Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Viết báo cáo tổng kết và đánh giá kết quả thực tập thực địa địa lý tự nhiên tổng hợp 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA ĐỊA LÝ
------------------

BÁO CÁO THỰC ĐỊA
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TUYẾN HÀ NỘI-ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

:
: K70C
:
PGS.TS. Đào Ngọc Hùng
TS. Nguyễn Thị Thu Hiền
TS. Đặng Thị Huệ
TS. Vũ Thị Hằng
ThS. Đinh Hoàng Dương

HÀ NỘI 5/2022

1


I.

PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Mục đích, yêu cầu
Sau một thời gian đợi tình hình dịch Covid-19 lắng xuống ngày 5/5/2022 các
thầy cô Khoa Địa Lý trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức cho sinh viên


K70 của Khoa Địa Lý đi thực địa địa lý tự nhiên tuyến Hà Nội – Quảng Nam
nhằm học tập và nghiên cứu ngoài thực tế trong thời gian 7 ngày 6 đêm từ
ngày 5/5/2022 -11/5/2022. Sau chuyến đi sinh viên được hoạt động trải
nghiệm đầy bổ ích.
- Chuyến đi này khơng chỉ rèn luyện một số kĩ năng khảo sát nghiên

cứu ngoài thực địa, mà giúp sinh viên củng cố hoàn thiện kiến thức đã học
trên lớp cũng như trong các giờ thực hành.
- Ngồi những kiến thức trên sách vở sinh viên cịn được bổ sung

kiến thức mới sau chuyến thực địa.
- Các kiến thức liên quan với địa lý tự nhiên của sinh viên được mở

rộng rất nhiều.
- Tiếp đó là giúp sinh viên hiểu được các quy luật địa lý tự nhiên trên

địa bàn thực địa.
- Sinh viên làm quen với cách viết báo cáo rõ ràng, khoa học.
- Cuối cùng giúp sinh viên biết cách tổ chức, hướng dẫn các đợt tham

quan, thực tế trong các q trình cơng tác sau này.
I.2 Địa điểm khảo sát
Lịch trình thực địa tuyến Hà Nội – Quảng Nam K70 (Thời gian: Từ ngày
5/5/2022-11/5/2022)
- Ngày 1 (5/5/2022): Hà Nội – Quảng Bình
Sáng: Xuất phát từ Hà Nội vào Đồng Hới (Quảng Bình)
2


Chiều: Điểm dừng 1: Đèo Ngang được nghe giảng về ranh giới tự nhiên này.

- Ngày 2 (6/5/2022): Quảng Bình – Thừa Thiên Huế
Sáng:
+ Đi Cồn Cát: Nghe giảng về quá trình hình thành và phát triển của cồn cát
Quảng Bình
+ Điểm dừng 2: Động Phong Nha: Nghe giới thiệu, tham quan, tìm hiểu về
đặc điểm tự nhiên của Động Phong Nha.
Chiều: Đi Thừa Thiên Huế.
- Ngày 3 (7/5/2022): Thực địa tại Huế
Sáng: Điểm dừng 3: Đầm Cầu Hai, Phá Tam Giang, Cửa biển Thuận An.
Nghe giới thiệu, tìm hiểu về hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Cửa biển
Thuận An.
Chiều: Sinh viên tự nghiên cứu.
- Ngày 4 (8/5/2022): Huế - Đà Nẵng
Sáng: Xuất phát đi từ Huế đến Đà Nẵng. Điểm dừng 4: Đèo Hải Vân: Nghe
giới thiệu về đặc điểm tự nhiên của Đèo Hải Vân.
Chiều: Điểm dừng 5: Hội An. Thực địa rừng dừa nước Cẩm Thanh – Hội An.
Tối: Thăm quan phố cổ Hội An
- Ngày 5 (9/5/2022): Thực địa tại Đà Nẵng
Sáng: Điểm dừng 6: Đà Nẵng
Đi tham quan tìm hiểu chùa Linh Ứng, Non Nước.
Chiều: Sinh viên tự nghiên cứu.
- Ngày 6 (10/5/2022): Đà Nẵng – Nghệ An
Sáng: Xuất phát từ Đà Nẵng về Cửa Lò.
- Ngày 7 (11/5/2022): Nghệ An – Hà Nội
Sáng: Xuất phát về Hà Nội.
3


Chiều: Về đến Hà Nội.


