Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Nghiên Cứu, Thiết Kế Và Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Phạm Thế Anh

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MƠ
HÌNH NHÀ THƠNG MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Cơ kỹ thuật

HÀ NỘI – 2023



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Phạm Thế Anh

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MƠ
HÌNH NHÀ THƠNG MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Cơ kỹ thuật

Cán bộ hướng dẫn: Bùi Thị Hà
(ký tên)

HÀ NỘI – 2023



TĨM TẮT
Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mơ hình nhà thơng minh
đặt ra trong bối cảnh sự tiến bộ nhanh chóng của cơng nghệ. Trong thời
đại hiện đại, yêu cầu về tính tiện ích và tính tương tác trong ngơi nhà ngày
càng cao. Đồ án này tập trung vào việc phân tích, thiết kế và chế tạo một
mơ hình nhà thơng minh có thể đáp ứng các yếu tố đó.
Trong q trình nghiên cứu, các vấn đề như tự động hóa, an ninh,
điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động được xem xét chi tiết. Đặc biệt,
đề tài nhấn mạnh vào việc áp dụng công nghệ mới, như Internet of Things
(IoT) để tối ưu hóa hiệu suất của nhà thơng minh.
Đề tài sử dụng điện thoại thông minh kết hợp với dụng ứng dụng
Blynk và Voice Control có kết nối Internet để điều khiển những thiết bị như
đèn, quạt thông qua NodeMCU ESP8266 và Arduino UNO R3. Hệ thống có
hiển thị thơng số nhiệt độ, độ ẩm trên LCD và cập nhật các thông số đó
trên ứng dụng giúp người sử dụng dễ giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong
nhà .Về khả năng bảo mật, hệ thống có tính năng mở cửa bằng vân tay và
sử dụng bàn phím để nhập mật mã, cửa sẽ tự động mở khi mật khẩu hoặc
vân tay đúng. Về khả năng giám sát, cảnh báo cháy nổ, hệ thống sẽ phát
ra cảnh báo cho người dùng khi nồng độ khí dễ cháy đạt ngưỡng nguy
hiểm.
Từ khóa: IoT, Blynk, Voice Control.


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cám ơn ban giám hiệu nhà trường
cùng tất cả thầy cô giảng viên đã tận tình dạy và giúp đỡ em trong
quá trình học tập, rèn luyện để trở thành người có ích trong xã hội.
Trong quá trình làm đồ án này em xin được gửi lời cám ơn sâu
sắc đến thầy cô trong Trung tâm vũ trụ Việt Nam, đặc biệt là cơ Bùi
Thị Hà và thầy Lê Thế Sốt đã hết lịng giúp đỡ em trong q trình

tìm kiếm, xây dựng đề tài tốt nghiệp và tiếp cận thực tế.
Cũng qua lời cám ơn này mình xin được gửi đến các bạn cùng
khóa với mình là Trần Tiến Dũng, Vũ Đình Hiệu, Vũ Thùy Linh đã giúp
đỡ mình trong lúc khó khăn và tìm kiếm tài liệu.
Một lần nữa xin cám ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đồ án này là cơng trình nghiên cứu của riêng em và được sự
hướng dẫn của cô Bùi Thị Hà – giảng viên Trường Đại học Công Nghệ - Đại học quốc
gia Hà Nội. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực, không sao
chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các nguồn trích
dẫn có chú thích rõ ràng, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, website.
Em xin chân thành chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Sinh viên

Phạm Thế Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN.....................................................................3
1.1.SƠ LƯỢC VỀ NHÀ THƠNG MINH.................................................3
1.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ THƠNG MINH TRÊN THẾ GIỚI........4
1.2.1.Sự bùng nổ của cơng nghệ nhà thơng minh.........................4
1.2.2.Xu hướng tương lai...............................................................5
1.3.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ THƠNG MINH TẠI VIỆT NAM..........6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................8
2.1.ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ..............................................................8

