Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH TRẠM TRỘN BÊ TÔNG XI MĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 64 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
MỤC LỤC
Chương 1. Mở đầu……………………………………………………………….….trang 2.
I. Biện luận đề tài……………………………………………………… …
trang2.
II. Địa điểm đặt nhà máy………………………………………………. …Trang 3.
III. Khái quát chung về bê tong………………………………………… …trang 5.
IV. Giới thiệu sản phẩm………………………………………………….….trang 9.
V. Yêu cầu sản phẩm…………………………………………………… trang 10.
Chương 2. Thiết lập sơ đồ dây chuyền công nghệ SX và tuyết minh… ……… t.rang 11.
I. Khái quát chung về trạm trộn bê tong……………………… … ………trang 11.
II. Một số loại trạm trộn bê tong……………………………………… … trang 12
III. Các thiết bị trong trạm trộn……………………………………………….trang14
IV. Lựa chọn và thiết kế sơ đồ dây chuyền công nghệ……… …………….trang 19
Chương 3. Nguyên vật liệu sử dụng cho trạm trộn……………………………….trang 24
III.1. Ximăng………………………………………………… ………… …….trang24
III.2. Cốt liệu cho trạm trộn…………………………………………….…… trang 25
III.2.1. Cốt liệu nhỏ………………………………………………………….… trang 25
III.2.2. Cốt liệu lớn……………………………………………………….…… trang 29
III.2.3. Nước cho trạm trộn…………………………………………………… trang 33
III.2.4. Phụ gia sử dụng…………………………………………………… … trang 25
BÀI TÍNH TOÁN CẤP PHỐI……………….… trang 36
Chương 4. Tính toán cân bằng vật chất và lựa chọn thiết bị thích hợp……… .trang43
IV.1. tính toán cân bằng vật chất nhà máy………………………………… trang 43
IV.2. Cấu trúc chung trạm trộn bê tông……………………………………… trang 47
IV.3. vận chuyển – yêu cầu – bảo quản – bốc dở cốt liệu…… ……………… trang 48
IV.4. bảo quản và vận chuyển vật liệu………………… ………………….… trang 49
IV.5. Bốc dở vật liệu…………………………………………………………… trang 50
………. TÍNH TOÁN KHO CỐT LIỆU, XI MĂNG,THIẾT BỊ………… trang .52-61
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 1
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường cao đẳng giao thông vận tải III. Em đã được các thầy, cô
tận tình dạy bảo, truyền đạt kinh nghiệm. giúp em có được những kiến thức cơ bản về nghành.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa xây dựng và đặc biệt cô Đặng Thị Thúy Hằng đã hết
sức tận tình hường dẫn giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này.
Thời gian làm chuyên đề tuy ngắn ngủi nhưng đó cũng là thời gian để em tổng hợp được
những lý thuyết được học ở nhà trường để vận dụng làm tốt chuyên đề được giao. Không
những thế còn giúp em cũng cố vững chắc những kiến thức chưa vững. Học hỏi thêm nhiều
điều bổ ích của các thầy cô, bạn bè trong lớp.
Trong quá trình làm chuyên đề do thời gian hạn hẹp và Trong quá học tập, kiến thức của em
còn hạn chế và bài làm có gì thiếu sót thì em mong thầy cô chỉ dạy thêm để emoànòa thành
tốt bài làm của mình và có được kiến thực vững chắc khi bước chân ra trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa xây dựng,cùng bạn bè trong
trường . Đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 2
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ TRẠM TRỘN BÊ
TÔNG TƯƠI CÔNG SUẤT 20.000 m
3
/ năm
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU
I. BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI
Hiện nay, nưước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
nhằm đưa nước ta bước kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Do vậy mà việc
phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông đường xá, cầu cống hay các nhà ga, sân bay, bến cảng
… là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách để có thể đưa đất nước ta đi lên. Điều đó đòi hỏi
một số lượng lớn các trang thiết bị phục vụ cho việc xây dựng công trình,trong đó có trạm
trộn bê tông xi măng.Các trạm trộn BTXM đang được sử dụng ở nước ta hiện nay rất đa dạng
và phong phú cả về chủng loại, kích cỡ xuất xứ, trong đó có rất nhiều trạm do Việt Nam chế
tạo. cho nên đề tài thiết kế trạm trộn bê tong xi măng là rất hay và thực tế đối với sinh viên

chuyên nghành vật liệu xây dựng .
Trong lãnh vực xây dựng, bê tông là một nguyên vật liệu vô cùng quan trọng,

thông qua
chất lượng bê tông cơ thể đánh giá chất lượng của toàn bộ công trình. Chất

lượng bê tông
phụ thuộc vào các thành phần như: cát, đá, nước, xi măng…
Bê tông là một hỗn hợp được tạo thành từ cát, đá, xi măng, nước… Trong đó cát

và đá chiếm
80% - 85%, xi măng chiếm 8% - 15%, còn lại là khối lượng của nước,

ngoài ra còn có
chất phụ gia thêm vào để đáp ứng yêu cầu cần thiết. Có nhiều loại bê

