Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tâm Lí Học Đại Cương.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.42 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ
MƠN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI 10:
Trí nhớ: khái niệm, các q trình, phân loại.
Phương pháp rèn luyện trí nhớ

Họ và tên: Lê Thị Mai Lê
MSSV: 452751
Lớp : N05.TL1
Hà Nội, 2021

1


Mục lục
A.

Phần

mở

đầu…………………………………………………………........3
B.

Phần

nội


dung……………………………………………………………..3
I.

Trí

nhớ……………………………………………………………………...3
1.

Khái

niệm…………………………………………………………………...3
2.

Các

q

trình

nhớ…………………………………………………………...4
3.

Phân

loại

trí

nhớ…………………………………………………………….6
II. Phương pháp rèn luyện trí nhớ………………………………………….8

III.

Liên

hệ

bản

thân………………………………………………………..13
C.

Phần

kết

luận.............................................................................................13
D.

Danh

mục

tài

khảo...................................................................14

liệu

tham



A.

Phần mở đầu
Con người sống trong xã hội vì vậy luôn nhận thức được thế giới quan

và bản thân, từ đó khơng ngừng cải tạo thế giới khác thơng qua việc bày tỏ
thái độ, tình cảm hành động của mình. Tuy nhiên để cải tạo thế giới khác
quan mỗi người trong số chúng ta đều phải tự tích lũy kinh nghiệm hiểu biết
về các lĩnh vực khác nhau rồi mới có thể áp dụng vào thực tiễn. Và để có
nhận thức cao hơn là tích lũy tri thức kinh nghiệm và cải tạo thế giới mỗi
người cần có cơng cụ để thực hiện điều này, một trong số đó là trí nhớ. Trí
nhớ là một khái niệm khơng xa lạ và vô cùng quan trọng đối với chúng ta
hằng ngày. Khơng có trí nhớ thì chúng ta sẽ khơng biết được bản thân mình là
ai, mình có những mối quan hệ nào, mình đang làm gì. Nhưng khơng phải ai
cũng có một trí nhớ tốt. Vậy, trí nhớ là gì,vai trị của nó đối với hoạt động nói
chung và học tập nói riêng như thế nào, các biện pháp chống qn và rèn
luyện trí nhớ ra sao sẽ được trình bày ngay trong đề tài mà em chọn nghiên
cứu trong bài tiểu luận này: “Tri nhớ: khái niệm, các quá trình và phân loại.
Phương pháp rèn luyện trí nhớ”. Bài làm cịn nhiều thiếu sót rất mong thầy cơ
và các bạn thầy cơ và các bạn đóng góp ý kiến để bài hoàn thiện hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.


B.
I.

Phần nội dung
Trí nhớ


1.

Khái niệm

Trí nhớ là q trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất
hiện lại những gì cá nhận thu nhận được trong hoạt động sống của mình.
Cũng như cảm giác và tri giác, tri nhớ là một quá trình phản ánh, song
cảm giác và tri giác phản ánh những hiện tượng và sự vật đang trực tiếp tác
động vào các giác quan ta, cịn trí nhớ phản ánh tồn bộ vốn kinh nghiệm của
con người, bao gồm những hình ảnh mà con người ta tri giác trước đây,
những ý nghĩ, những rung cảm mà con người ta đã trải nghiệm, những hoạt
động, hành vi của con người đã diễn ra trước đây. Và để lại dấu vết trong trí
nhớ dưới dạng các hình ảnh nhất định, các hình ảnh này được gọi là biểu
tượng.
Trí nhớ phụ thuộc vào các yếu tố: nội dug, tính chất của tài liệu cần nhớ,
giới tính, lứa tuổi, sinh lý thần kinh, kiểu nhân cách, sức khỏe, phương pháp
nhớ.
2.

