Tải bản đầy đủ (.pdf) (382 trang)

Tuyển tập tiểu phẩm báo chí ghế (xuất bản lần thứ ba)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 382 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:

ĐƯỜNG HỒNG MAI
PHẠM NGUYỆT NGA
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
VIỆT HÀ

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBI PH /8- 23/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 420- QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021.
Nộp lưu chiểu: t háng 7 năm 2021.
M ã I SBN: 978- 604- 57- 6893-8.



Biên mục trên xuất bản phẩm
của Th viện Quốc gia Việt Nam


Hữu Thọ
Ghế! : Tiểu phẩm báo chí / Hữu Thọ. - Xuất bản lần
thứ ba. - H : Chính trÞ Qc gia, 2009, 2012. - 380tr. ;
21cm
Phơ lơc: tr. 369-372
ISBN 9786045767092
1. Vấn đề x hội 2. Tiểu phẩm báo chÝ 3. ViÖt Nam
070.449363409597 - dc23
CTF0555p-CIP




LỜI NH

XUẤT BẢN

N

hà báo Hữu Thọ là một cây bút lâu năm,
trải qua nhiều chức trách, nhiệm vụ
khác nhau, song việc mà ơng u thích nhất đó là
viết phóng sự, đặc biệt là phóng sự điều tra về ủng
hộ khốn sản phẩm trong nơng nghiệp.
Cùng với việc viết bình luận, ông chuyên tâm
viết tiểu phẩm báo chí nhằm đưa ra những nhìn
nhận, đánh giá, phản ánh bằng chính kiến của
mình đối với các vấn đề muôn mặt của cuộc sống.
Thông qua các tiểu phẩm báo chí, ơng mong
muốn mọi người hãy cùng nhau đấu tranh, dẹp

bỏ những gì xấu xa, làm cho xã hội ngày càng
đẹp hơn. Bởi theo ông, trong thời kỳ đổi mới, thực
hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực khơng
thể phủ nhận cũng xuất hiện những mặt tiêu
cực, đặc biệt là sự tha hóa về nhân cách của một
bộ phận cán bộ, công chức.
Nhận thấy chủ đề chống tham nhũng, tiêu cực
xã hội luôn luôn là chủ đề “nóng”, thu hút sự quan
tâm của đơng đảo bạn đọc, đồng thời, các bài viết

5


về chủ đề này của nhà báo Hữu Thọ tuy đã trải
qua một khoảng thời gian khá dài nhưng vẫn
hoàn tồn khơng hề cũ, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật tái bản seri các cuốn sách phê
phán các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong xã hội
của nhà báo Hữu Thọ. Ghế là tác phẩm nằm
trong seri sách này.
Với lối viết sâu sắc, dí dỏm, nội dung các tiểu
phẩm trong cuốn sách đưa đến cho người đọc một
món ăn tinh thần gắn với những vấn đề thực tiễn
nóng bỏng của cuộc sống, đóng góp tiếng nói cho
cơng cuộc đấu tranh không khoan nhượng với
những hiện tượng tiêu cực, thói hư tật xấu đang
diễn ra trong xã hội, đặc biệt ở một bộ phận cán
bộ, đảng viên trong các cơ quan công quyền.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 4 năm 2021
NH

6

XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


ĐƠI LỜI CÙNG BẠN ĐỌC

L

úc đầu tơi đặt tên sách dài hơn nhưng
mấy bạn đồng nghiệp đọc xong lại nói:
chỉ nên đặt tên là Ghế!, thế là nghe theo. Sách
là của mọi người, khi bạn bè cảm nhận thấy
thế thì nên theo. Vả lại, Ghế! cũng là sự ám
ảnh xuyên suốt các bài viết trong tập này.
Tất nhiên có ghế cao, ghế thấp nhưng
ghế vẫn là ghế, chỉ đơn giản là chỗ ngồi.
Nhưng không đơn giản chỉ là chỗ ngồi bình
thường mà quan trọng là địa vị xã hội. Từ đó
nảy sinh ra nhiều thứ quyền, từ quyền dạy
bảo, chỉ huy, đe nẹt, xử phạt tới tiền tài, đất
đai, sự ưu ái cho bản thân và cho con cháu
họ hàng... Cho nên người ta ham ghế, sinh
ra nhiều chuyện từ cái ghế. Tất nhiên không
phải mọi người đều quan tâm tới ghế vì cung
bậc giá trị cao thấp của mỗi người là ở trong
lòng dân, trong lòng đồng liêu, đồng nghiệp

