Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.3 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Câu 1. Tình hình VN sau CMT8/1945
CMT8/1945 đã mở ra một thời kì phát triển lịch sử mới cho nhân dân VN và cuộc đấu tranh
của nhân dân VN đứng trước bối cảnh đặc biệt
Tình hình quốc tế
Sau CMT10 Nga, nhà nước XHCN đầu tiên đã ra đời và trở thành thành trì CM. Trong
CTTG II, một loạt nước được Hồng quân Liên xơ giải phóng khỏi ách phát xít, đã đứng
vào hàng ngũ các nước XHCN.
Hệ thống các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu trở thành trụ cột cho cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và bảo vệ hịa bình của nhân dân thế giới.
Phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa (Á, Phi, Mĩ Latinh) dâng cao, làm
lung lay hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ.
Phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của công nhân, nhân dân lao động của các
Đảng Cộng sản ở nhiều nước tư bản, có tác động mạnh đến chính sách đối nội, đối ngoại
của các thế lực cầm quyền trong hệ thống TBCN.
 Tạo tiền đề cho sự phát triển của XHCN ở VN; khuyến khích các nước thuộc địa đứng
lên giải phóng dân tộc hướng tới xây dựng một nhà nước.
- Hệ thống các nước ĐQ có sự thay đổi vị trí: các nước phát xít bại trận, các đế quốc đại
diện cho CNTD kiểu cũ như Anh, Pháp suy yếu; Mĩ trở thành đế quốc lớn, có sức chi
phối hệ thống đế quốc.
- Phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”
(chúng ra sức tấn công và đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có VN)
- VN nằm trong vịng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế
giới bên ngoài.
- CM của 3 nước Đơng Dương nói chung và của VN nói riêng phải đương đầu với nhiều
khó khăn thử thách.
Tình hình Việt Nam
- Việt Nam trở thành quốc gia độc lập tự do, nhân dân thốt khỏi thân phận nơ lệ bị áp
bức, trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới
- Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong nước
- Hình thành hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ cấp Trung ương


đến cơ sở
- Khẩn trương xây dựng Quân đội quốc gia, lực lượng công an, luật pháp.


 Tất cả là đề ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, nhân dân. Phát huy vai trò của Đảng
đối với cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngồi, xây dựng chế độ mới
- Hệ thống chính quyền cách mạng mới còn rất non trẻ, thiếu thốn và yếu kém về nhiều
mặt
- Hậu quả của chế độ cũ để lại vô cùng nặng nề: Lũ lụt tàn phá (đề điều khơng được
chăm lo); nạn đói năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói, 50% ruộng đất bị bỏ hoang
(trong khi Việt Nam thời điểm đó là một nước sống nhờ vào nơng nghiệp); tài chính
ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng, tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, thói hư tật xấu
chưa bị bài trừ và khắc phục
- Lực lượng vũ trang còn non trẻ, trang bị kém, thiếu thốn đủ mọi bề, kinh nghiệm chiến
đấu cịn q ít
- Giặc ngồi thù trong, khó khăn chồng chất khó khăn đè nặng lên đất nước ta, đặt chính
quyền cách mạng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”
Thúc đẩy Đảng phải nhanh chóng đưa ra những quyết định và hướng giải quyết phù hợp nhất.
Câu 2. Xây dựng hậu phương trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến 1946- 1950
và ý nghĩa của q trình đó.
1.Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 1945- 1947
*Chuẩn bị căn cứ ATK
- Cuối 1945, trung ương cử nhiều cán bộ trở lại Việt Bắc để nghiên cứu cứ điểm, lựa chọn
xây dựng khu vực an toàn sau này
-> ATK trung ương: Định Hóa ( Thái Nguyên )
- Cuối 1946: Ta tổ chức di chuyển kho tàng máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm lên
Việt Bắc. Đa phần đưa vào hang đảm bảo bí mật
*Tản cư và tiêu thổ kháng chiến:
- Tản cư di chuyển con người đến nơi an toàn
- Thành lập Uỷ ban Tản cư từ cấp tỉnh đến xã để chỉ đạo công tác di chuyển

