Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

luận văn thạc sỹ Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm 3 chuyên ngành Bác sỹ đa khoa trường Đại học Y dược Đại học Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.21 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
I.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển ngày càng nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên
thế giới đã đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sự phát triển của con người. Để đáp
ứng lại yêu cầu của xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục và
đào tạo được đặt lên hàng đầu. Tại các trường Đại học và Cao đẳng nhiệm vụ học tập,
thực hành nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo của sinh viên, thông qua đó người sinh
viên “nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề, có khả năng phát
hiện và giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành đào tạo”, để trở
thành chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi sống
bản thân, phục vụ xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động học
tập thực hành nghề nghiệp của sinh viên cũng được diễn ra một cách thuận lợi mà có
khi gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng kết quả học tập. Những khó khăn đó
làm ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả học tập của sinh viên như thế nào còn phụ thuộc
rất lớn vào cách ứng phó của họ trước những khó khăn .
Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế có sứ mạng cao cả trong việc “đào tạo
nguồn nhân lực ngành Y-Dược ở trình độ đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học
và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đào tạo, khám chữa bệnh nhằm đáp ứng
nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân khu vực miền Trung –Tây Nguyên
và cả nước” Vì vậy mà yêu cầu đặt ra đối với chất lượng dạy và học trong trường rất
cao, đặc biệt là yêu cầu đối với chuyên ngành bác sỹ đa khoa.
Thực tế những khó khăn đối với sinh viên các trường Đại học nói chung và sinh
viên Đại học Y dược chuyên ngành Bác sỹ đa khoa nói riêng trong hoạt động học tập,
thực hành nghề nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, chất lượng đào tạo nơi đây.
Nhất là đối với sinh viên năm 3 chuyên ngành Bác sỹ đa khoa Đại học Y dược - Đại
học Huế, do có sự chuyển đổi giữa học lý thuyết và thực hành, sinh viên không chỉ có
thời gian học lý thuyết trên lớp mà thời gian thực hành cũng được tăng lên, sinh viên
phải thường xuyên đến Bệnh viện, tiếp xúc với bệnh nhân, thực hành nghề nghiệp nên
hoạt động học tập của họ gặp rất nhiều khó khăn. Do thiếu khả năng ứng phó với những

khó khăn trong hoạt động học tập mà không ít sinh viên rơi vào tình trạng tiêu cực như


căng thẳng, rối loạn hành vi, stress, có nhiều sinh viên chán nản, nhụt chí đã xa vào các
tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc…
Do đó, việc nghiên cứu về ứng phó với những khó khăn trong hoạt động học tập
của sinh viên là rất cần thiết, từ đó có thể đưa ra những biện pháp phù hợp giúp sinh
viên biết cách ứng phó với những khó khăn trong hoạt động học tập, thực hành nghề
nghiệp của mình. Tuy nhiên, vấn đề này ở nước ta chưa được quan tâm và nghiên cứu
nhiều. Nhất là đối với sinh viên thuộc trường Đại học Y dược – Đại học Huế. Từ những
lý do ở trên tôi chọn đề tài: “Ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên
năm 3 chuyên ngành Bác sỹ đa khoa trường Đại học Y dược - Đại học Huế” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về những khó khăn trong học tập và các cách ứng
phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên năm 3 chuyên ngành Bác sỹ Đa khoa
Đại học Y dược – Đại học Huế, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm làm tăng khả năng
ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên năm 3 chuyên ngành Bác sỹ Đa khoa trường Đại học Y dược - Đại học
Huế ( SVN3CNBSĐK ĐHYD - ĐHH)
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD- ĐHH.
- Cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD -
ĐHH.
4. Giả thuyết khoa học
SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH gặp nhiều khó khăn trong học tập trong đó có khó
khăn trong học tập lý thuyết và thực hành nghề nghiệp của mình, do có sự chuyển đổi
giữa học lý thuyết và học thực hành, khối lượng kiến thức lý thuyết cần phải nắm rất lớn,
thời gian thực hành nhiều cộng với yêu cầu cao về độ chính xác trong hoạt động thực
hành nghề nghiệp, đã gây nhiều khó khăn, áp lực đối với sinh viên. Tuy nhiên việc lựa


