Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tu tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.58 KB, 31 trang )

1
DẪN NHẬP
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh vấn đề nông dân chiếm một vị trí đặc biệt. Chính vì
thế vấn đề nông dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những kiến giải sáng tạo,
đặc sắc, có tác dụng chỉ đạo lâu dài với cách mạng Việt Nam.
Ở nước ta, qua mọi thời kỳ nông dân luôn là mot lực lượng chính trị
xã hội, lực lượng sản xuất có vai trò quyết định thắng lợi của công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ở Việt Nam, nông dân chiếm hơn 90% trong cộng đồng dân tộc,
nên giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc thực chất là giải phóng
nông dân. Chỉ khi giai cấp nông dân được giác ngộ, đi theo Đảng thì sự
nghiệp giải phóng dân tộc mới thực sự có lực lượng, mới có điều kiện
thành công. Hồ Chí Minh đã xây dựng cái gốc của cách mạng là khối
liên minh công nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng, thực hiện nhiệm vụ dân tộc dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh nông dân Việt Nam không chỉ là đối tượng giải
phóng mà còn là động lực, là gốc của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh tin tưởng nông dân đã anh dũng trong cách mạng, trong kháng
chiến thì trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục phát huy
truyền thống đó.
Thực tiễn khi bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội,
nông dân ta đã thể hiện tinh thần tích cực cách mạng của mình. Quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình không ngừng nâng cao
đời sống người nông dân. Mục tiêu đó của cách mạng được thể hiện
trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh nói
chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời
sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt
là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.
2


Người nhắc nhở rằng, tất cả những việc Đảng và Chính phủ đề ra đều
nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân, làm gì mà không nhằm mục đích
ấy là không đúng.
Hiện nay khi đất nước bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn là
mục tiêu hàng đầu. Do đó nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
nông dân là một việc làm cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
Khái niệm tư tưởng: Tư tưởng là một hệ thống các quan điểm, quan
điểm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại
biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình
thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạc hoạt động thực tiễn,
cải tạo hiện thực. Khái niệm "tư tưởng" liên quan trực tiếp đến khái niệm
"nhà tư tưởng". Một người xứng đáng là nhà tư tưởng, theo Lênin, khi
người đó biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị -
sách lực, các vấn đề tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào
không phải một cách tự phát.
Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: Quá trình nhận thức của Đảng ta
về tư tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể đến
3
hệ thống hoàn chỉnh. Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước của nhân dân Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả
của sự sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần
quý báu của Đảng và của dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ
NÔNG DÂN:
Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Trong lịch sử, nông dân từng đi theo tiếng gọi thiêng
liêng của Tổ quốc, tự nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ cứu nước của các
anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Công Uẩn, Trần Hưng
Đạo, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Trong thời kì thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, nông dân
là lực lượng đông đảo tham gia các cuộc khởi nghĩa của Trương Công
Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, để chống Pháp, nhưng cuối
cùng đều bị thất bại.
Chỉ sau khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm được con đường
cứu nước đúng đắn - giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô
sản, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì giai cấp nông dân mới
thực sự là gốc của cách mạng, góp phần to lớn vào mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
2.1. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống tốt đẹp của nông dân Việt
Nam
Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, với 54 dân tộc
anh em sinh sống trên một địa bàn mà thiên nhiên vừa ưu đãi lại vừa khắc
4
nghiệt. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, đất đai rất thích hợp với việc trồn lúa nước và phát triển nhiều loài
động vật, thực vật.
Sự giao lưu kinh tế, văn hóa cũng vừa có thuận lợi cũng vừa có khó
khăn, trong đó khó khăn lớn nhất là thường xuyên đứng trước sự xâm
lược của các thế lực bên ngoài.
Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội đó cùng với cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm trong hàng nghìn năm đã tạo nên những đặc trưng cơ
bản của một dân tộc mà nông dân chiếm tuyệt đại đa số.

Sự cần cù, sáng tạo trong xây dựng đất nước của giai cấp nông
dân:
Sinh sống trong điều kiện thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa khắc nghiệt đã
tạo cho người nông dân đức tính cần cù, trí thông minh trong việc chống
thiên tai để tồn tại và phát triển. Nhân dân đa số là nông dân đã anh dũng
chế ngự thiên nhiên, cải tạo điều kiện sống. Từ đó, không ngừng nâng cao
từng bước cuộc sống của con người, bảo vệ tính trường tồn và phát triển
của dân tộc. Kỳ công lịch sử chinh phục thiên nhiên sớm nhất của nông
dân Việt Nam trước hết phải kể đến hệ thống đê điều, bảo vệ nơi cư trú
và mùa màng, cây trồng, vật nuôi.
Cùng với hệ thống đê điều đồ sộ là một hệ thống sông ngòi chằng
chịt. Không chỉ là sông ngòi thiên nhiên mà còn có cả sông ngòi do nhân
đào đắp. Các sông ngòi, kênh, mương không chỉ ngăn dòng chống lũ,
khơi dòng chống úng phù hợp với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới mà còn
là một hệ thống giao thông thủy song song với giao thông bộ rất thuận
lợi.
Thiên nhiên vừa ưu đãi vừa khắc nghiệt, đức tính cần cù, trí thông
minh, dũng cảm đã hun đúc nên ở người nông dân những tư duy sản xuất
giàu tính sáng tạo với những kinh nghiệm tổng hợp cao về kĩ thuật canh
tác, vể thiên văn thủy lợi.
5
Những tri thức về kĩ thuật canh tác lúa nước, những nghệ thuật làm
gốm, đồ đồng, đồ sắt, về quan sát thiên văn, quy định nông lịch, chọn
giống cây trồng, chọn giống vật nuôi v.v đã được ghi lại qua những ca
dao, tục ngữ, thơ truyền miệng, truyền thuyết, đền thờ các vị có công với
dân với nước và trong ký úc dân gian.
Đoàn kết thương yêu nhau:
Những kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác
cũng là biểu hiện tính cộng đồng sinh hoạt của nền văn minh nông nghiệp
lúa nước. Sinh hoạt kinh tế và văn hóa vật chất giàu tính cộng đồng của

