Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Chuyện bảo vệ biên cương trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 226 trang )


NHỮNG MẨU CHUYỆN
BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG
TRONG LỊCH SỬ


HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. PHẠM VĂN LINH
Phó Chủ tịch Hội đồng
PHẠM CHÍ THÀNH
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO


TS. NGUYỄN HỮU TÂM

NHỮNG MẨU CHUYỆN
BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG
TRONG LỊCH SỬ

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
HÀ NỘI - 2016



LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã


vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức đấu tranh,
được tiến hành bằng nhiều biện pháp, phong phú, linh
hoạt, khéo léo, đạt hiệu quả cao nhằm tạo sức mạnh
tổng hợp, giữ vững nền độc lập, bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền lãnh thổ quốc gia. Ngày nay, trong bối cảnh tình
hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp,
đòi hỏi chúng ta phải tập trung phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị,
tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng
quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc.
Như vậy, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ và trách
nhiệm thiêng liêng của mỗi người dân nước Việt, nhằm
giữ gìn tài sản vô giá mà lớp lớp các thế hệ người Việt
Nam đã đổ bao mồ hôi và xương máu để xây dựng nên.
Với ý nghĩa đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật xuất bản cuốn sách Những mẩu chuyện bảo vệ
biên cương trong lịch sử do TS. Nguyễn Hữu Tâm biên
soạn. Thông qua những tư liệu được nhắc đến qua các

5


bộ sử trong và ngoài nước, nội dung cuốn sách là một
số câu chuyện về việc bảo vệ biên cương, biển đảo thời
kỳ phong kiến của ông cha ta, từ những vấn đề như
chính sách, xây dựng lực lượng quân sự, sự đãi ngộ
đối với đội ngũ quan lại trực tiếp xử lý công việc tại

cửa ải đến các tấm gương trong việc bảo vệ chủ quyền
đất nước...
Xin giới thiệu cuốn sách và mong nhận được ý kiến
đóng góp của bạn đọc.
Tháng 7 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


LỜI NĨI ĐẦU
Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ
nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, nhất
là từ khi bước vào kỷ nguyên phong kiến độc lập,
tự chủ đầu thế kỷ X, thì vấn đề chủ quyền và tồn
vẹn lãnh thổ quốc gia, ln được chính quyền các
triều đại quan tâm. Lê Thánh Tông - một vị quân
vương hùng tài đại lược, trong thời gian cầm
quyền trị nước (1460-1497) đã xây dựng Đại Việt
trở thành một quốc gia phát triển thịnh trị toàn
diện “phú quốc, cường binh” (nước giàu, quân
mạnh), từng minh định quan điểm của mình về
chủ quyền quốc gia trong lời răn dụ cho một vị đại
quan trước khi đi giải quyết vấn đề biên giới: “Một
thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ?
Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần.
Nếu họ khơng nghe, cịn có thể sai sứ sang
phương Bắc trình bày điều ngay lẽ gian. Nếu
ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái
Tổ (Lê Lợi) làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.

Câu nói bất hủ của Lê Thánh Tông đã trở thành
Tuyên ngôn bất di bất dịch cho công cuộc bảo vệ
7


lãnh thổ quốc gia lâu dài, gian khổ, không khoan
nhượng của mọi triều đại phong kiến Việt Nam.
Cuốn sách Những mẩu chuyện bảo vệ biên
cương trong lịch sử nhằm ôn lại truyền thống anh
dũng của tổ tiên cha ông ta trong sự nghiệp gìn
giữ biên cương, biển đảo của đất nước. Nội dung
cuốn sách đề cập những vấn đề mang tính chất
quản lý quốc gia như chính sách biên cương, biển
đảo, xây dựng lực lượng quân sự Trung ương cũng
như địa phương, chính sách đãi ngộ đối với đội
ngũ quan lại, thổ tù trực tiếp xử lý công việc tại
cửa ải trên bộ cũng như ngoài biển...; đồng thời,
sách cũng nêu một số tấm gương tiêu biểu, tiết
liệt trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh đất
nước, hay những cuộc đấu trí sắc sảo của các sứ
thần Đại Việt, buộc kẻ địch phải hoàn trả vùng
đất đã chiếm. Từ bậc quân vương có vị thế cao
nhất nước, các tướng lĩnh, trọng thần quốc gia cho
đến những người dân bình thường ở biển khơi hay
vùng núi cao cũng đều tích cực đem tài năng, sức
lực của mình để bảo vệ từng tấc đất biên cương
của Tổ quốc.
Cuốn sách còn cung cấp cho người đọc về
truyền thống quản lý biển đảo có hệ thống từ
nhiều thế kỷ trước của các triều đại quân chủ Việt