chọn các cách ứng phó đối với các khó khăn trên của sinh viên còn nhiều hạn chế, nhiều
sinh viên chưa tìm ra cho mình cách ứng phó tích cực. Việc thấy được nguyên nhân của
những khó khăn trong hoạt động học tập, nắm được thực trạng những khó khăn trong học
tập và các cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD –
ĐHH có thể đề ra các biện pháp sư phạm nhằm giảm thiểu những khó khăn trong học tập,
góp phần nâng cao khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập của sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận tâm lý học về những khó khăn trong học
tập, ứng phó với những khó khăn trong học tập, nguyên nhân của những khó khăn trong
học tập của sinh viên.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng những khó khăn trong học tập và cách ứng phó
với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH, lý giải các nguyên
nhân của thực trạng này.
5.3. Đề xuất các biện pháp và thực nghiệm tác động một số biện pháp nhằm
nâng cao khả năng ứng phó, giúp giảm thiểu những khó khăn trong học tập của
SVN3CNBSĐK ĐHYD - ĐHH.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Về khách thể: Nghiên cứu 200 SVN3 thuộc CNBSĐK ĐHYD - ĐHH
 Về đối tượng:
- Nghiên cứu về mức độ khó khăn, nguyên nhân gây ra những khó khăn trong học tập
của SVN3CNBSĐK ĐHYD - ĐHH.
- Các cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVCNBSĐK ĐHYD - ĐHH.
- Các yếu tố tác động tới cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của
SVCNBSĐK ĐHYD - ĐHH
- Một số biện pháp ứng phó tích cực và hiệu quả với những khó khăn trong học tập của
SVCNBSĐK ĐHYD- ĐHH.
 Về thời gian: Từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2014
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài
liệu văn bản.


7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi
7.2.2. Phương pháp chuyên gia
7.2.3. Phương pháp quan sát
7.2.4. Phương pháp phỏng vấn
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
7.2.6. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lí điển hình
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Cấu trúc luận văn
 Mở đầu
 Chương 1: Lí luận chung về khó khăn trong học tập và ứng phó với khó khăn trong
học tập
 Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
 Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp ứng phó
 Kết luận và kiến nghị
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục

NỘI DUNG
Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ
ỨNG PHÓ VỚI KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP
1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Ở nước ngoài có các khuynh hướng nghiên cứu về ứng phó với những khó khăn
như sau: nghiên cứu các phương pháp đo hành vi ứng phó, nghiên cứu về các yếu tố tác
động tới hành vi ứng phó, nghiên cứu về cách ứng phó của một số nhóm nhất định, cách
ứng phó trong một số tình huống nhất, nghiên cứu giao thoa văn hóa về hành vi ứng phó
1.1.2. Ở trong nước
Các tác giả chủ yếu đi vào nghiên cứu về cách ứng phó với khó khăn của trẻ có

hoàn cảnh khó khăn, sinh viên thiệt thòi, ứng phó với stress, khó khăn trong học tập của
SVN1, ứng phó với những khó khăn trong gia đình. Tóm lại, cũng đã có một số các
công trình nghiên cứu vấn đề này. Song chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu
ứng phó với khó khăn trong học tập của SVCNBSĐK ĐHYD - ĐHH. Vì thế, việc đi sâu
tìm hiểu vấn đề này là một việc làm cần thiết.
1.2. Lí luận chung về ứng phó với những khó khăn trong học tập
1.2.1. Khái niệm khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên
* Khái niệm khó khăn
Khó khăn là những trở ngại, rào cản, cản trở đòi hỏi con người phải nỗ lực để vượt qua.
* Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên
Hoạt động học tập của sinh viên trong các trường Đại học là hoạt động chủ đạo
của sinh viên, sinh viên tiếp thu tri thức khoa học, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo
nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.
* Khái niệm khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên
Khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên là những thiếu hụt, cản trở,
những vướng mắc được gây ra bởi yếu tố bên trong và bên ngoài, làm cho chủ thể khó
vượt qua trong hoạt động học, đòi hỏi chủ thể phải cố gắng nỗ lực để vượt qua.
1.2.2 Khái niệm ứng phó

