Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thực trạng thị trường xếp hạng tín nhiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.47 KB, 8 trang )

Thực trạng thị trường xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam
1. Giới thiệu
Trong các thị trường khơng hồn hảo, các nhà đầu tư luôn phải đối mặt với
hiện tượng bất cân xứng thông tin và chịu các ảnh hưởng bất lợi trước và sau khi ra
quyết định. Trên thị trường trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm
thơng tin liên quan đến nhà phát hành, và có thể dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá
khả năng vỡ nợ (vấn đề lựa chọn bất lợi) hoặc giám sát việc sử dụng vốn đúng mục
đích của nhà phát hành theo cam kết (vấn đề rủi ro đạo đức).
Trên thế giới, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Standard & Poors’s,
Moody’s, và Fitch đã đóng vai trị là người cung cấp thơng tin đáng tin cậy về chất
lượng tín dụng của các nhà phát hành và các công cụ nợ trong nhiều thập kỷ qua.
Đối với nhà đầu tư, xếp hạng tín nhiệm cung cấp một cơ chế sàng lọc và giám
sát hiệu quả với chi phí thấp, giúp khắc phục vấn đề sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo
đức (Millon & Thakor, 1985; Ramakrishnan & Thakor, 1984). Điều này cũng góp
phần thúc đẩy sự sẵn sàng tham gia thị trường của các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân,
giúp tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp.
Đối với nhà phát hành, xếp hạng tín nhiệm giúp tăng khả năng tiếp cận thị
trường vốn tư nhân, đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp và giúp giảm chi phí
huy động vốn.
Các doanh nghiệp được xếp hạng có thể huy động vốn thông qua thị trường trái
phiếu, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay truyền thống từ các ngân hàng. Đặc
biệt, đối với các doanh nghiệp chất lượng tốt, có thể thu hút được nguồn vốn từ các thị
trường nước ngồi với chi phí thấp.
Đối với các chính phủ, xếp hạng tín nhiệm giúp hoạt động đo lường, kiểm tra,
giám sát rủi ro hệ thống một cách hiệu quả hơn, là cơ sở để thiết lập các quy định đảm
bảo an tồn cho hệ thống.
Như vậy, có thể thấy để thị trường nợ phát triển bền vững thì hoạt động xếp
hạng tín nhiệm độc lập là vơ cùng cần thiết và cần được ưu tiên phát triển. Vậy tại
Việt Nam, thị trường xếp hạng tín nhiệm đã phát triển như thế nào trong thời gian
qua?
2. Thực trạng thị trường xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam


2.1. Hình thành và phát triển:
Trước năm 2014, thị trường xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam cịn trong tình
trạng sơ khai với sự tham gia của hai tổ chức cung cấp thông tin là cơng ty TNHH
Thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Credit) và CTCP


Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV). Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường
trong giai đoạn này hầu như khơng có và chưa có quy định pháp lý chính thức về hoạt
động xếp hạng tín nhiệm nên hai công ty này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian
ngắn.
Nghị định 88/2014/NĐ-CP được ban hành năm 2014 quy định về việc cấp phép
và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đã tạo điều kiện hình thành thị
trường xếp hạng tín nhiệm chính thức tại Việt Nam. Sau khi Nghị định ra đời, đã có
hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm được cấp phép hoạt động là CTCP Sài Gòn Phát Thịnh
Ratings (SaigonRatings) vào tháng 7/2017 và CTCP Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings
(FiinRatings) vào tháng 3/2020. Tính đến thời điểm hiện tại, đây cũng là hai công ty
đã và đang cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho khách hàng và có ghi nhận doanh
thu.
2.2. Điểm mạnh của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam
Xét về lợi thế cạnh tranh, so với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế thì các
tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam có một số lợi thế như sau:
Một là, am hiểu về tập quán và văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xếp hạng thu thập thông tin
và thực hiện q trình đánh giá nhanh chóng và chính xác hơn.
Hai là, phương pháp xếp hạng được thiết kế phù hợp với thực tiễn của thị
trường Việt Nam. Phương pháp xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm địa
phương thường được xây dựng dựa trên việc tham khảo các tổ chức quốc tế, nhưng có
những điều chỉnh và cải tiến để phù hợp với mơi trường địa phương.
Ví dụ, nếu một doanh nghiệp Việt Nam được xếp hạng bởi Standard & Poor’s
thì kết quả thường sẽ khơng vượt q hạng BB do bị giới hạn bởi trần xếp hạng quốc

