Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Vận-Tải-Đa-Phương-Thức (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 48 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


CHỦ ĐỀ:

XUẤT KHẨU THANH LONG SANG TRUNG QUỐC
BẰNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG BIỂN

Giáo viên hướng dẫn :

Trần Thị Ngọc Duy

Lớp

46K01.7

Thành viên

:
:

Ngô Phạm Hà Giang
Nguyễn Thị Nga
Lê Nho Thành
Lê Thị Ngọc Thư
Ngơ Hồng Bảo Trang


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023
MỤC LỤC


I. Tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam...........................................................1
II. Tình hình sản xuất, cung ứng và xuất khẩu thanh long vào thị trường Trung Q́c 3
III. Quy trình xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển.....................5
IV. Xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường bộ.....................................25
1. Thực trạng vận chuyển thanh long từ Việt Nam sang Trung Quốc bằng đường bộ. .25
2. Quy trình và thủ tục xuất khẩu nơng sản sang Trung Quốc.......................................25
V. Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển bằng đường bộ và đường biển............38
1. Vận chuyển nông sản sang Trung Quốc bằng đường bộ...........................................38
1.1. Ưu điểm.....................................................................................................38
1.2. Nhược điểm...............................................................................................39
2. Vận chuyển nông sản sang Trung Quốc bằng đường biển........................................40
2.1. Ưu điểm:....................................................................................................41
2.2. Nhược điểm:..............................................................................................41
VI. Kết luận............................................................................................................. 43


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Các thị trường xuất khẩu nơng sản của Việt NAm..........................................4
Hình 2.Tình hình xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc. .5
Hình 3.Xuất khẩu thanh long sụt giảm ba năm liên tiếp..............................................7
Hình 4.Một hợp đồng mẫu........................................................................................11
Hình 5.Một mẫu Packing List.....................................................................................15
Hình 6.Một Comercial Invoice mẫu...........................................................................16
Hình 7.Giấy kiểm định thực vật.................................................................................17
Hình 8. Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.....................................................18
Hình 9. Cơ quan kiểm dịch thực vật tại Việt Nam.....................................................19
Hình 10.Phiếu mẫu VGM...........................................................................................22
Hình 11.Mơ tả quy trình xuất khẩu thanh long bằng đường bộ................................28
Hình 12.Tuyến đường di chuyển từ Hà Nội tới cửa khẩu Hữu Nghị..........................30
Hình 13.Đóng gói thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc.......................................33

Hình 14.Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật...........................................................34
Hình 15.Ùn tắc giao thông tại cửa khẩu Lạng Sơn.....................................................42


I. Tình hình xuất khẩu nơng sản của Việt Nam
Nơng sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp
tích cực vào kim ngạch xuất nhập khẩu chung của cả nước. Nông sản Việt Nam được
xuất qua nhiều quốc gia trên thế giới, theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn với khoảng 180 quốc gia. Trong đó, các thị trường xuất khẩu sản phẩm
nông sản lớn của Việt Nam là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
Với 1.4 tỷ dân, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản tiềm năng của Việt
Nam, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Hoa Kỳ. Tính đến năm 2022, Hoa Kỳ liên tục là thị
trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam với giá trị khoảng 12.3 tỷ USD
( chiếm 25% thị phần); đứng thứ 2 là Trung Quốc khoảng 9,3 tỷ USD (chiếm 18.9%
thị phần).

Hình 1. Các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, hiện nay Việt
Nam đã có 13 mặt hàng nơng sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: Tổ
yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chơm chơm, xồi, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt,
vải, chanh dây và sầu riêng.


Hình 2.Tình hình xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc

Dựa vào đồ thị ta có thể thấy được tình hình nhập khẩu các sản phẩm nơng sản có
xu hướng tăng vào giai đoạn 2018 - 2022. Vào năm 2020 có sự sụt giảm nhẹ nhưng
khơng đáng kể (cụ thể năm 2020 giảm 250 triệu USD so với năm 2019). Giai đoạn
2020 - 2022, mặc dù tình hình Covid19 diễn biến phức tạp nhưng xuất nhập khẩu ở

hai nước vẫn tăng cao và ở mức tương đối ổn định.
Một số mặt hàng nơng sản chính xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: gạo, cà phê, cao
su, điều, hạt tiêu, chè, rau quả,...
Theo dữ liệu mới nhất vào năm 2022, Trung Quốc là thị trường lớn trong xuất khẩu
nơng sản của Việt Nam. Với các nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao như:
-

Mặt hàng rau quả chiếm hơn 45.38% trong tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam.

