Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Giáo trình trồng và chăm sóc cây cà phê, cao su, tiêu (nghề trồng trọt và bảo vệ thực vật trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 128 trang )

SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẮK LẮK
TRƯỜNG TRUNG CẤP TRƯỜNG SƠN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SĨC CÂY CÀ PHÊ, CAO SU,
TIÊU
NGÀNH/NGHỀ: TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 226/QĐ - TCTS ngày 15 tháng 12 năm 2022
của Hiệu trưởng trường Trung Cấp Trường Sơn

Năm 2022

i


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

ii


LỜI GIỚI THIỆU
Nội dung cuốn giáo trình mơ đun này hướng dẫn người học về các biện pháp
kỹ thuật canh tác cây cà phê, cao su, tiêu.
Thời gian môn học này là 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 57 giờ, kiểm tra: 3 giờ )


Ban biên soạn chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo của
Ban giám hiệu trường Trung cấp Trường Sơn, cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến,
tạo điều kiện thuận lợi của quý thầy, cơ phịng Đào tạo; các kiến thức, tư liệu, nghiên
cứu của các tác giả đã giúp xây dựng hoàn thiện giáo trình này.
Các thơng tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ
chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng
trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn
không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tơi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người trực tiếp lao
động trong lĩnh vực chăm sóc cà phê, tiêu, cao su để giáo trình được điều chỉnh, bổ
sung cho hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và đáp ứng được
nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!.
…………., ngày……tháng……năm………
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Th.S Võ Thanh Toàn
2. KS Hoàng Thị Thành

iii


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ...................................................................................... ii
LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN....................................................................... 1
BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ ........................................... 3
Giới thiệu: .................................................................................................................. 3
Mục tiêu:.................................................................................................................... 3

Nội dung chính: ......................................................................................................... 3
1. Xác định mục tiêu sản xuất ................................................................................... 3
2. Xác định kết quả sản xuất ..................................................................................... 4
3. Xác định hoạt động và nguồn lực.......................................................................... 4
3.1. 7 nguồn lực phổ biến .......................................................................................... 4
3.2. Hoạt động sản xuất ............................................................................................. 5
4. Lập bảng kế hoạch trồng và chăm sóc cây cà phê ................................................ 6
5. Lập kế hoạch cho vùng sản xuất cà phê quy mô nhỏ ............................................ 7
Bài 2 SẢN XUẤT CÂY GIỐNG .............................................................................. 8
Giới thiệu ................................................................................................................... 8
Mục tiêu ..................................................................................................................... 8
Nội dung chính .......................................................................................................... 8
1. Thiết lập vườn ươm ............................................................................................... 8
1.1. Yêu cầu vị trí của vườn ươm:............................................................................. 8
1.2. Chuẩn bị vườn ươm ............................................................................................ 8
1.3. Xác định vị trí cọc giàn ...................................................................................... 9
1.4. Xác định phạm vi luống ..................................................................................... 9
2. Chuẩn bị cây bố mẹ ............................................................................................... 9
3. Tạo cây giống: ..................................................................................................... 11
3.1. Tạo cây giống từ hạt ......................................................................................... 11
3.2. Tạo cây giống bằng giâm cành......................................................................... 15
3.3. Tạo cây giống bằng phương pháp ghép ........................................................... 17
4. Chuẩn bị cây xuất vườn....................................................................................... 19
5. Thực hành ............................................................................................................ 20
5.1. Đóng bầu .......................................................................................................... 20
5.2. Gieo hạt, cắt hom, cắm hom , ghép .................................................................. 21
5.3. Chăm sóc sau khi cắm hom, ghép .................................................................... 21
5.4. Điều tra sâu, bệnh hại trong vườn .................................................................... 23
5.5. Thực hiện phòng trừ ......................................................................................... 23
5.6. Đảo cây, xếp cây .............................................................................................. 23

Bài 3 TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÀ PHÊ .............................................................. 24
Giới thiệu ................................................................................................................. 24
Mục tiêu ................................................................................................................... 24
Nội dung chính ........................................................................................................ 24
iv


