Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Cđ6 tl bdcdnn gv đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG
(Dùng cho các khóa bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp dành cho giảng viên đại học)
HÌNH THỨC TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ DẠY HỌC TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Ngƣời soạn:
1. PGS.TS. Đinh Thị Trƣờng Giang
2. PGS.TS. Phan Thị Hồng Tuyết
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Nhị

Nghệ An, 2022


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................

1

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 6..........................................................

2

1. Đặc trƣng và nguyên tắc dạy học đại học…………………………………

4


a) Khái niệm cơ bản...........................................................................................

4

b) Đặc trưng của dạy học đại học......................................................................

10

c) Các nguyên tắc dạy học đại học.....................................................................

16

2. Hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học đại học......................................

21

a) Hình thức tổ chức dạy học đại học.................................................................

21

b) Phương pháp dạy học đại học........................................................................

29

c) Đổi mới phương pháp dạy học đại học trong mơi trường chuyển đổi số và
mơ hình giáo dục đại học mở..............................................................................

37

3. Đánh giá kết quả dạy học ở đại học................................................................


41

a) Một số khái niệm cơ bản................................................................................

41

b) Mục đích, ý nghĩa của đánh giá kết quả dạy học ở đại học...........................

48

4. Chức năng của đánh giá kết quả dạy học đại học...........................................

49

5. Yêu cầu đối với giảng viên trong đánh giá kết quả dạy học ở đại học...........

50

a). Đảm bảo tính khách quan, tính trung thực...................................................

50

b) Đảm bảo tính tồn diện..................................................................................

50

c) Đảm bảo tính thường xun hệ thống.............................................................

50


d) Đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng...............................................................

51

đ) Đảm bảo tính phát triển.................................................................................

51

e) Đảm bảo tính hiệu quả...................................................................................

52

6. Quy trình đánh giá kết quả dạy học ở đại học................................................

52

a) Xác định chuẩn đánh giá................................................................................

52

b) Xây dựng tiêu chí đánh giá.............................................................................

55

c) Thiết kế công cụ đánh giá và tổ chức thực hiện đánh giá..............................

56

d) Phân tích kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá..............................


58

7. Nội dung và phƣơng pháp, hình thức tổ chức đánh giá ở đại học..................

60


a) Nội dung đánh giá..........................................................................................

60

b) Các phương pháp đánh giá............................................................................

61

c) Các hình thức đánh giá..................................................................................

71

8. Báo cáo kinh nghiệm về hình thức tổ chức, phƣơng pháp dạy học và đánh
giá kết quả kết quả dạy học đại học (theo ngành hoặc chuyên ngành).......

74

CÂU HỎI BÀI TẬP VÀ CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN.............................................

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................


76


LỜI NĨI ĐẦU
Dạy học đại học là q trình hoạt động tƣơng tác giữa nhà giáo (giảng viên) và
ngƣời học (sinh viên) theo một chƣơng trình, bằng các phƣơng pháp sƣ phạm đặc biệt
để đạt đƣợc các mục tiêu đã xác định.
Chuyên đề này (chuyên đề 6) trình bày các kiến thức cơ bản về: Các đặc trƣng
và nguyên tắc dạy học đại học; các hình thức tổ chức và các phƣơng pháp dạy học đại
học; mục đích và ý nghĩa, chức năng; các yêu cầu đối với giảng viên trong việc đánh
giá kết quả dạy học đại học. Chuyên đề 6 cịn trình bày về quy trình đánh giá kết quả
dạy học đại học; các nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức đánh giá ở đại học.
Hiện nay, chƣơng trình bồi dƣỡng chức danh theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp cho giảng viên đại học đang triển khai thực hiện, chuyên đề 6 đề cập trực tiếp
đến một trong hai chức năng cơ bản của trƣờng đại học là chức năng đào tạo nguồn
nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, cơng nghệ và chức năng chức năng nghiên
cứu khoa học, thực hiện các đề tài, dự án khoa học phục vụ cho chiến lƣợc phát triển
khoa học – công nghệ quốc gia. Trƣớc sự phát triển nhanh chóng trên mọi mặt của đời
sống, văn hóa, khoa học cơng nghệ, kinh tế...chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng đại
học của Việt Nam đã có biến đổi thích ứng. Vì vậy hình thức tổ chức, phƣơng pháp
dạy học và đánh giá kết quả dạy học trong cơ sở giáo dục đại học cần phải đƣợc bổ
sung và cập nhật. Chuyên đề 6 góp phần xây dựng đội ngũ viên chức giảng dạy đại
học đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong các các cơ sở giáo dục đại học
trƣớc yêu cầu phát triển của GDĐH và khoa học công nghệ.
Tài liệu chuyên đề 6, gồm 08 nội dung:
Nội dung 1 và 2: Do PGS.TS.Phan Thị Hồng Tuyết biên soạn;
Nội dung 3,4,5: Do PGS.TS.Nguyễn Thị Nhị biên soạn;
Nội dung 6,7,8: Do PGS.TS. Đinh Thị Trƣờng Giang biên soạn.
Mặc dù nhóm tác giả đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn, trên cơ sở tham

khảo các tài liệu trong, ngồi nƣớc và tiếp thu góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa
học và bạn bè đồng nghiệp nhƣng vì nhiều lý do, trong tài liệu chắc chắn khơng tránh
khỏi thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong tiếp tục nhận đƣợc các góp ý của các nhà khoa
học, đồng nghiệp, giảng viên để tài liệu bồi dƣỡng có chất lƣợng tốt hơn.
Các tác giả
1


KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ 6
Nội dung

Lý thuyết

Thảo luận,

(Số tiết: 16)

thực hành
(Số tiết: 16)

