Tải bản đầy đủ (.pdf) (474 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 474 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN
TS. VÕ VĂN BÉ
Biên tập nội dung:

Trình bày bìa:

ThS. PHẠM NGỌC BÍCH
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. VÕ THỊ TÚ OANH
NGUYỄN MAI ANH
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ

Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

ĐƯỜNG HỒNG MAI
NGUYỄN QUỲNH LAN
ĐÀO QUỲNH HOA
BÙI BỘI THU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4139-2020/CXBIPH/19-337/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5370-QĐ/NXBCTQG, ngày 15/10/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 10 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-6114-4.






TẬP THỂ TÁC GIẢ
PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC - PGS.TS. VŨ THỊ PHƯƠNG HẬU
(Đồng chủ biên)
GS.TS. CHU VĂN CẤP

TS. NGUYỄN VIỆT ANH

PGS.TS. LÊ VĂN CƯƠNG

TS. BÙI THỊ KIM CHI

PGS.TS. NGUYỄN QUỐC DŨNG

TS. LÊ THỊ HƯƠNG

PGS.TS. ĐỒN THẾ HANH

TS. PHAN CƠNG KHANH

PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÒA

TS. NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

PGS.TS. NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG

TS. NGHIÊM THỊ THU NGA


PGS.TS. LÊ HỒNG HUYÊN

TS. NGUYỄN HUY PHỊNG

PGS.TS. BÙI SỸ LỢI

TS. LƯƠNG HUYỀN THANH

PGS.TS. NGUYỄN TỒN THẮNG

TS. NGUYỄN THỊ TUYẾN

PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI

ThS. ĐÀO DUY ANH

PGS.TS. NGUYỄN HỮU THỨC

ThS. NGUYỄN THỊ HẰNG

PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN

ThS. LÊ THỊ TRANG

PGS.TS. VÕ VĂN THẮNG

ThS. ĐẶNG THỊ TUYẾT

4



LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đ

ể xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị

quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI (năm 2014) đã xác định một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng là “xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế”1. Đây là
nhiệm vụ có vai trị to lớn trong việc xây dựng, xác lập và thực
hành các giá trị chuẩn mực văn hóa, làm cho văn hóa thấm sâu
và lan tỏa vào các lĩnh vực chính trị và kinh tế, từ đó, tác động
tích cực đến tồn bộ đời sống văn hóa và mơi trường văn hóa của
đất nước. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa
quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động
chính trị và kinh tế, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân
cách con người Việt Nam, đồng thời tham gia tích cực vào cuộc
đấu tranh chống sự suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Để có thể xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế một cách
có chất lượng và hiệu quả, cần có sự nghiên cứu cả về cơ sở lý luận,
quan điểm, đường lối của Đảng ta cũng như khảo sát, đánh giá
thực trạng xây dựng văn hóa trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế,

_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội,
2014, tr.53.


5


từ đó chỉ ra những quan điểm, giải pháp hữu ích để tiếp tục đẩy
mạnh công tác này trong thời gian tới.
Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về những vấn
đề trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn
sách Văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế ở
Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Cuốn sách là
tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước
Văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam hiện
nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp, mã số KX.04.18/16-20,
thuộc Chương trình khoa học cơng nghệ trọng điểm cấp quốc gia
Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2016 - 2020, mã
số KX.04/16-20.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 12 năm 2019
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


LỜI NĨI ĐẦU

T

rong sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu “dân

giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”,

Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là sức mạnh nội sinh quan
trọng để xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác
định một nhiệm vụ quan trọng là: “Xây dựng văn hóa trong
chính trị và kinh tế. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa
trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; coi
đây là nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên quan tâm xây dựng
văn hóa trong kinh tế. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn
hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật,
giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền
vững của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài khoa học Văn
hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam
hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp, mã số
KX.04.18/16-20 thuộc Chương trình khoa học và cơng nghệ
trọng điểm cấp quốc gia Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị

_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.128.

7


giai đoạn 2016 - 2020, mã số KX.04/16-20, Ban Chủ nhiệm đề
tài đã đúc kết được một số kết quả nghiên cứu và trân trọng
giới thiệu với độc giả quan tâm về vấn đề này.
Cuốn sách Văn hóa trong chính trị và văn hóa trong

kinh tế ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn chắt
lọc kết quả nghiên cứu với những vấn đề lý luận về văn hóa
trong chính trị và văn hóa trong kinh tế; khảo sát, đánh giá
thực trạng văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế
ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, đề xuất mục tiêu, quan
điểm, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh xây dựng
văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế trong giai
đoạn tới.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Chương
trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp quốc gia Nghiên
cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016 - 2020, mã số KX.04/16-20;
Bộ Khoa học và Cơng nghệ; Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Viện
Văn hóa và Phát triển - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, đặc biệt là cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia
nghiên cứu, thẩm định và góp ý để chúng tơi hồn thành
cuốn sách này.
Xin trân trọng giới thiệu và mong được sự trao đổi của bạn
đọc về những vấn đề cùng quan tâm trong cuốn sách này.
BAN CHỦ NHIỆM
ĐỀ TÀI KX.04.18/16-20

