Tải bản đầy đủ (.pdf) (834 trang)

Những biến đổi gia đình việt nam trong quá trình phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 834 trang )


831

Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHĨ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. NGUYỄN HỒI ANH

Biên tập nội dung:

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

TS. VÕ VĂN BÉ
TS. LÊ HỐNG SƠN
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ
NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG
PHẠM THÚY LIỄU
PHẠM THU HÀ
MINH HƯỜNG
BÍCH LIỄU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2650-2022/CXBIPH/4-106/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 1534-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022.
Nộp lưu chiểu: tháng 8 năm 2022.
Mã ISBN: 978-604-57-7932-3.







5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong phát triển kinh tế, xã hội. Từ xuất phát điểm thấp sau hàng
chục năm chiến tranh, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực,
góp phần quan trọng nâng cao mức sống, thu nhập của người dân, cải
thiện kết cấu hạ tầng và duy trì sự ổn định xã hội.
Với tốc độ hiện đại hóa nhanh trong những năm gần đây, xã hội
Việt Nam đã từ bỏ được nhiều giá trị cũ lạc hậu và giải phóng tự do cá
nhân trong hơn nhân và gia đình. Hơn nhân và gia đình Việt Nam
đang trải qua sự chuyển đổi quan trọng, từ mơ hình truyền thống đến
những đặc điểm hiện đại và cởi mở hơn. Những kiểu mẫu gia đình
nhiều thế hệ, coi trọng nam giới hay vai trò quan trọng của quan hệ họ
hàng và người đứng đầu gia đình phải là đàn ơng, xu hướng từ kết hôn
sớm sang kết hôn muộn hơn... đang chuyển biến rõ rệt. Các khuôn mẫu
truyền thống như hôn nhân sắp đặt, bất bình đẳng giới, chế độ gia
trưởng, có nhiều con dưới tác động của Nho giáo đã giảm mạnh. Hội
nhập quốc tế, cùng với nó là hội nhập và giao lưu văn hóa, giá trị cũng
góp phần tạo nên sự biến đổi gia đình.
Qua các thời kỳ phát triển, mặc dù cấu trúc và quan hệ trong gia
đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia
đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn luôn là nhân tố quan trọng, không
thể thiếu trong sự trường tồn của dân tộc và phát triển đất nước. Xây

dựng một hệ giá trị gia đình Việt Nam gồm tổng hịa giá trị kinh tế,
văn hóa, xã hội kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trở thành
nguồn lực mạnh mẽ thực hiện mục tiêu phát triển con người, phát
triển đất nước đang là yêu cầu đặt ra khi thực hiện Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.


6

BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Nhằm cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu về biến đổi gia đình qua
35 năm đổi mới đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất
bản cuốn sách Biến đổi gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển
của GS.TS. Hoàng Bá Thịnh - Trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập trung
vào những nội dung chính sau đây:
- Xây dựng cơ sở lý luận trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết và
cách tiếp cận nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển xã hội,
hệ thống hóa các khái niệm và lý thuyết quan trọng nghiên cứu gia
đình và biến đổi gia đình trong thời kỳ đổi mới; phân tích các văn bản
pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành liên quan
đến biến đổi gia đình trong thời kỳ đổi mới.
- Phân tích thực trạng biến đổi gia đình Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới (từ năm 1986 đến nay), tập trung vào các chiều cạnh biến đổi
về hôn nhân, loại hình gia đình, quy mơ gia đình và chức năng cơ bản
của gia đình. Phân tích các nhân tố tác động đến biến đổi gia đình và
mối liên hệ giữa chính sách và biến đổi gia đình Việt Nam.
- Nhận diện những thách thức mà gia đình Việt Nam đang đối diện,
đề xuất những kiến nghị về chính sách và các giải pháp nhằm tăng

cường những giá trị tích cực của gia đình đối với xã hội và các cá nhân.
Cuốn sách Biến đổi gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển
là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ tư duy lý luận với nghiên cứu thực
nghiệm trong nghiên cứu gia đình. Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý
luận, chính sách, luật pháp về gia đình, cùng với dữ liệu tổng kết, phân
tích thực tiễn phong phú mà cuốn sách thể hiện, chúng tôi hy vọng đây
sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động giảng dạy và nghiên
cứu về gia đình. Đồng thời, cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo hữu
ích cho các nhà hoạch định chính sách xã hội, các nhà quản lý và
những ai quan tâm đến sự phát triển của gia đình Việt Nam đương đại.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