* Ứng phó
Ứng phó là một quá trình năng động của chủ thể. Đó là những nỗ lực của cá
nhân, bao gồm cả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong nhằm giải quyết những
tình huống gây cản trở hoặc vượt quá khả năng của cá nhân, buộc cá nhân phải nỗ
lực để giải quyết
* Khái niệm ứng phó với khó khăn trong học tập của SV
Ứng phó với những khó khăn trong học tập của SV là những nỗ lực của sinh
viên, bao gồm cả mặt tâm lý bên trong và hành động bên ngoài, hướng vào giải quyết
những vấn đề, tình huống gây khó khăn trong học tập mà SV đang gặp phải
* Cách ứng phó
Cách ứng phó là những phương thức ứng phó cụ thể hơn trước một tình huống, một

hoàn cảnh nhất định.
* Phân loại ứng phó
Có một số cách phân loại tiêu biểu: phân loại theo hướng tập trung của ứng phó,
phân loại theo hiệu quả ứng phó, phân loại theo các chiến lược ứng phó, các cách phân
loại khác.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó
1.3 Ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD -
ĐHH
1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH
1.3.2. Khó khăn trong hoạt động học tập của SVN3SVCNBSĐK ĐHYD - ĐHH
Những khó khăn trong học tập lý thuyết của SVN3CNBSĐK ĐHYD - ĐHH
thường gặp đó là: khối lượng kiến thức lớn; việc sắp xếp thời gian học tập; phương
pháp dạy học của giáo viên, yêu cầu, nhiệm vụ học tập cao; việc tìm kiếm tài liệu, sách
báo, thư viện; cách thức kiểm tra đánh giá; cách thức làm việc độc lập với sách và tài
liệu…
Những khó khăn trong hoạt động thực hành nghề nghiệp: thời gian thực hành
nghề nghiệp nhiều, thường xuyên phải tiếp xúc với người bệnh; mức độ công việc cao,
yêu cầu làm việc nghiêm ngặt; Áp lực công việc lớn …
1.3.3 Nguyên nhân gây khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD –ĐHH

* Nguyên nhân gây khó khăn trong hoạt động học tập lý thuyết của
SVN3CNBSĐK ĐHYD –ĐHH
* Nguyên nhân gây khó khăn trong hoạt động thực hành nghề nghiệp của
SVN3CNBSĐK ĐHYD –ĐHH
1.3.4 Ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVCNBSĐK
1.3.4.1 Cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD -
ĐHH
1.3.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với những khó khăn trong học tập
của SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH


Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu: Trường ĐHYD - ĐHH
2.2. Tổ chức, triển khai nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Nghiên cứu lí luận
 Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá lý
thuyết để xác lập cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng
2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng: Khảo sát những khó khăn, mức độ khó
khăn, tác nhân gây khó khăn trong học tập, ứng phó với những khó khăn trong học tập,
các yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của
SVN3CNBSĐK ĐHYD - ĐHH. Nghiên cứu đồng thời cũng xây dựng chân dung tâm lý
điển hình về những khó khăn trong học tập và cách ứng phó của SVN3CNBSĐK.
2.2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
- Tìm hiểu thực trạng khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD - ĐHH
(những khó khăn, mức độ khó khăn, nguyên nhân gây khó khăn trong học tập).
- Tìm hiểu thực trạng ứng phó, thích ứng với những khó khăn trong học tập của
SVN3CNBSĐK (các cách ứng phó và yếu tố ảnh hưởng cách ứng phó với những khó
khăn trong học tập).
2.2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu thực trạng
* Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi
* Phương pháp chuyên gia
* Phương pháp phỏng vấn
* Phương pháp quan sát
* Phương pháp thực nghiệm
* Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình
* Phương pháp thống kê toán học
+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả
+ Phương pháp thống kê suy luận.