-

Mặt hàng vải Thiều chiếm tỷ trọng hơn 90% lượng xuất khẩu

-

Mặt hàng thanh long chiếm tỷ trọng hơn 80% lượng xuất khẩu

-

Mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn,chiếm tỷ trọng 91,47%.

-

Mặt hàng cao su chiếm tỷ trọng 71,91%.1

Về vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới, tiếp giáp giữa 7
tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của
1

Báo cáo thống kê của Bộ nông nghiệp và pháp triển nông thôn

/>

Việt Nam với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Do đó, hoạt động xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu thông qua các cửa khẩu quốc tế:
Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng ( Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà
Giang), Lào Cai (Lào Cai). Ngồi ra cịn nhiều cửa khẩu phụ khác.
Từ năm 2021, xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc bằng đường biển cũng khá phổ
biến. Xuất khẩu thông qua các cảng như: Cảng Cát Lái, Cảng Hải Phòng, Cảng Quảng
Ninh,.. Ngoài ra, xuất khẩu bằng đường sắt cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
thơng qua ga Đồng Đăng

II. Tình hình sản xuất, cung ứng và xuất khẩu thanh long vào thị trường
Trung Q́c
Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á và cũng là
nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh long ở Việt Nam
tăng khá nhanh từ 44,3 nghìn ha năm năm 2016 với sản lượng đạt 819 nghìn tấn đến
năm 2021, diện tích thanh long của Việt Nam ở mức 64.000 ha, sản lượng khoảng 1,4
triệu tấn. Trong đó, diện tích trồng thanh long cả nước tập trung chủ yếu tại Bình
Thuận với diện tích 27 nghìn ha, chiếm gần 64% diện tích trồng thanh long của cả
nước. Sản lượng của thanh long Bình Thuận cũng chiếm hơn 63% sản lượng thanh
long của cả nước.
Giá trị xuất khẩu thanh long của Việt Nam những năm qua không ngừng tăng lên,
lên đến 895,7 triệu USD năm 2016 (chiếm 50,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm trái
cây). Thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 15 - 20% sản lượng thanh long, còn lại 8085% sản lượng được xuất khẩu với 10% xuất khẩu chính ngạch và 70-75% xuất khẩu
tiểu ngạch. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu thanh long và thị trường Trung Quốc năm
2022 đạt 663 triệu USD, giảm 37% so với năm 2021 và giảm 50% so với năm 2019
(giai đoạn đỉnh cao của mặt hàng này) do Trung Quốc siết chặt hoạt động kiểm dịch
virus SAR-CoV-2 trên hàng hóa nhập khẩu. Cũng trong năm 2021 và 2022, thanh long
đã rớt khỏi top những mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam.2
2


Trung Quốc dần 'tự cung tự cấp', cây tỷ USD của Việt Nam gặp khó?

/>%E1%BA%A5t,v%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%A9c%20%C4%91%E1%BB%89nh%20n%C4%83m
%202019.


Hình 3.Xuất khẩu thanh long sụt giảm ba năm liên tiếp.

 Các yêu cầu tiêu chuẩn đối với rau quả nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc:
Thực vật và các sản phẩm từ thực vật nhập khẩu vào Trung Quốc cần có Giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật; đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn an toàn và chất lượng
sản phẩm theo luật pháp của Trung Quốc. Một sản phẩm nếu được cấp Giấy chứng
nhận chất lượng sẽ được dán nhãn an tồn sản phẩm. Mọi hàng hóa lưu thơng trên thị
trường Trung Quốc đều phải có nhãn mác kèm theo các thông tin liên quan bằng tiếng
Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như: kẹo, rượu, quả
hạch, thực phẩm đóng hộp và pho mát, v.v... phải được dán tem và chứng nhận an toàn
sản phẩm trước khi cho xuất khẩu và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải chịu phí dán
nhãn có hình và nhãn dính có hình chỉ được đính vào sản phẩm khi có sự đồng ý của
Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

III. Quy trình xuất khẩu thanh long sang Trung Q́c bằng đường biển
Để xuất khẩu thanh long vào thị trường Trung Quốc, đơn vị xuất khẩu thanh long
Việt Nam có thể lựa chọn hình thức xuất khẩu chính ngạch hoặc tiểu ngạch. Tuy nhiên
hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu chọn hình thức xuất khẩu chính ngạch, đáp ứng