cư dân nông nghiệp Việt Nam luôn luôn kết hợp hà hòa với truyền thống
văn hóa tinh thần.
Tinh thần quý trọng độc lập, tự do, quý trọng nếp sinh hoạt và lao
động cộng đồng, tình đoàn kết "đùm bọc" lẫn nhau là cơ sỏ để người
nông dân Việt Nam tiếp thu có chọn lọc và Việt hóa các triết lý tôn giáo
từ nước ngoài du nhập vào thành triết lý yêu nước Việt Nam phục vụ cho
sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Cũng trên tinh thần ấy mà các cư dân
nông nghiệp Việt Nam đã tiếp thu các nền văn minh nhân loại: Trung
Quốc, Ấn Độ, Pháp, để cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao mức sống
của mình.
Ý chí tự lập, tự cường, anh dũng, kiên cường, bất khuất, chống
ngoại xâm và chống phong kiến:
Trải qua hàng ngàn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân
tộc và toàn vẹn lãnh thổ, nông dân Việt Nam đã tham gia và đánh thắng
các cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc để bảo vệ nền
độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
Dưới chế độ phong kiến, đời sống của nông dân vô cùng cực khổ.
Họ không những phải chịu thu phep, tạp dịch, binh dịch mà còn bị các tập
đoàn phong kiến, địa chủ thống trị bóc lột nặng nề. Cũng như các giai cấp
bóc lột khác, giai cấp phong kiến địa chủ Việt Nam khi cần phải chống
6
ngoại xâm hoặc địa vị của họ "khoan thư sức dân". Nhưng khi đã được
giữa ngai vàng thì họ vơ vét , của cải của nông dân, chiếm ruộng đất, làm
cho nông dân ngày càng điêu đứng. Mâu thuẫn giữa nông dân với triều
đình phong kiến nảy sinh.
Từ năm 1858, chủ nghĩa tư bản Pháp xâm lược Việt Nam. Triều
đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp đi đến đầu hàng giặc. Khuất phục
được triều đình phong kiến, nhưng đế quốc Pháp không thể đè bẹp nổi ý
chỉ của nhân dân ta. Khắp nơi từ Nam chí Bắc, giặc Pháp đã vấp phải một
phong trào kháng chiến sô nổi và bền bỉ với khẩu hiệu "đánh cả triều lẫn

Tây" để bảo vệ độc lập tự do.
Sang đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước phát triển lên một bước
mới với những hoạt động sôi nổi của Phan Bội Châu, của Đông kinh
nghĩa thục, cuộc vận động cải cách của Phan Chu Trinh,
Năm 1908 cùng với phong trào kháng thuế ở Trung kỳ, tại Hà Nội
nổ ra vụ "Hà thành đầu độc" chuẩn bị cho cuộc vũ trang khởi nghĩa của
binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Hà Nội phối hợp với nghĩa
quân Yên Thế. Năm 1916 nổ ra vụ chuẩn bị khởi nghĩa của ông vua yêu
nước Duy Tân, của phong trào Việt Nam Quang phục hội ở Huế. Năm
1917 lại nổ ra cuộc khởi nghĩa binh lính ở Thái Nguyên,
Tất cả các cuộc khởi nghĩa ấy tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng
nó đã biểu lộ rõ tư tưởng yêu nước của dân tộc Việt Nam, không những
đã chống lại các thế lực phong kiến, xâm lược phương Bắc mà còn chống
kẻ xâm lược mới với chiều bài "khai hóa văn minh" của tư bản đế quốc
Pháp.
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam đã đuộc Hồ Chí Minh
đúc kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là mợt truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần
ấy lại sô nổi, nó kết thành một nàn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
7
cướp nước”
1
.
2.2. Mối quan hệ máu thịt giữa giai cấp công nhân và nông dân
Từ khi tư bản đế quốc Pháp xâm lược và thống trị nước ta đã tạo ra
hai giai cấp mới trong xã hội Việt Nam. Đó là giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản bản xứ. Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm của hai
cuộc khai thác thuộc địa của tư bản Pháp. Nó ra đời và trưởng thành trước
giai cấp tư sả dân tộc. Giai cấp công nhân là sản phẩm của lịch sử hiện

đại Việt Nam nhưng lại nảy sinh trực tiếp từ giai cấp nông dân. Chiếm đa
số trong dân cư, giai cấp công nhân là một lực lượng cách mạng to lớn,
sớm có ý thức dân tộc, dân chủ. Họ chưa từng đi theo giai cấp tư sản dân
tộc không phải vì giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau giai cấp công nhân
mà còn vì nó yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị, không thể đáp ứng
được nhu cầu của nông dân và của dân tộc. Nông dân Việt Nam có tinh
thần cách mạng, nhưng đứng trước nhiệm vụ chống lại kẻ thù là đế quốc
tư bản phương Tây, họ không thể trở thành lực lượng lãnh đạo vì nông
không có hệ tư tưởng độc lập.
Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân đã mang trong mình dòng
máu quật cường, bất khuất của dân tộc. Hơn nữa, cũng như giai cấp nông
dân, từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã mang thân phận nô lệ
một cổ hai tròng: đế quốc, phong kiến. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa
đế quốc và tay sai của chúng khiến hận thù dân tộc và hận thù giai cấp
quyện vào nhau. Do đó, tinh thần đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp
trong người công nhân và nông dân không thể tách rời. Kẻ thù áp bức dân
tộc cũng là kẻ thù áp bức giai cấp, đó là chủ nghĩa đế quốc thực dân Pháp
và phong kiến tay sai của chúng.
Người công nhân và nông dân Việt Nam không những có mối quan
hệ nhà - làng - nước, mà còn có mối quan hệ huyết thống - họ tộc. Một
gia đình Việt Nam vừa có người nông dân, vừa có công nhân và người
1
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6 (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 171.
8
làm những nghề khác. Ở đây, mối quan hệ huyết thống giữa người công
nhân và người nông dân quyện vào nhau, vừa là gia đình, vừa là xã hội.
Điều đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành liên minh chiến đấu chống đế
quốc và phong kiến một cách tự nhiên giữa công nhân và nông dân.
Từ ngày ra đời, giai cấp công nhân đã tham gia phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc mà lực lượng đông đảo nhất là nông dân. Năm 1908

