Tải bản đầy đủ (.pdf) (385 trang)

Giáo trình văn học trung quốc (dùng cho hệ đào tạo từ xa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 385 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
LƯƠNG DUY THỨ

GIÁO TRèNH

Văn học trung quốc
(Sỏch dựng cho h o to t xa)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ, 2013
1


2


HƢỚNG DẪN HỌC TẬP
BỘ MÔN VĂN HỌC TRUNG QUỐC

I. GIỚI THIỆU CHƢƠNG TRÌNH VÀ TRỌNG ĐIỂM
Chƣơng trình
Trung Quốc là một trong những cái nơi của lồi người. Đất nước
rộng lớn này có lịch sử 5.000 năm, tính từ khi nhà Tần (thế kỉ III TCN,
năm 221) thống nhất toàn bộ lãnh thổ, lập nền phong kiến tập quyền, thì
cũng đã hơn 2.000 năm. Lịch sử Trung Quốc lâu đời và chưa hề dứt
đoạn, tạo nên một nền văn hóa đồ sộ và bền vững. Nền văn hóa ấy rất
phong phú và đa dạng. Về triết học có chư tử bách gia, trong đó đáng chú
ý nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia. Về nghệ thuật có thư pháp
(nghệ thuật viết chữ Hán), hội họa, kiến trúc, điêu khắc… Về văn học có
thơ, từ, tiểu thuyết, hí khúc…(1) Có thể thấy triết học cổ đại Trung Quốc
là thành tựu tiêu biểu của văn hóa Trung Quốc, nhưng văn học lại là biểu


hiện rực rỡ nhất, mang tính dân tộc độc đáo của văn hóa Trung Quốc.
Văn học Trung Quốc có thể chia làm 5 giai đoạn. Tuy thời gian
phát triển dài ngắn khác nhau, nhưng mỗi giai đoạn có chung một thi
pháp mang đặc điểm khác giai đoạn trước và sau nó.
1. Văn học cổ đại
Đó là văn học giai đoạn tạm xác định là từ thời Hán trở về trước.
Văn học phần lớn gần folklor (gắn với môi trường giảng xướng, khuyết
danh…). Thể loại: thần thoại, truyền thuyết, ca dao, dân ca. Thi pháp gần
gũi với thi pháp văn học dân gian. Các tác phẩm chọn giảng là Kinh thi, Sở
(1) Có thể tham khảo: Lương Duy Thứ, Đại cương văn hố phương Đơng, Phần Văn hóa
Trung Hoa, NXB Giáo dục, 1996

3


từ, Sử kí. Sử kí ra đời vào thời Tây Hán (206 TCN – 9 SCN), có người
ghép nó vào văn học giai đoạn phong kiến, theo quan điểm chế độ phong
kiến Trung Quốc được xác lập từ thời Chiến quốc (403 TCN – 201 TCN).
2. Văn học trung đại
Đây là giai đoạn dài nhất (20 thế kỉ) nằm gọn trong lịch sử chế độ
phong kiến Trung Quốc (Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…), là
giai đoạn trưởng thành và hoàn thiện của thi pháp văn học cổ điển Trung
Quốc (bao gồm thi pháp các loại hình thơ ca, tiểu thuyết, hí khúc…), là giai
đoạn cuối cùng của nền văn học truyền thống trước khi nó giao lưu và tiếp
biến với thi pháp các loại hình văn học phương Tây. Mặc dù có sự giao thoa
giữa tam giáo, nhưng chung quy Nho giáo và Đạo gia (Lão Trang) là tư
tưởng chủ đạo chi phối văn hóa và văn học. Nho giáo bồi dưỡng cảm hứng
trách nhiệm của con người, Đạo gia hướng con người về với cuộc sống tự
do tự tại, chan hòa với thiên nhiên. Phật giáo răn con người diệt tục thanh
tâm, tu thân để đổi kiếp, khi vào Trung quốc gặp gỡ và được tiếp biến theo

khuynh hướng Nho, Đạo nói trên. Thi pháp văn học cổ điển Trung Quốc,
mà có học giả đã khái quát thành bốn phạm trù Thần, Phong, Khí ,Cốt, bắt
nguồn chủ yếu từ tâm thức Nho và Đạo, trong đó Nho nghiêng về khuynh
hướng tư tưởng, Đạo nghiêng về phong cách nghệ thuật. Các tác phẩm chọn
giảng giai đoạn này là thơ Đường và tiểu thuyết cổ điển. Cần đọc thêm Đào
Tiềm như là “ông tổ của trường phái ẩn dật” (Lỗ Tấn) và Tây sương kí như
là thành tựu tiêu biểu của thể loại hí khúc (kịch nghệ).
3. Văn học cận đại
Đây là giai đoạn ngắn nhất (1840 – 1919) nhưng là bản lề của sự
chuyển tiếp từ cổ điển sang hiện đại. Có người gọi tư tưởng chính trị chủ
đạo của giai đoạn này là “chủ nghĩa dân chủ cũ”, nghĩa là chủ trương giải
phóng dân tộc dưới ngọn cờ cách mạng tư sản (tức cách mạng của Tôn
Trung Sơn) để phân biệt với “chủ nghĩa dân chủ mới” – giải phóng dân tộc
dưới ngọn cờ cách mạng vơ sản từ sau phong trào Ngũ tứ (1919). Gọi giai
đoạn này là “bản lề” bởi vì nó đặt cơ sở ban đầu cho cuộc cách mạng văn
học Ngũ tứ về tư tưởng thẩm mĩ, về phương thức và phương tiện văn học.
Nói cách khác, văn học cận đại có thi pháp riêng, bắc cầu giữa văn học cổ
điển và văn học hiện đại. Các tác giả nổi tiếng là Khang Hữu Vi, Lương
4


Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Hồng Tn Hiến. Giáo trình đề cập đến Lương
Khải Siêu, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo đầy nhiệt huyết và có ảnh hưởng
trực tiếp đến Phan Bội Châu và Đông Kinh nghĩa thục nước ta.
4. Văn học hiện đại (1919 – 1949)
Giáo trình in năm 1994 ghép cận đại và hiện đại làm một giai đoạn
nhưng hiện nay giới nghiên cứu Trung Quốc lại tách ra. Cuộc vận động cách
mạng văn học Ngũ tứ nhằm xây dựng một nền văn học cách mạng. Sinh
viên trong cao trào Ngũ tứ đã nên khẩu hiệu: “Đốt sạch cửa hàng họ
Khổng” (Hỏa thiêu Khổng gia điếm), “Ủng hộ ông Science và ông