(Nguồn: Khoa Địa Lý – Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội)
Hình 1: Tuyến thực địa Hà Nội - Quảng Nam
I.3 Nội dung thực địa
- Khái quát, nêu các đặc điểm chính của khu vực bao gồm:

- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
4


- Đặc điểm chính về tự nhiên của khu vực.
- Đặc điểm chính về kinh tế xã hội của khu vực.
- Đặc điểm và sự phân hóa các thành phần tự nhiên trong khu vực

nghiên cứu.
I.4 Phương pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu phục vụ cho mục đích yêu cầu của chuyến
thực địa bao gồm:
- Phương pháp chuẩn bị trong phòng: chuẩn bị tài liệu, lý thuyết, nội

dung có liên quan đến tuyến, điểm nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát tại tuyến nghiên cứu: là phương pháp

sử nhiều và thường xuyên nhất trong chuyến đi.
- Phương pháp điều tra khảo sát tại điểm chìa khóa: là phương pháp

tại điểm chìa khóa khảo sát so sánh điểm tương đồng và sự khác nhau ở
các địa điểm khác.
- Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu: là phương pháp lấy dẫn chứng

cụ thể bằng các con số hình ảnh đã qua xử lý.

I.5 Thời gian thực hiện
- Thời gian nghiên cứu thực địa thực tế từ ngày 5/5/2022 đến 11/5/2022
(7 ngày).
- Thời gian viết báo cáo từ ngày 11/5/2022 đến 9h ngày 16/5/2022 (6 ngày)
II.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. SỰ PHÂN HĨA CỦA TỰ NHIÊN
1.1 Sự phân hóa theo chiều bắc nam (quy luật địa đới)
Sự phân hóa từ Bắc vào Nam thể hiện quy luật địa đới. Theo quy luật địa đới
tuyến thực địa đi qua các phân vị tự nhiên sau:
5


- Đới rừng nhiệt đới gió mùa là cảnh quan thiên nhiêu tiêu biểu.
- Vòng đai địa lý: là phân vị lớn nhất của quy luật địa đới. Bắc Trung Bộ nằm
gọn trong vành đai nội chí tuyến, biên độ nhiệt năm tương đối lớn, chế độ nhiệt
ẩm có một cực tiểu và một cực đại.
- Đới địa lý: là phân cấp thứ hai của quy luật địa đới. Tuyến thực địa đi qua
một đới rừng thuộc đới rừng gió mùa chí tuyến có ranh giới phía nam ở khoảng
vĩ tuyến 16°B. Tổng nhiệt năm trên 7500°C và hệ số tương quan nhiệt ẩm hơn
1,5. Gồm 2 á đới:
+ Á đới rừng chí tuyến có mùa đơng lạnh khơ rõ rệt (Tam Điệp - Hồnh
Sơn): phần lớn lãnh thổ có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C và có 3 tháng có lượng
mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi.
+ Á đới rừng chí tuyến khơng có mùa đơng và mùa khơ tương đối rõ rệt:
nóng ẩm hơn á đới trên. Mùa đơng chỉ có một số ngày có thời tiết lạnh và khơ,
có ngày nhiệt độ thấp dưới 10°C.
- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngồi ra cịn có các
lồi cây cận nhiệt như dẻ, re, các lồi cây ơn đới như sa mu, pơ mu; các lồi thú
có long dày như gấu, chồn….
+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
- Khu địa lý: 4 khu địa lý đã đi qua trong tuyến thực địa . Đó là khu đồng bằng
Bắc Bộ, khu Bắc Trường sơn, khu đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, khu đồng
bằng Bình - Trị - Thiên.