trong cuộc biểu tình, đấu tranh kháng thuế ở Trung kỳ đã có công nhân
tham gia. Cùng thời gian đó, trong vụ "Hà thành đầu độc" ở Hà Nội, phối
hợp cùng nghĩa quân Yên Thế có ít nhất là 4 công nhân và bồi bếp tham
gia, lo việc đầu độc quân đội Pháp.
Những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào của công nhân từ Bắc
chí Nam đấ tranh biểu tình, bãi công, ngày càng nhiều hơn. Trong các
cuộc đấu tranh của công nhân đều có nông dân tham gia và trong các
cuộc đấu tranh của nông dân đều có công nhân tham gia. Đơn cử như
trong cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn ở Thái Nguyên (1917) đã có 30 công
nhân mỏ than Phấn Mễ tham gia tích cực.
Việc công nhân tham gia phong trào ái quốc chống Pháp và triều
đình bán nước cũng là tiền đề thuận lợi cho việc nông dân gần gũi công
nhân để nông dân có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, chân lý
cách mạng của thời đại và đường lối của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
hoạt động ở nước ngoài truyề về.
Từ khi Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước,
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng
sản ở Việt Nam thì phong trào công nhân và phong trào nông dân gắn bó
chặt chẽ với nhau phát triển nhanh chóng. Điểm đặc biệt của phong trào
nông dân Việt Nam là không những sớm liên kết chiến đấu vói phong
trào công nhân mà còn tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, góp phần hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ khi
thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Đảng ta
9
gồm hai nguồn lực lượng chính: lực lượng phong trào công nhân và lực
lượng phong trào yêu nước mà số đông là nông dân.
Từ sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khối liên minh công
nông đã được hình thành làm cơ sở cho mặt trận dân tộc thống nhất.
Phòng trào nông dân gắn bó với phong trào công nhân dưới sự lãnh đạo
của Đảng đã dấy lên những cao trào cách mạng sâu rộng: cao trào 1930 -

1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, cao trào Mặt trận dân chủ
Đông Dương và cao trào kháng Nhật cứu nước đã dẫn đến thắng lợi của
Tổng khởi nghĩa tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.
Tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong
trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào
đầu năm 1930”
2
.
2.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Ở các nước tư bản phương Tây, giai cấp nông dân đã từng là đồng
minh của giai cấp tư sản trong cuộc chiến đấu chống chế độ phong kiến,
xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Song khi đã giành thắng lợi, nắm được
chính quyền, giai cấp tư sản liền quay lại đàn áp giai cấp công nhân và
nông dân - những người đồng minh đã đem lại địa vị thống trị cho họ.
Qua nghiên cứu lịch sử phong trào nông dân, phân tích về mặt lý
luận và hình thức đấu tranh giai cấp, Mác và Ăngghen đã kết luận về
những hạn chế của phong trào này và triển vọng của cách mạng vô sản
thế giới. Hai ông khẳng định trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, người
nông dân không thể tự mình giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột, rằng
lối thoát duy nhất của họ là thắng lợi của cách mạn vô sản.
Mác và Ăngghen chẳng những chỉ cho giai cấp vô sản thấy rõ sự cần
thiết phải lôi kéo nông dân về phía mình để giành lấy chính quyền mà còn
2
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 8.
10
vạch ra con đường và biện pháp đưa nông dân đi cùng với giai cấp công
nhân tiến lên xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản văn minh.
Khi chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc,

Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ học thuyết Mác,
chống những luận điệu của "phái hữu" và "phái giữa"; chống những
người Dân túy và những kẻ phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công
nhân, phủ nhận liên minh công nông.
Luận điểm của Lênin về bá quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân
trong cách mạng là hòn đá tảng của học thuyết về liên minh chiến đấu
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
Lênin là người đầu tiên nêu ra lý luận về chuyến biến cách mạng dân
chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa và khẳng định vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân đối với cuộc cách mạng đó. Đồng thời, ông
cũng vạch ra mục tiêu, nội dung của liên minh công nông trong các giai
đoạn cách mạng khác nhau. Ông vạch rõ, lúc đầu giai cấp vô sản liên
minh với toàn bộ giai cấp nông dân, trung lập hóa giai cấp tư sản để thực
hiện cách mạng dân chủ tư sản mà mục đích là lât đổ chế độ Nga hoàng,
thiết lập nền cộng hòa dân chủ, thực hiện ngày làm việc 8 giờ, thủ tiêu
chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa đã trở thành mục tiêu trước mắt,
Lênin chủ trương lôi kéo những phần tử nữa vô sản trong nhân dân theo
mình để đập tan bằng bạo lực sự phản kháng của giai cấp tư sản, làm tê
liệt tính không kiên định của nông dân và giai cấp tiểu tư sản.
Nhờ chủ trương đúng đắn đó, Lênin đã lãnh đạo cuộc cách mạng xã
hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi. Sau này ông khẳng định nhân tố
thắng lợi của Cách mạng tháng Mười không phải ở chỗ công nhân đông
và có tổ chức mà là ở chỗ họ được sự ủng hộ tích cực và kịp thời của
nông dân nghèo.
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản phải thiết lập nền
11
chuyên chính vô sản dựa trên nền tảng liên minh công nông. Lênin viết:
Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai
cấp vô sản và nông dân, để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh

đạo của chính quyền nhà nước. Lênin cho rằng nếu không có sự liên minh
ấy thì không thể có sự dân chủ vững bền, không thể có cải tạo xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi nước Nga xô viết bước vào giai
đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin chỉ rõ đối tượng liên minh của
giai cấp vô sản là tầng lớp trung nông và nội dung liên minh là liên minh
kinh tế. Sau khi chế độ sở hưu phong kiến ruộng đất bị xóa bỏ, trung
nông trở nên đông hơn và chỉ có liên minh với trung nông mới cô lập
được tầng lớp phú nông và tư sản nông thôn để cải tạo họ theo con đường
xã hội chủ nghĩa.
Lênin gọi liên minh công nông là "điều kiện cần thiết và đầy đủ cho
sự vững mạnh" của chính quyền xô viết. Ông viết: “Sức mạnh chủ yếu và
chỗ dựa của chính quyền xô viết là ở sự liên minh đó, vì nó bảo đảm cho
chúng ta hoàn thành tốt công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, công cuộc
chiến thắng bọn tư bản, thủ tiêu mọi sự bóc lột”
3
Cùng vơi chính sách kinh tế mới, Lênin còn đề ra các biện pháp để
giải quyết khó khăn, thực tế để xây dựng hợp tác xã cho phù với chính
sách kinh tế mới. Theo Lênin thì việc đưa nông dân đi vào làm ăn tập thể
là một nhiêm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp và phải lâu dài. Dựa vào kế
hoạch hợp tác hóa của Lênin, Đảng Cộng sản quyết định phải tăng cường
vai trò của hợp tác xã tiêu thụ, phát triển hợp tác xã nông nghiệp và hợp
tác xã tín dụng.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên bang Xô viết trở thành
nguồn động viên cổ vũ và giúp đỡ tận tình đối với các dân tộc đang đấu
tranh cho độc lập dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Xuất phát từ đặc điểm nước ta và phong trào nông dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tiếp thu vàn vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về
3
V. I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 43, NXB Tiến bộ, Matxcova, tr. 457.
12

vấn đề nông dân và liên minh công nông vào điều kiện nước ta.
Năm 1925, trong cuốn “Đường kách mệnh”, Người viết: “Công
nông là gốc cách mệnh”, “công nông là chủ cách mệnh. Khi Đảng Cộng
sản Việt Nam được thành lập, trong cương lĩnh đầu tiên do người khởi
thảo ghi rõ: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo, phải
hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo để làm thổ địa cách mạng, đánh trúc
bọn đại địa chủ và phong kiến”. Còn “phú nông, trung tiêu địa chủ và tư
bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng
làm cho họ đứng trung lập”
4
.
Trong đường lối cải cách ruộng đất (1953), Người chỉ rõ: “Dựa hẳn
vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú
nông, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt, phát
triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến”
5
. Trong thời kỳ vận động nông dân
vào con đường hợp tác xã, Hồ Chủ tịch nêu rõ đường lối giai cấp của
Đảng ở nông thôn là “dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn
kết chặt chẽ với trung nông”
6
.
Nhờ có đường lối cách mạng nói chung, chính sách đối với các tầng
lớp nông dân nói riêng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa
cách mạng nước ta tiền từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá nông dân là một lực lượng cách
mạng to lớn không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ mà cả trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng (1960), Hồ Chí Minh đã viết:
“Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một

nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn
đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng nông dân do giai
cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính
quyền của công nông. Vì vậy, trải qua các thời kỳ Đảng ta đã nắm vững
4
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 3.
5
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 80.
6
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 487.
13
và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, cũng cố liên minh công nông”
7
.
3. TƯ TƯỜNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ
PHONG TRÀO NÔNG DÂN
3.1. Giai cấp nông dân là động lực cách mạng to lớn nhưng lại không
có khả năng lãnh đạo cách mạng
Nghiên cứu nông dân thuộc địa, Hồ Chí Minh nhìn thấy sức mạnh,
lực lượng hùng hậu của họ còn đang tiềm ẩn, chưa được khơi dậy, hoặc
chưa được hướng dẫn, tổ chức làm cách mạng cho nên có khởi nghĩa họ
cũng thất bại. Trong Báo cáo đọc tại phiên họp 25 Đại hội V Quốc tế
Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đề cập: “Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã
chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa, họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần
nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn ở trong tình trạng
tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo.
Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán
bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải
phóng”
8

.
Tuy nhiên, nông dân thuộc địa không thể thành lập chính đảng riêng
của mình. Bởi vậy, nhiệm vũ của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa
là phải thành lập chính đảng vô sản và đảng có nhiện vụ vận dộng nông
dân củng đứng vào hàng ngũ đấu tranh chống kẽ thù chung, thiết lập mối
liên minh công nông làm nòng cốt cho mặt trận dân tộc thống nhất.
Xuất phát từ quan điểm "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng",
trong đó liên minh công nông là nòng cốt, là "gốc của cách mang", Hồ
Chí Minh nói: “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh
thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, phải có Đảng vững bền Nói
tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mác – Lênin”
9
. Theo Hồ Chí Minh, khi
quần chúng công nông được tổ chức và được Đảng lãnh đạo thống nhất,
họ sẽ tạo thành một khối đồng tâm, làm nên sức mạnh chiến thắng đế
7
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 17.
8
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 289.
9
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 280.
14
quốc. Tuy nhiên, để có kết quả đó, Đảng của giai cấp công nhân cần tiến
hành thường xuyên việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng làm cách
mạng, bóc trần mọi thủ đoạn lừa bịp, mị dân, đe dọa bằng sức mạnh của
kẻ thù. Mặt khác cần giáo dục lý luận cách mạng, đường lối chủ trương
của Đảng cho nông dân, tạo cho họ sức mạnh trí tuệ và ý chí đấu tranh.
Tin vào sức của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đàng mác xít, Hồ
Chí Minh phê phán bác bõ những quan điểm sai lầm cho rằng Đông
Dương nói riêng và nhân dân các nước thuộc địa nói chung bị chủ nghĩa

thực dân đầu độc cả về tinh thần và thể xác, bị giam hãm trong vòng nô lệ
và tối tăm đã mất hết khả năng cách mạng, cải tạo xã hội. Người khẳng
định đanh thép: "Không! Người Đông Dương không chết. Người Đông
Dương vẫn sống, sống mãi mãi". Nhưng để nhân dân Đông Dương, nhân
dân thuộc địa có thể đứng lên làm cách mạng, Nguyễn Ái Quốc rất nhiều
lần yêu cầu sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản. Người nói: "Tuy rằng Quốc
tế cộng sản đã làm cho vấn đề thuộc địa có được tầm quan trọng xứng
đáng với nó bằng cách coi nó là thuộc về những vấn đề thời sự khẩn
trương nhất, nhưng trong thực tiễn, các Ban thuộc địa ở các cường quốc
thực dân, cho đến nay, vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này, thậm chí các
Ban này cũng chưa xem xét vấn đề một cách nghiêm túc". Cách giúp đỡ
tốt nhất từ phía Quốc tế Cộng sản cho nhân dân thuộc địa, theo Hồ Chí
Minh là việc giúp đỡ họ đào tạo cán bộ, mở lớp huấn luyện và các
phương tiện tuyên truyền lý luận học thuyết Mác - Lênin trong quần
chúng nhân dân, đặc biệt giúp và tạo điều kiện cho các nước thuộc địa
xây dựng được tổ chức Đảng của mình. Hồ Chí Minh viết: “Trước hết
phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng
có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cấm lái có vững
thuyền mới chạy”
10
. Từ lý luận đến thực tiễn có khi là cả một vấn đề cần
phải có thời gian làm chuyển hóa nhận thức. Nhưng đối với Hồ Chí
10
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 267.
15
Minh, việc áp dụng lý luận vào thực tiễn được tiến hành rất mau lẹ. Sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của quá trình truyền bá tư
tưởng, lý luận học thuyết Mác - Lênin, đồng thời khẳng định ý chí quyết
tâm của Hồ Chí Minh trong việc thành lập một Đảng mác xít ở một nước

