Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận MARKETING CĂN BẢN: Vai trò mạng xã hội trong marketing hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.78 KB, 20 trang )

Nhóm 5 marketing căn bản 2
Danh sách nhóm 5- marketing căn bản 2
STT Họ tên Mã sinh viên
1
Hoàng Việt Hòa
2
Nguyễn Thị Hồng
3
Nguyễn Bá Hiệp
4
Lê Thị Yến Hoa
5
Phạm Thu Hiền
6
Trần Khánh Hoàng
7
Nguyễn Thị Hoài
8
Nguyễn Thu Hiền
9
Đào Duy Hiệp
10
Bùi Thị Hoài

1
Nhóm 5 marketing căn bản 2
A. LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi ngày hàng triệu Blog được tạo ra, hàng triệu video clips được đăng tải, hàng triệu triệu hình
ảnh, bài viết… được chia sẻ trên internet. Từ đây một cấp số nhân các mối liên kết đã tạo nên một mạng
lưới net-working toàn cầu. Đó là Social Media. Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng này, ngày nay
Internet không còn được coi như là thế giới ảo nữa, nó đã trở thành một phần của cuộc sống thực của hàng


tỷ người trên hành tinh. Theo báo cáo tiếp thị công nghệ số (Digital Marketing) của ADMA (hiệp hội tiếp
thị công nghệ số Châu Á) cho rằng Việt Nam hiện tại có hơn 16 triệu người dùng Internet tham gia vào
truyền thông xã hội, dưới nhiều hình thức: blog, web cá nhân, mạng xã hội (trong đó điển hình là
Facebook ). Lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới, tính đến 15/3/2010
đã có 1.084.160 người, chiếm 0,34% lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới. Và nó trở thành
công cụ marketing đắc lực hỗ trợ kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp, thương hiệu trên toàn thế giới.
Trước đây người tiêu dùng phải tìm kiếm thông tin về sản phầm và thương hiệu thì giờ đây thông
tin tự tìm đến họ qua mạng xã hội. Các chuyên gia tiếp thị cần phải nhận ra rằng Internet bây giờ đã và
đang trở thành sân chơi hữu ích, thiết thực của đông đảo người tiêu dùng. Và bởi vậy, nếu muốn sản phẩm
của mình được nhiều người biết đến, họ không thể đứng ngoài sân chơi lý tưởng này. Ngày nay, khi
Internet đã cách mạng hóa Marketing, đặc biệt thông qua những kênh phân phối và điển hình hơn là cách
giao tiếp với khách hàng và nhất là cách tiến hành những nghiên cứu. Thì trong thập kỷ mới đây,
Marketing đã dần tiến đến lĩnh vực công nghệ cao và trở nên chuyên việt hơn. Lợi thế cạnh tranh về bản
chất là tốc độ của sự đổi mới và hiệu quả mối quan hệ với thị trường mục tiêu. Trong bối cảnh đó, Digital
Marketing (Marketing số) đã ra đời. Digital Marketing mang đến cách thức xúc tiến thương mại sử dụng
kênh phân phối kỹ nghệ số để tiếp cận khách hàng theo phương thức kịp thời, xác đáng tới tận cá nhân
từng khách hàng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghệp. Đây sẽ là công cụ mang lại cho doanh nghiệp
những phương pháp tiếp thị mới và cơ hội kinh doanh to lớn.
Ý thức được sức mạnh to lớn của mạng xã hội với marketing công nghệ số nhóm chúng tôi đã lựa
chọn đề tài : “ Vai trò mạng xã hội trong marketing hiện đại” để nghiên cứu thành một bài luận. Dưới đây
là nghiên cứu thực tế, quan điểm và định hướng của nhóm chúng tôi trong một thời gian ngắn về mạng xã
hội và marketing hiện đại ( marketing công nghệ số ). Chúng tôi tin là nó sẽ giúp ích được bạn trong tìm
hiểu và sử dụng mạng xã hội trong marketing hiệu quả hơn.
B. NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về mạng xã hội và marketing công nghệ số
2
Nhóm 5 marketing căn bản 2
1. Mạng xã hội
a. Định nghĩa
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích

trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận.
Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày
cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.Các dịch vụ này có nhdụ như tên trường hoặc tên thành phố),
dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè,
đối tác: dựa theo group (ví screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách
báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Cấu thành
• Nút (node): Là một thực thể trong mạng. Thực thể này có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp
hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó
• Liên kết (tie): là mối quan hệ giữa các thực thể đó. Trong mạng có thể có nhiều kiểu liên kết. Ở
dạng đơn giản nhất, mạng xã hội là một đơn đồ thị vô hướng các mối liên kết phù hợp giữa các
nút. Ta có thể biểu diễn mạng liên kết này bằng một biểu đồ mà các nút được biểu diễn bởi các
điểm còn các liên kết được biểu diễn bởi các đoạn thẳng.
Mục tiêu
• Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách
có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.
• Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và
những giá trị của cộng đồng.
• Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những
mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.
b. Sự phát triển
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn
học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở
thích.
Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Tuy
nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi
ngày, gây bất bình cho rất nhiều thành viên.
3
Nhóm 5 marketing căn bản 2

Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút
hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua
MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả
Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền
tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân
mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược
bực, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19
phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.
Cách đây 10 năm hầu như ai trong chúng ta đều xa lạ với từ “mạng xã hội” nhưng giờ đây hãy nhìn xem
các báo đài thay nhau nói về mạng xã hội và có lẻ hầu hết 1 trong tất cả chúng ta hiện cũng đang có 1 ngôi
nhà cho riêng mình trên mạng xã hội, có thể kể ra khá nhiều và điển hình đó là :
facebook,youtube,twitter,myspace,wordpress… va con rat nhieu. Có thể nói không quá lắm thì mạng xã
hội đã trở thành 1 món ăn không thể thiếu của rất nhiều người từ học sinh cho tới giới chức kinh doanh
mỗi người đều sử dụng mạng xã hội vào mục đích riêng cũng có mà chung cũng có. Hiện nay thế giới có
hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc
Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng
xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn
Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Yahoo! 360 tại Việt Nam.
2. Marketing công nghệ số ( digital marketing )
a. Định nghĩa.
Digital Marketing (Tiếp Thị sử dụng các phương thức kỹ thuật số) là hình thức marketing tích hợp hệ
thống kỹ thuật số như là một kênh để làm marketing, giúp thương hiệu tiếp cận nhiều kênh truyền thông
để đến đúng với người tiêu dùng (Website, Blog, Web 2.0, RSS, SMS )
Các dịch vụ về Digital Marketing.
• Thiết kế và xây dựng website
• Dịch vụ trọn gói hoặc cho thuê thiết bị Bluetooth Marketing cho các doanh nghiệp thực hiện các
khuyến mãi, tung ra sản phẩm mới thông qua sóng Bluetooth trong khoảng cách 100m.
• Quảng cáo online trên các website báo chí và các công cụ tìm kiếm trong nước và ngoài nước như
Yahoo, Google, VnExpress, Thoi Trang Chau A, Dantri, 24h

