Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khả năng Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.33 KB, 15 trang )

HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
Môc lôc
Trang
Phần 1: Đặt Vấn đề 2
Phần 2: Lý luận chung về cặp phạm trù khả năng hiện thực 4
I. Các khái niệm 4
1. Phạm trù hiện thực 4
2. Phạm trù khả năng 4
II. Mối quan hệ biện chứng Khả năng – Hiện thực 5
III. Một số kết luận về mặt phương pháp luận 6
Phần 3: Khả năng- Hiện thực và thực tiễn quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam 7
Phần 4: Kết luận 13
Danh mục tài liệu tham khảo 15
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 1
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc
chung của tồn tại và nhận thức. Triết học được coi là “khoa học của mọi khoa học”, nội
dung chính của nó bàn về con người và vị trí của con người trong thế giới mà họ đang
sinh sống, có lẽ chính vì vậy mà triết học vừa mang tính tổng quát vừa mang tính cụ
thể đối với mọi hoạt động trong xã hội cả về lý luận và thực tiễn.
Cùng với sự phát triển của xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử loài
người, các ngành khoa học nói chung và triết học nói riêng cũng có những bước phát
triển mạnh mẽ và nằm trong tiến trình phát triển đó, triết học Mác - Lênin ra đời như
một sự tất yếu ngẫu nhiên. Không chỉ đứng trên lập trường của giai cấp công nhân (giai
cấp tiến bộ nhất) để quan sát, phản ánh và lý giải về vấn đề con người và vị trí của con
người trong thế giới tự nhiên cũng như mọi hiện tượng, các mối quan hệ giữa con
người với con người trong đời sống kinh tế xã hội, triết học Mác – Lênin còn là sự phát
triển hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Mác –Lênin là sự kế thừa có
chọn lọc, là sự kết hợp thế giới quan duy vật và phép biện chứng của các nhà triết học
đi trước, đồng thời phát triển nó ở một trình độ cao hơn để rồi nó không chỉ là thế giới


quan của giai cấp công nhân, mà như Ăngghen khẳng định, nó còn trở thành sự cần
thiết tuyệt đối, trở thành hình thức tư duy quan trọng nhất, cao nhất, thích hợp nhất với
sự phát triển của khoa học. Nó đem lại cho khoa học hiện đại những chức năng có ý
nghĩa phương pháp luận trong việc xem xét, luận giải bản thân sự phát triển của mình.
Trong kho tàng tri thức đồ sộ của mình, xuất phát từ những vấn đề tưởng chừng
là rất đơn giản như những nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù cơ bản … Mác,
Ăngghen và Lênin đã chỉ ra con đường phát triển xã hội của nhân loại từ thấp đến cao
thông qua cả lý luận và thực tiễn. Các tư tưởng đó đã được rất nhiều quốc gia trên thế
giới vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của quốc gia mình.
Đối với Việt Nam chúng ta, một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh chính
nghĩa để bảo vệ tổ quốc, Đảng ta luôn khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin nói
chung, triết học Mác - Lênin nói riêng làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 2
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
Đảng ta đã vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa
Mác – Lênin nên đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Mặc dù không đi vào các vấn đề mang tính cụ thể mà chỉ đưa ra những quan
điểm, chủ trương, giải pháp một cách chung nhất về con người và các vấn đề có liên
quan đến con người trên phạm vi toàn thế giới, nhưng trong lĩnh vực sản xuất nói
chung triết học Mác – Lênin cũng đã chỉ ra rất nhiều vấn đề có liên quan đến công tác
sản xuất và quản lý sản xuất của các doang nghiệp như: mối quan hệ giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất; các mối liên hệ phổ biến (ta cụ thể hóa trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh); chỉ ra mâu thuẫn nội tại; quy trình của sự phát triển … mà
trên cơ sở đó từng doanh nghiệp có thể vận dụng một cách linh hoạt trong điều kiện cụ
thể của doanh nghiệp mình.
Nhận thức được vai trò cực kỳ quan trọng của triết học Mác – Lênin đối với đời
sống xã hội nói chung và hoạt động cụ thể của mỗi doanh nghiệp nói riêng nên tác giả
đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu về triết học Mác – Lênin và sự vận dụng vào thực
tiễn trong công tác quản lý doanh nghiệp hiện nay. Cùng với sự hiểu biết của bản thân,
sự giảng dạy và hướng dẫn tận tâm của thầy giáo PGS-TS. Lê Thanh Sinh, tác giả hy