+ Với truyền thống “ lá lành đùm lá rách” để phục vụ mục tiêu kháng chiến
- Tiêu thổ kháng chiến: Lập ra các bang phá hoại
+ Phá hoại cơ sở, vật chất, phá hủy các kho tàng làm cho Pháp khơng có cơ hội được sử
dụng
 Rất hiệu quả trong công tác di chuyển, phá hoại địch
*Bước đầu xây dựng lực lượng về mọi mặt:


- Bên cạnh ủy ban hành chính lập thêm ủy ban bảo vệ sau chuyển thành ủy ban kháng
chiến
- Tháng 10/ 1947, hợp nhất 2 ủy ban thành ủy ban kháng chiến hành chính
- Đảng chính phủ, đặc biệt chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục tư cách phẩm chất
đạo đức cách mạng cho cán bộ (cần kiệm liêm chính chí cơng vơ tư)
- Tăng cường cơng tác xây dựng Đảng trong cơ quan đơn vị lực lượng vũ trang
- Các tổ chức đoàn thể quần chúng được xây dựng củng cố
- Quân sự:
+ Đẩy mạnh xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và du kích
+ Chú ý công tác đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự: các khóa luận huấn luyện, các hội nghị
quân sự
- Kinh tế của ta vốn nghèo nàn lạc hậu lại bị địch phá hoại nên nhiệm vụ của nhân dân ta
là phải nỗ lực xây dựng nền kinh tế kháng chiến có tính chất dân chủ nhân dân, khả
năng tự túc tự cấp cao. Công nghiệp ktqd và ttcn phục vụ quốc phòng và dân sinh cũng
được xây dựng và pt như khai khống, hóa chất, cơ khí, dệt, giấy, …
- Văn hóa sự nghiệp vhgd tiếp tục được phát triển trong chiến tranh nhằm bồi dưỡng sức
mạnh tinh thần và trí tuệ của nhân dân trong cuộc đối đầu với kẻ thù xâm lược.
2.Đẩy mạnh xây dựng hậu phương kháng chiến toàn diện (1948 – 1950)
*Chiến lược chiến tranh mới của thực dân Pháp sau thất bại Việt Bắc
- Đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”
Âm mưu: “dùng người Việt đánh người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
- Củng cố mở rộng khối đồn kết tồn dân tộc nịng cốt là mặt trận Việt Minh, tổ chức

liên – việt
 Tiến tới thống nhất thành một mặt trận
- Tiếp tục kiện toàn và phát triển các tổ chức đoàn thể: liên hiệp phụ nữ, …
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển Đảng
*Quân sự:
- Tổ chức “cuộc phản công chiến lược mềm” vào vùng sau lưng địch, đưa các đội vũ
trang vào vùng sau lưng địch, vào các vùng sau địch
-> Kết quả: làm hậu phương địch rối lên
- Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, dân quân du kích - đảm bảo ở đâu cũng có lực lượng đánh địch
- Xây dựng theo nguyên tắc
- Năm 1948 diễn ra đợt phong tướng phong hàm trong lần đầu tiên:
+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung ương Nguyễn Bình và 9 thiếu tướng


 Tổ chức hàng chục chiến dịch quy mô vừa vừa và nhỏ, hàng trăm trận đánh ở địa
phương
*Ngoại giao:
- Thiết lập cơ quan ngoại giao đầu tiên ở Việt Nam ở Thái Lan -> mở rộng quan hệ
quốc gia khác
- Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhân dân (cử phái đồn khơng phải phái đồn
ngoại giao chính thức tham gia sự kiện quốc tế: cơng đồn, tham gia liên đoàn lao động
quốc tế, liên hoan văn nghệ, trao đổi cho họ biết về hồn cảnh đất nước tình hình
chúng ta, qua đó thế giới hiểu về Việt Nam)
- Chuyến ngoại giao phá đi hình thức bị mật của chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trung
Quốc, Liên Xơ (tháng 1 và tháng 2/ 1950 có chủ tịch Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đơng
– Xtalin)
+ Mục tiêu: muốn có đồng minh; muốn Liên Xô, Trung Quốc công nhận chúng ta
+ Kết quả:
18/1/1950 Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam

30/1/1950 Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Đông Âu, Triều Tiên, Mông Cổ đặt quan hệ ngoai giao Việt Nam
Liên Xô, Trung Quốc hứa viện trợ cho cuộc kháng chiến chúng ta, Liên Xô viện trợ
gián tiếp cho Việt Nam, Trung Quốc viện trợ trực tiếp cho Việt Nam
=>Thắng lợi ngoại giao được các nước xã hội chủ nghĩa hậu thuẫn (1950)





Câu 3. Bước phát triển của cuộc kháng chiến trên lĩnh vực quân sự trong những năm
1951-1953
Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là nhiệm vụ chính của tồn Đảng, tồn dân VN. Vì
vậy, “chúng ta phải ra sức phát triển lực lượng của quân đội và của nhân dân để đánh thắng
nữa, đánh thắng mãi, để tiến tới tổng phản công”. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ
trang là phải coi trọng chất lượng của bộ đội chủ lực, đẩy mạnh việc xây dựng bộ đội địa
phương và dân quân du kích, phải làm cho quân đội ta trở thành một quân đội cách mạng của
nhân dân.
Về tổ chức
- Chúng ta lập thêm 1 số đại đồn mới. Đó là Đại đồn bộ binh 316 (1/5/1951), Đại đồn
cơng pháo 351 (27/3/1951) – đại đoàn binh chủng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt
Nam; Đại đoàn bộ binh 325 (5/12/1952) lớn lên trên chiến trường Bình – Trị - Thiên.
Bộ tổng tư lệnh cũng xây dựng hai trung đoàn trực thuộc là Trung đoàn 148 và Trung
đoàn 246


- Từ khi thành lập đại đoàn chủ lực đầu tiên đến nay, quân chủ lực trực thuộc. Bộ tổng
tư lệnh gồm có 6 đại đồn, 2 trung đồn bộ binh và 1 đại đồn cơng pháo
- Bộ đội chủ lực là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh chính quy, là lực lượng cơ
động trên những địa bàn quan trọng của chiến trường

- Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh đã thực hiện một loạt biện pháp xây dựng cơ bản về
chính trị, quân sự và hậu cần
+, Công tác lãnh đạo giáo dục tư tưởng chính trị được coi trọng và tiến hành thường
xun, có hệ thống nề nếp trong toàn quốc. Từ 1952, các đợt chỉnh huấn chính trị được tổ
chức
+, Cơng tác huấn luyện quân sự đã nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy chiến đấu, trình độ
chiến thuật, kĩ thuật của quân đội nhằm đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu mới đang đặt ra trên
chiến trường
 Việc xây dựng quân đội về chính trị, quân sự và hậu cần đã thực sự nâng cao chất
lượng, sức mạnh chiến đấu của quân đội ta trong đánh tiêu diệt, trong tiến công và
phản công quy mô ngày càng lớn trên tất cả các chiến trường
Câu 4. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
*Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ
- Ban đầu Điện Biên Phủ chưa có vị trí quan trọng trong kế hoạch Nava
- Nằm ở Tây Bắc xa các trung tâm của vùng tự do của Việt Minh ( đồng bằng liên khu 4, thủ
đô Hà Nội ) Biên giới cách Lào che chở cho Thượng Lào
- 20/11/1953: Phát hiện chủ lực Việt Minh hành quân lên Tây Bắc. Nava cho 6 tiểu đoàn
nhảy dù xuống Điện Biên Phủ
-> Xuất hiện cứ điểm mới địch chuyển về Điện Biên Phủ
- Đầu tháng 12 Nava quyết định biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh chấp nhận
giao chiến với chủ lực Việt Minh
-> Điện Biên Phủ từ khơng có trong kế hoạch Nava dần trở nên quan trọng trong kế hoạch,
trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava
*Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
- Điện Biên Phủ được xây dựng thành tập đồn cứ điểm mạnh nhất Đơng Dương giai đoạn
cuối của cuộc kháng chiến - cỗ máy nghiền thịt khổng lồ
- Thay đổi kế hoạch Nava: Tránh giao chiến với chủ lực đối phương sang chủ động thách
thức chủ lực đối phương



