Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THI PHÁP LỜI THƠ ĐỐI ĐÁP TRONG CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.45 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
172
THI PHÁP LỜI THƠ ĐỐI ĐÁP TRONG CÁC LÀN ĐIỆU DÂN CA
VERIFICATION'S CHARATERIZATION PEOTRY PROFIT
TO ANSWER IN FOLH-SONG MELODY

SVTH: Hoàng Chân Phương
Lớp 07CVH1, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. Lê Đức Luận
Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm

TÓM TẮT
Trong kho tàng ca dao người Việt, lối hát đối đáp luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc
thể hiện tình cảm của con người. Bên cạnh những lời thơ có nội dung ngọt ngào, sâu sắc thì thi
pháp lời thơ đối đáp cũng rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, mục đích chính của bài báo này
chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu các khía cạnh của thi pháp lời thơ đối đáp như: thể thơ, cấu trúc
ngữ nghĩa, ngôn ngữ, cách thức tổ chức và hình thức diễn xướng, nhân vật, biểu tượng. Tìm hiểu
về những đặc trưng của thi pháp lời thơ đối đáp là một việc làm thiết thực. Qua đó, phần nào ta có
thể hiểu được sự sáng tạo và cách bày tỏ tình cảm của nhân dân ta ngày trước. Với đề tài này,
chúng tôi xin góp phần tìm hiểu một số cách tiếp cận về thi pháp lời thơ đối đáp nói riêng, dân ca
nói chung.
ABSTRACT
In the treassure of Vietnamese folk-song, in the way people sang answer in tracditiol
always play an important role in express people's emotion. Besides a sweet, profound poem's
lyrics, versification's charateriation poetry profit to answer also are abudent and diversity. So the
main aim of this reseach, we study deely in the fìeld of: style of poetry, semantic, construction,
language, style of organization and oratio form, character, symbol. To fathom about versification's
charactrization peotry profit to ansew its be expedience deed. Here, we can somewhat understand
how to express creativity and emotional days of our people. With this theme, we can fild out some
approaches to implement reply poetry profit versification in particalar, folk-song in general.
1. Đặt vấn đề


Hát đối đáp thể hiện một cách chân thực và sinh động mọi mặt của đời sống lao
động cũng như tư tưởng, tình cảm của người dân, đặc biệt là tình yêu đôi lứa. Nó làm cho
các bài trao đổi kiến thức về tự nhiên và xã hội tăng thêm vẻ nhẹ nhàng, tươi vui. Giúp cho
chúng ta rèn luyện khả năng về ứng khẩu và nhạy hơn về cảm hứng. Hát đối đáp cũng là
một hình thức để tạo ra sự hài hoà giữa những tâm hồn cá nhân và tình cảm của tập thể,
qua một cách thức thể hiện thật trữ tình.
Lối hát đối đáp sinh ra từ cuộc sống lao động và nghệ thuật tập thể, từ yêu cầu trao
đổi tình cảm giữa cá nhân và xã hội. Nó khơi dòng, lựa lọc và truyền đi nguồn thơ của dân
gian. Bởi vậy, hát đối đáp trở thành nhịp cầu, nối liền ca dao dân ca với thơ trữ tình cổ điển
và hiện đại.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về hát đối đáp trong các làn điệu dân ca là một việc
làm thiết thực, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc của dân tộc ta.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
173
2. Sơ lược về thi pháp văn học dân gian và lời thơ đối đáp
2.1. Khái niệm về thi pháp học
"Thi pháp học là khoa học về cách thức, các dạng thức, các phương tiện, phương
thức tổ chức tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm
văn học. Nó muốn bao quát không chỉ là các hiện tượng của ngôn từ mà còn là các khía
cạnh khác nhau của tác phẩm văn học và sáng tác dân gian" - V.Vinogradov -
2.2. Vài nét về thi pháp văn học dân gian
Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm hình thức nghệ thuật sáng tác
diễn xướng dân gian của tập thể nhân dân vừa có đặc điểm ngôn từ văn học, vừa có đặc
điểm văn bản thực hành giao tiếp, là loại hình văn học phản ánh bằng ngôn ngữ giới hạn
trong những khuôn mẫu định sẵn mang phong cách dân tộc, phong cách khu vực và địa
phương rõ rệt, được thể hiện trong một hệ thống thể tài riêng biệt, đặc thù [16, tr12].
2.3. Sơ lược vài nét về mối quan hệ "ca dao" và "dân ca"
Dân ca là một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời
nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng.
Ca dao là lời của các câu hát dân gian và những sáng tác ngâm vịnh được lưu