• Tích hợp kỹ thuật số và các show TVC, billboard để tương tác của người tiêu dùng nhằm tránh
việc thụ động 1 chiều như hiện nay.
• Email Marketing, SMS Marketing, Bluetooth Marketing, Viral Marketing,
• Tư vấn và lập chiến lược Digital marketing cho nhãn hiệu của bạn
• Thiết kế và phát triển ý tưởng sáng tạo
4
Nhóm 5 marketing căn bản 2
• Định hướng Digital Marketing
• Phân tích và giải thích các đặc điểm, tính năng của từng phương tiện digital media; từng kiểu lựa
chọn trong mỗi phương tiện digital media; và có thể đi sâu vào cả những chi tiết như chủ đề và
khu vực trong mỗi lựa chọn đó tùy theo yêu cầu của khách hàng.
• Cung cấp các bảng thống kê gồm những thông số chính xác về các phương tiện digital media cho
khách hàng theo yêu cầu.
• Đàm phán với các chủ phương tiện digital media về vị trí, mức giá, thời gian, những ưu đãi,…
• Mua giúp vị trí quảng cáo trên các phương tiện digital media.
• Theo dõi quá trình thực hiện và kết quả.
b. Digital Marketing Phát triển mạnh mẽ
Bắt đầu từ năm 1994, cùng với sự phát triển của internet, digital marketing đã phát triển vô cùng
mạnh mẽ, bất cứ một tổ chức nào không tạo dựng được chiến lược sử dụng Internet để tiếp thị sản phẩm
hay dịch vụ của mình, có thể đều đang phạm một sai lầm lớn. Những mô hình cũ và giản đơn của
marketing truyền thống sẽ không thể thực hiện trong một thế giới mới và digital marketing ra đời đó như
là một kết quả tất yếu của thời đại. Và cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, digital marketing
đang ngày càng phát triển và đang dần dần thay thế các công cụ marketing truyền thống
Những số liệu mới được công bố từ Cục quảng cáo tương tác (Interactive Advertising Bureau - IAB),
hãng kiểm toán hàng đầu thế giới PricewaterhouseCoopers (PwC) và Trung tâm nghiên cứu quảng cáo thế
giới cho thấy tiền đổ vào hoạt động quảng cáo trực tuyến đã tăng 4,6% trong nửa đầu năm nay và lần đầu
tiên vượt qua lĩnh vực quảng cáo truyền hình truyền thống
Quảng cáo trực tuyến đã chứng minh tính vượt trội so với các loại hình quảng cáo khác như tivi, in ấn và
phát thanh. Mặc dù ngành quảng cáo đã đánh mất 1,5 tỷ bảng. Chúng tôi đã xuống dốc trong một năm
trước nhưng ngay cả trong điều kiện kinh tế khắc nghiệp, các nhà tiếp thị vẫn nhận ra được những giá trị,

trách nhiệm và giá cả phải chăng của quảng cáo trực tuyến”.
Cũng theo bản báo cáo, việc trả tiền để tìm kiếm đang ngành càng giành ưu thế với các nhà quảng cáo.
Hoạt động này chiếm khoảng 60% doanh thu quảng cáo trực tuyến.
Các nhà tiếp thị đã rót 1,05 tỷ bảng Anh dưới hình thức quảng cáo, chiếm 59,8% tổng số kinh phí dành
cho quảng cáo trực tuyến của họ. Lĩnh vực quảng cáo công nghệ mang lại nhiều tiền nhất và chiếm 19%
doanh thu toàn thị trường. Viễn thông đứng thứ hai với 14% và tài chính xếp thứ ba với 13%.
“Có lẽ rất đáng để ngạc nhiên, một nền kinh tế “thụt lùi” lại là đòn bẩy cho công nghệ kĩ thuật số. Vì thế,
mà có sự “đổi ngôi” từ các hình thức quảng cáo truyền thống sang quảng cáo trực tuyến. Lĩnh vực này hứa
hẹn rất đáng để đầu tư và tính phải chăng trong một thời kì bất ổn”, Eva Berg-Winters, chuyên gia quảng
cáo trực tuyến tại PwC cho hay.
Ở Việt Nam, những khảo sát gần đây cho thấy, vai trò của quảng cáo truyền thống trên truyền
hình, báo, tạp chí ngày càng càng giảm. Cụ thể trong quí II năm 2008, quảng cáo trên báo in giảm 16,1%.
5
Nhóm 5 marketing căn bản 2
Đây là một tín hiệu để các doanh nghiệp tăng tốc hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm
trên trang web công ty và đưa website của mình tiếp cận rộng rãi hơn đến khách hàng. Bắt kịp xu thế
chung của thế giới, tại Việt Nam, digital marketing ngày càng phát triển và phổ biến trong hoạt động của
hầu hết các trang web hay diễn đàn trực tuyến.
3. Sử dụng mạng xã hội trong marketing công nghệ số.
Hiện nay, các doanh nghiệp trẻ, với sự nắm bắt nhanh nhạy xu hướng phổ biến của marketing
công nghệ số đã đưa mạng xã hội trở thành một trong những kênh thông tin và truyền thông hữu
ích nhất. Tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều CEO từng phải nếm "trái đắng" của công nghệ xã hội
này. Bởi bản chất của mạng xã hội cũng luôn mang những rủi ro tiềm ẩn. Thế nên, làm thế nào để
có thể sử dụng một cách hiệu quả mạng xã hội trong marketing công nghệ số cũng trở thành một
vấn đề mà các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong phần
viết này.
a Tìm hiểu chung, xác định dấu ấn thành viên tham gia và các mục tiêu.
Đây là bước cơ bản đầu tiên một doanh nghiệp cần làm khi muốn ứng dụng hiệu quả mạng xã
hôi vào trong công việc marketing công nghệ số của mình. “Dấu ấn thành viên tham gia”, được
mô hình hóa dựa trên dấu ấn khách hàng của Ogily và Mather, nhằm khẳng định vai trò tiên

quyết của khách hàng trong mỗi kế hoạch marketing công nghệ số. Nó được xây dựng chủ yếu
dựa trên tất cả các dấu ấn khách hàng hoặc khán giả mục tiêu của doanh nghiệp, bằng cách thêm
thông tin và hiểu về khách hàng trong mối liên hệ với các kênh của mạng xã hội, bao gồm cả
khách hàng hiện tại và khách hàng tương lai. Doanh nghiệp cần những cuộc khảo sát, survey trên
diện rộng để lấy những thông tin cơ bản về khách hàng trên các phương diện như: độ tuổi, thu
nhập, sở thích, xu hướng hành vi tiêu dùng, thói quen sử dụng Internet, điểm truy cập là những
mạng xã hội nào… để xác định được những khách hàng triển vọng, sự phân đoạn thị trường và có
những chiến lược trong việc chọn mạng xã hội và hình thức, nội dung để PR hình ảnh.
Bên cạnh đó, khi thực hiện marketing trong mạng xã hội hay bất cứ hành vi kinh doanh nào,
doanh nghiệp cũng luôn phải hình thành mục tiêu rõ ràng cho kế hoạch của mình. Mục tiêu ấy có
thể liên quan đến số lượng khách hàng , độ yêu thích sản phẩm, dịch vụ, doanh số…Mức độ hoàn
thành mục tiêu sẽ như thước đo đánh giá hiệu quả công việc (KPIs) để doanh nghiệp có thể có
những sự thay đổi trong chiến lược kịp thời nhất.
b Tạo dựng nền tảng.
Đây là bước cơ bản thứ hai trong việc xâm nhập thị trường cộng đồng “ảo” của mỗi doanh
nghiệp sau khi đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng tiềm năng. Đây
6
Nhóm 5 marketing căn bản 2
chính là giai đoạn phác thảo, thiết lập và thực hiện kế hoạch thiết kế các kênh xã hội nền tảng kết
nối đến khách hàng.
Kết hợp với kết quả nghiên cứu trong bước thứ nhất sau khi đã được tổng hợp, doanh nghiệp
đã có thể nắm được xu hướng tiêu dùng cũng như thói quen sử dụng mạng xã hội, sở thích về
thông tin nội dung, thiết kế đối với các kênh truyền thông…của các đối tượng khảo sát và qua đó
đã có thể bước đầu thiết lập được đâu là những kênh xã hôi cần thiết cho hoạt đông marketing
của mình, làm thế nào để có thể thu hút được những người quan tâm đến với trang quảng cáo của
mình trong tình thế cạnh tranh khốc liệt của thương trường…Sau đó là tiến hành thực hiện. Các
trang web được setup cũng như các tài khoản riêng của doanh nghiệp trên mạng xã hội phải đảm
bảo tính hấp dẫn, phong phú, đầy đủ về cả nội dung và hình thức, đi đúng thị hiếu của khách
hàng, tính đơn giản trong việc truy cập và đăng kí thành viên, để có thể gửi bình luận, ý kiến góp
ý hay thắc mắc, khiếu nại Đó phải là kênh truyền thông kết nối hiệu quả doanh nghiệp và người