Démocratic”. Họ coi Khổng giáo là cản trở khoa học dân chủ. Mặc dù có
chỗ quá khích nhưng Ngũ tứ đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của văn
hóa Trung Hoa theo trào lưu chung của thế giới. Kế thừa và phát triển những
đòi hỏi đổi mới về thi pháp thời cận đại, chỉ trong vịng vài thập kỉ, văn học
mới Trung Hoa đã hồn toàn khác trước. Tư tưởng “văn học cải tạo xã hội”,
“văn học vị nhân sinh”, „văn học giải phóng dân tộc”, “văn học phục vụ
cách mạng” đã dần dần thay thế “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ minh đạo”, hoặc
“văn bất nhập thế”, “thi tại tính linh”… Văn học đã đối mặt với cuộc sống
và lấy việc phản ánh cuộc sống, cải tạo xã hội, giải phóng dân tộc làm sứ
mệnh thiêng liêng. Văn học cũng mở rộng cánh cửa giao lưu với thế giới.
Các phương pháp sáng tác, các thể tài văn chương mới mẻ được thử nghiệm.
Sáng tác được thể hiện bằng văn bạch thoại gắn với lời nói hàng ngày. Như
vậy là từ cơ sở tư tưởng đến phương thức sáng tác và phương tiện nghệ thuật
(ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật, văn tự…) đến thời hiện đại đã được đổi mới
hồn tồn và tương thơng với thế giới. Các tác giả nổi tiếng là Lỗ Tấn, Hồ
Thích, Lâm Ngữ Đường, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Diệp Thánh Đào,
Ba Kim, Tào Ngu, Đinh Linh, Triệu Thụ Lí…
5. Văn học đƣơng đại (từ 1949 trở đi)
Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
Văn học đương đại Trung Hoa có thể tính từ Đại hội Văn nghệ toàn quốc
lần thứ nhất (1949) đến Đại hội Văn nghệ tồn quốc lần thứ V (1987) và
sau đó. Trong thời gian hơn nửa thế kỉ này, văn hóa văn nghệ Trung Hoa
trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn một là 17 năm phát triển ổn định trước
“Đại cách mạng văn hóa vơ sản” (1949 – 1966); giai đoạn hai là 13 năm
5


loạn lạc do cách mạng văn hóa gây ra (1966 – 1979); giai đoạn ba là sự
phục hưng văn nghệ từ sau khi khắc phục được tai họa cách mạng văn hóa,
trong đó từ 1982 đến nay được gọi là “thời kì mới” của văn học nghệ thuật.

Giai đoạn một (1949 – 1966): Văn học phát triển ổn định dưới
ngọn cờ “Văn nghệ phục vụ công nông binh” của tư tưởng văn nghệ Mao
Trạch Đơng. Ngồi các tác giả lão thành có mặt từ Ngũ tứ và Tả liên như
Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn, Ba Kim, Tào Ngu, Đinh Linh, Triệu Thụ
Lí… một số tác giả mới có những đóng góp nổi bật: Chu Lập Ba, Ngải
Thanh, Lương Bân, La Quảng Bân, Đỗ Bằng Trình, Đương Mạt…
Giai đoạn hai (1966 – 1979): Mặc dù cách mạng văn hóa chỉ xảy
ra trong 3 năm (1966 – 1969) nhưng tác hại của phong trào quá khích này
kéo dài đến 1979 và về sau nữa. Trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo của
Giang Thanh, văn hóa văn nghệ bị tấn cơng, các nhà văn bị lưu đày, bị
tàn sát. Có thể coi cách mạng văn hóa là sự tiêu diệt văn hóa. (Tham
khảo: Lịch sử cách mạng văn hóa, bản dịch tiếng Việt của NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996).
Giai đoạn ba (1970 trở đi): Sau khi đánh đổ Giang Thanh và bè lũ
bốn tên, dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, di hại của cách mạng văn
hóa dần dần được quét sạch, văn hóa văn nghệ được phục hưng. Thế hệ
thứ năm các nhà văn nhà thơ cách mạng Trung Quốc đã có những tên tuổi
được hâm mộ: Trương Hiền Lượng (có hai truyện dài đã dịch ở Việt Nam
là Một nửa đàn ông là đàn bà và Phong cách nam nhi), Vương Mơng, Cao
Hiểu Thanh, Phùng Kì Tài, Trương Khiết, Tô Thúc Dương, A Thành…
Đánh giá các trào lưu văn học vô cùng phong phú và phức tạp hiện nay
như thế nào, ý kiến còn nhiều chỗ khác nhau. Điều có thể khẳng định là
dưới khẩu hiện chung “Văn nghệ phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã
hội”, văn học Trung Quốc đang phát triển ổn định theo hướng hiện đại hóa
tương thơng với thế giới. (Tham khảo: Truyện ngắn hiện đại Trung Quốc,
Lương Duy Thứ tuyển chọn, tập 2, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1996).
Nói đến văn học đương đại Trung Quốc, cần đề cập đến thành tựu
văn học ở Đài Loan và Hồng Kông. Có thể coi nữ văn sĩ Quỳnh Giao như
một hiện tượng văn học của Đài Loan (văn học đại chúng) và nhà văn Kim
Dung như một hiện tượng văn học của Hồng Kông (văn học võ thuật).

6


Trọng điểm
Văn học Trung Quốc có một lịch sử lâu dài, một thành tựu đồ sộ
như thế, vậy thì trọng điểm học tập của bộ mơn là gì?
Chúng ta khơng học lịch sử văn học Trung Quốc mà học văn học
Trung Quốc, nghĩa là chỉ chọn một số tác phẩm tiêu biểu cho thể loại,
trường phái cũng như giai đoạn lịch sử, hơn thế có nhiều liên quan, ảnh
hưởng đến văn học Việt Nam. Trên tinh thần đó, chúng ta sẽ tập trung
thời gian cho những tác giả và tác phẩm sau đây:
- Văn học cổ đại: Kinh thi, Sở từ, Sử kí.
- Văn học trung đại: thơ Đường (chủ yếu học Lí Bạch, Đỗ Phủ,
Bạch Cư Dị); tiểu thuyết cổ điển (Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Liêu
trai chí dị, Hồng lâu mộng).
- Văn học hiện đại: Lỗ Tấn
II. HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CÁC TRỌNG ĐIỂM
Ở phần I, giới thiệu chương trình và trọng điểm, theo cách nhìn
lịch đại, chúng ta đã men theo chiều dài lịch sử để xác định các giai đoạn
văn học cũng qua đấy thấy được sự tiến triển của một nền văn học. Từ
cách nhìn lịch đại, có thể khẳng định truyền thống lâu đời, cội nguồn sâu
xa cũng như sự diễn tiến khơng hề đứt đoạn của văn học Trung Quốc.
Nhưng cịn cần bổ sung bằng cách nhìn đồng lại, một cách nhìn chú ý
đến chiều rộng, thơng qua so sánh để thấy được sự phong phú, đa dạng
của các thể loại, các trường phái cũng như sự tương đồng và khác biệt
giữa các nền văn học trong bối cảnh lịch sử gần giống nhau. So sánh là
cách tốt nhất để hiểu mình; so sánh khơng nhằm đạt đến kết luận ai hơn
ai kém, “Văn học so sánh không phải là sự so sánh văn học”
Từ cách nhìn đồng đại có thể thấy văn học cổ đại Trung Quốc
khơng có anh hùng ca (épopée) như văn học Hi La, văn học Ấn Độ. Cũng