Các q trình nhớ
Trí nhớ bao gồm nhiều quá trình: ghi nhớ ( tạo vết), quá trình giữ gìn

( củng cố vết), tái hiện ( từ những dấu vết làm sống lại những hình ảnh) và
qn ( khơng tái hiện được)
2.1 Quá trình nhớ
Ghi nhớ là quá trình đầu tiên của hoạt động nhớ. Đó là q trình tiếp
nhận các hình ảnh, ấn tượng, xuất hiện trong ý thức dưới tác động của sự vật,
hiện tượng trong quá trình cảm giác, tri giác. Theo quan điểm sinh lý học, ghi
nhớ là quá trình hình thành, củng cố các dấu vết xuất hiện trong vỏ não.
Căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia ghi nhớ thành ghi nhớ khơng

chủ định và ghi nhớ có chủ định.


Ghi nhớ khơng chủ định là ghi nhớ khơng có mục đích chuyên biệt cụ
thể. Ghi nhớ dường như mang tính chất ngẫu nhiên, tự phát khơng cần có sự
nỗ lực ý chí và hành động. Ghi nhớ khơng chủ định phụ thuộ cào tầm quan
trọng, ý nghĩa của tài liệu, nhu cầu, hứng thú, động cơ.
Ghi nhớ có chủ định là q trình ghi nhớ tn theo mục đích chuyên biệt,
cụ thể, rõ ràng và bao giờ cũng có nỗ lực ý chí và sự tham gia của các hành
động nhất định. Chất lượng, hiệu quả ghi nhớ có chủ định phụ thuộc vào các
yếu tố: mục đích ghi nhớ, nhu cầu, động cơ tương ứng, các biện pháp, thủ
thuật nhớ.
Thơng thường người ta thường chia ghi nhớ có chủ định ra thành hai
cách ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
- Ghi nhớ máy móc là loại nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một các
giản đơn, không cần hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của tài liệu.
- Ghi nhớ ý nghĩa là loại nhớ dựa trên sự thông hiểu, nội dung, ý nghĩa bản
chất của vấn đề cần nhớ, những mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu
đó.
2.2 Q trình giữ gìn
Giữ gìn là q trình duy trì, lưu giữ các nội dung đã được ghi nhớ trong
đầu óc. Theo quan niệm sinh học, nó là q trình giữ lại những dấu vết trong
vỏ não.
Có hai loại giữ gìn đó là giữ gìn tích cực và giữ gìn tiêu cực:
- Giữ gìn tích cực: Là giữ gìn bằng cách nhớ lại trong óc tài liệu đã ghi nhớ,
khơng cần tri giác tài liệu đó.
- Giữ gìn tiêu cực: Là sự giữ gìn dựa trên sự tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần
một cách đơn giản, thụ động tài liệu cần ghi nhớ.
2.3 Quá trình tái hiện



Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp đi lặp lại.
Ví dụ: ta đã gặp một người bạn từ rất lâu và bây giờ gặp lại người đó thì ra
vẫn biết ngay là người quen.
Nhớ lại là hình thức tái hiện mà ngay lúc đó sự tri giác lại đối tượng
khơng diễn ra. Ví dụ: bạn là người đã xa quê hương đã lâu và có dịp về thăm
quê nơi đã để lại biết bao kỉ niệm, bạn sẽ thấy con đường, cánh đồng, ngơi
nhà sẽ làm sống lại trong trí nhớ của bạn những kỉ niệm vô cùng thân thương.
Hồi tưởng là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ
thuộc vào chỗ nội dung của nhiệm vụ tái hiện được cá nhân ý thức rõ ràng
chính xác đến mức nào.
2.4 Quá trình quên
Quên là biểu hiện của sự không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước
đây vào thời điểm nhất định. Nhớ và quên là hai mặt trái ngược nhau của trí
nhớ.
Q trình qn thường biểu hiện ở hai mức độ: quên hoàn toàn và qn
tạm thời.
Qn hồn tồn là mức độ mà dù có những kích thích tương tự như cũ,
dù sự vật, hiện tượng đã được tri giác trước đây đang trực tiếp tác động vào
các giác quan, song vẫn không nhận lại hay nhớ lại được.
Quên tạm thời là mức độ mà không thể nhận lại hoặc nhớ lại sự vật, hiện
tượng trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng sau đó, trong những điều
kiện nhất định vẫn có thể tái hiện được.
3.