- Gồm 49 cứ điểm (hào, lô cốt, công sự, bãi mìn) nhằm ngăn chặn sự tấn cơng của đối
phương
- Trong 49 cứ điểm bố trí thành 8 cụm cứ điểm, 3 nhà khu: Bắc, trung tâm, nam
- Lực lượng của địch ban đầu là 6 tiểu đoàn tăng lên 17 tiểu đồn, đơng nhất 16200 qn,
trang bị hỏa lực rất mạnh (pháo, xe tăng, không quân)
*Chủ trương và sự chuẩn bị của ta
- Ngày 6/12/1953: Bộ chính trị họp quyết định thông qua phương án tác chiến và chủ trương
mở chiến dịch Điện Biên Phủ
- Thành lập Đảng ủy mặt trận và bộ chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí
thư Đảng ủy và chỉ huy trưởng chiến dịch
- Lực lượng: 5 đại đoàn (304, 308, 312, 316, 351)
- Dân công 260.000 người phương tiện vận tải xe ô tô, xe đạp, xe thồ, xe bò, gánh bộ ngựa
trâu, thuyền, bè,…
-> Cả nước kháng chiến
- Hội đồng cung cấp mặt trận, phó thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ tịch
*Thay đổi phương châm tác chiến, chiến dịch
- 6/12/1953, Bộ chính trị thơng qua phương án tác chiến dự án diễn ra 45 ngày đêm
“đánh chắc tiến chắc”
- 14/1/1954, hội nghị cán bộ chủ chốt mặt trận họp tại sở chỉ huy đầu tiên trong hang Thẩm
Púa
- Bởi kéo pháo lâu nên lúi lại ngày tác chiến 25/1/1954
*Diễn biến:
- Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.
- Đợt 1:
+ Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến công thứ nhất vào tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ. Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt nhanh gọn hai cứ điểm kiên cố bậc nhất của
địch (Him Lam và Độc Lập), sau đó, làm tan rã thêm một tiểu đoàn địch và tiêu diệt cứ điểm
Bản Kéo.
+ Ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy bay, mở thơng cửa vào trung tâm tập
đồn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh, giáng một đòn chống váng vào tinh thần binh

lính địch.
+ Trong đợt tiến cơng mở đầu này, Phan Đình Giót đã nêu gương chiến đấu dũng cảm, lấy
thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho toàn đơn vị tiến lên tiêu diệt địch.


