Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sự cần thiết phải kiểm soát thủ tục hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.88 KB, 11 trang )

Đề bài: Sự cần thiết phải kiểm soát thủ tục hành chính
BÀI LÀM
Thủ tục hành chính (TTHC) có vai trị quan trọng trong đời
sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thơng qua thủ tục hành chính,
các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình
và đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước. Dó đó, kiểm sốt TTHC là cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng trong việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức cũng như đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo hiệu
quả thực thi pháp luật về TTHC.
Để đánh giá sự cần thiết phải kiểm sốt thủ tục hành chính
cần xem xét hai nội dung: Một là những hạn chế trong thực trạng
thực hiện pháp luật liên quan đến TTHC dẫn đến yêu cầu cần kiểm
sốt TTHC, hai là vai trị, ý nghĩa của kiểm soát TTHC. Cụ thể:
Thứ nhất, hạn chế trong thực trạng thực hiện pháp luật về
TTHC:


Xây dựng và ban hành các văn bản quy định về TTHC:
TTHC phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Điều
5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi
năm 2020 quy định về các Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, Điều 8 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của
Chính phủ về kiểm soát TTHC cũng nêu ra các yêu cầu của việc
quy định TTHC là “Thủ tục hành chính theo quy định của Nghị
định này phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật do
Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương ban hành”. Do đó, khi quy định về TTHC nói riêng, ban hành


văn bản quy phạm pháp luật nói chung cần phải tuân thủ các quy
định về hình thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền nhất định. Trong
đó, theo quy trình ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC
cần phải triển khai đánh giá tác động TTHC, ngồi Nghị định
63/2010/NĐ-CP thì Thơng tư số 03/2022/TT-BTP của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp về đánh giá tác động của TTHC trong lập đề nghị xây
dựng văn bản QPPL và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản QPPL


cũng quy định rõ về phạm vi, quy đình, nội dung đánh giá, trách
nhiệm của các cơ quan, cá nhân đối với đánh giá tác động TTHC
trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản QPPL. Trên thực tế, việc
đánh giá tác động của TTHC trong dự thảo VBQPPL của một số cơ
quan, đơn vị chưa thực sự hiệu quả, nghiêm túc và mang nặng tính
hình thức, chưa đáp ứng mục tiêu ngăn ngừa TTHC khơng cần thiết,
dẫn đến tình trạng ban hành tùy tiện, gây phiền hà, khó khăn cho
người dân, đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội.
Thậm chí, một số cơ quan soạn thảo áp dụng “ quy trình ngược” khi
cho rằng TTHC là cần thiết, cần quy phạm hóa, sau đó quay lại
chứng minh sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý khi áp dụng TTHC
đó.
Thực thi các quy định về thủ tục hành chính: Trong vài năm
trờ lại đây, các Bộ và ban ngành ln đề cao vai trị cải cách TTHC
trong quản lý nhà nước. Yêu cầu này xuất phát từ thực tiễn triển
khai các quy định của pháp luật về TTHC. Các TTHC được ban
hành trong các lĩnh vực là cơ sở pháp lý quan trọng, mang lại lợi ích
trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua phản ánh,


kiến nghị của cá nhân, tổ chức và các phương tiện thông tin đại

chúng về việc thực hiện một số TTHC tại các bộ, ngành, địa
phương thời gian qua, có thể nói cơng tác cơng khai, minh bạch
TTHC tại trụ sở cơ quan giải quyết TTHC vẫn chưa thực hiện đầy
đủ; hiện tượng giải quyết TTHC kéo dài so với quy định pháp luật
vẫn tồn tại, gây bức xúc cho cá nhân, tổ chức; ảnh hưởng đến kỷ
luật, kỷ cương hành chính. Mặt khác, q trình thực hiện TTHC của
một bộ phận cán bộ, cơng chức có thẩm quyền trong cơ quan nhà
nước cịn nhiều sai phạm, lợi dụng tình trạng không rõ ràng của
TTHC để sách nhiễu, gây phiền hà, trục lợi cá nhân, đòi hỏi tổ chức,
cá nhân muốn giải quyết công việc liên quan đến TTHC phải "bồi
dưỡng" hay gọi là "tham nhũng vặt"gây bức xúc và mất lòng tin
của người dân và doanh nghiệp vào khả năng quản lý của Nhà
nước.
Rà soát, đánh giá các quy định về thủ tục hành chính: Rà
sốt, đánh giá thủ tục hành chính là một trong những khái niệm
trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư
02/2017/TT-VPCP của Văn phịng Chính phủ