truyền trong dân gian và gọi chung là lời ca dân gian.
2.4. Vài nét về hát đối đáp
Hát đối đáp là một hình thức sinh hoạt giao duyên tập thể hoặc các cặp hát lẻ. Hát
lẻ là hát bất cứ khi nào và không quy định cách thức hát. Hát tập thể là phải tuân theo quy
trình hát, cách thức hát cụ thể tuỳ theo từng loại dân ca, các cuộc hát tập thể thường chia
hai phe nam nữ, đối đáp theo từng chặng hát.
3. Một số đặc điểm về nội dung và cách phân loại lời thơ đối đáp
3.1. Nguồn gốc và quá trình phát triển của hát đối đáp
Cũng như hầu hết các thể loại khác nhau của hình thức ca hát dân gian, các bài hát
đối đáp ra đời ngay từ thời kì phát triển rất sớm của cộng đồng người Việt, gắn liền với sự
ra đời của âm nhạc và nhảy múa. Và cũng như các thể loại chính của văn nghệ dân gian,
trong những giai đoạn đầu mới phát triển, các bài hát đã ra đời và tồn tại trong mối quan hệ
hữu cơ giữa hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất của người Việt.
3.2. Nội dung hát đối đáp và cách phân loại
Dựa vào thái độ của đối thoại, ta có thể chia nội dung của lời thơ đối đáp thành: Lời
kêu gọi; Khuyên bảo nhau; Hỏi, đố nhau; Than thở, thổ lộ, mong ước có nhau; Tự giới
thiệu cho nhau, trách móc, diễu cợt nhau.
3.3. Tiến trình một cuộc hát đối đáp
Tiến trình một cuộc hát đối đáp của dân gian nói chung có những nét giống nhau
như hát Phường Vải ở Nghệ Tĩnh, hát trống quân ở Thanh Hoá, hò khoan ở Quảng Nam -
Đà Nẵng, hò khoan xứ Huế... đều được diễn ra theo ba bước: hát chào-mời, hát vào cuộc,
hát hẹn-hát tiễn.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
174
4. Đặc trưng thi pháp lời thơ đối đáp
4.1. Thể thơ
4.1.1. Thể thơ lục bát
Thể thơ lục bát là thể thơ hay được dùng nhất trong các cuộc hát đối đáp nam nữ.
Nhiều cuộc hát đối đáp nam nữ nhờ vậy có thể kéo dài thâu đêm suốt sáng mà người hát
cũng như người nghe không cảm thấy chán. Trong những cuộc hát đó, nguồn cảm hứng vô