có thể thấy trong văn học trung đại Trung Quốc thể loại phát triển nhất là
thơ. Hí khúc chỉ phát triển mạnh vào thời Nguyên (thế kỉ XIII). Tiểu
thuyết chương hồi trở thành thể loại chủ công từ thế kỉ XIV đến thế kỉ
XVIII. Như vậy, để học tốt văn học Trung Quốc cũng có thể tập trung
nghiên cứu vào ba trọng điểm: thơ cổ Trung Quốc, tiểu thuyết cổ Trung
7


Quốc và Lỗ Tấn. Theo hướng tiếp cận đó, bản thân tơi đã soạn ra ba bài
giảng cho chương trình cao học và nghiên cứu sinh, đó là Thi pháp thơ
Đường, Thi pháp tiểu thuyết chương hồi và Thi pháp Lỗ Tấn. Bài giảng
Thi pháp thơ Đường coi thơ Đường là sự chưng cất khoảng 14 thế kỉ thơ
từ Kinh thi, Sở từ, nhạc phủ Hán qua Đào Tiềm đến Đường Thi (có thể
đọc bài Q trình diễn tiến của thơ cổ Trung Quốc và thi pháp của
Lương Duy Thứ, tạp chí Văn học, số 6, 1996). Thi pháp tiểu thuyết
chương hồi tìm về cội nguồn “cái lí của hình thức nghệ thuật” của tiểu
thuyết Minh Thanh. Thi pháp Lỗ Tấn cố gắng đặt hiện tượng Lỗ Tấn trên
giao điểm của trục lịch đại và trục đồng đại để thấy được Lỗ Tấn chính là
đại biểu của văn học hiện đại Trung Quốc, vừa mang tính truyền thống
đậm đà, vừa mang tính cách tân tương thơng với thế giới.
Như vậy, đi sâu vào các trọng điểm văn học Trung Quốc có thể
theo trình tự lịch đại của giáo trình, nhưng phải có ý thức đặt nó trong
tương quan đồng đại để thấy được vị trí của các tác giả và tác phẩm.
1. Kinh thi
Kinh thi là cách gọi của các nhà nho khi họ dùng tập thơ ca dân gian
này để dạy học trò theo gương Khổng Tử, ban đầu nó chỉ có tên Thi, Thi tam
bách, khơng có định ngữ kinh (kinh điển), đời sau vừa gọi theo thói quen,
vừa để nhấn mạnh tính chân thật, chất phác, nói thật, nói thẳng của một tập
thơ “đầu nguồn”. Nói như Lê Q Đơn: Kinh Thi hay là vì nó chân thật.
Học Kinh Thi phải nắm được ba nội dung và ba thủ pháp biểu

hiện đặc trưng. Ba nội dung là:
- Đời sống nơng nơ thời cổ, lịng ốn giận và sự phản kháng (đặc
biệt chú ý các bài Thất nguyệt, Phạt đàn, Thạc thử).
- Tiếng nói phản đối chiến tranh (đặc biệt chú ý các bài Đông
sơn, Quân tử vu dịch).
- Tình u và hơn nhân (tình u trong sáng, mạnh bạo, chân
chất: Quang thư, Tĩnh nữ, Phiếu hữu mai; hôn nhân trắc trở, bi kịch:
Manh, Bách chu, Cốc phong).
Cần lưu ý: Kinh thi ra đời khoảng thế kỉ XI đến thế kỉ VI TCN.
Lúc này chế độ phong kiến chưa hình thành, các quan niệm và lễ nghi
sau này chưa xuất hiện và thống trị đời sống xã hội. Phải đặt tác phẩm
đúng vị trí văn học cổ đại của nó.
8


Ba thủ pháp nghệ thuật đặc trưng là phú, tỉ, hứng của ca dao dân ca
(rất phổ biến), mỗi câu thơ 4 chữ và thường láy câu, lặp chương theo yêu
cầu ca vũ hội hè, Học Kinh thi có thể liên hệ với ca dao, dân ca Việt Nam.
2. Sở từ
Nếu Kinh thi tiêu biểu cho thơ ca cổ đại phương bắc trong vùng
văn hóa phương bắc (quanh lưu vực sơng Hồng Hà) thì Sở từ lại tiêu
biểu cho thơ ca cổ đại phương nam trong vùng văn hóa phương nam
(quanh lưu vực sông Dương Tử). Sở từ chỉ chung các điệu ca lí vùng đất
Sở. Nhiều nhà thơ làm thơ theo điệu Sở, trong đó Khuất Nguyên là nổi
tiếng nhất. Ông là nhà thơ cá nhân đầu tiên, nhà thơ lãng mạn trữ tình,
người viết trường ca mỗi câu 6 chữ dùng chữ hề để đệm nhịp. Bài trường
thi Li tao xúc động lòng người, khiến cho chữ tao trở thành tính từ chỉ
thơ ca (tao nhân, tao đàn…).
Học Li tao chủ yếu nắm bắt cho được hình tượng nhân vật trữ tình–
người đẹp (mĩ nhân): những phẩm chất của người đẹp, lí do bị ruồng bỏ,