(Thông qua công cụ là chương trình xử ly SPSS 16.00)


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
ỨNG PHÓ
3.1. Thực trạng những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK
3.1.1. Những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH
3.1.1.1 Những khó khăn trong học tập lý thuyết của SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH
3.1.1.2 Những khó khăn trong thực hành nghề nghiệp của SVN3CNBSĐK ĐHYD
– ĐHH
3.1.2. Mức độ ảnh hưởng của khó khăn đến hoạt động học tập của SVN3CNBSĐK
ĐHYD – ĐHH
3.1.2.1 Mức độ ảnh hưởng của khó khăn đến hoạt động học tập lý thuyết của
SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH
3.1.2.2 Mức độ ảnh hưởng của khó khăn đến hoạt động thực hành nghề nghiệp của
SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH
3.1.3. Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK
3.2. Ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK - ĐHH
3.2.1. Cách ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD
– ĐHH
3.2.2 Tự đánh giá về khả năng ứng phó với những khó khăn trong học tập của
SVN3CNBSĐK
3.2.3.Ứng phó với những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK thông qua
nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình
3.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với những khó khăn trong học
tập của SV3CNBSĐK
3.3. Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng ứng phó, thích ứng với
những khó khăn trong học tập của SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH
3.4. Thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó của sinh
viên đối những với khó khăn trong học tập

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
1.1. Về lí luận
1.2. Về thực tiễn
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Đại học Huế
2.2. Đối với ĐHYD - ĐHH
2.3. Đối với giảng viên đang trực tiếp giảng dạy SVN3CNBSĐK ĐHYD – ĐHH
2.4. Đối với giảng viên, bác sỹ trực tiếp hướng dẫn thực hành nghề nghiệp của
SVN3CNBSĐH ĐHYD - ĐHH
2.5. Đối với gia đình của SVN3CNBSĐK ĐHYD- ĐHH

Tài liệu tham khảo
1. Dương Thị diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức, Khó khăn tâm lý và nhu cầu
tham vấn của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí tâm lý học, số 2 (95)
2. Đặng Thị Lan(2008), Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của
sinh viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Tạp chí
tâm lý học, số 2 (107)
3. Đặng Phương Kiệt (2004), chung sống với stress, NXB Thanh niên
4. Đặng Phương Kiệt (2004), Ứng dụng tâm lý học trong đời sống, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
5. Lưu Song Hà (2007), Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và cách
ứng phó của các em, Tạp chí Tâm lý học, số 4
6. Nguyễn Minh Hải (1995), Những khó khăn tâm lý trong quá trình giải toán của học
sinh tiểu học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (số 2/1995)
7. Nguyễn Thị Thanh Bình (1996), Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp
của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, Luận án Tiến sỹ
8. Nguyễn Thanh Sơn (1998), Những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác
phẩm văn học cổ điển Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (số 4/1998)
9. Nguyễn Xuân Thức (2003), Khó khăn tâm lý của trẻ em đi học lớp một, Tạp chí
Tâm lý học, (số 10/2003)

10. Nguyễn Xuân Thức (2004), Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của học sinh
đi học lớp một, Tạp chí Tâm ly học, (số 2/2004)
11. Nguyễn Quang Uẩn (2004), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
12. Phan Thị Mai Hương (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh
khó khăn, NXB Khoa học Xã Hội Hà Nội.
13. Trần Thị Tú Anh (2010), Ứng phó với khó khăn trong học tập của sinh viên thiệt
thòi Đại học Huế, Đề tài dự án PHE. Đại học Huế.
14. Vũ Ngọc Hà (2003), Một số trở ngại tâm lý của trẻ khi vào học lớp 1, Tạp chí Tâm
lý học (số 4)

Giảng viên hướng dẫn: Ts Lê Nam Hải đã duyệt

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
  
PHÙNG THỊ TÚ
Tên đề tài:
ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NĂM 3, CHUYÊN NGÀNH BÁC SỸ
ĐA KHOA ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC HUẾ
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số:60.31.80
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Lê Nam Hải
Huế, tháng 12 năm 2013



×