Phân loại trí nhớ

3.1 Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ hình ảnh là loại trí nhớ được hình thành dựa trên những biểu
tượng về các sự vật, các đối tượng cụ thể như: một con người, một phong



cảnh thiên nhiên một vật thể, bản vẽ, phim ảnh, âm thanh mùi vị,… Tùy theo
đối tượng ghi nhớ phụ thuộc vào giác quan phân tích nào (mắt, tai, mũi, lưỡi,
da…) mà người ta phân biệt các loại trí nhớ hình ảnh theo thể trạng việc ghi
nhớ một đối tượng, con người phải sử dụng cùng lúc nhiều giác quan phân
tích.
3.2 Trí nhớ vận động
Trí nhớ vận động là loại trí nhớ phản ánh những cử động và những hệ
khơng cử động. Ý nghĩa to lớn của trí nhớ vận động chính là chỗ nó là cơ sở
để hình thành các kĩ năng kĩ xảo vận động ( lái xe, đánh đàn, viết lách..)
3.3 Trí nhớ từ ngữ logic
Loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩa, quan điểm, tư tưởng của con
người. Ý nghĩa, tư tưởng, quan điểm đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ. Nội
dung này sẽ không tồn tại nếu như khơng có ngơn ngữ để biểu hiện. Chúng ta
nhớ nội dung đó cũng là qua ngơn ngữ, vì vậy người ta gọi loại trí nhớ này là
trí nhớ từ ngữ - logic. Đây là trí nhớ đặc trưng cho con người, ở con vật
khơng có. Loại trí nhớ này trở thành chủ đạo vì nó thể hiện trong tất cả các
loại trí nhớ khác và giữ vai trò chủ yếu trong việc lĩnh hội mọi tri thức và tích
lũy mọi kinh nghiệm của con người.
3.4 Trí nhớ cảm xúc
Trí nhớ cảm xúc là tri nhớ về cảm xúc, tình cảm đã diễn ra trong một
hoạt động trước đây. Những cảm xúc nảy sinh và giữ lại trong trí nhớ, tùy
theo tính chất của nó, có thể thúc đẩy những hành động tích cực của con
người hoặc ngược lại. Ví dụ: khi ghi nhớ hay nhớ lại vấn đề liên quan đến
tình cảm, hứng thú, nhu cầu, niềm tin thì người ta cũng thường biểu thị những
cảm xúc, tình cảm tương ứng ( vui vẻ, bực tức, cảm động, đau xót, phấn
khởi,...).
3.5 Trí nhớ khơng chủ định



Trí nhớ khơng có chủ định là trí nhớ khơng có mục đích ghi nhớ, giữ gìn
và tái hiện tài liệu. Trí nhớ này có trước trong đời sống cá nhân.
3.6 Trí nhớ có chủ định
Trí nhớ có chủ định là trí nhớ có mục đích khi ghi nhớ, giữ gìn và tái
hiện cái gì đó. Trong loại trí nhớ này người ta dùng các biện pháp kĩ thuật để
ghi nhớ.
3.7 Trí nhớ ngắn hạn
Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ diễn ra ngắn ngủi, chốc lát, nhất thời.
3.8 Trí nhớ dài hạn
Trí nhớ dài hạn là loại trí nhớ mà khả năng ghi nhớ, giữ gìn thơng tin lâu
bền trên cơ sở thường xuyên nhắc lại và tai hiện nó.
II.