tận của người hát không bị gián đoạn.
Thể thơ lục bát bao gồm những cặp câu với hai dòng (vế), dòng trên có sáu âm tiết,
dòng dưới có tám âm tiết.
a. Lục bát chỉnh thể
Ở lục bát chỉnh thể, số âm tiết của mỗi dòng không thay đổi, vị trí gieo vần luôn cố
định: âm tiết cuối của dòng lục vần với âm tiết sáu của dòng bát, âm tiết cuối cùng của
dòng bát này bắt đầu với âm tiết cuối cùng của dòng lục của cặp bát tiếp theo, rồi cứ thế
tiếp tục..., chỉ có vần bằng.
Nhịp phổ biến của lục bát chỉnh thể là 2/2/2 và 2/2/2/2, đôi khi nhịp thay đổi theo
yêu cầu diễn tả cảm xúc - tâm lí (3/3 và 4/4 hoặc 3/3 và 2/2/4).
b. Lục bát biến thể
Lục bát biến thể là những câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt
theo kiểu dòng trên sáu âm tiết, dòng dưới tám âm tiết mà luôn có sự co giản nhất định về
âm tiết, trong đó khuôn hình về vần vẫn được giữ, còn số âm tiết trong mọi dòng thơ có thể
thay đổi.
Như vậy, lục bát là thể thơ được sử dụng phổ biến trong lời thơ đối đáp. Với những
âm điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển, thể thơ lục bát đã góp phần làm cho lời thơ đối đáp thật
tình tứ, ý nhị.
4.1.2. Song thất lục bát
Thể thơ này được sử dụng trong những lời đối đáp tuy không phổ biến như thể thơ
lục bát, nhưng cũng là thể thơ bắt nguồn từ các làn điệu dân ca.
Nhờ sự luân phiên cứ hai câu bảy âm tiết lạ đến hai câu sáu và tám âm tiết, luân
phiên giữa vần trắc (âm tiết cuối câu bảy trên vần với âm tiết năm của câu bảy dưới) với
vần bằng (âm tiết bảy câu bảy dưới vần với âm tiết cuối của câu lục tiếp theo, rồi lại vần
với âm tiết sáu của câu bát, âm tiết cuối của câu bát này lại bắt vần bằng với âm tiết năm
của câu bảy tiếp liền sau đó, cứ thế...), thể song thất lục bát tạo nên một sự biến đổi mới mẻ
so với thể lục bát.
a. Song thất lục bát chỉnh thể
Thể thơ song thất lục bát hoàn chỉnh được sử dụng trong lời đối đáp rất thích hợp
để diễn tả những tâm trạng đầy khúc mắc. Vần trắc và tiết tấu theo nhịp 3/4 những câu bảy

thể hiện rất thành công những tình cảm không trọn vẹn, những nỗi đau khổ uất ức...
Nhịp điệu uyển chuyển và sự xen kẻ của vần lưng và vần chân, vần bằng và vần
trắc làm cho các câu thơ quấn quýt lấy nhau, câu nọ kéo theo câu kia một cách liên tục.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
175
b. Song thất lục bát biến thể
Thể thơ song thất lục bát biến thể, với những câu thơ dài ngắn quá khổ có tác dụng
nêu lên những khó khăn trùng điệp, muốn giãi bày, tâm sự...
Thể song thất lục bát biến thể là sự kéo dài số âm tiết của mỗi câu, bởi thế vị trí
gieo vần của các câu cũng có thể biến đổi theo
4.1.3. Thể vãn
Trong lời thơ đối đáp, thể vãn không được dùng phổ biến như thể lục bát hay song
thất lục bát. Tuy nhiên, khi hát đối đáp, đôi khi ta vẫn bắt gặp những lời thơ được thể hiện
theo thể thơ này.
Trong hát đối đáp, những nhân vật trữ tình có thể bộc bạch với nhau tất cả, có nhiều
lúc phải kể lễ sự tình, những nỗi ấm ức trong lòng cũng phải nói ra để cùng nhau chia sẽ,
câu thơ lục bát kéo dài sẽ làm hạn chế chức năng của nó. Vì thế, hát đối đáp đôi khi lời thơ
phải sử dụng thể lục bát kết hợp với thể vãn để bài ca có giọng kể lễ, dẫn dắt.
4.2. Cấu trúc ngữ nghĩa
Lời thơ trong hát đối đáp được hình thành do sự kết hợp bởi lời thơ và tiếng đệm,
tiếng lót, tiếng láy. Trong sinh hoạt hát đối đáp, lời thơ được cấu trúc theo hai hình thức là
lời đơn và lời đôi
4.2.1. Cấu trúc lời đơn
Đây là dạng cấu trúc chỉ có một vế đơn. Trong hát đối đáp, cấu trúc lời đơn được
thể hiện chủ yếu ở các kiểu: cấu trúc đối ứng, cấu trúc đối sánh, cấu trúc song hành.
4.2.2. Cấu trúc lời đôi
Đây là kiểu cấu trúc chủ đạo trong hát đối đáp. Trong lời thơ đối đáp, cấu trúc lời
đôi được thể hiện ở hai kiểu là: cấu trúc đối giãi (cấu trúc hai vế tương hợp, cấu trúc hai vế
đối lập) và cấu trúc đố giãi (cấu trúc tương hợp và cấu trúc không tương hợp).
4.3. Ngôn ngữ