Nam. Việc khai thác tài nguyên biển hay chính
sách quản lý biển đảo, xây dựng lực lượng thủy
quân của các chúa Nguyễn, của triều Lê - Trịnh,
8


nhất là của triều Tây Sơn và sau này là của triều
Nguyễn với các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu
Trị, Tự Đức đều chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ
vùng biển đảo, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa cùng quá trình khai thác nguồn lợi
kinh tế ở vùng Biển Đông, từ nhiều thế kỷ trước
đã thuộc về Việt Nam.
Hy vọng thông qua những câu chuyện từ
trong lịch sử nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn ý
thức toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên cương của Tổ
tiên, từ đó nâng cao nhận thức để bảo vệ biên giới
quốc gia, đồng thời mong muốn tri ân những cống
hiến hết mình của các con dân Việt Nam từ xa
xưa cho đến ngày nay trong cơng cuộc gìn giữ chủ
quyền biên cương, biển đảo.
Nội dung cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót,
tác giả rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của
độc giả.
Hà Nội, sau ngày Hạ chí, Bính Thân (6-2016)

9


10



VUA LÊ ĐẠI HÀNH
VỚI VIỆC BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG PHÍA BẮC
Nhắc đến vua Lê Đại Hành, mọi người luôn
nhớ tới hình ảnh một vị tướng tài ba, đã được
Thái hậu họ Dương cùng tập thể tướng lĩnh tiến
bộ triều Đinh sáng suốt, trao cho áo bào lên ngôi
báu, để lãnh đạo quân dân cả nước kháng chiến
“chống thù trong, giặc ngoài”, bảo vệ Nhà nước
Đại Cồ Việt non trẻ. Cũng từ những chiến cơng
phá Tống phía Bắc, dẹp n qn Chiêm Thành
phía Nam mà Thập đạo tướng qn Lê Hồn,
sau là vua Lê Đại Hành, đã được xếp vào hàng
những vị vua tài giỏi trong tiến trình lịch sử
dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt
Nam. Sử thần Lê Tung đánh giá: “Lê Đại Hành
cầm quyền [tướng quân] mười đạo, giữ chức
Nhiếp chính, vua bé nước nguy, nhân thời chịu
mệnh, giết vua Chiêm Thành để rửa cái nhục sứ
thần bị bắt, phá quân Tống làm nhụt cái mưu tất
thắng của chúng... Cày ruộng tịch điền ở Long Đội,
mời người xử sĩ ở Tượng Sơn, kén dùng hiền tài,
11


dựng mở trường học, có mưu lược to lớn của bậc
đế vương”1.
Sau những chiến công vang dội, vua Lê Đại
Hành bắt tay vào công cuộc kiến thiết và xây

