Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đề cương xuất nhập cảnh trong du lịch 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.58 KB, 25 trang )

XUẤT NHẬP CẢNH TRONG DU LỊCH
Câu 1: Trình bày các khái niệm: hải quan, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, lưu trú, hộ
chiếu, thị thực?
+ Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận
tải, phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp
luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà
nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính
sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
(Khoản 4 – Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt
Nam, 2019)
+ Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt
Nam. (Khoản 6 – Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam, 2019)
+ Quá cảnh là việc người nước ngoài đi qua hoặc lưu lại khu vực quá cảnh tại cửa khẩu
quốc tế của Việt Nam để đi nước thứ ba. (Khoản 5 – Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh,
cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam, 2019)
+ Lưu trú là việc cơng dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú
trong thời gian ít hơn 30 ngày. (Khoản 6 – Điều 2, Luật Cư trú, 2020)
+ Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân
thân. (Khoản 3 – Điều 2, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, 2019)
+ Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước
ngoài nhập cảnh Việt Nam. (Khoản 11 – Điều 3, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam, 2019)
Câu 2: Trình bày các loại hộ chiếu và thời hạn của hộ chiếu?
+ Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân
thân. (Khoản 3 – Điều 2, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, 2019)
+ Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thơng tin được mã
hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. (Khoản 4 – Điều 2, Luật Nhập cảnh,


xuất cảnh của công dân Việt Nam, 2019)
Hộ chiếu chia ra theo các loại sau và thời hạn như sau: (Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BNG)
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được
gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không gia hạn;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn khơng quá 12 tháng và không
được gia hạn.
Thời hạn của hộ chiếu được quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh,
1


nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cụ thể như sau:
+ Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia
hạn một lần không quá 03 năm, trong đó:

Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu cơng vụ cấp trong trường hợp bị hỏng hoặc
mất khi đi cơng tác ngắn hạn ở nước ngồi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh,
nhập cảnh của cơng dân Việt Nam 2019 có giá trị 01 năm;

Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu cơng vụ cấp trong trường hợp hộ chiếu hết
trang hoặc gia hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam 2019 không dài hơn thời hạn của hộ chiếu cũ và tối thiểu là 01 năm.
+ Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu cơng vụ cấp cho người có thay đổi về chức vụ
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
2019 không dài hơn thời hạn của hộ chiếu cũ và tối thiểu là 01 năm.
+ Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp, gia hạn cho người quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 không dài hơn
thời hạn hộ chiếu của người mà người đó đi theo, đi thăm và tối thiểu là 01 năm.
Câu 3: Trình bày các đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao?
Đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao theo (Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của cơng

dân Việt Nam 2019) như sau:
(1) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Đảng, Ủy viên, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương
Đảng thành lập, Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;
Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Đảng ủy Khối các
cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trợ lý của Ủy viên Bộ Chính trị.
(2) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu, Ủy viên Thường trực cơ quan của Quốc hội; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phịng Quốc hội;
Tổng Kiểm tốn nhà nước, Phó Tổng Kiểm tốn nhà nước; đại biểu Quốc hội; trợ lý, thư ký
của Chủ tịch Quốc hội.
(3) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch
nước; đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước.
(4) Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu, cấp phó của người
đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ thành lập;
người đứng đầu Tổng cục hoặc tương đương;
Sĩ quan tại ngũ, đang cơng tác có cấp bậc hàm Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên;
đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ.
(5) Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước, nguyên
Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư
2


Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, ngun Phó Thủ
tướng Chính phủ.
(6) Chánh án, Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao.
(7) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

(8) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(9) Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam.
(10) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất, Bí thư Thường
trực Trung ương Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(11) Người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ
chức vụ từ Tùy viên trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức
quốc tế liên Chính phủ, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi.
(12) Giao thơng viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
(13) Vợ hoặc chồng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ
tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đi theo hành trình cơng tác.
(14) Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại (11) mục này cùng đi
theo hoặc thăm người này trong nhiệm kỳ công tác.
(15) Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại, lễ tân nhà nước hoặc tính
chất chuyến đi cơng tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ
Hoặc xem xét cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền tại
mục 3 cho những người không thuộc diện quy định tại mục này.
Câu 4: Trình bày các đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ?
Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định đối tượng được cấp hộ
chiếu cơng vụ.
Theo đó, đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ gồm:
1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức
vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp cơng lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức

vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan
tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phịng Quốc hội, Kiểm tốn
nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức
3


vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương
đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
d) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy
thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
đ) Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công
lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
4. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngồi; phóng viên thơng tấn và báo chí
nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
5. Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 4 Điều này đi
theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
6. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xem
xét cấp hộ chiếu cơng vụ theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của
Luật này cho những người không thuộc diện quy định tại Điều này.
Câu 5: Trình bày các trường hợp cơng dân Việt Nam chưa được xuất cảnh?
Điều 21 (Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, 2019) quy định: Công dân
Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến cơng tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp
về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế
và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo
đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Câu 6: Trình bày trách nhiệm của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc
cấp, sửa đổi hộ chiếu?
Điều 48. Trách nhiệm của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi (Luật Xuất cảnh, nhập
cảnh của cơng dân Việt Nam, 2019)
1. Thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy
định của Luật này.
2. Phối hợp với Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trong việc thu thập, cập nhật,
khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; thông báo bằng
văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao
4


thơng tin định danh của người có thẩm quyền cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, trường hợp chưa kết nối
với Cơ sở dữ liệu quốc gia xuất, nhập cảnh của cơng dân Việt Nam thì thơng báo bổ sung danh sách
những người được cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh.
Căn cứ tại Điều 16 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 định nghĩa về
quy trình cấp hộ chiếu phổ thơng ở nước ngồi như sau:
- Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân
dung, giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này và xuất trình hộ chiếu Việt
Nam hoặc giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Trường hợp khơng có hộ chiếu Việt Nam, giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp thì xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi cấp và giấy
tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo
quy định của pháp luật về quốc tịch.
- Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư
trú. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngồi nơi
thuận lợi.
- Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên
quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện
tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu và 03
ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu lần thứ hai trở đi, nếu đủ căn cứ để cấp
hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tại nơi tiếp nhận đề nghị cấp hộ chiếu trả kết
quả cho người đề nghị và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công
an, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong trường hợp chưa kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về
xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Trường hợp chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu hoặc cần kéo dài thời gian để xác định căn cứ
cấp hộ chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu
lý do.
- Thời gian kéo dài để xác định căn cứ cấp hộ chiếu theo quy định tại khoản 4 Điều này được
quy định như sau:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị, cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài gửi văn bản theo mẫu về Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất
nhập cảnh Bộ Công an để xác minh theo thẩm quyền;
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại
giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài;
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của Cơ quan Lãnh sự Bộ
Ngoại giao, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước

ngoài cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị; trường hợp chưa cấp hộ chiếu, cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài trả lời bằng văn bản cho người đề nghị, nêu lý do.
5


- Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo
quy định tại khoản 2 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Câu 7: Trình bày giá trị sử dụng, hình thức và kí hiệu của thị thực?
Điều 7. Hình thức và giá trị sử dụng của thị thực
1. Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua
giao dịch điện tử là thị thực điện tử.
2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ
chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ;
b) Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối
với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu
vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ
chức; thành viên tàu qn sự nước ngồi đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến
thăm ngồi phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu.
3. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp
quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có giá trị một lần.
4. Thị thực không được chuyển đổi mục đích, trừ các trường hợp sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
c) Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác
nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận khơng thuộc
diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
5. Trường hợp chuyển đổi mục đích thị thực theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được

cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi. Trình tự, thủ tục cấp
thị thực mới thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
Điều 8. Ký hiệu thị thực
1. NG1 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2. NG2 - Cấp cho thành viên đồn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời
cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. NG3 - Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện
tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con
dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4. NG4 - Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ
6


quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ,
chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự,
cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
5. LV1 - Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
6. LV2 - Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.
7. LS - Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
7a. ĐT1 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước

ngồi đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề
ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
7b. ĐT2 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước
ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào
ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
7c. ĐT3 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước
ngồi đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
7d. ĐT4 - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước
ngồi đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
8. DN1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách
pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8a. DN2 - Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại,
thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức
phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
10. NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước
ngồi, văn phịng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chun mơn khác của nước ngồi tại
Việt Nam.
11. NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngồi, văn phịng đại
diện, chi nhánh của thương nhân nước ngồi, văn phịng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ
chức chun mơn khác của nước ngồi tại Việt Nam.
12. DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.
13. HN - Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
14. PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
15. PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
16. LĐ1 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại VN có xác nhận khơng thuộc diện cấp giấy
phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
16a. LĐ2 - Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động.
7



17. DL - Cấp cho người vào du lịch.
18. TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài
được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc
người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
19. VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
20. SQ - Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
21. EV - Thị thực điện tử.
Câu 8: Trình bày thời hạn thị thực và các điều kiện cấp thị thực?
Điều 9. Thời hạn thị thực
1.Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
2. Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn khơng q 03 tháng.
3. Thị thực ký hiệu VR có thời hạn khơng q 06 tháng.
4. Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3,
DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn khơng q 12 tháng.
5. Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn khơng q 02 năm.
5a. Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn khơng quá 03 năm.
6. Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn khơng q 05 năm.
7. Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
8. Thời hạn thị thực ngắn hơn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
9. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị
thực cấp theo điều ước quốc tế.
Điều 10. Điều kiện cấp thị thực
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại
Điều 16a, Điều 16b và khoản 3 Điều 17 của Luật này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
4. Các trường hợp sau đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a) Người nước ngồi vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo
quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy
định của Luật luật sư;
c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao
động hiện hành;
d) Người nước ngồi vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo
dục của Việt Nam.
5. Thị thực điện tử cấp cho người nước ngồi có hộ chiếu và không thuộc diện quy định tại
các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này.
Câu 9: Trình bày cơ quan, tổ chức và các nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập
cảnh Việt Nam?
Điều 14. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài
8


1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy
định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, bao gồm:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ
tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b) Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm
toán nhà nước; Bộ trưởng và tương đương; Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của
Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
đ) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam;

e) Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
g) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên
hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;
h) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngồi; văn phịng đại diện tổ chức
kinh tế, văn hóa và tổ chức chun mơn khác của nước ngồi tại Việt Nam;
i) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
k) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngồi có thẻ thường trú hoặc
thẻ tạm trú.
2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp. Công dân Việt Nam
thường trú ở trong nước, người nước ngồi có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú được mời, bảo lãnh
người nước ngoài vào Việt Nam thăm và phải có giấy tờ chứng minh quan hệ với người được mời,
bảo lãnh.
Câu 10: Trình bày quy trình cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của
Việt Nam ở nước ngoài?
Điều 17. Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền
của Bộ Ngoại giao và hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước
ngoài cấp thị thực.
2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi nhận được thông báo của
cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ
chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở
nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ
9


không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc
người giám hộ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan
quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền

cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.
3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị
thực có giá trị khơng q 30 ngày cho người nước ngồi có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát
thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:
a) Người có quan hệ cơng tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước
ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ
Ngoại giao nước sở tại;
b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước
đặt tại nước sở tại.
4. Sau khi cấp thị thực đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu
cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngồi phải thơng báo cho cơ quan quản
lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.
Câu 11: Trình bày quy trình cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế?
Điều 18. Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế
1. Ngoài nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất phát từ nước khơng có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam;
b) Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước;
c) Vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại
Việt Nam tổ chức;
d) Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất
cảnh qua cửa khẩu khác;
đ) Vào để dự tang lễ thân nhân hoặc thăm người thân đang ốm nặng;
e) Vào Việt Nam tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phịng chống thiên tai,
dịch bệnh hoặc vì lý do đặc biệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Người nước ngồi được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá
trị đi lại quốc tế, khai tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh tại đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh.
Trẻ em dưới 14 tuổi được khai chung với tờ khai đề nghị cấp thị thực của cha hoặc mẹ hoặc người
giám hộ trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu với thông báo của cơ quan quản lý
xuất nhập cảnh thực hiện việc cấp thị thực.