7

LỜI NĨI ĐẦU

G

ia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản và
quan trọng, là “phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch

sử loài người” (C. Mác). Theo khơng gian và thời gian, gia đình
thay đổi theo sự phát triển của xã hội; đồng thời quan niệm về gia
đình và chính sách xã hội về gia đình cũng đổi thay theo sự biến
đổi của xã hội và gia đình. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay, gia đình là một lĩnh vực đang có sự biến đổi
nhanh, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á nói chung

và Đơng Nam Á nói riêng, nơi mà các quan niệm truyền thống về
hôn nhân, mối quan hệ vợ chồng, nghĩa vụ và trách nhiệm của các
thành viên gia đình đang thay đổi cùng với q trình cơng nghiệp
hóa, đơ thị hóa diễn ra với tốc độ khá nhanh.
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về gia đình ở những phạm
vi khác nhau và cách tiếp cận từ các ngành khoa học, như: Xã hội
học, Tâm lý học, Nhân học, Văn hóa học, Kinh tế học, v.v.. Tuy
nhiên, còn hiếm những nghiên cứu về sự biến đổi gia đình trong
quá trình phát triển, đặc biệt là nghiên cứu gia đình Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới đất nước. Trong hơn ba thập niên đất nước
đổi mới, chúng ta chứng kiến những biến đổi sâu sắc và lớn lao của
gia đình Việt Nam. Sự biến đổi đó là kết quả của nhiều nhân tố,
trước hết do thành tựu từ những chương trình cải cách kinh tế - xã
hội mà Đảng và Nhà nước tiến hành trên phạm vi toàn quốc. Đồng
thời, trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới và chuyển sang


BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

8

nền kinh tế thị trường, nhiều người nhận ra tầm quan trọng ngày
càng tăng của gia đình và sự cần thiết của việc bảo vệ, củng cố gia
đình, và muốn vậy, trước hết cần tìm hiểu về gia đình và sự biến
đổi của gia đình.
Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu gia đình, cuốn sách
này, với sự trải nghiệm từ những nghiên cứu và giảng dạy nhiều
năm qua, tác giả mong muốn giới thiệu về sự biến đổi gia đình
trong quá trình phát triển xã hội, tập trung phân tích những biến
đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hơn ba mươi năm đất

nước thực hiện công cuộc đổi mới, với những vấn đề lý luận và thực
tiễn. Cuốn sách được cấu trúc làm ba phần như sau:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và luật pháp, chính sách của
Việt Nam về gia đình: gồm 8 chương, trong đó ba chương đầu tiên
đề cập đến những vấn đề lý luận gia đình và phương pháp nghiên
cứu gia đình. Ba chương này cung cấp những tri thức cơ bản với
các quan điểm, định nghĩa khác nhau về gia đình, cách tiếp cận lý
thuyết nghiên cứu gia đình và biến đổi gia đình; cùng phương
pháp nghiên cứu gia đình, với một số lưu ý khi nghiên cứu một vài
chủ đề gia đình, một số thang đo nghiên cứu giá trị gia đình. Năm
chương tiếp theo giới thiệu các quan điểm, luật pháp, chính sách
của Việt Nam về gia đình (gia đình trong luật pháp Việt Nam;
chính sách dân số và gia đình; chính sách xã hội về gia đình; chính
sách an sinh xã hội với gia đình) và mối quan hệ giữa gia đình và
xã hội trong phát triển. Phần thứ nhất của cuốn sách bên cạnh
việc cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận về gia đình, cịn phân tích
mối quan hệ giữa luật pháp, chính sách và gia đình; tác động của
chính sách, luật pháp đối với sự biến đổi gia đình Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới.
Phần thứ hai: Biến đổi gia đình trong quá trình phát triển;
với 6 chương, phân tích những biến đổi gia đình gồm biến đổi hơn
nhân; biến đổi quy mơ và loại hình gia đình; biến đổi chức năng