quyết tâm giữ trọn khí tiết và lịng chung thủy của người đẹp. Người đẹp ở
đây chỉ là ẩn dụ của bậc chính nhân quân tử. Lòng chung thủy ở đây là ẩn dụ
của lịng trung qn. Chết trong khơng sống đục là khí tiết nhà nho. Có thể
đọc thuộc lịng 18 câu tiêu biểu cho cách cấu tứ và cách biểu hiện của Li tao
(từ câu Mồi phú quý… đến câu Thì xin theo lối cũng như Bành Hàm).
3. Sử kí
Sử kí ra đời vào thế kỉ I TCN, với cách nhìn tổng hợp lịch đại và
đồng đại, có thể thấy đây là một trọng điểm đáng lưu ý vì nó đánh dấu
một loại tác phẩm “văn sử triết bất phân”, nó là cội nguồn của văn xuôi
Trung Quốc, đặc biệt là loại tiểu thuyết lấy sự tích trong lịch sử. Giá trị
của Sử kí có nhiều mặt, nhưng trong chương trình lịch sử văn học, chúng
ta chủ yếu khai thác giá trị văn học, tức cái mà Lỗ Tấn nói là “một thiên
Li tao không vần” (Hán văn học sử cương yếu). Phần viết về Sử kí của
giáo trình đã xuất phát từ tính hình tượng và từ lối văn tự sự khách quan
để khẳng định Sử kí đồng thời là một tác phẩm văn học có giá trị.
Cần đọc kĩ các truyện Tần Thủy Hoàng bản kỉ, Hạng Vũ bản kỉ,
Liêm Pha – Lạn Tương Như liệt truyện, Khuất Nguyên liệt truyện… để hiểu
và xây dựng ấn tượng về các tính cách đặc biệt của văn hóa Trung Quốc.
9


4. Thơ Đƣờng
Thơ Đường là tập đại thành (thành tựu tập trung, tiêu biểu) của thơ
ca cổ điển Trung Quốc. Cần thấy thơ Đường là sự chưng cất của khoảng
14 thế kỉ thơ (từ Kinh thi, Sở từ, qua Kiến An, Đào Tiềm…) theo quan
điểm lịch đại, nghĩa là không đứt đoạn, không phải từ trên trời rơi xuống.
Nhưng cũng phải thấy sự bùng nổ mạnh mẽ và rộng khắp để có hơn 2.300
nhà thơ và hơn 50.000 bài thơ còn lại, làm cho thơ Đường trở thành tuyệt
đỉnh vinh quang của thơ Trung Quốc và là thành tựu nổi bật nhất của văn
hóa Đường (được đánh giá là đỉnh điểm của văn hóa Trung Quốc và cũng

là của văn hóa nhân loại thời này). Nghĩa là phải nhìn theo quan điểm lịch
đại và đồng đại. Từ quan điểm đồng đại phải xác định những nguyên nhân
riêng biệt tạo nên sự bùng nổ thơ. Giáo trình đã nói khá tường tận về vấn
đề này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự giải phóng tư tưởng của thời đại
Tam giáo đồng nguyên mà không phải Nho giáo độc tôn (Hán, Tống) và
sự phát triển của âm nhạc, vũ đạo, hội họa. Có một số sách trước đây nói
quá nhiều về sự hay thơ của các ơng vua, nhưng đó chỉ là một nguyên nhân
bổ trợ, chưa phải là nguyên nhân cốt lõi.
Thơ Đường có nhiều thể, nhiều loại, nhiều trường phái. Chữ trường
phái nên hiểu theo nghĩa Trung Quốc như một dòng (lưu phái) với các đề tài
và phong cách gần nhau, khơng có nghĩa trường phái (école) có tun ngơn,
có quy chế chặt chẽ như ở phương Tây. Trong các thể, thì tuyệt cú là phổ
biến nhất nhưng luật thi là biểu tượng của thơ Đường. Hiện nay có nhiều
cuốn sách vận dụng phương pháp cấu trúc văn bản và phương pháp ngơn
ngữ kí hiệu để nghiên cứu luật thi như một biểu tượng đặc trưng của thơ cổ
Trung Quốc. Có thể đọc các sách Đường Thi của Ngơ Tất Tố, của Trần
Trọng Kim… để hiểu rõ năm yêu cầu: vận, niêm, luật, đối, bố cục và lấy bài
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan làm mẫu.
Lí Bạch. Trung Quốc đề cao ba nhà thơ: Thi tiên (Lí Bạch), Thi
thánh (Đỗ Phủ), Thi bá (Bạch Cư Dị). Nhật còn đề cao Thi Phật (Vương
Duy) và bốn nhà thơ thuộc phái điền viên sơn thủy và biên tái. Thi tiên Lí
Bạch là nhà thơ được nói đến đầu tiên. Đọc kĩ thơ ơng và lí giải những đặc
điểm trong tư tưởng, phong cách, hình tượng thơ và trong phương thức
cùng phương tiện nghệ thuật… đã tạo nên ấn tượng về một vị trích tiên
(tiên bị đày xuống trần). Về tư tưởng, ông chịu ảnh hưởng của Đạo gia và
10


du hiệp (Mặc gia), ít chịu ảnh hưởng của Nho gia. Trong phong cách, ông
là “chim đại bàng gãy cánh giữa trời”, “con cá nằm vắt ngang đại dương”.

Ba hình tượng thơ nổi bật là Rượu, Trăng và Kiếm. Trăng để tìm niềm an
ủi, lấy lại cân bằng và bình yên; Rượu để quên hết sầu đời; Kiếm để vùng
vẫy trả thù. Với tư tưởng và phong cách của “ngôi sao lạc” đó, các hình
tượng phải được chuyển tải bằng những phương thức và phương tiện nghệ
thuật phóng túng, tùy tâm sở dục. Lý Bạch chủ yếu dùng thể cổ phong và
nhạc phủ, dùng ngơn ngữ phóng đại, khoa trương. Tóm lại, Lí Bạch là nhà
thơ lãng mạn, là sự bộc bạch mạnh mẽ cái tôi hiếm thấy trong thơ ca trung
đại Trung Quốc. (Có thể tìm đọc Luận án Phó tiến sĩ của Phạm Hải Anh
(ĐHSP 1 Hà Nội, 19797) về thơ tứ tuyệt Lí Bạch để hiểu thêm thành quả
nghiên cứu của các nhà Trung Quốc học người Mĩ về vấn đề này và để
khẳng định thêm tính hiện đại của thơ Lí Bạch).
Đỗ Phủ. Đỗ Phủ được gọi là Thi thánh vì ơng là bậc thánh nhân
của cuộc đời và của thơ (Thiên cổ văn chương thiên cổ si – Nguyễn Du).
(Chữ sư âm cổ đọc là si). Thơ ơng được gọi là thi sử. Giáo trình đã lí giải
tường tận vấn đề này. Đáng nói thêm là, cần chỉ rõ lịch sử thời Đường
được cảm nhận bằng một trái tim nhân ái sâu sắc và được thể hiện bằng
một ngòi bút điêu luyện. Bài làm của sinh viên hàm thụ và tại chức thường
chỉ dừng lại ở các nội dung mà thơ Đỗ Phủ phản ánh, ít khi quan tâm đến
tâm huyết và tài năng của nhà thơ khi phản ánh. Có lẽ để được tơn làm Thi
thánh, vấn đề sau càng quan trọng hơn. Suy nghĩ thêm ý kiến coi Đỗ Phủ
là nhà thơ chính trị. Phải chăng đây là một minh chứng rằng chính trị và
thơ ca không hề đối lập nhau. Suy nghĩ thêm nhận định: Có khổ thơ mới
hay (Khổ trong cuộc sống hay khổ trong tâm linh? Bạch Cư Dị không hề
khổ, ông làm quan suốt đời, bổng lộc đầu triều, vậy sao thơ ông vẫn hay ?)
Bạch Cư Dị. Bạch Cư Dị kế thừa truyền thống hiện thực chủ nghĩa
của Đỗ Phủ. Nhưng ông khác Đỗ Phủ ở chỗ suốt đời làm quan, thời bị
biếm ở Giang Châu rồi làm bài Tì bà hành, tuy tinh thần đau khổ, ý chí
nguội lạnh, nhưng vẫn hưởng bổng lộc triều đình, chưa bao giờ đói khát,
bệnh tật như Đỗ Phủ. Ơng cũng đồng cảm với nỗi khổ của người dân như
Đỗ Phủ, nhưng phần lớn ơng dùng lí trí sắc sảo xây dựng sự đối lập chứ