tông tùy thuộc vào
thành phần của hỗn hợp trên. Mỗi thành phần cát, đá, xi măng …

khác nhau sẽ tạo thành
nhiều Mác bê tông khác nhau
.
II. ĐỊA ĐIỂM ĐẶT NHÀ MÁY
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 3
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Hình 1. Địa điểm đặt nhà máy
- đặt nhà máy ở bê phải đường Mai Chí Thọ đối diện đảo Kim Gương Quận 2, TPHCM.
Đặt nhà máy ở đây tại vì khu vực này tương đối thưa dân nên việc sản xuất thuận lợi hơn ít
ảnh hưởng đến dân cư.
+ vị trí này kế bê là đại lộ Mai Chí Thọ rất thuận lợi cho việc xuất sản phẩm bê tong tươi

thương phẩm cho các vùng lân cận bằng đường bộ.
+ lợi thế nhất của địa điểm này là nằm gần nguồn cung cấp xi măng là công ty Holcim Việt
Nam. Một loại xi măng chất lượng tốt, giá thành rẽ.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 4
A
M
M
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
+ xi măng Holcim có giá thành rẽ vì đặt nhà máy ở nơi mang nhiều thuận lợi nằm sát phà Cát
Lái có cả bộ phận nhận nguyên liệu và dây chuyền ăn sát ra sông sài gòn thuận lợi trong việc
nhận nguyên vật liệu từ những vùng nguyên liệu vào nhà máy và xuất bán sản phẩm. chính vì
vận chuyển nguyên vật liệu bằng đường thủy nhanh và chi phí ít hơn đường bộ và đường sắt
nên nhà máy chúng ta đặt gần sông và sử dụng chất kết dính chính là xi măng Holcim.
+ nguồn nguyên vật liệu cát, đá, cốt thép chúng ta sẽ nhập từ công ty TNHH vật liệu xây dựng Nam Hoàng
Dũng, địa chỉ 189 Phạm Hữu Lầu, Phú Mỹ, TPHCM. Đoạn ngã tư cắt giữa đại lộ Nguyễn Văn Linh với Đường
Mai Hữu Thọ.
Hình 2. Nơi cung cấp vật liệu
Chú thích : VL : nơi cung cấp vật liệu, A: nhà máy ( hình ảnh google.com)
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 5
A
VL
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
+ vật liệu thì chúng ta sẽ vận chuyển bằng đường bộ đến nhì máy vì công ty vật liệu ở xa
sông hơn nguồn cung cấp xi măng vì thế không dùng đường thủy để tránh chi phí bốc dở đưa
vật liệu lên thuyền.
III. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÊ TÔNG
Bê tông là loại đá nhân tạo được hình thành từ hỗn hợp gồm: Chất kết dính vô cơ
( ximăng, thạch cao, vôi ), với cốt liệu (sỏi, cát, đá, ), và nước trải qua quá trình đông kết tự
nhiên hay nhân tạo.
Ngoài thành phần kể trên trong quá trình sản xuất bê tông người ta con đưa thêm vào bê tông

các chất phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ để tăng cường một số tính chất của bê tông đảm bảo yêu
cầu sử dụng. Các chất phụ gia được lựa chọn theo tỉ lệ thích hợp . Trong hỗn hợp bê tông,
ximăng, phụ gia và nước là những thành phần chúng tác dụng với nhau tạo thành hồ kết dính.
Cốt liệu( cát, đá, sỏi, xỉ ) liên kết với nhau tạo thành bộ khung chịu lực của bêtông. Cấp phối
cốt liệu được lựa chọn một cách hợp lý để được hỗn hợp bêtông như ý.
Hồ kết dính có nhiệm vụ bao bọc các hạt cốt liệu và lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu đồng
thời hồ kết dính còn đóng vai trò là chất nhờn giúp cho hỗn hợp bê tông có độ dẻo. Sau khi
đông kết hồ kết dính còn có khả năng đông kết các hạt cốt liệu với nhau tạo thành đá nhân tạo
là bêtông. Bêtông là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các ngành: Xây dựng dân
dụng, giao thông, thuỷ lợi,
 bêtông có các ưu điểm sau:
- Cường độ chịu nén tương đối cao
- Vật liệu sản xuất dễ khai thác và sử dụng ngay tại địa phương
- Khả năng linh hoạt cao có thể atọ thành các dạng khác nhau và tính chất khác nhau
- Bêtông kết hợp với cốt thép tạo ra vật liệu có khả năng chịu lực rất cao
 Các nhược điểm của bêtông:
- khối lượng riêng
γ
= 2000 2500 (kg/m3)
- cách âm cách nhiệt kém
- khả năng chống ăn mòn yếu
 Phân loại về bê tông
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Hiện nay có rất nhiều loại bê tông ứng với mỗi loại công trình thì có một loại bê tông tương
ứng. Vì vậy bêtông được phân loại theo các loại sau:
- Theo dạng cốt liệu phân ra: Bêtông cốt liệu đặc, cốt liệu rỗng, bêtôngcốt liệu đặc
biệt( chống phóng xạ , chịu nhiệt, chịu axít)
- Theo khối lượng thể tích phân ra:
+ Bêtông đặc biệt nặng (