vọng sẽ làm rõ được những vấn đề mà hiện nay các doanh nghiệp có thể vận dụng từ lý
luận của triết học Mác – Lênin nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, tăng cường tính cạnh tranh trong nước và quốc tế Tuy nhiên do khối
lượng kiến thức của triết học Mác – Lênin quá đồ sộ, pham vi nghiên cứu quá rộng
trong khi điều kiện về thời gian, trình độ có hạn nên tác giả đã giới hạn đề tài nghiên
cứu của mình là: “Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp”
với hy vọng sẽ có được sự hiểu biết vững chắc hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn lý luận
của triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù Khả năng – Hiện thực và khả năng vận dụng
vào thực tiễn quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để hoàn thiện được đề tài nghiên cứu của mình, tác giả xin được gửi lời cảm ơn
trân trọng tới thầy giáo PGS-TS. Lê Thanh Sinh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn,
giúp đỡ cùng với sự góp ý nhiệt tình của các bạn trong lớp Cao học Khóa 17 - Đêm 5.
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 3
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
Phần 2:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẶP PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG – HIỆN THỰC
I. Các khái niệm:
Hai phạm trù “Khả năng”, “Hiện thực” giữ một vị trí quan trọng trong phát triển
biện chứng, chúng biểu thị xu hướng chung của hệ thống. Khả năng là tổng thể các tiền
đề cần thiết và đầy đủ thiết định sự xuất hiện hợp quy luật của hiện tượng này hay hiện
tượng khác. Hiện thực là những cái đã có, đã ra đời, đã tồn tại.
1. Phạm trù Hiện thực:
Hiện thực là phạm trù chỉ cái đã ra đời, đã xuất hiện, đã được thực hiện; đó là
những sự vật và hiện tượng đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả
những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức con người.
Hiện thực bao gồm cả hiện thực vật chất (hiện thực khách quan) và hiện thực
tinh thần (hiện thực chủ quan), nghĩa là cả vật chất lẫn tinh thần đều tồn tại.
2. Phạm trù Khả năng:
Khả năng là phạm trù dùng để chỉ cái còn là mầm mống trong sự vật và quá
trình. Đó là cái chỉ mới là tiền đề của khuynh hướng phát triển và có thể ra đời khi có

điều kiện thích hợp. Khả năng mà ta nghiên cứu là khả năng thực tế, không phải là khả
năng ảo. Nó khác với: điều kiện, tiền đề, ngẫu nhiên, xác suất …
Người ta phân các khả năng thành khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên.
Bản thân các khả năng tất nhiên lại có thể phân ra thành khả năng gần (hiện đã có gần
đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực) và khả năng xa (còn phải trải qua
nhiều giai đoạn tư duy). Khả năng là cái hiện đang ở trong dạng tiềm năng, nhưng sẽ
biến thành hiện thực khi cần thiết và khi có các điều kiện thích hợp; còn hiện thực là
cái đang biểu hiện và đang tồn tại thực sự. Khả năng là cái tồn tại khách quan, có gốc
rễ ngay trong hiện thực.
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 4
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khả năng khác như: khả năng tốt và khả năng
xấu; khả năng song song tồn tại và khả năng loại trừ nhau; khả năng chủ yếu và khả
năng thứ yếu … Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem khả năng như là tiền đề của cái
mới; là xu hướng phát triển của sự vật, quá trình. Khả năng được biểu hiện trong bản
thân hiện thực khách quan. Trong những điều kiện thích hợp, nó sẽ trở thành hiện thực.
Hiện thực được xem như là khả năng được thực hiện. Hiện thực khách quan luôn luôn
có nhiều vẻ, nhiều mặt, nhiều đặc tính, thuộc tính, cho nên trong hiện thực có chứa
đựng nhiều khả năng khác nhau. Mỗi khả năng lại là nhân tố biểu hiện xu hướng của
sự phát triển.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
1. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không
tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật.
Quá trình phát triển diễn ra như sau: khả năng trở thành hiện thực, còn hiện thực đó
dưới tác động của những nguyên nhân khác nhau lại sản sinh ra những khả năng mới.
Những khả năng này trong những điều kiện thích hợp được thực hiện trở thành hiện
thực. Khả năng biến thành hiện thực và hiện thực mới lại bao hàm khả năng mới của sự
phát triển. Đó là quá trình phát triển liên tục của thế giới vật chất. Nói một cách khác:
Khả năng và Hiện thực là hai mặt đối lập thống nhất biện chứng trong quá trình phát
triển của sự vật.