gia. Nhưng nếu doanh nghiệp được xếp hạng bởi các tổ chức xếp hạng địa phương thì
sẽ khơng bị mức giới hạn trần này.
Ba là, lợi thế về chi phí xếp hạng. Chi phí xếp hạng của các doanh nghiệp Việt
Nam bình qn thấp hơn so với chi phí xếp hạng của các tổ chức quốc tế và thường là
có thể thương lượng tùy vào quy mô và mức độ phức tạp của quá trình xếp hạng.
Một lợi thế khác của các cơng ty xếp hạng tín nhiệm Việt Nam là rào cản gia
nhập ngành cao. Xếp hạng tín nhiệm được xem là ngành có mức độ tập trung cao ở cả
hai khía cạnh về đối tượng cung cấp dịch vụ và sản phẩm dịch vụ. Có ba yếu tố quan
trọng tạo nên rào cản gia nhập ngành cao là số lượng tổ chức tham gia có giới hạn,
quy mơ và chất lượng dữ liệu chuyên sâu về thị trường và doanh nghiệp phát hành, và
danh tiếng trên thị trường.


Yếu tố đầu tiên, xếp hạng tín nhiệm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo
Nghị định 88/2014, vì vậy có nhiều điều kiện ràng buộc khắt khe, giới hạn số lượng tổ
chức tham gia. Tính đến thời điểm cuối năm 2021, Bộ Tài chính mới chỉ cấp phép
hoạt động cho hai cơng ty xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. Theo Quyết định
507/QĐ-TTg ngày 17/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát
triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, chỉ có tối
đa 5 doanh nghiệp được xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cung
cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Như vậy, việc giới hạn số lượng giấy phép được phát
hành và các điều kiện khắt khe trong quá trình cấp phép đã khiến cho thị trường có
tính tập trung rất cao. Đây là lợi thế rất lớn đối với các tổ chức xếp hạng đã chính thức
được cấp phép.
Tiếp theo, đối với quy mô và chất lượng dữ liệu chuyên sâu về thị trường và
các doanh nghiệp phát hành, đây chính là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho
các báo cáo phân tích, báo cáo xếp hạng tín nhiệm. Có thể nói các cơng ty xếp hạng
tín nhiệm về lâu dài sẽ cạnh tranh nhau chủ yếu dựa trên yếu tố này. Đối với
Fiinratings và SaigonRatings đều có lợi thế là đã xây dựng được cơ sở dữ liệu cho
riêng mình và có mối quan hệ với nhiều tổ chức cung cấp thông tin trên thị trường.