1.Đặc trƣng và nguyên tắc dạy học đại học
a) Khái niệm cơ bản
b) Đặc trưng của dạy học đại học
c) Các nguyên tắc dạy học đại hoc
2. Hình thức tổ chức và phƣơng pháp dạy học đại học
a) Hình thức tổ chức dạy học đại học
b)Phương pháp dạy học đại học
c) Đổi mới phương pháp dạy học đại học trong môi
trường chuyển đổi số và mô hình giáo dục đại học mở.
3. Đánh giá kết quả dạy học ở đại học

a)Một số khái niệm cơ bản
b) Mục đích, ý nghĩa của đánh giá kết quả dạy học ở
đại học
4. Chức năng của đánh giá kết quả dạy học đại học
a) Chức năng kiểm tra
b) Chức năng dạy học
c) Chức năng điều khiển
5. Yêu cầu đối với giảng viên trong đánh giá kết quả
dạy học ở đại học
a). Đảm bảo tính khách quan, tính trung thực
b) Đảm bảo tính tồn diện
c) Đảm bảo tính thường xun hệ thống
d) Đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng
đ) Đảm bảo tính phát triển
e) Đảm bảo tính hiệu quả

1

1

3

3

1

1

2


2

3

3

6. Quy trình đánh giá kết quả dạy học ở đại học
a) Xác định chuẩn đánh giá
b) Xây dựng tiêu chí đánh giá
c) Thiết kế công cụ đánh giá và tổ chức thực hiện
đánh giá
d) Phân tích kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh
giá
7. Nội dung và phƣơng pháp, hình thức tổ chức đánh
giá ở đại học
a) Nội dung đánh giá
b) Các phương pháp đánh giá

2

2

3

2

2


c) Các hình thức đánh giá

8. Báo cáo kinh nghiệm về hình thức tổ chức, phƣơng
pháp dạy học và đánh giá kết quả kết quả dạy học đại
học (theo ngành hoặc chuyên ngành).

3

1

2


CHUYÊN ĐỀ 6.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC, PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
DẠY HỌC TRONG CƠ SỞ GDĐH

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các đặc trưng và nguyên tắc cơ bản của dạy học đại học;
2. Mô tả được nội dung các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học; đánh giá kết
quả dạy học đại học;
3. Phân tích được các yêu cầu đối với giảng viên trong thực hiện các nhiệm vụ
dạy học đại học;
4. Báo cáo được các kinh nghiệm về thực hiện sử dụng các hình thức tổ chức,
phương pháp dạy học; đánh giá kết quả dạy học đại học.

1. Đặc trƣng và nguyên tắc dạy học đại học
a) Khái niệm cơ bản
- Khái niệm chung về quá trình dạy học:
Dạy học là hoạt động đặc trƣng nhất, chủ yếu nhất của nhà trƣờng, diễn ra theo một
quá trình nhất định, gọi là quá trình dạy học (QTDH). Quá trình dạy học, bao gồm hoạt
động dạy và hoạt động học, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục

tiêu, nhiệm vụ dạy học.
Theo lịch sử phát triển của QTDH, cho đến nay có nhiều định nghĩa, quan niệm khác
nhau về QTDH.
Có thể định nghĩa: Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động
của người dạy và hành động học của người học đan xen và tương tác với nhau trong
khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Hoặc: Dạy học là một dạng hoạt động đặc thù của xã hội, nhằm truyền thụ và lĩnh hội
kiến thức, kinh nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển tri thức và nhân
cách của người học. Đó là sự vận động của một hoạt động kép, trong đó diễn ra hai
hoạt động có chức năng khác nhau, đan xen và tương tác lẫn nhau trong khoảng
không gian và thời gian nhất định: hoạt động dạy và hoạt động học.
4


Hoạt động dạy, chủ thể là ngƣời dạy, hƣớng vào đối tƣợng dạy, làm cho nó trở thành
đối tƣợng của sự điều khiển của mình. Vai trị và tính chất của hoạt động dạy cũng nhƣ
vị thế của ngƣời dạy tuỳ thuộc vào đối tƣợng.
Hoạt động học, chủ thể là ngƣời học, hƣớng vào đối tƣợng học, tiếp nhận và chuyển
hóa nó, biến thành của riêng, qua đó phát triển chính bản thân mình.
Hoạt động dạy và hoạt động học đều phải đƣợc tiến hành trên bản thể của QTDH là
nội dung dạy học (NDDH). NDDH là yếu tố khách quan, quyết định tiến trình và
phƣơng pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Kết quả của QTDH là làm biến đổi
ở ngƣời học những đặc tính nào đó đã đƣợc xác định từ trƣớc và tƣơng ứng với
NDDH. Nói cách khác, phải thực hiện đƣợc mục tiêu dạy học của chính QTDH đó.
Một QTDH bất kì bao giờ cũng phải đƣợc tiến hành trong khoảng không gian, thời
gian nhất định (một tiết dạy, một bài, một khóa đào tạo bồi dƣỡng,…) và chịu sự chế
ƣớc bởi các điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa nhất định. Nói cách khác, QTDH phải
là một q trình học tập có kiểm sốt và điều khiển.
Ngồi ra, theo các tài liệu về Lí luận dạy học, q trình dạy học có thể định nghĩa dựa
trên một số quan niệm khác nhau. Một số quan niệm điển hình là:

+ Theo thuyết hệ thống, QTDH có thể đƣợc xem xét nhƣ một hệ thống, gồm có nhiều
thành tố, trong đó GV và hoạt động dạy, HS và hoạt động học là những thành tố cơ
bản nhất. Trong mối quan hệ dạy – học, GV đóng vai trị chủ đạo với tƣ cách là chủ
thể tác động sƣ phạm, HS không chỉ là đối tƣợng chịu sự tác động sƣ phạm đó mà còn
là chủ thể nhận thức, chủ thể của hoạt động học tập.
+ Theo quan điểm của điều khiển học, ta có thể coi QTDH là một hệ điều chỉnh.
Trong hệ đó GV là bộ phận điều chỉnh, HS là bộ phận bị điều chỉnh nhƣng đồng thời
tự điều chỉnh. Sự điều chỉnh và sự tự điều chỉnh dựa trên nguyên lý nền tảng của điều
khiển học, đó là liên hệ ngƣợc, là sự thu nhận thông tin về mức độ phù hợp của hành
động thực hiện so với hành động quy định. Có hai loại liên hệ ngƣợc: liên hệ ngoài từ
HS đến GV chủ yếu giúp cho sự điều chỉnh của GV và liên hệ trong ở bản thân HS.
Các mối liên hệ ngƣợc trong đƣợc tạo ra không chỉ thông qua việc kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập do GV tiến hành mà cịn thơng qua sự tự kiểm tra, tự đánh giá của
chính bản thân HS. Sự điều chỉnh, sự chỉ đạo của GV phải làm sao cho sự tự kiểm tra,
tự đánh giá đó hình thành và ngày càng phát triển ở HS để họ tự điều chỉnh và học tập
một cách tự giác, tích cực và độc lập, tức là làm cho học tập trở thành một hệ kín điều
5