tiêu dùng, giúp những người quan tâm có những hiểu biết đầy đủ và bao quát về doanh nghiệp
cũng như sản phẩm chuyên môn hóa của công ty đó. Và điều quan trọng là nó phải làm nên được
những sự khác biệt. Đó chính là sự sáng tạo cần thiết trong hoạt đông Marketing công nghệ số.
c. Tạo nhận thức và ảnh hưởng tiến tới phát triển và định vị thương hiệu
Tạo được nền tảng tốt, nhưng làm thế nào để mọi người biết đến sự tồn tại của nó cũng hết sức
quan trọng. Rõ ràng là không mấy khó khăn để chỉ với một cái nhấp chuột, mỗi trang chủ
facebook hay twitter của mỗi doanh nghiệp có thể có thêm những list dài danh sách bạn bè, và
thậm chí cả địa chỉ email của họ và sau đó là gửi đi những thông điệp cần thiết. Với tốc độ và sự
lan truyền của mạng xã hội hiện nay thì mong muốn bước đầu tạo ra sự nhận thức đó hoàn toàn
nằm trong tầm kiểm soát. Thêm vào đó, trong marketing công nghệ số, lợi thế để PR hình ảnh
bằng những video, những số liệu ấn tượng trên diện rộng là không thể phủ nhận, Đó chính là cách
để DN gây ấn tương mạnh với mạng lưới đông đảo khách hàng tiến tới định vị thương hiệu.
d.Phân tích và đánh giá
Sử dụng tốt nhưng theo dõi chặt chẽ sự thay đổi trong hiệu quả của mạng xã hội cũng là điều
rất cần thiết, Các doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ các kênh xã hội để phát hiện ra những tín
hiệu dù yếu hay mạnh từ thị trường về sản phẩm. Trên các trang mạng xã hội, doanh nghiệp cần
luôn cập nhật những thông tin về sản phẩm của mình cũng như lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía
khách hàng kết hợp phân tích thị trường, tổng hợp ý kiến đóng góp để có những sự thay đổi chiến
lược phù hợp. Mạng xã hội cũng là một kênh tổng hợp rất tốt những lợi thế cũng như điểm yếu
của DN và đối thủ, đồng thời cũng mở ra cho doanh nghiệp những cơ hôi lớn để tìm kiếm đối tác.
7
Nhóm 5 marketing căn bản 2
Qua đó, có thể thấy, việc ứng dụng mạng xã hôi vào trong marketing công nghệ số có ý nghĩa
rất quan trọng. Nó đã tạo ra những hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và sở
hữu những mảng khách hàng, đối tác tiềm năng cũng như cạnh tranh đối thủ. Tuy nhiên, để năng
cao hiệu quả kinh doanh trong thời đại marketing công nghệ số hiện nay, doanh nghiệp cũng phải
luôn không ngừng cải tiến, năng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,…nhạy bén cao độ trong việc
nắm bắt thị trường,… mới có thể mang lại những thành công toàn diện nhất.
II. Vai trò mạng xã hội với marketing hiện đại
1. Vai trò truyền thông:

Trước hết, để có thể thấy rõ được vai trò quan trọng của mạng xã hội trong marketing công nghệ
số về mặt truyền thông, chúng ta hãy cùng xem xét các số liệu sau đây:
• Cuối năm 2009, tức là chỉ trong vòng 5 năm sau khi xuất hiện, mạng xã hội Facebook đã
đạt con số 350 triệu người có tài khoản truy cập, và theo thống kê mới nhất vào ngày
21/7/2010, con số này đã tăng với vận tốc chóng mặt lên đến 500 triệu người, tức là trung
bình cứ 14 người trên thế giới thì có một người là thành viên của mạng xã hội này.
• Mạng xã hội Twitter hiện có 105 triệu thành viên đăng ký và mỗi ngày có khoảng 300,000
thành viên đăng ký mới tính đến cuối tháng 3 năm 2010.
• 2.01 tỷ là số view của YouTube mỗi ngày, gấp 3 lần so với số lượt xem của 3 hệ thống
truyền thông lớn nhất nước Mỹ
các hoạt động marketing trên các mạng xã hội là những công cụ có chi phí thấp được sử
dụng để kết hợp giữa công nghệ với sự tương tác xã hội thông qua việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, video,
… Và điều này mang tính phổ biến rất cao do hiệu quả lan truyền trên Internet là vô cùng nhanh và rộng
khắp, xét trên số lượng người dùng đông đảo như hiện nay. Do vậy, vai trò của mạng xã hội đôi với truyền
thông trong môi trường marketing công nghệ số là rất quan trọng, thể hiện ở hai vấn đề chính:
1.1.Quảng cáo:
-79% tập đoàn, công ty lớn đang gia tăng đầu tư vào mạng xã hội, và điều tuyệt vời của mạng xã
hội là doanh doanh nghiệp không cần có kinh nghiệm lâu năm mà chỉ phải nắm một vài nguyên tắc cơ
bản. Mạng xã hội là một con đường hai chiều. Doanh nghiệp không quảng cáo sản phẩm đơn phương mà
đối thoại và liên kết đa phương. Việc quảng cáo trên mạng xã hội giúp những người mà quảng cáo đó
nhắm tới có thể tương tác lại với quảng cáo, tìm hiểu kĩ hơn về sản phầm được truyền tải trong quảng cáo
chỉ với một cú click chuột, điều mà khó có thể làm được đối với các quảng cáo trên TV, báo đài hay tờ rơi,
qua đó đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
8
Nhóm 5 marketing căn bản 2
-Một khi các thông tin về sản phẩm cũa như dịch vụ của doanh nghiệp được post lên các trang
web mạng xã hội, các thông tin này nhanh chóng được lan truyền từ người này sang người khác trong một
khoảng thời gian rất ngắn do tính cộng đồng, kết nối cao của mạng xã hội.
-Quảng cáo trên các mạng xã hội không phụ thuộc vào thời gian hay không gian nhiều như các
hoạt động quảng cáo trên các phương tiện khác: Mọi người sử dụng mạng xã hội có thể biết đến quảng

cáo vào bất cứ thời điểm nào và ở bất cứ nơi nào tùy vào thời gian và không gian họ đăng nhập vào mạng
xã hội mà họ đang sử dụng. .
1.2.Xây dựng thương hiệu
Song song với quá trình quảng cáo, các doanh nghiệp cũng rất tập trung vào việc phát
triển, xây dựng thương hiệu của mình. Một số chiến lược marketing mà các doanh nghiệp thường áp dụng
triệt để là:
 Gia tăng độ nhận biết thương hiệu bằng cách tài trợ cho một cuộc thi hay game
online.
 Thu hút chú ý và kết nối bằng cách cung cấp những dịch vụ chăm sóc tuyệt hảo,
quà tặng, phiếu giảm giá
 Trao quyền đóng góp để gia tăng lòng trung thành. Một ví dụ cụ thể là Vitamin
Water – một nhãn hiệu nước tăng lực nổi tiếng của Energy Brands - tổ chức cuộc
thi cho người hâm mộ trên Facebook đề xuất ý tưởng về bao bì và tên sản phẩm
mới. Hơn một triệu người tham gia. Diễn viên ngôi sao và ca sĩ thần tượng quay
video quảng bá rầm rộ. Kết quả là khi chính thức xuất hiện tại các cửa tiệm, sản
phẩm mới lấy tên Connect đã có sẵn hàng triệu khách hàng tiềm năng.
 Tổ chức hoạt động có ý nghĩa xã hội để lan tuyền tên tuổi.
 …
Kết quả của các hoạt động trên là thương hiệu của doanh nghiệp được rất nhiều thành viên đang sử dụng
mạng xã hội biết đến, trong số đó tỉ lệ khách hàng trung thành với các sản phẩm của doanh nghiệp là khá
lớn. Thời gian sử dụng mạng xã hội của các thành viên quả là một con số khổng lồ, và nếu mỗi lần đăng
nhập vào mạng xã hội là một lần nhìn thấy các nhãn hiệu của các sản phẩm của doanh nghiệp, các quảng
cáo,… thì mọi người sẽ nhớ, kết hợp với các chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm, vô hình
chung sẽ xây dựng được thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc truyền thông trên các mạng xã hội của marketing công nghệ số cũng chứa đựng những
nguy cơ, rủi ro nhất định. Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng mạng cũng sẽ là cách thức hủy
hoại một nhãn hàng nhanh nhất khi có thông tin không tốt về sản phẩm. Chính điều này làm cho mạng xã
hội trở thành một con dao hai lưỡi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất thận trọng trong khi triển khai chiến
dịch
2. Vai trò kết nối