2.2.GIẢI PHÁP THIẾT KẾ....................................................................8
2.2.1.Hệ thống tổng quát...............................................................8
2.2.2.Nguyên lý hoạt động............................................................9
2.3.LỰA CHỌN LINH KIỆN...............................................................10
2.3.1.Hệ thống cửa ra vào...........................................................10
2.3.2.Hệ thống chiếu sáng...........................................................15
2.3.3.Hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm..............................................17
2.3.4.Hệ thống cảnh báo cháy nổ................................................19
2.3.5.Nguồn nuôi.........................................................................20
2.4.NGUYÊN LÝ VÀ THƠNG SỐ CÁC LINH KIỆN CHÍNH TRONG MƠ
HÌNH...............................................................................................21
2.4.1.Arduino UNO R3..................................................................21
2.4.2.Module wifi ESP8266...........................................................27
2.4.3.Cảm biến vân tay R305......................................................30
2.4.4.Màn hình LCD và giao tiếp I2C............................................32
2.4.5.Bàn phím ma trận 4x4........................................................34
2.4.6.Module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11..........................35
2.4.7.Module cảm biến khí MQ-2.................................................36


2.4.8.Động cơ servo MG996G......................................................38
2.4.9.Module relay.......................................................................39
2.4.10.Nguồn tổ ong 5V 10 A.......................................................40
CHƯƠNG 3.THIẾT KẾ.........................................................................41
3.1.YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG.........................................................41
3.2.THIẾT KẾ HỆ THỐNG CỬA RA VÀO............................................42
3.2.THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG............................................44
3.3.THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐO NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM.............................46
3.4.THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH BÁO CHÁY.....................................48
3.5.ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA THƠNG QUA BLYNK.....................50

3.5.1.Tìm hiểu về Blynk...............................................................51
3.5.2.Cài đặt và kết nối................................................................52
3.5.3.Giao diện app.....................................................................54
3.6.ĐIỀU KHIỂN BẰNG GIỌNG NÓI VỚI MIT APP INVENTOR............56
3.6.1.Sơ lược về MIT App Inventor...............................................56
3.6.2. Đăng nhập và tạo dự án....................................................57
3.6.3.Thiết kế app........................................................................59
CHƯƠNG 4.THI CƠNG HỆ THỐNG.....................................................64
4.1.CHUẨN BỊ..................................................................................64
4.2.PHẦN MỀM................................................................................65
4.2.1.Arduino IDE.........................................................................65
4.2.2.Fritzing................................................................................66
4.3.LẮP RÁP MƠ HÌNH.....................................................................68
CHƯƠNG 5.KẾT QUẢ, ĐÁNH GIÁ.......................................................71
5.1.KẾT QUẢ...................................................................................71
5.2.ĐÁNH GIÁ.................................................................................72
KẾT LUẬN..........................................................................................74
PHỤ LỤC............................................................................................75


PHỤ LỤC 1.CODE CHƯƠNG TRÌNH ARDUINO UNO R3....................75
PHỤ LỤC 2.CODE CHƯƠNG TRÌNH CHO ESP8266..........................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................95


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Bảng so sánh module điều khiển thông dụng
Bảng 2.2.Thông số của Arduino UNO R3
Bảng 2.3.Bảng thông số kĩ thuật của
ATmega328(Nguồn:wikipedia.org)

Bảng 2.4.Thông số kỹ thuật ESP8266
Bảng 2.5.Mức độ ưu tiên sử dụng các chân GPIO
Bảng 2.6.Thông số kĩ thuật cảm biến R305
Bảng 2.7.Các chân cảm biến R305
Bảng 2.8.Chức năng các chân của LCD 1602
Bảng 4.1.Bảng giá các linh kiện chính trong mơ hình