chỉnh với tính chất là một hệ thứ cấp trong hệ dạy học, ở đó HS vừa là khách thể vừa
là chủ thể của QTDH. Vì vậy, QTDH dƣới góc độ này là q trình phát triển biện
chứng, trong đó có sự thống nhất của sự điều chỉnh (dạy), sự đƣợc điều chỉnh và sự tự
điều chỉnh (học).
+ Theo thuyết thông tin, QTDH bao gồm hai bộ phận là: bộ phận xử lí và truyền
thơng tin (GV) và bộ phận thu nhận, xử lí, lƣu trữ và vận dụng thơng tin (HS). Trong
q trình đó, vấn đề rất cơ bản là làm sao khử đƣợc những thơng tin, tín hiệu nhiễu
khác nhau để đảm bảo cho việc truyền và nhận thông tin đƣợc thông suốt, đạt hiệu suất
và hiệu quả cao. Tƣ tƣởng công nghệ, đã và đang đƣợc vận dụng ngày càng sâu rộng
vào lĩnh vực giáo dục. Theo đó, QTDH đƣợc coi là một q trình cơng nghệ đặc biệt.
Nhƣ vậy, QTDH có nhiều cách định nghĩa. Trong q trình phát triển của khoa học,

cơng nghệ, tự nhiên và xã hội, quan niệm về QTDH cũng sẽ có những sự thay đổi, tuy
nhiên có một số điểm co bản khơng thay đổi, đó là QTDH ln bào gồm quá trình dạy
và quá trình học, hai quá trình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và nhằm thực
hiện mục tiêu của quá trình dạy học. Trong những năm gần đây quan niệm về QTDH
thay đổi theo hƣớng: quan tâm hơn đến quá trình học (coi ngƣời học là trung tâm của
quá trình dạy học), quan tâm đến tiếp cận năng lực và phát huy tối đa tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của ngƣời học. Điều này cũng hồn tồn hợp lý vì mục tiêu của q
trình dạy học luôn luôn gắn với sự thay đổi, chuyển hóa của ngƣời học. Ngồi ra tùy
vào đặc điểm của đối tƣợng ngƣời dạy, ngƣời học mà một số đặc điểm của q trình
dạy học có thể thay đổi.
Trong chun đề này chúng tơi tập trung vào q trình dạy học đại học, để làm rõ khái
niệm, các đặc trƣng cơ bản, các nguyên tắc của quá trình dạy học đại học để từ đó xem
xét các vấn đề liên quan.
- Khái niệm dạy học đại học:
Lí luận dạy học đại học ra đời và phát triển muộn hơn rất nhiều so với lí luận dạy học
phổ thơng, do đó nhiều khái niệm, các vấn đề liên quan vẫn đang trong q trình phát
triển và hồn thiện, tuy nhiên nó đã khẳng định đƣợc vai trò khoa học và vị trí của
mình trong hệ thống khoa học giáo dục và đang ngày càng phát triển.

6


Trên nền các quan niệm, định nghĩa về quá trình dạy học, với các cách tiếp cận khác
nhau, các nhà nghiên cứu giáo dục đại học cũng đã đƣa ra nhiều khái niệm về quá trình
dạy học đại học (DHĐH).
Dựa trên cơ sở Triết học và Tâm lý học: Dạy học đại học là quá trình nhận thức của
sinh viên diễn ra dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Theo quan điểm tiếp cận: DHĐH là quá trình phối hợp, thống nhất của người dạy và
người học nhằm giúp sinh viên chiếm lĩnh tri thức và hình thành phát triển nhân cách.
Dƣới ánh sáng của lí luận dạy học hiện đại thì DHĐH là quá trình tổ chức, điều khiển

và tự tổ chức, tự điều khiển của người dạy học người học. Đó là quy trình đặc biệt
diễn ra trong mối quan hệ tương tác giữa hoạt động dạy, hoạt động học và môi
trường.
Theo quan niệm đơn giản của nhiều ngƣời thì dạy học ở bậc đại học là hoạt động nghề
nghiệp của ngƣời giảng viên, mà nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt kiến thức cho sinh
viên thông qua các bài giảng. Với quan niệm này, một thời gian dài nhà trƣờng chỉ chú
ý đến hoạt động của giảng viên, đến truyền đạt kiến thức mà ít quan tâm đến hoạt động
học tập của sinh viên. Giảng viên đƣợc coi là nhân vật trung tâm của nhà trƣờng,
ngƣời quyết định tất cả, phƣơng pháp dạy học chủ yếu là thông báo kiến thức, sinh
viên thụ động tiếp thu, ghi nhớ và tái hiện. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên
chủ yếu dựa vào số lƣợng kiến thức mà họ ghi nhớ, thông qua các bài thi. Trong một
thời gian khá dài, quan niệm này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng đào tạo ở
các trƣờng đại học. Dƣới ánh sáng của khoa học giáo dục hiện đại, khi phân tích q
trình dạy học đại học, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy dạy học đại học cũng là hoạt
động tƣơng tác giữa hai chủ thể: giảng viên và sinh viên. Giảng viên làm nhiệm vụ
giảng dạy, cịn sinh viên có nhiệm vụ học tập, hai hoạt động này đƣợc phối hợp chặt
chẽ theo một quy trình, một nội dung và hƣớng tới cùng một mục tiêu đó là làm phát
triển trí thơng minh và năng lực hoạt động sáng tạo của sinh viên. Ở trƣờng đại học
giảng viên là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn sinh viên học tập, còn sinh viên một mặt tuân
thủ sự hƣớng dẫn của giảng viên, mặt khác bằng khả năng của riêng mình độc lập tìm
tịi kiến thức và luyện tập hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Sinh viên có vai trị đặc biệt
quan trọng trong q trình dạy học, họ quyết định kết quả học tập của bản thân và
chính họ thể hiện chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Với đặc thù của quá trình dạy
học đại học nên quá trình dạy học đại học thƣờng gọi là quá trình đào tạo.
7


- Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học đại học:
Theo quan điểm của Lí luận dạy học hiện đại, q trình dạy học nói chung và DHĐH
nói riêng đƣợc xác định là một hệ thống cấu trúc phức hợp. Do đó khi xem xét q

trình DHĐH cần xem xét trên cơ sở các yếu tố cơ bản sau:
+ Các thành tố cơ bản của DHĐH
+ Vị trí, vai trò, chức năng của các thành tố
+ Mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố
+ Mối quan hệ giữa các thành tố với các yếu tố liên quan khác
Trong quá trình phát triển của GDĐH, các thành tố cơ bản của GDĐH và vai trị, chức
năng có sự thay đổi theo xu hƣớng chung của sự phát triển Lí luận dạy học và thực
tiễn, tuy nhiên các nhân tố chủ đạo thì hầu nhƣ khơng thay đổi. Hiện nay, các thành tố
cơ bản của DHĐH đƣợc xác định gồm: Mục tiêu dạy học, Chủ thể dạy học (Giảng
viên và sinh viên), Nội dung dạy học, Các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học và
Môi trƣờng.
Chúng ta cần phân tích làm rõ vai trị của các thành tố trong hệ thống DHĐH:
+ Mục tiêu dạy học: Quá trình dạy học đƣợc bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu dạy
học. Mục tiêu dạy học là dự kiến kết quả phải đạt đƣợc sau quá trình dạy học (thƣờng
cụ thể hóa thơng qua các tiêu chuẩn cụ thể gọi là chuẩn đầu ra của QTDH) nó là căn
cứ để tổ chức các hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên, đồng thời là tiêu
chuẩn để đánh giá chất lƣợng quá trình học tập của sinh viên. Mục tiêu dạy học chi
phối các thành tố khác của quá trình dạy học, mục tiêu dạy học chỉ dẫn việc thiết kế
nội dung, chƣơng trình, lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện và các hình thức tổ chức
dạy học..
+ Chủ thể dạy học (Giảng viên và sinh viên): Quá trình dạy học có hai thành tố đặc
biệt quan trọng, quyết định chất lƣợng dạy và học, đó là giảng viên và sinh viên. Giảng
viên (tập thể giảng viên) là ngƣời giữ vai trị chủ đạo, định hƣớng, tổ chức quản lý q
trình dạy học, đảm bảo cho sinh viên thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng các quy định
nhằm đạt mục tiêu dạy học. Sinh viên là ngƣời giữ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo
trong học tập, hoạt động học tập của sinh viên mang tính chất nghiên cứu. Giảng viên
với hoạt động dạy và sinh viên với hoạt động học là các nhân tố trung tâm, quan trọng
nhất của quá trình dạy học đại học.

8



+ Nội dung dạy học: Nội dung dạy học ở trƣờng đại học quy định những kiến thức cơ
bản, cơ sở và chuyên ngành; quy định hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng gắn
liền với ngành nghề đƣợc đào tạo của sinh viên. Đƣợc thiết kế theo các mức độ từ
Khung chƣơng trình, đến Đề cƣơng chi tiết các học phần/môn học. Nội dung dạy học
đƣợc xây dựng nhằm đạt mục tiêu (CĐR) của chƣơng trình đào tạo, theo quan điểm
hiện đại, có tính hệ thống, tồn diện, phù hợp với đặc điểm ngành nghề, với khả năng
nhận thức của sinh viên, với yêu cầu xã hội thì đó sẽ là cơ sở để tạo nên kết quả dạy
học tồn diện và có chất lƣợng cao. Nội dung dạy học sẽ quyết định các hoạt động cơ
bản của q trình đào tạo ở các trƣờng đại học, nó cũng quyết định việc lựa chọn và
vận dụng phối hợp các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học.
+ Các phương pháp và phương tiện dạy học: Các phƣơng pháp dạy học đại học là hệ
thống những cách thức, con đƣờng thực hiện các nội dung dạy học của giảng viên và
sinh viên. Cùng với các phƣơng tiện dạy học chúng có chức năng xác định những
phƣơng thức hoạt động dạy và học theo các nội dung xác định nhằm thực hiện tốt mục
tiêu dạy học. Phƣơng pháp dạy học có vai trị quyết định đối với chất lƣợng q trình
dạy học. Phƣơng pháp dạy học là nhân tố quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục
đại học hiện nay vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng đại học đang rất đƣợc
quan tâm. Trong trƣờng đại học giảng viên phải sử dụng các phƣơng pháp dạy học
phát huy tính tích cực của sinh viên. Sinh viên phải chủ động tham gia vào các hoạt
động học tập, nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng. Phƣơng tiện dạy học là công cụ nhận
thức, công cụ luyện tập thực hành, nghiên cứu, hỗ trợ rất nhiều cho giảng viên và sinh
viên trong dạy và học để đạt đƣợc kết quả tốt. Do đó, trong trƣờng đại học cần trang
bị các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại: phòng học đa năng, phịng thí nghiệm,
xƣởng thực hành, trạm, trại thí nghiệm, thƣ viện, phịng đọc, mạng internet, thiết bị
nghe nhìn... Phƣơng tiện dạy học hiện đại, đầy đủ, đồng bộ, đƣợc khai thác sử dụng
hợp lý sẽ góp phần tạo nên chất lƣợng dạy và học của cả giảng viên và sinh viên.
+ Môi trường dạy học: Môi trƣờng là một thành tố quan trọng của q trình dạy học
nói chung và dạy học đại học nói riêng. Q trình dạy học cần đƣợc thực hiện trong