γ
> 2500kg/m3), dùng cho những kết cấu đặc biệt
+ Bêtông nặng
γ
= 2200 2500(kg/m3), chế tạo từ đá sỏi bình thường, dùng cho kết cấu chịu
lực.
+ Bêtông tương đối nặng
γ
= 1800 2200(kg/m3), dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực.
+ Bêtông nhẹ
γ
= 500 1800 (kg/m3), gồm có bêtông cốt liệu rỗng, bêtông tổ ong (bêtong
khí và bêtông bọt) chế tạo từ hỗn hợp chất kết dính, nước cấu tử silíc nghiền mịn và chất tạo
rỗng
+ Bêtông đặc biệt nhẹ cũng là loại bêtông tổ ong và bêtông cốt liệu rỗng nhưng có
γ
< 500(kh/m3)
- Theo công dụng bêtông được phân ra:
+ Bêtông thường, các kết cấu bêtong cốt thép(móng, cột, dầm )
+ Bêtông thuỷ thuỷ công, dùng để xây đập, phủ lớp mái kênh
+ Bêtông dùng cho mặt đường sân bay lát vỉa hè.
+ Bêtông dùng cho kết cấu bao che.
+ Bêtông công dụng đặc biệt như bêtông chịu nhiệt, chịu axít chống phóng xạ
+ Bêtông trang trí.
Trạm trộn bêtông ngày nay phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng về: Mác bêtông, thành phần
cấp phối bêtông, Do đó để tính chọn thiết bị định lượng cho trạm trộn bêtông cần phải xác
định khối lượng tối đa của các thành phần cốt liệu cho 1m
3
bêtông.
 Một số tính chất đặc thù của bê tông.

• Cường độ của bê tông.
Cường độ của bê tông là độ cứng rắn của bê tông chống lại các lực từ ngoài mà không bị phá
hoại.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Cường độ của bê tông phản ánh khả năng chịu lực của nó. Cường độ của bê tông phụ thuộc
vào tính chất của xi măng, tỷ lệ nước và xi măng, phương pháp đổ bê tông và điều kiện đông
cứng.
Đặc trưng cơ bản của cường độ bê tông là "mác" hay còn gọi là "số liệu".
Mác bê tông ký hiệu M, là cường độ chịu nén tính theo (N/mm2) hoặc daN/cm² (kg/cm²). của
mẫu bê tông tiêu chuẩn hình khối lập phương, kích thước cạnh 15cm, tuổi 28 ngày được
dưỡng hộ và thí nghiệm theo điều kiện tiêu chuẩn (t0 20-20C), độ ẩm không khí W 90-100%.
Mác M là chỉ tiêu cơ bản nhất đối với mọi loại bê tông và mọi kết cấu. Tiêu chuẩn nhà nước
quy định bê tông có các mác thiết kế sau:
+ Bê tông nặng: M100, M150, M200, M250, M300, M350, M400, M500, M600.
Bê tông nặng có khối lượng riêng khoảng 1800 -2500kg/m3 cốt liệu sỏi đá đặc chắc
+ Bê tông nhẹ: M50, M75, M100, M150, M200, M250, M300 bê tông nhẹ có

khối lượng
riêng trong khoảng 800 -1800kg/m
3
, cốt liệu là các loại đá có lỗ rỗng,

keramzit, xỉ
quặng
Trong kết cấu bê tông cốt thép chịu lực phải dùng mác không thấp hơn M150.

Cường độ
của bê tông tăng theo thời gian, đây là một tính chất đáng quý của bê tông,


đảm bảo cho
công trình làm bằng bê tông bền lâu hơn những công trình làm bằng gạch,