thuộc địa.
Với sự ra đời của Đảng mác xít ở Việt Nam, hàng loạt vấn đề lý luận
về giai cấp, về lực lượng tham gia cách mạng đã được kiểm nghiệm và
chứng tỏ tính đúng đắn cả về phương pháp tổ chức và đường lối cách
mạng. Quyền lãnh đạo của Đảng đã được giai cấp nông dân thừa nhận,
trên cơ sở đó liên minh công nông không phải chỉ nằm trong phạm vi
giảng giải những lý luận chung, mà đã được thể hiện sinh động trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, chủ yếu là giai phóng nông dân.
Thiên tài của Hồ Chí Minh chính là việc nhìn nhận đánh giá vai trò
của giai cấp nông dân, được đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thễ ở một
nước thuộc địa, do đó Ngườ không áp dụng lý luận một cách máy móc. Ở
đây, nông dân được khẳng định là "gốc của cách mạng" và việc xây dựng
chính Đảng vô sản , xây dựng liên minh công nông là vấn đề cốt yếu tạo
ra động lực cách mạng trong khởi nghĩa giành chính quyền, cũng như
trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói, trên nền tảng học thuyết Mác - Lênin về lý luận cách
mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã cấu trúc lại
cả hệ thống quan điểm về lực lượng tham gia tiến hành cách mạng dân
tộc dân chủ ở thuộc địa cũng như phương pháp tổ chức thực hiện. Thông
qua những vấn đề lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ mà Nguyễn Ái
Quốc đã trình bày trong "Chính cương vắn tắt của Đảng", "Sách lược vắn
tắt của Đảng", chứng tỏ Người đã thực sự tiến hành một cuộc cách mạng
về lý luận cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa, trong đó đáng chú
ý nhất là những quan điểm mới, sáng tạo khi đánh giá, nhìn nhận về giai
cấp nông dân, về cách tổ chức lãnh đạo nông dân trên cơ sở xây dựng
16
khối liên minh công nông. Với tất cả những đóng góp đó, Hồ Chí Minh
trở thành người chỉ đường và đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng
nông dân ở Việt Nam nói riêng và ở thuộc địa nói chung. Song điều cần
lưu ý là, dù đánh giá vai trò của nông dân là vô cùng quan trọng đối với

sự nghiệp cách mạng ở thuộc địa, trí tuệ sáng suốt của Người vẫn luôn
nhắc nhở các nhà lý luận và các lãnh tụ cách mạng rằng: “Trong thời đại
ngày nay, chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và có sứ mệnh
lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng bằng cách liên minh
với nông dân”. Người cảnh báo: “Những trào lưu cơ hội chủ nghĩa, phỉnh
nịnh nông dân, cho nông dân là lực lượng chủ yếu, là động lực duy nhất
của cách mạng, là độ ngũ cách mạng nhất chỉ dẫn đến chủ nghĩa phiêu,
chủ nghĩa cực đoan, vô chính phủ và đi tới phản bội chủ nghĩa Lênin”
11
.
Rõ ràng theo Hồ Chí Minh, con đường giai phóng của giai cấp nông dân
thuộc địa nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng muốn giành được
thắng lợi cuối cùng tất yếu phải có sự lãnh đạo của chính Đảng vô sản,
phải được tổ chức trong khối liên minh công nông. Đó là lý luận và cũng
là chân lý thực tiễn.
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề nông dân trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hôi
3.2.1. Nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc
“Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân" hay
vấn đề nông dân là nên tảng của vấn đề dân tộc. Luận điểm này được
Hồ Chí Minh nêu rõ vào ngày 25 - 11 - 1953, khi Người đọc báo cáo
trước Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam
12
.
Vấn đề nông dân là nên tảng của vấn đề dân tộc. Đây là một luận
điểm chẳng những nói lên đặc điểm lớn nhất của dân cư Việt Nam, mà
còn chỉ rõ thực chất mâu thuẫn dân tộc trong xã hội Việt Nam thuộc
11
Nguyễn Ái Quốc, Tham luận đọc tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân 10/1923, báo Nhân

dân, số ra ngày 7/5/1980.
12
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 15.
17
địa, nửa phong kiến.
Vấn đề nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc, theo Hồ Chí
Minh, trước hết là "vì nông dân là tối đại đa số trong dân tộc". Nhận
định này được Hồ Chí Minh nêu ra cũng tại hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng ngày 25 - 1 - 1953. Trước đó, từ những
năm đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX, nhiều lần Người cũng chỉ rõ rằng
không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở cả các thuộc địa khác của chủ nghĩa đế
quốc, nông dân chiếm đại đa số trong dân tộc.
Bước vào những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, khi mà cách mạng
dân tộc dân chủ ở Việt Nam đã thành công sau hơn một phần tư thế kỷ,
nông dân vẫn chiếm khoảng 80% dân số Việt Nam.
Vấn đề nông dân là nền tảng của vấn đề dân tộc, theo Hồ Chí
Minh, còn là vì dưới thời thực dân phong kiến, nông dân lao động Việt
Nam là những người “bị bóc lột nhất và cùng khổ nhất, rất yêu nước”
13
.
Ruộng đất của nông dân Việt Nam không những bị chính quyền
thực dân mà bị cả nhà thờ Kitô cướp đoạt. Các nhà truyền giáo phương
Tây, vốn là những kẻ do thám, mở đường cho quân đội Pháp xâm lược
Việt Nam, đã cướp đoạt ruộng đất dân cày xứ sở này bằng nhiều thủ
đoạn. Lợi dụng tình trạng lộn xộn khi quân đội Pháp đánh chiếm, nông
dân chạy giặc, các nhà truyền giáo đánh cắp những văn bản chứng nhận
quyền sở hữu ruộng đất của những người lánh nạn hay ruộng đất của cả
một làng An Nam nào đó. Khi bình yên trở lại, nông dân trở vê làng thì
tất cả ruộng đất của họ đều bị nhà thờ chiếm đoạt, biến thành đồn điền.
Cướp đoạt ruộng đất tư, ruộng đất công của nông dân An Nam,