dựng đất nước. Nhà vua nổi tiếng là người “bình
dị cận dân”, “đi chân đất, câu cá”, rất chăm lo đến
phát triển thủy lợi và nơng nghiệp. Ơng là vị vua
đầu tiên trong lịch sử nước ta đã tổ chức lễ cày
tịch điền, nhằm khuyến khích sản xuất nơng
nghiệp. Hằng năm vào đầu xuân, vùng quê Long
Đọi sơn (núi Đọi) của Hà Nam, Nhà nước vẫn
thường xuyên tổ chức trọng thể tái hiện lễ tịch
điền của vua Lê Đại Hành diễn ra cách nay hơn
10 thế kỷ.
Cũng như các triều đại khác, dưới triều Tiền
Lê có những vụ việc tranh chấp vùng khe động
biên giới giữa cư dân hai nước Việt - Trung. Theo
báo cáo của các biên thần nhà Tống vào năm 995:
phía Việt Nam đã cho hơn 100 thuyền chiến sang
đánh cướp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu
(Quảng Đông), rồi lại đem hơn 5.000 hương binh
đánh vào Ung Châu (Quảng Tây). Chính sử của
Việt Nam cũng chép: “Bấy giờ nhà Tống ngại việc
chinh chiến, vua (Lê Hồn) cậy có núi biển hiểm
trở, hơi buông thả cho dân biên giới lấn cướp vào
_____________
1. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1998, t.I, tr.122.

12


cõi của đất Tống”1. Tống Thái Tơng đang trị vì
khơng muốn gây ra mối bất hòa với Đại Cồ Việt,

nên đã lờ đi và không nhắc đến những sự kiện đó.
Sau khi phát giác biên thần của mình tâu sai,
Tống Thái Tông đã cho trị tội và cử Lý Nhược
Chuyết cầm đầu đoàn sứ đem chiếu thư và đai
ngọc tặng vua Lê Đại Hành.
Khi nhà vua Lê Đại Hành ra tiếp đón sứ ở
ngồi thành, đã chủ động khơng làm lễ lạy chiếu
thư với lý do “vừa ngã ngựa, chân đau, không
quỳ lạy được”. Hơn nữa, thái độ khinh mạn sứ
Tống của nhà vua, được Lê Tắc chép lại trong
sách An Nam chí lược viết vào đầu thế kỷ XIV:
“Thoạt mới đến, Lê Hồn ra ngồi thành đón
tiếp, chào hỏi rất khinh rẻ”2 (ngun âm Hán
Việt: Thủy chí, Hồn xuất giao nghênh, từ khí
phả mạn), đồng thời, cịn cảnh báo phía Tống:
''Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở
cõi ngồi... Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu
tiên đánh vào Phiên Ngung (Quảng Đông), thứ
đến đánh vào Mân Việt (Phúc Kiến), há chỉ dừng
ở trấn Như Hồng mà thôi”3. Lời khẳng định như
trên của một vị quân vương nước Việt nói với đế
chế phương Bắc, vốn vẫn được coi là “Thiên triều”,
_____________
1, 3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.228, 229.
2. Lê Tắc: An Nam chí lược, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm
Ngơn ngữ văn hóa Đơng Tây, Hà Nội, 2002, tr.230.

13



chứng tỏ sức mạnh quân sự tiềm tàng của triều
Tiền Lê vào cuối thế kỷ X.
Theo thống kê qua các thư tịch cổ, đích thân
vua Lê Đại Hành đã nhiều lần cầm quân đi đánh
dẹp các cuộc nổi loạn ở vùng biên trong cả nước:
Năm 981, 997 đánh dẹp Chiêm Thành ở phương
Nam, năm 989, 996, 997, 999, 1000, 1001 dẹp nội
loạn tại vùng Hoan Ái, Triều Dương, Đỗ Động
Giang, Phong Châu... Ngồi ra, ơng cịn thường
xun cử các tướng lĩnh đi tuần tra, kiểm soát các
vùng đất liền, cũng như ven biển để nắm vững an
ninh biên giới.
Sau 10 năm giao hảo dưới hình thức trao đổi
sứ giả, biếu phương vật, phong tặng, năm 993,
triều Tống sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản
chính thức thừa nhận việc Lê Hoàn nắm quyền
quản lý nước Đại Cồ Việt thay thế nhà Đinh,
phong cho Lê Hoàn làm Giao Chỉ Quận vương,
năm 997 gia phong Nam Bình vương. Từ đó đến
khi Lê Hoàn mất năm 1005, hầu như chỉ vài lần
đoàn sứ của Tiền Lê sang Tống, chứ tuyệt nhiên
khơng có đồn sứ giả của Tống sang ta nữa. Đây
là một thắng lợi trong đối ngoại thời xưa, quan hệ
hữu hảo giữa Lê - Tống vẫn ln được bảo đảm và
duy trì, nhưng quan trọng hơn là chấm dứt hoàn
toàn mọi hành động hạch sách, nhũng nhiễu của
các viên sứ Tống đối với triều đình và dân chúng
Đại Cồ Việt ở nơi biên giới và trong nước.
14



Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong quá
trình ở ngơi của Lê Hồn, tạo một ảnh hưởng tốt
ngay cả sau khi ông đã qua đời. Vào cuối năm
1005, con trai của Lê Hoàn là Lê Long Đĩnh kế
tục sự nghiệp quản lý đất nước, lập tức phía Tống
đã dấy lên một kế hoạch tìm hiểu và đưa ra dự
định xâm lược nước ta. Sau hơn một năm dò xét
nội tình triều Lê, định liệu phương lược, tháng 6
năm 1006, viên Tri châu Quảng Châu dâng tâu
xâm lược nước ta: ''Nếu triều đình chuẩn y, xin
lấy binh và cho thêm 5000 quân mạnh ở Kinh Hồ,
thủy bộ cùng tiến có thể bình định được ngay”1.
Vua Tống Chân Tơng khơng dám quyết định, thác
cớ rằng: “Họ Lê thường sai con vào chầu, góc biển
n tĩnh, khơng mất trung thuận, nay nghe tin
mới chết (chỉ vua Lê Hồn), chưa có lễ thăm
viếng, đã vội đánh kẻ có tang, há phải là việc làm
của bậc vương giả”2. Sau đó, Chân Tơng cịn nêu
lên lý do về khí hậu, dịch bệnh, nhắc nhở các biên
thần cần chú trọng việc bảo vệ biên cương: “Giao
châu nhiều lam chướng dịch lệ, nếu đem quân
sang đánh thì chết hại tất nhiều, nên cẩn thận
giữ gìn cõi đất của tổ tông mà thôi”3.
Với khả năng quân sự và ngoại giao tài giỏi
của mình, vua Lê Đại Hành sinh thời đã khiến
cho kẻ thù khiếp sợ mỗi khi tiếp kiến và đối đầu.
_____________
1, 2, 3. Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.234.


15


Tống Nhân Tông là vua đã bị quân đội Tiền Lê
đánh bại ý đồ thơn tính Đại Cồ Việt vào cuối thế
kỷ X, sau đó cũng từng phải cơng nhận Lê Hoàn
là người “Nghĩa dũng gồm đủ, trung hậu quả cảm,
được lịng mọi người trong nước”. Uy tín và ảnh
hưởng của nhà vua cùng với nỗ lực xây dựng quốc
gia vững mạnh ở cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI,
khiến cho triều đình Tiền Lê kéo dài trong gần
30 năm (980-1009), tạo được nền tảng vững chắc
cho chính sách bảo vệ hiệu quả biên cương của
quốc gia Đại Cồ Việt. Trong đó, an ninh biên giới
phía Bắc được giữ vững không thể tách rời công
lao to lớn trong xây dựng và củng cố nền quốc
phòng, ngoại giao Nhà nước Đại Cồ Việt của vua
Lê Đại Hành.

16


CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ AN NINH BIÊN GIỚI
TRIỀU LÝ
Sau khi đã định kinh đô mới tại Thăng Long
năm 1010, Lý Cơng Uẩn và các ơng vua Lý kế
ngơi nhanh chóng xây dựng Thăng Long trở
thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
của cả nước. Triều Lý đã chú ý phát triển toàn
diện các mặt để củng cố và giữ vững vương triều