6


Tuyến thực địa đi qua 3 ranh giới tự nhiên đó là dãy Tam Điệp, dãy Hồng Sơn
(Đèo Ngang), dãy Bạch Mã (Đèo Hải Vân)
- Dãy Tam Điệp là đường ranh giới giữa 2 miền địa lý tự nhiên Miền Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở phía nam Đồng bằng
Bắc Bộ. Dãy núi Tam Điệp là dải cuối cùng của dãy núi đá vơi Hịa Bình Thanh Hóa tiến tới gần sát bờ biển. Riêng trong địa phận Ninh Bình và Thanh
Hóa, núi Tam Điệp dài trên 20 km, rộng từ 2 - 7 km với những ngọn núi cao trên
200 m. Đây là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Trước
đây khi chưa có đường quốc lộ 1A, con đường thiên lí Bắc - Nam qua đây phải
vượt qua 3 đèo (núi Ba Dội) có độ dốc không lớn lắm. Tuy ranh giới này chưa rõ
rệt là ranh giới khí hậu nhưng điều quan trọng có thể nhận biếtđây là khu vực
đường chia nước giữa một bên là lưu vực sơng Hồng (ở phía Bắc) và một bên là
lưu vực sơng Mã (ở phía Nam). Từ 2 lưu vực sơng khác nhau dẫn đến sự hình
thành của đất phù sa sông cũng khác nhau. Đất phù sa sơng Hồng phì nhiêu, màu
mỡ hơn, trong khi đất phù sa sông Mã nghèo dinh dưỡng, pha cát nhiều hơn, có
diện tích hẹp hơn và bị chia cắt; đồng thời đã xuất hiện đất cát biển ở khu vực
ven biển.

(Nguồn: Internet)
7



Hình 2: Dãy Tam Điệp
- Dãy Hồnh Sơn là ranh giới giữa hai khu tự nhiên Đồng bằng Thanh Nghệ
Tĩnh và Đồng bằng Bình Trị Thiên cùng nằm trong miền Tây Bắc và Bắc Trung
Bộ. Dãy núi Hoành Sơn dài 50 km chạy theo hướng Tây - Đông, từ dãy Trường
Sơn ở phía Tây kéo dài tới biển Đơng. Đỉnh cao nhất trong dãy núi có độ cao
1044 m. Đèo Ngang là đèo vượt qua dãy Hoành Sơn ở vị trí thuận lợi nhất có độ
cao 256 m. Theo Vũ Tự Lập, dãy núi Hồnh Sơn cịn là ranh giới của hai á đới
trong đới rừng gió mùa chít uyến: Ở phía Bắc đèo Ngang là á đới rừng gió mùa
chí tuyến có 3 tháng mùa đơng lạnh, có tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 18
◦C và 3 tháng khơ; Ở phía Nam đèo Ngang là á đới rừng gió mùa chí tuyến có
mùa đơng ngắn, thường khơng đến 3 tháng và nhiệt độ khơng cịn tháng nào
xuống dưới 18 ◦C (theo Vũ Tự Lập). Vì thế ranh giới tự nhiên giữa hai khu Đồng
bằng Thanh Nghệ Tĩnh và Đồng bằng Bình Trị Thiên tại dãy núi Hồnh Sơn
(đèo Ngang) là một trong những ranh giới tự nhiên rất đặc sắc trên tuyến thực
địa tự nhiên Hà Nội – Quảng Nam.

8


(Nguồn: Chuyến đi thực địa Hà Nội-Quảng Nam K70)
Hình 3: Dãy Hồnh Sơn
- Hai miền này cùng thuộc xứ Đơng Dương nhưng có sự khác biệt về đới tự
nhiên. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thuộc đới rừng gió mùa á xích đạo nên
khác hẳn với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc đới rừng gió mùa chí tuyến.
Dãy núi Bạch Mã được xác định là ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Dãy núi
Bạch Mã là khối núi granit hùng vĩ có độ cao trung bình trên 1000 m. Đường
thiên lí Bắc - Nam và đường quốc lộ 1A vượt qua dãy Bạch Mã ở đèo Hải Vân
có độ cao 496 m. Điều đáng chú ý là dãy núi Bạch Mã đồng thời cũng được

nhiều nhà khí hậu xác định là ranh giới giữa 2 miền khí hậu: miền khí hậu phía
Bắc và miền khí hậu phía Nam. Từ đường chia nước của dãy núi Bạch Mã cịn
có thể xác định hai hệ thống lưu vực sơng: phía Bắc là các hệ thống sơng nhỏ
thuộc tỉnh Bình Trị Thiên và phía Nam là hệ thống sơng Thu Bồn chủ yếu nằm
trên lãnh thổ của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, là một trong chín hệ
thống sơng lớn của nước ta có diện thích trên 10.000 km2.
9