bọn thực dân chiếm cả những tư liệu sản xuất chủ yếu khác của họ để
khai thác ruộng đất đó và biến luôn họ thanh những tá điền, thực hiện
"chế độ nô lệ hiện đại hóa", bóc lột thậm tệ sức lao động của họ. "Như
vậy là nông dân An Nam đã biến thành nông nô và buộc phải cày cấy
ruộng đất của chính mình cho bọn chủ nước ngoài".
13
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 204.
18
Được chính quyền nhượng gần như cho không hàng chục ngàn
hécta đất đai màu mỡ, bọn chủ đồn điền thực dân chẳng khác gì bọn
chúa phong kiến tân thời. Chúng chiếm đoạt của tá điền có khi tới 90%
sản lượng thu hoạch. Chúng có lính canh gác, nếu tá điền hoặc công
nhân nông nghiệp bản xứ nổi dậy thì liền bị hành hạ hết cách, như đối
xử, đánh đập một con vật bẩn thỉu.
Cũng lả dân thuộc địa, nhưng so với người nông dân Ấn Độ, Mã
Lai, Nam Dương, người nông dân An Nam dưới chế độ thực dân Pháp
phải đóng thuế ruộng nhiều hơn, trong khi đó người nông dân các thuộc
địa này có thể đóng góp dễ dàng số thuế quá nặng đối với người An
Nam, vì đời sống kinh tế của họ cao hơn ở An Nam rất nhiều.
Cũng theo khảo sát, nhận định của Hồ Chí Minh, đế quốc Pháp cố
tình duy trì gần như nguyên vẹn giai cấp địa chủ phong kiến và phương
thức bóc lột ruộng đất phong kiến ở An Nam. Bọn thực dân tìm thấy ở
giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam một đồng minh trung thành và
một chỗ dựa vững chắc. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam vì
quyền lợi giai cấp riêng của mình mà bán nước hại dân, cam tâm làm
tay sai cho giặc. Vì vậy, đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến
Việt Nam cấu kết chặt chẽ với nhau để giữ nền thống trị thực dân phong
kiến áp bức bóc lột nhân dân. Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản
Pháp duy trì, sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến đã lỗi thời, phản động
còn để ngăn cản sự phát triển của thuộc địa, kìm hãm nhân dân thuộc

địa trong vòng nô lệ, đồng thời để bóc lột ohi tư bản - một thứ bóc lột
không cần đầu tư nhiều vốn.
So với giai cấp địa chủ phong kiến ở nhiều nước phương Đông thì
giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam nhỏ bé. Tuy nhiên, giai cấp này
còn tồn tại thì nông dân nghèo, tức là những dân cày không có hoặc có
rất ít ruộng đất, còn bị bóc lột địa tô, lợi tức với mức rất cao. Thường
thì địa chủ thu địa tô của nông dân nghèo lĩnh canh 50% sản lượng, có
19
nơi tới 70%, cho nông dân vay nặng lãi trung bình 120%. Ngoài ra, chủ
ruộng còn bắt buộc người lĩnh canh phải thuê nông cụ của chúng và
biếu xén, vì vậy phần nông sản người nông dân nghèo thu được rtấ ít so
với sản lượng họ đã bỏ sức làm ra, chỉ khoảng 35% đến 40%. Có nhiều
nơi, địa chủ cho bọn "quá điền" lĩnh canh, bọn này chia nhỏ ruộng đất
rồi đem phát canh cho nông dân nghèo. Bằng thủ đoạn ấy chúng nâng
mức địa tô lên cao hơn nữa.
Thuế khóa nặng nề, địa tô lợi tức quá mức, vì vậy nông dân nghèo
An Nam dưới chế độ thực dân phong kiến quanh năm đói khổ, bần hàn.
Những năm mất mùa do thiên tai gây ra có rất nhiề nông dân chết đói.
Trong khi mỗi năm chính quyền thuộc địa ở Đông Dương xuất khẩu tới
1.500.000 tấn lương thực. Từ tháng giêng đến tháng 7 năm 1945, nạn
đói đã cướp đi hơn 2 triệu người Việt Nam, trong số đó chủ yếu là nông
dân ở những tỉnh đồng bằng vựa lúa của Bắc Kỳ như Thái Bình, Nam
Định, Hà Nam, Hưng Yên, Nông dân Việt Nam phải chịu nạn đói
khủng khiếp này, như Hồ Chí Minh khẳng định là “vì chính sách độc ác
của bọn thực dân Pháp, như ép thu thóc, bắt trồng đay, ”
14
.
Để kìm giữ mãi người nông dân An Nam trong vòng nô lệ, đế
quốc Pháp còn rất ưa dùng phương pháp "Làm cho u mê để thống trị".
Vì vậy, cho đến năm 1925 chỉ có 10 trường học, nhưng có tới 1500 đại