LỜI NĨI ĐẦU

9

gia đình; biến đổi quan hệ trong gia đình; biến đổi văn hóa gia
đình; và tác động của khoa học cơng nghệ đến gia đình. Trong

phần này, bên cạnh những quan điểm, khái niệm then chốt liên
quan đến từng chương sách, tác giả không chỉ giới thiệu biến đổi
gia đình trên thế giới mà cịn cung cấp những dữ liệu nghiên cứu
về gia đình ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương trong các giai
đoạn khác nhau, cho thấy sự biến đổi của gia đình ở những chiều
cạnh đa dạng phản ánh sự biến đổi xã hội trong hơn ba thập niên
kể từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước. Độc giả sẽ thấy
trong phần này sự biến đổi về hôn nhân với các chiều cạnh: thay
đổi quan niệm về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời; độ tuổi kết hôn
muộn hơn; phạm vi kết hôn mở rộng về lãnh thổ địa lý. Trong khi
đó giảm đi loại hình gia đình mở rộng (từ ba thế hệ trở lên) và
quy mơ gia đình có xu hướng thu nhỏ, do tác động của chính sách
dân số - kế hoạch hóa gia đình. Sự biến đổi loại hình gia đình
cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã tác động và làm thay
đổi các chức năng cơ bản của gia đình, trong đó chức năng giáo
dục của gia đình có xu hướng thu hẹp lại và nhường dần chức
năng giáo dục thế hệ trẻ cho nhà trường và xã hội, và chức năng
kinh tế lại thu hút nhiều thời gian và công sức của các cặp vợ
chồng, khiến cho họ có phần sao nhãng chức năng tình cảm, chức
năng giáo dục con cái. Điều này được thể hiện rõ thêm trong
chương “Biến đổi quan hệ trong gia đình”, đặc biệt là mối quan hệ
giới trong gia đình. Sự phát triển của xã hội đã tác động đến
những giá trị, chuẩn mực của gia đình, làm biến đổi văn hóa gia
đình theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Đóng góp vào những
biến đổi về loại hình gia đình, quy mơ gia đình và các chức năng
của gia đình có vai trị khơng nhỏ của khoa học và cơng nghệ.
Những nội dung biến đổi gia đình này không chỉ thể hiện trên
phạm vi quốc gia, mà cịn được phân tích với những lát cắt khác
nhau cho thấy sự khác biệt giữa các vùng, miền và các nhóm dân
cư, dân tộc, giới tính.



BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

10

Phần thứ ba: Những vấn đề gia đình Việt Nam đang đối diện
trong quá trình phát triển; gồm 11 chương; đề cập đến những
thách thức đối với gia đình trong quá trình phát triển ở Việt Nam
hiện nay, như: mất cân bằng giới tính khi sinh; gia đình và người
cao tuổi; kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết; bạo lực gia đình; ly
hơn và nạo, hút thai; hiếm muộn và mang thai hộ; sống độc thân
và làm cha, mẹ đơn thân; gia đình đa văn hóa; hơn nhân cùng
giới tính.
Trong phần này, tác giả giới thiệu chín vấn đề mà gia đình
Việt Nam đương đại phải đối diện trong q trình phát triển. Do
tư tưởng trọng nam cịn ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ
trong xã hội, nên hiện tượng các cặp vợ chồng theo đuổi sinh con
trai đã dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh, cùng với nó là các
hệ lụy như: khan hiếm cơ dâu; buôn bán phụ nữ và trẻ em gái; mất
cân bằng về cơ cấu lao động; gia tăng hiện tượng sinh con thứ ba
và bất bình đẳng giới trong xã hội. Bên cạnh đó, gia đình người cao
tuổi đang là một vấn đề cần được quan tâm của cộng đồng, xã hội
do xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh. Vấn đề chăm sóc người
cao tuổi của gia đình trong bối cảnh đơ thị hóa, di cư diễn ra ngày
càng phổ biến, là những thách thức không nhỏ liên quan đến gia
đình có người cao tuổi. Ở một số vùng miền núi, dân tộc thiểu số
còn hiện tượng kết hôn sớm và hôn nhân cận huyết, điều này ảnh
hướng khơng tốt đến chất lượng giống nịi và nguồn nhân lực của
thế hệ tương lai. Bạo lực gia đình vẫn đang là một vấn đề nhức