chưa có được xúc động nhập thân như Đỗ Phủ. Ơng cũng là nhà lí luận thơ
ca. Lí luận soi sáng đường cho sáng tác, nhưng sáng tác theo lí luận mà
11


không phải bắt nguồn từ sự thôi thúc của tâm linh thì dễ sà vào trừu tượng,
khơ khan; thơ phúng dụ của ơng có lúc lạnh lùng, khơ khan, trừu tượng là
vì vậy. Người đời biết Bạch Cư Dị nhiều hơn ở hai bài trường thi trữ tình
Trường hận ca và Tì bà hành. So với Tì bà hành thì Trường hận ca đem
đến cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ, bồng bột hơn. Đó là biểu
tượng của tình u mn thuở. Nhưng Tì bà hành u uất, nghẹn ngào hơn.
Đó là biểu tượng của Du Bá Nha và Chung Tử Kì – sự đồng điệu trong
tâm linh. Một bên là bậc tài trí bị vùi dập, một bên là kẻ tài hoa bị ruồng
bỏ. Lòng đồng cảm với cái đẹp, cái cao cả bị giày xéo, bị vùi dập là biểu
hiện của tính nhân văn của văn chương mn thuở. Tì bà hành dễ đi vào
long người là vì vậy. Bài trường thi này đi vào lịng người cịn do ngơn
ngữ thơ tuyệt diệu của nó. Ở Việt Nam, với bản dịch khó có người vượt
được Phan Huy Thực (trước đây nhầm là của Phan Huy Vịnh), nó được
ngâm vịnh như là một tác phẩm dân tộc. Lưu ý: Đọc lại phần miêu tả tiếng
đàn và so sánh với ba lần nàng Kiều (Truyện Kiều) đánh đàn.
Chung quy, học thơ Đường cần nắm vững thành tựu cụ thể của thơ
Đường, cần thuộc lòng các bài thơ nổi tiếng, đặc biệt là các bài ở Việt Nam
xưa nay được các nhà văn nhà thơ, các học giả ưa thích (như Phong Kiều dạ
bạc, Hồng Hạc lâu, Đề đơ thành nam trang, Tầm ẩn giả bất ngộ, Hoàng
Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Độc tọa Kính Đình sơn,
Xuân vọng, Thu hứng, Đăng cao, Mại thán ông, Giang tuyết, Thanh
minh…). Đồng thời phải hiểu tư tưởng và phong cách các nhà thơ lớn, hiểu
các thi luật và cố gắng làm thơ luật Đường (theo 5 yêu cầu: vần, niêm, luật,
đối, bố cục – xem sách tham khảo, dựa vào một số bài tương đối chuẩn của
Việt Nam là bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan).

5. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Phần này giáo trình viết rất cụ thể. Cần nắm vững hai điểm
- Từ thế kỉ XIV trở đi, lịch sử Trung Quốc chuyển sang một giai
đoạn mới gọi là giai đoạn Minh Thanh. Tuy vẫn thuộc chế độ phong kiến
tập quyền, tuy Minh là triều đại vua Trung Quốc, Thanh là triều đại vua
ngoại tộc, nhưng cả hai cơ bản giống nhau về thể chế chính trị, đời sống
kinh tế và văn hóa. Nhà Thanh rập khn thể chế chính trị nhà Minh và
có phần quân phiệt hơn. Cả hai đều nằm trong tiến trình kinh tế thị
trường bước đầu hình thành và đời sống văn hóa chủ yếu hướng về nhu
12


cầu các đô thị. Sự xuất hiện của một tầng lớn thị dân đông đảo đặt ra
hàng loạt nhu cầu mới về đời sống tinh thần. Trên cơ sở đó, q trình dân
chủ hóa nền văn học đã bắt đầu: văn học hướng về đời sống đời thường,
thỏa mãn thị hiếu tầng lớn thị dân và dân nghèo. Tiểu thuyết vốn bị coi
thường đã bước lên địa vị chủ soái thay thế thơ ca và tản văn.
- Theo tiến trình lịch sử và sự đổi mới thi pháp, có thể chia ra hai
loại tiểu thuyết: anh hùng và đời thường. Theo chủ đề và tư tưởng chủ đề,
đặc điểm nghệ thuật, có thể chia ra năm loại, mỗi loại có thể căn cứ vào
để tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề và đặc điểm nghệ thuật rồi dựa vào một
tác phẩm tiêu biểu để tìm hiểu, nghiên cứu.
Tam quốc diễn nghĩa. Cần nắm vững được mấy điểm: Tam quốc
diễn nghĩa là tác phẩm tiêu biểu của loại tiểu thuyết lịch sử (cịn là giảng
sử bởi vì để tài là chuyện lịch sử, chủ đề là tấm gương chính diện và phản
diện (trị và loạn) của lịch sử, tư tưởng chủ đề là biểu dương lòng yêu
nước, lên án bọn bán nước, biểu dương các anh hùng hào kiệt có đầy đủ
phẩm chất nhân, trí, dũng và lên án bọn gian hùng bất nhân, ngụy trí, phi
dũng. Anh hùng hào kiệt ở đây là Lưu Bị (tượng trưng cho chữ nhân),
Khổng Minh (trí), Quan Cơng, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu… (dũng;