đá, gỗ, thép. Lúc
đầu cường độ bê tông tăng lên rất nhanh, sau đó tốc độ giảm dần.Trong môi trường (nhiệt độ,
độ ẩm) thuận lợi sự tăng cường độ có thể kéo dài trong nhiều năm, trong điều kiện khô hanh
hoặc nhiệt độ thấp thì cường độ bê tông tăng không đáng kể.
• Tính co nở của bê tông.
Trong quá trình rắn chắc, bê tông thường phát sinh biến dạng thể tích, nở ra trong nước và co
lại trong không khí. Về giá trị tuyệt đối độ co lớn hơn độ nở 10 lần một giới hạn nào đó, độ
nở có thể làm tốt hơn cấu trúc của bê tông còn hiện tượng co ngót luôn kéo theo hậu quả xấu.
Bê tông bị co ngót do nhiều nguyên nhân: trước hết là sự mất nước hoặc xi măng, quá trình
Cacbon hoá Hyđroxit trong đá xi măng. Hiện tượng giảm thể tích tuyệt đối của hệ xi măng -
nước. Co ngót là nguyên nhân gây ra nứt, giảm cường độ, chống thấm và để ổn định của bê
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 8
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
tông, và bê tông cốt thép trong môi trường xâm thực. Vì vậy đối với những công trình có
chiều dài lớn, để tránh nứt người ta đã phân đoạn để tạo thành các khe co dãn.
• Tính chống thấm của bê tông.
Tính chống thấm của bê tông đặc trưng bởi độ thẩm thấu của nước qua kết cấu bê tông. Độ
chặt của bê tông ảnh hưởng quyết định đến tính chống thấm của nó. Để tăng cường tính
chống thấm phải nâng cao độ chặt của bê tông bằng cách đầm kỹ, lựa chọn tốt thành phần cấp
phối hạt của cốt liệu, giảm tỷ lệ nước, xi măng ở vị trí số tối thiểu. Ngoài ra để tăng tính
chống thấm người ta còn trộn bê tông một số chất phụ gia.
Quá trình đông cứng của bê tông và biện pháp bảo quản.
Quá trình đông cứng của bê tông phụ thuộc vào quá trình đông cứng của xi măng thời gian
đông kết bắt đầu không sớm hơn 45 phút… Vì vậy sau khi trộn bê tông xong cần phải đổ
ngay để tranh hiện tượng vữa xi măng bị đông cứng trước khi đổ thời gian từ lúc bê tông ra
khỏi máy trộn đến lúc đổ xong 1 lớp bê tông (không có tính phụ gia) không quá 90' khi dùng
xi măng pooclăng không quá 110', khi dùng xi măng pooclăng xỉ, tro núi lửa, xi măng

pulơlan. Thời gian vận chuyển bê tông (kể từ lúc đổ bê tông ra khỏi máy trộn) đến lúc đổ vào
khuôn và không nên lâu quá làm cho vữa bê tông bị phân tầng.
Thời gian vận chuyển cho phép của bê tông (không có phụ gia).
Nhiệt độ
(0C)
Thời gian vận chuyển
(phút)
20-30
10-20
5-10
45
60
90
Bảng 1. Thời gian vận chuyển cho phép của bê tong
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
V. YÊU CẦU SẢN PHẨM
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu xây dựng các công trình cũng tăng theo. Trong quá
trình xây dựng nhà cửa, công trình quý khách sẽ phải tính toán rất cẩn thận để có thể tối ưu
hóa chi phí mà lại giữ được chất lượng công trình. Với những ưu điểm của mình, bê tông tươi
có thể là một sự lựa chọn cho quý khách.
Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm
cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông
với từng đặc tính cường độ khác nhau. Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công
trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so
với việc trộn thủ công thông thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt
liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công và mặt
bằng tập trung vật liệu.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều hãng cung cấp bê tông tươi tại nhiều khu vực khác nhau,
tập trung phần lớn tại các thành phố lớn và vùng xây dựng phát triển.

Bê tông thương phẩm còn cung cấp được nhiều loại mac, độ sụt phù hợp từng công trình
và yêu cầu của khách hàng! ( Mác 100 đến mác 1500 ) hoặc ( 15Mpa – 60Mpa ) đạt tiêu
chuẩn AASHATO, ASTM, BS và TCVN.
Ưu điểm:
-Tiện lợi, nhanh chóng
- Tiết kiệm chi phí
- Chất lượng đồng đều
- Đảm bảo vệ sinh môi trường
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 10
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
IV. YÊU CẦU SẢN PHẨM
- Sản phẩm bê tong thương phẩm phải đạt đúng chất lượng như yêu cầu đặt ra như Mác, độ
sụt cần thiết, vân chuyển đến nơi sử dụng đúng thời gian yêu cầu và khi vận chuyển bê tong
thương phẩm đến nơi sử dụng bê tong không bị phân tầng hay thay đổi độ sụt, chất lượng và
khi vận chuyển bê tong phải bằng xe bồn chuyên dụng.
Hình 3.Xe Bồn Chuyên Chở Bê Tông Tươi
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Chương 2. Thiết Lập Sơ Đồ Dây Chuyền Công Nghệ
Sản Xuất Và Thuyết Minh
I. Khái Quát Chung Về Trạm Trộn Bê Tông
Trạm trộn bê tông xi măng là một tổng thành nhiều cụm và thiết bị, các cụm thiết bị này phải
phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoà trộn các thành phần: cát, đá, nước, phụ gia và xi măng
tạo thành hỗn hợp bê tông xi măng
 Các yêu cầu chung về trạm trộn
- Đảm bảo trộn & cung cấp được nhiều mác bê tông với thời gian điều chỉnh nhỏ nhất
- Cho phép sản xuất được sản xuất được hai loại hỗn hợp bê tông khô hoặc ứơt
- Hỗn hợp bê tông không bị tách nước hay bị phân tầng khi vận chuyển
- Trạm làm việc êm không ồn, không gây ô nhiểm môi trường
- Lắp dựng sữa chữa đơn giản