nhưng cái ghế vẫn là thứ hấp dẫn với “khơng
ít người”.
7


Có bao nhiêu chuyện từ chỗ ham ghế dẫn
tới những mưu mô mua chuộc, hãm hại nhau
chỉ để tranh ghế, mua ghế!
Có ghế rồi thì có biết bao nhiêu chuyện để
hịng có ghế cao, đã cao rồi cịn muốn cao hơn,
khơng có giới hạn nào của sự ham muốn. Rồi
tìm mọi cách dối trên, lừa dưới, trị người khác
ý, lập phe nhóm để “giữ ghế”.
Và khi đã đến tuổi nghỉ hưu rồi vẫn tìm
mọi cách kéo dài. Khi đã nghỉ việc nhưng vẫn
“nhớ ghế”; đã khơng cịn ghế mà vẫn tưởng
như mình vẫn ngồi trên ghế cao!
Ơi, có bao nhiêu chuyện buồn vui về nhân
cách chung quanh cái ghế đỉnh chung, nói sao
cho hết!
Tác giả

8


Phần thứ nhất

TIỂU PHẨM BÁO CHÍ

9



10


SO VỚI GÌ?

M

uốn đánh giá cái gì, việc gì là cao
hay thấp, là tiến hay lùi thì cũng
phải so sánh. So sánh thì có nhiều cách.
Thơng thường người ta so với mình, cũng là
hợp lý để biết mình tiến hay lùi. Trước đây chỉ
tăng trưởng 2 - 3%, bây giờ đã tăng lên hơn
7%, thế là thăng tiến, tuyệt vời. Nhưng cũng
nên hiểu là vì khởi điểm thấp cho nên lúc đầu
có thể tăng cao, để mà vui mừng vừa phải.
Thế rồi phải so sánh với các chuẩn mực
chung để biết mình đứng ở đâu. Chẳng hạn
thơng thường chỉ số ICOR là ba, tức là ba vốn
thì làm ra một tăng trưởng; bây giờ là gần
năm, thế là tụt lùi. Bên cạnh vốn đầu tư dàn
trải, hao hụt, mất mát, lại cần thông cảm
thấy khi phải mở rộng đầu tư ra vùng sâu,
vùng xa hiệu quả không thể cao, nhưng có thể
giúp cho xóa đói, giảm nghèo, bớt đi sự bất
bình đẳng, để mà đỡ lo.
Nhưng mình tiến thì người ta cũng tiến.
Thu nhập quốc dân thấp thì tăng 7% chưa

11


bằng người ta có thu nhập quốc dân cao chỉ
tăng 2%, vì số tiền bình quân đầu người của
người ta vẫn tăng nhanh hơn ta. Thế thì dù
tăng trưởng cao nhưng vẫn kéo dài sự tụt
hậu so với các nước chung quanh, mục tiêu
chưa đạt.
Cái cách so sánh nào cũng có lý, vì đều cần
phải so sánh để biết mình tiến hay lùi, biết
mình đứng đâu, để vừa phấn khởi vui mừng
vừa thấy trách nhiệm cịn nặng nề, thậm chí
rất nặng nề.
Ngày 12/3/2006

12


ĐÁNH ĐỔI?

N

ăm ngối, có một người làm báo nước
ngồi nêu một loạt câu hỏi có tính giả
thuyết và khơng đưa ra câu trả lời, phát lên
mạng toàn cầu, về sự “đánh đổi”.
Có nên đánh đổi việc phát triển kinh tế tới
mức nào đó với việc ơ nhiễm khơng khí và
nguồn nước?

Có nên đánh đổi việc thu lợi nhuận tới
mức nào đó với mức an tồn xã hội?
Có nên đánh đổi việc thu lợi từ du lịch tới
mức nào đó với sự tàn phá những thắng cảnh vơ
giá?, v.v..
Đọc những dịng đó trên mạng, có nhà báo
nước ta nói rằng: “Đó đều là những câu hỏi rất
lớn của thế giới hiện đại, nhưng lại có phần
trừu tượng. Cái chính là các quốc gia phải tìm
ra những bước đi thích hợp để vừa phát triển
kinh tế vừa giữ gìn và làm phong phú mơi
trường tự nhiên, vừa tăng lợi nhuận vừa giữ
gìn an ninh xã hội, vừa phát triển du lịch vừa
bảo vệ các thắng cảnh!”.
13


Anh bạn tơi nói rất đúng, nhưng có người
lại cho là “anh ấy nói như sách”. Cịn trong
thực tế, mỗi người “ơm” một mảng, họ chỉ biết
thu lợi cho mình, đâu có nghĩ về các mối quan
hệ hài hịa cho sự bền vững đó. Cho nên mới
nảy sinh tai họa!
Ngày 19/3/2006