mỗi người lại có biểu hiện riêng, ví như Quan Cơng nghĩa khí và kiêu
căng, Trương Phi cương trực và nóng nảy…). Đáng chú ý là họ hầu như
đều ở bên phía Lưu Thục là phía mà theo tác giả là chính thống (đối lập
với Tào Ngụy là phi chính thống, cịn theo Đơng Ngơ là trung gian, khi
gắn với Lưu Thục thì được coi là chính nghĩa). Điều này có liên quan đến
tư tưởng Hán chính thống theo lập trường Nho gia của tác giả. Tào Tháo
là người theo Pháp gia và mặc dù có cơng chinh phạt nhưng thường bị
các nhà nho nguyền rủa (có thể tìm hiểu thêm chủ trương phiên án cho
Tào Tháo (lật lại hồ sơ Tào Tháo) của nhà sử học Quách Mạt Nhược).
Tiểu thuyết lịch sử phải căn cứ một phần vào sự thực lịch sử, bởi vậy loại
này mang đặc điểm “thất thực tam hư” (bảy thực ba hư), ví như chuyện
ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng, kế Điêu Thuyền… đều dựa vào
một trong hai dòng trong sử sách rồi hư cấu sáng tạo ra. Nhân vật thành
công nhất trong Tam quốc diễn nghĩa là Tào Tháo – điển hình của bọn
gian hùng vừa thơng minh, cơ trí, ngoan cường, vừa đa nghi, nham hiểm,
tàn bạo. Cần nói thêm, đó là loại hình tượng nhân vật khơng thể kết luận
13


giản đơn là tốt hay xấu mà thường đa sắc, đa hương, đa nghĩa như nó vốn
có trong cuộc sống. Lỗ Tấn từng nói: Tơi căm ghét Tào Tháo nhưng cũng
rất khâm phục ơng ta. Nhận xét này có phần giống với Nam Cao khi nhà
văn để cho nhân vật Hồng của mình phát biểu: “Tài thật, tài thật! Tiên
sư anh Tào Tháo” (Đôi mắt). Hiện nay, các nhà nghiên cứu, lí luận, phê
bình Trung Quốc coi Tào Tháo (cùng với AQ) là điển hình siêu dân tộc,
siêu giai cấp, siêu thời đại.
Thủy hử. Tác phầm này không được giảng trong giáo trình, bởi
vì nó cũng được xếp vào loại giảng sử (Lỗ Tấn, Trung Quốc tiểu thuyết
sử lược) mà Tam quốc là tiêu biểu. Mặt khác, có người (như Hồ Thích)
chê là kém tính nhân văn vì tác giả đã mơ tả việc giết người như một trị

chơi, thậm chí có khi coi là hành vi trả thù đẹp. Dù bất cứ lí do gì, việc
Võ Tịng giết cả nhà Trương Đơ Giám từ đứa con nít đến người già để
trả thù vẫn là một hành vi man rợ khơng thể biện minh. Tác phẩm này
có hai chủ đề: khẳng định tính “có lí” của khởi nghĩa nơng dân, bạo
động nông dân; ca ngợi phẩm chất xả thân bênh vực kẻ yếu, trừng trị kẻ
ác của “hảo hán” giang hồ. Với lối kể “móc xích” chuyện nhỏ thành
chuyện lớn, xâu chuỗi các chuyện lại bằng sợi dây đỏ: bất cơng và
chống bất cơng, tác phẩm đã có một sức hấp dẫn lơi cuốn lạ kì đến nỗi
Kim Thánh Thán tuy có phàn nàn về sự giết người thái quá nhưng vẫn
xếp vào “lục tài tử thư”.
Tây du kí. Cần thấy được sự khác nhau giữa truyện kể dân gian
về cơng cuộc đi sang Ấn Độ tìm thầy học đạo của nhà sư Trần Huyền
Trang và tác phẩm Tây du kí để xác định tư tưởng chủ đề của nó. Thơng
thường có ba cách hiểu:
(1) Cách hiểu của các Phật tử, coi tác phẩm như sự minh họa
cho quá trình giác ngộ của con người, năm nhân vật là “ngũ uẩn” trên
đường đời.
(2) Cách hiểu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc (giống như
của giáo trình) cho Tây du kí thể hiện quyết tâm chiến thắng mọi trở ngại
trên con đường vươn tới một lí tưởng xã hội tốt đẹp của nhân dân và tầng
lớp thị dân thời Minh Thanh
(3) Cách hiểu của các nhà Trung Quốc học phương Tây (tiêu biểu
là của nhà Trung Quốc học người Pháp A-thơ Oa-li (Authur Walley,
14


cũng là người dịch Tây du kí sang tiếng Pháp) coi Tây du kí là đường đời,
bốn nhân vật là bốn mặt tính cách thống nhất mà mâu thuẫn vốn có của
con người.
Có thể khẳng định cách hiểu (2) nhưng tham khảo thêm cách hiểu

(3), coi như “nghĩa bóng” của tác phẩm. Các tín đồ Phật giáo có thể có
cách hiểu riêng của họ, nhưng nên nhớ một điều: Tây du kí nói ở đây là
tác phẩm văn chương theo phương pháp luận nghiên cứu văn học
Liêu trai chí dị. Giáo trình đã viết kĩ về tác phẩm này. Cần nói
thêm mấy điểm:
(1) Liêu trai là gì? Trai là thư phòng, nghĩa là phòng sách của văn
nhân học giả. Liêu khơng phải là cơ liêu như cách giải thích một số bộ
sách mà là “liêu thiên” (nói chuyện phiếm – người miền Trung gọi là nói
trạng), bởi vậy thi sĩ Tản Đà khi dịch Liêu trai chí dị có thơ “Nói láo mà
chơi, nghe láo chơi!”
(2) Điều đặc biệt đáng ghi nhận là cá tính sáng tạo mới mẻ của
nhà văn Bồ Tùng Linh, ông cũng là nhà nho, cũng được đào tạo ở cửa
Khổng sân Trình theo hướng “khắc kỉ phục lễ” (nén mình theo lễ) nhưng
lại đồng cảm với sự rạo rực của tuổi trẻ trong tình yêu và tình dục. Ơng là
nhà văn Trung Quốc ở thế kỉ XVIII bênh vực tình u tự do và hơn nhân
tự chủ, tuy muộn hơn Vương Thực Phủ (trong Tây Sương Kí) nhưng
mạnh mẽ hơn táo bạo hơn.
(3) Sự cởi mở trong tư tưởng ấy cũng dẫn đến những đổi mới
trong thi pháp. Nhân vật hệ quy chiếu trong Liêu trai chí dị là ai? Phải
chăng là các sĩ tử? Đúng hơn đó là các mĩ nữ. Họ là tấm gương để phân
biệt đúng sai, tốt xấu, hay dở không chỉ cho các sĩ tử mà còn cho các loại
người và rộng hơn nữa – cho cuộc sống. Họ không chỉ là cô Tấm xuất
hiện trong cảnh hàn vi của các thư sinh mà thực sự trở thành điểm tựa để
các sĩ tử vươn đến thành đạt trong sự nghiệp và trong việc hồn thiện
nhân cách
(4) Liêu trai chí dị vừa kế thừa phong cách truyền kì và chí qi
(Lỗ Tấn) vừa mở ra một chân trời nghệ thuật mới lạ, huyền ảo mà ở đó
cuộc sống như thực như mơ, như có như khơng, rất lãng mạn và cũng rất
hiện đại.