Đối với danh tiếng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm địa phương, đây là
nguồn lực quan trọng trong ngành xếp hạng tín nhiệm. Các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm quốc tế chiếm thị phần lớn chủ yếu nhờ vào danh tiếng của họ đã được phổ
biến và được công nhận tại hầu hết các thị trường tài chính quan trọng trên thế giới.
Mặc dù tại thời điểm hiện tại, danh tiếng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt
Nam vẫn cịn hạn chế và chủ yếu được hưởng lợi từ danh tiếng của tập đoàn mẹ, tuy
nhiên đây cũng là một yếu tố mang tính tích lũy và sẽ được hình thành dần trong q
trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, một điểm thuận lợi của các tổ chức xếp hạng Việt Nam là có sự
hỗ trợ kỹ thuật, cơng nghệ từ các tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới. Dựa trên các
thơng tin của các cơng ty xếp hạng tín nhiệm cơng bố thì FiinRatings đang nhận được
hỗ trợ về mặt kỹ thuật của S&P Global Ratings, và SaigonRatings nhận được sự hỗ trợ
kỹ thuật của Fitch. Đây là cơ hội cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam tiếp
thu các kinh nghiệm liên quan đến việc xây dựng phương pháp và tối ưu hóa q trình
vận hành.
Về mặt nhân sự, cả hai tổ chức SaigonRatings và FiinRatings đều có đội ngũ
chun viên phân tích có chun mơn và kinh nghiệm lâu năm. Các thành viên Hội
đồng xếp hạng tín nhiệm của hai tổ chức này đều là các chuyên gia lâu năm trong lĩnh
vực tài chính và quản trị doanh nghiệp.
2.3. Điểm yếu của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam


Thứ nhất, hầu hết các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam đang theo mơ hình
nhà phát hành trả tiền (issuer – pays model), tức nguồn thu của các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm sẽ đến từ phí xếp hạng do nhà phát hành chi trả. Mặc dù mô hình kinh
doanh này khuyến khích mối quan hệ dài hạn nhưng có thể tạo ra mâu thuẫn lợi ích
giữa tổ chức xếp hạng và nhà phát hành. Nhà đầu tư sẽ lo lắng về tính khách quan của
kết quả xếp hạng khi nguồn thu của tổ chức xếp hạng lệ thuộc vào nguồn thu của các
tổ chức phát hành. Đối với các tổ chức xếp hạng trên thế giới thì nguồn thu của họ
mang tính đa dạng hơn dựa trên sự kết hợp của mơ hình nhà đầu tư trả tiền (investorpay model) và mơ hình nhà phát hành trả tiền.

Trên thực tế, để tăng cường tính khách quan và minh bạch đối với thị trường,
SaigonRatings và FiinRatings đều đưa ra các yêu cầu cam kết đối với chuyên viên
phân tích, thành viên hội đồng về việc khơng sở hữu cổ phần cũng như tồn tại các lợi
ích liên quan đến công ty được xếp hạng.
Thứ hai, sự kết nối giữa cơng ty xếp hạng tín nhiệm với các bên tham gia thị
trường như các cơng ty chứng khốn, các công ty tư vấn phát hành vẫn chưa đủ mạnh.
Tại thị trường Mỹ và phương Tây, các ngân hàng đầu tư và các cơng ty chứng khốn
tham gia tích cực vào q trình đánh giá xếp hạng thơng qua việc cung cấp, chia sẻ
thơng tin và tư vấn lộ trình phù hợp cho cơng ty được xếp hạng.
Có thể nói các ngân hàng đầu tư, công ty tư vấn phát hành là cầu nối quan
trọng giúp đảm bảo thông tin được thông suốt và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá
trình xếp hạng. Điều này khiến cho khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn dịch vụ xếp
hạng cũng như đảm bảo quá trình đánh giá xếp hạng được diễn ra thuận lợi.
2.3. Các cơ hội của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam có thể hưởng lợi từ tiềm năng tăng
trưởng của thị trường trái phiếu trong nước và từ các quy định mới của chính phủ liên
quan đến thị trường trái phiếu. Về tiềm năng tăng trưởng của thị trường, thị trường
xếp hạng tín nhiệm có mối tương quan chặt chẽ với thị trường trái phiếu doanh
nghiệp.
Trong suốt giai đoạn 2017 - 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự
tăng trưởng mạnh mẽ với với tốc độ tăng trưởng bình quân 46%/năm. Riêng trong
năm 2021, có tổng cộng 964 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với
tổng giá trị đạt 595 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,75% GDP sau điều chỉnh.
Bên cạnh đó, nhu cầu phát hành trái phiếu của hai nhóm ngành quan trọng là
ngân hàng và bất động sản được kỳ vọng vẫn ở mức cao trong các năm tiếp theo.
Trong năm 2021, khối lượng phát hành trái phiếu của nhóm ngành ngân hàng và bất
động sản chiếm đến 70% tổng khối lượng phát hành.