14


“NỢ HỨA”


T

rên đời này, con người thật nặng nợ.
Mang ơn ai mà chưa có dịp đền đáp
cũng là thứ nợ canh cánh bên lòng. Cao xa
hơn là nghĩa vụ với đời, với nước chưa làm
tròn cũng là sự khắc khoải lương tâm... Đó là
những món nợ lớn trên đời.
Nói nợ nần, có vay có trả, bao giờ cũng là
nỗi lo. Và trong cuộc sống bây giờ lại có thứ
“nợ hứa”. Hứa với ai là hành vi phải làm điều
gì đó cho ai đó, cho tổ chức nào đó về những
điều, những việc mà họ quan tâm. Từ việc
nhỏ như hứa mua quà cho con, cho tới việc
lớn hơn như hứa làm tròn nhiệm vụ, đều là
lời hứa. Người được hứa hẹn luôn luôn mong
đợi. Thế cho nên “nợ hứa” cũng là một thứ nợ
phải trả.
Hứa đầu tư rồi không đầu tư.
Hứa giải quyết rồi không giải quyết.
Và mơ hồ nhất là “hứa nghiên cứu” rồi cũng
khơng nghiên cứu, thậm chí khơng đọc bản
tường trình, do đó khơng trả lời đúng hay sai,
15


đồng ý hay không đồng ý... Kéo dài “ngâm cứu”
hết tháng này đến tháng khác.
Có những người khơng coi lời hứa là sự
ràng buộc, hứa cho qua chuyện rồi quên ngay,

không biết rằng giữ đúng lời hứa cũng là một
phẩm chất của con người biết giữ chữ tín, trở
thành người tin cậy. Cũng không phải tất cả
họ đều là người “hứa hươu, hứa vượn”, mà là
cái tính “quên hứa” đã thành thói quen của
mấy vị lãnh đạo.
Ngày 26/3/2006

16


PHẾ PHẨM

K

hi sản xuất ai cũng muốn làm hàng tốt,
thậm chí tốt nhất để tham gia cạnh
tranh. Nhưng ai cũng biết khơng thể làm một
trăm, một nghìn cái đều tốt cả, cho nên thế nào
cũng có một số sản phẩm chưa đạt yêu cầu.
Thỉnh thoảng chúng tôi mua được một số quần
áo có nhãn mác nổi tiếng để dùng, nhưng cũng
hiểu đó là những sản phẩm có khuyết tật,
khơng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, vì chúng tơi
làm sao mà có đủ tiền để mua các sản phẩm
thật tốt, đủ “tiêu chuẩn châu Âu”... Nói cho
cùng thì đó cũng là phế phẩm của các sản phẩm
xuất khẩu. Ở các công ty nước ngoài, người
quản lý rất nghiêm khắc trong việc sàng lọc các
sản phẩm bị loại, có khi họ phải xé ra, khơng để

lọt các phế phẩm đó ra ngồi xã hội, làm hại
thương hiệu của họ. Nhưng rồi với nhiều mưu
mẹo khác nhau, vẫn có một số phế phẩm lọt ra
ngồi xã hội, với nhãn mác nổi tiếng.
Đó là nói về hàng hóa tiêu dùng. Cịn những
sản phẩm tinh thần, đặc biệt là con người của
17


ngành giáo dục đào tạo, thì cần có cách nhìn
khác. Ai cũng biết, không thể nào cùng học một
trường, một lớp, mà mọi học trị đều có đức, có
tài như nhau. Có người giỏi, tốt; có người ở mức
trung bình cả đức lẫn tài. Nhưng xem ra khơng
thể có hoặc cố gắng không để những người cầm
tấm bằng tốt nghiệp mà vừa dốt, vừa có đạo đức
xấu. Đó là những phế phẩm của ngành giáo
dục. Vì những phế phẩm được dán mác học vị
này nọ thì cịn nguy hại gấp nhiều lần một cái
áo, đôi giày sản xuất không đủ tiêu chuẩn, vì có
thể từ đó họ làm cho mọi người “kính trọng” họ
khơng đúng như những gì họ có, có khi họ cịn
đứng trên bục giảng nói lời giả nhân, giả nghĩa
hoặc truyền cái dốt, cái xấu cho mọi người. Và
có khi họ lại leo lên một bậc thang danh vọng
nào đó làm hại cả một doanh nghiệp, một tổ
chức, thậm chí cả đất nước.
Ngày 02/4/2006

18




×