một môi trƣờng thuận lợi ở cả hai phƣơng diện vĩ mô và vi mô. Môi trƣờng vĩ mơ là
mơi trƣờng chính trị xã hội ổn định, kinh tế, văn hố, khoa học và cơng nghệ tiên tiến,
dân trí cao. Mơi trƣờng vi mơ là mơi trƣờng văn hố học đƣờng, nơi có phong trào thi
đua học tập sơi nổi, có tập thể sƣ phạm mẫu mực, sinh viên đồn kết, nhà trƣờng có
9


cảnh quan văn minh. Mơi trƣờng giáo dục có ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý, ý thức của
sinh viên trong quá trình học tập và tu dƣỡng, vì vậy phải tạo ra một môi trƣờng giáo
dục lành mạnh trong nhà trƣờng. Trong những năm gần đây với mục tiêu chung của
giáo dục đại học là đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế nên môi trƣờng
kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ càng ảnh hƣởng lớn đến mục tiêu, nội dung
chƣơng trình đào tạo của các trƣơng đại học. Điều này đã thể hiện trong quy trình xây
dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo (CTĐT) của các trƣờng đại học
Từ các yếu tố trên chúng ta khẳng định quá trình dạy học đại học là một chỉnh thể có
tính hệ thống với nhiều thành tố tham gia, để nâng cao chất lƣợng dạy học/đào tạo cần
phải tác động đến tất cả các thành tố và phải biết khai thác mối quan hệ và vận hành
chúng nhằm đat mục tiêu chung.
b) Đặc trưng của dạy học đại học
Quá trình dạy học đại học (DHĐH) mang các đặc trƣng chung của QTDH chung, tuy
nhiên do sự khác biệt về mục tiêu, nội dung, đối tƣợng ,… nên q trình DHĐH sẽ có
các đặc trƣng riêng, các đặc trƣng này đƣợc thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau:
- Mục tiêu của DHĐH:
Mục tiêu của giáo dục đại học đƣợc quy định tại điều 5 (Luật Giáo dục -2012 – số
08/2012/QH13) bao gồm Mục tiêu chung và Mục tiêu cụ thể cho các trình độ đào tạo.
+ Mục tiêu chung:
* Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công
nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
* Đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành

nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và cơng nghệ
tƣơng xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm
nghề nghiệp, thích nghi với mơi trƣờng làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
+ Mục tiêu cụ thể của các trình độ đào tạo:
* Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chun mơn tồn diện, nắm vững
ngun lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm
việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành đƣợc đào tạo;

10


* Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng
chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu
quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những
vấn đề thuộc chuyên ngành đƣợc đào tạo;
* Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng,
có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý,
quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ,
hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Mục tiêu DHĐH đƣợc xác định xuất phát từ mục tiêu chung (mục tiêu tổng quát), mục
tiêu cụ thể của mỗi CTĐT. Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực, chƣơng trình, ngành đào tạo
mà mục tiêu đào tạo sẽ thể hiện các đặc trƣng riêng.
Sau khi phân tích các hoạt động dạy và học của giảng viên và sinh viên trong nhà
trƣờng, chúng ta nhận thấy q trình dạy học ở đại học có ba mục tiêu quan trọng sau
đây:
(1) Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và
nghề nghiệp: Quá trình dạy học ở đại học đƣợc tiến hành trƣớc hết là để giúp sinh viên
nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và nghề nghiệp đƣợc quy định trong chƣơng
trình đào tạo. Chƣơng trình đào tạo đại học thƣờng bao gồm các khối kiến thức: Khối
kiến thức Giáo dục đại cƣơng (gồm các môn học về giáo dục đại cƣơng) và khối kiến

thức giáo dục nghề nghiệp (gồm các học phần/môn học cơ sở ngành và chuyên ngành).
(2) Mục tiêu về kỹ năng: Giúp sinh viên hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng
nghề nghiệp. Song song với việc tổ chức cho sinh viên học tập nắm vững hệ thống
kiến thức khoa học và nghề nghiệp, giảng viên còn cần phải tổ chức cho sinh viên
luyện tập vận dụng kiến thức đã học để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Mục tiêu quan
trọng của quá trình dạy học ở đại học là để hình thành và phát triển năng lực nghề
nghiệp cho sinh viên. Trong chƣơng trình đào tạo bậc đại học, sinh viên đƣợc trang bị
nhiều loại kỹ năng: Kỹ năng tự học, tự tìm tịi thơng tin lý thuyết, Kỹ năng học tập
hợp tác, tranh luận, thảo luận tập thể, Kỹ năng thực hiện các bài tập mơn học, Kỹ năng
làm thí nghiệm, thực nghiệm trong phịng thí nghiệm, Kỹ năng thực hành nghiệp vụ
chuyên môn trong thực tế trƣờng phổ thông, trong thực tế sản xuất, Kỹ năng nghiên
cứu khoa học, làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đặc biệt quan trọng đối với quá trình
11