2. Trong cùng những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại một
số khả năng, chứ không phải chỉ có một khả năng. Bởi vì, sự vật trong cùng một lúc
chứa đựng nhiều tiềm năng, nhiều mâu thuẫn khác nhau. Hơn nữa, ngay bản thân mỗi
khả năng cũng phát triển và không phải là không thay đổi. Nó tăng thêm hoặc giảm đi
tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi người, theo sự biến đổi của sự vật trong những điều
kiện cụ thể. Vì vậy, trong số các khả năng, khả năng nào có đầy đủ các điều kiện cần
thiết thì sẽ biến thành hiện thực. Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực, thường
cần có không chỉ một điều kiện mà là một tập hợp các điều kiện cần và đủ.
3. Sự chuyển hóa Khả năng – Hiện thực:
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 5
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
Khả năng biến thành hiện thực là một quá trình mâu thuẫn phức tạp. Không phải
bao giờ khả năng cũng dễ dàng biến thành hiện thực. Sự chuyển hoá đó phải có những
điều kiện nhất định. Nếu có đủ điều kiện thì khả năng sẽ biến thành hiện thực, không
đủ điều kiện thì khả năng sẽ không biến thành hiện thực. Khi nắm được khả năng, con
người có thể can thiệp vào tiến trình khách quan của các sự kiện và tạo ra những điều
kiện thích hợp để thúc đẩy hoặc ngăn ngừa khả năng đó biến thành hiện thực.
Điều kiện để khả năng biến thành hiện thực trong xã hội: Bên cạnh điều kiện
khách quan, nhất thiết phải có nhân tố chủ quan là thực tiễn của con người. Hoạt động
có ý thức của con người có vai trò hết sức to lớn trong việc biến khả năng thành hiện
thực. Nó có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình biến đổi đó, có thể điều khiển cho
khả năng phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện
thích ứng.
Sự chuyển biến khả năng thành hiện thực diễn ra trong tự nhiên không giống
trong xã hội. Trong tự nhiên, ngoài việc con người tác động vào tự nhiên để biến các
khả năng thành hiện thực thì cũng có nhiều khả năng trở thành hiện thực một cách tự
phát không cần có sự tham gia của con người, mà nó hoàn toàn tuân theo các quy luật
của tự nhiên.
III. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
1. Trong thực tiễn, cần dựa vào hiện thực, chứ không được dựa vào khả năng