Câu 12: Trình bày điều kiện quá cảnh, khu vực quá cảnh?
Điều 23. Điều kiện quá cảnh
Người nước ngồi được q cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
2. Vé phương tiện phù hợp với hành trình đi nước thứ ba;
3. Thị thực của nước thứ ba, trừ trường hợp được miễn thị thực.
Điều 24. Khu vực quá cảnh
10


1. Khu vực quá cảnh là khu vực thuộc cửa khẩu quốc tế, nơi người nước ngoài được lưu lại
để đi nước thứ ba.
2. Khu vực quá cảnh do cơ quan có thẩm quyền quản lý cửa khẩu quốc tế quyết định.
Câu 13: Trình bày hệ thống các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường không, đường biển
và đường sắt ở Việt Nam?
1. Cửa khẩu quốc tế đường bộ:
Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ và Cao tốc, nối liền
các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
STT

Tên cửa
khẩu
Việt Nam

Tên cửa khẩu
Nước ngoài

Tỉnh

Tới quốc

gia

Khu kinh tế

01

Móng Cái

Đơng Hưng

Quảng Ninh

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

02

Hữu Nghị

Hữu Nghị quan

Lạng Sơn

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng
Đăng – Lạng Sơn

03

Tà Lùng

Thủy Khẩu


Cao Bằng

04

Thanh Thủy

Thiên Bảo

Hà Giang

Khu kinh tế cửa khẩu
Thanh Thủy

05

Lào Cai

Hà Khẩu

Lào Cai

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

06

Tây Trang

Pang Hok
(Sop Hun)


Điện Biên

Không

07

Chiềng Khương

Ban Dan

Sơn La

Khu kinh tế cửa khẩu
Chiềng Khương

08

Lóng Sập

Pahang

09

Na Mèo

Namsoi

Thanh Hóa


10

Nậm Cắn

Namkan

Nghệ An

11

Cầu Treo

Namphao

Hà Tĩnh

12

Cha Lo

Naphao

Quảng Bình

13

Lao Bảo

Den Savanh


14

La Lay

Lalay

15

Bờ Y

Phou Keua

Kon Tum

16

Lệ Thanh

O'Yadaw

Gia Lai

17

Gánh Đa

Xneng Chau La

Đắk Lắk


18

Hoa Lư

Trapeang Srer

Bình Phước

19

Xa Mát

Trapeang Phlong

Tây Ninh

Trung Quốc Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng

Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập
Lào

Quảng Trị

Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo



Campuchia

Khơng


11


20

Mộc Bài

Bavet

21

Bình Hiệp

Prey Voir

22

Dinh Bà

Banteay Chakrey

23

Thường Phước

Kaoh Roka

24


Vĩnh Xương

Kaam Samnor

25

Tịnh Biên

Phnom Den

An Giang
(Sơng Tiền)

26

Hà Tiên

Prek Chăk

Kiên Giang

Long An
Đồng Tháp



Khơng




Một số tuyến quốc lộ và cao tốc của Việt Nam được chỉ định tham gia mạng lưới đường bộ
xuyên Á, đó là: Quốc lộ 1, 22, cao tốc CT.01 (AH.1), 2, 5, 70, cao tốc CT.05, cao tốc CT.04
(AH.14), 6, 279 (AH.13), 8A (AH.15), 9A (AH.16), đường Hồ Chí Minh, 14B, 13, 51 (AH.17),
12A, 12C (AH.131), 24, 14, 40 (AH.132).
2. Hệ thống đường hàng không:
+ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
+ Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng)
+ Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (Hải Phịng)
+ Cảng hàng khơng quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên Huế)
+ Cảng hàng khơng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hịa)
+ Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (Cần Thơ)
+ Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang)
+ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh)
+ Cảng hàng không quốc tế Vinh (Nghệ An)
=> Hệ thống đường hàng không Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng là các sân bay quốc tế và
các sân bay nội địa. Các hãng hàng không của Việt Nam và một số quốc gia khác cùng khai thác.
Các sân bay quốc tế gồm: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay
quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Phú Bài, sân bay quốc tế Cam Ranh, sân bay quốc tế Cát Bi, Sân
bay quốc tế Trà Nóc, sân bay quốc tế Phú Quốc, sân bay quốc tế Vinh, Sân bay Chu Lai... sân bay
quốc tế Vân Đồn (là sân bay tư nhân đầu tiên tại Việt Nam do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu
tư), sân bay quốc tế Long Thành (dự án)
Các hãng hàng không của Việt Nam gồm: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific (nay là Pacific
Airlines), Vasco và hai hãng tư nhân vừa được chính phủ ký quyết định cho phép hoạt động
là VietJetAir và Air Speed Up (hãng này đã dừng hoạt động năm 2009 do thua lỗ), Bamboo
Airways (một hãng bay mới của Việt Nam). Trong 5 hãng này, hiện tại duy nhất chỉ có Vasco là
bay các chuyến ngắn ở nội địa (Thành phố Hồ Chí Minh - Phú Quốc, Thành phố Hồ Chí Minh Cơn Đảo...).
Cịn lại, các hãng khác đều khai thác đường bay quốc tế. Riêng Vietnam Airlines có các
đường bay xuyên lục địa mà đáng chú ý là đường bay thẳng đến Mỹ và các nước châu Âu...
Các đường bay quốc tế do Vietnam Airlines và các hãng hàng khơng khác có hoạt động tại
Việt Nam chun chở, xuất phát từ 2 sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài:

