!
Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh
*
Trong di sản quý báu Hồ Chí Minh để lại cho muôn đời sau, tư tưởng của Người về xây dựng
CNXH ở Việt Nam là rất quan trọng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng XHCN, việc nghiên cứu nắm vững tư tưởng của Người về vấn đề này là hết sức cần
thiết.Trong phạm vi bài bài viết này, có thể nêu ra một số khía cạnh như sau:
"#$%&'$()'*+&,$-'.$/01,"23'&'456+,$)4*+&46,1,$789:4'.6;&&<4
09=3>'6?,@9:445%4$A,*8789:4,B'.'$C'=3>'6+,D
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lại được sống và trưởng thành
với hai quê hương giàu tinh thần yêu nước : Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Hồ Chí Minh đã sớm giác
ngộ và giàu lòng yêu quê hương, yêu đất nước.
Từ 15 tuổi, Người đã từng làm liên lạc cho nhiều nhà Nho yêu nước. Người rất quý trọng các
cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, nhưng không tán thành
con đường cách mang của các Cụ.
Người đã tham gia đấu tranh chống sưu thuế tại Huế, vào dạy học ở Phan Thiết. Ở đâu và làm
gì Người cũng luôn canh cánh muốn tìm ra con đường cứu nước. Người đã quyết định sang phương
Tây học tập “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” về áp dụng ở đất nước mình. Người xuống tàu làm công nhân
với đôi bàn tay trắng và đã vòng quanh rất nhiều nước ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ để nhận thức
được rằng: trên thế giới chỉ có hai hạng người là kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Người bị bóc lột thì dù
ở dân tộc nào, màu da gì cũng đều khổ như nhau.
Tại Pháp, Người vừa lao động kiếm sống, vừa lăn lộn trong phong trào công nhân và nhân dân
lao động. Người cũng rất tích cực tìm đọc nhiều sách báo mong sớm tìm ra con đường cách mạng cho
dân tộc.
Năm 1920, Người đã rất lúng túng khi quyết định bỏ phiếu ủng hộ cho Quốc tế nào. Chỉ khi
tiếp xúc với “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người mới chọn Quốc tế III
và hoàn toàn tin vào Lênin. Hồ Chí Minh trở thành một trong những người đầu tiên sáng lập ra Đảng
cộng sản Pháp và là người Việt Nam cộng sản đầu tiên.
Từ chủ nghĩa yêu nước, một trí thức Việt Nam yêu nước đến với phong trào công nhân quốc
tế, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người nhanh chóng trở thành một trong các chiến sỹ lỗi lạc của
phong trào cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân quốc tế. Ngưòi đã nắm vững và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.
E"#$%&'$7>B'45>'.4$8'$*+&,$-'.$/01,"23'&'F$&*G'HI'.J1'.4KL$M,
4$>=)4F$L0$M,*8,1,$9K'.'8=*8L&<409D
Hồ Chí Minh đã từng tham gia Ban nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Pháp, đã từng là ủy
viên Đoàn chủ tịch Hội đồng Quốc tế Nông dân. Năm 1923, Người học Chủ nghĩa Mác - Lênin tại
trường Đại học Phương Đông (Mát xcơva). Từ 1936 - 1938 Người đã công tác tại “Viện nghiên cứu
các vấn đề về dân tộc và thuộc địa” (Liên xô), và làm nghiên cứu sinh ở đó. Tháng 7 - 1939, trong thư
gửi Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Người chỉ rõ: “Đảng phải chống tư tưởng bè phái, phải
học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin ”
2
.
Nắm vững quan điểm của Mác, Enghen, Lênin không thiết kế tỷ mỷ mô hình lý luận về
CNXH tương lai mà chỉ chỉ ra những nét cơ bản về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có ba
giai đoạn: “I Cơn đau đẻ kéo dài; II Chủ nghĩa xã hội; III Chủ nghĩa cộng sản”. Nếu Mác và Enghen
đã từng phê phán thuyết “Nhà nước hiện nay”, “Xã hội hiện nay” trong bản “Cương lĩnh Gôtha” là
một sự bịa đặt, thì Lênin đã có những quan điểm lý luận về CNXH trong “Nhà nước và cách mạng”,
“Chính sách cộng sản thời chiến”, “Chính sách kinh tế mới”(NEP) Lênin nói: “Những nguyên tắc cơ
bản của cách mạng phải thích hợp với những đặc điểm của các nước khác nhau”, “không sao chép y
nguyên sách lược của chúng tôi, mà phải tự mình suy nghĩ xem những đặc thù, những điều kiện và
1
Bi đăng Tâp san Thông tin Khoa hc Trưng Đi hc Khoa hc Hu năm 1996.