2.1. mạng xã hội_công cụ kết nối của khách hàng
9
Nhóm 5 marketing căn bản 2
2.1.1 kết nối khách hàng với doanh nghiệp
Mạng xã hội quy tụ nhiều yếu tố mà những phương pháp quảng bá, kinh doanh truyền thống khác
không có được. Những cái tên như Facebook, YouTube, Twitter, LinkedIn… đã trở thành quen thuộc
trong thời đại Web 2.0 mà người ta thường nhắc tới như là nơi quy tụ nhiều giới trẻ nhất. Mặc dù số lượng
khách hàng sử dụng theo dõi các phương thức marketing truyền thống vẫn chiếm số đông nhưng số người
sử dụng mạng xã hội như một kênh thông tin quan trọng nhất, tiện lợi nhất, đang càng ngày càng tăng với
tốc độ chóng mặt. Mạng xã hội đã và đang trở thành sân chơi hữu ích thiết thực của đông đảo người tiêu
dùng.
Trước hết, mạng xã hội như là một đại lộ thông tin, một siêu thị khổng lồ, nơi mà người tiêu dùng
có thể ghé thăm hay mua sắm tuỳ thích. Mạng xã hội cho phép khách hàng xem sản phẩm mẫu trên mạng,
từ cây kim sợi chỉ cho đến xe hơi, biệt thự… Nhờ đó, khách hàng có thể đưa ra quyết định ngay lập tức
sau khi xem quảng cáo.Thông quan các trang web, khách hàng dễ có cảm giác rằng, các cửa hàng kinh
doanh trên mạng có một “cơ ngơi” hiện đại với nhiều chủng loại sản phẩm, bởi thông tin về sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp đã đươc đưa lên một cách đầy đủ, đa dạng và phong phú. Do vậy, khách hàng
có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin về sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bản thân. Mặt khác, khách hàng
cũng có cơ hội để so sánh giá nhờ đó dễ dàng trong việc ra quyết định và kiếm tìm độ thỏa mãn. Chỉ cần
có sự thỏa thuận, sắp đặt về thời gian giao nhận hàng hóa, khách hàng đã có thể nhanh chóng có được
hàng hóa mình cần. Với cách sắp đặt như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy như mình đang làm ăn trực tiếp với
các nhà cung cấp cùng các dịch vụ hoàn hảo của họ, trong khi thực chất sản phẩm và dịch vụ lại được lấy
từ các nguồn khác
Hơn thế nữa, mạng xã hội không chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại
hình sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn đang được kỳ vọng là nơi mà các khách hàng có thể nghiên cứu về các
sản phẩm để từ đó dễ dàng đưa ra các phản hồi về phía doanh nghiệp, xúc tiến hoạt động thỏa mãn nhu
cầu khách hàng và tác động đến các chiến lược Marketing. Mạng xã hội giúp mọi người có một mối liên
hệ thống nhất và sự tương tác lẫn nhau, như người ta thường gọi là một cộng đồng. Với mạng xã hội,
khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp để đưa ra cái nhìn khách quan về đặc tính của doanh
nghiêp, đối thủ cạnh tranh, thị trường mới và sản phẩm mới cho doanh nghiệp

Bởi vậy, mạng xã hội chính là con đường tắt ngắn nhất để khách hàng có thể đưa ra các phản hồi
về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp xem có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Trở thành một
phần của mạng xã hội sẽ giúp tạo ra những kết nối để khách hàng có thể tìm kiếm thông tin đồng thời đưa
ra những nguyện vọng, ý tưởng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra các thay đổi
kịp thời để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Mạng xã hội là phương tiện thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bởi internet
hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới, bạn có thể dễ dàng truy cập vào mạng xã hội một cách đơn giản dễ
10
Nhóm 5 marketing căn bản 2
dàng chỉ với một máy tính có kết nối internet, hay đơn giản chỉ cần một chiếc điện thoại di động được cài
GPRS. Phương tiện hữu hiệu trên đã xóa bỏ mọi khoảng cách về không gian, giữa các châu lục để tạo cơ
hội dễ dàng nhất để khách hàng có thể đưa ra phản hồi một cách nhanh nhất đơn giản nhất với doanh
nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới chiến lược Marketing. Đôi khi khách hàng muốn bày tỏ bộc
lộ hết cảm xúc, phản hồi về phía doanh nghiệp hay đưa ra các ý tưởng cải tiến sản phẩm nhưng do trở ngại
về khoảng cách, ngại tiếp xúc trực tiếp, thì mạng xã hội chính là nơi để họ bày tỏ hết ý kiến của mình một
cách thẳng thắn, trung thực và khơi nguồn cho ý tưởng Marketing của doanh nghiệp
Những phản hồi tích cực từ những khách hàng hài lòng sẽ là một nguồn động lực khiến các nhân
viên tiếp tục nghĩ ra và thực hiện những cách thức phục vụ khách hàng ngày một sáng tạo, nhiệt tình hơn,
thu hút một số lượng lớn người tiêu dùng, mang thương hiệu đến mọi nhà, mọi người . Nói cách khác, có
một tác động qua lại giữa động cơ làm việc tích cực của nhân viên và sự thỏa mãn của khách hàng trong
cách làm dịch vụ từ bên trong doanh nghiệp. Đồng thời, thu nhận được nhiểu phản hồi từ phía khách hàng
là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm hoàn hảo tiến đến mục tiêu mở rộng thị
trường
Không chỉ dừng lại ở đấy, mạng xã hội còn tạo điều kiện để khách hàng tham gia các hoạt động
sáng tạo hay cải tiến sản phẩm. Có thể xem đây là phương thức hữu hiệu để quảng bá sản phẩm, phát triển
thương hiệụ của doanh nghiệp. Ngân hàng Credit Mutuel của Pháp và tập đoàn pizza quốc tế Domino's
Pizza tại Mỹ đang có những bước tiến lớn về sản phẩm do biết khai thác các chương trình trên mạng xã
hội. Credit Mutuel ngày càng hoàn thiện tốt hơn các dịch vụ ngân hàng của mình. Còn Domino's Pizza
ngày càng làm ra nhiều bánh pizza ngon hơn. Một trong những cách đơn giản nhất để thu hút phản hồi là:
tạo một chuyên mục trên trang web công ty để khách hàng có thể đưa ra ý tưởng. Bởi vậy mạng xã hội