15


Hồng lâu mộng. Tác phẩm này không quen thuộc lắm với người
Việt Nam trước đây, so với Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí thì
có phần xa lạ hơn. Tuy nhiên, đó chính là “tập đại thành” vì nó kế thừa
được các ưu điểm nổi trội của tiểu thuyết cổ Trung Quốc vừa đổi mới
cách tân, đưa tiểu thuyết cổ điển phát triển, càng ngày càng gần gũi với
tiểu thuyết hiện đại. Sự kế thừa thể hiện rõ ở kết cấu chương hồi, ở cách
xây dựng tính cách nhân vật qua hành động và đối thoại (gần với kịch
diễn trên sân khấu), ở tính ước lệ trong dẫn dắt tình tiết và miêu tả sự
việc, cịn sự cách tân bộc lộ ở chỗ nó đậm đà màu sắc tiểu thuyết tâm lí
thời hiện đại. Tuy kết cấu theo kiểu chương hồi nhưng mạch truyện lại
dựa vào tâm lí nhân vật, có sự dẫn dắt, thuyết minh tâm lí nhân vật sâu
sắc. Ở đây các yếu tố li kì ngẫu nhiên đã được gia giảm đến mức tối
thiểu, nhường cho độc giả quyền tiếp cận tối đa với quy luật cuộc sống.
Như giáo trình phân tích, tác phẩm lớn này có hai chủ đề gắn bó
chặt chẽ với nhau. Đó là bức tranh từ thịnh đến suy khơng cưỡng lại được
của gia đình quý tộc tượng trưng cho quyền uy của chế độ. Từ thịnh đến
suy không phải là quy luật tự nhiên của trời đất mà chủ yếu là do sự tha
hóa, sự mục ruỗng của một giai cấp lỗi thời. Đó là câu chuyện về một
tình u lâm vào thế bi kịch; những nguyện vọng dân chủ trong tình u
và hơn nhân của thế hệ tương lai chưa có miếng đất phát triển và cái chồi
non đó của thời đại mới đã bị thế lực phong kiến ngàn đời đè bẹp. Tác
giả nhìn đời theo quan điểm Đạo gia và Phật giáo, coi đó là giấc mộng
đời người, là sự trở về cái Vô của cái Hữu, 12 cô gái trẻ đẹp đều hoặc
chết yểu hoặc sống dở chết dở, thốt lên lời than “Đau đớn thay phận đàn
bà – Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung…” Từ hai chủ đề đan xen gắn
bó đó, tác giả đã dẫn người đọc đến một chủ đề tư tưởng lớn: Chế độ
phong kiến là nguyên nhân của mọi bất cơng ngang trái, là kẻ thù của

tình u tự do, hơn nhân tự chủ, tuy chế độ đó đã lung lay, rệu rã nhưng
“như con sâu trăm chân, chết vẫn khơng cứng”.
Ngồi hai chủ đề liên quan chặt chẽ với nhau của tác phẩm, cần
chú ý hai nhận xét về thi pháp Hồng lâu mộng của Lỗ Tấn (Trung Quốc
tiểu thuyết sử lược): “Đến Hồng lâu mộng, tư tưởng và cách viết truyền
thống đã bị phá vỡ” và “Hồng lâu mộng là tác phẩm hiện thực không tô
vẽ”. Nhận xét trên nói đến sự chuyển mình của thi pháp tiểu thuyết cổ
16


điển, chủ yếu thế hiện ở ba mặt: từ anh hùng sang đời thường, yếu tố phi
thường (gắn với cái cao cả) hảo hán, thần tiên, ma quái; thời gian và
không gian nghệ thuật chậm rãi, thường nhật, gần gũi với cuộc sống đời
thường. Còn cái gọi là “hiện thực khơng tơ vẽ” là nói đến khuynh hướng
tả thực chi tiết khác với lối miêu tả biểu tượng hóa trước kia “tốt thì
thánh thiện, khơng hề có khuyết điểm; xấu thì hồn tồn xấu, ai cũng
nguyền rủa”.
Các phần đã trình bày ở trên là một số trọng điểm của văn học cổ
trung đại. Dưới đây là một trọng điểm của văn học hiện đại
6. Lỗ Tấn
Lỗ Tấn là ngọn cờ của văn học Trung Quốc thế kỉ XX. Nói như
thế để thấy vị trí của nhà văn cũng như ảnh hưởng rộng lớn của ơng.
Điều này thì cả thế giới đề thừa nhận (xem: Lương Duy Thứ, Lỗ Tấn –
tác phẩm và tư liệu, NXB Giáo dục, 1997). Giáo trình dành gần 50 trang
viết về Lỗ Tấn, điều đó khơng có nghĩa là các nhà văn khác khơng được
chú ý, nhưng qua Lỗ Tấn có thể hiểu rõ những vấn đề của văn học hiện
đại Trung Quốc, nói các khác có thể coi Lỗ Tấn là biểu tượng (symbol)
của nền văn học mới Trung Hoa
Cần nắm vững các chủ đề chính trong sáng tác Lỗ Tấn (truyện
ngắn và tạp văn). Cần hiểu rõ ba chủ đề liên quan chặt chẽ với nhau của