nhối và thách thức hiện nay trên phạm vi tồn cầu, trong đó có
Việt Nam. Vấn nạn này cùng với những nguyên nhân khác đã
khiến cho ly hôn tăng dần theo thời gian (cho dù tỷ lệ ly hôn thấp
và tốc độ tăng chậm), sự tan vỡ gia đình ảnh hưởng nhiều đến sự
phát triển của con cái và tốn kém cho xã hội. Môi trường sống ô
nhiễm cùng với lối sống, sinh hoạt không phù hợp, đã khiến cho
một bộ phận các cặp vợ chồng có khát vọng làm cha mẹ nhưng


LỜI NĨI ĐẦU

11

hiếm muộn, vơ sinh. Khoa học cơng nghệ trong lĩnh vực y học phát
triển, cùng với Luật Hôn nhân và Gia đình cho phép người thân
mang thai hộ, có thể đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng hiếm
muộn, nhưng đồng thời cũng dẫn đến những hệ quả như hiện
tượng đẻ thuê, buôn bán trẻ sơ sinh, và những rắc rối về pháp lý,
tình cảm, đạo đức của việc mang thai hộ. Đề cập đến sự đa dạng
của loại hình gia đình, khơng thể khơng nhắc đến loại hình hộ gia
đình độc thân và làm cha/mẹ đơn thân, một xu hướng đã và đang
phổ biến hơn ở nước ta hiện nay, cho thấy sự lựa chọn lối sống
không kết hôn của một bộ phận những nam nữ thanh niên hiện
đại. Q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy sự gia
tăng gia đình đa văn hóa, khơng chỉ là sự kết hơn giữa các dân tộc,
các vùng miền trong nước, mà ngày càng nhiều cuộc hôn nhân
giữa các quốc gia làm nên hiện tượng di cư hôn nhân xuyên biên
giới, với những hệ quả xã hội ngoài mong đợi.
Sự thay đổi nhận thức và mức độ cởi mở của dư luận xã hội về
hơn nhân cùng giới tính khơng chỉ thấy ở sự điều chỉnh của luật

pháp, mà còn thể hiện nhiều ở các tác phẩm văn học trong nước và
quốc tế, cùng với những nghiên cứu khoa học xã hội về định kiến
với người đồng tính, quyền cơng dân của cộng đồng LGBT*, và sự
ủng hộ kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Đó là những “vấn đề xã hội” (Social Proplems) chủ yếu mà gia
đình Việt Nam nói riêng và gia đình ở các quốc gia khác trên thế
giới nói chung đang đối diện, với mức độ và phạm vi khác nhau.
Bởi lẽ gia đình là sản phẩm của xã hội, là một kiến tạo văn hóa xã hội, chứ khơng thuần túy bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng
tự nhiên (đời sống tình dục, mang thai, sinh con, ni con bằng
sữa mẹ). Do vậy, gia đình trong xã hội này, hay một nền văn hóa
__________

* Là tên viết tắt của: đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái
nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual), chuyển giới (Transgender).


12

BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

này, của một tầng lớp xã hội này có thể rất khác với gia đình của
các xã hội, nền văn hóa và tầng lớp xã hội khác. Những vấn đề
này vừa cho thấy sự biến đổi trong nhận thức và thực tiễn về gia
đình, vừa hàm ý cần có những chính sách và giải pháp phù hợp
cho từng vấn đề gia đình hiện nay. Hai chương cuối của cuốn
sách sẽ đưa ra một phác thảo dự báo về biến đổi gia đình và
những vấn đề đặt ra cùng một số giải pháp cho gia đình Việt Nam
trong quá trình phát triển.
Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, tác giả trân trọng cảm ơn
Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi tác giả gắn bó từ những ngày đầu

thành lập Khoa, cùng với các đồng nghiệp, học viên cao học và
nghiên cứu sinh, đã động viên tác giả hoàn thành cuốn sách. Đặc
biệt, cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã tạo điều
kiện cho cuốn sách đến được với đông đảo bạn đọc.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cuốn sách khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn
đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được hồn thiện hơn.
GS.TS. HỒNG BÁ THỊNH