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.Nhà thơng minh
Hình 1.2.Internet of things
Hình 1.3.Tích hợp thêm robot và AI
Hình 1.4.Hệ thống nhà thơng minh của Vsmart
Hình 2.1.Sơ đồ tổng quát hệ thống
Hình 2.2.Arduino UNO R3
Hình 2.3.Cảm biến vân tay R305(Nguồn:nshop.com)
Hình 2.4.Bàn phím ma trận 4x4
Hình 2.5.Động cơ servo MG 996R(Nguồn:electronicoscaldas.com)
Hình 2.6.Màn hình LCD 1604(Nguồn:storelinhkien.com)
Hình 2.7.Module I2C cho LCD(Nguồn:nshopvn.com)
Hình 2.8.Module NodeMCU ESP8266(Nguồn:nshopvn.com)
Hình 2.9.Module Relay Mini 2 Kênh 5V10A
BLK(Nguồn:banlinhkien.com)
Hình 2.10.Module Relay Mini 1 Kênh 5V10A
BLK(Nguồn:banlinhkien.com)
Hình 2.11.Bóng đèn
Hình 2.12.Cảm biến DHT11(Nguồn:nshopvn.com)
Hình 2.13.Màn hình LCD 1602(Nguồn:chotroihn.vn)
Hình 2.14. Động cơ DC 5V(Nguồn:banlinhkien.com)
Hình 2.15.Cánh quạt gắn động cơ DC 5V

Hình 2.16.Cảm biến khí MQ-2(Nguồn:mecsu.vn)
Hình 2.17.Cịi TMB12A05(Nguồn:cungcaplinhkien.vn)
Hình 2.18.Nguồn tổ ong 5V 10A (Nguồn:chotroihn.vn)


Hình 2.19.Hình ảnh và các chức năng của Arduino UNO
R3(Nguồn:arduino.com)
Hình 2.20.Kích thước của Arduino UNO R3
Hình 2.21.Sơ đồ chân của ATmega328(Nguồn:atmel.com)
Hình 2.22.Sơ đồ chân Arduino UNO R3
Hình 2.23.Sơ đồ chân ESP 8266(Nguồn:arduinokit.vn)
Hình 2.24.Kích thước cảm biến R305
Hình 2.25.Sơ đồ mạch cảm biến R305(Nguồn:nshopvn.com)
Hình 2.26.Sơ đồ chân của LCD 1602
Hình 2.27.Sơ đồ chân của module I2C
Hình 2.28.Kết nối LCD và module I2C
Hình 2.29.Sơ đồ chân bàn phím(Nguồn:hshop.vn)
Hình 2.30.Sơ đồ chân cảm biến DHT11 và module(Nguồn: mecsu.vn)
Hình 2.31.Sơ đồ kết nối DHT11 với vi xử lý
Hình 2.32.Sơ dồ mạch của module cảm biến MQ-2(Nguồn:
nshopvn.com)
Hình 2.33.Kích thước của động cơ servo MG996R
Hình 2.34.Sơ đồ chân động cơ servo MG996R
Hình 2.35.Sơ đồ chân module relay
Hình 2.36.Các chân của nguồn tổ ong
Hình 3.1.Mơ hình hệ thống cửa ra vào
Hình 3.2.Lưu đồ thuật tốn hệ thống cửa ra vào
Hình 3.3.Sơ đồ nguyên lý hệ thống cửa ra vào
Hình 3.4.Mơ hình hệ thống chiếu sáng
Hình 3.5.Lưu đồ thuật toán hệ thống chiếu sáng



Hình 3.6.Sơ đồ ngun lý hệ thống chiếu sáng
Hình 3.7.Mơ hình hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm
Hình 3.8.Lưu đồ thuật tốn hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm
Hình 3.9.Sơ đồ nguyên lý hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm
Hình 3.10.Lưu đồ thuật tốn hệ thống cảnh báo cháy
Hình 3.11.Mơ hình hệ thống cảnh báo cháy
Hình 3.12.Sơ đồ nguyên lý hệ thống cảnh báo cháy
Hình 3.13.Blynk IoT
Hình 3.14.Mơ tả cách hoạt động của blynk
Hình 3.15.Các bước tạo 1 project mới
Hình 3.16.Thêm các widget, tạo cấu hình
Hình 3.17.Thêm thư viện Blynk cho Arduino IDE
Hình 3.18.Lấy mã TEAMPLACE
Hình 3.19.Giao diện app Blynk trên điện thoại
Hình 3.20.Giao diện điều khiển trên Web
Hình 3.21.MIT App Inventor
Hình 3.22.Đăng nhập App Inventor
Hình 3.23.Tạo project
Hình 3.24.Giao diện làm việc App Inventor
Hình 3.25.Khu vực lập trình của App Inventor
Hình 3.26.Thiết kế giao diện app điều khiển giọng nói trên web
Hình 3.27.Code trong app điều khiển giọng nói
Hình 3.28.Giao diện app Voice_Control trên điện thoại
Hình 3.29.Lưu đồ thuật tốn điều khiển giọng nói
Hình 4.1.Một vài vật dụng trong q trình chế tạo mơ hình


