Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu về tiểu phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.92 KB, 10 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đại học quốc gia Hà Nội
Trờng Đại học khoa học x hội và nhân vănã
Khoa báo chí
---------------
Tiểu luận
Đề tài: NghiÊn cứu về tiểu phẩm báo chí
Giảng viên :
Học viên :
Lớp :

Hà Nội,
1. Vài nét về tiểu phẩm báo chí
Tiểu phẩm theo tiếng Latinh là “Satira”, có nghĩa là trào phúng,
châm biếm, đả kích. Theo Từ điển Tiếng Việt, tiểu phẩm có nghĩa là:
- Bài báo ngắn về vấn đề thời sự có tính chất châm biếm.
- Màn kịch ngắn mang tính chất hài hước, châm biếm hoặc đả
kích.
Theo quan niệm của Bùi Đình Khôi: “Tiểu phẩm là một thể loại
tác phẩm báo chí ngắn gọn, mang tính văn học, được diễn đạt bằng
một ngôn ngữ châm biếm hoặc hài hước về một sự việc có thực, cụ
thể, hoặc khái quát mà thông qua đó tác giả biểu hiện quan điểm của
mình trước những sự việc hoặc hiện tượng đó”.
Từ đó có thể đưa ra khái niệm về tiểu phẩm như sau: Tiểu
phẩm là một thể loại báo chí ở nhóm chính luận - nghệ thuật, mang
tính văn học, được diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc
hài hước về một sự kiện, sự việc, hiện tượng có thực, cụ thể hoặc
khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện,
hiện tượng đó.
Trên thế giới, tiểu phẩm ra đời vào những năm 60 – 70 thế kỉ 18
với sự xuất hiện các bài viết của Nôvicốp và Giecxen trên báo chí


Nga. Vào đầu thế kỉ 19 trên báo chí Pháp xuất hiện những bài viết của
cố đạo Guyliêng Giốp Phroa được nhiều người biết đến.
Ở Việt Nam, theo một số tài liệu nghiên cứu, các dạng trào
phúng và tiểu phẩm bắt đầu xuất hiện trên báo chí vào những năm đầu
thế kỉ 20 với những tờ báo như Đông Dương tạp chí, Đông Tây, Duy
Tân, Phong hoá, Vịt đực, Con ong…Trên những tờ báo này đã xuất
hiện nhiều bài viết có tính châm biếm, hài hước, in những hí hoạ,
biếm hoạ, thậm chí có những tờ báo chuyên in truyện cười với những
tác giả nổi tiếng như Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân
2
Hương..Tuy nhiên, phải đến thời kì Cách mạng dân chủ khi báo chí
tiến bộ và cách mạng có điều kiện phát triển công khai, thể loại tiểu
phẩm mới thực sự phát triển. Cùng với thời gian, tiểu phẩm ngày càng
phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình phát triển của nền báo chí
Việt Nam. Cùng với các thể loại báo chí khác, tiểu phẩm báo chí góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu của đất nứơc: dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Các đặc trưng của tiểu phẩm (có ví dụ minh hoạ).
a. Tính trào phúng.
Theo Bách khoa toàn thư của Liên Xô thì trào phúng là “một
phương pháp nghệ thuật đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó
là một cái gì đó sai lệch, vô lý, không xác đáng ở bên trong (khía
cạnh nội dung) bằng các hình tượng đáng cười, đáng phê phán, chế
nhạo (khía cạnh hình thức).
Trào phúng không chỉ là nét đặc biệt của sáng tác văn học, báo
chí mà còn là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố
của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài
hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng…
những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.
Trào phúng có nghĩa là dung lời nói bóng bẩy, kín đáo để mỉa