Ngược lại, trong suốt thời gian qua thì nhu cầu xếp hạng lại có sự tăng trưởng

thấp hơn rất nhiều. Số lượng doanh nghiệp được xếp hạng bởi SaigonRatings và
FiinRatings trong các năm qua là 30 doanh nghiệp, chiếm khoảng 7,5% số lượng công
ty niêm yết trên thị trường chứng khốn. Nhu cầu xếp hạng tín nhiệm thấp có thể được
giải thích bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thị trường trái phiếu thứ cấp chưa phát triển. Trong tổng số khối
lượng phát hành năm 2021 thì 97,6% là phát hành riêng lẻ, tỷ lệ phát hành ra công
chúng chỉ là 2,4%. Do vậy, xếp hạng tín nhiệm chưa được xem là tiêu chí quan trọng
khi ra quyết định đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp. Cả nhà phát hành và nhà
đầu tư đều chưa thấy sự cần thiết phải sử dụng dịch vụ này khi mà họ có thể thỏa
thuận với nhau.
Thứ hai, trong giai đoạn trên, xếp hạng tín nhiệm chưa là yêu cầu bắt buộc
được quy định trong các văn bản pháp lý. Cụ thể là đến Nghị định số 155 có hiệu lực
từ 01/01/2023 mới quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc đối với các trường
hợp phát hành trái phiếu ra công chúng (Khoản 2 điều 19 Nghị định số 155).
Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng của thị trường xếp hạng tín nhiệm cịn rất lớn
khi Thơng tư số 57/2021/TT-BTC đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 20/07/2021 về sắp
xếp lại thị trường chứng khốn, trong đó quy định thị trường trái phiếu doanh nghiệp
thứ cấp sẽ hoạt động trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong năm 2022.
Đây là văn bản pháp lý mở đường cho sự phát triển của thị trường giao dịch thứ cấp
và khi đó trách nhiệm về việc thẩm định và đánh giá chất lượng các công cụ giao dịch
sẽ là nhiệm vụ của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
2.4. Các thách thức của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng sẽ đối mặt với áp lực cạnh từ các tổ chức
xếp hạng tín nhiệm quốc tế, các tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin và tư vấn.
Đối với mối quan hệ cạnh tranh giữa các tổ chức xếp hạng quốc tế và các tổ
chức xếp hạng nội địa sẽ không mạnh mẽ bởi vì phân khúc khách hàng và tiêu chuẩn
xếp hạng của hai nhóm có nhiều điểm khác biệt.
Thứ nhất, đối tượng xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế
thường là các quốc gia, các tập đoàn lớn với định hướng phát hành trái phiếu trên thị
trường quốc tế, còn phân khúc khách hàng của tổ chức xếp hạng tín nhiệm địa phương

thường là các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước với mục tiêu huy động vốn trong
nước.
Thứ hai, phương pháp và kỹ thuật xếp hạng cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt, ví
dụ về các thang đo đánh giá dựa trên dữ liệu quốc gia và dựa trên dữ liệu toàn cầu sẽ