Phương pháp rèn luyện trí nhớ
Mỗi người có một cấu trúc một bộ não khác nhau vì vậy cũng có cơ chế
khác nhau. Do đó mỗi người cần có cách rèn luyện trí nhớ thích hợp để nâng
cao khả năng của mình. Để nâng cao khả năng ghi nhớ bạn có thể áp dụng
một số phương pháp sau:
- Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê
trong cơng việc.
Trí nhớ có thể ghi lại tốt hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào sự tập
trung , chú ý của bạn. Dù trong học tập đang làm việc hãy cố gắng tập trung
chú ý một cách cao nhất có thể vào cơng việc đang thực hiện và hạn chế xao
nhãng vào những công việc khác không cần thiết. Việc bạn mất đi tập trung
trong cơng việc sẽ làm gián đoạn q trình ghi nhận, tích lũy kiến thức dẫn
đến làm giảm khả năng ghi nhớ. Đồng thời việc tạo cho mình niêm say mê và
hứng thú với cơng việc khiến nó thực sự cuốn hút sẽ giúp sự tập trung của bạn
vào cơng việc đó được đẩy lên cao độ dẫn đến tăng khả năng trí nhớ. Ví dụ,
để tăng tính say mê, cuốn hút của công việc cũng như tăng việc tập trung, bạn



nên đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định. Tiếp đó bạn nên tập trung hết
khả năng của mình để hoàn thành hết mục tiêu đề ra. Chắc chắn bạn sẽ trở
trành người có khả năng ghi nhớ tốt và sẽ luôn thành công đạt được mục tiêu
mong muốn.
- Phối hợp tất cả các giác quan, vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm vào quá
trình ghi nhớ.
Trong học tập cũng như lao động, chúng ta thường nhớ về những vấn đề
mà chúng ta hiểu rõ, có nhiều thơng tin. Nếu bạn chỉ biết thoáng qua sơ sai
một vấn đề nào đó, bạn sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, không biết chắc chắn là
đúng hay sai, khiến bạn nhanh chóng qn điều đó đi vì bạn khơng thể đạt
được mục đích trong cơng việc. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta cần tìm
hiểu kĩ vê nó, thu nhập các tư liệu có liên quan làm cho kiến thức về vấn đề
đó nhiều hơn, sâu sắc hơn giúp ta dễ ghi nhớ hơn. Kết hợp với sự hiểu biết và
kinh nghiệm chúng ta cần phải biết cách phối hợp các giác quan một cách
nhịp nhàng qua cách học tập đa giác quan. Ví dụ, trong việc nấu ăn chúng ta
cần có sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau như thị giác, vị giác, khứu
giác, xúc giác. Việc kết hợp hài hòa các giác quan sẽ đem lại khả năng ghi
nhớ cao, từ đó hồn thành tốt công việc cần làm.
- Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, tưởng tượng, màu sắc, âm
điệu.
Việc sử dụng hài hịa các ngun tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm
điệu làm nổi bật sự việc, tạo ra những hình ảnh sống động tác động vào các
giác quan nhờ vậy chúng không thể quên được.
Các nghiên cứu cho rằng não bộ hoạt động theo hình ảnh. Một trong
những nhà nghiên cứu hàng đầu về não người là Buzan đã cho rằng có nhiều
cách cải thiện trí nhớ của con người, nhưng nói chung là nên lịch sử dụng tính
liên tưởng. Bạn hãy làm quen với việc dùng trí liên tưởng của bạn liên kết
những hình ảnh bạn yêu thích , quan tâm hay tạo ấn tượng với bạn. Chính vì