thực sự là một sân chơi hữu ích để khách hàng có thể thoải mái sáng tạo, nêu lên quan điểm, sẵn sàng đưa
ra các ý tưởng mới mẻ độc đáo về sản phẩm cũng như các dịch vụ của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy được vai trò quan trọng của mạng xã hội trong việc tạo kết nối
tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp một cách nhanh chóng dễ dàng, từ đó tác động thúc đẩy hoạt
động thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và mở rộng thị trường đồng thời làm đòn bẩy cho chiến lược
Marketing của doanh nghiệp. Vai trò kết nối trên của mạng xã hội càng khẳng định rõ vai trò của nó trong
xu thế Marketing Digital. Mạng xã hội đang cống hiến cho Marketing hiện đại những điều diệu kì mà
phương tiện truyền thống không thể làm được.
2.2.2. kết nối khách hàng với khách hàng
Ngày nay, với sự gia tăng không ngừng của những phương tiện truyền thông xã hội, một số xu
hướng- một kỷ nguyên mới về ảnh hưởng của khách hàng được mở ra. Các mạng xã hội như một
phương tiện tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng hiện tại (và cả các khách hàng tiềm năng) có
thể liên tục đưa ra những lời phê bình, phân tích và gợi ý về sản phẩm cho công ty. Không dừng lại ở
11
Nhóm 5 marketing căn bản 2
đó, sử dụng mạng xã hội đồng nghĩa với việc chúng ta đang khởi xướng một cuộc trao đổi đa phương
khách quan có tính tương tác cao và liên tục với hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn khách hàng trên cơ
sở thời gian thực, từ đó tạo ra mối liên kết giữa khách hàng với nhau. Vì thế, ở bất cứ website nào, các
khu vực dành cho cộng đồng đang xuất hiện đầy bất ngờ và dần trở thành xu thế.
Công chúng, người tham gia trong các chiến dịch có thể chia sẻ, trao đổi, đưa ra nhận xét và
tương tác với doanh nghiệp thông qua website của chiến dịch. Bên cạnh đó họ có thể đưa thông tin
của mình lên các diễn đàn, mạng xã hội, blog cá nhân của họ… Từ đó tạo ra một sự lan truyền số
mạnh mẽ. Sức mạnh này đang dần dần biến thành một loại quyền lực thực sự. Mỗi lời nhận định của
một người cũng có thể được hưởng ứng bởi nhiều người, mỗi cá nhân dần trở thành một “đại sứ
thương hiệu”. Họ có thể làm rạng danh một thương hiệu nhưng cũng có thể ngấm ngầm giết chết một
thương hiệu. Bởi chính vì lẽ đó, các chuyên gia tiếp thị nhận định rằng: một trong những xu hướng
chủ đạo của tiếp thị trong thời gian tới là tính cá nhân hóa.
Trước hết chúng ta phải kể đến tính tích cực của tính năng liên kết khách hàng với khách hàng
của mạng xã hội được. Thứ nhất, nội dung phát sinh từ người sử dụng (youtube, ebay, facebook…),
các thành viên trong cộng đồng sẽ tự động cập nhật những nội dung mới cho website, đều này giúp

website của bạn luôn tươi mới, nâng cao khả năng tìm kiếm và tăng lượng người sử dụng. Thứ hai, gia
tăng giá trị cho khách hàng của bạn, bằng cách mang đến cho khách hàng một cộng đồng, cho phép họ
thư giãn và có được những thông tin hữu ích, bạn thực sự đã tạo ra những giá trị trong việc tạo ra một
trải nghiệm thương hiệu tích cực. Thứ ba, quản lý thông điệp của bạn, bạn có thể sử dụng cộng đồng
để truyền đạt những thông điệp chính, và có cơ hội giải quyết những phàn nàn từ khách hàng. Các
thông điệp sẽ được truyền đi giống như sự lây lan của vi rút, điều này sẽ mang đến cho website của
bạn những vị khách mới và tạo ra sức hút mới cho thương hiệu (marketing virut). Thứ tư, giúp bạn
thấu hiểu khách hàng, một cộng đồng sẽ cho phép bạn phát triển sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng
mục tiêu của mình, các mối quan tâm, nhu cầu của họ, phong cách hành xử, và cả những chi tiết nhỏ
trong cuộc sống hàng ngày Tất cả những thông tin này giúp bạn tạo ra hiệu quả khi tiếp xúc với họ.
Bạn có thể biết trước được những phản hồi về ý tưởng cho mỗi chiến dịch từ cộng đồng. Và cuối cùng
là giúp bạn tiết kiệm chi phí, Một cộng đồng đúng chức năng có thể giảm nhu cầu chi tiền cho các
kênh marketing cũng như các SEO, phát triển nội dung, kiểm tra sản phẩm…
Tuy nhiên khả năng liên kết mọi người lại của mạng xã hội cũng có những mặt trái, chủ yếu là
do sự tự do cung cấp thông tin sai mục đích sử dụng của mạng xã hội. Nhiều khách hàng sử dụng nó
như công cụ để giải quyết những bực tức, vướng mắc trong công việc, trong cuộc sống hay đơn giản
là những sở thích thái quá theo những cách không văn hóa trên facebook, youtube, blog cá nhân…
Với tốc độ lan truyền của thông tin trên mạng xã hội và sự sẻ chia, trao đổi của mọi người là tối đa thì
những tin tức như vậy nhanh chóng trở thành đề tài hấp dẫn không nên có. Cũng chính vì điều này mà
không ít thương hiệu đã chịu tổn thất nặng nề từ những thông tin sai lệch mà khách hàng tự do cung
cấp tới tất cả khách hàng khác.
12
Nhóm 5 marketing căn bản 2
Tóm lại, mạng xã hội có vai trò lớn trong việc liên kết các khách hàng với nhau, tạo cho họ
một cộng đồng chung mặc dù vẫn còn những tồn tại cần khắc phục bằng cách tăng cường quản lí nội
dung do khách hàng cung cấp. Internet cũng như mạng xã hội ngày càng phổ biến trên thế giới, riêng
ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới ,tăng 9.561,5 %, gấp 7,8
lần so với quốc gia đứng thứ hai (giai đoạn 2000-2008), và Việt Nam cũng là quốc gia có lượng người
sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới. (Tính đến 15/3/2010 đã có 1,084160 người, chiếm 0.34%
lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới. (Nguồn checkfacebook.com). Chính vì vậy mà

trong tương lai các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung phát triển mạng xã
hội hơn nữa, khai thác tối đa sự liên kết giữa khách hàng với nhau
2.2 mạng xã hội_ công cụ kết nối của doanh nghiệp
2.2.1 Kết nối doanh nghiệp với khách hàng
Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và trở thành công cụ đắc lực cho marketing trong mội
công ty. Bạn tự hỏi công ty phải làm sao để tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, đưa những thông tin
khách hàng vào việc tạo lập và phát triển sản phẩm để có được những đơn đặt hàng mới ?
Bạn có biết rằng, thương hiệu công ty có thể bị “ bôi nhọ “ bởi các video trên Youtube hay một số
sản phẩm của công ty nhiều khả năng sẽ bị công kích bởi các bài viết trên Twitter. Công ty công nghệ và
nghiên cứu thị trường Forrester Reseach cũng từng là một nạn nhân. Do thông tin thiếu chính xác mà
Forrester đã trở thành đối tượng trút giận trên Twitter. Bởi vậy, thật dễ cảm thông với thái độ hoài nghi và
dè chừng của giới kinh doanh đối với các mạng xã hội. Tuy nhiên ko thể phủ nhận vai trò của mạng xã hội
đối với sự phát triển của các công ty.
Đầu tiên mạng xã hội như một phương tiện tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng hiện tại và
cả các khách hàng tiềm năng có thể liên tục đưa ra những lời phê bình, phân tích và gợi ý về sản phẩm cho
công ty. Đây thật sự là một công cụ có sức mạnh to lớn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, đặc biệt góp phần
định hướng chiến lược Marketing. Công ty phải có trách nhiệm thế nào khi sử dụng mạng xã hội để có
những phản hồi tích cực từ khách hàng, có thêm những đơn đặt hàng mỗi ngày nhằm mục tiêu mở rộng thị
trường . Theo báo businessweek, có ba nhiệm vụ với các công ty trong mạng xã hội để phát triển sản
phẩm từ khách hàng. Đó là:
- Lắng nghe - giám sát chặt chẽ các mạng xã hội để phát hiện ra những tín hiệu dù yếu hay mạnh
từ thị trường về sản phẩm. Zappos - cửa hàng giày dép và quần áo trực tuyến cũng như JetBlue - hãng
hàng không giá rẻ của Mỹ đã phân công nhân viên chuyên trách nhiệm vụ này.
Vấn đề là khi đã có những phản hồi của khách hàng rồi thì làm sao để khai thác thông tin về sản phẩm, sử
dụng nó đúng lúc đúng chỗ và đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả. Công ty cần cử ra một bộ
phận chuyên sàng lọc những thông tin này trước khi chuyển cho giám đốc marketing hay nhân viên phòng
Nghiên cứu và Phát triển đưa vào sử dụng.
- Khuyến khích phản hồi - hãy tích cực sử dụng các mạng xã hội để thu hút khách hàng tham gia
13
Nhóm 5 marketing căn bản 2