1. Thiết lập vườn trồng cà phê ................................................................................ 24
1.1. Phân lô .............................................................................................................. 24
1.2. Thiết kế hệ thống đường .................................................................................. 25
1.3. Trồng vành đai chắn gió ................................................................................... 25
1.4. Làm đất ............................................................................................................. 25
2. Thực hiện việc chăm sóc cà phê.......................................................................... 27
2.1. Chăm sóc ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ........................................................... 27
2.2. Chăm sóc cà phê ở giai đoạn kinh doanh ......................................................... 31
3. Thực hành: ........................................................................................................... 39
3.1. Phân lô, chia khoản .......................................................................................... 39
3.2. Làm đất, trồng cây cà phê ................................................................................ 39
3.3. Bón phân........................................................................................................... 39
3.4. Đốn, tỉa cành..................................................................................................... 39
3.5. Điều tra sâu, bệnh hại ....................................................................................... 39
4. Kiểm tra ............................................................................................................... 39
Bài 4 THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ .................................................... 40
Giới thiệu ................................................................................................................. 40
Mục tiêu ................................................................................................................... 40
Nội dung chính ........................................................................................................ 40
1. Thu hái cà phê ..................................................................................................... 40
1.1. Thời vụ thu hái. ................................................................................................ 40
1.2. Phương pháp thu hái......................................................................................... 41
2. Bảo quản sau thu hái ........................................................................................... 42

2.1. Phơi nguyên quả ............................................................................................... 42
2.2. Phơi xát dập: ..................................................................................................... 43
2.3. Bảo quản cà phê nhân khô................................................................................ 44
3. Thực hành ............................................................................................................ 45
4. Câu hỏi ơn tập...................................................................................................... 45
Bài 5: QUẢN LÍ VƯỜN CÀ PHÊ ......................................................................... 46
Giới thiệu ................................................................................................................. 46
Mục tiêu ................................................................................................................... 46
Nội dung chính ........................................................................................................ 46
1. Thiết kế hệ thống bảng biểu quản lý ................................................................... 46
2. Thu thập thông tin về cây vào biểu quản lý ........................................................ 47
2.1. Đánh dấu điểm lấy số liệu ................................................................................ 47
2.2. Thu thập các thông tin về sinh trưởng, sâu bệnh hại ....................................... 47
2.3. Kiểm tra hiện trạng vườn cà phê ...................................................................... 47
3. Phân tích, đề xuất các giải pháp thực hiện .......................................................... 48
3.1. Phân tích số liệu ............................................................................................... 48
3.2. Đề xuất giải pháp xử lý .................................................................................... 48
4. Thực hành ............................................................................................................ 49
4.1. Xây dựng mẫu biểu .......................................................................................... 49
4.2. Điều tra, thu thập số liệu về sinh trưởng, sâu, bệnh hại ................................... 49
4.3. Kiểm tra tình trạng của cây .............................................................................. 49
v


5. Câu hỏi ôn tập...................................................................................................... 49
Bài 6: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CAO SU ................................................... 50
Giới thiệu ................................................................................................................. 50
Mục tiêu ................................................................................................................... 50
Nội dung chính ........................................................................................................ 50
1. Xác định mục tiêu sản xuất ................................................................................. 50

2. Xác định kết quả .................................................................................................. 50
3. Xác định hoạt động và nguồn lực........................................................................ 51
3.1. 7 nguồn lực phổ biến ........................................................................................ 51
3.2. Hoạt động sản xuất ........................................................................................... 52
4. Lên bảng kế hoạch trồng và chăm sóc cây cao su .............................................. 53
5. Lập kế hoạch cho một vùng sản xuất cao su quy mô nhỏ................................... 54
6. Câu hỏi ôn tập...................................................................................................... 54
Bài 7 SẢN XUẤT GIỐNG CAO SU ...................................................................... 56
Giới thiệu ................................................................................................................. 56
Mục tiêu ................................................................................................................... 56
Nội dung chính ........................................................................................................ 56
1. Thiết lập vườn ươm ............................................................................................. 56
1.1. Chuẩn bị đất...................................................................................................... 56
2. Chuẩn bị cành gỗ ghép ........................................................................................ 57
3. Tạo cây giống bằng ghép .................................................................................... 58
3.1. Gốc ghép........................................................................................................... 58
3.2. Ghép cây ........................................................................................................... 60
3.3. Chăm sóc cây ghép ........................................................................................... 60
4. Chuẩn bị cây xuất vườn....................................................................................... 60
4.1. Đảo cây ............................................................................................................. 60
4.2. Phân loại cây .................................................................................................... 61
4.3. Chăm sóc chờ xuất vườn .................................................................................. 61
5. Thực hành: ........................................................................................................... 62
6. Câu hỏi ôn tập...................................................................................................... 63
BÀI 8 TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAO SU ................................................. 64
Giới thiệu ................................................................................................................. 64
Mục tiêu ................................................................................................................... 64
Nội dung bài chính .................................................................................................. 64
1. Thiết lập vườn trồng cao su ................................................................................. 64
2. Tính tốn, chuẩn bị dụng cụ vật tư thiết bị trồng cao su ..................................... 65