Hướng dẫn về

nghiệp vụ kiểm sốt thủ tục hành chính. Cụ thể như sau: Rà soát,


đánh giá thủ tục hành chính là việc thống kê, tập hợp, phân tích,
phát hiện để kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét,
quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy
định về thủ tục hành chính khơng cần thiết, khơng hợp lý, không
hợp pháp, không đáp ứng được các nguyên tắc quy định thủ tục
hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ
sung.

Hoạt động rà soát các TTHC phải là hoạt động thường xuyên
theo định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm
quyền, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện rà soát,
đánh giá TTHC thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết
của cơ quan mình. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện TTHC,
nhóm TTHC, quy định hành chính có vướng mắc, bất cập, gây cản
trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân mà
chưa có trong Kế hoạch rà sốt, đánh giá thủ tục hành chính, cơ
quan, đơn vị kiểm sốt thủ tục hành chính kịp thời đề xuất cơ quan,
người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc rà soát, đánh
giá.Trên thực tế, q trình rà sốt, đánh giá TTHC dù có được tiến
hành nhưng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, mang tính


hình thức, khơng có hiệu quả. Đây là lý do dẫn đến tình trạng chồng
chéo, mâu thuẫn hay thiếu đồng bộ của các TTHC, làm phát sinh
những TTHC mới nhưng không thực sự cần thiết. Điều này không
chỉ trực tiếp gây phiền hà đối với các chủ thể tham gia TTHC mà
còn làm cho chủ thể thực hiện TTHC là cơ quan, tổ chức, các nhân
có thẩm quyền khó kiểm soát, nhiều địa phương lúng túng trong
việc áp dụng các quy định pháp luật về TTHC.
Thứ hai, vai trò của kiểm sốt thủ tục hành chính:
Kiểm sốt TTHC có các vai trị sau:
Nâng cao hiệu quả của cơng tác xây dựng, ban hành và áp
dụng TTHC trong quản lý nhà nước. Qúa trình kiểm sốt TTHC nói
chung, đặc biệt là giai đoạn xây dựng, ban hành TTHC nói riêng có
vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước. Trên
thực tế, một TTHC được ban hành nếu không thể đáp ứng được nhu
cầu thiết yếu, phục vụ lợi ích nhân dân mà ngược lại gây phiền hà,
mất thời gian sẽ tạo nên những phản ứng tiêu cực của dư luận, và

những chủ thể trực tiếp tham gia TTHC đó. Việc kiểm sốt TTHC
trong giai đoạn xây dựng, ban hành phải căn cứ vào nguyên tắc


được quy định tại Điều 4 của Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính
phủ về kiểm sốt TTHC. Mục tiêu quan trọng trong cải cách TTHC
của nước ta đó là cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC, trong đó một
TTHC có thực sự cần thiết hay chất lượng của TTHC được xây
dựng có đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp hay
khơng phụ thuộc rất nhiều vào q trình kiểm sốt TTHC. Do đó,
kiểm sốt đối với xây dựng, ban hành TTHC sẽ hạn chế tối đa
những TTHC không có tính khả thi, thiếu đồng bộ , đồng thời tiết
kiệm chi phí, đảm bảo khả năng thực thi hiệu quả sau khi TTHC ra
đời.
Tăng cường tính minh bạch, cơng khai trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước: Kiểm soát TTHC là việc cơ quan nhà
nước kiểm tra, giám sát việc xây dựng, ban hành và thực hiện
TTHC. Trước hết, q trình kiểm sốt TTHC góp phần công khai,
minh bạch không chỉ nhiệm vụ, quyền hạn mà cịn cả trách nhiệm
nếu có sai phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Mặt
khác, kiểm sốt TTHC góp phần khắc phục và hạn chế tình trạng
tham nhũng của cán bộ, công chức, cũng là căn cứ để các chủ thể
tham gia TTHC giám sát hoạt động của cán bộ, công chức và cơ