các hoạt động sáng tạo hay cải tiến sản phẩm và nhằm mục đích cao hơn quảng bá thương hiệu và thắt
chặt hơn mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Một trong những cách đơn giản nhất để thu hút
phản hồi là: tạo một chuyên mục trên trang web công ty để khách hàng có thể đưa ra ý tưởng. Trang web
của Starbucks là một ví dụ tiêu biểu. Truy cập vào www.starbucks.com dòng đầu tiên bên trái chính là
chia sẻ ý tưởng . Chính sách này vừa giúp khách hàng có thể tự do chia sẻ thông tin, yêu sản phẩm của
mình hơn từ đó củng cố lòng trung thành với sản phẩm vừa giúp Starbucks có thêm những ý tưởng hay
phù hợp với thị hiếu khách hàng, . Không mất nhiều chi phí, các công ty nằm bắt được nhu cầu khách
hàng và biến nó thành sản phẩm mới, mở đường cho chiến lược Marketing.
- Marketing: hãy truyền tải thông điệp một cách rõ ràng đến khách hàng rằng công ty đang lắng
nghe, đang hưởng ứng và đang thay đổi nhờ những phản hồi của khách hàng. Nói cách khác, hãy đảm bảo
rằng cả thế giới đều biết công ty bạn không giả vờ cần phản hồi từ khách hàng.
Trong quá trình sử dụng mạng xã hội xây dựng chiến lược marketing và phát triển sản phẩm chúng ta
sẽ phải chủ động công khai và thảo luận với cả thế giới về những khuyết điểm, thiếu sót cũng như các vấn
đề khác của doanh nghiệp. Trên thực tế, dù chúng ta có chủ động cởi mở hay không thì dư luận sẽ vẫn
không ngừng đánh giá về sản phẩm. Các thông tin đó rất nhanh chóng được lan truyền trên internet đến tất
cả các mạng khác. Vì vậy tốt hơn hết là các doanh nghiệp nên chủ động chiếm được niềm tin và tình yêu
của khách hàng đối với việc công khai thông tin trung thực về công ty.
Không những thế từ việc tương tác với khách hàng, doanh nghiệp có thêm những đơn đặt hàng, những
khách hàng mới mỗi ngày. Khảo sát của ABI Research nhận thấy các doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm các phương thức để tạo ra một trải nghiệm web đơn giản hơn mà vẫn đáp ứng
được những yêu cầu và đòi hỏi của một kỷ nguyên mới trong thị trường tiêu dùng. Các giao dịch trực
tuyến vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt. Cứ 10 người dùng thì có 8 người thực hiện mua sắm
trực tuyến tối thiểu là 2 lần một tuần. Hãng nghiên cứu thị trường ABI Research ước tính, từ nay đến năm
2015, khối lượng dữ liệu sẽ tăng thêm 20 lần và số lượng giao dịch di động sẽ tăng thêm 40 lần. Ngoài ra,
hoạt động mua sắm trực tuyến di động được dự báo sẽ tăng gấp ba lần mỗi năm và đạt quy mô 119 tỷ đô
la vào năm 2015. Với việc sử dụng các blog, diễn đàn thảo luận, mạng xã hội, các tính năng đa phương
14
Nhóm 5 marketing căn bản 2
tiện và tính năng của thiết bị di động, một tổ chức tài chính có thể cung cấp một trải nghiệm web có mức
độ cá nhân hóa cao hơn để giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng hơn, trong khi vẫn

duy trì được lòng trung thành và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Như vậy chính những thông tin từ khách hàng trên các mạng xã hội đã tác động rát lớn đến công ty và sự
phát triển của sản phẩm cũng như thúc đẩy cải tiến chiến lược Marketing. Có thể khẳng định mạng xã hội
có vai trò vô cùng to lớn trong việc tạo lập và thắt chặt mối quan hệ giữa DN-KH. Nói một cách khác,
mạng xã hội là công cụ đắc lực trợ giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường phát triển thương hiệu và
đưa ra những chiến lược Marketing hiệu quả. Không mất nhiều chi phí, các doanh nghiệp nào biết thu
thập và xử lý thông tin khách hàng trên các mạng xã hội doanh nghiệp đó sẽ có chiến lược marketing hiệu
quả với hệ thống khách hàng trung thành
2.2.2 kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thế giới với sự cạnh tranh khốc liệt đã đẩy các doanh nghiệp
vào cuộc phân chia “phần bánh” thị trường vô cùng khắc nghiệt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không
ngừng cải tạo, đổi mới mình, đặc biệt là trong phương thức Marketing để chiếm được phần bánh tối ưu từ
thị trường. Yêu cầu bức thiết đặt ra là làm thế nào để chọn được giải pháp Marketing nhanh chóng,hiệu
quả, tiết kiệm nhất ?. Sự ra đời của Marketing digital như chiếc chìa khóa giải mã cho vần đề này trong đó
mạng xã hội ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu giúp Marketing digital khẳng định sứ mệnh, vị thế của
mình.
Mặt khác, các doanh nhiệp hiểu rõ sự cạnh tranh khốc liệt không hoàn toàn là sự đối đầu. Nhìn một
cách tổng thể, doanh nghiệp chỉ là “quân cờ” trong bàn cờ lớn. Do đó, dù muốn hay không doanh nghiệp
cũng chịu tác động, chi phối từ các quân cờ khác và các quy luật của cuộc chơi. Chính vì vậy các doanh
nghiệp biết rằng cần hướng Marketing digital tới việc thiết lập mối quan hệ “doanh nghiệp với doanh
nghiệp” trên cơ sở vừa cạnh tranh vừa hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển.Với mục tiêu trên, hiện nay các
doanh nghiệp đã đạt được bước tiến nhất định với sự hỗ trợ đắc lực mạng xã hội
Xét ở mối quan hệ tương hỗ, mạng xã hội với sự cải tiến đáng kể về giao diện, chức năng đã và đang
trở thành môi trường tương tác thực sự giữa các doanh nghiệp. mạng xã hội này đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp các doanh nghiệp khẳng định sự tồn tại đồng thời giúp quảng bá “cái tôi” của doanh
nghiệp đến khách hàng và cả các doanh nghiệp khác. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp luôn luôn là
thương hiệu nhưng cái cốt lõi bên trong là những giá trị, lời tuyên bố, những cam kết và khả năng thực
hiện duy trì những cam kết đó của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nỗ lực thể hiện tất cả điều này thông
qua sản phẩm, thông điệp, khẩu hiệu, những hình ảnh, videos đăng kí đăng tải trên mạng xã hội như nỗ
lực thể hiện tiếng nói muốn giao kết của mình tới các doanh nghiệp.