3. Làm đất ................................................................................................................ 66
3.1. Đào hố .............................................................................................................. 66
3.2. Bón phân lót ..................................................................................................... 66
4. Khoảng cách cây, mật độ .................................................................................... 66
5. Trồng cây giống từ cây ghép ............................................................................... 67
6. Thực hiện việc chăm sóc cao su .......................................................................... 67
6.1. Chăm sóc ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ........................................................... 68
6.2. Chăm sóc cao su ở giai đoạn kinh doanh ......................................................... 72
vi


7. Thực hành ............................................................................................................ 74
7.1. Phân lô, chia khoảnh ........................................................................................ 74
7.2. Làm đất, trồng cây cao su................................................................................. 74
7.3. Bón phân........................................................................................................... 74
7.4. Tỉa chồi cao su.................................................................................................. 74
7.5. Điều tra sâu, bệnh hại ....................................................................................... 75
8. Kiểm tra ............................................................................................................... 75
BÀI 9 KHAI THÁC MỦ CAO SU ......................................................................... 76
Giới thiệu ................................................................................................................. 76
Mục tiêu của bài: ..................................................................................................... 76
Nội dung bài: ........................................................................................................... 76
1. Quan sát vườn cao su và quyết định thời gian khai thác mủ cao su ................... 76
2. Trang bị vật tư cho cây cạo ................................................................................. 77
2.1. Kiềng ................................................................................................................ 78
2.2. Máng ................................................................................................................. 78
2.3. Chén.................................................................................................................. 78
2.4. Máng chắn nước mưa ....................................................................................... 78
3. Thiết kế miệng cạo .............................................................................................. 78
3.1. Miệng cạo ngửa ................................................................................................ 79

3.2. Miệng cạo úp .................................................................................................... 79
4. Mở miệng cạo ...................................................................................................... 79
4.1. Miệng ngửa....................................................................................................... 79
4.2. Miệng úp........................................................................................................... 81
5. Giờ cạo mủ - trút mủ - giao nhận mủ .................................................................. 84
6. Thực hành ............................................................................................................ 85
6.1. Thiết kế miệng cạo ........................................................................................... 85
6.2. Mở miệng cạo ................................................................................................... 85
7. Câu hỏi ôn tập...................................................................................................... 85
BÀI 10 QUẢN LÝ VƯỜN CAO SU ...................................................................... 86
Giới thiệu ................................................................................................................. 86
Mục tiêu của bài: ..................................................................................................... 86
Nội dung bài: ........................................................................................................... 86
1. Thiết kế hệ thống bảng biểu quản lý ................................................................... 86
2. Thu thập thông tin về cây vào biểu quản lý ........................................................ 87
2.1. Đánh dấu điểm lấy số liệu ................................................................................ 87
2.2. Thu thập các thông tin về sinh trưởng, sâu bệnh hại ....................................... 87
2.3. Kiểm tra hiện trạng vườn cao su ...................................................................... 87
3. Phân tích, đề xuất các giải pháp thực hiện .......................................................... 88
3.1. Phân tích số liệu ............................................................................................... 88
3.2. Đề xuất giải pháp xử lý .................................................................................... 88
4. Thực hành ............................................................................................................ 88
4.1. Xây dựng mẫu biểu .......................................................................................... 88
4.2. Điều tra, thu thập số liệu về sinh trưởng, sâu, bệnh hại ................................... 88
4.3. Kiểm tra tình trạng của cây .............................................................................. 89
vii


4.4. Thu thập các thông tin về sinh trưởng, sâu bệnh hại ....................................... 89
BÀI 11 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÂY TIÊU .............................................. 90