12


+ Các đường bay đi Châu Á gồm: Hà Nội - Thành Đơ, Thành phố Hồ Chí Minh - Thành Đô,
Hà Nội - Côn Minh, Hà Nội - Nam Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nam Ninh, Hà Nội - Quảng
Châu, Thành phố Hồ Chí Minh - Quảng Châu, Hà Nội - Thượng Hải, Thành phố Hồ Chí Minh Thượng Hải, Hà Nội - Bắc Kinh, Hà Nội - Seoul, Thành phố Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Busan,
Thành phố Hồ Chí Minh - Busan, Hà Nội - Đài Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh - Đài Bắc, Hà Nội
- Cao Hùng, Thành phố Hồ Chí Minh - Cao Hùng, Hà Nội - Hồng Kông, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hồng Kơng, Hà Nội - Tokyo, Thành phố Hồ Chí Minh - Tokyo, Hà Nội - Nagoya, Thành phố
Hồ Chí Minh - Nagoya, Hà Nội - Osaka, Thành phố Hồ Chí Minh - Osaka, Hà Nội - Yangon,
Thành phố Hồ Chí Minh - Yangon, Hà Nội - Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh - Bangkok, Hà
Nội - Viêng Chăn, Thành phố Hồ Chí Minh - Viêng Chăn, Hà Nội - Luang Prabang, Hà Nội
- Phnôm Pênh, Thành phố Hồ Chí Minh - Phnơm Pênh, Hà Nội - Xiêm Riệp, Thành phố Hồ Chí
Minh - Xiêm Riệp, Hà Nội - Kuala Lumpur, Thành phố Hồ Chí Minh - Kuala Lumpur, Hà Nội
- Singapore, Thành phố Hồ Chí Minh - Singapore, Thành phố Hồ Chí Minh - Doha, Thành phố
Hồ Chí Minh - Abu Dhabi, Thành phố Hồ Chí Minh - Dubai, Thành phố Hồ Chí Minh - Almaty,
Thành phố Hồ Chí Minh - Mumbai, Thành phố Hồ Chí Minh - Ma Cao, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thâm Quyến, Thành phố Hồ Chí Minh - Phúc Châu, Thành phố Hồ Chí Minh - Vũ Hán, Thành
phố Hồ Chí Minh - Đài Trung, Thành phố Hồ Chí Minh - Fukuoka, Thành phố Hồ Chí Minh
- Pakse, Thành phố Hồ Chí Minh - Sihanoukville, Thành phố Hồ Chí Minh – Manila, Thành phố
Hồ Chí Minh - Jakarta, Thành phố Hồ Chí Minh - Bandar Seri Begawan, Thành phố Hồ Chí Minh
- Johor Bahru
+ Các đường bay đi Châu Âu gồm: Hà Nội - London, Thành phố Hồ Chí Minh - London,
Hà Nội - Paris, Thành phố Hồ Chí Minh - Paris, Hà Nội - Frankfurt, Thành phố Hồ Chí Minh Frankfurt, Hà Nội - Moskva, Thành phố Hồ Chí Minh - Moskva, Thành phố Hồ Chí Minh
- Helsinki, Thành phố Hồ Chí Minh - Istanbul
+ Các đường bay đi Châu Phi gồm: Hà Nội - Nairobi
+ Các đường bay đi Châu Đại Dương gồm: Thành phố Hồ Chí Minh - Sydney, Thành phố
Hồ Chí Minh - Melbourne, Thành phố Hồ Chí Minh - Auckland
+ Các đường bay đi Châu Mỹ: Thành phố Hồ Chí Minh – San Francisco, Thành phố Hồ Chí
Minh - Los Angeles

+ Các đường bay nội địa do Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco chuyên chở kết nối các
điểm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Hới, Hải Phòng, Thọ Xuân, Vinh, Điện
Biên Phủ, Huế, Quy Nhơn, Khánh Hịa, Tuy Hịa, Chu Lai, Pleiku, Bn Ma Thuột, Đà Lạt, Cà
Mau, Rạch Giá, Phú Quốc, Côn Đảo, Cần Thơ
Việt Nam hiện nay có tổng cộng 22 sân bay các loại có bãi đáp hồn thiện, trong đó có 8 sân
bay có đường băng dài trên 3.000 m có khả năng đón được các máy bay loại cỡ trung trở lên
như Airbus A320, Airbus A321, Airbus A350, Boeing 787...Việt Nam hiện có 11 sân bay quốc tế
cịn hoạt động.
3. Hệ thống đường biển:
+ Cảng Cái Lân - Hồng Gai (Quảng Ninh)
+ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh)
13


+ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh)
+ Cảng Hải Phịng (Hải Phịng)
+ Cảng Ninh Phúc (Ninh Bình)
+ Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa)
+ Cảng Cửa Lị (Nghệ An)
+ Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh)
+ Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)
+ Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)
+ Cảng Kỳ Hà (Quảng Nam)
+ Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)
+ Cảng Quy Nhơn (Bình Định)
+ Cảng Ba Ngòi - Cam Ranh (Khánh Hòa)
+ Cảng Nha Trang (Khánh Hòa)
+ Cảng Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)
+ Cảng Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu)
+ Cảng Sài Gòn (Tp Hồ Chí Minh)

+ Cảng Cần Thơ (Cần Thơ)
+ Cảng An Thới - Phú Quốc (Kiên Giang)
* Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang đảm nhiệm 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển
trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long đảm nhiệm tới 70% lưu thơng hàng hóa
trong vùng. Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng
Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Năm 2007,
tổng khối lượng hàng hóa thơng qua các cảng tại Việt Nam là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng
Sài Gịn là 55 triệu tấn. Theo dự báo, dự báo lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam
vào năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn/năm và 500-550 triệu tấn/năm vào năm 2020.
Theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009, theo quy hoạch các cảng
tổng hợp quốc gia là các cảng chính trong hệ thống cảng biển Việt Nam, bao gồm:
+ Cảng trung chuyển quốc tế: Vân Phong – Khánh Hòa;
+ Cảng cửa ngõ quốc tế: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu;
+ Cảng đầu mối khu vực: Hòn Gai – Quảng Ninh, Nghi Sơn – Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn
Dương, Vũng Áng – Hà Tĩnh, Dung Quất – Quảng Ngãi, Quy Nhơn – Bình Định, Nha Trang, Ba
Ngịi – Khánh Hịa, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ.
Ngồi ra có các cảng địa phương và các cảng chuyên dùng. Tại Trà Vinh, đã có dự án cảng
trung chuyển. Tại Quảng Trị có dự án cảng nước sâu Mỹ Thủy.
* Các tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sơng chính như: sơng Hồng, sơng
Đà ở miền Bắc; sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ và sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn ở
miền Đơng Nam Bộ. Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam
khoảng 42.000 km, dài nhất là hai con sông: sông Hồng với khoảng 541 km và sông Đà khoảng
543 km. Sông Hậu là con sơng có khúc rộng nhất ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) và Cầu Kè (Trà
Vinh) với chiều ngang khoảng gần 4 km.
14


+ Sông Đà chảy qua các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hịa Bình, Phú Thọ, Hà Nội và
giao nhau với sơng Hồng tại Việt Trì (Phú Thọ)
+ Sơng Hồng chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng

Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định
+ Sông Tiền chảy qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre
+ Sông Hậu chảy qua các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà
Vinh, Sóc Trăng
+ Sơng Sài Gịn và sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng
Nai và Thành phố Hồ Chí Minh
Các cảng sông, quy hoạch theo Quyết định số: 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013:
+ Khu vực phía Bắc: Cảng hàng hóa: gồm 66 cảng, cơng suất quy hoạch đến năm 2020 là
42,01 triệu tấn/năm. Cảng hành khách: gồm 20 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 5,52
triệu lượt khách/năm.
+ Khu vực miền Trung: Gồm 7 cảng hàng hóa.
+ Khu vực phía Nam: Cảng hàng hóa: gồm 56 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là
32,6 triệu tấn/năm (trong đó có 11 cảng chính, cơng suất quy hoạch đến năm 2020 là 10,9 triệu
tấn/năm và 45 cảng khác có cơng suất quy hoạch đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn/năm). Cảng hành
khách: gồm 17 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 29 triệu lượt hành khách/năm
4. Hệ thống đường sắt:
+ Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Đi Trung Quốc
+ Lào Cai - Đi Hà Khẩu, Trung Quốc
Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường
chính nối Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (tuyến đường sắt Bắc - Nam hay đường sắt Thống
Nhất) dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng
Các tuyến đường sắt từ thủ đô Hà Nội:
+ Đường sắt Bắc Nam (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh): 1726 km
+ Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên: 75 km
+ Đường sắt Hà Nội - Lào Cai: 296 km
+ Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng: 102 km
+ Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: 162 km, một đoạn nối xuống Na Dương
Các tuyến khác
+ Đường sắt cao tốc Bắc Nam (dự án chưa được phê duyệt, chỉ nâng cấp một số đoạn)
+ Đường sắt Thái Nguyên - Quảng Ninh, từ Thái Nguyên, qua Bắc Giang, Chí Linh - Hải

Dương, đến cảng Cái Lân, Quảng Ninh
+ Đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh (dự án)
+ Đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt (có kế hoạch khởi động lại)
+ Đường sắt cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ (dự án)
+ Đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn (bỏ hoang)
+ Đường sắt Trảng Bom - Sài Gòn (dự án)
+ Đường sắt Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo kết nối đường sắt cao tốc Savannakhet - Lao
15


Bảo (Quảng Trị) (dự án)
+ Đường sắt đô thị Hà Nội
+ Đường sắt đơ thị TP. Hồ Chí Minh (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang trong
giai đoạn hoàn thành), (tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương dự kiến sẽ được xây dựng).
Đường sắt Việt Nam hiện gồm có hai loại đội tàu hỏa là:
+ Các loại tàu khách, gồm: tàu liên vận quốc tế, tàu khách tốc hành và tàu nhanh, tàu khách
thường và tàu hỗn hợp.
+ Các loại tàu chở hàng, gồm: tàu chuyên chở nhanh, tàu chuyên chở thường, tàu chở xe...
Hiện nay phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249 km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn
tuyến đường sắt Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường Hà Nội
- cảng Cái Lân dùng cho tàu chở hàng
Câu 14: Trình bày nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam?
Điều 20. Điều kiện nhập cảnh:
1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị
thực theo quy định của Luật này. Người nước ngồi nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị
thực thì hộ chiếu phải cịn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.

Điều 23. Điều kiện quá cảnh:
Người nước ngồi được q cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
2. Vé phương tiện phù hợp với hành trình đi nước thứ ba;
3. Thị thực của nước thứ ba, trừ trường hợp được miễn thị thực.
Điều 27. Điều kiện xuất cảnh:
1. Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
b) Chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú cịn giá trị;
c) Khơng thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử xuất cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều này và xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định.
Điều 31. Chứng nhận tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam:
1. Người nước ngồi nhập cảnh khơng có thẻ thường trú, thẻ tạm trú cịn giá trị sử dụng thì
được cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu với thời hạn như sau:
a) Thời hạn tạm trú cấp bằng thời hạn thị thực; trường hợp thị thực có ký hiệu DL thời hạn
trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày và được xem xét gia hạn tạm trú theo quy định tại Điều 35
của Luật này;
b) Đối với người được miễn thị thực theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì
thời hạn tạm trú cấp theo quy định của điều ước quốc tế, nếu điều ước quốc tế không quy định thời
16


hạn tạm trú thì cấp tạm trú 30 ngày;
c) Đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực thì cấp tạm trú 15
ngày, nếu vào đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoặc khu kinh tế ven biển quy định tại khoản
3a Điều 12 của Luật này thì cấp tạm trú theo quy định tại điểm d khoản này;
d) Đối với người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này vào khu
kinh tế cửa khẩu thì cấp tạm trú 15 ngày, vào đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoặc khu kinh
tế ven biển quy định tại khoản 3a Điều 12 của Luật này thì cấp tạm trú 30 ngày.

2. Người nước ngoài được tạm trú tại Việt Nam trong thời hạn chứng nhận tạm trú được cấp.
3. Thời hạn tạm trú có thể bị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ hoặc rút ngắn trong
trường hợp người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam.
Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú của người nước ngoài ở Việt Nam:
1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ
ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chun mơn của
người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên
tục từ 03 năm trở lên.
Câu 15: Trình bày các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh và cư trú tại Việt Nam?
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm (Theo: Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam, năm 2019)
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy
tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở
nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất
nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy
tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của
Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân.
6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều
kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ
tục theo quy định.
7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm

soát xuất nhập cảnh.
8. Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn
khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo
17


quy định của Luật này.
9. Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn
chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
10. Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
11. Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái
quy định của pháp luật.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm (Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam, 2019):
1. Cản trở người nước ngồi và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, các khoản thu trái với quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan; sách nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh,
quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú trái phép tại Việt Nam; làm giả, sử dụng giấy tờ
giả để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại
Việt Nam.
5. Lợi dụng việc xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam để chống lại nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, tẩy, xóa, sửa chữa nội dung giấy tờ có giá trị
nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để người nước ngoài nhập, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Câu 16: Trình bày điều kiện đơn phương miễn thị thực cho công dân nước ngoài vào
Việt Nam?
Điều 13 (Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam,
2019) quy định:
1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho cơng dân của một nước phải có đủ các điều
kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của VN trong từng thời kỳ;
c) Khơng làm phương hại đến quốc phịng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia
hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quy định của Điều này, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời
hạn đối với từng nước.
Câu 17: Trình bày thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam?
Điều 33. Điều kiện xuất cảnh (Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, 2019)
18


1. Cơng dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải
còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường
hợp được miễn thị thực;
c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh
theo quy định của pháp luật.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1
Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.
Điều 34. Điều kiện nhập cảnh (Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, 2019)

Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh cịn ngun vẹn, còn thời
hạn sử dụng.
- Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
+ Hộ chiếu ngoại giao;
+ Hộ chiếu công vụ;
+ Hộ chiếu phổ thông;
+ Giấy thông hành.
Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của VN
cấp cho cơng dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
- Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc khơng gắn chíp điện tử cấp cho cơng dân Việt Nam từ
đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu khơng gắn chíp điện tử được cấp cho cơng dân Việt Nam chưa đủ 14
tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
(Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thơng tin được mã
hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp).
Câu 18: Trình bày thủ tục xin thị thực nhập cảnh du lịch Trung Quốc?
Visa du lịch (L)
1. Các giấy tờ về lịch trình như giấy xác nhận đặt chỗ vé máy bay khứ hồi và xác nhận đặt
phòng khách sạn; hoặc thư mời của đơn vị hoặc cá nhân bên Trung Quốc, thư mời này phải bao
gồm các nội dung sau đây:
(1) Thông tin cá nhân người được mời: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh,…;
(2) Thơng tin lịch trình của người được mời: ngày đến và ngày đi, địa điểm du lịch…;
(3) Thông tin của đơn vị hoặc người gửi lời mời: tên đơn vị hoặc họ tên người gửi lời mời,
số điện thoại, địa chỉ, con dấu, đại diện pháp nhân hoặc chữ ký của người gửi lời mời…
2. Trường hợp người xin thị thực lần đầu mang hộ chiếu khơng có ghi chép về xuất nhập
cảnh, cần phải cung cấp thêm giấy chứng minh hộ khẩu hoặc giấy chứng minh đơn vị sở tại.
+ Bước 1: Xác định loại thị thực phù hợp, kiểm tra xem bạn có thuộc đối tượng được xin
visa định xin hay không
+ Bước 2: Điền đơn xin visa trực tuyến
Bạn truy cập vào link chọn quốc gia, nơi bạn sẽ nộp hồ
19



sơ và tiến hành điền đơn xin visa Trung Quốc trực tuyến.
Nếu không điền tờ khai trực tuyến, lịch hẹn xin thị thực sẽ không được thụ lý.
+ Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ theo check list ở trên cho từng loại
+ Bước 4: Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn xin visa Trung Quốc không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng quy trình này giúp
cho việc nộp hồ sơ của bạn diễn ra sn sẻ và nhanh chóng hơn.
➥ Vào website kéo xuống chọn Vietnam, di chuột và
bấm vào chữ Hanoi/ Danang/ Ho Chi Minh City (nơi bạn sẽ hộp hồ sơ).

➥ Ở màn hình tiếp theo, bạn chọn “Tiếng Việt” ở góc trên cùng bên phải, sau đó chọn “Cổng
vào nhanh”.

➥ Chọn “Đặt lịch hẹn trực tuyến” => “Cuộc hẹn cá nhân (xin thị thực)” ở trang tiếp theo.
➥ Điền thông tin cụ thể: Họ tên, số điện thoại, email của bạn. Số hồ sơ mỗi lần hẹn tối đa
không được vượt quá 5 bộ.
20


➥ Xác nhận captcha.
➥ Chọn ngày, giờ nộp hồ sơ và xác nhận thêm lần nữa.
➥ In giấy hẹn và kẹp vào hồ sơ.
+ Bước 5: Nộp hồ sơ và lấy vân tay
Nộp hồ sơ tại Trung tâm bạn đặt lịch hẹn và lấy dấu vân tay. Tất cả người xin thị thực đều
phải đến lấy dấu vân tay trực tiếp trừ một số trường hợp sau sẽ được miễn:
1. Người chưa đủ 14 tuổi và trên 70 tuổi;
2. Người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc người đủ điều kiện được cấp thị thực ngoại giao,
công vụ, lễ tân.
3. Trong vòng 5 năm người xin thị thực đã từng dùng 1 quyển hộ chiếu xin thị thực tại Đại

sứ quán/ Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc hoặc Trung tâm dịch vụ xin thị thực Trung Quốc (tại
Việt Nam) và đã được lưu giữ dấu vân tay;
4. Người bị khuyết tật 10 ngón tay hoặc khơng lưu giữ được dấu vân tay của 10 ngón tay.
+ Bước 6: Thanh tốn lệ phí: Bạn thanh tốn lệ phí visa cùng phí dịch vụ.
+ Bước 7: Nhận lại hộ chiếu cùng visa
Câu 19: Trình bày thủ tục xin thị thực nhập cảnh du lịch Nhật Bản?
Cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu: Đảm bảo hộ chiếu còn thời hạn từ 6 tháng trở lên
- Đơn xin visa: Bộ đơn xin visa du lịch Nhật Bản cần được làm cẩn thận và đầy đủ với các
loại giấy tờ cơ bản gồm: tờ khai xin cấp visa (có mẫu trên website Đại sứ quán Nhật Bản), lịch
trình du lịch và lưu trú, giấy xác nhận việc làm (viết bằng tiếng Anh) và đơn xin nghỉ phép có
chứng nhận từ cơng ty mà bạn đang làm việc. Lưu ý rằng bạn phải ghi rõ ngày xin visa và chữ kí
trong các văn bản phải khớp với chữ kí trong hộ chiếu. Nhiều bạn kí tùy hứng, kí theo cảm xúc, kí
đại rất nguy hiểm nhé.
- Hình thẻ: Hình thẻ size 4.5 cm x 4.5 cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại và ghi tên họ
đầy đủ vào mặt sau. Rất nhiều trường hợp ảnh chụp và người thực không giống nhau cũng dễ bị
từ chối bởi nhiều lý do cá nhân.
- Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính: Điều này rất quan trọng nhé, khơng phải chỉ có đi
du học mới cần chứng minh tài chính đâu. Nếu nhận lương qua tài khoản, bạn hãy đến ngân hàng,
xin sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất, có mộc đỏ trên bản sao kê. Nếu nhận lương bằng tiền
mặt, bạn đến công ty và xin một bản chứng nhận lương của 3 tháng gần nhất, có chữ kí và mộc đỏ
của công ty. Tất cả đều sử dụng bản gốc.
- Bên cạnh đó, số dư tài khoản bạn cũng cần phải lưu ý thật kĩ. Một cuốn sổ tiết kiệm mang
tên mình có giá trị 100 triệu đồng trở lên. Bạn có thể đến ngân hàng xin cấp một bản chứng nhận
số dư tài khoản, bản tiếng Anh các bạn nhé. Bạn chỉ cần đến ngân hàng trình bày lý do là nhân
viên sẽ hiểu và hỗ trợ bạn. Chi phí xin sao kê tại mỗi ngân hàng là khác nhau.
- Bản sao y hợp đồng lao động, có đóng dấu treo của cơng ty thì càng tốt. Tất cả những giấy
tờ mang theo phỏng vấn tốt nhất có bản sao và bản chính để đối chiếu ngay khi cần thiết.
- Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của cơng ty nơi bạn đang làm việc.
- Lịch trình lưu trú: Bạn có thể tải một mẫu đơn khai lịch trình lưu trú tại trang web của Đại