đầy đủ các yêu cầu, quy định của Trung Quốc; đảm bảo được chất lượng của hàng
hóa và góp phần nâng cao năng lực, thương hiệu của nông sản Việt Nam
Xuất khẩu chính ngạch đối với thanh long là việc các doanh nghiệp, cá nhân Việt

Nam ký hợp đồng xuất khẩu thanh long với đối tác tại Trung Quốc theo Hiệp định
được ký kết (hoặc cam kết) giữa hai nước hoặc được hai nước tham gia theo thông lệ
quốc tế để xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc. 3
Mặt hàng thanh long xuất khẩu chính ngạch được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm... bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải
hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thơng quan.
Thơng thường với hình thức xuất khẩu chính ngạch, thanh long được vận chuyển qua
biên giới thơng qua các cửa khẩu với số lượng lớn.
Với hàng nông sản (trái cây) thì nhà xuất khẩu sẽ chọn phương thức vận chuyển
container FCL. Với một lơ hàng FCL, tồn bộ sức chứa của một container được cung
cấp cho chỉ một khách hàng.

1. Đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng xuất khẩu thanh long là hợp đồng bán thanh long của thương nhân Việt
Nam cho bên mua có trụ sở kinh doanh ở Trung Quốc để chuyển giao thanh long sang
Trung Quốc đồng thời chuyển quyền sở hữu thanh long sang cho bên mua.
Bên bán thanh long có thể trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho đơn vị khác (chuyên
xuất khẩu) để thực hiện xuất khẩu. Để ký hợp đồng xuất khẩu thanh long, chủ thể
hợp đồng phía Việt Nam (bên bán) là thương nhân, bao gồm pháp nhân (tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp) hoặc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Chủ thể hợp đồng phía Trung Quốc (bên
mua) là tổ chức, cá nhân Trung Quốc có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự.
Nội dung chính của hợp đồng xuất khẩu thanh long bao gồm:
 PHẦN GIỚI THIỆU

3

-

Số hợp đồng


-

Địa điểm ký hợp đồng

/>

-

Thông tin của bên bán, bên mua: Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email,người đại diện có thẩm quyền ký hợp đồng

-

Các định nghĩa, thuật ngữ

-

Cơ sở ký kết hợp đồng

-

Thỏa thuận tự nguyên giữa các bên

 CÁC ĐIỀU KHOẢN, ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỜNG
o Hàng hóa: tên hàng (thanh long), chất lượng, số lượng, bao bì, đóng gói
 Lưu ý :
o Điều khoản về chất lượng của thanh long xuất khẩu có thể được xác định theo
những tiêu chí:
 Màu sắc thanh long có màu đỏ sáng tự nhiên, hoặc màu đỏ hơi nhạt tự nhiên
(khi thu hoach phải phân loại màu sắc, to nhó, đồng đều theo từng loại).

 Độ to nhỏ, màu sắc, thanh long thu hoạch về phải phân ra làm 3 loại (loại 1,
2, 3).
 Khơng có quả bị sâu, hoặc bị khuyết tật vẹo vọ.
 Bên ngồi da thanh long phải bóng đẹp tự nhiên, khơng có các đốm đen trên
vỏ thanh long.
o Điều khoản về bao bì cần quy định vật liệu, hình thức, kích thước, phương pháp
cung cấp bao bì, phương pháp xác định giá bao bì.
o Mã ký hiệu là những ký hiệu và chữ hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển, bảo
quản hàng hóa. Mã ký hiệu phải dễ đọc, dễ nhìn, viết bằng sơn hoặc mực khơng
nhịe, kích thước đủ lớn, không ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa, viết theo ký
tự nhất định.
o Điều kiện tài chính: giá cả (đồng tiền tính giá, mức giá, phương thức định giá),
thanh toán (đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh tốn, hình thức thanh tốn, bộ
chứng từ thanh tốn: hối phiếu, hóa đơn thương mại, chứng thư bảo hiểm, giấy
chứng nhận chất lượng hàng hóa, giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng, giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phiếu đóng gói hàng hóa)
o Điều kiện vận tải: thời gian, địa điểm giao hàng, số lần giao hàng, phương thức
giao hàng, phương tiện vận tải