(Nguồn: Chuyến đi thực địa Hà Nội-Quảng Nam K70)
Hình 4: Dãy Bạch Mã
+ Lãnh thổ phía Bắc:
Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa
đơng lạnh
Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình trên 20 độ C. Do ảnh hưởng
của gió mùa Đơng Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đơng lạnh với 2-3 tháng
nhiệt độ trung bình < 18 độ C thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ và
đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân mùa
nóng, lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: mùa đông bầu trời nhiều mây, thời
10


tiết lạnh, mưa ít, nhiều lồi cây rụng lá; mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều, cây
cối xanh tốt. Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra cịn
các lồi cây cận nhiệt đới như dẻ, re, các lồi cây ơn đới như sa mu, pơ mu; các
lồi thú có lơng dày như gấu, chồn… Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng
được cả rau ôn đới.
+ Lãnh thổ phía Nam
Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình
năm trên 25 độ C và khơng có tháng nào dưới 20 độ C. Biên độ nhiệt trung bình
năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô,
đặc biệt rõ từ vĩ độ 14 độ B trở vào.
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần
thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam
(nguồn gốc Mã Lai-Indonexia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ -Mianma) di cưa
sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khơ như các
lồi cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều
nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các lồi thú lớn vùng nhiệt đới và xích
đạo như voi, hổ, báo, bị rừng… Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...
1.2 Sự phân hóa theo chiều đơng tây
Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa
thành 3 dải rõ rệt:
- Vùng biển và thềm lục địa: diện tích lớn gấp ba lần đất liền, độ nông- sâu,
rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi
núi kế bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển. Bắc Trung Bộ là nơi có độ lục địa
là 10 - 12°C.
- Vùng đồng bằng ven biển:

11


Đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang và bị chia cắt, bờ biển khúc
khuỷu với thềm lục địa thu hẹp; các dạng địa hình cồn cát, đầm phá, vũng vịnh
phổ biến…
- Vùng đồi núi: Phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng địa hình.
+ Được hình thành từ các dãy núi, khối núi, cao nguyên, bồi tụ bởi các
đồng bằng thấp... Nguồn gốc phát sinh là do quá trình kiến tạo đặc biệt là vận
động kiến tạo.

+ Có nhiều dãy núi kéo dài theo hướng vĩ tuyến là những vật chứng ngại
đối với sựu xâm nhập của khối khí từ phương Bắc tràn xuống hoặc từ phương
Nam tràn lên làm tăng lên sự tương phản địa đới theo vĩ tuyến giữa hai phía khác
sườn.
Theo quy luật phi địa đới, tuyến thực địa đã đi qua các phân vị tự nhiên sau:
- Xứ địa lý: là cấp phân vị lớn nhất của quy luật phi địa đới. Tuyến thực địa đã
đi qua 2 xứ địa lý là xứ Hoa Nam với đồng bằng Bắc Bộ và xứ Đơng Dương với
khu vực Bắc Trung Bộ
- Ơ địa lý: là cấp phân vị thứ hai của quy luật phi địa đới. Lãnh thổ Bắc Trung
Bộ được xác định trong á địa ơ gió mùa Đơng Nam Á và là một bộ phận của địa
ơ gió mùa châu Á.
- Miền địa lý: là kết quả đan cắt giữa xứ và đới. Theo quy luật phi địa đới,
miền được phân chia bởi kiến tạo – địa mạo. Tuyến thực địa đi qua 3 miền địa
lý:
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: kết quả của sự đan cắt giữa xứ Hoa
Nam Bắc Việt Nam và đới rừng gió mùa chí tuyến.
12


+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: kết quả của sự đan cắt giữa xứ Đông
Dương và đới rừng gió mùa chí tuyến.
+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : Kết quả của sự đan cắt giữa xứ Đơng
Dương và đới rừng gió mùa xích đạo.
- Khu địa lý: là sự phân hóa thứ cấp trong miền. Tuyến thực địa đã đi qua các
khu địa lý sau: khu đồng bằng Bắc Bộ, khu Bắc Trường sơn, khu đồng bằng
Bình - Trị- Thiên, khu đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
1.3 Sự phân hóa theo đai cao
- Đai nhiệt đới gió mùa chân núi (dưới 600m). Đặc trưng là có một mùa hạ nóng,
nhiệt độ trung bình trên 25°C. Trong đai này có ba á đai:
+ 0m - 100m khơng có mùa đơng rét.