8


Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
VĂN HĨA TRONG CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HĨA TRONG KINH TẾ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Một số khái niệm cơ bản
a) Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang tính đa nghĩa gắn liền
với tất cả các hoạt động sống của con người, từ hoạt động sản
xuất vật chất đến hoạt động tinh thần, từ hoạt động của cá
nhân tới hoạt động của cộng đồng, phản ánh sức sáng tạo
hướng tới các giá trị nhân văn, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Văn hóa là một phẩm chất đặc hữu chỉ thấy ở con người, nó
là dấu hiệu để phân biệt con người và động vật. Đồng thời
văn hóa là dấu hiệu đặc trưng của tổ chức xã hội lồi người,
do q trình học hỏi, tích lũy được mà có, khác với tổ chức
của lồi vật kế thừa theo bản năng sinh học.
E.B.Taylor trong công trình Văn hóa ngun thủy
(Primitive Culture, 1871) lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa
về văn hóa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc
người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và
9


thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một
thành viên của xã hội”1. Từ đó đến nay, các định nghĩa về
văn hóa liên tục xuất hiện để nhằm giải quyết các vấn đề
khác nhau trong nhận thức lý luận cũng như đáp ứng nhu
cầu của thực tiễn. Nhìn một cách tổng qt, văn hóa được
xác định là toàn bộ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần
do loài người sáng tạo ra nhằm mục đích phục vụ cho sự tồn
tại và phát triển của lồi người. Theo Chủ tịch Hồ Chí

Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”2.
Hội nghị quốc tế bàn về chính sách văn hóa họp tại
Mêhicơ từ ngày 26/7 đến ngày 26/8/1982 đã đưa ra một quan
niệm chung về văn hóa: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là
tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí
tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín
ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về

_____________
1. E.B.Taylor: Văn hóa nguyên thủy, Tủ sách văn hóa, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật dịch và xuất bản, Hà Nội, 2000, tr.13.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.3,
tr.458.

10


bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những
sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn

thân một cách đạo lý”1.
Khái quát lại có ba cách quan niệm về văn hóa: Cách thứ
nhất quan niệm văn hóa như là thuộc tính bản chất của con
người, chỉ toàn bộ năng lực lao động sáng tạo của con người
hướng tới cái đúng, cái tốt và cái đẹp (khoa học, đạo đức và
thẩm mỹ) để thúc đẩy sự phát triển của xã hội và hồn thiện
nhân cách của con người. Ở đây, văn hóa là phạm trù chỉ
chất lượng của sự sáng tạo trong hoạt động thực tiễn xã hội
của con người (bao gồm cá nhân và cộng đồng). Cách thứ hai
quan niệm văn hóa bao gồm tồn bộ các hoạt động sáng tạo
tinh thần của con người, là một bộ phận của kiến trúc thượng
tầng chịu sự quy định của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và có
tác động năng động đối với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây
là quan niệm theo lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội của
C.Mác. Cách thứ ba là quan niệm văn hóa như một bộ phận
trong cấu trúc tổng thể của xã hội bao gồm chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội (theo quan điểm của Hồ Chí Minh). Nhìn
từ góc độ lý luận chính trị, ba cách quan niệm này đều giúp
ích cho các chủ thể chính trị xác định vị trí và vai trị của văn
hóa trong tương quan với các lĩnh vực khác như kinh tế,
chính trị, xã hội trong q trình xây dựng và phát triển đất
nước phù hợp với hoàn cảnh lịch sử - cụ thể ở mỗi giai đoạn
khác nhau.

_____________
1. Tuyên bố về những chính sách văn hóa, Hội nghị quốc tế do
UNESCO chủ trì từ ngày 26/7 đến ngày 26/8/1982 tại Mêhicơ. Dẫn theo
Hồng Vinh: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta,
Viện Văn hóa, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 1999, tr.42.