Giới thiệu ................................................................................................................. 90
Mục tiêu ................................................................................................................... 90
Nội dung chính ........................................................................................................ 90
1. Xác định mục tiêu sản xuất ................................................................................. 90
2. Xác định kết quả .................................................................................................. 90
3. Xác định hoạt động và nguồn lực........................................................................ 91
3.1. 7 nguồn lực phổ biến ........................................................................................ 91
3.2. Hoạt động sản xuất ........................................................................................... 92
4. Lên bảng kế hoạch trồng và chăm sóc cây tiêu................................................... 93
5. Lập kế hoạch cho một vùng sản xuất quy mô nhỏ. ............................................. 94
6. Câu hỏi ôn tập...................................................................................................... 94
BÀI 12 SẢN XUẤT CÂY GIỐNG ........................................................................ 95
Giới thiệu ................................................................................................................. 95
Mục tiêu của bài: ..................................................................................................... 95
Nội dung bài: ........................................................................................................... 95
1. Thiết lập vườn ươm ............................................................................................. 95
1.1. Yêu cầu vị trí của vườn ươm:........................................................................... 95
1.2. Chuẩn bị vườn ươm .......................................................................................... 95
1.3. Xác định vị trí cọc giàn .................................................................................... 96
1.4. Xác định phạm vi luống ................................................................................... 96
2. Chuẩn bị cây bố mẹ ............................................................................................. 96
2.1. Chọn cây bố mẹ ................................................................................................ 96
3. Chăm sóc cây bố mẹ............................................................................................ 96
3.1. Thu lấy hom cành ............................................................................................. 97
3.2. Tạo cây giống bằng giâm cành......................................................................... 97
3.3. Chọn và xử lý giâm cành.................................................................................. 97
3.4. Chăm sóc cây trong vườn ươm ........................................................................ 98
3.5. Điều chỉnh ánh sáng ......................................................................................... 98
4. Chuẩn bị cây xuất vườn....................................................................................... 99
4.1. Đảo cây ............................................................................................................. 99

4.2. Phân loại cây .................................................................................................... 99
5. Thực hành ............................................................................................................ 99
5.1. Đóng bầu .......................................................................................................... 99
5.2. Cắt hom, cắm hom ........................................................................................... 99
5.3. Chăm sóc sau khi cắm hom, ghép .................................................................... 99
5.4. Điều tra sâu, bệnh hại trong vườn .................................................................... 99
5.5. Thực hiện phòng trừ ......................................................................................... 99
5.6. Đảo cây, xếp cây .............................................................................................. 99
6. Câu hỏi ôn tập.................................................................................................... 100
BÀI 13 TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TIÊU .................................................... 101
Giới thiệu ............................................................................................................... 101
Mục tiêu của bài: ................................................................................................... 101
viii


Nội dung bài: ......................................................................................................... 101
1. Thiết lập vườn trồng tiêu ................................................................................... 101
1.1. Trồng vành đai chắn gió ................................................................................. 102
2. Tính toán, chuẩn bị dụng cụ vật tư thiết bị trồng tiêu ....................................... 102
3. Làm đất .............................................................................................................. 102
3.1. Đóng nọc ........................................................................................................ 102
3.2. Bón phân lót ................................................................................................... 103
4. Thực hiện việc chăm sóc ................................................................................... 104
4.1. Che bóng cho tiêu non:................................................................................... 104
4.2. Trồng dặm: ..................................................................................................... 104
4.3. Làm cỏ ............................................................................................................ 104
4.4. Xén tỉa tạo hình: ............................................................................................. 104
4.5. Tủ gốc giữ ẩm................................................................................................. 104
4.6. Tưới nước và chống úng cho tiêu: ................................................................. 105
4.7. Xén tỉa cây nọc sống: ..................................................................................... 105

4.8. Bón phân......................................................................................................... 105
4.9. Quản lý sâu, bệnh hại ..................................................................................... 106
5. Thực hành .......................................................................................................... 110
5.1. Phân lô ............................................................................................................ 110
5.2. Làm đất, trồng cây tiêu ................................................................................... 110
5.3. Bón phân......................................................................................................... 110
5.4. Điều tra sâu, bệnh hại ..................................................................................... 110
6. Kiểm tra ............................................................................................................. 110
7. Câu hỏi ôn tập.................................................................................................... 110
BÀI 14 THU HOẠCH, BẢO QUẢN TIÊU ......................................................... 111
Giới thiệu ............................................................................................................... 111
Mục tiêu của bài: ................................................................................................... 111
Nội dung bài: ......................................................................................................... 111
1. Thu hái tiêu ........................................................................................................ 111
1.1. Quan sát vườn tiêu và quyết định thời gian thu hái ....................................... 111
1.2. Hái tiêu ........................................................................................................... 112
2. Bảo quản tiêu tươi sau thu hái ........................................................................... 112
2.1. Rải đều trên bề mặt......................................................................................... 113
2.2. Đảo tiêu chống ôi ........................................................................................... 113
3. Thực hành: Thu hái tiêu .................................................................................... 113
4. Câu hỏi ôn tập.................................................................................................... 113
BÀI 15 QUẢN LÝ VƯỜN TIÊU ......................................................................... 114
Giới thiệu ............................................................................................................... 114
Mục tiêu của bài: ................................................................................................... 114
Nội dung bài .......................................................................................................... 114
1. Thiết kế hệ thống bảng biểu quản lý ................................................................. 114
2. Thu thập thông tin về cây vào biểu quản lý ...................................................... 115
2.1. Đánh dấu điểm lấy số liệu .............................................................................. 115
2.2. Thu thập các thông tin về sinh trưởng, sâu bệnh hại ..................................... 115
ix