+ 100m – 300m có nơi có mùa đơng rét.
+ 300m – 600m nhiều nơi có mùa đơng rét.
+ Từ biên giới phía Bắc cho đến đèo Ngang mùa hạ có nhiệt độ trung bình
hàng tháng trên 25°C kéo dài 5 tháng.
+Tại Bình – Trị - Thiên mùa hạ nóng trên 25°C kéo dài 7 tháng.
Hệ sinh thái chính là rừng lá rộng thường xanh (3 tầng cây gỗ, thành phần lồi
khá phong phú, đất có hai nhóm chính là đất phù sa và đất feralit...
- Đai cận gió mùa trên núi (600 - 2600m). Đặc trưng là có mùa hạ mát, nhiệt
độ trung bình dưới 25°C. Trong đai này có ba á đai:

13


+600m - 100m chế độ nhiệt mang tính chất chuyển tiếp, nhiệt độ trung
bình tháng trên 20°C chiếm đa số, các cây nhiệt đới dễ tính và đất feralit đỏ vàng
vẫn còn xuất hiện ở đai này.
+1000m - 1600m thực bì và thổ nhưỡng mang sắc thái á nhiệt đới rõ rệt,
dất mùn feralit vàng đỏ chiếm ưu thế tuyệt đối.
+ 1600m – 2600m mang tính chất chuyển tiếp lên đai ơn đới, khơng có
tháng nào có nhiệt độ tring bình trên 20°C, có đất mùn alit và rừng rêu phát triển.
Hệ sinh thái chính là sinh vật cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, đất feralit có mùi
đặc tính chua.
- Dạng địa lý: Từ tây sang đơng ở khu vực đồn thực địa đi qua có đầy đủ các
dạng địa hình từ đồi núi cao – đồi trung du – đồng bằng – cồn cát ven biển.
CHƯƠNG 2. CÁC KHU ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
II.1

Đặc điểm tự nhiên khu đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh

Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh được phân định với đồng bằng Bắc Bộ bởi dãy

núi đá vơi Ninh Bình. Đồng bằng này là đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển
và đồng bằng xen đồi của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Ranh giới khu:
- Phía bắc: Giáp khu đồng bằng Bắc Bộ, ranh giới là dãy núi đá vơi Ninh Bình
- Phía nam: Giáp khu đồng bằng Bình Trị Thiên, ranh giới vạch theo chân sườn
bắc dãy Hồnh Sơn
- Phía đơng: Giáp vịnh Bắc Bộ
- Phía tây: Giáp khu núi thấp Bắc Trường Sơn.
14


(Nguồn Internet)
Hình 5: Đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh
a) Đặc điểm chung:
- Vị trí địa lí, điều kiện hình thành đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh mang tính
chuyển tiếp từ đồng bằng tam giáp châu điển hình ở phía bắc và đồng bằng ven
biển rõ rệt hơn phía nam. => kiểu đồng bằng bồi tụ tam giác châu và mài mòn –
bồi tụ xen kẽ, lớp phù sa mỏng và nhiều đồi núi phân cắt đồng bằng. Phía bắc
mở rộng hơn, có q trình bồi tụ tam giác châu, phía nam thu hẹp và q trình
mài mịn – bồi tụ của biển chiếm ưu thế.
- Đồng bằng được phát triển trên phần rìa của các đới nham tướng Thanh Hóa,
Sầm Nưa, Trường Sơn và sau đó được bồi tụ phù xa Đệ Tứ.
- Các vịnh của sông không rộng nên có q trình bồi tụ tam giác châu nhưng
nhỏ hẹp.

15


- Đồng bằng kém phì nhiêu nhưng địa hình đa dạng, nhiều loại đất khác nhau
nên cơ cấu cây trồng khá đa dạng.