21


sứ quán Nhật Bản về các địa phương sẽ đến, các điểm tham quan, khách sạn lưu trú, kèm theo đó
là các thơng tin xác nhận đặt phịng, vé máy bay. Lịch trình của bạn càng rõ ràng, càng chi tiết thì
càng tốt. Việc chỉ ghi chung chung thành phố bạn đến, không ghi rõ địa điểm tham quan (công
viên, bảo tàng, trung tâm thương mại…), địa chỉ nơi cư trú sẽ khiến hồ sơ của bạn dễ bị từ chối.
Bạn nên gửi đính kèm trong hồ sơ cả xác nhận đặt phịng khách sạn và vé máy bay (khơng xuất vé
cho đến khi có visa) để thơng tin được xác thực hơn. Đối với những cặp đôi là vợ chồng thì cũng
thủ thêm cả đăng kí kết hơn bản sao trong hồ sơ luôn nhé.
* Một vài lưu ý phải ghi nhớ: Bạn sẽ không được trả lại những giấy tờ đã nộp. Nếu có những
giấy tờ cần phải trả lại thì phải thơng báo trước khi nộp hồ sơ. Ngoài ra những giấy tờ cần phải trả
lại bản gốc (giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy nhập học...) và giấy tư cách
lưu trú thì phải cầm sẵn theo một bản sao.
Nộp hồ sơ và lệ phí: Bạn có 3 địa điểm sau để nộp hồ sơ xin visa du lịch Nhật Bản bao gồm:
+ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: +84–24–3846–3000 Fax: +84–24–3846–3043

Visa hiệu lực 1 lần: 610.000 VND

Visa hiệu lực nhiều lần: 1.220.000 VND

Visa quá cảnh (transit): 140.000 VND
+ Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tel: +84–28–3933–3510 Fax: +84–28–3933–352

Visa hiệu lực 1 lần: 650.000 VND

Visa hiệu lực nhiều lần: 1.300.000 VND


Visa quá cảnh (transit): 140.000 VND
+ VFS Global — Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Nhật Bản

Tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 4, Tịa nhà Resco, Số 94 – 96 đường Nguyễn Du, phường
Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội: Tịa nhà Gelex, Tầng 3, 52 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Câu 20: Trình bày thủ tục xin thị thực nhập cảnh du lịch Mỹ?
Visa B2: Là visa dành cho người nước ngoài muốn đến Mỹ du lịch, thăm thân, và các hoạt
động mang tính hữu nghị khác. Cũng tương tự, dù thời hạn của visa du lịch Mỹ là 1 năm, bạn cũng
chỉ có quyền lưu trú tại đây tối đa là 1 – 3 tháng tùy vào quyết định của nhân viên Hải quan.
Theo quy định, thời hạn hiệu lực của visa Mỹ được chia như sau: Thời hạn visa du lịch Mỹ
là 12 tháng, và người có visa du lịch Mỹ được phép nhập cảnh Mỹ nhiều lần trong thời hạn 12
tháng đó. Sau 12 tháng, visa du lịch Mỹ sẽ hết hạn. Tuy nhiên, trong vòng 24 tháng kể từ thời điểm
hết hạn, bạn vẫn có thể làm thủ tục gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện khơng cần phỏng vấn.
Phí xin visa Mỹ du lịch/cơng tác: 185 $ = 4.339.000 đồng
- Hồ sơ xin visa Mỹ:
+ Hộ chiếu: dùng để xin visa Mỹ phải có đầy đủ thơng tin, chữ kí, cịn hiệu lực ít nhất là 6
tháng tính từ ngày rời khỏi Mỹ và cịn ít nhất 1 trang trống. Mỗi đương đơn xin visa Mỹ, kể cả trẻ
em, đều phải có hộ chiếu riêng. Ngồi ra, nếu bạn có hộ chiếu cũ, hãy cho vào bộ hồ sơ xin visa
Mỹ của bạn để tăng khả năng đậu visa.
22


+ Ảnh visa Mỹ: Bạn cần cả file mềm và file cứng hình visa Mỹ, file mềm để upload khi nộp
mẫu đơn DS-160, file cứng mang đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày phỏng
vấn. Ảnh visa Mỹ này phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện sau:

Chụp trong 6 tháng gần nhất


Kích thước 5*5cm,

Phơng nền trắng,

Chụp rõ mặt, nhìn rõ hai tai và trán,

Khơng được đeo kính,

Chiều cao của đầu, tính từ đỉnh đầu, bao gồm cả tóc, tới dưới cằm, phải chiếm từ 50%
đến 70% tổng chiều cao của tấm ảnh. Chiều cao của mắt bạn, tính từ cạnh dưới của tấm ảnh đến
ngang tầm mắt, phải chiếm từ 55% và 70% – hoặc khoảng 2/3 – của chiều cao tấm ảnh.