trí nhớ con người có khả năng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ nên đây được xem là
phương pháp khá hệu quả cho việc tăng cường khả năng ghi nhớ. Việc
chuyển kiến thức thành hình ảnh, làm cho chúng càng sống động càng nổi bật
thì bộ não càng dễ ghi nhớ.
Biết tạo mối liên kết giữa các việc cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo ra
một mục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm lại
thơng tin.
Chúng ta thường hay nhớ đến những sự việc do tưởng tượng ra, đặc biệt
là những sự việc tạo ra cảm xúc mạnh mẽ như lo sợ, hạnh phúc, giận dữ, yêu
thương, đau đớn,… Do đó, chúng ra nên dùng nhiều giác quan để tưởng
tượng có thể tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ này.
Âm điệu cũng làm tăng khả năng nhớ lại thơng tin vì âm điệu kích hoạt
bán cầu não phải, bán cầu mà thường bị bỏ quên khi chúng ta học tập. Chúng
ta có thể sử dụng âm điệu trong học tập bằng cách bật nhạc trong lúc học tạo
ra những âm điệu riêng biệt cho thông tin cần nhớ.
- Sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lí.
Tùy theo cơ địa, sinh lí, thói quen, tình trạng sức khỏe mà chúng ta cần
sắp xếp thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lí. Bạn nên tự lập cho mình một thời
gian biểu hợp lí giữa hoạt động và nghỉ ngơi, việc này sẽ giúp tăng khả năng
ghi nhớ. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong bất kỳ một khoảng thời gian học
tập nào cũng có hai đỉn điểm ghi nhớ thơng tin tốt nhất, đó là thời gian lúc bắt
đầu và thời gian sắp kết thúc việc học tập. Vì vậy, thời gian học tập lí tưởng
nhất trong mỗi lần học không nên dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học này nên chia
thành 4 phần nhỏ, mỗi phần dài 25 phút. Giữa mỗi phần chúng ta nghỉ ngơi
khoảng 5 phút. Trong lúc nghỉ ngơi chúng ta nên đứng dậy, làm một vài động
tác thể dục đơn giản, nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng,…
- Phương pháp học một các logic, có trình tự hợp lí



Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự tiếp
nooit cụ thể. Do vậy, muốn nhớ lại tri thức phải đặt chúng vào những hoàn
cảnh nối tiếp cụ thể mà ta tích lũy được.
Một cách để áp đặt trật tự lên các thông tin cho dễ nhớ, dễ thuộc là chia
thành từng nhóm. Chẳng ạn phải liệt kê tên các tỉnh thành phố của Việt Nam
từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và phân theo các vùng như Tây Bắc Bộ,
Đông Bắc Bộ… chứ không nên nhớ một cách lộn xộn, ngẫu nhiên. Không chỉ
sắp xếp chúng một cách logic theo một nhóm cụ thể mà muốn các thông tin
mới nhận được lưu giữ phải được chuyển hóa thành “ngơn ngữ não bộ”, so
sánh với các thơng tin khác trong kí ức. Tiến trình này giúp tạo mối liên kết
giữa con người, vật thể, hình ảnh và ý tưởng có những điểm giống nhau qua
đó tăng khả năng ghi nhớ.
Việc ơn tập diễn ra trong một tời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn tập
đầu tiên nên bắt đầu sau khi học 10 phút ( đây là thời gian khả năng trí nhớ
đạt đến đỉnh điểm). Những lần ôn tiếp theo nên lần lượt diễn ra sau 24 giờ,
một tuần, một tháng, và sau 3 đến 6 tháng. Đó là mốc thời gian ơn tập giúp
cho trí nhớ của chúng ta ln ở đỉnh cao. Các bạn không nên liên tục ôn tập
một loại tài liệu trong thời gian dài. Trong khoảng thời gian đọc sách bạn nên
kết hợp các cử chỉ như thay đổi tư thế, đi lại, nhìn ra xa cho tâm hồn thoải mái
tránh căng thẳng.
- Xóa bớt các thơng tin khơng cần thiết
Bạn đã sử dụng máy tính? Dung lượng máy tính của bạn là bao nhiêu? Cho
dù dung lượng có cao bao nhiêu đi chăng nữa nhưng nó cũng chỉ là con số
hữu hạn. Sau một thời gian sử dụng , bạn liên tục thêm dữ liệu vào máy tính
và đến một lúc nào đó bộ nhớ của bạn sẽ đầy, bạn sẽ không thể thêm dữ liệu
vào máy. Bộ não con người cũng vậy, chỉ thêm được một lượng thơng tin
kiến thức nhất định. Chính vì vậy bạn nên học cách xóa bỏ các thơng tin
khơng có ý nghĩa khơng cần thiết. Việc làm này sẽ làm bạn bớt căng thẳng vì