Việc Marketing theo phương thức Marketing digital dựa trên công cụ mạng xã hội mang đến cho
doanh nghiệp nhiều cơ hội tìm kiếm những doanh nghiệp là khách hàng lớn có nhu cầu về nguyên liệu,
15
Nhóm 5 marketing căn bản 2
linh kiện hoặc tìm ra những doanh nghiệp có khả năng cùng hợp tác, hỗ trợ về kĩ thuật, vốn, nghiên cứu
sản phẩm…Marketing trên mạng xã hội giúp các doanh nghiệp có sự trao đổi thông tin và có thể thiết lập
quan hệ nhanh chóng, bền chặt trên cơ sở so sánh giá cả, lợi thế, uy tín, năng lực giữa nhiều doanh
nghiệp. Như vậy mạng xã hội trao công cụ cho các doanh nghiệp để tiến hành phương thức Marketing
hiệu quả giúp doanh nghiệp này tương tác, thực hiện Marketing tới các doanh nghiệp khác đồng thời trao
tay cho các doanh nghiệp chìa khóa để nhanh chóng, hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm đối tác mở rộng thị
trường thông qua đó nâng cao vị thế và phát triển, quảng bá thương hiệu.
Từ góc nhìn trên, có thể ví mạng xã hội như cầu nối các doanh nghiệp lại với nhau trong mục tiêu
chung xây dựng mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, tối ưu lợi nhuận. Một trong những ưu điểm lớn
của sự liên kết trên mạng xã hội co với các phương pháp truyền thống là khả năng tận dụng triệt để tiến
bộ khoa học kĩ thuật, sự phát triển vượt bậc của công nghệ nhằm tạo ra môi trường liên kết đa chiều vượt
không gian và thời gian, đem lại khae năng tương tác diệu kì giữa các doanh nghiệp.
Vai trò của mạng xã hội trong việc thiết lập một thế giới phẳng giữa các doanh nghiệp là không thể
phủ nhận. Tuy nhiên chính thế giới phẳng tưởng như không biên giới trên đã tạo nên môi trường cạnh
tranh gay gắt. Khi mà các doanh nghiệp cố gắng tìm cho mình một “mảnh đất” trên mạng xã hội để ‘xưng
danh”, quảng bá bản thân, khi mà các doanh nghiệp tích cực giới thiệu những sản phẩm, đưa ra các thông
điệp, khẩu hiệu thì mạng xã hội trở thành “chiến trường marketing” thực sự của các doanh nghiệp. Nhưng
cũng từ sự cạnh tranh gay gắt này mạng xã hội chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong Marketing
digital.
“Chiến trường Marketing” khắc nghiệt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực để tìm kiếm chỗ đứng
vững vàng và kiên định mục tiêu kiếm được miếng bánh tối ưu trong thị trường của mình. Chình từ mục
tiêu này, các doanh nghiệp dốc sức để chạy đua và ra sức đưa ra chiến lược mới. Các doanh nghiệp ý thức
cao hơn việc làm mới mình, cải tiến sản phẩm và tăng cường quảng bá thương hiệu, kêu gọi mạnh mẽ hơn
thông qua ngôn ngữ, hình ảnh, videos trên mạng xã hội kiếm tìm sự quan tâm, trung thành, tin cậy của
cộng đồng nói chung và các doanh nghiệp khác nói riêng. Dựa trên nền tảng phương thức Marketing
digital, nhưng các hình thức marketing được các doanh nghiệp chú trọng đa dạng hóa, đổi mới, sáng tạo

rất nhiều.
Như vậy nếu xét trong mối quan hệ tương hỗ giữa các doanh nghiệp, mạng xã hội được ví như “chất
keo gắn kết” thì xét trong mối quan hệ cạnh tranh trên, mạng xã hội như “ngòi nổ” khơi bùng lên những
chiến lược Marketing của các doanh nghiệp. Nói một cách khác mạng xã hội đốt dưới “chân” của doanh
nghiệp “ngọn lửa” lan sang từ các cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt và châm ngòi cho sự đột phá
phương thức Marketing. Cũng chính từ sự cạnh tranh này mà trên thực tế các doanh nghiệp có xu hướng
chuyên môn hóa cao hơn và mở rộng thị trường tạo lợi thế so sánh hơn các đối thủ cạnh tranh cùng với
việc đẩy mạnh marketing trên mạng xã hội.
Nhìn một cách tổng quan, có thể khẳng định mạng xã hội tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới sự
phát triển của Marketing digital cả về chiều rộng và chiều sâu cũng như thúc đẩy mối liên kết giữa doanh
16
Nhóm 5 marketing căn bản 2
nghiệp với doanh nghiệp. Dù quan sát ở tính chất cạnh tranh hay tương hỗ của mối quan hệ này thì mạng
xã hội cũng là công cụ hữu hiệu trợ giúp đắc lực cho các doanh nghiệp phát triển phương thức Marketing,
nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Hiện nay xu hướng sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp trở nên phổ biến. Tuy nhiên việc đánh giá đúng vai trò, tận dụng triệt để và có hiệu quả của
phương thức Marketing digital trên mạng xã hội nhắm tới mục tiêu trên còn nhiều bất cập. Điều đó đặt ra
cho mỗi doanh nghiệp những thách thức cần phải vượt qua trong hành trình chinh phục thị trường và sở
hữu ‘phần bánh” của mình.
Tóm lại, mạng xã hội là sợi dây liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đồng thời là đòn bấy
thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tác động lên xu hướng phát triển của Marketing hiện đại. Do
đó, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò kết nối của mạng xã hội để tận dụng hiệu quả, triệt để tính
năng phổ dụng, nhạy bén, chi phí thấp của nó xây dựng các chiến lược Marketing có lợi nhất cho doanh
nghiệp
III. Đánh giá định hướng phát triển của mạng xã hội với marketing công nghệ số
1.Đánh giá
Trên thực tế, nhiều Doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm và sử dụng có hiệu quả
lợi thế của mạng xã hội, còn nhiều doanh nghiệp sử dụng nhưng chủ yếu là tự phát chưa ứng dụng có bài
bản. Theo số liệu thống kê 34% khách hàng gửi quan điểm về sản phẩmtrên dịch vụ trên blog, 36% khách

hàng có cảm tình hơn với những công ty có blog và 32% khách hàng tin vào quan điểm của các blogger về
sản phẩm trêndịch vụ. (theo Diễn đàn Doanh nghiệp). Ngày nay mạng xã hội khẳng định vị thế và vai trò
to lớn trong hoạt động Marketing hiện đại. Mạng xã hội góp phần kết nối doanh nghiệp tới hàng triệu
người trên mạng, nhằm tới cả những khách hàng hiện tại và tiềm năng. Tuy nhiên, điều quan trọng là các
doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tới Mạng xã hội như thế nào, và ứng dụng nó ra sao?
2. Xu hướng
Thứ nhất, Mạng xã hội sẽ bắt đầu có xu hướng ít xã hội hơn. Khi các nhóm (groups), danh sách
(lists) và các mạng lưới (networks) có đặc trưng riêng trở nên phổ biến hơn thì cũng là lúc mạng xã hội trở
nên “chuyên biệt” hơn. Không phải ai cũng phù hợp với một “list” nào đó mới được tạo trên Twitter. Hơn
nữa, các network bắt đầu trở nên “nhiễu” nên người dùng đang có xu hướng “ẩn” đi những “updater” năng
động quá mức làm ngập phần News Feed trên Facebook của họ. Có thể điều này thực chất không phải là
làm giảm đi tính xã hội, nhưng nó có thể sẽ dẫn tới xu hướng này khi tất cả chúng ta cùng có thiên hướng
chắt lọc các giá trị tốt đẹp từ đống hỗn độn trong mạng lưới của mình.
17
Nhóm 5 marketing căn bản 2
Thứ hai là doanh nghiệp tìm kiếm sân chơi. Thực sự có tương đối ít các công ty lớn đã
thực hiện các sáng kiến trên mạng xã hội ngoài một vài sáng kiến về marketing hay truyền thông.
Twelpforce của Bestbuy thúc đẩy hàng trăm nhân viên hỗ trợ khách hàng qua Twitter. Những nhân viên
này được quản lý bằng một hệ thống xây dựng riêng để giám sát những người tham gia. Đây chính là
dấu hiệu cho thấy xu hướng của năm tới khi ngành càng có nhiều công ty tìm kiếm những giải pháp tiếp
kiệm chi phí hoặc chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng công nghệ truyền thông xã
hội.
Thứ ba, kinh doanh mạng xã hội trở thành một sân chơi nghiêm túc. Các mạng xã hội khá mới như
Foursquare đã được mời chào để tập trung vào xây dựng các hoạt động dành cho địa phương và cho điện
thoại di động. Tuy nhiên, nó cũng như một trò chơi mà chất lượng nó làm ra được sẽ chính là thứ tạo ra
đối thủ trong chính cộng đồng người dùng. Người tham gia sẽ được khuyến khích và tặng thưởng bằng
cách được nâng lên các level cao hơn. Khi các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm những cơ hội để khuyến
khích các hoạt động trong mạng lưới nội bộ cũng như mạng lưới bên ngoài, họ có thể đưa ra những dẫn
dụ ngọt ngào bằng cách động viên một chút cạnh tranh thân thiện.
Thứ tư, các doanh nghiệp sẽ có một chính sách Mạng xã hội, điều này có thể sẽ trở thành một việc