13

MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản
Lời nói đầu
Danh mục các bảng, hình
Danh mục các hộp

5
7
19
24

Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LUẬT PHÁP,
CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỀ GIA ĐÌNH

25

Chương I

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ GIA ĐÌNH
VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH

27

I. Các quan niệm về gia đình

27

II. Quan điểm của Ph. Ăngghen về gia đình

31

III. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình

39

IV. Gia đình và các khái niệm liên quan

52

V. Thay đổi quan niệm về gia đình

58

VI. Đa dạng loại hình gia đình

62

Chương II

LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH

68

I. Lý thuyết cấu trúc chức năng

70

II. Lý thuyết xung đột xã hội

76

III. Lý thuyết tương tác biểu trưng

81

IV. Lý thuyết trao đổi xã hội

85

V. Lý thuyết hệ thống gia đình

87

VI. Lý thuyết phát triển (hay lý thuyết đường đời)

89

VII. Lý thuyết hiện đại hóa và biến đổi gia đình


91


BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

14

Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU GIA ĐÌNH
I. Mở đầu

99
99

II. Các bước thực hiện nghiên cứu

101

III. Những lưu ý khi nghiên cứu về một vài chủ đề gia đình

109

IV. Một số thang đo trong nghiên cứu giá trị gia đình

135

Chương IV
GIA ĐÌNH TRONG LUẬT PHÁP VIỆT NAM

145


I. Chính sách nhà nước bảo vệ hơn nhân, gia đình

145

II. Quyền kết hơn và ly hôn

146

III. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

154

IV. Bình đẳng giới trong gia đình

156

V. Về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

161

VI. Luật pháp, chính sách về hơn nhân có yếu tố nước ngồi

163

Chương V
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIA ĐÌNH

180


I. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính
sách dân số trong thời kỳ đổi mới

180

II. Từ chính sách giảm sinh đến khuyến khích mỗi cặp vợ
chồng sinh đủ hai con

190

III. Chính sách an sinh xã hội và mức sinh: thúc đẩy bình
đẳng giới

197

IV. Mối quan hệ giữa chính sách dân số và gia đình

202

Chương VI
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỀ GIA ĐÌNH
I. Khái niệm và chức năng của chính sách xã hội

205
205

II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng
gia đình

208


III. Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam
về gia đình và cơng tác gia đình
IV. Chính sách xã hội tác động đến biến đổi gia đình

226
233


15

MỤC LỤC

Chương VII
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH

238

I. Quan niệm về an sinh xã hội

238

II. Một số chính sách về an sinh xã hội với gia đình

250

Chương VIII
MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH
VÀ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN
I. Một vài quan điểm về phát triển


285
288

II. Gia đình - một nhân tố quan trọng góp phần vào tăng
trưởng kinh tế

292

III. Gia đình và những tổn thất xã hội/mất mát xã hội

308

Phần thứ hai
BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

321

Chương IX
HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN

323

I. Định nghĩa và chức năng của hôn nhân

323

II. Phạm vi của hơn nhân


326

III. Loại hình hơn nhân

330

IV. Các hình thức/tập tục của hơn nhân

337

V. Mơ hình cư trú sau hơn nhân

338

VI. Biến đổi về hơn nhân

341
Chương X

BIẾN ĐỔI QUY MƠ VÀ LOẠI HÌNH GIA ĐÌNH

368

I. Biến đổi quy mơ và loại hình gia đình Việt Nam

368

II. Biến đổi loại hình gia đình

373


III. Ngun nhân của sự biến đổi quy mơ và loại hình gia đình

384

Chương XI
BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH
I. Các chức năng của gia đình