+ Ngày 16-3-1954, địch cho 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống tăng viện cho tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ.
+ Kết thúc đợt 1 vào 17/3/1954
- Đợt 2:
+ Ngày 30-3-1954, ta mở đợt tiến công thứ hai đánh đồng loạt các ngọn đồi phía đơng của
phân khu trung tâm.
+ Đánh vào khu đông, ta tiêu diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các điểm cao quan
trọng ở phía đơng, củng cố từ trên đánh xuống, tạo thêm điều kiện chia cắt, bao vây, khống
chế địch, chuyển sang tổng công kích tiêu diệt địch.
+ Để tăng cường cho Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu,
máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận.
+ Đế quốc Mỹ tăng viện gấp cho Pháp 100 máy bay oanh tạc chiến đấu, 50 máy bay vận tải
và cho Pháp mượn 29 máy bay C119 có cả người lái; lập cầu hàng không chở dù từ Nhật và
Mỹ sang mật trận Điện Biên Phủ. Đế quốc Mỹ còn đưa 2 tàu sân bay vào vịnh Bắc Bộ diễn
tập "đổ bộ ào ạt vào Đơng Dương".
Về phía ta, qua hai đợt chiến đấu, lực lượng không ngừng được củng cố. Bộ đội ta đã có
những cố gắng phi thường, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công rực rỡ. Tuy vậy, do
cuộc chiến đấu liên tục, kéo dài và ác liệt, khó khăn về cung cấp tiếp tế cũng tăng thêm nên
đã phát sinh tư tưởng tiêu cực, ngại thương vong, mệt mỏi.
+ Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, một đợt sinh hoạt chính trị được tiến hành sâu rộng từ
các cấp uỷ đến chi bộ, từ cán bộ đến chiến sĩ trong tất cả các đơn vị trên toàn mặt trận. Tư
tưởng hữu khuynh tiêu cực bị phê phán sâu sắc tinh thần triệt để cách mạng, tinh thần quyết
chiến, quyết thắng được phát huy mạnh mẽ.
+ Kết thúc đợt 2 vào 26/4/1954
-Đợt 3:

+ Ngày 1-5-1954, ta mở đợt tiến công thứ ba. Quân ta lần lượt đánh chiếm những cứ điểm
còn lại ở phía đơng và phía tây, bẻ gãy những cuộc phản kích của địch.
+ Ngày 4-5-1954, địch thả tiểu đồn dù dự bị cuối cùng xuống Điện Biên Phủ.
+ Ngày 7-5-1954, bộ đội ta phất cao cờ chiến thắng, tiến thẳng vào sở chỉ huy địch, tướng Đờ
Cáttơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt sống.
Sau 51 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn
thắng
*Kết quả - Ý nghĩa:
- Các chiến trường trên toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch,
kìm chân địch và giải phóng thêm nhiều vùng đất đai của Tổ quốc.
- Ở Điện Biên Phủ, tổng số quân địch bị diết và bắt sống là 16.200 tên, gồm 17 tiều đồn bộ
binh là lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, súng cối, 10 đại đội ngụy và các đơn vị công binh, xe
tăng, xe vận tải, không quân … Tổng số sĩ quan hạ sĩ bị diệt và bị bắt sống là 1766 tên, trong


đó có thiếu tướng Đờ Caxtori, 10 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan, 57 máy bay bị bắn rơi và phá
hủy tại mặt trận. Quân ta thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, cơ sở vật chất kĩ thuật của chúng ở
Điện Biên Phủ.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược đông – xuân
1953- 1954 của quân và dân Việt Nam, đánh bại kế hoạch quân sự Nava, làm sụp đổ niềm hi
vọng của các giỏi quân sự và chính trị ở Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ
sợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi ở Giơnevo
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là “tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thự dân”, là niềm hi
vọng, ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đứng lên đấu tranh thủ tiêu chế độ
thực dân, giành lại quyền độc lập, tự do.

Câu 5. Bối cảnh lịch sử và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ
(21/7/1954). Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1954 - 1975
là gì?
*BCLS:

- Sau hiệp định Giơnevo, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc cách mạng Việt
Nam chuyển sang 1 thời kì mới
- Theo quyết định của hiệp định Gionevo trong vòng 300 ngày (21/7/1954 – 19/5/1955), hai
bên Việt Pháp ngừng bắn tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực
- Về việc ngừng bắn căn cứ điểm chiến trường Việt Nam: 2 bên thống nhất thời điểm ngừng
bắn theo từng khu vực và giờ địa phương
+ Bắc Bộ: 8h00p ngày 27/7/1954
+ Trung Bộ: 8h00p ngày 1/8/1954
+ Nam Bộ: 8h00p ngày 11/8/1954
- Đặc điểm chiến trường Việt Nam:
+ Lãnh thổ dài
+ Thông tin liên lạc không liền mạch
+ Cấp trung ương đến cơ sở của cả ta và địch có nhiều tầng nấc, nhiều trình độ khác nhau.
+ Vùng chiếm đóng của Việt Nam và Pháp xen kẽ nhau theo kế hoạch “cài răng lược”
+ Về tập kết chuyển quân chuyển giao khu vực
 Miền Bắc: Việt Minh quản lý
 Lực lượng kháng chiến miền nam chuyển sang miền bắc