(để tránh rơi vào ảo tưởng) trong việc định ra chủ trương, phương hướng hành động
của mình.
2. Tuy không dựa vào khả năng, nhưng cần tính đến các khả năng (khả năng
gần, xa, tất nhiên, ngẫu nhiên…) để có các phương án dự phòng thích hợp.
3. Trong lĩnh vực xã hội, cần đặc biệt chú ý phát huy nguồn lực con người (nhân
tố chủ quan). Không thấy nhân tố chủ quan (tức hoạt động của con người), sẽ phạm sai
lầm “hữu khuynh”. Nếu thổi phồng nhân tố chủ quan, bất chấp điều kiện khách quan sẽ
mắc sai lầm “tả khuynh”.
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 6
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
Phần 3:
KHẢ NĂNG – HIỆN THỰC VÀ
THỰC TIỄN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Kể từ Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta đã tiến hành công
cuộc đổi mới sâu rộng trong cả nước, và cho đến nay sau hơn 20 năm thực hiện công
cuộc đổi mới đó thì nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến dài khiến cho bạn bè
quốc tế phải khâm phục. Một trong những nội dung đổi mới đó là tạo môi trường thuận
lợi để cho các doanh nghiệp được quyền tự chủ và có khả năng phát triển đi lên vì các
doanh nghiệp ngày càng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nền
kinh tế nước nhà trong nỗ lực của Đảng và Chính phủ sớm đưa nước ta ra khỏi các
nước nghèo trên thế giới.
Với cụ thể mỗi doanh nghiệp, mục tiêu của họ luôn là: Làm sao bán được nhiều
hàng do họ sản xuất ra, tăng nhanh doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao mức sống cho
người lao động để họ có thể yên tâm phục vụ công ty, nộp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà
nước, nâng cao năng lực cạnh tranh … Để thực hiện các mục tiêu đó mỗi doanh nghiệp
đều có những biện pháp thực hiện khác nhau, có những con đường khác nhau để phát
triển. Và trên con đường họ chọn để đi đó thì họ cũng phải vận dụng tổng hợp nhiều
khoa học khác nhau, nhiều lý luận khác nhau về phương thức quản lý doanh nghiệp; Ở
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng ta chỉ xét đến các doanh nghiệp họ đã,
sẽ và nên vận dụng phạm trù Khả năng – Hiện thực như thế nào trong phương pháp

quản lý doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu mà họ đã đưa ra.
Trước hết ta bàn về hiện thực, bất kỳ một công ty hay một xí nghiệp nào muốn
phát triển một cách bền vững đều phải dựa trên thực tế hiện có của doanh nghiệp mình
trong điều kiện hiện có của môi trường kinh doanh bao quanh, chứ không thể dựa vào
khả năng trong tương lai xa vời (mà có thể xảy ra hoặc không xảy ra) để đặt ra các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, đề ra những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài cho
doanh nghiệp mình như Lênin đã chỉ ra: “Phải căn cứ vào những sự thật chứ không
phải dựa vào những khả năng”. Chẳng hạn một công ty vốn liếng chỉ có vài chục triệu
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 7
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
đồng thì không thể đặt ra một kế hoạch sản xuất phiêu lưu như quyết định đầu tư vào
thị trường bất động sản nhằm thu lợi nhuận khổng lồ hay tham vọng đầu tư vào những
thị trường rộng lớn nhưng cũng đầy sức cạnh tranh như Mỹ, EU … trong một tương lai
gần. Hiện thực của mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng với chính doanh nghiệp
đó trong việc tồn tại hay không tồn tại, phát triển hay không phát triển, vì vậy yêu cầu
đặt ra là những người chủ doanh nghiệp phải thực sự nhận ra doanh nghiệp mình đang
ở đâu? Khả năng ra sao? Vị trí, vai trò của doanh nghiệp mình trong xã hội như thế
nào? Tình hình các đối thủ cạnh tranh của ta ra sao? Nhu cầu thị trường hiện tại và
trong tương lai gần cần gì? … tránh những tư tưởng màu hồng, lúc nào cũng đánh giá
cao doanh nghiệp mình hay ngược lại là một tư tưởng tự ti, lúc nào cũng sợ doanh
nghiệp mình còn yếu và thiếu nên không dám cạnh tranh một cách sòng phẳng trên thị
trường; Có như vậy doanh nghiệp đó mới có thể đề ra một kế hoạch, một mục tiêu
mang tính khả thi cao, nó là môt trong những nhân tố quyết định sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp trên thương trường như Tôn Tử đã từng nói: “Biết địch, biết
ta trăm trận trăm thắng”.
Với một hiện thực như vậy: số lượng công nhân hiện có; tình hình trang thiết bị
với số lượng và chất lượng nhất định; tình hình thị trường đang diễn biến thực tế, …
nhưng họ sẽ đối mặt với nhiều khả năng có thể xẩy ra: tình hình không thuận lợi: giá cả
đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh quyết liệt bán không được hàng … dẫn đến lỗ,
nợ nần ngập đầu rồi phá sản hay các điều kiện thuận lợi hơn: giá cả đầu vào giảm, năng

suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tốt tạo được uy tín với khách hành, sản phẩm
đầu ra tiêu thụ nhanh … dẫn đến lãi lớn từ đó họ có điều kiện quan tâm chăm sóc tới
đời sống của mỗi công nhân khiến họ thêm an tâm làm việc và như vậy chu kỳ thành
công sẽ kéo dài … Bất kỳ người chủ doanh nghiệp nào cũng mong muốn những gì
thuận lợi hay những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình, vì vậy nhiệm vụ của họ là phải
tìm ra lời giải thích hợp cho bài toán mà đáp số (mục tiêu của doanh nghiệp) và các giả
thiết (các yếu tố thực tế của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh xung quanh) đã có
sẵn để biến những khả năng tốt đẹp trở thành hiện thực trong tương lai gần và những
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 8
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
hiện thực trong tương lai đó sẽ lại là điều kiện, là tiền đề để tiếp tục có những khả năng
mới và những hiện thực mới tốt đẹp hơn.
Một trong những giải pháp của các doanh nghiệp là quản lý tốt các yếu tố đầu
vào và các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp mình. Quản lý tốt các yếu tố đầu vào để hạ
thấp giá thành, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đây là một yếu tố quan trọng để bảo đảm
lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý tốt các yếu
tố đầu ra để giảm thiểu được các chi phí bán hàng, bảo đảm nhanh thu được tiền về để
tái đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất … Và dù ở yếu tố nào, quy trình nào hay nội
dung nào của một quá trình sản xuất trong doanh nghiệp của họ thì hai yếu tố quan
trọng bậc nhất vẫn là yếu tố con người (yếu tố quyết định) và công cụ sản xuất (yếu tố
quan trọng).
Về yếu tố con người, trước hết bàn về vai trò của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Trước đây kinh tế chính trị Mác – Lênin cho rằng lợi nhuận (giá trị thặng dư) của mỗi
doanh nghiệp là do sức lao động của những người công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra,
nhưng theo quan điểm riêng của tác giả thì điều này giờ đây không còn đúng hoàn toàn
nữa. Trong các doanh nghiệp vai trò của người lãnh đạo đang ngày một trở nên quan
trọng hơn, ông cha ta đã từng nói: “một người lo bằng một kho người làm”. Việc đánh
giá đúng hoặc không đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp mình và môi trường
xung quanh cũng như việc dự báo chính xác hay không chính xác tình hình xã hội
trong tương lai sẽ khiến cho người lãnh đạo doanh nghiệp có những quyết định hoặc

đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, điều đó sẽ khiến doanh nghiệp của họ tạo ra
những môi trường thuận lợi giúp cho các khả năng tốt có điều kiện phát triển để trở
thành hiện thực và khi đó doanh nghiệp của họ có điều kiện phát triển đi lên (khi đó lợi
nhuận thu được đôi khi bắt nguồn từ những lợi thế trong kinh doanh do các quyết định
đúng đắn đó tạo nên) hoặc ngược lại, các quyết định của họ sẽ đi ngược các quy luật
của sự phát triển khiến cho doanh nghiệp của họ sẽ lụn bại và dần dẫn đến phá sản do
các khả năng xấu có môi trường thuận lợi để phát triển. Điều này giải thích tại sao khi
cùng ở điều kiện xuất phát như nhau trong cùng một môi trường kinh doanh mà có
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 9
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
những doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt trong khi cũng có những doanh nghiệp đi
tới phá sản hay tại sao các ông chủ lớn chấp nhận thuê những người có tài với mức
lương cực cao để đảm nhiệm những vị trí cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp của
mình.
Một người quản lý doanh nghiệp giỏi không phải ngẫu nhiên mà có, không phải
khi sinh ra họ đã là nhà quản lý tốt. Để trở thành người quản lý doanh nghiệp giỏi trước
tiên các nhà quản lý phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định về kinh tế và
quản lý kinh tế từ đó họ sẽ có những phân tích đúng đắn, hợp quy luật về doanh nghiệp
của họ, diễn biến thị trường hôm nay và trong tương lai, mặt khác họ phải bám sát thực
tiễn để có cái nhìn chính xác hơn trong việc quản lý doanh nghiệp và có sự phân tích
chuẩn xác hơn về tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh, từ đó họ mới có điều
kiện để đưa ra các quyết sách đúng đắn được.
Thứ hai, chúng ta bàn về vai trò của những người còn lại trong các doanh
nghiệp, họ là những người công nhân, những người làm công tác quản lý, những người
làm công tác chuyên môn khác, những chuyên gia Con người có mặt trong tất cả các
khâu của quá trình sản xuất, từ mua sắm nguyên vật liệu, sản xuất rồi tiêu thụ … Ở bất
cứ khâu nào thì vai trò của họ đều mang tính chất quyết định. Cũng như tất cả các yếu
tố trong xã hội, trong mỗi con người đều tồn tại những hiện thực nhất định và chứa
đựng những khả năng to lớn, khả năng đó có thể góp phần quan trọng (nếu không nói
là quyết định) tới sự phát triển nhưng cũng những khả năng đó có thể phá hủy sự phát