mai kẻ khác. Trong tiểu phẩm báo chí, trào phúng gắn liền với phạm
trù mỹ học. Văn trào phúng bao gồm một lĩnh vực rộng lớn với những
âm hưởng và cung bậc khác nhau, từ những mẩu chuyện tiếu lâm, các
vở hài kịch đến những thơ trào phúng, thậm chí cả tiểu thuyết. Đó là
sự bao trùm của tiếng cười trong lĩnh vực văn học và báo chí. Từ lâu,
người ta cũng đã quan tâm đến việc sắp xếp vị trí của trào phúng như
một dạng của tính trữ tình ở khía cạnh bộc lộ quan niệm bên trong
3
của con người. Thời kì Phục hưng quan điểm này bị nghi ngờ khi
đứng trước cả tác phẩm lớn của Xécvantex., Rabơle và đến thế kỉ 19
Hêghen còn cho rằng trào phúng không mang tính sử thi và không
phù hợp với tính trữ tình. Theo L.T. Timopheep thì trào phúng là
phương diện đặc biệt của sang tác văn học, gần gũi với trữ tình sử thi
và kịch trong trường hợp cụ thể.
Trào phúng là cái giễu cợt, hài hước, vạch ra cái lố bịch, kì khôi
để răn đời nên tính hài của nó được biểu hiện bằng tiếng cười trào
lộng. Đối tượng của tiếng cười là các hành vi, bản chất xấu xa của
một cá nhân hay một tầng lớp, thậm chí một giai cấp nào đó trong xã
hội, chẳng hạn:
“…Bao giờ chạch đẻ trứng ra
Ba ông tham nhũng ra toà hầu dân
Bao giờ voi đẻ bằng chân
Ông tham nhũng khỏi sa chân vào cùm…”
Độc giả bật cười – đó cũng chính là đặc điểm nổi bật của trào
phúng. Tính gây cười đặc biệt này chính là công cụ quan trọng để đả
kích cái xấu còn tồn tại trong xã hội. Đồng thời nó cũng là thang
thuốc bổ giúp mọi người quên đi bao lo toan, khó nhọc trong cuộc
sống và cố gắng vươn lên để hòan thiện bản than mình.
b. Tính châm biếm
Châm biếm - đả kích là một dạng đặc biệt trong sáng tác văn

học, báo chí, là dung lời lẽ thâm thuý vạch trần bản chất của đối
tượng, hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Châm biếm gắn liền với lẽ
phải, yêu cầu của châm biếm cũng cao hơn hài hước ở mức độ gay gắt
của sự phê phán và ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật. Về
phương diện xã hội, phần lớn các tác phẩm chĩa mũi nhọn vào kẻ thù
của dân tộc, những kẻ đi ngược dòng lịch sử, những kẻ phản bội…
4
Chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Aí Quốc, Tú Mỡ, Thợ Rèn,
Xecvantex…
Các nhà văn, nhà thơ trào phúng thường các tác phẩm có giá trị
đả kích bọn thống trị tàn bạo, hà khắc, bọn xâm lược và bè lũ phản
bội, bán nước cầu vinh, phê phán, bài trừ những thói hư tật xấu,
những tư tưởng không chính thống, không lành mạnh trong xã hội.
“Châm biếm với những đề tài nội bộ thực hiện vai trò tích cực
của mình bằng việc, khi tố cáo cái xấu cái khuyết điểm, tác động nên
sự vận động đi lên của xã hội”.
Trong văn châm biếm thường chứa đựng các ẩn ý khiến kẻ có
“tật” phải “giật mình”, còn người đọc thì thích thú khi phát hiện ra
khía cạnh mà tác giả có ngụ ý nói đến. Đó như hai ý tưởng gặp nhau,
tạo nên một ấn tượng khó quên. Khi châm biếm thói cơ hội, tác giả
V. Đức đã viết :
…Bãi song có một chú cò
Nước song đang đục, chú no tháng ngày
Dù cho gió lạnh tan mây
Nước trong cá lội, cốc “cày” cò xơi!
Chú mày khôn lắm cò ơi
Nơi nào nước đục là nơi béo cò
Thương cho con cốc lò dò
Quanh năm xuôi ngược cốc mò cò xơi…
Đối với người dân, châm biếm hài hước nhiều khi có tác dụng

giáo dục một cách nhẹ nhàng, sâu xa mà không kém phần hiệu quả.
Những đoạn thơ, đoạn văn vừa góp phần bài trừ các tệ nạn xã hội vừa
có tính xây dựng. Tính bài trừ này thể hiện rõ ở dụng ý phê phán
trong cái hài hước biểu hiện ngay ở nội dung tác phẩm. Ví dụ, trong
chuyện “ Kẻ thù của mê tín”, tác giả T.T.Q viết:
5

×