- Có thể làm việc ở hai chế độ là tự động hoặc bằng tay
II. MỘT SỐ LOẠI TRẠM TRỘN BÊ TÔNG
1. Trạm trộn bê tông cấp liệu bằng băng tải.
Trạm trộn bê tông xi măng cấp liệu băng tải, loại này được dùng phổ biến hiện

nay, tuy
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
nhiên ở những nơi có diện tích lắp đặt hẹp, thì không sử dụng được.
Và tại những nơi có diện tích lắp đặt hẹp, người ta sử dụng trạm trộn bê tông

dùng tời
kéo skip chứa vật liệu lên thùng trộn bê tông, đây cũng là một loại dùng phổ

biến hiện
nay.
Hình 4 trạm trộn cấp liệu bằng băng tải
2. Trạm trộn bê tông cấp liệu bằng skip
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 13
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Cấu hình trạm Skip có thể chỉ sử dụng Skip hoặc kết hợp với một băng tải ngang vận chuyển
cốt liệu thô (cát, đát) lên nồi trộn. Cấu hình này phù hợp cho những mặt bằng lắp đặt trạm hạn
chế. Cấu hình Skip cho hiệu suất làm việc lớn, vận hành đơn giản ổn định.
Hình 5. trạm trộn cấp liệu SKIP
III. CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM TRỘN
III.1. Các loại thiết bị trong trạm trộn bê tông xi măng tự động.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
- Ở trạm trộn bê tông hiện đại bao gồm các cụm, thiết bị chính như sau:
+ Cụm cấp liệu

+ Thiết bị định lượng (cát, đá, xi măng, nước và phụ gia)
+ Hệ thống điều khiển
+ Thiết bị trộn- máy trộn
+ Kết cấu thép
+ Một số cụm thiết bị khác
III.1.1. Cụm cấp liệu.
1. Cấp cát đá lên thùng trộn bê tông:
Việc cấp cát, đá cho trạm trộn có nhiều phương án khác nhau song tham khảo thực tế ta có hai
phương án sau:
 Cấp liệu kiểu gầu cào-skíp.
Nguyên lý: vật liệu đá, cát được t ập kết ngoài bãi ơ các ngăn riêng biệt, sau đó được gầu cào
đổ vào thiết bị định lượng , sau khi được định lượng vật liệu được xả vào skíp, từ skíp vật liệu
đổ vào thùng trộn
Ưu-Nhược điểm của phương pháp này:
+ ưu điểm:
• Cấp liệu trực tiếp từ bãi chứa mà không qua thiết bị vận chuyển trung gian.
• Diện tích mặt bằng cho toàn trạm không cần lớn lắm
+ Nhược điểm:
• Vật liệu ở bãi chứa phải được vun cao cho đủ lượng dự trữ
• Việc cấp liệu cho máy trộn không liên tục
• Bãi chứa phải có vách ngăn phân chia vật liệu
Với phương án này chỉ áp dụng cho trạm trộn có năng suất thấp.
 Cấp liệu kiểu boongke - băng tải.
- Nguyên lý: vật liệu (cát, đá) đựoc tập kết ngoài bãi sau đó được máy xúc gầu

lật đổ vào
bunke, thiết bị định lượng. Sau khi được định lượng đúng yêu cầu thì băng

tải vận chuyển
đổ vào thùng trộn

+ Ưu điểm:
Cấp liệu cho máy trộn được liên tục
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Vật liệu ở bãi chứa không cần phải vun caovà không cần phải có tấm phân cách vật liệu
+ Nhược điểm:
Việc cấp liệu cho bunke phải có thiết bị chuyện dùng
Khoảng cách giữa bunke và thùng trộn tương đối lớn dẫn đến khả năng tiếp xúc của vật liệu
với môi trường nhiều, sẽ gậy ô nhiễm môi trường nếu không được che chắn ky
Phương án này áp dụng cho các trạm trộn có năng suất lớn
2. Cấp xi măng
 Dung băng gầu tải
- Nguyên lý: xi măng từ bao bì nhỏ đổ vào phễu được băng gầu vận chuyển đổ vào xiclô nhỏ
vào thiết bị định lượng, sau đó được xả vào thùng trộn.
+ Ưu điểm:
• Có thể cấp xi măng cho trạm với khối lượng nhỏ
• Kết cấu đơn giản , giá thành hạ
+ nhược điểm:
• Do cấp xi măng từ bao bì nên gây ô nhiểm.
• Năng suất vận chuyên không thích hợp với trạm trộn có năng suất cao.
 Dùng xilo
Nguyên lý: xi măng rời từ xi téc được vận chuyển bằng khí nén vào xiclô sau đó được vít tải
vận chuyển đổ vào thiết bị định lượng trước khi vào thùgn trôn.
Ưu - Nhược điểm:
+ Ưu điểm:
• Không gây ô nhiểm môi trường
• Tiết kiệm được chi phí vận chuyển do nạp xi măng với khối lượng lớn
+ Nhược điểm:
• Khi cần nạp liệu với khối lượng nhỏ không thuận lợi
• Kết cấu phức tạp, giá thành đắt