2.3. Kiểm tra hiện trạng vườn tiêu ........................................................................ 115
3. Phân tích, đề xuất các giải pháp thực hiện ........................................................ 115
3.1. Phân tích số liệu ............................................................................................. 116
3.2. Đề xuất giải pháp xử lý .................................................................................. 116
4. Thực hành .......................................................................................................... 116
4.1. Xây dựng mẫu biểu ........................................................................................ 116
4.2. Điều tra, thu thập số liệu về sinh trưởng, sâu, bệnh hại ................................. 116
4.3. Kiểm tra tình trạng của cây ............................................................................ 117
5. Câu hỏi ơn tập.................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 118

x


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: Trồng và chăm sóc cây Cà phê, Cao su, Tiêu
Mã mơn học/mơ đun: MĐ 19
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Là mơn học chun ngành trang bị cho người học những kiến thức cơ bản
về trồng và chăm sóc cây cà phê, cao su, tiêu. Đây là mơ đun được bố trí sau các mơ
đun kỹ thuật cơ sở.
- Tính chất: Là mơ đun bắt buộc của ngành Trồng trọt và bảo vệ thực vật.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun: Nâng cao kiến thức của người học
về các đặc điểm sinh lý, yêu cầu điều kiện tự nhiên, phương pháp trồng và chăm sóc
cây Cà phê, Cao su, Tiêu.
Mục tiêu của mơn học/mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Tính tốn, chuẩn bị được lượng vật tư trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng

cho trồng và chăm sóc cây cà phê, cao su , tiêu
+ Lập kế hoạch sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường và phù hợp với khả năng
thực hiện;
+ Sử dụng thành thạo và an toàn các dụng cụ, thiết bị, vật tư, thuốc bảo vệ
thực vật trong việc trồng và chăm sóc cây cây cà phê, cao su, tiêu;
- Về kỹ năng:
+ Nhận biết đúng tên các loại dịch hại trên cây cà phê, cao su, tiêu và lựa chọn,
thực hiện phịng trừ hiệu quả, an tồn;
+ Áp dụng được kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất, phẩm
chất cà phê, cao su, tiêu;
+ Thiết kế được hệ thống bảng biểu quản lý cây cà phê, cao su, tiêu;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

1


+ Rèn luyện được tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, an tồn lao động, vệ sinh
mơi trường trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê, cao su, tiêu;
+ Tn thủ các biện pháp an tồn trong q trình trồng và chăm sóc cây cà
phê, cao su, tiêu;
Nội dung của môn học/mô đun:

2


BÀI 1:
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ
Giới thiệu:
Phần học có thời gian đào tạo gồm 2 tiết lý thuyết, bài giảng trang bị người
học kiến thức về nội dung lập kế hoạch sản xuất cây cà phê;

Mục tiêu:
- Trình bày được các bước lập kế hoạch sản xuất cây cà phê;
- Lập kế hoạch sản xuất cây cà phê đáp ứng yêu cầu thị trường và khả năng
thực hiện;
- Nhận thức được vai trò của việc lập kế hoạch sản xuất.
Người học nắm được cơ bản các nội dung gồm:
1.Xác định mục tiêu sản xuất
2. Xác định kết quả
3. Xác định các hoạt động và nguồn lực
4. Lên bảng kế hoạch trồng và chăm sóc cây cà phê
5. Lập kế hoạch cho một vùng sản xuất cà phê quy mơ nhỏ.
Nội dung chính:
1. Xác định mục tiêu sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất là quá trình tổng hợp các ý tưởng, tạo lập hay xây dựng
một kế hoạch hoàn chỉnh cho một dự án sản xuất. Từ kế hoạch sản xuất này, nơng
dân sẽ biết đến quy trình sản xuất sản phẩm diễn ra như thế nào từ khâu cung ứng
đầu vào cho đến khâu đầu ra.
Xác định mục tiêu sản xuất là xác định yếu tố: sản phẩm đầu ra, sản lượng và
chất lượng sản phẩm đầu ra
3