11


b) Khái niệm chính trị
- Chính trị (tiếng Anh: politic): Là một trong những lĩnh
vực hoạt động chủ yếu của con người phản ánh mối quan hệ
giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia về vấn đề giành,
giữ, phát triển, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước, là sự
tham gia của người dân vào công việc của nhà nước và xã hội,
là hoạt động chính trị thực tiễn của các đảng phái chính trị,
các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện
đường lối và mục tiêu chính trị đề ra đáp ứng nhu cầu lợi ích
của chế độ chính trị.
- Chế độ chính trị: Là nội dung, phương thức tổ chức và
hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm là
nhà nước. Chế độ chính trị được cấu thành bởi sự kết hợp
giữa các yếu tố: chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng, văn hóa,
pháp luật. Chế độ chính trị được hiểu rõ nét trong mơ hình tổ
chức nhà nước, trong hiến pháp của mỗi nhà nước quy định
về nguồn gốc và tính chất của quyền lực, sự phân bổ và tổ
chức các cơ quan quyền lực, và mối quan hệ giữa các cơ quan
quyền lực, về mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, các
đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội, giữa các giai cấp và
các tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc trong nước và thế giới1.
- Quyền lực chính trị: Là quyền sử dụng sức mạnh của
một hay liên minh giai cấp và tập đồn xã hội để đạt mục
đích thống trị xã hội, thỏa mãn lợi ích của giai cấp và quốc
gia. Đặc điểm của quyền lực chính trị là quyền lực của xã hội
nhằm để giải quyết lợi ích của giai cấp, lợi ích của quốc gia,
quốc tế, là khả năng áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ


_____________
1. Xem Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt
Nam: Từ điển bách khoa Việt Nam, Trung tâm biên soạn Từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995, t.1, tr.432.

12


giá trị có lợi cho một giai cấp, là sức mạnh bạo lực có tổ chức
của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
- Hệ thống chính trị: Bao gồm tồn bộ các tổ chức chính
trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội quyền lực chính trị. Đây là một chỉnh thể các tổ chức chính trị
trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong
một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời
sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị
cho phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.
- Hệ thống chính trị Việt Nam: Là một chỉnh thể thống
nhất theo mơ hình nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động làm chủ thể chân chính
của quyền lực. Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó, Đảng giữ vai trị
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ thông qua
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
c) Khái niệm kinh tế
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các mối quan hệ
trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến
kinh tế là nói đến sở hữu và lợi ích kinh tế được phản ánh

vào thu nhập.
Theo Wikipedia tiếng Việt: Kinh tế là tổng hòa các mối
quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người và xã hội liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu
dùng các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nhằm thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với
một nguồn lực có hạn.
13


Thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật
nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất
kinh doanh và các quan hệ kinh tế. Thể chế kinh tế bao gồm
các yếu tố chủ yếu: các đạo luật, chính sách, quy định, quy
tắc... về kinh tế gắn với các chế tài xử lý hành vi vi phạm, các
tổ chức kinh tế, cơ chế vận hành nền kinh tế.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền
kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa
chịu sự chi phối của các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị
trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù
hợp từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh””1.

d) Quan niệm về văn hóa trong chính trị và văn hóa trong
kinh tế
Văn hóa trong chính trị là q trình xác lập và thực hành
các giá trị văn hóa (cái đúng (chân), cái tốt (thiện), cái đẹp
(mỹ)) trong bộ máy tổ chức và hoạt động chính trị, cả trong
chấp chính (lãnh đạo và cầm quyền của đảng, quản lý điều

_____________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.30.

14


hành của nhà nước, kiểm tra, giám sát quyền lực của nhân
dân), lẫn tham chính (tham gia đời sống chính trị của cán bộ,
công chức, công dân và mọi người dân) với vai trò, vị thế,
thẩm quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ khác nhau, phối hợp
với từng đối tượng của chủ thể. Văn hóa trong chính trị biểu
hiện tập trung ở trình độ dân chủ hóa chính trị, bảo đảm
quyền con người trong phát triển. Đồng thời, văn hóa trong
chính trị biểu hiện ở con người - chủ thể của tổ chức chính trị
và hoạt động chính trị, nhân tố quyết định văn hóa trong
đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, trong đó đội
ngũ cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức giữ vai trị nịng
cốt. Văn hóa chính trị khơng chỉ liên quan đến kỷ luật chính
trị, đạo đức chính trị mà cịn quan hệ chặt chẽ với phong cách
chính trị. Phong cách chính trị dân chủ, quần chúng, nêu
gương chính trị là phong cách của cán bộ lãnh đạo, quản lý
cần được xây dựng hiện nay.

Văn hóa trong kinh tế là q trình xây dựng và thực
hành các giá trị văn hóa trong tổ chức và cá nhân tham gia
hoạt động kinh tế nhằm nâng cao tính sáng tạo, tính nhân
văn trong kinh tế, khắc phục những mặt trái do kinh tế thị
trường tạo ra. Văn hóa trong kinh tế là khẳng định cái đúng
(chân), cái tốt (thiện), cái đẹp (mỹ) của sự phát triển kinh tế,
chú trọng các giá trị pháp lý và giá trị đạo lý trong hoạt động
kinh tế, phấn đấu làm giàu vì sự phồn vinh của đất nước,
nâng cao năng lực sáng tạo và cạnh tranh, đề cao tinh thần
chia sẻ, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Văn hóa
trong kinh tế được biểu hiện trong tư duy chiến lược và phát
triển kinh tế quốc gia, thể hiện trong đường lối phát triển
kinh tế, trong văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân và
sự tham gia của người dân vào hoạt động kinh tế.
15