dạy học ở đại học là giúp sinh viên hình thành kỹ năng tƣ duy độc lập, kỹ năng giải
quyết các vần đề trong thực tế cuộc sống. Quá trình hình thành kỹ năng của sinh viên
có các mức độ tăng dần từ: làm đƣợc theo mẫu, mô tả đƣợc hành động, thành thạo, tự
động hoá, tạo ra phƣơng pháp mới và đánh giá đƣợc các phƣơng pháp đã có và sáng
tạo.
(3) Mục tiêu về thái độ: Mục tiêu thứ ba của quá trình dạy học đại học là giúp sinh
viên hình thành thái độ tích cực đối với học tập và lao động nghề nghiệp, thực tiễn
cuộc sống. Thái độ là nét đặc trƣng tâm lý biểu hiện quan hệ của chủ thể với khách
thể, đối với sinh viên đại học khách thể ở đây là vấn đề học tập, là thế giới tự nhiên,
cộng đồng xã hội, công việc nghề nghiệp và chính bản thân. Thái độ tích cực với thế
giới tự nhiên là ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng. Thái độ tích
cực đối với xã hội là ý thức cơng dân đối với nhà nứớc và pháp luật, ý thức trong các
mối quan hệ đối với bè bạn, đồng nghiệp, biết sống hoà nhập và hợp tác với cộng đồng
trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Thái độ đối với công việc là tinh thần
lao động sáng tạo, hăng say, ý thức trách nhiệm và lƣơng tâm nghề nghiệp. Thái độ đối

với bản thân là tính trung thực, kỷ luật, khiêm tốn, tự trọng. Mục tiêu hình thành thái
độ cho sinh viên về bản chất là mục tiêu giáo dục hình thành những phẩm chất của một
trí thức, ngƣời cơng dân, phẩm chất, đạo dức của ngƣời lao động sáng tạo.
Quá trình dạy học đại học có ba mục tiêu chính, các mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với
nhau, có mối quan hệ biện chứng với nhau. Các mục tiêu dạy học cần đƣợc diễn đạt cụ
thể, thƣờng chuyển tải thành các chuẩn đầu ra, có thể định lƣợng và cần phải đƣợc sử
dụng làm cơ sở để đánh giá chất lƣợng đào tạo, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
trong quá trình học tập, đánh giá tốt nghiệp.
Ở Việt nam, hệ thống Giáo dục nói chung và Giáo dục đại học nói riêng đang trong
q trình đổi mới căn bản, tồn diện, trong đó một vấn đề đƣợc quan tâm, đó là đổi
mới cách tiếp cận của quá trình dạy học, triển khai dạy học theo tiếp cận năng lực. Do
đó các mục tiêu của Chƣơng trình, mơn học đều đƣợc xác định thơng qua việc xác
định các nhóm năng lực, các năng lực (gồm: năng lực chung, năng lực riêng, năng lực
chuyên biệt,..) cần hình thành và phát triển đối với đối tƣợng đào tạo, dạy học. Các
mục tiêu này còn đƣợc xác định trên cơ sở nhu cầu xã hội và thực tế nghề nghiệp.
Hiện nay một xu hƣớng khá nổi bật trong hệ thống giáo dục đại học thế giới và đã
hình thành ở Việt nam là xu hƣớng thiết kế và thực hiện chƣơng trình đào tạo theo tiếp
cận CDIO. CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive - Design - Implement 12


Operate, nghĩa là: hình thành ý tƣởng, thiết kế ý tƣởng, thực hiện và vận hành. CDIO
là một đề xƣớng của các khối ngành kỹ thuật thuộc ĐH Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ,
phối hợp với các trƣờng đại học Thụy Điển. Đây là một giải pháp nâng cao chất lƣợng
đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chƣơng
trình và phƣơng pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. Đề xƣớng CDIO đƣa ra ba
mục tiêu chung cho giáo dục kỹ thuật là đào tạo sinh viên trở thành những ngƣời có
khả năng: (1) nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về nền tảng kỹ thuật; (2) dẫn đầu
trong việc kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới; và (3) hiểu đƣợc
tầm quan trọng và tác động chiến lƣợc của nghiên cứu và phát triển công nghệ đối với
xã hội. Để đạt đƣợc những mục tiêu này, đề xƣớng CDIO đã thiết kế một phƣơng pháp

tiếp cận tích hợp – gọi là phƣơng pháp tiếp cận CDIO, hay mơ hình CDIO (gọi tắt là
CDIO), để xác định nhu cầu học tập của sinh viên đối với chƣơng trình đào tạo
(CTĐT) và thiết kế chuỗi kinh nghiệm học tập để đáp ứng nhu cầu này. Hai thành
phần này đƣợc thể hiện trong một cấu trúc dựa trên những thực tiễn giáo dục tốt nhất,
bao gồm Đề cƣơng CDIO và Tiêu chuẩn CDIO. Phƣơng pháp tiếp cận CDIO cung cấp
một phƣơng pháp luận chặt chẽ và một hệ thống giải pháp nhất quán giúp chúng ta trả
lời hai câu hỏi trọng tâm “Làm gì?” và “Làm thế nào?” của giáo dục kỹ thuật: (1) sinh
viên kỹ thuật nên đạt đƣợc các kiến thức, kỹ năng, thái độ toàn diện nào khi rời khỏi
trƣờng đại học, và đạt đƣợc ở trình độ năng lực nào? (2) làm thế nào để chúng ta có
thể làm tốt hơn trong việc đảm bảo sinh viên đạt đƣợc những kỹ năng ấy? Khơng chỉ
giới hạn cho các chƣơng trình kỹ thuật, đến nay phƣơng pháp tiếp cận CDIO đã đƣợc
áp dụng thích ứng cho cả các chƣơng trình ngồi lĩnh vực này. Hiện nay, trong một số
trƣờng Đại học Việt nam, mục tiêu đƣợc trình bày theo các nhóm năng lực và thiết kế
theo các Tiêu chuẩn CDIO. Mục tiêu CTĐT đƣợc trình bày theo 4 trụ cột CDIO. Trên
cơ sở mục tiêu của CTĐT, mục tiêu của quá trình dạy học đều xác định bởi các năng
lực hoặc nhóm năng lực cần hình thành và phát triển nhằm đạt các mục tiêu của quá
trình đào tạo.
- Bản chất của quá trình DHĐH
Dƣới ánh sáng của khoa học sƣ phạm hiện đại, cho thấy bản chất của quá trình dạy học
đại học là quá trình nhận thức và thực hành độc đáo của sinh viên do giảng viên tổ
chức, điều khiển và hƣớng dẫn theo một chƣơng trình, một mục tiêu xác định. Quá
trình học tập của sinh viên bao gồm hai hoạt động: hoạt động học và hoạt động tập
đƣợc tiến hành song song. Hoạt động học là hoạt động nhận thức thế giới, tìm tịi,
khám phá nắm vững kiến thức, tích luỹ những giá trị văn hố của nhân loại. Hoạt động
tập là hoạt động rèn luyện để hình hành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp trên cơ sở vận
13