triển của cả một doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là những người chủ các doanh nghiệp
phải làm gì, phải tạo những điều kiện gì để những khả năng tích cực tiềm ẩn trong mỗi
con người có điều kiện trở thành hiện thực. Điều này cũng giải thích tại sao các doanh
nghiệp hiện nay (đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) rất quan tâm
đến vấn đề quản trị nhân sự cả trong công tác tuyển dụng cũng như việc sắp xếp công
việc, vị trí công tác, trả lương cho người lao động …. Vì có như thế, họ (những người
chủ doanh nghiệp) mới có điều kiện hiểu rõ khả năng, hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng
của mỗi người lao động từ đó họ sẽ có kế hoạch tận dụng và phát huy một cách tốt nhất
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 10
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
vai trò của người lao động trong doanh nghiệp của và họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận
hơn.
Cùng bàn về vai trò đặc biệt quan trọng của con người trong các doanh nghiệp,
tác giả Lê Thanh Sinh trong tác phẩm: “Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh
nghiệp” đã đưa ra bốn điều kiện cần thiết để biến để có thể biến những khả năng có ích
của mỗi người lao động thành hiện thực, đóng góp một cách có hiệu quả cho các doanh
nghiệp, đó là: Một: Phải trả lương hợp lý, tiền lương phải xứng đáng với sức lao động
và sự cống hiến của mỗi công nhân vì họ đi làm với mục đích nhận lương để nuôi sống
bản thân, gia đình và có tích lũy; Hai là: Phải chú ý đến trạng thái tâm sinh lý của mỗi
công nhân (điều này các doanh nghiệp của các nước tư bản đặc biệt quan tâm) vì tâm
sinh lý của mỗi công nhân có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc, thậm chí
nếu công nhân có tâm lý không tốt thì có thể cho họ nghỉ không làm mà vẫn cho hưởng
lương thì còn hiệu quả hơn là yêu cầu họ làm việc, vấn đề đặt ra là phải xác định rõ
được nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu của các trạng thái tâm lý đó để có các
biện pháp tác động phù hợp; Ba là: Phải xử lý tốt các mối liên hệ trong nội bộ doanh
nghiệp vì khi giải quyết tốt vấn đề này thì người chủ doanh nghiệp đã tạo ra một môi
trương làm việc tốt mà ở nơi đó người lao động có khả năng phát huy tốt nhất khả năng
của mình. Bốn là: Phải khai thác và sử dụng năng lực của người công nhân đúng lúc,
đúng chỗ nhằm phát huy tối đa sở trường, hạn chế tối đa sở đoản của mỗi người lao
động, đồng thời tạo ra những môi trường thuận lợi để phát huy hết những khả năng còn