 PHẦN KẾT
o Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên
o Ngôn ngữ hợp đồng: tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh. Nếu hợp đồng được thể
hiện bằng nhiều ngôn ngữ, cần ghi rõ những ngơn ngữ đó có giá trị pháp lý ngang
nhau, hoặc quy định ngơn ngữ nào là bản chính để xem xét khi có tranh chấp
o Thời gian hiệu lực của hợp đồng
o Quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Hình 4.Một hợp đồng mẫu



Trong trường hợp này, thì xuất nhập khẩu bên Việt Nam chọn xuất 200 tấn thanh
long sang Trung Quốc bằng 10 container lạnh 40 feet.

2. Xin giấy phép xuất khẩu để được xuất hàng
Bước này được thực hiện khi hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc quản lý của chính phủ,
cịn trường hợp hàng hóa thơng thường thì khơng phải xin giấy phép xuất khẩu.
Đây là bước quan trọng và mất nhiều thời gian, do đó các doanh nghiệp cần đảm
bảo chuẩn bị đầy đủ trước khi xuất khẩu hàng hóa ra bên ngồi.
Ở đây, xuất nhập khẩu đang xuất nơng sản nên không cần phải xin giấy phép xuất
khẩu. Tuy nhiên, thơng thường thì cơng ty có đủ điều kiện pháp lý và có sẵn giấy phép
xuất khẩu rồi, chứ không phải đợi đến lúc nhận được đơn đặt hàng nào thì mới tiến
hành xin giấy phép xuất khẩu. Thời gian để xin giấy phép khá là lâu.

3. Thuê phương tiện vận tải và giao hàng cho vận tải
Nhà xuất khẩu chọn xuất hàng theo điều kiện FOB. Vì xuất hàng theo điều kiện FOB
nên người mua sẽ là người đặt chỗ cho hàng xuất khẩu với các hãng tàu, sau đó
người mua sẽ gửi booking cho Forwarder bên Trung Quốc, sau đó Forwarder bên
Trung Quốc sẽ liên lạc với đại lý (Forwarder bên Việt Nam) làm đại diện để lấy
booking. Sau đó, Forwarder bên Việt Nam sẽ gửi booking cho chủ hàng để đi đóng
hàng. Trong booking đặt tàu, có một số thơng tin quan trọng bao gồm:
o Tên người gửi hàng (công ty xuất khẩu), tên người phụ trách, số điện thoại
liên hệ/fax
o Tên hãng tàu: Yangming
o Cảng đi: CAT LAI PORT, VIETNAM
o Cảng đến: SHEKOU PORT, CHINA
o Ngày tàu chạy:
o Các thông tin về đơn hàng như: Khối lượng, số lượng, kích thước,...
o Các điều khoản thanh toán cước như: Cước trả trước (freight prepaid) hay
trả sau (freight collect)

o Giá mua, giá bán và các phụ phí khác có liên quan…
Dựa vào booking, người bán sẽ liên hệ với bên hãng tàu, bên hãng tàu sẽ cung cấp
container rỗng


 Về chi phí: Lơ hàng này xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc theo giá FOB nên
nhà nhập khẩu sẽ chịu chi phí nâng hạ container. Phí nâng hạ container là phí do cảng
thu của shipper, thường thu khi làm thủ tục hải quan. Phí này được hiểu như là phí
nâng container tại cảng lên xe kéo container, hoặc phí hạ container trên xe kéo
container xuống cảng, phí này cho cảng (Cát Lái Port) thu. Theo hãng tàu Yangming
thì phí này tầm khoảng 910.000VNĐ.

4. Ch̉n bị hàng hóa chứng từ
-

Trong hợp đồng, có thể người mua sẽ quy định cách gói hàng, nên người bán cần
chú ý về quy chuẩn đóng gói hàng theo đúng quy cách người mua yêu cầu và
những giấy tờ thủ tục cần thiết để đầu nhập khẩu có thể nhận hàng nhanh.