 Pháp về miền Nam
- Ta: trước khi rút quân ra miền Bắc cán bộ cơ sở giải thích cho đồng bào địa phương, giải
quyết khó khan cho đồng bào
- Địch trước khi rút quân khỏi miền bắc địch ra sức chống phá gây khó khăn cho chúng ta ra
sức phá hoại làng mạc, giết hại trâu bò…)
- Ta đấu tranh quyết liệt để bảo vệ tính mạng tài sản cho nhân dân
- Xung đột
+ 10/10/1954: quân ta về tiếp quản thủ đơ Hà Nội
+ Trung đồn 102 (E102): Trung đồn thủ đơ ra đời 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô Hà Nội
- 13/5/1955 – 16/5/1955: Pháp rút quân khỏi Hải Phòng và đảo Cát Bà (theo đúng quyết định
19/5/1955)

- Ở miền Nam:
+ Lực lượng kháng chiến tập kết ra khỏi miền Bắc
+ Trong quá trình Pháp rút quân Mĩ từng bước nhảy vào Việt Nam thế chân Pháp thực hiện
chiến lược lấp chỗ trống, thiết lập ảnh hưởng của mình
+ Ngơ Đình Diệm đưa lên làm thủ tướng, ngang nghiêng xé bỏ hiệp đinh Gionevo
*Nhiệm vụ:
- Sau 1954 Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền
- 7/1954: Ban chấp hành trung ương Đảng xác định Mĩ là kẻ thù chính của nhân dân Việt
Nam
- 9/1954: Bộ chính trị mỗi miền thực hiện nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau
+ Miền Bắc tiến lên thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN bỏ qua giai đoạn TBCN
+ Miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng DTDCND đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai
 Đây là đặc điểm lớn nhất của CMVN trong thời kì 1954 – 1975
- Trong cùng 1 thời kì dưới sự lãnh đạo của 1 Đảng cách mạng Việt Nam tiến hành đồng thời
2 chiến lược khác nhau: chiến lược cách mạng XHCN và chiến lược cách mạng DTDCND
điều này khác các quốc gia bị chia cắt 2 miền (Triều Tiên, Đức) khơng có thống nhất về mặt
chính trị

Câu 6. Q trình thực hiện cải tạo XHCN trong nông nghiệp ở miền Bắc những năm
1958 – 1960


Sau 3 năm tiến hành khôi phục kinh tế, miền Bắc sơi nổi bước vào thời kì cải tạo XHCN
Mùa thu 1958, ta tiến hành thí điểm đầu tiên về hợp tác hóa nơng nghiệp
Phương châm tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp là “tích cực lãnh đạo, vững bước tiến
lên, quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng, làm tốt vững và gọn”, bảo đảm nguyên tắc
“tự nguyện cùng có lợi và quản lí dân chủ”
Trong đợt thí điểm miền Bắc đã xây dựng được 134 hợp tác xã nông nghiệp với 0,09% số
hộ nông dân. Bước sang 1959, tổ chức hợp tác xã nông nghiệp đã được mở rộng. Đến
tháng 11/1960, miền Bắc đã xây dựng được 41.401 hợp tác xã với 86% số hộ nông dân,

