Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

HƯỚNG DẪN V/v Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, Đài tưởng niệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.06 KB, 2 trang )

UBND HUYỆN GIANG THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: ……/HD-PGD&ĐT Giang Thành, ngày 06 tháng 12 năm 2010
HƯỚNG DẪN
V/v Chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, Đài tưởng niệm
Thực hiện công văn số 413/HD-SVHTTDL ngày 20 tháng 7 năm 2010 của
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang về việc hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ
các di tích theo kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và
sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang,
Thực hiện chương trình, kế hoạch năm học 2010 – 2011, Phòng Giáo dục và
Đào tạo Giang Thành hướng dẫn chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích:
Gìn giữ tối đa các giá trị nguyên bản của di tích về mặt: vị trí, cấu trúc, chất
liệu, vật liệu, kỹ thuật truyền thống; chức năng nội - ngoại thất; cảnh quan liên
quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di tích.
2. Nội dung các hoạt động cụ thể:
a. Tìm hiểu, tuyên truyền, giới thiệu:
- Các đơn vị trường học tổ chức các hoạt động và khuyến khích cán bộ, giáo
viên, học sinh nghiên cứu truyền thống lịch sử, tuyên truyền, giới thiệu các khu di
tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
- Ban giám hiệu các đơn vị chỉ đạo cho giáo viên, Tổng phụ trách tổ chức
lồng ghép giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá trong các môn học chính khóa
(lịch sử, địa lý, tự nhiên xã hội,…) và các hoạt động ngoại khoá, giới thiệu trò
chơi, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian (phù hợp với điều kiện cụ thể của
địa phương và lứa tuổi học sinh).
- Nhân “Ngày di sản văn hoá Việt Nam” 23/11 hàng năm tổ chức cho cán
bộ, nhân viên và học sinh du khảo về nguồn, tổ chức các hoạt động đặc biệt cho
học sinh đến chăm sóc di tích, tuyên truyền giáo dục truyền thống, tổ chức các
cuộc thi như: “Hành trình theo chân những danh nhân văn hoá đất nước”, “Tìm
hiểu lịch sử hình thành di tích tại địa phương”, …


- Phát động các phong trào: “Trường em và di tích cùng xanh, sạch, đẹp”,
“Tìm hiểu về di tích, danh lam thắng cảnh”, “Người thuyết minh hay”, “Hướng
dẫn viên du lịch nhỏ tuổi”, …
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, lồng ghép giáo dục truyền thống
lịch sử địa phương một cách phù hợp, hiệu quả, hưởng ứng các ngày lễ lớn trong
năm như: 30/4; 1/5; 19/5; 27/7; 22/12; …
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, giới thiệu với
mọi người xung quanh, khách du lịch về tầm quan trọng, ý nghĩa của các đài tưởng
niệm để cùng nhau tham gia bảo vệ.
b. Bảo vệ và tôn tạo:
- Các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch, các hoạt động cụ thể để bảo vệ
cảnh quan môi trường di tích: phối hợp dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh;
không xả rác bừa bãi, không mê tín dị đoan, cờ bạc, …
- Ban giám hiệu các đơn vị chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh phải luôn có ý thức cảnh giác cao trong việc phát hiện và báo cáo với nhà
trường, chính quyền địa phương những hiện tượng lạ (mối, mọt, …), các hành vi
lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép, các hành vi phá hoại làm hư hỏng, mất đi giá
trị vốn có của các đài tưởng niệm. Tích cực tuyên truyền phòng chống cháy nổ.
- Lãnh đạo các trường học chỉ đạo tới toàn thể cán bộ, nhân viên và học sinh
giữ gìn trật tự, an ninh tại di tích, những khu vực mang tính tôn nghiêm. Không
viết, vẽ lên tường, khuôn viên làm ảnh hưởng đến tính “nguyên bản” của di tích,
không lấy hiện vật hoặc làm hư hỏng hiện vật trong di tích.
Trên đây là hướng dẫn công tác chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá
trên địa bàn huyện; Đề nghị các đơn vị trường học tuỳ theo điều kiện thực tế tại đia
phương để đề ra kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cho phù hợp, đồng thời đăng ký những
việc làm cụ thể (các mẫu đính kèm), gửi về Phòng Giáo dục (Đ/c Khương) hạn
chót vào ngày 17/12/2010.
Nơi nhận P. TRƯỞNG PHÒNG
- Các trường MN, TH, PTCS, THCS;
- Lưu văn thư.

(Đã kí)

Hà Quang Minh

×