388
388


BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

16

II. Các chức năng cơ bản của gia đình

391

III. Mối quan hệ giữa các chức năng gia đình

410

IV. Biến đổi chức năng gia đình

412

V. Một số vấn đề trong thực hiện chức năng tinh thần, tình

cảm của gia đình Việt Nam hiện nay

435

Chương XII
BIẾN ĐỔI QUAN HỆ TRONG GIA ĐÌNH
I. Các vai trị trong hơn nhân, gia đình
II. Những cách tiếp cận xã hội học về gia đình
III. Giới và các vai trị trong gia đình
IV. Các mối quan hệ giới trong gia đình

441
441
443
450
454

Chương XIII
VĂN HĨA GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

469

I. Văn hóa và văn hóa gia đình

470

II. Văn hóa gia đình trong thời kỳ đổi mới

479


III. Bài học kinh nghiệm và giải pháp về xây dựng văn hóa
gia đình

488
Chương XIV

TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC - CƠNG NGHỆ
ĐẾN CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH HIỆN NAY

497

I. Lựa chọn bạn đời: Hị hẹn online

498

II. Khoa học - cơng nghệ và chức năng sinh sản

499

III. Khoa học - công nghệ và chức năng kinh tế

502

IV. Khoa học - công nghệ và chăm sóc sức khỏe gia đình

506

V. Khoa học - cơng nghệ và đời sống văn hóa, tình cảm gia đình

510


Phần thứ ba
NHỮNG VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
ĐANG ĐỐI DIỆN TRONG Q TRÌNH PHÁT TRIỂN

513

Chương XV
MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

515

I. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên
thế giới

515


17

MỤC LỤC

II. Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam

517

III. Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh

522


IV. Hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh

531

V. Chính sách giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

533

Chương XVI
GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CAO TUỔI

538

I. Quan niệm về người cao tuổi

538

II. Chính sách và luật pháp về người cao tuổi

543

III. Vài nét về người cao tuổi Việt Nam

548

IV. Gia đình và người cao tuổi

550

Chương XVII

KẾT HƠN SỚM VÀ HƠN NHÂN CẬN HUYẾT

565

I. Kết hơn sớm

565

II. Hơn nhân cận huyết thống và những hệ lụy

585

Chương XVIII
BẠO LỰC GIA ĐÌNH

603

I. Khái niệm bạo lực gia đình

604

II. Các hình thức bạo lực gia đình

611

III. Thực trạng bạo lực gia đình

615

IV. Nguyên nhân của bạo lực gia đình

V. Hậu quả của bạo lực gia đình

620
623

Chương XIX
LY HƠN VÀ NẠO, HÚT THAI

632

I. Quan niệm về ly hôn

632

II. Nạo, hút/phá thai

651
Chương XX

HIẾM MUỘN VÀ MANG THAI HỘ

660

I. Hiếm muộn

660

II. Mang thai hộ

667



BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

18

Chương XXI
SỐNG ĐỘC THÂN VÀ LÀM CHA, MẸ ĐƠN THÂN

677

I. Sống độc thân

677

II. Những nguyên nhân sống độc thân/hộ gia đình độc thân

687

III. Làm cha, mẹ đơn thân

695

Chương XXII
GIA ĐÌNH ĐA VĂN HĨA

706

I. Đa dạng văn hóa, nhìn từ gia đình


706

II. Hơn nhân đa văn hóa

710

III. Hơn nhân có yếu tố nước ngoài và một số vấn đề xã hội

749

Chương XXIII
HƠN NHÂN CÙNG GIỚI TÍNH
I. Quan điểm về hơn nhân cùng giới tính

759
759

II. Mức độ phổ biến của cộng đồng LGBT và hơn nhân cùng
giới tính

761

III. Cộng đồng LGBT và hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

767

Chương XXIV
MỘT PHÁC THẢO VỀ DỰ BÁO BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH

774


I. Sự thay đổi nhân khẩu học

775

II. Xã hội và xu hướng xã hội

778

III. Khoa học và công nghệ

780

IV. Triển vọng kinh tế

783
Chương XXV

BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM: THÀNH TỰU,
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH

785

I. Biến đổi gia đình Việt Nam: Thành tựu nổi bật

785

II. Biến đổi gia đình Việt Nam: Những vấn đề đặt ra

789


III. Một số giải pháp chính sách về gia đình trong q trình phát triển

793

TÀI LIỆU THAM KHẢO

799



×