*
Thc sỹ Trit hc, Giảng viên Trit hc Đi hc Khoa hc Hu
2
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr72.
1
những kết quả của những sách lược đó như thế nào, phải áp dụng ở nước các đồng chí không phải từng
câu chữ mà là tinh thần, ý nghĩa”
3
Nắm vững tư duy khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh rút ra từ thực tiễn Cách
mạng thế giới và Việt Nam những kết luận khoa học đáp ứng đòi hỏi do hiện thực đặt ra. Năm 1921,
với bài “Đông Dương” đăng trên “Tạp chí cộng sản” số 15, Người khẳng định chế độ cộng sản có thể
áp dụng được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói riêng, Người nhấn mạnh: “Sự tàn bạo của chủ
nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công
cuộc giải phóng nữa thôi”
4
. Tại Đại hội V Quốc tế cộng sản năm 1924, Người khẳng định: “Vận mệnh
của giai cấp vô sản thế giới tùy thuộc phần lớn vào các nước thuộc địa. Đây là nơi cung cấp lương
thực và binh lính cho các nước lớn đế quốc chủ nghĩa. Nếu chúng ta muốn đánh bại các nước này, thì
chúng ta trước hết phải tước hết thuộc địa của chúng đi”
5
.
Trong các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ lãnh đạo phong trào và chuẩn bị cho
thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngoài “Đường cách mệnh” Bác còn giảng về chủ nghĩa Mác -
Lênin cho học viên. Ngày 23 tháng 3 năm 1956, tại Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc Bác khẳng
định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin soi phương hướng cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng làm việc
mới đúng”
6
. Người thường dạy: ”Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin”
7
. Ngày 14 tháng 5 năm 1966, nói chuyện với lớp huấn luyện Đảng viên mới do
Thành ủy Hà Nội tổ chức Người khẳng định: “Chủ nghĩa cộng sản là mục đích cuối cùng của Đảng
ta”. Trả lời phóng viên báo “Nhân đạo” của Pháp Sáclơ Phuốcgiô (Chales Fourniaux) tháng 7 năm
1969, Người nói: “Về phần chúng tôi, chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhung
vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực Việt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành
được những thắng lợi to lớn như đồng chí đã biết. Chúng tôi giành được những thắng lợi đó là do
nhiều yếu tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng: Chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là
nhờ cái vũ khí không thể gì thay thế được là chủ nghĩa Mác - Lênin”
8
. Chính thế mà CNXH tại Việt
Nam trong điều kiện cụ thể đã được Người diễn giải một cách mộc mạc dễ hiểu rằng: “Không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”, “Lợi ích của dân là trước
hết, thứ đến là lợi ích của quốc gia, còn lợi ích của vua là không đáng kể”, “Con người XHCN là con
người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ
cách mạng” Nước Việt Nam XHCN trước hết phải “hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tư do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Nắm vững tinh thần ý nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững xu thế thời đại, hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam, Bác đề xướng và kiên trì thực hiện đường lối “Độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH” ở Việt Nam. Đó là xu thế tất yếu của Cách mạng Việt Nam mà cũng là xu thế đã và đang diễn
ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Từ trình độ đối tượng nghe, tìm hiểu là
ai, ở cấp độ nào mà Hồ Chí Minh đã có nhiều định nghĩa khác nhau về CNXH ở Việt Nam.