của mình.
Đặc biệt, triều Lý quan tâm đến việc củng cố
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Triều Lý đã thực
thi nhiều biện pháp để gìn giữ biên cương, mà
trong đó đáng kể nhất là việc đưa các hoàng tử đi
trấn trị tại các địa phương xa xơi. Bộ máy hành
chính tại các vùng này vẫn do đội ngũ thống trị
người địa phương gồm các tù trưởng, châu mục
được lựa chọn theo phương thức cha truyền con
nối nắm giữ. Các vua Lý đã thực thi chính sách
“ki mi” (ràng buộc lỏng lẻo) và đôi khi cũng phải
sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp nhằm bảo
vệ sự tồn vẹn đất nước. Triều Lý thường áp dụng
chính sách hôn nhân để lôi kéo và ràng buộc các
17


châu mục, tù trưởng có thế lực tại các vùng biên
cương phía Bắc. Từ vua Lý Thái Tổ, qua vua Lý
Thái Tông, đến vua Lý Thánh Tông và sau này là
vua Lý Nhân Tông đều đem con gái hoặc con gái
ni gả cho các châu mục Lạng Châu, Hưng Hóa,
Châu Phong, Thượng Oai... Thậm chí có ơng vua
như Lý Thái Tơng cịn lấy con gái của Đào Đại Di
ở châu Chân Đăng làm phi. Chính nhờ chính sách
mềm dẻo, khéo léo của các vua triều Lý mà các
thủ lĩnh miền núi đã thần phục và đóng góp cơng
lao đáng kể vào cơng cuộc giữ gìn biên cương của
triều Lý.
Triều Lý chú trọng kết hợp ngoại giao với quản

lý biên giới. Sau khi chiến thắng quân Tống xâm
lược Đại Việt những năm 1075 - 1077, triều Lý
càng đẩy mạnh hơn việc bang giao với Tống. Chỉ
trong vòng 53 năm (1073-1126) của đời vua Lý
Nhân Tơng trị vì, triều Lý đã cử tới 18 đồn sứ
thần tới triều Tống, có sứ đồn năm 1081 số lượng
lên tới 156 người. Theo dõi nội dung của 18 lần đi
sứ này, nhận thấy triều Lý tăng cường hơn việc
giành giật vùng đất biên cương thông qua các đoàn
sứ thần. Vào các năm 1078, 1081, triều Lý đặt vấn
đề xin lại các vùng đất như Quảng Nguyên, Vật
Ác, Vật Dương...; vào những năm 1083, 1084 đề
nghị phân chia địa giới. Đồng thời, triều Lý còn
thường xuyên tiến hành việc tiễu trừ nạn xâm lấn
đất đai vùng biên vào các năm 1014, 1022, 1028,
18


1036, 1055, 1059, 1060, 1072... Chính do thái độ
kiên quyết trong việc giải quyết đất biên cương mà
lãnh thổ Đại Việt triều Lý được tương đối toàn vẹn,
an ninh biên giới được duy trì, ổn định. Triều Tống
nhiều lần phải nhường đất cho triều Lý, đã được sử
sách của hai nước ghi lại khá đầy đủ. Năm 1084,
vua Tống Nhân Tông phải lệnh cho triều thần trao
trả vùng đất Quảng Nguyên, được người thời đó
chế nhạo bằng câu thơ:
Nhân tham Giao Chỉ tượng,
Khước thất Quảng Nguyên kim1.
Nghĩa là: Vì tham voi của Giao Chỉ, nên đã

mất đi vàng ở Quảng Nguyên (chỉ việc triều Tống
trả lại vùng Quảng Nguyên, Cao Bằng, nơi có mỏ
vàng của Việt Nam - NHT).
Song song với việc triều cống, đấu tranh giành
đất, vương triều Lý cịn đẩy mạnh việc trao đổi
bn bán, đáng chú ý là quan hệ thông thương
biên giới giữa triều Lý và triều Tống cũng được
tăng cường và phát triển. Các vua triều Lý đã quy
định một số địa điểm giao lưu nhất định, có sự
khống chế của nhà nước nhằm hạn chế thương
nhân nước ngồi vào sâu nội địa để bn bán, lại
kiêm cả việc do thám tình hình chính trị. Cảng
Vân Đồn, vùng quần đảo phía đơng bắc nước ta có
một vị trí địa lý rất thuận lợi cho tàu thuyền qua
_____________
1. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.281.

19



×