tiềm ẩn trong mỗi người lao động.
Có thể lấy rất nhiều ví dụ để chứng minh cho luận điểm này trong thực tiễn.
Cách làm của rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản là một ví dụ, mỗi sáng khi chuẩn bị
bắt đầu giờ công nhân vào làm việc, họ đều cử một người có kinh nghiệm quan sát vẻ
mặt của mỗi công nhân khi họ đi làm. Nếu phát hiện ra các biểu hiện bất thường họ đều
tiến hành gặp gỡ, động viên và nếu cần thì cho nghỉ làm việc ngày hôm đó. Bên cạnh
đó cùng với việc thực hiện các chính sách đã ngộ hợp lý (trả lương cao, coi trọng phúc
lợi xã hội…), tạo môi trường làm việc thoải mái họ đã khiến các công nhân muốn đến
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 11
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
nơi làm việc (chứ không phải bắt buộc phải đi làm), công nhân coi các công ty đó là
của họ (mặc dù trên thực tế là không phải). Từ đó các doanh nghiệp có điều kiện phát
huy tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi người công nhân và chính những người
công nhân đó mang lại nguồn lợi ích to lớn cho họ.
Còn với yếu tố còn lại là công cụ sản xuất, dù không thật sự đóng vai trò quyết
định như các yếu tố về con người nhưng các yếu tố về công cụ sản xuất, trình độ công
nghệ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Người chủ doanh
nghiệp cần phải có các quyết định đầu tư hợp lý, máy móc trang thiết bị phải đảm bảo
chất lượng, trình độ công nghệ thích ứng với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Việc đầu tư các công cụ sản xuất phù hợp không những giúp nâng cao năng suất lao
động mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hàng hóa bị hỏng hóc
trong quá trình sản xuất. Đối với các công cụ sản xuất hiện có người chủ doanh nghiệp
cũng phải có kế hoạch sử dụng hợp lý để tận dụng hết công suất của máy móc thiết bị
để không những đạt mục tiêu làm ra nhiều hàng hóa hơn mà còn góp phần giảm bớt chi
phí khấu hao (một trong các loại chi phí cố định) trên mỗi đơn vị sản phẩm, đây là một
trong những nội dung quan trọng nhằm hạ giá thành sản phẩm làm ra.
Ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, vấn đề về máy móc trang thiết bị và
trình độ công nghệ hiện đang là một vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù chúng ta đã có
nhiều bước tiến dài trong hội nhập kinh tế quốc tế, mặc dù chúng ta đã gia nhập WTO,
AFTA và nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới khác nhưng chúng ta vẫn không tránh

khỏi việc “bị lừa” hay “cố tình bị lừa” khi các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh
nghiệp nhà nước) thi nhau nhập về các dây truyền máy móc thiết bị có công nghệ đã rất
lạc hậu trên thế giới. Và việc đưa các công cụ sản xuất này vào hoạt động không những
không phát huy được khả năng của máy móc đối với sản phẩm của mình mà ngược lại
còn góp phần đẩy sản phẩm của mình ra khỏi thị trường do không cạnh tranh được với
các sản phẩm khác vì giá đắt, chất lượng và mẫu mã sản phẩm không phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng Và chính những doanh nghiệp đó, bằng sự thiếu hiểu biết
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 12
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
hoặc bằng cái tâm không trong sáng của mình đã kéo đất nước chúng ta ngày càng tụt
hậu, ngày càng giảm sức cạnh tranh so với các nước khác trên thế giới.
Mỗi doanh nghiệp có những đặc thù khác nhau, một điều kiện thực tế khách
nhau và hoạt động trên nhiều linh vực khách nhau để tạo ra những của cải khác nhau
cho xã hội. Mặc dù vậy, mục đích tựu trung lại của họ là tồn tại và phát triển, sự phát
triển của họ không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân họ mà còn góp phần rất lớn trong
sự phát triển chung của cộng đồng. Mục đích là như vậy nhưng mỗi doanh nghiệp có
còn đường riêng và những biện pháp riêng để phát triển, và dù là bằng con đường nào,
giải pháp nào thì họ cũng phải tìm mọi cách để biến những khả năng tốt đẹp nhất có thể
đến với họ trở thành hiện thực trong điều kiện có thể. Quá trình hiện thực hóa những
khả năng tốt đẹp đó là một quá trình vận động liên tục của các yếu tố có liên quan và
một trong những yếu tố quyết định là phải tận dụng tốt nhất khả năng của con người và
công cụ sản xuất mà họ đang có hoặc có thể sẽ có. Có như vậy các doanh nghiệp đó
mới có thể đạt tới trần của sự phát triển trong điều kiện thực tế của họ.
Phần 4: KẾT LUẬN
Khả năng biến thành hiện thực là một quá trình mâu thuẫn phức tạp. Không phải
bao giờ khả năng cũng dễ dàng biến thành hiện thực, mà sự chuyển hoá đó phải có
những điều kiện nhất định. Sự chuyển hoá khả năng thành hiện thực trong xã hội được
thực hiện do sự tác động lẫn nhau của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan, tức hoạt động có ý thức, có mục đích của giai cấp, Đảng, Nhà nước và các cá
nhân. Sự hội tụ chưa đầy đủ và chín muồi các nhân tố chủ quan có thể là nguyên nhân