dụng kiến thức đã học, chính thực hành làm biến đổi năng lực trí tuệ và năng lực hoạt
động của chính bản thân sinh viên. Để làm rõ bản chất của quá trình dạy học đại học,

chúng ta sẽ xem xét các đặc điểm của hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học
của sinh viên.
+ Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên: Giảng viên là chủ thể của hoạt động
giảng dạy, ngƣời nắm vững mục tiêu, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học,
nắm vững quy luật tâm lý nhận thức, thực hành và năng lực học tập của sinh viên để
hƣớng dẫn họ học tập có kết quả. Giảng viên là ngƣời giữ vai trị chủ đạo trong tiến
trình dạy học, cơng việc của họ không đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà là thực
hiện một hệ thống các hoạt động nối tiếp nhau: từ thiết kế mục tiêu, kế hoạch bài
giảng, chuẩn bị phƣơng tiện dạy học, đến việc tổ chức các hoạt động học tập, thực
hành của sinh viên và tập thể sinh viên trong lớp, ngồi lớp, theo chƣơng trình nội
khố, ngoại khoá, bằng các phƣơng pháp linh hoạt, nhằm hỗ trợ sinh viên tìm tịi, nắm
vững kiến thức và luyện tập vận dụng vào thực tế. Trong quá trình dạy học giảng viên
còn thƣờng xuyên kiểm tra, uốn nắn kịp thời các sai sót để đƣa sinh viên vào quỹ đạo
nhận thức, giảng viên còn chú ý đến giáo dục ý thức, thái độ, động cơ, hứng thú học
tập cho sinh viên. Nghĩa là phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên là một hệ phƣơng
pháp tổng hợp, linh hoạt và sáng tạo. Với nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác
của sinh viên, giảng viên tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, để khai thác tiềm
năng trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm của họ, dẫn dắt họ tìm tịi, khám phá kiến thức
mới và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Phƣơng pháp giảng dạy của giảng
viên về bản chất là phƣơng pháp điều khiển quá trình nhận thức và thực hành của sinh
viên theo quy luật nhận thức và quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Giảng viên tổ
chức cho sinh viên nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý thuyết, quan sát các hiện tƣợng
tự nhiên hay xã hội, thực hiện các thí nghiệm, thực hành, mục đích là để hình thành và
phát triển năng lực trí tuệ và năng lực hoạt động nghề nghiệp của sinh viên. Toàn bộ
hoạt động giảng dạy của ngƣời giảng viên đều tập trung vào việc tổ chức các hoạt
động đa dạng cho sinh viên, khai thác tối đa tiềm năng của họ, với mục tiêu phát triển
tối đa các tiềm năng ấy. Nhƣ vậy, sinh viên vừa là đối tƣợng, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của q trình dạy học, đó chính là quan điểm “dạy học lấy sinh viên làm
trung tâm”, mà mọi giảng viên đều phải thực hiện.


14


+ Đặc trƣng hoạt động học của sinh viên: Khi xét quá trình học của sinh viên với tƣ
cách là hoạt động nhận thức ta thấy có những nét độc đáo sau đây:
* Đối tƣợng học của sinh viên là những hiện tƣợng của tự nhiên, xã hội, của kỹ thuật,
nghệ thuật... đó cũng chính là những vấn đề mà các nhà khoa học đã nghiên cứu, đã
tìm tịi khám phá và tạo ra đƣợc một hệ thống kiến thức cho nhân loại. Nhƣ vậy có thể
nói hoạt động học của sinh viên chính là hoạt động nhận thức lại nền văn hoá nhân
loại.
* Phƣơng pháp học của sinh viên về bản chất là phƣơng pháp nhận thức thế giới, thơng
qua tài liệu giáo khoa, thơng qua thí nghiệm, thực hành và nó tuân theo quy luật nhận
thức chung của nhân loại. Ở trƣờng đại học phƣơng pháp học của sinh viên tiệm cận
với con đƣờng nghiên cứu mà các nhà khoa học đã trải qua. Nét đặc biệt trong hoạt
động nhận thức của sinh viên không phải là tự mị mẫm nghiên cứu mà ln đƣợc
giảng viên định hƣớng, hỗ trợ, uốn nắn kịp thời, giúp họ tránh khỏi những vấp váp để
tiến nhanh đến mục tiêu nhận thức đã đƣợc xác định.
* Hoạt động học của sinh viên luôn gắn liền với hoạt động thực hành, thực tập, thực tế:
Lý luận và thực tế dạy học đã khẳng định: học trong hoạt động (learning by doing) là
cách học thông minh nhất và đem lại hiệu quả cao nhất. Mục đích của hoạt động thực
hành là giúp sinh viên vận dụng kiến thức đƣợc học vào thực tế, để hình thành kỹ
năng, kỹ xảo, phát triển năng lực cá nhân và cũng chính từ đó làm tăng mức độ sâu
sắc, bền vững của kiến thức. Nội dung thực hành của sinh viên là những vấn đề của
các lĩnh nghề nghiệp đang đƣợc đào tạo, sinh viên đƣợc tiếp cận với phƣơng pháp hoạt
động nghề nghiệp của nhà chuyên môn. Sản phẩm thực hành của sinh viên là các mức
độ tự hoàn thiện về kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề, là bƣớc phát triển trong tiếp cận hoạt động nghề nghiệp của sinh
viên.
* Kết quả học của sinh viên là những bƣớc phát triển mới trong nhận thức, trong
phƣơng pháp tƣ duy, thể hiện ở chiều rộng và chiều sâu của kiến thức mà họ nắm