Cũng như Mác - Enghen, Lênin, Ở Hồ Chí Minh quan điểm CNXH về thực chất của vấn đề tự
nó đã là một sự hiểu biết lịch sử cụ thể, tức nói lên giới hạn tồn tại lịch sử của cái đối tượng nó phản
ánh trong tính quy định của mình. Nếu Mác chỉ mô tả lịch sử quá trình ra đời của chủ nghĩa tư bản sau
khi đã giành 23 chương đầu của “Bộ tư bản” phân tích lôgic về tư bản với tính cách là một hiện tượng
lịch sử cụ thể và tương ứng là một khái niệm với nó, thì Hồ Chí Minh cũng đã không chủ yếu mô tả xã
hội XHCN mà trước tiên chủ yếu là phân tích lôgic về CNXH với tính cách là một hiện tượng lịch sử
cụ thể và tương ứng là một khái niệm với nó của lịch sử Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể của thời đại
ngày nay. Từ lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người khẳng định: “Trong
thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của
nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi, trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân
dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạnh thế
3
Xem “Lênin ton tập” - Nxb Tin bộ - Mát xcơva 1978 - Tập 43, Tr 238;Tập 44, Tr 23.
4
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr 20.
5
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr 41
6
Hồ Chí Minh ton tập - Nxb Sự Thật - H Nội 1987- Tập 7 - Tr 402.
7
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr 255
8
Sách đã dẫn - Tr 405
2
giới, trước hết là phe XHCN hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi”
9
. Từ 1925, trong
“Đường cách mệnh” Người chỉ ra bốn mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta là: dân tộc độc lập; dân
quyền tự do; dân sinh hạnh phúc; tiến lên CNXH. Trong “Chính cương vắn tắt” năm 1930, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng dân tộc dân chủ và cách
mạng XHCN. Năm 1959, Người nhấn mạnh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
10
. Người cũng đã kết luận: “Chủ nghĩa Lênin với chúng
ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không
những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng,
di tới CNXH và CNCS”
11
.
Theo Hồ Chí Minh, CNXH ở Việt Nam không diễn ra theo con đường phát triển tự nhiên từ
CNTB lên CNXH, mà là sự quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sức sản xuất kém phát triển lên
CNXH. Quá trình này rất khó khăn gian khổ và lâu dài, chưa thể một lúc có ngay được đời sống vật
chất cao, có lối sống lành mạnh, và mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Từ nay đến CNXH phải
trải qua một thời gian dài. Thời gian dài đó tùy thuộc sự thay đổi nhiệm vụ chiến lược của cách mạng,
tùy thuộc sự phân hóa trong hàng ngũ kẻ thù và hàng ngũ đồng minh của giai cấp công nhân mà phân
chia thành nhiều giai đoạn. Muốn triệt để cải tạo xã hội xóa bỏ chế độ người bóc lột người ngay một
lúc là ảo tưởng.
Ham muốn tột bậc của Người: ”Nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do,
đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” chính là CNXH mác-xít trong tính
hiện thực của nó ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong kiến vốn đang nghèo nàn lạc hậu.
Thiết nghĩ, tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ III năm 1960, sau khi khẳng định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước từng bị đế
quốc áp bức, bóc lột, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ hiện nay của cách mạng Việt Nam là đưa miền
Bắc tiến lên CNXH và đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ trong cả nước”
12
là dựa trên những quan niệm trên của Người về CNXH.
Do tác dụng từ bên ngoài, do chủ quan duy ý chí nên những quan điểm đúng đắn trên của Hồ
Chí Minh và của Đảng ta đã tồn tại không lâu, và bị thay thế bằng những chủ trương chuyển nhanh
sang giai đoạn quá độ lên CNXH, thực hành chính sách tả khuynh trong xử lý quan hệ giai cấp và một
số lĩnh vực khác ngay cả khi đang làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
N"#$%&'$F$B'.O>0''&<9(P'.&Q'*R@451&7K&7>B''$S'9K'$*&<,TC=
HU'.V&<409W$Q&.X'7&R'*+&JU'.$&<W.&1LHI,*8(8L4KL4$)$<45YD
Người thường chỉ rõ: CNXH chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động
sáng tạo của hàng chục triệu người. Đồng thời, Người cũng coi việc chăm lo giáo dục đào tạo thanh
niên thành người kế tục sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam vừa “hồng” vừa “chuyên” là rất quan
trọng, rất cần thiết.