chiếm 76% diện tích đất canh tác, trong đó có 12% số hộ nông dân vào hợp tác xã bậc cao
Hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, cải tiến kĩ thuật, khắc phục khó khăn về tư liệu sản xuất và
thiên tai
Ở miền núi, cuộc vận động hợp tác hóa nơng nghiệp kết hợp với cải cách dân chủ, tăng
năng suất phải kết hợp với việc xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến về chiếm
hữu ruộng đất và những hình thức bóc lột. Đồng thời, miền Bắc thực hiện cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh
Kết quả cải tạo XHCN đã có tác động tích cực cơ bản trong việc xóa bỏ về chế độ
người bóc lột người, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển nhất là trong thời điểm
đang có chiến tranh. Hợp tác xã đã đảm bảo những điều kiện cần thiết về tinh thần,
vật chất, chính trị cho những người tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
Tuy nhiên, trong cải tạo ta cũng phạm phải một số sai lầm như đồng nhất cải tạo với
xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, tư hữu. Ngồi ra, cịn do tư tưởng chủ quan,
nóng vội dẫn đến gị ép, vi phạm ngun tắc tự nguyện, khơng phát huy được tính
chủ động sáng tạo của quần chúng, không tạo ra được động lực mạnh mẽ để thúc
đấy sản xuất phát triển. Nền kinh tế xã hội phần nào bị gò ép, thiếu năng động.

Câu 7. Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)
Nguyên nhân
Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp mn vàn khó khăn, tổn thất
Tháng 5/1957, Ngơ Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ra ngồi vịng pháp luật, ra
luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục
vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở mNam địi hỏi có một
biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn thử thách.


Tháng 1/1959, Hội nghị thứ 15 BCH TW Đảng đã quyết định để nhân dân mNam sử dụng
bạo lực CM đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Phương hướng cơ bản của cách mạng
mNam là là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh
chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.

Diễn biến
Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạch (Bình
Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, đã lan
ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre
17/1/1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở 3 điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh
thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra tồn huyện Mỏ Cày và các huyện
Giồng Trơm, Thạch Phú, Ba Trì, Châu Thành, Bình Đại
Đến cuối tháng 1/1960, gần 50 xã trong tỉnh được giải phóng. Cùng thời gian, nhân dân
một số xã thuộc Kiến Phong nổi dậy giành quyền làm chủ
Sau chiến thắng Tua Hai (26/1/1960), nhân dân các các tỉnh ở Nam Bộ nổi dậy phối hợp
cùng lực lượng vũ trang cách mạng địa phương tiêu diệt địch, giải phóng ấp, xã. Phong
trào Đồng khởi tác động mạnh mẽ đếm Sài Gòn - Gia Định, nhân dân vùng bắc Củ Chi
nổi lên giành chính quyền
Sau chiến thắng Đồng khởi đợt 1, từ giữa năm 1960 trở đi, nhân dân miền Nam tiến hành
Đồng khởi đợt 2, khắp các tỉnh từ Cà Mau đến Trị Thiên
11/11/1960, Mĩ xúi giục Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính lật đổ Diệm, nhưng thất bại
khủng hoảng nội bộ ngụy quyền vẫn tiếp tục kéo dài triền miên, dẫn đến hàng loạt cuộc
đảo chính, li khai, “thay ngựa giữa dòng” của Mĩ sau này
Kết quả
Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Tính
đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/ 3829 thôn ở vùng núi các
tỉnh Trung Trung Bộ, 3200/5721 thôn ở Tây Nguyên
Chính quyền địch, các tổ chức chính trị phản động ở đây đều tan rã, hàng nghìn binh lính
sĩ quan địch đầu hàng
Hầu hết ruộng đất (khoảng 17 vạn ha) đã trả lại cho nơng dân
Trong khí thế đó, Mặt trận dân tộc giải phóng mNam Việt Nam ra đời (20/12/1960) do
luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh


chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngơ Đình Diệm thành lập chính quyền cách

mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản
Hầu hết các tỉnh đều có một vài đại đội hoặc tiểu đồn; huyện có trung đội, đại đội; xã có
tiểu đội, trung đội cùng với hàng chục nghìn tự vệ du kích xã
Hình thái lực lượng vũ trang 3 thứ quân xuất hiện từ phong trào Đồng khởi
Ý nghĩa
- Phong trào thắng lợi mở ra bước ngoặt phát triển mới trong sự nghiệp chống Mĩ cứu
nước, giải phóng mNam, thống nhất đất nước
- Mở ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hồn, đã đưa đến việc thành lập Mặt trận Dân tộc
giải phóng mNam VN vào 20/12/1960
- Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ ở mNam, mở
ra thời kì khủng hoảng triền miên của chế độ Sài Gòn cho đến ngày bị sụp đổ hoàn
toàn
Phong trào làm thất bại âm mưu xâm lược miền Bắc của Mỹ Diệm, tạo ra những nhân tố
vững chắc, bảo đảm cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và
dân mNam
Câu 8: Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.
*Ý nghĩa lịch sử:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử mùa Xuân 1975
- Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ đối với dân tộc ta:
+ Đó là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ
quốc tiêu biểu của nhân dân ta
+ Dân tộc ta đã giành được chiến thắng, thực hiện trọn vẹn mục tiêu giải phóng hồn tồn
miền nam, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN ở miền Bắc, thống nhất đất nước
+ Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta
một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về toàn thắng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và trí tuệ con người”



+ Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghãi đế quốc và thế lực tay sai ở nước ta, rửa
sạch cái nhục và nỗi đau mất nước hơn một thế kỉ
+ Đã mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi
lên CNXH. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử giữ
nước và dựng nước của dân tộc ta
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đối với Mĩ và thế giới
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất vào lực
lượng cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ 2 của tên đế quốc đầu xỏ, phá vỡ phóng tuyến
quan trọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở ĐNA của đế quốc Mĩ, góp phần làm đảo lộn
“chiến lược toàn cầu”, phản cách mạng của chúng
+ Tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và cục diện thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với
phong trào cách mạng thế giới, các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghãi đế quốc, giành
độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước
*Nguyên nhân thắng lợi:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta thắng lợi là do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan tạo nên
- Chủ quan:
+ Trước hết là sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị quân sự độc lập, tự chủ, đúng
đắn sáng tạo. Đó là đường lối tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền
Nam và cách mạng XHCN miền Bắc kết hợp sức mạnh chiến đấu của tiền tuyến lớn với tiền
lực của hậu phương lớn; kết hợp được cuộc chiến đấu cứu nước của nhân dân ta với cuộc đấu
tranh của lực lượng cách mạng dân chủ hịa bình trên thế giới. Là cơ sở làm nảy sinh những
phương pháp cách mạng vừa kiên quyết, triệt để, uyển chuyển linh hoạt
+ Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước Việt Nam. Nhân dân ta có truyền thống
yêu nước nồng nàn, chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước do Đảng lãnh đạo, trồng thống đó được phát huy cao độ. Đó là sức mạnh tinh
thần to lớn của quân dân ta ở 2 miền cả tiền tuyết và hậu phương
+ Miền Bắc XHCN được bảo vệ vững chắc, xây dựng củng cổ và tăng lên khơng ngững về
tiềm lực kinh tế quốc phịng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng
cao yêu cầu chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn ở miền Nam

- Khách quan:


+ Quan hệ gắn bó giữa nhân dân 3 nước Đơng Dương đã có từ lâu trong lịch sử và được thử
thách trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng chống kẻ thù chung. Trong sự nghiệp chống Mĩ
cứu nước mối tình đồn kết và liên minh chiến đầu giữa 3 dân tộc trên 1 chiến trường thống
nhất đã tạo ra sức mạnh to lớn góp phần vảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của
nhân dân mỗi nước.
+ Do tác động của thời đại và không tách rời sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và
các nước XHCN khác. Tình đồn kết và sự ủng hộ quốc tế đã cổ vũ mạnh mẽ tăng thêm sức
mạnh cho nhân dân ta
+ Sự đồng tình ủng hộ của phong trào giải phóng dân tộc của các lực lượng cách mạng dân
chủ hịa bình và của lồi người tiến bộ trong đó có nhân dân Mĩ



×