vững. Là các năng lực cá nhân mà họ đã đạt đƣợc và cả thái độ của họ đối với bản
thân, xã hội, nghề nghiệp.
Từ đó có thể kết luận: nét độc đáo trong hoạt động học của sinh viên, học viên đó
chính là hoạt động nhận thức thế giới thông qua các nguồn tài liệu khác nhau và quá
trình thực hành, vận dụng, trải nghiệm, thực tế; phƣơng pháp học của sinh viên, học
15


viên đã tiếp cận với phƣơng pháp nghiên cứu của các nhà khoa học, dƣới sự hƣớng
dẫn của các nhà sƣ phạm. Quá trình học tập của sinh viên, học viên khác với quá trình
học tập của học sinh phổ thơng ở tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự học. Nét độc
đáo trong hoạt động thực hành của sinh viên là đƣợc tiếp cận với nội dung và các
phƣơng pháp thực hành nghề nghiệp thực tế của nhà chun mơn.
Từ những phân tích trên về những đặc trƣng trong hoạt động giảng dạy của giảng viên
và hoạt động học tập của sinh viên, học viên ta có thể đi đến kết luận: Bản chất quá
trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức và thực hành độc đáo của sinh viên, học
viên do giảng viên định hƣớng, tổ chức và hƣớng dẫn, quá trình này tiếp cận đƣợc với
phƣơng pháp nghiên cứu của các nhà khoa học và phƣơng pháp hành nghề của các nhà
chuyên môn, qua đó sinh viên, học viên nắm vững hệ thống kiến thức chun mơn và
nghiệp vụ, hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp.
c) Các nguyên tắc dạy học đại học
- Khái niệm về nguyên tắc dạy học đại học:
Quá trình dạy học đại học về bản chất là q trình nhận thức có tính chất nghiên cứu
của sinh viên, học viên đƣợc thực hiện dƣới sự định hƣớng, tổ chức, chỉ đạo và hƣớng
dẫn của giảng viện nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đại học. Cùng với sự phát
triển của xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là Hệ thống giáo dục, thì q trình dạy
học đại học ln vận động và phát triển. Để tổ chức, điều khiển quá trình dạy học đại
học đạt kết quả tối ƣu cần phải tuân theo các luận điểm mang tính quy luật của q
trình đó. Những luận điểm cơ bản đó chính là những ngun tắc dạy học.
Nguyên tắc dạy học ở đại học là một hệ thống các luận điểm cơ bản có tính quy luật

của lí luận dạy học đại học, chỉ đạo tồn bộ tiến trình dạy học nhằm thực hiện tốt mục
tiêu, nhiệm vụ dạy học đại học.
Theo các nhà nghiên cứu về lí luận dạy học đại học, hiện nay các tác giả ở Việt nam và
trên thế giới đang đƣa ra nhiều hệ thống các nguyên tắc dạy học, cho thấy: cũng nhƣ lí
luận dạy học nói chung, các ngun tắc dạy học cũng đang trong q trình hồn thiện.
- Hệ thống các nguyên tắc dạy học đại học:
Trên cơ sở chung về Triết học của quá trình nhận thức, nhận thức luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, các quy luật của quá trình dạy học đại học; mục tiêu, nhiệm vụ dạy học
đại học và nghiên cứu thực tiễn dạy học đại học, các nhà Lí luận dạy học đã đƣa ra hệ
thống nguyên tắc giáo dục đại học, gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
16


(1) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính nghề nghiệp và tính
giáo dục
(2) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
(3) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tập thể và cá biệt trong quá trình dạy
học
(4) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của sinh
viên với vai trị chủ đạo của giảng viên trong dạy học
Chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn các nguyên tắc trên và sự vận dụng chúng trong quá
trình dạy học đại học.
(1) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và tính nghề
nghiệp
Q trình dạy học đại học có chức năng quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực có trình
độ cao theo nhu cầu xã hội, ở đây tính khoa học, tính nghề nghiệp và tính giáo dục
ln đƣợc đặt lên hàng đầu, đó là một u cầu có tính bản chất, khách quan, cần đƣợc
quán triệt một cách sâu sắc trong toàn bộ các hoạt động của nhà trƣờng và của mọi
giảng viên.
+ Đảm bảo tính khoa học trong q trình dạy hoc đại học là một yêu cầu trọng tâm,

hàng đầu, để đảm bảo tính khoa học cần phải: Thiết kế nội dung dạy học đảm bảo tính
khoa học, hiện đại, chính xác, cập nhật, phản ánh đƣợc những thành tựu mới nhất của
khoa học và công nghệ thế giới, phù hợp với thực tế Việt Nam. Hệ thống tri thức phải
đƣợc sắp xếp theo một lơgic phù hợp với trình độ nhận thức của sinh viên, đƣợc phân
chia thành các học phần, tín chỉ hợp lý, thuận lợi cho việc học tập của sinh viên. Phải
sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp và các hình thức tổ chức dạy học phát huy đƣợc
tính tích cực, sáng tạo, tạo đƣợc hứng thú học tập cho sinh viên. Cần sử dụng các
phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho giảng viên giảng dạy và sinh viên học tập,
thực hành và nghiên cứu khoa học, để nắm vững kiến thức một cách sâu sắc và hình
thành hệ thống kỹ năng hoạt động nghề nghiệp.
+ Tính nghề nghiệp u cầu tồn bộ q trình dạy học đại học phải định hƣớng theo
mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao, trong quá trình tổ chức dạy
học nhà trƣờng và giảng viên cần phải tập trung vào: Thiết kế nội dung dạy học cân
đối giữa giáo dục đại cƣơng và giáo dục nghề nghiệp, cân đối giữa lý thuyết và thực
hành. Tăng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp luyện tập thực hành, thí nghiệm và đa
17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×