lý rượu và thuốc phiện cho 1000 làng ở Việt Nam. Vì thế, hầu hết
người dân An Nam không biết chữ. Càng nghèo khổ, số người thất học
càng nhiều, nhất là nông dân, mặc dù người An Nam rất hiếu học. "Sự
dốt nát đã khiên cho nông dân trở thành một công cụ dễ sai khiến trong
tay thế lực phản cách mạng".
Theo Hồ Chí Minh, từ những năm 20 của thế kỉ XX, trong xã hội
Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, nông dân là bộ phận chiếm tuyệ
địa đa số trong dân cư. Họ vừa là người dân mất nước, vừa là người nô
lệ hiện đại bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột hơn ai hết trong dân
14
Hồ Chí Minh (1995), toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 93.
20
tộc và năng nệ hơn cả dưới chế độ phong kiến độc lập. Do đó, mâu
thuẫn trong xã hội này chủ yếu là mâu thuẫn giữa nông dân và chủ
nghĩa đế quốc, phong kiến tay sai. Từ nhận thức đó Hồ Chí Min chỉ rõ:
"Nội dung cách mạng dân chủ căn bản là giải phóng nông dân, chia
ruộng đất cho nông dân. Nội dung cách mạng dân tộc cũng là giải
phóng nông dân", hay vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân là nền tảng vấn đề dân tộc. Quan điểm này của Hồ Chí
Minh hoàn toàn thống nhất với tư tưởng của Người về thực chất của
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Đó là cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, chủ yếu là giải phóng nông dân, bao gồm cả
nhiệm vụ xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến, thực hiện những quyền
dân chủ cho nhân dân, trong đó trước hết và quan trọng nhất là các
quyền về ruộng đất cho nông dân.
Trên cơ sở tổng kết cách mạng ở các nước thuộc địa nói chung, ở
Việt Nam nói riêng, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Sự thật là cuộc cách
mạng ở các nước thuộc địa lúc đầu và trước hết là cuộc cách mạng nông
dân. Cuộc cách mạng ấy không tách rời cuộc cách mạng chống phong
kiến".

"Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân" hay vấn đề nông
dân là nền tảng của vấn đề dân tộc. Quan điểm đó của Hồ Chí Minh
hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Vấn đề
dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề nông dân, giải phóng nhân dân các
dân tộc thuộc địa, trước hết và chủ yếu là giải phóng nông dân lao động
khỏi áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc và tàn dư phong kiến.
3.2.2. Nông dân cũng là nên tảng của cách mạng dân tộc dân chủ
Nông dân "cũng là nền tảng của cách mạng dân tộc dân chủ".
Quan điểm này của Hồ Chí Minh được người nêu ra tại Hội nghị lần
thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25 - 1 - 1953 và dựa trên
3 cơ sở chủ yếu:
21
Thứ nhất, "vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống
phong kiến, chống đế quốc".
Rất yêu nước, đồng thời bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột hơn
ai hết nên nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo, hùng hậu nhất
trong dân tộc chống đế quốc, chống phong kiến. Là người am hiểu lịch
sử dân tộc, được chứng kiến các biến cố vang dội, Hồ Chí Minh thấy rõ
các đặc điểm này của nông dân Việt Nam. Người có nhận xét, nhờ được
sự giúp đỡ của nông dân mà phong trào dân tộc do Hoàng Hoa Thám
lãnh đạo đã đánh chiếm được Yên Thế và bọn thực dân Pháp đã không
thể tiêu diệt được vị lãnh tụ nông dân này. Hồ Chí Minh cũng thấy rõ
đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh chống thuế nam9 1908 "la
lòng căm thù đặc biệt hướng vào quan lại An Nam làm công cụ tối đắc
lực cho chính quyền và những kẻ gây ra khổ cực". Như vậy, từ thực tiễn
phong trào dân tộc ở Việt Nam, trước khi ra nước ngoài tìm đường cứu
nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã thấy rõ tinh thần yêu nước nồng nàn,
vai trò to lớn, sức mạnh hùng hậu của nông dân Việt Nam trong cuộc
đấu tranh chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến tay sai.
Những năm 20 của thế kỷ XX, khi còn hoạt động ở nước ngoài,

trên cơ sở nghiên cứu lịch sử cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh thấy rõ
vai trò của nông dân các dân tộc trên thế giới trong đấu tranh cách
mạng. Từ lịch sử cách mạng Pháp, cách mạng Nga, Hồ Chí Minh rút ra
bài học cho cách mạng Việt Nam: "Cách mạng Nga dạy cho chúng ta
rằng muốn làm cách mạng thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc".
Những kết luận rút ra qua các phong trào dân tộc ở Việt Nam và
các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới nêu trên góp phần nào quan
trọng vào việc hình thành ở Hồ Chí Minh một quan điểm lớn, đúng đắn
của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh nông dân
Việt Nam là lực lượng cách mạng to lớn. Nếu giai cấp công nhân và
Đảng Cộng sản không lôi kéo được lực lượng đông đảo nhất này trong
22
dân tộc về phía mình thì không thể đưa cách mạng đến thành công.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 với đường lối cách
mạng đáp ứng được cả hai nguyện vọng cơ bản, sâu xa của nông dân
Việt Nam là độc lập dân tộc và "dân cày có ruộng". Vì vậy, tinh thần
yêu nước nồng nàn, khả năng làm cach mạng to lớn của nông dân được
nhân lên gấp bội và nhằm trúng vào kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp là
thực dân đế quốc, phong kiến tay sai để đấu tranh. Phong trào cách
mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng minh
hùng hồn điều này. Từ đây, dưới ngọn cờ đấu tranh của Đảng Cộng sản
Việt Nam, nông dân Việt Nam luôn luôn là lực lượng cách mạng to lớn
nhất trong dân tộc.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, một mặt khẳng định
Đảng ta và Hồ Chí Minh có đường lối, phương pháp cách mạng đúng
đắn, có sự chỉ đạo cách mạng tài tình, mặt khác chứng tỏ nông dân lao
động nước ta theo Đảng, theo Bác, trung thành với giai cấp công nhân,
quyết tâm chống đế quốc xâm lược, chống phong kiến tay sai. Nhờ
được nhân dân, chủ yếu là nông dân, ủng hộ, đi theo cách mạng Việt
Nam từ một nhóm nhỏ ở bản Pác Bó đã lớn lên không ngừng và làm

nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa.
Thứ hai, sự liên minh giữa nông dân và công nhân là nền tảng của
mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc, chống phong kiến.
Hồ Chí Minh khẳng định tinh thần yêu nước nồng nàn, khả năng
cách mạng to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam. Song theo Người,
cũng như nông dân các nước trên thế giới, giai cấp nông dân Việt Nam
không thể lãnh đạo cách mạng và chỉ có giai cấp tiên tiến nhất có sứ
mệnh lãnh đạo nhân dân đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc để xây dựng
xã hội mới. Từ nhận thức đúng đắn đó, ngay trong những năm 20 của
thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin vào giai cấp công nhân Việt
Nam là giai cấp duy nhất có thể đưa cách mạng Việt Nam đến độc lập
23
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mặc dù lúc bấy giờ Người nhận định, công
nhân Việt Nam chỉ khoảng 2% dân số cả nước. Hồ Chí Minh còn chỉ
rõ, là giai cấp tiên tiến, giai cấp công nhân Việt Nam có thể thấm nhuần
chủ nghĩa Mác - Lênin, xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin, đề
ra đường lối chủ trương, khẩu hiệu cách mạng lôi kéo các giai cấp và
tầng lớp lao động, các lực lượng và các nhân yêu nước trong dân tộc
vào cuộc đấu tranh. Vì vậy, lực lượng chính trị của giai cấp công nhân
Việt Nam ngày càng phát triển.
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam là sự
nghiệp của tất cả người Việt Nam yêu nước căm thù giặc, không phân
biệt giai cấp, tầng lớp, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, giàu
nghèo, sang hèn. Tuy nhiên Người chỉ rõ, trong lực lượng toàn dân
chống đế quốc, chống phong kiến thì công nông "là gốc, là chủ cách
mạng", vì công nông là đông đảo nhất, vì công nông bị áp bức bóc lột
nhất nên cách mạng nhất.
Hồ Chí Minh khẳng định giai cpấ công nhân Việt Nam lãnh đạo
cách mạng thông qua Đảng của mình, đồng thời Người cũng chỉ rõ
rằng, muốn nằm được vĩ trí lãnh đạo cach mạng trong toàn dân tộc,

trước hết giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Việt Nam phải được
giai cấp nông dân ủng hộ, phải liên minh chặt chẽ với giai cấp nông
dân. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở quán
triệt lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vô sản, đồng thời
từ những kết luận cùa Người sau khi nghiên cứu cách mạng các nước
trên thế giới và từ tực tiễn cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ở
Việt Nam.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến liên minh công nông trong
cách mạng dân tộc dân chủ còn vì, theo Người, sự liên minh này "làm
cái nền tảng trên đó có thể thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất
rộng rãi và vững chắc".
24
Đoàn kết toàn dân trong mặt trận thống nhất rộng rãi được Hồ Chí
Minh quan tâm hàng đầu khi xây dựng lực lượng cách mạng đấu tranh
chống đế quốc, chống phong kiến. Việc Người tổ chức mặt trận Việt
Minh ngay trong ngày tháng đầu tiên về nước, sau 30 năm bôn ba khắp
thế giới tìm đường cứu nước, cũng như việc Người luôn hết sức quan
tâm củng cố, phát triển mặt trận này và các hội, liên minh yêu nước
khác trong dân tộc suốt gần 30 năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt
Nam đã chứng tỏ điều đó. Khi xây dựng mặt trận thống nhất, thực hiện
đoàn kết dân tộc, trước hết Hồ Chí minh quan tâm xây dựng khối liên
minh công nông do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Trên cơ sở
khối liên minh công nông đông đảo, vững mạnh. Ngườ thực hiện đoàn
kết tất cả các lực lượng, Đảng phái, cá nhân có tinh thần dân tộc, dân
chủ trong mât trận dân tộc thống nhất phấn đấu cho một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Theo Hồ Chí Minh, Mặt trận
dân tộc thống nhất càng rộng rãi, càng chặt chẽ thì lực lượng cách mạng
càng hùng hậu, sức mạnh cách mạng càng to lớn. Muốn vậy, giai cấp
công nhân trước hết phải thu phục được nông dân, phải liên minh chặt

chẽ với nông dân, coi nông dân, nhất là nông dân nghèo, là bạn đồng
minh chiến lược tin cậy nhất của mình. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ở
một nước Việt Nam nông nghiệp, nông dân chiếm đa số, bằng việc thu
phục, lãnh đạo nông dân, giai cấp công nhân có thể nắm trọn quyền
lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong nền tảng của mặt trận dân
tộc thống nhất là liên minh công nông, nếu giai cấp công nhân có vai
trò quyết định về phương diện lãnh đạo thì giai cấp công nhân có vai trò
chủ yếu về mặt lực lượng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
"Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông dân mới được giải
phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì giai cấp công
25
nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi. Cho nên, giai cấp công
nhân át phải chăm chú đến vấn đề nông dân, phải củng có công nông
liên minh". Kết luận này của Hồ Chí Minh từ năm 1952 đã khái quát
vai trò to lớn của nông dân trong nền tảng Mặt trận dân tộc thống nhất
cũng như vị trí của nông dân trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ
nói riêng, trong cách mạng Việt Nam nói chung.
3.2.3. Giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ
Từ quan điểm cho rằng vấn đề nông dân là nền tảng của vấn đề
dân tộc, đồng thời cũng là nền tảng của cách mạng dân tộc dân chủ, Hồ
Chí Minh chỉ rõ, "cách mạng dân tộc muốn thắng lợi thì phải giải quyết
vấn đề nông dân".
Giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ ở
Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, là đem lại cho nông dân, trước hết cho
nông dân nghèo, những quyền lợi kinh tế, chủ yếu và trước hết là ruộng
đất. Quan điểm này của Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong các văn kiện
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do người soạn thảo. Trong chánh
cương vắn tắt của Đảng và trong lời kêu gọi nhân dịp Đảng ra đời, Hồ
Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân

chống đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản Việt Nam tay sai đế quốc
nhằm giành lại độc lập hoàn toàn cho nước Nam và ruộng đất cho nông
dân nghèo. Hồ Chí Minh nhất quán quan điểm này trong suốt cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi, chính quyền dân
chủ nhân dân do Hồ Chí Minh đứng đầu tiến hành tịch thu đồn điền, đất
đai của đế quốc , Việt gian đem chia cho nông dân nghèo, đồng thời
thực hiện giảm tô 25%. Trong kháng chiến chống Pháp, hai chính sách
này được Hồ Chí Minh và Đảng ta xem là những chính sách chủ yếu
nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề nông dân, giữ vững đoàn kết giữa nông
dân nghèo và địa chủ để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công,

×