- Khí hậu thể hiện rõ ảnh hưởng của biển và bức chắn của dãy Trường Sơn đối
với gió Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam.
- Mùa đơng bớt lạnh giảm mưa phùn, màu hạ nóng gió Tây khơ nóng hoạt
động mạnh; Mùa mưa chậm dần sang mùa thu đông nên mà lũ cùng muộn dần ở
đây chịu ảnh hưởng của bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới dịch xuống dần.
b) Đặc điểm các thành phần tự nhiên:
1. Địa chất – địa hình:
- Qúa trình hình thành đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh liên quan chặt chẽ đến
hoạt động Tân kiến tạo:
+ Đầu Đệ Tứ: Sườn đông Trường Sơn hạ thấp với mức độ không đều tạo thành
các vịnh biển nhỏ được nối liền nhau bởi các eo hẹp.
+ Cuối Đệ Tứ: vận động nâng lên để lộ ra các thềm biển xen kẽ những chỗ trũng
vịnh cũ sau đó các thềm biển này q trình mài mồn bồi tụ do sóng biển tiếp xúc
và hình thành các dải cồn cát. Tại chỗ trũng vật liệu phù sa do sơng suối mang
lại lấp đầy.
- Tính chất bồi tụ thể hiện rõ trong hình thành tam giác châu sơng Mã, sống
Cả.... Cịn q trình mài mịn bồi tụ với vai trong vai trị của hình thành núi non
và các giải Việt Nam đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh vào vén lên mòn bồi tụ với
vai trò của biển ưu thế hơn thể hiện ở sự hình thành đồng bằng Hà Tĩnh.

16


- So với đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh nhỏ hẹp kém bằng
phẳng, hình thái địa mạo phức tạp hơn với nhiều đồi, núi sót và các dải cồn ven
biển.
- Từ bắc xuống Nam qua các đồng bằng:
+ Đồng bằng sông Mã – Chu là tam giác châu nhỏ, bao gồm 3 dải:



Dải đất cao ở phía tây, giáp đồi núi là thềm phù sa cũ. Châu thổ phu sa
mới cao 3 – 4m, có khi 8m – 10m. Cấu tạo bởi đất cát pha, nhẹ; trên mặt
đồng bằng có xen những chỗ trũng đó là vết tích của dịng sơng cũ.



Dải đất trũng ở giữa cao độ 1 – 2m. Cấu tạo bằng đất thịt nặng và sét, có
đặc điểm tính hơi chua, nơi có ảnh hưởng của cacbonat thì trung tính.
Hình thái dải đất rộng ở phía bắc và thu hẹp ở phía nam. Bề mặt vùng đất
trũng khơng bằng phẵng, đây đó nổi lên những hịn đảo nhỏ quang cảnh
khơng khác mấy vùng trũng Hà Nam Ninh.



Dải cồn cát ven biển ở ngoài cùng cao 3 – 4m. Về phía nam, dải cồn cao
hẳn lên, nam sông Yên cao đến 7m. Hết loạt cồn cát thứ nhất là dải đất
trũng luôn ngập nước, sông nhỏ quanh co. Trong vùng đất ngập nước, cỏ
và lau sậy mọc đầy. Sau đến một loại cồn nối tiếp nhau, càng về phía
nam, các dải cồn càng nổi cao hơn và chạy sát vào chân đồi.

+ Đồng bằng Nghệ An: phía bắc là các đồng bằng Quỳnh Lưu, Diễn Châu,
Yên Thành. Đồng bằng nhỏ ba mặt giáp núi, chỉ một mặt thông ra biển. Các
đồng bằng này là những vùng trũng hoặc đấm phá cũ lấp đầy phù sa sơng. Phía
giáp biển nhiều đụn cát võ sị nổi cao lên, phía giáp núi chừa lại vùng đất trũng ít
được bồi như thấy ở cánh đồng Yên Thành; Phía nam là đồng bằng Hưng
Nguyên, Nghi Lộc, Nghi Xuân; Phía tây thấp và bằng phẳng; Phía đơng là các
dải cồn cát
17