• Phương pháp này được dùng phổ biến ở các trạm trộn bê tông
3. Cấp nước và phụ gia
việc cấp nước và phụ gia hầu như điều dựa trên phương pháp cấp nước từ bồn

chứa: nước
từ bồn chứa theo đường ống xả xuống thiết bị định lượng và vào buồng

trộn.
III.1.2. Thiết bị định lượng
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
1. Thiết bị định lượng thể tích.
- Nguyên lý: vật liệu được xả vào trong thùng chứa có thể tích phù hợp với thể

tích vật
liệu cho một mẻ trộn
Ưu - Nhược điểm:
+ Ưu điểm: kết cấu đơn giản, gía thành hạ.
+ Nhược điểm: định lượng thành phần cốt liệu thiếu chính xác dẫn đến chất lượng bê tông
không được đảm bảo
Định lượng theo thể tích thường dùng để định lượng nước & phụ gia hoặc dùng để định lượng
vật liệu ở các trạm trộn bê tông nhỏ lẻ, nhưng hiện nay ít sử dụng.
2. Thiết bị định lượng kiểu khối lượng.
Phương pháp này có sự kết hợp giữa cơ và điện nên độ chính xác cao
- Nguyên lý: vật liệu được xả vào bàn cân, trên bàn cân có gắn thiết bị cảm biến,

tín hiệu
nhận từ cảm biến được xử lý bởi máy tính sau đó kết quả được hiển thị trên bộ

chỉ thị

Ở đây cát đá được định lượng theo kiểu cộng dồn, còn nước, phụ gia và xi măng
được định lượng độc lập
- Ưu - Nhược điểm:
+ Ưu điểm: định lượng vật liệu có độ chính xác cao; có thể cộng dồn nhiều loại

vật liệu
trong một mẻ
+ Nhược điểm: kết cấu phức tạp, giá tành đắt
- Hiện nay ngưòi ta dùng phương pháp định lượng kiểu khối lượng là chủ yếu
III.1.3. Hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển dùng ở trạm trộn chủ yếu dùng để điều khiển động cơ điện,

điều
khiển đóng mở cửa xả liệu ở bunke, thùng trộn… Nói chung trên trạm trộn bao

gồm các hệ
thống điều khiển sau:
1. Hệ thống điều khiển kiểu truyền động điện:
Chủ yếu dùng để điều chỉnh tốc độ, đóng mở các động cơ điện
2. Hệ thống điều khiển kiểu truyền động thuỷ lực.
Chủ yếu dùng để đóng, mở cơ cấu chấp hành như cửa xả thùng trộn hay bunke.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 17
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Nguyên lý: việc đóng mở cơ cấu chấp hành được thực hiện nhờ áp lực của dòng chất lỏng
Ưu - Nhược điểm:
+Ưu điểm:
• Có khả năng truyền lực lớn và đi xa
• Truyền động êm dịu
• Do lực tác động lớn nên khắc phục được hiện tượng kẹt vạt liệu tại cửa xả.
• Tuổi thọ của hệ thống cao do được bôi trơn tốt.

+ Nhược điểm:
• Khó làm kín khít đường ống nên có hiện tượng rò rỉ chất công tác vào vật

liệu làm
giảm chất lượng bê tông.
• Các bộ phận của thiết bị thường đắt tiền
3. Hệ thống điều khiển kiểu truyền động khí nén.
- Nguyên lý: việc đóng mở cơ cấu chấp hành được tiến hành nhờ áp lực của dòng khí nén
-Ưu - Nhược điểm:
+ Ưu điểm:
• Khoảng cách truyền động tương đối xa
• Chất công tác là không khí có sẵn trong thiên nhiên
• Bộ truyền động sạch không ảnh hưởng đến chất lượng bê tông
• Tác động nhanh
• Giá thành hạ
+ Nhược điểm:
• Áp lực truyền nhỏ
• Đòi hỏi an toàn về chống nổ bình khí khắt khe
• Lực va đập lớn
III.1.4.Thiết bị trộn- Máy trộn.
Dùng để trộn cát, đá, xi măng, phụ gia và nước tạo thành hỗn hợp bê tông có 2

loại
máy trộn được dùng chủ yếu hiện nay:
1. Máy trộn cưỡng bức hoạt động chu kỳ.
- Cấu tạo: thùng trộn có dạng trụ đứng, động cơ điện bố trí phía trên thùng trộn liên kết với
trục trộn qua họp giảm tốc. Các cánh trộn bố trí phía trên trục trộn và quay tròn còn thùng
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
trộn đúng yên