có sự chênh lệch. Tại một số quốc gia, mối quan hệ này chủ yếu là mối quan hệ hợp
tác nhiều hơn là mối quan hệ cạnh tranh.
Sự cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ chủ yếu đến từ các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm cùng ngành và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin và tư vấn. Các
tổ chức này cạnh tranh với nhau trong phân khúc doanh nghiệp trong nước, và đặc biệt
trong các nhóm ngành có số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu quy mô lớn như
bất động sản, vật liệu xây dựng.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư, các ngân hàng đầu tư, cơng ty chứng khốn có thể
tự xây dựng hệ thống đánh giá tín nhiệm của riêng họ và có thể cung cấp các dịch vụ
tư vấn rủi ro cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, mức độ tin cậy về chất lượng sản phẩm có
thể rất khác nhau.
Thơng thường, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ có một hệ thống phức tạp để
đánh giá đối tượng xếp hạng, bao gồm việc sử dụng nhân sự phân tích và các chuyên
gia trong ngành. Quá trình xếp hạng cũng trải qua nhiều giai đoạn, với sự tham gia
tích cực của các bên liên quan như nhà phát hành, công ty tư vấn hoặc ngân hàng đầu
tư. Trong khi đó, việc phân tích dự báo của các cơng ty tư vấn thường mang tính chất
nội bộ và dựa trên các mơ hình định lượng. Do đó, thơng tin từ các tổ chức xếp hạng
thường có mức độ tin cậy cao và ổn định hơn.
Một điều quan trọng là tổ chức xếp hạng tín nhiệm được phép cấp giấy chứng
nhận xếp hạng, và được dùng làm văn bản có giá trị pháp lý khi nộp hồ sơ phát hành,
trong khi các công ty tư vấn thì khơng có chức năng này.
Một thách thức đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm địa phương là sự hạn
chế trong việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp. Thông thường bên phát hành phải
cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính,

kể cả các thơng tin liên quan về lợi thế kinh doanh để tổ chức xếp hạng có thể đánh
giá chính xác mức độ rủi ro thực tế của họ.
Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của dữ liệu hoặc bên phát hành chưa đủ tin
tưởng để chia sẻ thông tin dẫn đến kết quả đánh giá có thể bị sai lệch. Sự sai lệch lớn
có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp không bị bắt buộc phải công bố thông tin như
các tập đồn có vốn nhà nước, các doanh nghiệp chưa niêm yết.
3. Thương vụ xếp hạng tín nhiệm đầu tiên được công bố tại Việt Nam
Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thn chọn ngày 19/5/2021 cơng bố báo
cáo xếp hạng tín nhiệm đầu tiên cho Cơng ty Tài chính Việt (VietCredit). Đây là một
dấu mốc với ngành xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam, trong nỗ lực góp phần
phát triển thị trường vốn Việt Nam.


3.1. Cơng khai phương pháp xếp hạng tín nhiệm
FiinRatings áp dụng phương pháp xếp hạng tín nhiệm khác nhau khi đánh giá
rủi ro tín nhiệm của doanh nghiệp tài chính và phi tài chính.

3.2. VietCredit được xếp hạng ở mức BBBLiên quan đến kết quả xếp hạng tín nhiệm Cơng ty Tài chính cổ phần Tín Việt
(VietCredit) do FiinRatings thực hiện, FiinRatings cho biết, đây là kết quả xếp hạng
tín nhiệm dài hạn về VietCredit với vai trò là nhà phát hành. FiinRatings chưa thực
hiện xếp hạng công cụ nợ sẽ có thể phát hành bao gồm trái phiếu hoặc Chứng chỉ tiền
gửi của Công ty.
FiinRatings thông báo kết quả xếp hạng tín nhiệm dài hạn nhà phát hành đối
với VietCredit ở mức ‘BBB-’ với triển vọng: “Ổn định”. Kết quả xếp hạng tín nhiệm


này được thực hiện theo hợp đồng giữa FiinRatings và VietCredit ký ngày 21 tháng 01
năm 2021.
Báo cáo của FiinRatings cho biết, triển vọng “Ổn định” phản ánh cả điểm
mạnh và điểm yếu của vị thế là một công ty cịn khá mới trong lĩnh vực tài chính tiêu

dùng và dựa vào triển vọng tăng trưởng của ngành trong thời gian tới. Trong bối cảnh
tỷ lệ thâm nhập tín dụng tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn thấp ở mức 8,7% trên tổng
dư nợ tín dụng, thấp hơn nhiều so với mức khoảng 15% -35% của các nước trong khu
vực. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng thuận lợi cho lĩnh vực tài chính tiêu
dùng tại Việt Nam.



×