làm cho khả năng không chuyển thành hiện thực.
Đối với Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để
tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội nhằm mục đích tích lũy về lượng để có những thay
đổi về chất. Mặc dù hiện tại chúng ta vẫn chưa thoát khỏi những nước nghèo trên thế
giới nhưng qua hơn 20 năm đổi mới chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn,
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 13
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
những thành tựu thu được đó là nền tảng vững chắc đưa chúng ta vào một kỷ nguyên
mới, kỷ nguyên của “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như
Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong muốn.
Trong điều kiện chung của đất nước, các doanh nghiệp của chúng ta cũng được
tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên khi chúng ta bắt đầu hội
nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế thì bên cạnh việc mở ra cho chúng ta nhiều cơ
hội thuận lợi thì chúng ta cũng có không ít thách thức. Vì vậy để làm nên sự thành
công của mỗi doanh nghiệp ngày hôm nay, những nhà quản lý phải biết vận dụng một
cách tổng hợp, linh hoạt các khoa học hiện có trong cuộc sống vào điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp mình, kết hợp với những kiến thức có được trong thực tế để biến những
kiến thức chung của xã hội thành kiến thức của riêng mình, tạo nên những lợi thế nhất
định và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường.
Triết học Mác – Lênin nói chung và cặp phạm trù Khả năng – Hiện thực nói
riêng là một trong những khoa học đó. Nó đem lại cho các nhà quản lý một phương
pháp luận đúng đắn; một cái nhìn vừa tổng quát, vừa cụ thể trong công tác quản lý
doanh nghiệp; một phương pháp tư duy và hành động vừa biện chứng vừa lô gích …
Nghiên cứu và vận dụng trong thực tế triết học Mác – Lênin nói chung và cặp phạm trù
Khả năng – Hiện thực nói riêng chúng ta phải nghiên cứu một cách tổng thể, phải đặt
cặp phạm trù này trong mối liên hệ với các nguyên lý, quy luật cũng như các cặp phạm
trù khác, tránh sự cô lập, tách rời hay đề cao tuyệt đối vai trò của cặp phạm trù này mà
không thấy vai trò quan trọng của các nội dung khác, có như vậy chúng ta mới có thể
phát huy một cách tốt nhất những tri thức to lớn của triết học Mác – Lênin trong điều

kiện thực tế, tránh được các quan điểm siêu hình trong suy nghĩ và hành động, từ đó ta
sẽ tránh được thất bại, đem đến sự thành công cho mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế của chúng ta nói chung. Và đó sẽ là những tiền đề vật chất quan trọng
giúp chúng ta thành công trên con đường đi lên CNXH, con đường mà Đảng, Bác Hồ
và nhân dân ta đã lựa chọn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 14
HVTH: Đặng Trần Quang GVHD: PGS-TS. Lê Thanh Sinh
1. “Giáo trình Triết học” (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành triết học) – Nhà xuất bản lý luận chính trị, Năm 2007.
2. TS. Nguyễn Ngọc Thu, PGS-TS. Lê Thanh Sinh, TS.Trần Nguyên Ký, TS.
Bùi Bá Linh (đồng chủ biên), “Triết học với cuộc sống - Tập I”, in lần 2, Nhà xuất
bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
3. PGS, TS. Lê Thanh Sinh, “Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh
nghiệp” – tái bản lần thứ 4, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006.
4. PGS, TS. Lê Thanh Sinh, “Triết học thực tiễn – Tập 2”, Nhà xuất bản tổng
hợp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006.
Khả năng – Hiện thực, lý luận và thực tiễn quản lý doanh nghiệp Trang 15

×