Yêu cầu với người học: Nắm được định nghĩa kế hoạch sản xuất, mục tiêu sản
xuất là gì?
2. Xác định kết quả sản xuất
Kết quả sản xuất sau một thời kỳ hoạt động chính là chênh lệch giữa đầu ra
và đầu vào của hoạt động SXKD. Số chênh lệch đó nói lên kết quả lãi (lỗ) tổng hợp
của tồn bộ hoạt động sản xuất.
Đối với người nông dân kết quả sản xuất được xác định bằng cách tính chênh
lệch giữa số vốn đầu tư ban đầu (Giống cây trồng; phân bón, vật tư nơng nghiệp,

thuốc bảo vệ thực vật, cơng chăm sóc, thu hoạch, chi phí tư liệu sản xuất….) và số
lợi nhuận thu được tính trong suốt chu kỳ trồng, chăm sóc và thu hoạch (đối với cà
phê là từ 20 – 25 năm).
3. Xác định hoạt động và nguồn lực
Nguồn lực của nông hộ đề cập đến các yếu tố, tài ngun hoặc khả năng mà
nơng hộ có sẵn và sử dụng để đạt được mục tiêu sản xuất. Nguồn lực là “công cụ”
quan trọng giúp nông dân tồn tại, phát triển và cạnh tranh trong thị trường. Các yếu
tố nguồn lực có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô.
3.1. 7 nguồn lực phổ biến
Tùy thuộc vào từng mơ hình khác nhau, sẽ có những nguồn lực khác nhau để
đảm bảo mục tiêu sản xuất. Dưới đây là 7 nguồn lực phổ biến mà bạn có thể tham
khảo:
1. Nguồn lực con người
Đây là nguồn lực quan trọng nhất của chủ nông trại. Đây là những người có
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sự sáng tạo để thực hiện các nhiệm vụ, đóng góp
vào sự thành cơng của nơng trại.
2. Nguồn lực tài chính
Đây là các tài ngun tài chính mà chủ nơng trại sở hữu hoặc có thể sử dụng
để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, lợi nhuận tích
lũy và nguồn tài trợ từ các đối tác, nhà đầu tư hoặc ngân hàng.
4


3. Nguồn lực vật chất
Đây là tài sản vật chất mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng trong quá trình sản
xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Nguồn lực vật chất có thể bao gồm máy móc, thiết bị,
cơ sở hạ tầng, kho bãi, nhà xưởng và các tài sản cố định khác (đất đai).
4. Nguồn lực công nghệ
Đây là các công nghệ, hệ thống thông tin, phần mềm mà nông hộ áp dụng để
tăng cường hiệu suất hoạt động, quản lý quy trình và cải thiện sự tương tác với khách

hàng. Một sốt nguồn lực cơng nghệ có thể sử dụng như phần mềm quản lý kho, hệ
thống website và các công nghệ mới tiềm năng khác.
5. Nguồn lực thương hiệu
Nguồn lực thương hiệu là một khía cạnh quan trọng trong q trình đánh giá
nguồn lực của nơng hộ. Đây là tài sản vơ hình, bao gồm danh tiếng, uy tín và giá trị
cung cấp cho khách hàng.
6. Nguồn lực quan hệ
Nguồn lực quan hệ sẽ bao gồm sự tương tác và mối liên hệ của nông hộ với
các bên liên quan như khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, cộng đồng kinh doanh. Khi
nơng hộ có một mối quan hệ tốt, đáng tin cậy với khách hàng, nó có thể tạo ra lịng
tin, trung thành, sự hài lịng từ phía khách hàng. Điều này giúp nơng hộ duy trì và
phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững với khách hàng, đồng thời tạo ra cơ hội
kinh doanh mới thơng qua khách hàng đã có.
7. Nguồn lực tri thức
Nguồn lực tri thức của doanh nghiệp là thông tin, kiến thức và dữ liệu mà
nông hộ sở hữu hoặc có thể thu thập từ bên ngồi. Nguồn lực này giúp nông hộ hiểu
rõ hơn về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và mơi trường kinh doanh nói
chung
3.2. Hoạt động sản xuất
Định nghĩa
5


Hoạt động sản xuất trong tiếng Anh là Production activities.
Hai khái niệm về hoạt động sản xuất như sau:
- Trên góc độ sản xuất:
Hoạt động sản xuất là tồn bộ các hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm
vật chất và sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của dân cư và
xã hội. Những hoạt động đó người khác phải làm thay được và phải được pháp luật
của quốc gia thừa nhận.

