Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tìm hiểu về các làn điệu dân ca XỨ NGhệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.64 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh
Bây giờ là Nghệ An và Hà Tĩnh, nhưng xưa kia trong lịch sử,
hai tỉnh là một vùng đất có tên gọi chung là Xứ Nghệ. Uống
chung nước một dòng sông Lam, dựa lưng chung một vách
Núi Hồng, nói chung giọng nói, ăn chung miếng ăn
Âm nhạc cũng vậy, là một mảng màu quánh đặc bản sắc riêng
trong một khối không thể tách rời, mà ta cần phải gọi là “Dân
ca Nghệ Tĩnh”; hoặc “Dân ca Xứ Nghệ”.
“…Câu dân ca Xứ Nghệ mang đầy đủ tính dung hoà của nhiều
thể loại dân ca khác, để rồi thể hiện một dáng dấp riêng trong
bản sắc của mình…. Lẫn vào đó chút lẳng lơ của chiếu chèo
đất Bắc, thêm một chút đa tình của quan họ Bắc Ninh và cũng
không thiếu chút ngậm ngùi của điệu Lý Hoài Nam xứ Quảng
(Quảng Đức)…hocvienamnhachue.vn”
Đặc điểm xuất xứ của âm nhạc cổ truyền Nghệ Tĩnh là hình
thành từ lao động sản xuất. Nhưng lại được phát triển về
chiều sâu bởi nhờ vào trí tuệ uyên thâm của các đồ nho, khiến
cho người nghe thường cảm nhận rằng dân ca Nghệ Tĩnh lắng
đọng và sâu đằm.
Thiết nghĩ, rồi sẽ đến lúc ví dặm được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể của thế giới trong nay mai. Ngay từ
bây giờ, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tìm hiểu, duy trì,
quảng bá và tôn vinh mạch sống tâm hồn của quê hương
Nghệ Tĩnh. Nghĩ và viết. Bài này tôi tổng hợp lại vốn tư liệu có
được từ các nguồn sưu tầm, cố gắng trình bày một cách dễ
hiểu nhất, giúp cho những ai yêu dân ca Nghệ Tĩnh có thể
nhận biết rõ ràng hơn về các làn điệu trong một thể loại mà ta
vẫn gộp chung gọi là “ví dặm”.
Có thể phân thành ba thể loại chính là Ví, dặm và hò. Trong
mỗi một thể loại có những làn điệu riêng mang dáng dấp sinh
hoạt lao động của từng phường hội, hay thôn làng.


Hát ví:
Ví là một thể ngâm vịnh, chủ yếu lấy thơ lục bát làm gốc. Ví
không đặt nặng tiết tấu. Âm điệu cao, thấp, ngắn, dài, còn tùy
thuộc vào bằng trắc, ca từ, lời thơ. Nội dung hát ví mang
phong thái của một cuộc chơi nho nhã chữ nghĩa đối đáp làm
chính. Âm vực thường không quá một quãng tám, giai điệu ân
tình thiết tha. Ví có nhiều làn điệu như ví đò đưa sông Lam, ví
đò đưa sông La, ví phường vải, ví phường cấy, ví phường
võng, ví phường chè, ví mục đồng, ví ghẹo
Trong các làn điệu ví, ví phường vải được cho là nổi trội nhất,
có tổ chức nhất, mà nội dung tôi đã có đăng tải nhiều ở các
bài trước, bây giờ không nên dài dòng nhắc lại ở đây nữa. Chi
bằng tôi để vào đây một làn điệu ví mời bà con cùng nghe :
Hát Dặm:
Dặm là thể hát nói, có có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh,
phách nhẹ, có nhịp nội, nhịp ngoại. Lời hát thường là bằng
thơ ngụ ngôn, cứ mỗi bốn câu lại hát lặp lại câu bốn. Do đó,
các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng tiếng dặm có nghĩa là
ghép vào, điền vào, đan vào nột chỗ thiếu, hay cũng có khi lặp
lại.
Hát dặm có nguồn gốc ở các huyện phía nam của tiểu vùng
văn hóa Nghệ - Tĩnh như Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ
Anh, Đức Thọ…. không phải hoàn toàn do nhân dân lao động
sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhân dân ưa
thích và phổ biến rộng rãi thành tài sản chung.
Dặm có nhiều làn điệu như dặm kể, dặm cửa quyền, dặm ru,
dặm vè, dặm nối, dặm xẩm, dặm mời trầu Đức Sơn…
Do nhịp điệu sôi nổi, dí dỏm, nên càng về sau, hát dặm càng
phổ biến nhiều ở các hội làng, hội chùa, hội đình, thậm chí cả
đám cưới…như là một thành phần không thể thiếu trong một

chương trình văn nghệ ở miền quê Nghệ Tĩnh.
Làn điệu Hò:
Cũng như làn điệu hò của các vùng quê khác của Việt Nam, hò
thường mô phỏng theo các nhịp điệu lao động như hò dô, hò
khoan, hò dật, hò xẻ gỗ, hò kéo lưới, hò đi đường, hò trên
sông, hò tình tang có khác chăng là làn điệu hò Xứ Nghệ
mang ngôn ngữ Xứ Nghệ, cũng như âm hưởng pha trộn của ví
và dặm. Thậm chí, hát dạo trong ví phường vải cũng được coi
là một làn điệu hò
Ơ hò…
Ai có chồng thì nói chồng đừng sợ
Ai có vợ thì nới vợ đừng ghen
Đến đây đàn hát cho quen
Rạng ngày ai về nhà nấy
Há dễ ngọn đèn hai tim
Ơ hò…
Ngoài ra còn có các thể loại khác như: Làn khuyên, Lẩy kiều,
Xẩm, Xẩm chợ, Xẩm thương, Hát ru, vv…

×