Hình 4.2.Phần mềm Arduino IDE

Hình 4.3.Giao diện phần mềm
Hình 4.4.Phần mềm Fritzing
Hình 4.5.Giao diện phần mềm Fritzing
Hình 4.6.Tìm kiếm linh kiện cho Fritzing
Hình 4.7.Thanh linh kiện trong Fritzing
Hình 4.8.Khung mơ hình
Hình 4.9.Sơ đồ đấu nối hệ thống cửa ra vào
Hình 4.10.Sơ đồ đấu nối hệ thống chiếu sáng
Hình 4.11.Sơ đồ đấu nối hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm
Hình 4.12.Sơ đồ đấu nối hệ thống cảnh báo cháy
Hình 4.13.Hình ảnh mơ hình từ phía trên sau khi lắp ráp
Hình 5.1.Giao diện cửa ra vào mơ hình
Hình 5.2.Màn hình hiển thị thơng số đo
Hình 5.3.Các app điều khiển trên điện thoại
Hình 5.4.Mơ hình hồn thiện sau khi bật hết thiết bị


MỞ ĐẦU
Ngày nay sự bùng nổ của internet, công nghệ thông tin, điện tử
ứng dụng,… đã và đang thay đổi cách làm việc, cách giải trí và cách
sống của chúng ta. Các thiết bị tự động hóa đã ngày càng trở nên
phổ biến và quen thuộc với mọi người. Một trong những ví dụ điển
hình nhất chính là những ngơi nhà thơng minh hay cịn được gọi là
Smarthome.
Qua báo chí và các phương tiện truyền thơng trên Internet, ta có
thể thấy rất nhiều những ngôi nhà thông minh đã ra đời với các tính
năng ưu việt và đem lại trải nghiệm cực kỳ tiện ích cho người dùng.
Là một sinh viên trường Đại học Công nghệ-ĐHQGHN, với những kiến
thức đã học cùng với mong muốn thiết kế một ngôi nhà có thể điều
khiển giám sát dễ dàng, phục vụ nhu cầu đời sống thường ngày, em

đã chọn đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mơ hình nhà thơng
minh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Dựa trên những kiến thức sơ bộ sau khi tìm hiểu về hệ thống nhà
thông minh và giới hạn đề tài đồ án, kết hợp với khả năng của bản
thân, em xin được triển khai nghiên cứu và thiết kế một mơ hình nhà
thơng minh hồn chỉnh với các tính năng chính như sau:
• Hệ thống cửa ra vào
• Hệ thống chiếu sáng
• Hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm
• Hệ thống cảnh báo cháy nổ
Mục tiêu đề tài là thiết kế và thi cơng mơ hình điều khiển các
thiết bị điện trong nhà như đèn, quạt, … qua app trên điện thoại có
kết nối Internet. Các tín hiệu của hệ thống được gửi lên Sever làm
nơi lưu trữ dữ liệu và giao tiếp với vi điều khiển. Các thông số từ cảm
biến sẽ được hiển thị trên LCD và trên app. Hệ thống sử dụng vân
tay và Password để mở cửa ra vào, có chức năng cảnh báo cháy, báo
khí gas qua điện thoại để giám sát sự an toàn trong nhà.