- Trên góc độ thu nhập:
Hoạt động sản xuất là tồn bộ các hoạt động có mục đích của con người
(khơng kể các hoạt động tự phục vụ bản thân) mà tạo ra thu nhập. Các hoạt động đó
người khác làm thay được và phải được pháp luật cho phép.
Ở trong nội dung trồng và chăm sóc cây cà phê, hoạt động sản xuất chỉ bao
hàm các hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê nhằm tạo ra thu nhập cho
người nơng dân. Trong q trình sản xuất cà phê, hoạt động sản xuất được chia ra 2
giai đoạn cơ bản là:
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Đây là giai đoạn trồng mới cây cà phê từ cây
con và tiến hành chăm sóc cây cà phê cho đến khi cây đủ tuổi thành thục, sẵn sàng
cho thu hoạch.
+ Giai đoạn kinh doanh: Đây là giai đoạn cây cà phê bắt đầu cho trái, tiến
hành chăm sóc và thu hoạch để kinh doanh
4. Lập bảng kế hoạch trồng và chăm sóc cây cà phê
Kế hoạch cơ bản trồng và chăm sóc cây cà phê là kế hoạch bao gồm tất cả
công đoạn từ chuẩn bị vùng trồng cho đến khi thu hoạch cây cà phê
B1: Chuẩn bị đất trồng
- Dọn dẹp mặt bằng, khai hoang (dọn sạch tàn dư thực vật, đất đá cục, cỏ dại)
- Cày xới, làm đất
6


B2: Thiết kế vườn trồng
- Thiết đúng tiêu chuẩn, phù hợp với các giống; với điều kiện ngoại cảnh sẵn
có.
- Đảm bảo an tồn lao động, vệ sinh mơi trường, phát triển bền vững trong
canh tác cà phê.
B3: Trồng mới cà phê
- Thực hiện trồng đúng quy trình kỹ thuật;
- Đảm bảo an tồn lao động.

B4: Chăm sóc cây cà phê
- Thực hiện tưới tiêu, bón phân phù hợp điều kiện ngoại cảnh
- Thực hiện quản lí cỏ dại, phịng, chống sinh vật, bệnh gây hại cây cà phê
- Thực hiện cắt, tỉa, tạo tán phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà
phê
B5: Thu hoạch và bảo quản, sơ chế
- Thu hoạch cà phê đúng kỹ thuật, đúng thời vụ, tránh hao hụt trong quá trình
thu hái, tránh ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây cà phê.
- Bảo quản, sơ chế hạt cà phê đúng kỹ thuật, tránh làm giảm chất lượng, số
lượng cà phê trong q trình bảo quản, sơ chế.
B6: Chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch
- Tiến hành rửa vườn, phòng chống nấm bệnh cho cây cà phê sau thu hoạch.
- Bón phân phục hồi sức sinh trưởng cho cây cà phê sau thu hoạch, chuẩn bị
tiền đề cho vụ sau.
5. Lập kế hoạch cho vùng sản xuất cà phê quy mô nhỏ
Bài tập thực hành: Làm bài nhóm lập kế hoạch sản xuất cho vườn cà phê tại
địa phương. Xác định rõ mục tiêu sản xuất, kết quả sản xuất
7


Bài 2
SẢN XUẤT CÂY GIỐNG
Giới thiệu
Bài học gồm 6 giờ học, trong đó có 2 giờ lý thuyết và 4 giờ thực hành,
Mục tiêu
Giới thiệu cho người học phương pháp kỹ thuật nhân giống cây cà phê và
chăm sóc cây cà phê trong giai đoạn vườn ươm
Nội dung chính
1. Thiết lập vườn ươm
1.1. Yêu cầu vị trí của vườn ươm:

- Gần nguồn nước hoặc nơi có điều kiện tưới nước thuận lợi cho việc tưới tiêu
cho cây cà phê con.
- Gần vườn trồng mới để tiện cho quá trình vận chuyển cây con ra trồng mới.
- Tiện đường vận chuyển để q trình chun chở cây giống khơng q khó
khăn.
- Độ dốc của vườn không quá 30o nhằm hạn chế q trình xói mịn đất ảnh
hưởng đến q trình sinh trưởng của cây con.
- Đất chọn làm vườn ươm phải thốt nước tốt khơng bị úng nước vào mùa
mưa sẽ thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây con nhất là bộ rễ.
- Đất chọn làm vườn ươm phải tốt, lớp đất mặt phải có hàm lượng mùn cao
(đất màu đen hoặc xám) và có thể sử dụng làm đất vào bầu.
1.2. Chuẩn bị vườn ươm
Chuẩn bị vườn ươm là khâu quan trọng và cần thiết trước khi nhân giống cây
cà phê. Chuẩn bị vườn ươm bao gồm các bước sau:
- Dọn thật sạch nền đất, đánh gốc rễ cịn sót và mang ra ngồi
8