- Thanh long được đóng trong thùng carton có đục thủng lỡ, được phân loại ra 3
loại: loại 1, loại 2, loại 3.4
 LOẠI 1 màu sắc đẹp, quả to, được đóng trong thùng caton từ 32 - 36 quả/
thùng, có trọng lượng từ 10kg / thùng, 20kg/thùng, 25kg/thùng, bên ngoài xiết
đai bằng dây nhựa màu đỏ.
 LOẠI 2 Màu sắc, kích cỡ quả kém hơn loại 1, được đóng trong thùng caton từ
36 - 50 quả/thùng, mỗi thùng giống như loại 1 (10kg/thùng, 20kg/thùng, 25kg/
thùng), bên ngoài được xiết đai nép nhựa màu xanh.
 LOẠI 3 Màu sắc, kích cỡ quả kém hơn loại 2, được đóng trong thùng caton từ
36 - 50 quả/thùng, trọng lượng mỗi thùng từ 10kg/thùng; 20kg/thùng và
25kg/thùng, bên ngoài được xiết mép bằng dây nhựa màu vàng.

- Các chứng từ Hải quan cần chuẩn bị bao gồm:
 Tờ khai Hải quan: chuẩn bị 2 tờ khai bản chính.
 Hóa đơn thương mại (commercial invoice): 1 hóa đơn bản chính
 Booking: 1 bản booking chính. (nhà nhập khẩu gửi, vì mình đang theo giá
FOB)
-

Ngoài ra, thì cần chuẩn bị Packing List (Phiếu đóng gói hàng hố). Packing list là
một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Trên
packing List thể hiện rõ người bán đã bán những cái gì cho người mua, qua đó
người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay
khơng.
4

/>

-

Trong Packing list, chúng ta sẽ có những thơng tin sau:
 Trong container đó số lượng hàng hố bao nhiêu? Trọng lượng bao nhiêu?
 Số kiện, số pallet thế nào? Có bao nhiêu hàng hay kiện nhỏ được đóng thùng,
hộp lớn?
 Chúng ta sẽ dỡ hàng bằng tay (công nhân bốc trực tiếp, cần nhiều người) hay
dỡ hàng bằng xe nâng (cần ít người hơn)?

-

Các nội dung chính trong Packing List bao gồm:
 Tiêu đề trên cùng: Logo, tên, địa chỉ, tel, fax công ty xuất khẩu
 Seller: Logo, tên, địa chỉ, tel, fax công ty xuất khẩu

 Số và ngày Packing List
 Buyer
 Ref No: số tham chiếu. Đây có thể là số đơn hàng, hay ghi chú thêm về Notify
Party (Bên thông báo khi hàng đến. Thông thường thanh tốn L/C thì mới
u cầu ghi thêm thơng tin Notify Party này)
 POL (Port of loading)
 POD (Port of discharge)
 Vessel name: Tên tàu, số chuyến
 ETD (estimated time delivery) - ngày dự kiến tàu chạy
 Product: Mô tả hàng hoá: Tên hàng, ký mã hiệu, mã HS
 Quantity: số lượng hàng hoá theo đơn vị


Hình 5.Một mẫu Packing List

-

Commercial invoice hay cịn gọi là hóa đơn thương mại là chứng tờ vơ cùng quan
trọng trong xuất nhập khẩu quốc tế hiện nay. Nó thể hiện giá mua, giá bán của
hàng hóa, các nhà cung cấp bắt buộc phải có chứng từ này để chỉ ra số tiền nhà
nhập khẩu phải thanh toán và xác định giá trị hải quan để căn cứ đó tính giá thuế
xuất khẩu.

-

Trên hóa đơn thương mai này sẽ ghi rõ và đầy đủ nhất các thông tin sau: đặc điểm
của hàng hóa, giá thành, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức
thanh toán , vận chuyển,...

-


Chức năng chính của hóa đơn thương mại Commercial Invoice


 Dùng cho việc thanh toán giữa người bán và người mua, người xuất khẩu
và người nhập khẩu hàng hóa. Căn cứ vào Commercial Invoice để thanh
toán tiền với đối tác làm ăn


Commercial Invoice được dùng là cơ sở để tính tốn thuế xuất nhập khẩu



Là cơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ khác trong quá trình
thực hiện hợp đồng, làm thủ tục xuất nhập cảnh liên quan

Hình 6.Một Comercial Invoice mẫu

Trong trường hợp nhà xuất khẩu nhờ forwarder làm packing list, commercial
invoice thì nhà xuất khẩu sẽ mất thêm khoản phí chứng từ (documentation fee),
trong trường hợp này nhà xuất khẩu tự làm thì mình khơng mất khoản phí đó.