phải nhớ những thứ khơng cần thiết mà vơ tình khơng cịn chỗ trống để tiếp
thu những kiến thức mới cần thiết
III. Liên hệ bản thân
Mỗi người có một cấu trúc bộ não riêng vì vậy mà có cơ chế ghi nhớ khác
nhau. Do đó mỗi người sẽ có một cách rèn luyện trí nhớ thích hợp sau đây tơi
sẽ chia sẻ cách mà tôi đã lựa chọn để ghi nhớ thật tốt trong hoạt động học tập.
Đầu tiên trong q trình học tập đó là tơi sẽ chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc
trước bài học, đưa ra những câu hỏi vì sao và sẽ tìm hiểu để trả lời. Khi chuẩn
bị bài trước chúng ta sẽ hiểu vấn đề dễ dàng tiếp cận vấn đề. Trong q trình
đó chúng ta nên gạch chân chép lại ý chính, đánh dấu lại những vấn đề chưa
hiểu rõ để lên lớp nhờ thầy cơ bạn bè giải đáp.
Trong q trình lên lớp chúng ta phải tập trung chú ý nghe giảng, phân tán tư
tưởng sẽ làm cho chúng ta giảm khả năng ghi nhớ. Tiếp đó chúng ta sẽ phải
ghi bài một cách khoa học, hợp lí, logic dễ đọc dễ hiểu. Những chỗ giáo viên
lưu ý chúng ta sẽ ghi chú lại vì đó là những điểm mấu chốt quan trọng trọng
tâm của bài học.
Khi về nhà chúng ta sẽ lập thành sơ đồ tư duy khái quát hóa lại bài học một
cách ngắn gọn đầy đủ xúc tích. Sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng ta nhớ lâu nhớ dai
hơn rất nhiều. cuối cùng chúng ta sẽ phải lặp đi lặp lại quá trình ghi nhớ bài
học này những thời gian rảnh. Từ đó chắc chắn sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn
rất nhiều
C.

Phần kết luận
Trí nhớ đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, là
điều kiện để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử
dụng kinh nhiệm sống đó tốt hơn trong mọi hoạt động. Nếu khơng có trí
nhớ, chúng ta sẽ sống ra sao? Chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, tức là
chẳng có bất kì một hoạt động nào trong cuộc sống và cũng khơng thể hình

thành nhân cách. Việc rèn luyện trí nhớ là điều vơ cùng quan trọng, nâng
cao trí nhớ khơng phải là điều đơn giản, cần có sự nỗ lực của bản thân.
Việc nghiên cứu khả năng ghi nhớ của con người, các giải pháp để nâng


cao trí nhớ của con người vơ cùng quan trọng, luôn được xã hội quan tâm.
Mỗi bản thân chúng ta nên tìm hiểu cách rèn luyện trú nhớ cho bản thân,
nâng cao trí nhớ bản thân.

D.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội 2019.
2. Tâm lí học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội,1995.
3. Tony Buzan, Làm chủ trí nhớ của bạn, NXB Tổng hợp Hồ Chí Minh,
2009.
4. Thúy Lộc, “7 phương pháp rèn luyện trí nhớ”,
/>5.

/>fbclid=IwAR0Q2a2uiZ7fQE9FGnHe7BOR_CAOWNKiv
4HsmbmrI0o9fzrVzx-ZhtyLDrI




×