Cửa nạp liệu bố trí phía trên nắp thùng trộn cửa xả liệu ở đáy thùng trộn.
- Phạm vi ứng dụng : loại này được dùng để trộn bê tông cho các xưởng bê tông đúc sẵn hoặc
trộn bê tông cho các công trình đòi hỏi chất luợng cao, quá trình trộn đều đồng thời tiết
kiệm được khoang 20%-30% xi măng.
2. Máy trộn cưỡng bức liên tục.
- Cấu tạo: thùng trộn có dạng trụ ngang, quá trình trộn được thực hiện nhờ hai trục trộn ăn
khớp với nhau nhờ cặp bánh răng ăn khớp, chiều dài thùng trộn được đảm bảo sao cho thời
gian cốt liệu đi từ cửa nạp đến cửa xả đúng bằng thời gian trộn
- Phạm vi ứng dụng: trộn bê tông cho các công trình xây dựng đòi hỏi khối lượng bê tông
lớn chất lươ bê tông cao và trôn bê tông liên tục.
III.1.5. Kết cấu thép
-Dùng để đỡ toàn bộ các cụm thiết bị thuộc trạm như: Thiết bị định lượng,

bunke phụ, máy
trộn, băng tải, cabin điều khiển (nếu có) v.v…Ngoài ra còn có

kết cấu thép đỡ xiclô, kết
cấu thép đỡ bunke chính, cầu thang lên xuống và lan

can.
-Tùy theo khả năng công nghệ của từng nhà cung cấp mà thép sử dụng

cũng không
giống nhau, tuy nhiên vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn luôn

được tuân thủ.
III.1.6. Một số cụm thiết bị khác
1. Cụm chứa nước.
Thường thì trong mỗi trạm trộn bê tông xi măng đều có một bể chứa nước chính, và một
bể nước dự phòng có thể tích nhỏ hơn rất nhiều.

Bể nước chính có thể được làm bằng thép hoặc bê tông, nên có thể thích từ 5m3 trở lên tùy
theo năng suất của trạm đó lớn hay nhỏ.
Bể nước dự phòng được sử dụng trong trường hợp, không thể cấp nước được từ bể nước
chính, và nó có thể tích khoảng hơn 0.5m3 trở lên tùy theo trạm.
2. Cụm boongke chứa liệu.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Thường là các phễu có nhiều ngăn tùy theo năng suất của trạm và yêu cầu sử dụng của
nhà đầu tư mà thể tích của phễu này sẽ lớn hoặc nhỏ. Mỗi phễu thường có 3 khoang trong đó
có hai khoang chứa đá và khoang còn lại chứa cát.
IV. LỰA CHỌN VÀ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
IV.1. Lựa chọn nguyên lý và sơ đồ dây chuyền công nghệ
IV.1.1. Sơ đồ nguyên lý 1. ( hình 6)
 Ưu điểm:
+ Dùng vít tải cấp xi măng, đây là một tron những phương pháp mang lại sự ổn định cao và
ít ảnh hưởng đến môi trường.
+ Được dùng phổ biến trong các công ty sản xuất bê tông thương phẩm, nhờ hệ thống cấp
liệu băng tải, nhờ băng tải mà vật liệu được vận chuyển liên tục và giảm tiếng ồn.
+ Dùng trong các trạm có năng suất lớn, đòi hỏi lượng bê tông nhiều.
+ Ngày nay, mọi người đang có xu hướng sử dụng phương án này để thiết kế trạm trộn,
nhờ có tính thẩm mỹ cao, và khả năng đáp ứng năng suất cao của nó.
+ Sử dụng silô để chứ xi măng, vừa đáp ứng được nhu cầu xi măng trong nhiều giờ hoạt
động liền, và không gây ô nhiễm môi trường
Hình 6. Sơ đồ nguyên lý 1
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 20
Xilo xi
măng
Vít tải
Xiên
Phểu cân

xi măng
Bể chứa
nước
Máy bơm
Phểu cân
Nước
Bãi chứa
cát
Bãi chứa đá
Định lượng
Định lượng
Băng
chuyền
Băng
chuyền
Phểu gom trung gian
Phụ
gia
Vít tải
Định
lượng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
 Nhược điểm:
+ Kết cấu dài, do sử dụng băng tải cấp liệu, do vậy ở những nơi có diện tích lắp
đặt nhỏ thì sử dụng phương án này là không phù hợp.
+ Tiêu thụ điện năng cao do, băng tải cần công suất lớn để vận chuyển.
+ Giá thành cao hơn một chút, so với phương án không sử dụng kết cấu băng tải cấp liệu.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 21
Vít tải xiên
Máy trộnXe chở bê tông

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Hình 7. Sơ đồ nguyên lý 2
IV.1.2. Sơ đồ nguyên lý 2. ( hình 7)
 Ưu điểm:
+ Có kết cấu nhỏ gọn, do sử dụng phương pháp chuyển vật liệu lên thùng trộn bằng tời kéo
skip, do vậy thích hợp sử dụng ở những nơi có địa hình nhỏ hẹp, phương án này hiện nay vẫn
được sử dụng phổ biến nhờ đặc điểm nổi trội này, đặc biệt trong các công tình xây dựng dân
dụng.
+ Tiết kiệm điện năng hơn so với phương pháp cấp liệu bằng băng tải do, động cơ dùng để
kéo skip chuyển liệu có công suất thấp hơn trong trạm trộn bê tông có cùng năng suất.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 22
Xilo xi
măng
Vít tải
Thùng cân
xi măng
Bể chứa
nước
Máy bơm
Thùng cân
nước
Bãi chứa
cát
Bãi chứa đá
Gầu hàoGầu hào
Bonke gom
đá
Bonke gom
đá
Bonke gom đá, cát