Đối với file mềm: Ảnh phải là hình vng, tức là chiều dài và chiều rộng của tấm ảnh
phải bằng nhau. Kích thước tối thiểu của tấm ảnh là 600 pixel x 600 pixel (dài x rộng). Kích thước
tối đa là 1200 pixel x 1200 pixel (dài x rộng).
Nếu hình ảnh visa Mỹ không đáp ứng yêu cầu, bạn sẽ phải nộp ảnh mới trước khi đơn xin
visa Mỹ được xem xét. Do đó, theo kinh nghiệm xin visa Mỹ của VISANA, bạn nên chuẩn bị ảnh
chuẩn chỉnh ngay từ ban đầu để tránh kéo dài thời gian xin visa của bạn.
+ Giấy xác nhận nộp đơn xin visa Mỹ DS-160: Đây là giấy xác nhận bạn nhận được khi hoàn
thành mẫu đơn xin visa đi Mỹ DS-160. Giấy xác nhận này phải có mã vạch.
+ Biên nhận thanh tốn phí xử lý đơn xin visa: Do đương đơn nộp lệ phí visa Mỹ qua đường
bưu điện, nên khi chuẩn bị hồ sơ mang lên Đại sứ quán/lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn, đương đơn
bắt buộc phải có biên nhận thanh tốn.
+ Thư hẹn phỏng vấn: Thư này có được sau khi thanh tốn phí visa Mỹ và đặt lịch hẹn online.
+ Lịch trình du lịch Mỹ: Một lịch trình du lịch cụ thể và chi tiết về các hoạt động, địa điểm
tham quan là rất cần thiết cho chuyến đi cũng như cho thủ tục xin visa Mỹ. Bạn cần nắm rõ thông
tin ngày đi/ ngày về, địa điểm khách sạn và các điểm du lịch.
Câu 21: Trình bày thủ tục xin thị thực nhập cảnh du lịch Anh Quốc?
Nếu phân loại theo thời hạn thì Standard Visitor Visa – visa du lịch Anh gồm:
+ Visa ngắn hạn: Là loại thị thực dành cho những ai có nhu cầu nhập cảnh ngắn hạn vào

Anh, thời hạn và thời gian lưu trú tối đa thường là 6 tháng. Đây cũng là loại visa được nhiều cơng
dân Việt Nam xin nhất, bạn có thể nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần đều được.
+ Visa dài hạn: Bạn có thể chọn nộp đơn xin Long-term Standard Visitor Visa – thị thực du
lịch dài hạn nếu bạn có nhu cầu đến thăm Vương quốc Anh thường xuyên. Thị thực này có thời
hạn 2, 5 hoặc 10 năm. Bạn có thể ở lại tối đa 6 tháng cho mỗi lần thăm.
- Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ:
+ Tất cả các giấy tờ sử dụng cần được photo cơng chứng trong vịng sáu (06) tháng gần nhất
trên khổ giấy A4
+ Cần đính kèm bản dịch thuật của công ty dịch thuật hoặc sở tư pháp sang tiếng Anh hoặc
song ngữ Việt – Anh
- Cụ thể nội dung hồ sơ xin visa:
23


+ Hồ sơ cá nhân: Chuẩn bị tờ khai xin visa Anh online, Hộ chiếu gốc còn hiệu lực, Hộ chiếu
cũ (nếu có).
+ Ảnh cỡ 3.4 hoặc 4.6
+ Giấy khai sinh
+ Chứng minh nhân dân
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy đăng ký kết hơn/ ly hơn/ chứng tử (nếu có)
+ Giấy khai sinh của các con (nếu có)
+ Hồ sơ tài chính

Bản sao sổ tiết kiệm và bản gốc giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tối thiểu
10.000 USD

Giấy tờ sở hữu nhà đất và tài sản khác: xe hơi, hối phiếu, cổ phiếu, hợp đồng cho thuê
nhà… (nếu có)


Trường hợp là học sinh – sinh viên, cung cấp hồ sơ tài chính và cơng việc của bố mẹ
hoặc người chi trả cho chuyến đi
+ Hồ sơ chứng minh mục đích chuyến đi

Xác nhận booking vé máy bay 2 chiều

Xác nhận đặt phịng khách sạn

Lịch trình du lịch tại Anh
Câu 22: Trình bày thủ tục xin thị thực nhập cảnh du lịch Pháp?
Thị thực Pháp du lịch: Là loại thị thực dành cho những người đến Pháp trong thời gian dưới
90 ngày nhằm mục đích đi du lịch (trong đó bao gồm đi du lịch cá nhân hoặc với một tổ chức,
nhóm người, đi thăm quan, ngắm cảnh và các hoạt động vui chơi giải trí khác)
- Điều kiện để được cấp thị thực Pháp du lịch:
+ Công dân Việt Nam khơng giới hạn độ tuổi, giới tính
+ Chưa từng vi phạm pháp luật của nước Pháp cũng như vi phạm luật xuất nhập cảnh trước
đây (áp dụng đối với Pháp và Việt Nam)
+ Không vi phạm pháp luật hình sự và dân sự tại thời điểm nộp hồ sơ
+ Khơng sử dụng chất kích thích hoặc bn bán chất kích thích trái phép
+ Đến Pháp với mục đích du lịch hoặc các hoạt động tương đương và tổng thời gian lưu trú
tạm thời tại Pháp và các nước nằm trong hiệp ước biên giới chung Schengen phải dưới 90 ngày
+ Đủ điều kiện chứng minh việc làm, tài chính, và sự ràng buộc với đất nước đang lưu trú
+ Chứng minh được sự ra khỏi Schengen sau khi kết thúc chuyến đi
+ Chứng minh phương tiện đi lại, chỗ ở và bảo hiểm trong suốt hành trình
- Quy trình nộp hồ sơ xin thị thực Pháp dịch vụ

24


+ Bước 1: Xác định loại thị thực phù hợp trên website: France visas (Website France-visas

nằm ở phần liên kết hữu ích) Dịch vụ visa Pháp
+ Bước 2: Điền đơn xin thị thực dịch vụ visa Pháp

Tạo tài khoản ở website France-visas và khai đơn xin thị thực

Đương đơn có thể tải đơn khai thị thực (bản nháp) ở phần tải mẫu đơn của
website visa-phap.com này trước khi thực hiện trên website hệ thống

Sau khi hồn thành đơn khai, tại hệ thống France-visas cũng nêu rõ cho bạn những
giấy tờ cần thiết phải chuẩn bị
+ Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của hệ thống dịch vụ visa Pháp
+ Bước 4: Đặt lịch hẹn dịch vụ visa Pháp
+ Bước 5: Nộp hồ sơ tại dịch vụ visa pháp

Sắp xếp hồ sơ đầy đủ

Lấy dấu sinh trắc học (dấu vân tay)

Nộp lệ phí xét duyệt

Đăng ký hình thức giao nhận kết quả (qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trung tâm
thị thực)
+ Bước 6 : Theo dõi và nhận kết quả dịch vụ visa Pháp

Theo dõi tiến trình xét duyệt qua chức năng "Kiểm tra tình trạng hồ sơ " của
website Visa-phap.com hoặc website TLScontact

Nhận kết quả (qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trung tâm thị thực)
Giảng viên giảng dạy môn học


Người soạn thảo tài liệu, tác giả

Trần Nguyễn Việt Anh

Nguyễn Linh – khóa 60
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023

25


×