5. Đóng hàng tại kho hoặc cảng tùy vào người bán
Do đặc tính của trái cây tươi không để được lâu nên phải thu mua về xưởng và đóng
gói trong ngày để đưa vào kho lạnh hoặc container lạnh, vì vậy phải chọn một đội ngũ


đóng gói có sức khỏe, biết cách đóng gói, chịu khó khi hàng về kho phải xử lý đóng gói
ngay bất kể ngày đêm.
Trường hợp thủ tục xuất khẩu hàng hóa được người xuất khẩu chuẩn bị sẵn trong

kho thì bên vận tải sẽ đưa xe container đến đóng hàng tại kho. Hàng hóa ở nhiều kho
thì tập trung lại 1 kho để đóng hàng.
Sau khi đóng hàng xong, kiểm tra lại số lượng hàng trong cont với các chứng từ như
invoice và packing list đã khớp chưa. Khớp thì tiến hành lên tờ khai và truyền tờ khai,
chưa khớp thì phải chỉnh lại cho khớp với lượng hàng đóng trong cont.

6. Thủ tục kiểm dịch hàng trước khi xuất
Chúng ta có hai cách để tiến hành kiểm dịch:
 gửi mẫu của lô hàng cần kiểm dịch đến cơ quan thẩm quyền
 cơ quan thẩm quyền tới tận kho để lấy mẫu kiểm dịch
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm:
 Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
 Hợp đồng mua bán hàng hoá
 B/L, commercial invoice, packing list
 Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất
 Mẫu của lô hàng cần kiểm dịch


Hình 7.Giấy kiểm định thực vật


Hình 8. Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật


Công ty TNHH Bureau Veritas Consumer Products Services Việt Nam sẽ là cơ quan
kiểm nghiệm kiểm dịch của lô hàng lần này. Với lơ hàng nơng sản 200 tấn thì phí làm
kiểm dịch là 494.000VNĐ, nhà xuất khẩu phải trả cho cơ quan kiểm dịch.
Tuy nhiên, với mặt hàng Thanh Long thì sẽ kiểm dịch tại cảng và kết quả sẽ có sau 1
ngày.


Hình 9. Cơ quan kiểm dịch thực vật tại Việt Nam

7. Làm thủ tục hải quan 5
Các bước chính làm thủ tục hải quan bao gồm:
- Khai, nộp hồ sơ hải quan
-

Đưa hàng, phương tiện vận tải đến nơi quy định để kiểm tra thực tế (trường
hợp phân luồng đỏ)

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính
- Thơng quan hàng hóa
Người xuất khẩu khai và nộp tờ khai hải quan, nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai
hải quan và chứng từ có liên quan. Trong xuất khẩu chính ngạch, người khai hải quan
phải nộp, xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận
tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bản thơng báo kết quả kiểm tra hoặc

5

/>

miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của
pháp luật có liên quan.
- Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn cho người khai hải quan và cấp
số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan.
- Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn cho người khai hải quan sau khi
nhận thơng tin khai chính thức của người khai hải quan
o Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
o L̀ng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

o L̀ng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
Về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa
xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp có nghi ngờ về xuất
xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp
chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác
minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Đưa hàng hóa,

phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương
tiện vận tải (trong trường hợp luồng đỏ).
- Thuế xuất khẩu qua Trung Quốc đối với mặt hàng trái cây hiện nay là 0%
- Lệ phí xuất khẩu thanh long gồm:
 Phí đối với phương tiện vận tải (do hải quan thu thay cho địa phương)
 Phí biên phịng (do biên phịng cửa khẩu thu)
 Phí bến bãi (do cơng ty dịch vụ bến bãi thu)
Tất cả các loại phí, lệ phí phải nộp ngay, theo từng chuyến hàng xuất khẩu (tất cả
các loại chứng từ phí, lệ phí, được kèm với bộ chứng từ để được thơng quan).
Thơng quan hàng hóa sau khi đã hồn thành thủ tục hải quan, có quyết định thơng
quan. Cần tiến hành làm thủ tục biên phòng để đăng ký cho người và xe xuất cảnh.
Đối với hàng hóa phải kiểm tra để xác định có đủ điều kiện được xuất khẩu, cơ quan
hải quan chỉ thực hiện thông quan hàng hóa sau khi xác định hàng hóa được xuất khẩu
trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân tích hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm
tra chuyên ngành.

8. Làm SI, VGM gửi hàng tàu




×