bắt buộc. Các doanh nghiệp cần thiết lập mạng xã hội phù hợp với những nguyên tắc riêng biệt cho
phép gắn kết liên mạng. Điều này đòi hỏi các công ty phải xây dựng và đào tạo một đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp phục vụ yêu cầu mới.
Thứ năm là di động trở thành một mảng chính của Mạng xã hội. Trong khi gần 70% các tổ chức ngăn
chặn mạng xã hội thì cùng lúc đó doanh số điện thoại thông minh lại đang trên đà tăng trưởng, có vẻ như
giới làm công sẽ tìm cách để thỏa mãn cơn nghiền Mạng xã hội của mình qua các thiết bị di động. Cũng
giống như người ta đã tìm cách để cai thuốc lá thì giờ sẽ là cuộc chiến cai Mạng xã hội. Và kết quả là
chúng ta có thể sẽ thấy nhiều phiên bản cho di động hơn và tốt hơn đáp ứng nhu cầu nghiền mạng xã hội.
Thứ sáu là chia sẻ không còn có nghĩa là qua email. Phiên bản ứng dụng dành cho iPhone của tờ New
York Times gần đây đã thêm các chức năng cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ một bài báo qua
Facebook và Twitter. Rất nhiều “website” cũng đã hỗ trợ chức năng này, nhưng có vẻ như chúng ta sẽ
thấy thói quen chia sẻ này của người dùng sẽ gia tăng khi việc chia sẻ thông tin với mạng lưới của mình
đang ngày càng trở thành thông lệ thay cho thói quen chia sẻ qua email trước đây. Các nhà cung cấp nội
dung sẽ rất sẵn lòng để giúp người dùng phân phối thông tin tới bất kỳ nơi nào họ muốn.
Trên đây là những xu hướng trong tương lai của mạng xã hội. Các xu hướng trên sẽ tác động không
nhỏ tới Marketing và hoạt động, chiến lược của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần theo sát
những thay đổi, nắm bắt những xu hướng mới, chủ động đón đầu, và đưa ra những sách lược hiệu quả,
18
Nhóm 5 marketing căn bản 2
kịp thời để tận dụng triệt để những thuận lợi trong tương lai cũng như đẩy lùi những nguy cơ tiềm ẩn tác
động xấu đến doanh nghiệp nhằm mục tiêu đạt lợi nhuận tối ưu từ thị trường.
C. KẾT LUẬN
Như chúng ta đã thấy, mạng xã hội đóng một vai trò quyết định đến thành bại của chiến lược
marketing của doanh nghiệp. Marketing là một quá trình xuyên suốt từ khi sản phẩm chuẩn bị ra đời đến
khi nó được bán ra ngoài thị trường, được tiêu dùng rồi đến giai đoạn suy thoái. Marketing công nghệ số
hoạt động hoàn toàn như vậy với một công cụ đồng hành không thể thiếu là mạng xã hội. Hiện nay, mạng
xã hội trở nên rất gần gũi với mọi người trên toàn thế giới, một cộng đồng trao đổi và chia sẻ thông tin với
lịch sử chỉ gần 5 năm phát triển. Còn với sự phát triển của doanh nghiệp hình thức marketing số mới mẻ
hiệu quả sẽ giúp đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng mà chi ohis hoàn toàn thấp. Nhắc đến
marketing công nghệ số lập tức ta nghĩ đến mạng xã hội.

Mạng xã hội giúp truyền thông , quảng cáo và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp trên Internet toàn cầu.
Thương hiệu của một doanh nghiệp thành hay bại cũng mọt phần là do ảnh hưởng của marketing mà cụ
thể là giao tiếp với khách hàng ở mạng xã hội. Thêm vào đó mạng xã hội còn là một thị trường kết nối tất
cả mọi người trên thế giới khách hàng với doanh nghiệp, khách hàng với khachs hàng, doanh nghiệp với
doanh nghiệp. Không có sự lựa chọn cho doanh nghiệp có sử dụng mạng xã hội hay không mà là sử dụng
mạng xã hội thế nào cho hiệu quả. Các doanh nghiệp cần thiết lập một đội ngũ marketer nhạy bén với thời
cuộc, nắm bắt xu hướng để có được chiến lược marketing độc đóa mà tốn ít chi phí với công cụ đắc lực là
mạng xã hội. Nhưng nhớ rằng nó có thể đưa thương hiệu của bạn lên tận đỉnh cao những cũng có thể nhấn
chìm thương hiệu đó xuống vực thẳm. Đó là sức mạnh của cộng đồng, sức mạnh của sự lan tỏa.
Hi vọng bài luận của chúng tôi sẽ cũng cấp cho bạn thêm một cái nhìn tổng quát về mạng xã hôi và
marketing công nghệ số, giúp bạn hiểu được vai trò to lớn là sức mạnh của mạng xã hội. Vì nghiên cứu
trong thời gian ngắn nên hẳn bài luận còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ tất cả các bạn
để chúng tôi có thể làm tốt hơn ở lần sau,
Xin chân thành cảm ơn !

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 2
19
Nhóm 5 marketing căn bản 2
B. NỘI DUNG 2
I. Giới thiệu chung về mạng xã hội và marketing công nghệ số 2
1. Mạng xã hội 3
a. Định nghĩa 3
b. Sự phát triển 3
2. Marketing công nghệ số ( digital marketing ) 4
a. Định nghĩa 4
b. Digital Marketing Phát triển mạnh mẽ 5
3. Sử dụng mạng xã hội trong marketing công nghệ số 6
1. Vai trò truyền thông: 8
1.1.Quảng cáo: 8

1.2.Xây dựng thương hiệu 9
2. Vai trò kết nối 9
2.1. mạng xã hội_công cụ kết nối của khách hàng 9
2.1.1 kết nối khách hàng với doanh nghiệp 10
2.2.2. kết nối khách hàng với khách hàng 11
2.2 mạng xã hội_ công cụ kết nối của doanh nghiệp 13
2.2.1 Kết nối doanh nghiệp với khách hàng 13
2.2.2 kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp 15
III. Đánh giá định hướng phát triển của mạng xã hội với marketing công nghệ số 17
1.Đánh giá 17
2. Xu hướng 17
C. KẾT LUẬN 19

20

×