Từ 1926, Người đã chỉ đạo thực hiện tổ chức một tổ thiếu niên lựa chọn trong con em nông
dân, công nhân và Người đã gửi một số em sang Liên xô học tập. Người dạy: “Non sông Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay không, dân tôc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường
quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
13
. Người căn
dặn thanh niên: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”
14
. Người đánh giá cao vai trò của thanh niên và rất coi trọng việc chăm lo giáo dục rèn
luyện, đào tạo thanh niên thành những cán bộ tốt. Người nói: “Thanh niên là cái nguồn vô tận, từ
nguồn ấy chúng ta đào tạo những cán bộ tốt cho hiện tại và tương lai của nước nhà”
15
. Người chỉ rõ
trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của nhà giáo là: “Chăm lo dạy giỗ cho con em của nhân dân thành
người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sỹ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”
16
.
9
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr 294
10
Sách đã dẫn - Tr 293.
11
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr 302.
12
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr 307, 308.
13
Hồ Chí Minh, Những sự kiện - Nxb Thông tin lý luận - H Nội 1987 - Tr 88.
14
Sách đã dẫn - Tr 205.
15
Sách đã dẫn - Tr 196.
16
Sách đã dẫn - Tr 215
3
Với những người chủ tương lai của nước nhà, Người dặn: “Chính vì là người chủ tương lai,
cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua
giúp sức vào sự nghiệp xây dựng nước nhà tốt đẹp - một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giầu mạnh - để làm chủ mai sau”
17
.
Năm 1960, nói chuyện với Đại hội đại biểu Đảng bộ Hà Nội Người nhấn mạnh: “Muốn xây
dựng CNXH phải có con người XHCN”. Trong Hội nghị bồi dưỡng can bộ lãnh đạo các cấp toàn miền
Bắc năm 1961, Người khẳng định lại luận điểmquan trọng ấy: “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần
có những con người XHCN”
18
. Trước lúc đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin, trong “Di chúc” để lại cho
toàn Đảng, toàn dân ta có ba lần Người nhắc đến từ “CNXH”, thì hai lần gắn liền với thanh niên:
“Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa
kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên” Đảng và Chính phủ cần phải chọn một số ưu tú nhất
cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng
thắng lợi CNXH ở Việt Nam”
19
Nếu Lênin chỉ ra: “Chỉ khi nào giai cấp vô sản giành đượ thắng lợi ít ra ở một số nước tiên
tiến, thì mới có thể nói là cách mạng XHCN đã giành được thắng lợi vĩnh viễn”
20
, thì Hồ Chí Minh đã
vận dụng sáng tạo quan điểm ấy vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam mà xác định CNXH sẽ thắng lợi
ở Việt Nam nhờ sự kế thừa của nhiều thế hệ thanh niên vừa “hồng” vừa “chuyên”. Nắm vững và trung
thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, không quan niệm đơn giản vễ CNXH Hồ Chí Minh đã vận dụng một
cách tinh tế lý luận khoa học mác-xít vào chiến lược xây dựng CNXH ở Việt Nam trên nhiều phương
diện. Trong những tinh tế ấy, quan niệm: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và rất cần thiết” là cái tinh tế nhất, là chiến lược con người của Hồ Chí Minh.
?97K&ZHiện nay, Đảng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ
sở nền tảng của tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng”. Trong thực hiện nền kinh
tế đa thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng lên CNXH buộc chúng ta cần phải
nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học tư tưởng của Người.
Hồ Chí Minh không sao chép một cách nguyên xi từng câu chữ những nguyên lý sách lược,
chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà luôn tự mình suy nghĩ, xem xét những đặc thù, những điều
kiện và những kết quả của những nguyên lý ấy như thế nào, áp dụng vào Việt Nam trên tinh thần ý
nghĩa của nó.
Hồ Chí Minh học trò trung thành, kiệt xuất của Mác, Enghen, Lênin. Người là lãnh tụ vĩ đại
của nhân dân Việt Nam, của nhân loại tiến bộ, của phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc
tế. Tư tưởng và cuộc đời của Người mãi tỏa sáng soi con đường cách mạng Việt Nam tới CNXH và
CNCS.
17
Sách đã dẫn - Tr 239
18
Sách đã dẫn - Tr 303, 318.
19
Hồ Chí Minh - Di chúc - BCHTWĐCSVN - 1989 - Tr 27,42.
20
Lênin ton tập - Nxb Tin bộ - Mát cơva - Tập 39 - Tr 458.
4