AQ chính truyện. Ba chủ đề đó cũng chính là năm chủ đề của truyện ngắn
và bốn chủ đề của tạp văn được thể hiện tập trung bằng hình tượng cụ thể
trong một truyện ngắn. Nói cách khác, AQ chính truyện là tác phẩm tiêu
biểu (chef d‟oeuvre) của nhà văn. Tác phẩm này đã thể hiện sinh động và
sâu sắc chủ trương “dùng văn học để chữa bệnh tinh thần cho quốc dân”.
Đó là một chủ trương đúng đắn và cách mạng, nhằm gạt đi những
chướng ngại cản trở con đường giải phóng dân tộc. Nó thức tỉnh những
người dân “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt khơng có cửa sổ”, kêu gọi
họ tự lập, tự cường, đứng lên làm cách mạng. Căn bệnh tinh thần được
miêu tả ở đây là “phép thắng lợi tinh thần” (tinh thần thắng lợi pháp).
Phép này có hai mặt: lừa dối mình. Lừa người đã sai lầm, lừa bản thân thì
sai lầm càng trầm trọng hơn, AQ đã tự lừa dối mình và lừa dối người
khác để huênh hoang tự đắc. Hắn đã biến nhục thành vinh, biến bại thành
thắng, biến dở thành hay để khi nào cũng an tâm ngủ khì. Đó là một căn
17


bệnh trầm kha của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX, khi mà văn minh
phương Tây theo chân bọn xâm lược thách thức văn hóa Trung Quốc vốn
tưởng như bất khả xâm phạm. Trung Quốc đầu hàng, cam tâm làm nơ lệ
hay tự cường đứng lên giải phóng cho mình, đuổi kịp thế giới? Tác phẩm
này đã có ý nghĩa cảnh tỉnh sâu xa
Căn bệnh tự huyễn hoặc, tự ru ngủ, hớn hở ngủ say trên thất bại
cũng là căn bệnh vốn có của con người. Khi thất bại, thường có hai cách
xử sự: rút kinh nghiệm để tiến lên; hòa cả làng, cũng thế cả, chặc lưỡi
quên sự đời, lại hớn hở như khơng có gì xảy ra. Cách thứ hai rốt cục cũng
chỉ là chủ nghĩa thất bại, là sự đầu hàng mà thôi. Điều nguy hiểm là nó
được khốc cái áo thắng lợi, nó làm cho con người an tâm một cách “vơ
tư”. Nó giết chết lương tri, thủ tiêu ý chí và nghị lực. Chính bởi vậy, phê
phán “phép thắng lợi tinh thần” của AQ là điều rất có ý nghĩa. Ngày nay,

giới lý luận phê bình Trung Quốc coi AQ là “siêu điển hình”. Vượt ranh
giới khơng gian và thời gian bởi vì nó khơng chỉ của Trung Quốc mà là
của nhân loại, không của một thời mà là muôn thuở.

18


BÀI MỞ ĐẦU

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Khoảng 50 vạn năm về trước, trên lưu vực sơng Hồng Hà đã có
dấu vết của lồi người. Nhưng tính từ khi có xã hội loại người thì lịch sử
Trung Quốc đã tồn tại khoảng 5.000 năm. Người ta chia lịch sử Trung
Quốc làm năm giai đoạn lớn:
- Nguyên thủy: hàng vạn năm về trước đến thời nhà Hạ (22 TCN)
- Nô lệ: thời Hạ đến thời Tần (22 – 2 TCN).
- Phong kiến: thời Tần đến chiến tranh thuốc phiện (2 TCN – 1840).
- Cận đại: chiến tranh thuốc phiện đến 1949 (bao gồm 2 thời kì:
từ 1840 đến 1919 – năm nổ ra phong trào Ngũ tứ; từ 1919 đến 1949 –
năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa)
- Hiện đại: từ 1949 trở đi (Trung Quốc có ba vùng phát triển: Đại
Lục, Đài Loan, Hồng Cơng).
Nhìn lại, lịch sử phát triển Trung Quốc có những đặc điểm sau:
- Trung Quốc là một trong những cái nôi của nhân loại, nói đến
lịch sử nhân loại khơng thể khơng nói đến lịch sử Trung Quốc
- Người Trung Quốc đi trước về sau, thời Đường văn hóa Trung
Quốc cao nhất thế giới, nhưng Trung Quốc phát triển chậm chạp và đến
thời cận đại thì trở nên lạc hậu
- Chế độ phong kiến kéo dài (21 thế kỉ) đã kìm hãm xã hội. Đó
là chế độ phong kiến kiểu tơng pháp thị tộc (theo chiều dọc của dịng

họ) chứ khơng phải thành bang dân chủ như phương Tây. Lại do Nho
giáo thống trị (lấy đức làm đầu, đào tạo hiền giả chứ không phải trí
giả; chủ trương sĩ, nơng, cơng, thương; trọng nơng ức thương…), tư
19


tưởng kém giải phóng, khoa học thực nghiệm kém phát triển, sự trì trệ
lạc hậu kéo dài.
- Cách mạng tư sản nổ ra quá muộn (1911), lại non yếu què quặt
- Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc xâu xé lũng đoạn, biến
Trung Quốc thành nửa phong kiến nửa thuộc địa
- Đầu thế kỉ XX, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, cuộc
đấu tranh dân tộc đã đạt được thành quả vĩ đại
II. DIỄN BIẾN VĂN HỌC
Có thể coi Kinh thi là tác phẩm đầu tiên của văn học Trung
Quốc (trước đó có một số bài thơ cổ, một số đoạn văn nhưng chưa
thành tác phẩm).
Có thể chia văn học Trung Quốc làm 5 bộ phận: văn học cổ đại,
văn học trung đại, văn học cận đại, văn học hiện đại và văn học đương
đại. Cách phân chia và tiêu chí có thể khác nhau, nhưng chung quy văn
học cổ đại tính từ nhà Hán trở về trước, trung đại từ Hán đến 1840, cận
đại từ 1840 đến 1919, hiện đại từ 1919 đến 1949 và đương đại từ 1949
đến nay.
- Văn học cổ đại: Kinh thi, tản văn triết học và tản văn lịch sử, Sở
từ và Sử kí…
- Văn học trung đại: thơ Đào Uyên Minh, thơ Đường, từ Tống,
kịch Nguyên, tiểu thuyết Minh Thanh…
- Văn học cận đại: thơ Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Hoàng
Tuân Hiến, Thu Cận…
- Văn học hiện đại: thơ văn Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Hồ

Thích, Lâm Ngữ Đường, Mao Thuẫn, Ba Kim, Tào Ngu…
- Văn học đương đại: Triệu Thụ Lí, Đinh Linh, Quỳnh Giao…
Nhìn chung, văn học Trung Quốc có mấy đặc điểm nổi bật:
- Cảm hứng về trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đời sống
mạnh mẽ
- Khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng trữ tình là khuynh
hướng chủ đạo
20



×