Lối đáp đáp sinh ra từ cuộc sống lao động và nghệ thuật tập thể, từ yêu cầu trao đổi
tình cảm giữa cá nhân, xã hội trong những điều kiện lịch sử và văn hoá nhất định. Nó khơi
dòng, lựa lọc và truyền đi nguồn thơ của dân gian. Nó là một nhịp cầu nối liền ca dao dân
ca với thơ trữ tình cổ điển và hiện đại.
4.3.1. Ngôn ngữ đối đáp gắn bó mật thiết với ngôn ngữ các làn điệu dân ca
4.3.2. Ảnh hưởng của ngôn ngữ đối đáp với lời thơ văn học viết
4.4. Cách thức tổ chức và hình thức diễn xướng
Cách thức tổ chức: ít nhất phải có hai người hát. Có thể hát theo hình thức hát nghĩa
và hát ở bất cứ trường hợp nào, nhưng khi đã tổ chức theo hình thức hát cuộc thì phải
chuẩn bị trước và hát theo đúng thứ tự từng chặng.
Hình thức diễn xướng: Sáng tác trong ca dao dân ca thường có tính ngẫu hứng nên
trong hát đối đáp khâu sáng tác và khâu diễn xướng không tách rời nhau.
4.5. Nhân vật, biểu tượng
Nhân vật: chủ yếu là nhân vật trữ tình, tâm trạng. Thường xưng hô với nhau bằng
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
176
các cặp đại từ nhân xưng như mình- ta, thiếp- chàng, loan- phụng...
Biểu tượng: các loại cây như trúc, mai, ...; Các loại hoa như hoa đào, hoa sen, hoa
nhài... được xuất hiện với tần số cao.
Biểu tượng thiên nhiên được nhắc đến nhiều nhất. Thiên nhiên có khi được biểu
hiện dưới dạng thời gian, có khi dưới dạng không gian, có khi là cây cỏ hay đồ vật...
5. Kết luận
Với những lời thơ ngọt ngào, trữ tình nhưng không kém phần chân chất, mộc mạc
kết hợp với những làn điệu dân ca, hát đối đáp đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc của
dân tộc Việt Nam.
Hát đối đáp đã bộc lộ tâm hồn con người bằng âm thanh, nhịp điệu và lời nói, thể
hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.
Hát đối đáp có một cách thức thể hiện nhẹ nhàng, thật kín đáo và tế nhị. Qua việc
tìm hiểu về lời thơ đối đáp, phần nào ta có thể hiểu được sự sáng tạo và cách bày tỏ tình
cảm của nhân dân ta ngày trước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Bổn (1984), Văn nghệ dân gian Quảng Nam Đà Nẵng - Tập 1, Nxb Sở
VHTT - Quảng Nam Đà Nẵng.
[2] Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hoá và văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn
Nghệ T.P Hồ Chí Minh.
[3] Cao Huy Đỉnh (1978), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa Học
Xã Hội.
[4] Bảo Định Giang (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb T.P Hồ Chí Minh.
[5] Vũ Thị Thu Hương (2007), Ca dao Việt Nam và những lời bình, Nxb Văn Hoá Thông
Tin.
[6] Đinh Gia Khánh (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo Dục.
[7] Nguyễn Xuân Kính (2006), Thi pháp ca dao, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
[8] Nguyễn Xuân Kính (1995), Kho tàng ca dao người Việt - Tập 4, Nxb Văn Hoá Thông
Tin.
[9] Lê Đức Luận (2009), Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, Nxb Đại Học Huế.

×