1


Em đã thực hiện nghiên cứu những nội dung sau để có thể hồn
thành được mơ hình đồ án:
• Nghiên cứu tổng quan về Arduino, ngơn ngữ lập trình C++,
UART, I2C.
• Nghiên cứu về NodeMCU ESP8266, Arduino UNO, Blynk, MIT
App inventor, LCD 16x2, Keypad, Servo, các loại cảm biến.
• Viết chương trình điều khiển cho Arduino UNO, NodeMCU
ESP8266.
• Thiết kế và lắp ráp mơ hình.

• Chạy thử nghiệm hệ thống.
• Chỉnh sửa các lỗi phát sinh.
• Báo cáo đề tài tốt nghiệp.

2


CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1.SƠ LƯỢC VỀ NHÀ THÔNG MINH
Trong quá khứ, ngôi nhà thường chỉ được coi là nơi để sống và
làm việc. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và sự kết nối
tồn cầu, ngơi nhà trở thành một phần của cuộc sống số hóa. Nó
khơng chỉ đơn giản là một cấu trúc vật lý mà còn là một môi trường
thông minh và linh hoạt, tương tác với chúng ta và xác định cách
chúng ta trải nghiệm thế giới.

Hình 1.1.Nhà thơng minh (Nguồn:Internet)
Nhà thơng minh thay đổi cách chúng ta tương tác với ngơi nhà
của chính mình và đưa ra nhiều cơ hội mới. Nó có những tính năng
vơ cùng nổi bật:
• Tích hợp: Khi các thiết bị và hệ thống trong ngơi nhà có khả
năng tương tác và làm việc cùng nhau, chúng ta có thể tối ưu hóa
trải nghiệm của mình. Ví dụ, khi bạn rời khỏi nhà, hệ thống có thể tự
động tắt đèn, điều chỉnh nhiệt độ và kích hoạt hệ thống an ninh.
• Tự Động Hóa: Nhà thơng minh cho phép tự động hóa nhiều tác
vụ hàng ngày. Điều này bao gồm việc mở rèm cửa theo thời gian, tự
động tưới cây, và thậm chí là việc đặt lịch nấu ăn cho bữa tối.
• Tiện Lợi: Bạn có thể điều khiển các thiết bị trong ngôi nhà từ
xa bằng điện thoại di động hoặc trí tuệ nhân tạo, tạo sự thuận tiện
và linh hoạt.


3


• Tiết Kiệm Năng Lượng: Nhà thông minh giúp quản lý năng
lượng một cách hiệu quả hơn thông qua việc tự động tắt các thiết bị
không cần thiết và theo dõi sử dụng năng lượng.
• An Tồn: Hệ thống an ninh thông minh cho phép bạn theo dõi
ngôi nhà từ xa và nhận cảnh báo về các sự kiện bất thường.
Với một chiếc điện thoại ở bất kỳ đâu được nối mạng Internet,
người dùng có thể điều khiển các thiết bị ở trong nhà của mình như
bật nồi cơm điện, bật điều hịa, vận hành máy giặt, kiểm tra tình
trạng an ninh. Hiện nay hầu hết các căn hộ và tịa nhà đều có sẵn
mạng Internet việc triển khai các bộ điều khiển sẽ không yêu cầu
phải lắp đặt mới đường truyền hay phần cứng phức tạp.
Sự phát triển của nhà thông minh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc
sống cá nhân mà cịn định hình lại cách chúng ta xem xét về ngành
công nghiệp. Các doanh nghiệp đang cạnh tranh để phát triển các
giải pháp thông minh và khám phá tiềm năng mới trong các lĩnh vực
như y tế, giáo dục, và vận tải. Khái niệm nhà thông minh là một sự
đổi mới đầy tiềm năng và hứa hẹn cho tương lai, đang biến ngôi nhà
trở thành một phần quan trọng của cuộc sống số hóa.
1.2.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ THƠNG MINH TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1.Sự bùng nổ của cơng nghệ nhà thơng minh
Quy mơ thị trường tịa nhà thơng minh toàn cầu được định giá
75,89 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ
tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 26,5% từ năm 2023 đến năm
2030[9]. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo ( AI), Internet-of Things (IoT),
Thực tế ảo (VR), điện toán đám mây và phân tích dữ liệu đang thúc
đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này. Hơn nữa, xu hướng làm

việc tại nhà ngày càng tăng khiến việc tương tác giữa con người với
ngôi nhà và nhu cầu giao tiếp thông minh ngày càng nhiều hơn.

