng văn thân
(Trần Tế Xương, Tự trào I)
b. Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)
c. Ghế tréo long xanh ngồi bảnh choẹ
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi
( Nguyễn Khuyến, Tiến sĩ giấy)
__________________________________



×