+ Các đồng bằng Hà Tĩnh hẹp ngang kém bằng phẳng nhiều đồi núi nhiều
dải đất trũng chặn bởi những cồn cát biển và kém phì nhiêu hơn. Đồng bằng Can
Lộc hẹp, nhiều nơi trũng thấp, đất mặn lấn sát chân núi. Đồng bằng Thạch Hà,
Cẩm Xuyên cao hơn diện tích đất mặn có phần thu hẹp nhưng cồn cát đụn cát lại
rất phát triển.
- Qúa trình hình thành đã quy định những đặc điểm địa hình nổi bật của đồng
bằng này hẹp ngang, độ nghiêng lớn, kém bằng phẳng, nhiều đồi núi sót nổi lên
giữa đồng bằng, những dải đất trũng chặn bởi cồn cát ven biển. Dao động độ
nghiêng của đồng bằng từ 0m – 15m, khu vực đồng bằng xen đồi cao tới 100m.
- Trong khu đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh phát hiện được một số mỏ như
than, sắt, đồng đỏ, đôlômit, caolin, inmenit. Phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ,
hàm lượng thấp, chỉ có giá trị cơng nghiệp địa phương.
VD: Mỏ sắt Thạch Khuê trữ lượng 500 triệu tấn (lớn nhất Đông Nam Á), hàm
lượng sắt cao, đạt 60 - 65% và chất lượng tốt.
Mỏ sa khoáng inmenit phân bố trong dải cồn cát biển dài 2 – 3km thuộc
địa phận các huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh có trữ khoảng dưới 2 triệu
tấn với hàm lượng trung bình là 20kg/m³.
2. Khí hậu:
- Đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh kéo dài từ hướng bắc – nam tới hơn 2 độ vĩ, điểm
cực bắc ở vào khoảng vĩ tuyến 20°20’B và điểm cực nam gần với vĩ tuyến 18°B
nằm trong đới khí hậu gió mùa chí tuyến , á đơi có mùa đơng khơng lạnh.
- Do nằm ở các vĩ độ thấp, gió mùa Đơng Bắc đã bị biến tính rõ rệt, nhất là từ
Nghệ trở vào và phần nào nhờ sự che chắn của dãy núi đá vơn Ninh Bình, tuy
thấp những cũng làm giảm ảnh hưởng của khơng khí lạnh về mùa đông.
18


- Mùa đông của Thanh - Nghệ - Tĩnh ngắn hơn và nhiệt độ cao hơn so với
mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ do sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc không
sâu sắc như miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ => số ngày lạnh ngắn chỉ khoảng 50

ngày về phía nam chỉ cịn khoảng 40 ngày khơng quá lạnh .
- Mùa hè thì chịu tác động của gió Tây khơ nóng do nằm sát với dãy Trường
Sơn nên mùa hè khá dài số ngày nóng lớn từ 3 đến 5 tháng thời tiết khô khắc
nghiệt.
- Mùa mưa ở đây dài trong suốt mùa hè xu hướng kéo sang cuối thu, đầu đông
do ảnh hưởng của dải hội tụ đới muộn và bão.

- Chế độ nhiệt:
+ Sự phân hóa mùa theo chế độ nhiệt khá đồng nhất trên tồn khu. Mùa
đơng bắt đầu tháng 12 năm trước cho đến hết tháng 2 đầu tháng 3 năm sau, còn
19


thời kì lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình đạt trên 17°C gần 18°C, nhiệt độ
thấp nhất chưa bao giờ xuống quá 10°C.
+ Giữa hai mùa đông và hè có sự chuyển tiếp trong một thời gian khá
ngắn kéo dài khoảng 1 tháng nhiệt độ khá mát mẻ khoảng 20°C
+ Mùa hè dài tới 7 tháng, từ thang 4 đến hết thang 10 trong đó có tới 5
tháng nhiệt độ trung bình vượt q 25°C, nóng nhất tháng 7 nhiệt độ trên 28,5°C.
Mùa hè xuất hiện những đợt gió Tây khơ nóng nền nhiệt độ tăng cao .=> Hậu
quả của mùa hè là thiếu nước sinh hoạt và sản xuất
- Chế độ mưa:
+ Nếu như nhiệt độ mùa hè tương đối đồng nhất trong tồn khu thì về mưa
lại có những khác biệt theo những lãnh thổ rất rõ.
+ Nhìn chung mùa mưa, mùa mưa của đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh bắt
đầu trũng hơn ở đồng bằng Bắc Bộ khoảng 1 tháng, nhưng thời kì kết thức mùa
mưa ở phí nam đồng bằng, như Kỳ Anh muộn hơn ở đồng bằng Bắc Bộ đến 2
tháng.
+ Nhờ có mùa mưa kéo dài ( 6 – 8 tháng) và trùng vào thời kì nóng nhất
mà nhiệt độ trung bình của mặt đất trong miền đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh chỉ

cao hơn nhiệt độ khơng khí chung bình của các tháng tương ứng là hơn 2°C, đơi
chỗ trên 4°C.
+ Ngồi cịn chịu ảnh hưởng của bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới nên
mưa kết thúc muộn hơn
3. Thủy văn

20



×