4


Hình 1.2.Internet of things (Nguồn:Internet)
Việc sử dụng IoT để quản lý hiệu quả các thiết bị được kết nối
được dự đoán sẽ tạo ra những cơ hội mạnh mẽ cho thị trường nhà
thông minh. Chẳng hạn, vào tháng 3 năm 2023, Siemens, nhà cung
cấp cơ sở hạ tầng thông minh, đã cơng bố ra mắt giải pháp IoT thơng
minh có tên Connect Box để quản lý các tịa nhà thơng minh.
Connect Box cung cấp một phương pháp thân thiện với người dùng
để giám sát hiệu suất tòa nhà, giúp tối ưu hóa năng lượng và cải
thiện đáng kể chất lượng khơng khí bên trong các tịa nhà vừa và
nhỏ như cửa hàng bán lẻ, trường học, căn hộ và văn phịng nhỏ trong
các dự án thành phố thơng minh.
Hiện tại các quốc gia dẫn đầu về công nghệ nhà thông minh trên
toàn thế giới lọt vào top 5 là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc và
Vương quốc Anh.
1.2.2.Xu hướng tương lai
Những ngôi nhà thông minh sẽ trải qua một sự thay đổi đáng kể
trong thập kỷ tới. Tầm nhìn này bao gồm nhiều kịch bản trong đó các
thiết bị thơng minh khơng chỉ dự đốn nhu cầu của người sử dụng
mà còn tương tác mượt mà với nhau. Đồng thời, sử dụng những tiến
bộ trong Internet of Things và trí tuệ nhân tạo (AI), ngơi nhà thơng
minh sẽ có khả năng linh hoạt, điều chỉnh theo sở thích cá nhân của
chủ nhân, kết hợp nhiều tiện ích khác nhau để tạo ra trải nghiệm độc
đáo. Điều này vượt ra ngoài việc bật và tắt đèn bằng lệnh thoại, tiến
tới việc tích hợp AI vào cốt lõi của hệ thống tự động hóa gia đình.


5


Hình 1.3.Tích hợp thêm robot và AI (Nguồn:Internet)
Robot sẽ đóng một vai trị quan trọng trong việc thiết lập ngơi
nhà tương lai này. Các công ty đang phát triển đồ nội thất robot có
thể biến hình theo u cầu của người dùng, máy hút bụi thông minh
giúp dọn dẹp và thậm chí cả vật ni robot có khả năng tương tác,
đồng hành với con người,… Việc tích hợp robot nhằm mục đích thực
hiện các cơng việc hàng ngày hiệu quả và thuận tiện hơn.
Các ứng dụng liên quan đến sức khỏe cũng sẽ thúc đẩy sự phát
triển của nhà thông minh. Tủ lạnh có gắn camera và cảm biến có thể
đề xuất các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn, tủ thuốc sẽ theo dõi
việc tiêu thụ thuốc và đưa ra nhắc nhở hàng ngày. Cơ sở hạ tầng của
ngôi nhà cũng sẽ tích hợp các cảm biến để xác định các vấn đề như
thiệt hại do nước hoặc sâu bệnh xâm nhập để gửi cảnh báo sớm cho
chủ nhà…
Tóm lại, thập kỷ tới sẽ chứng kiến sự thay đổi đáng kể từ chức
năng nhà thông minh cơ bản sang mạng lưới tương tác toàn diện do
AI điều khiển, hỗ trợ robot và theo dõi sức khỏe.
1.3.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM
10 năm trước tại Việt Nam, xu hướng smart home bắt đầu nổi
lên thông qua việc cung cấp những thiết bị nhỏ cho các gia đình. Cho
đến năm 2015, khi Bkav giới thiệu giải pháp nhà thơng minh của
mình, thì thị trường mới bắt đầu trở nên sôi động.

6




×