Tời kéo
Máy trộnXe chở bê tông
Phụ
gia
Vít tải
Định
lượng
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
+ Giá thành thấp, nhờ sử dụng tời kéo trên, do vậy phương án này có tính cạnh tranh cao về
sức tiêu thụ trên thị trường.
+ Rất thích hợp trong các công trình cần lượng bê tông thấp, và cho các công trình vừa và
nhỏ.
+ Sử dụng gầu ngoặm, có thể cấp liệu từ các xà lan dọc bờ sông, nên trong một số trường hợp
sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển.
 Nhược điểm.
+ Cấp liệu không liên tục, do vậy không thể sử dụng trong các trạm trộn có năng suất cao, nên
chủ yếu dùng trong các công trình nhỏ không phù hợp với những công trình đòi hỏi áp lực
cao về năng suất trạm trộn.
+ Dùng tời kéo gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng trực tiếp đến những người vận hành và xung
quanh.
+ Sử dụng gầu cào cấp liệu vào các boongke, dẫn đến tính linh động không cao vì ở phương
pháp sử dụng xe xúc lật có nhiều ưu điểm về khả năng linh hoạt trong di chuyển.
 Lựa Chọn Phương Án Thiết Kế:
Căn cứ vào tình hình thực tế nhu cầu vể sử dụng trạm trộn bê tông ở nước ta và những ưu
nhược điểm của các phương pháp mà ta vừa nêu, em chọn phương án 1 là phương án thiết kế,
vì nó phù hợp với nền công nghiệp hóa nước nhà.
Chúng ta đang tiến hành hiện đại hóa đất nước, trong đó xây dựng cơ sở hạ tầng đóng vai trò
quan trọng, nên trong tương lai sẽ cần các trạm trộn bê tông có công suất lớn mới đáp ứng
được nhu cầu về bê tông trên thị trường.
Mặc dù so với các trạm trộn cùng năng suất có kết cấu nhỏ hơn, thì phương án này sẽ làm tốn

diện tích lắp đặt, nhưng điều đó ảnh hưởng không đáng kể vì hiện nay khi lên phương án lắp
đặt trạm đa phần các nhà đầu tư đã chuẩn bị đầy đủ mặt bằng tại công trường.
Tuy giá thành của phương án này có cao hơn, nhưng sự cao hơn đó là không
đáng kể so với các tính năng ưu việt mà nó mang lại.
Trong tương lai, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mặt bằng, thì đây sẽ là phương án phổ
biến nhất lúc đó, và nó trở thành sự lựa chọn số 1 cho các nhà đầu tư muốn phát triển ngành
công nghiệp bê tông.
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: ĐẶNG THỊ THÚY HẰNG
Chương 3. NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO TRẠM TRỘN BÊ TÔNG
III.1. Ximăng
Sử dụng xi măng Holcim Mass Pour
Holcim Mass Pour là loại xi măng chất lượng cao dành cho bê tông khối lớn, sử dụng trong các
dự án hạ tầng và công trình xây dựng nhà cao tầng. Đây là loại xi măng ít tỏa nhiệt, giúp giảm
nguy cơ nứt do nhiệt của các kết cấu bê tông khối lớn. Điều này đặc biệt quan trọng trong các cấu
trúc như bệ móng cho các tòa nhà cao tầng, tháp đài cọc cho cầu, đường hầm, đập nước và những
cầu cảng lớn. Xi măng Holcim Mass Pour được sử dụng nhiều cho bệ móng của các dự án tiêu
biểu ở miền nam Việt Nam như bệ móng cầu Phú Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh, cao ốc Times
Square và Sunrise… Xi măng Holcim Mass Pour đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng TCVN
4316:2007 và ASTM C1157:2008
SVTH: HÀ MINH THÔNG Trang 25
ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA XI MĂNG HOLCIM MASS POUR
Các đặc tính cơ lý TCVN
7712:2007
ASTM C1157
loại LHB( ít tỏa
nhiệt)
Mác xi măng 500-600

7 ngày Tối thiểu 24 11
28 ngày Tối thiểu 50 21
Thời gian đông kết ( phút )
Bắt đầu Tối thiểu 45 45
Kết thúc Tối đa 375 420
Nhiệt thủy hóa
7 ngày Tối thiểu 250 250
28 ngày Tối đa 290 290
- γ
a
= 3.1 (g/cm
3
) - γ
o
= 1.1 (g/cm
3
)
Bảng 2.1 đặc tính cơ lý của xi măng

×