2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa trong chính trị và văn hóa
trong kinh tế
a) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa
trong chính trị và văn hóa trong kinh tế
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa trong
chính trị:
Trong nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực
tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn
đề cao văn hóa trong chính trị nói chung, văn hóa trong lãnh
đạo chính trị nói riêng. Vấn đề đầu tiên mà chủ nghĩa Mác Lênin quan tâm là bàn đến vai trò của văn hóa đối với lĩnh
vực chính trị.
Trong Tun ngơn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen

đã nêu rõ: “Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là
bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả
các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên
về mặt lý luận, họ hơn bộ phận cịn lại của giai cấp vơ sản ở
chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả
chung của phong trào vô sản”1.
Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt ra yêu cầu rất cao
đối với Đảng Cộng sản trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng.
Tầm văn hóa trong chính trị của Đảng Cộng sản ở đây địi hỏi
Đảng Cộng sản phải có năng lực: “Hiểu rõ những điều kiện,
tiến trình và kết quả chung” của phong trào cách mạng, nắm
vững quy luật và hành động theo quy luật của cách mạng.

_____________
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, t.4, tr.614-615.

16


Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, văn hóa trong chính trị được
hiểu trước hết là tri thức lý luận chính trị để cải tạo thế giới.
Hai ông đã nhận xét: “Công nhân đã có một trong những yếu
tố thành cơng là số lượng. Nhưng số lượng chỉ giải quyết được
vấn đề khi quần chúng được tổ chức lại và được sự hiểu biết
chỉ đạo”1.
C.Mác đã khẳng định sức mạnh của hệ tư tưởng, của lý
luận cách mạng, một bộ phận trọng yếu của văn hóa trong
chính trị: “vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay
thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất cũng chỉ

có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận
cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập
vào quần chúng”2. Mặt khác, C.Mác cũng đã cảnh báo rằng:
“Sự ngu dốt là sức mạnh ma quỷ và chúng ta lo rằng nó sẽ
cịn là ngun nhân của nhiều bi kịch”3.
Đề cao vai trị của văn hóa trong việc vận động và thức
tỉnh giai cấp công nhân và nhân dân lao động về trí tuệ
của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi áp bức, bóc
lột của chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã yêu cầu đội ngũ trí thức của Đảng “phải tiến
hành tranh luận, thuyết minh, phát triển và bảo vệ những
lợi ích của Đảng, bác bỏ và đánh bại các luận điệu huênh
hoang của Đảng đối địch”4.
Là người kế tục thiên tài sự nghiệp vĩ đại của C.Mác và
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đặc biệt coi trọng vai trò của văn hóa
trong chính trị, trước hết là vai trị của hệ thống lý luận

_____________
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.16, tr.21.
2, 3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.580, 166.
4. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin: Về văn học và nghệ thuật,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr.287.

17


chính trị. V.I.Lênin đã khẳng định: “Khơng có lý luận cách
mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách mạng”1. Đối với
tổ chức đảng, V.I.Lênin cho rằng: “chỉ đảng nào được một lý
luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm trịn vai

trị chiến sĩ tiền phong”2. Ơng nhấn mạnh: “Khơng thể có một
đảng xã hội chủ nghĩa vững mạnh, nếu khơng có lý luận cách
mạng để đồn kết tất cả những người xã hội chủ nghĩa lại, để
họ rút ra từ trong lý luận đó tất cả những tín điều của họ và
đem áp dụng lý luận đó vào những phương pháp đấu tranh
và phương sách hành động của họ”3.
Đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa Mác đối với cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân, V.I.Lênin đã rút ra
nhận xét xác đáng: Chủ nghĩa Mác khác tất cả các lý luận xã
hội chủ nghĩa khác ở chỗ nó kết hợp một cách tài tình sáng
suốt khoa học hồn tồn trong việc phân tích tình hình
khách quan và sự tiến hóa khách quan, với việc thừa nhận
một cách hết sức dứt khoát tác dụng của nghị lực cách mạng,
tính sáng tạo cách mạng và tính chủ động cách mạng của
quần chúng, và dĩ nhiên là cả của những cá nhân, những tập
đoàn, những tổ chức và những chính đảng biết phát hiện và
thực hiện được sự liên hệ với những giai cấp này hoặc giai
cấp khác.
Mặc dù đề cao chủ nghĩa Mác nhưng Lênin khơng tuyệt
đối hóa chủ nghĩa Mác như một cơng thức giáo điều bất định
mà ông cho rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác
như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm;

_____________
1, 2. V.I.Lênin: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, t.6,
tr.30, 32.
3. V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.232.

18




×