quan nhà nước, tránh tình trạng sách nhiễu, vịi vĩnh của họ trong
q trình giải quyết cơng việc. Trên thực tế, trước sự phát triển
mạnh mẽ của xã hội và các phương tiện thông tin truyền thông cùng
các nền tảng mạng xã hội, những vấn đề liên quan đến việc thực
hiện TTHC của cơ quan nhà nước ngày càng được dư luận quan

tâm, đặc biệt là những bức xúc với các quy định của TTHC, thái độ
làm việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, do đó kiểm
sốt TTHC khơng chỉ góp phần phát hiện những hạn chế, bất cập
mà cịn thơng qua đó cơng khai, minh bạch q trình thực hiện
TTHC giúp xóa bỏ dư luận không đúng làm cơ sở tạo dựng niềm tin
của nhân dân.
Kiểm sốt TTHC góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại
và chun nghiệp: Nền hành chính nước ta nói chung và TTHC nói
riêng tuy có nhiều đổi mới nhưng về cơ bản vẫn là một nền hành
chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và xin - cho. Trước yêu cầu
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh
hội nhập như hiện nay, cần thiết phải chuyển từ nền hành chính
truyền thống sang nền hành chính phát triển. Trong nền hành chính
phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dân thực hiện theo


nguyên tắc bình đẳng. Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác
định rõ ràng, khơng tuyệt đối hố, khơng q đề cao vai trị của Nhà
nước trước cơng dân, không xem cơ quan nhà nước như một chủ thể
ra lệnh, ban phát quyền lợi cho công dân; công chức nhà nước
không được quyền sách nhiễu, gây phiền hà cho dân, mà phải coi
công dân là khách hàng, cơ quan hành chính là người phục vụ và
phải thực hiện cam kết phục vụ một cách cơng khai. Kiểm sốt
TTHC một cách hiệu quả khơng chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho cá
nhân, tổ chức mà còn là cơ sở để thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước. Thông qua kiểm sốt TTHC, quy trình xây dựng, ban hành,
cơng bố, thực hiện và phát hiện, giải quyết khiếu nại liên quan đến
TTHC được được kiểm soát một cách triệt để, rõ ràng. Do đó kiểm
sốt THHC góp phần đổi mới, cải thiện mối quan hệ giữa Nhà
nước và nhân dân, đề cao trách nhiệm cá nhân trong giải quyết

khiếu kiện của công dân đúng quy định của pháp luật, hướng đến
một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại hơn.


Kiểm sốt TTHC góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên
trường quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập: Thơng qua kiểm sốt
TTHC các cơ quan nhà nước ó thẩm quyền sẽ dễ dàng nhận diện,
phát hiện những bất cập trong chính sách mà nhà nước đã đặt ra đối
với các hoạt động như: xuất – nhập cảnh, đăng ký kinh doanh, cấp
phép, ….của tổ chức, cá nhân từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Đồng
thời kiểm sốt TTHC sẽ góp phần tạo uy tín, cái nhìn tích cực của
quốc tế đối với việc điều hành, quản lý nhà nước ở Việt Nam, tạo
cơ sở xúc tiến và hỗ trợ đầu tư các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đầu
tư tại Việt Nam, nhanh chóng giải quyết các vướng mắc phát sinh
trong quá trình hội nhập kinh tế.
Như vậy, có thể nhận thấy xuất phát từ thực tiễn thực thi các
quy định của pháp luật về TTHC có thể khẳng định kiểm sốt
TTHC ở Việt Nam là cần thiết và có vai trị nhất định đối với việc
nâng cao hiệu quả quản lý hành chính cũng như sự phát triển chung
của đất nước. Dó đó, các các cơ quan, ban ngành và chính quyền
các cấp cần đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt TTHC, tn thủ đầy đủ
các quy định của pháp luật về quy trình kiểm sốt TTHC để đảm


bảo hiệu lực thực thi cao nhất, cũng như đáp ứng các yêu cầu về cải
cách TTHC.




×