- Cày xới đất ở độ sâu 10 – 15cm và tiếp tục dọn thật sạch những tàn dư thực
vật, đá sỏi
1.3. Xác định vị trí cọc giàn
Xác định vị trí cọc dàn trước khi xây dựng vườn ươm là khâu rất quan trọng.
Tính tốn, xác định vị trí cọc giàn đúng sẽ giúp dàn che chắc chắn, đẹp và bền. Tiêu
chuẩn cọc dàn che cho vườn ươm gồm:
- Dàn cao khoảng ít nhất 2m để tiện cho q trình đi lại chăm sóc và vận
chuyển.
- Khoảng cách giữa 2 hàng cột 3m, giữa các cột trên hàng 3 – 6m tùy độ to,
dài và sức bền của trụ, cây gác trên giàn. Nếu trụ to và bền thì chúng ta xác định
khoảng cách thưa hơn và ngược lại. Hàng cột không chôn trên đường đi giữa các
luống.

1.4. Xác định phạm vi luống
Xác định phạm vi luống giúp chúng ta tiết kiệm được diện tích vườn ươm và
thuận tiện hơn trong q trình chăm sóc cà phê.
Xác định phạm vi của luống như sau:
- Luống rộng từ 1,1 – 1,2m, dài từ 20 - 25m
- Lối đi giữa hai luống rộng 35 - 40cm
- Lối đi giữa hai đầu luống rộng 50 – 60cm
- Lối đi chính cách nhau 50 - 60m, rộng 1 – 2m
- Lối đi quanh vườn ươm từ luống đến vách che rộng 0,8 – 1m
2. Chuẩn bị cây bố mẹ
Nguồn vật liệu để nhân giống
Cà phê là một cây công nghiệp dài ngày, chu kỳ kinh tế trên 40 năm tuỳ theo
từng giống, điều kiện trồng chế độ chăm sóc và mục đích khai thác. Vì vậy để bảo
đảm cho việc sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc
9


chọn giống cũng như kỹ thuật nhân giống thích hợp có tính quyết định. Hiện nay có
2 loại cà phê chè và giống cà phê vối. Đây là 2 loài mang những đặc điểm di truyền
cũng như yêu cầu sinh lý, sinh thái hoàn toàn khác nhau. Do vậy phương pháp và kỹ
thuật nhân giống đối với từng loại vật liệu của 2 lồi này có những điểm cơ bản khác
nhau.
Vật liệu giống cà phê chè.
Cà phê chè là một cây thụ phấn nên hầu hết các giống cây chè hiện đang được
trồng ở trong nước như: Bourbon, Typica, Caturra,Catuai, mundo, Novo, Catimor,
TH1,vvv...đều có độ thuần chủng rất cao. Vì vậy, việc nhân các giống này được thực
hiện bằng phương pháp hữu tính. Tuy nhiên , để tránh bị lai tạp khi thiết lập các
vườn nhân giống nhất thiết mỗi vườn chỉ trồng một loại giống và phải cách ly với
các vườn giống khác.
Trong những năm gần đây Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây

Nguyên đang phổ biến ra sản xuất giống cà phê chè lai thế hệ F1. Do điều kiện hiện
nay chưa thể tổ chức được sản xuất hạt giống lai F1 nên vẫn phải nhân giống bằng
phương pháp vơ tính.
Vật liệu cà phê vối
Khác với cà phê chè, cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc do vậy không
thể tạo ra được các dòng thuần để lấy hạt làm giống. Hiện nay, việc cung cấp hạt
giống cà phê vối cho sản xuất đều là những hạt giống lai 2 hoặc đa dòng. Những
vườn trồng bằng những loại hạt giống này không thể dùng để làm vườn để lấy hạt
giống. Muốn thiết lập các vườn sản xuất lai 2 hoặc đa dòng người ta phải sử dụng
các cây bố, mẹ được nhân bằng phương pháp vơ tính và trồng thành hàng xen kẽ
nhau để đảm bảo cho sự thụ phấn được tốt nhất và phải có biện pháp cách ly với các
vườn cà phê vối khác tránh bị tạp giao. Kích thước hạt cà phê thường được di truyền
theo cây mẹ vì vậy nên chọn những dịng vơ tính có kích thước hạt lớn làm cây mẹ
để sản xuất hạt giống.

10



×